
Đối với heo con, thời kỳ cai sữa được xem như một giai đoạn “nền tảng” quyết định phần lớn hiệu quả chăn nuôi của đàn heo ở các giai đoạn sau đến khi xuất chuồng. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều trang trại vẫn mắc những sai lầm cực kỳ cơ bản trong giai đoạn này. Bài viết này ngoài việc chỉ ra những sai lầm đó còn đề cập đến những lưu ý cơ bản, đơn giản nhất trong khi nuôi heo con cai sữa nhưng hiệu quả không hề nhỏ.
Các nhu cầu của heo mới cai sữa gần như không thay đổi nhiều trong những năm qua, ngay cả khi tuổi cai sữa có dao động ít nhiều và hiểu biết của con người về nhu cầu ăn uống của heo con cai sữa cũng được cải thiện nhiều.
Mục tiêu của tất cả các nhà quản lý heo cai sữa là cung cấp cho heo một môi trường sống khô ráo, rộng rãi, thoáng đãng, nguồn nước uống sạch và đầy đủ, không khí trong lành, chế độ ăn uống thích hợp nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng của heo.
Nghe qua chúng ta cứ nghĩ là dễ dàng, tuy nhiên thực tế lại cho thấy trong những điều kiện chăn nuôi khác nhau, việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như trên cho heo con cai sữa cũng không hề giống nhau.
Những phân tích dưới đây sẽ làm rõ với quý độc giả tại sao chúng tôi lại nói như vậy!
Chuồng trại cho heo con cai sữa phải ấm áp, khô ráo, thoáng gió.
Những điều kiện cơ bản tưởng chừng như rất dễ thực hiện này lại chính là yếu tố quyết định vô cùng lớn tới hiệu quả của giai đoạn cai sữa nhưng trong thực tế rất ít trang trại có thể đáp ứng được một cách triệt để. Nhất là trong trường hợp heo con cai sữa bị tiêu chảy (do thức ăn hay rotavirus hoặc vi khuẩn E.coli) làm cho chuồng nuôi ẩm ướt, lạnh và ngột ngạt hơn.
Kiểu sàn được ưa chuộng hiện nay cho heo con cai sữa vẫn là sàn nhựa. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn giữ nguyên quy định chỉ có một phần diện tích chuồng heo cai sữa được cấu tạo từ các tấm đan, nghĩa là hệ thống sàn theo kiểu “vừa kín vừa hở” – một phần là tấm đan thông thoáng bên dưới, 1 phần còn lại là nền kín (như trong hình 1 bên dưới). Mặc dù kiểu sàn này thuận tiện cho heo con khi chọn một khu vực nằm nghỉ phù hợp với nhiệt độ và độ thông thoáng mà nó cần. Nhưng kiểu sàn này cũng có thể ảnh hưởng tới sự thoải mái, thông thoáng, khô ráo và tốc độ tăng trưởng của heo cai sữa.
Như vậy, người chăn nuôi có thể tùy thuộc vào điều kiện thực tế cũng như quy định pháp luật của từng quốc gia mà chọn kiểu sàn cho phù hợp với trang trại của mình. Không nhất thiết phải chọn một cách rập khuôn.

Nói chung, các cửa thông gió trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất âm trong chuồng và từ đó quyết định đến độ thoáng khí, theo các chuyên gia, trong chuồng cần có sự chênh lệch áp suất là 12,5pa để đảm bảo thông thoáng → tốc độ gió ở đầu vào cần đạt 4m/s.
Nếu trang trại không có hệ thống thông gió tự động điều chỉnh và kiểm soát, chúng ta có thể sử dụng quạt hút gió để thay thế. Tùy thuộc vào nhu cầu thông thoáng của chuồng nuôi mà bật/tắt quạt hay tăng/giảm tốc độ quạt. Khi đó theo bản năng, heo con sẽ tự động thay đổi vị trí sinh hoạt (chỗ ngủ, chỗ vệ sinh) để tránh gió lùa cũng như phù hợp với nhiệt độ không khí trong và ngoài chuồng nuôi tại thời điểm đó.
Khi mới cai sữa heo con thường phải giảm lượng thức ăn thu nhận trong vòng 1-3 ngày đầu tiên nên heo sẽ thiếu năng lượng để sản sinh nhiệt trong giai đoạn này. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, đảm bảo cho chuồng trại thông thoáng…để cung cấp một không gian nghỉ ngơi có đủ nhiệt độ thích hợp cho heo phát triển (30 oC) trong ít nhất là 3 ngày đầu tiên cho đến khi heo con ăn uống bình thường trở lại và có thể tự sản sinh đủ lượng nhiệt cho cơ thể. Khi đó, nhiệt độ chuồng nuôi có thể hạ xuống từ 2-3 oC . Ở Mỹ, thông thường người ta sẽ điều chỉnh lượng không khí lưu thông trong chuồng nuôi để hạ khoảng 0,28 oC mỗi ngày.
Vì thiếu sản lượng nhiệt sinh ra trong những ngày đầu cai sữa nên heo con rất nhạy cảm với những sự biến đổi nhiệt độ trong những ngày này. Bằng chứng cho thấy là khi nhiệt độ giao động trên 2 oC mỗi ngày thì mức độ tăng trọng của heo cũng thay đổi theo, đặc biệt là trong 3 ngày đầu sau khi cai sữa.
Các bằng chứng cũng cho thấy, nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày khoảng 4-5 oC và heo con cũng tỏ ra rất thoải mái khi về đêm. Trong các thử nghiệm nghiên cứu, người ta cũng điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp dần trong khoảng thời gian từ 16h00 chiều hôm trước cho đến 5h00 sáng hôm sau. Song song với đó, các chỉ số thông gió cũng được thiết lập sao cho giúp nhiệt độ chuồng nuôi hạ xuống khoảng 5,5 oC từ 19:00h tối hôm trước cho đến 07:00h sáng hôm sau.
Phân loại heo con vào các ô chuồng nuôi tùy thuộc vào kích thước heo con cai sữa và tình trạng sức khỏe.
Lúc cai sữa, sự khác biệt về cân nặng trong cùng một nhóm heo con cai sữa chỉ cách nhau 1-2 ngày tuổi là khoảng 22-25%. Do có sự thay đổi lớn khi cai sữa nên đa phần các trang trại đều tùy thuộc vào kích thước của heo cai sữa mà phân loại chúng vào cùng 1 ô chuồng để tiện chăm sóc. Ví dụ như heo con cai sữa có kích thước lớn ở cùng 1 ô, rồi đến “ô trung bình”, “ô bé”. Tuy nhiên, độ đồng đều về kích thước heo cuối giai đoạn cai sữa không tương quan với độ đồng đều về kích thước của heo con lúc mới bước vào giai đoạn cai sữa.
Thực tế đã chứng minh rằng, những ô có độ đồng đều kích thước lúc cai sữa cao hơn (CV≥10%) thì vào cuối giai đoạn cai sữa độ đồng đều lại thấp hơn (CV≥15%). Ngược lại, những ô có độ đồng đều lúc cai sữa thấp (CV≥ 20%) thì cuối giai đoạn cai sữa độ đồng đều về kích thước của các heo trong ô chuồng lại cao hơn ban đầu (CV=15-17%).
Một sai lầm của hầu hết mọi trang trại là thường nhặt những heo con ốm, bị bệnh, gầy, nhỏ vào 1-2 ô chuồng cuối trong dãy chuồng nuôi thay vì tiến hành xem xét để loại bỏ chúng. Điều này vô hình chung tạo nên một ô chuồng chứa đầy mầm bệnh luôn thường trực trong dãy chuồng nuôi và có thể bùng phát, lây lan sang những ô chuồng khác bất cứ lúc nào có điều kiện thuận lợi.
Mặt khác, tình trạng của chúng chưa chắc được cải thiện nếu ta không giành cho chúng một chế độ chăm sóc, điều trị đặc biệt. Chúng còn có thể bị những stress đáng tiếc khác do vận chuyển hay lân lan bệnh từ những heo bệnh khác.

Như vậy, nguyên tắc là không phải cứ heo con ốm, bệnh là chúng ta cách ly và nhốt chung chúng với nhau vào một ô mà chỉ trong những trường hợp đặc biệt như bệnh truyền nhiễm hay việc tách chúng ra giúp cơ hội phục hồi bệnh và tốc độ tăng trưởng của chúng tốt hơn. Tốt nhất là nếu việc tách riêng heo con ốm ra mà có thể cải thiện được tình trạng của chúng trong vòng khoảng 5-7 ngày thì chúng ta nên cân nhắc. Còn nếu không như vậy, đa số trường hợp chúng ta nên tiến hành loại bỏ heo con đó. Đây là một việc tưởng chừng đơn giản nhưng hầu hết các trang trại đều làm không tốt vì tâm lý “tiếc” hay “không nỡ”.
Tóm lại, chăm sóc heo cai sữa có thành công hay không mấu chốt thường nằm ở những công việc tưởng chừng như đơn giản (đảm bảo chuồng trại thông thoáng, ấm áp, khô ráo, cách phân loại heo con…) nhưng không phải trang trại nào cũng hiểu được tầm quan trọng của nó và không phải trang trại nào cũng có thể làm được tốt như kỳ vọng.
Tiến Dũng biên dịch.
(Theo pig333)

Giá cả thị trường biến động như thế nào trong tuần 36/2016?
Tại thị trường miền Bắc nước ta trong tuần nghỉ lễ 2/9 vừa qua; giá các sản phẩm chăn nuôi điều có mức giảm nhẹ. Giá heo thịt giảm 500 - 1000đ/kg, tại Hưng Yên giá heo siêu ở mức 49.500đ/kg (heo hơi)

Giá gà thịt thả vườn vẫn du trì ở mức thấp, hiện giá gà lông màu thịt (gà lai lương phượng nuôi khoảng 3 tháng) tại thị trường Vĩnh Phúc chỉ có giá 45.000 - 48.000đ/kg, tuy nhiên tại một số vùng như Hà Tây, Bắc Giang gá gà vẫn được trên 50.000đ/kg
Giá trứng gia cầm vẫn duy trì ở mức có lãi cho người nuôi; hiện trứng Vịt bán sô có giá 2000 - 2300đ/quả, trứng gà Ai Cập vẫn duy trì ở mức >2000đ/kg.
Giá con giống đang có xu hướng tăng do nhu cầu tăng đàn đột biến để chuẩn bị cho tết nguyên đán và mùa cưới sắp tới; giá heo giống vẫn giữ ở mức 1tr5 - 1tr6/con heo siêu xách tai.
Sau đây là chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 36/2016 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Việc nhập khẩu, buôn bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gần như “sờ đâu sai đó”. Đáng lo ngại, các loại hóa chất công nghiệp dùng trong công nghiệp sơn, nhuộm… nguồn gốc từ Trung Quốc được dùng để trộn với thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Trong khi đó, nhiều công ty kinh doanh, buôn bán trái phép kháng sinh, gây nhiều hệ lụy, đặc biệt với ngành thủy sản.
Báo động trộn hóa chất vào cám chăn nuôi
Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa cho biết, qua kiểm tra một số địa phương trọng điểm phía Nam như: TPHCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã phát hiện nhiều vi phạm, nhất là việc trộn các hóa chất công nghiệp vào cám tại công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN), thủy sản.

Qua kiểm tra đột xuất 2 công ty nhập khẩu, bán hóa chất cho các nhà máy TACN; 16 công ty chuyên sản xuất TACN, sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản, lực lượng thanh tra đã phát hiện 10 công ty có hành vi vi phạm liên quan tới việc sử dụng hóa chất công nghiệp.
Loại hóa chất công nghiệp được phát hiện chủ yếu là NaHCO3, MgSO4, MnSO4, CuSo4. FeSO4, CaCO3…là những chất dùng để sản xuất sơn, dệt nhuộm, công nghiệp giấy. Đáng lưu ý, trong các hóa chất trên còn lẫn nhiều tạp chất nguy hiểm khác. Các hành vi này được nhận định là đang khá phổ biến, nổi cộm, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và gây hoang mang cho xã hội.
Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 12 công ty vi phạm với số tiền 456 triệu đồng; đình chỉ việc bán hóa chất công nghiệp cho các nhà máy TACN của hai công ty nhập khẩu hóa chất, buộc thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm vi phạm có chứa các hóa chất công nghiệp.
Qua thanh tra cho thấy, các công ty được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp phép kinh doanh nguyên liệu kháng sinh, mua kháng sinh của các công ty nhập khẩu đã bán trái phép cho các đối tượng sử dụng trực tiếp, đặc biệt là bán cho người nuôi trồng thủy sản. Hành vi này cũng là đường đi của loại kháng sinh cấm Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản.
Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, các loại hóa chất công nghiệp phát hiện thời gian khá phổ biến, được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và bày bán công khai tại các chợ đầu mối hóa chất và từ các công ty nhập khẩu và phân phối. Tuy nhiên, các loại chất công nghiệp trên hoàn toàn không vi phạm, vì được phép lưu hành dùng cho công nghiệp, nhưng khâu sai phạm, là người mua dùng sai mục đích.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, các thùng sản phẩm đều có khuyến cáo chỉ sử dụng trong công nghiệp, không dùng cho sản xuất TACN và thực phẩm, nhưng vì hám lợi, nhiều công ty dùng sai mục đích, trộn vào TACN, thủy sản. Thực tế, trên thị trường, giá 1 kg hóa chất công nghiệp chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3 so với loại hóa chất chuyên dụng trong TACN.
Theo các chuyên gia, sử dụng hóa chất công nghiệp vào sản xuất TACN, nuôi trồng thủy sản sẽ gây tồn dư kim loại nặng trên động vật, sản phẩm thực vật. Người tiêu dùng ăn vào sẽ gây tồn dư kim loại nặng trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, như gây dị ứng, ngộ độc; có thể gây ung thư trong cơ thể tích tụ kim loại nặng vượt mức cho phép.
Ngoài ra, việc dùng các loại hóa chất cũng làm ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu thủy sản. Trong 2015, nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các nước nhập khẩu trả về tồn dư kim loại nặng.
Cục Thú y ở đâu?
Không chỉ hóa chất công nghiệp, vấn đề kháng sinh trong chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản cũng sai phạm tràn lan. Hậu quả thấy rõ là thời gian qua hàng loạt thị trường cảnh báo, thậm chí trả về với những lô hàng tồn dư hóa chất, kháng sinh vượt mức cho phép.
Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, qua thanh tra 15 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh (chiếm khoảng 70% kháng sinh được nhập) mục đích thương mại và sản xuất thuốc thú y cho thấy, 5 công ty có vi phạm bán sai đối tượng (chủ yếu mục đích thương mại). Khoảng 16% số nguyên liệu kháng sinh do các công ty nhập khẩu bị bán sai đối tượng, sai mục đích. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các công ty thương mại, tỷ lệ vi phạm là 22%.
Thanh tra Bộ đã tiến hành xử lý nghiêm với các công ty nhập khẩu vi phạm, đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh với 5 công ty, rút chứng chỉ hành nghề với 2 công ty.
Quá trình truy xuất và xử lý các công ty vi phạm về kháng sinh, Thanh tra Bộ đã thanh tra trực tiếp 30 công ty vi phạm, xử lý 18 công ty, xử phạt vi phạm hành chính 920 triệu đồng. Ngoài ra, Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng củng cố hồ sơ, xác lập hành vi vi phạm gần 200 đối tượng là các công ty sản xuất nhỏ, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản… ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM chuyển cho các địa phương xử lý.
Qua thanh tra cho thấy, các công ty được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp phép kinh doanh nguyên liệu kháng sinh, mua kháng sinh của các công ty nhập khẩu, bán trái phép cho các đối tượng sử dụng trực tiếp, đặc biệt là bán cho người nuôi trồng thủy sản. Hành vi này cũng là đường đi của loại kháng sinh cấm Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản. Điều này, khiến nhiều ý kiến cho rằng, liệu Cục Thú y cấp phép, rồi “lỏng tay” với hậu kiểm, khiến vấn đề kháng sinh “tung hoành” như thời gian qua?
Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay, nhiều công ty chưa đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y, nhưng vẫn mua nguyên liệu kháng sinh về sản xuất trái phép thuốc thú y. Những sản phẩm thuốc thú y trên đương nhiên nằm ngoài danh mục, không đảm bảo chất lượng và thường được tiếp thị xuống các trang trại, dùng không liều lượng, bị lạm dụng nhiều.
Thậm chí, các công ty nhập khẩu kháng sinh dưới dạng TACN và bán cho các nhà máy sản xuất TACN. Sau đó, các nhà máy này, bổ sung kháng sinh vào sản phẩm TACN, nhưng không công bố thành phần, chủng loại kháng sinh. Đây là một yếu tố gây rất nhiều hệ lụy, dẫn tới nhờn kháng sinh.
Qua công tác thanh tra cũng cho thấy, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản mua và sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh trong chăn nuôi, đặc biệt là loại kháng sinh cấm Enrofloxacin. Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mua nguyên liệu kháng sinh vào hòa trong nước, cho vật nuôi uống phòng bệnh. Hành vi sử dụng trực tiếp kháng sinh khá phổ biến trong chăn nuôi thủy sản.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), tỷ lệ lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm vi phạm trong thủy sản cũng có hiện tượng tăng lên. Năm 2015 là tỷ lệ mẫu vi phạm là 0,89%, nhưng trong 8 tháng đầu năm 2016 là 1,23%. Tuy nhiên, ông Hào cho rằng: “Tuy mẫu có tăng lên chút ít, nhưng chưa phải là con số bất thường… Việc kiểm soát chất lượng thủy sản sang các thị trường khó tính đang được kiểm soát chặt chẽ”.
Tác giả: Phạm Anh
Nguồn tin: Báo Tiền Phong

Thanh tra Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, ngoài Salbutamol cơ quan này vừa phát hiện thêm chất cấm khác cũng có tác dụng tạo nạc trong chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các đợt thanh - kiểm tra của cơ quan này trong tháng 8 đã phát hiện thêm một loại chất cấm mới được sử dụng trong chăn nuôi, là Systeamine. Chất cấm này có tác dụng tạo nạc tương tự chất Salbutamol trước đây.
Systeamine là một tiền hooc-mon có tác dụng kích thích sinh trưởng và tạo nạc đối với vật nuôi, chất này đã bị Liên minh Châu âu cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việt Nam đưa chất này vào danh mục hạn chế sử dụng (theo Luật Hóa chất).
“Bộ Nông nghiệp và PTNT không cho nhập, kinh doanh và sử dụng hoạt chất này trong chăn nuôi”, Chánh Thanh tra Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định.

Tuy nhiên, qua thanh tra đột xuất Thanh tra Bộ phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới có hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa chất Systeamine với hàm lượng đậm đặc 3% và một số hành vi vi phạm khác. Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính công ty này số tiền 197 triệu đồng và buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Việt, hoá chất công nghiệp đã được phát hiện sử dụng trong chăn nuôi như Salbutamol, Vàng ô và hiện giờ là Systeamine…. là các loại hoá chất sử dụng tỏng nhuộm màu công nghiệp (nhuộm sợi vải, giấy…), được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và được bán công khai tại các chợ đầu mối hoá chất.
“Do đây là các loại hoá chất được phép lưu hành, dùng trong công nghiệp nên việc bày bán, nhập khẩu là không sai, nhưng sai phạm ở đây là người mua dung sai mục đích khi sử dụng cho thức ăn chăn nuôi, thực phẩm”, chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp chia sẻ.
Hiện tại, trên thị trường giá một kg hóa chất công nghiệp chỉ bằng 1/2 giá của hóa chất cùng loại dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi, thậm chí là chỉ bằng 1/3.
“Sử dụng hóa chất dùng trong công nghiệp vào việc sản xuất các sản phẩm dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sẽ gây tồn dư kim loại nặng trên động vật, sản phẩm động vật”, ông Việt chỉ ra và nhấn mạnh, việc dùng hóa chất công nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là một hành vi nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới xuất khẩu của ngành thủy sản.
Năm 2015, đã có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các nước nhập khẩu trả về vì bị tồn dư kim loại nặng.
Tác giả: Anh Minh
Nguồn tin: Vnexpress

Chúng Tôi là Công Ty TNHH Nông Nghiệp EH Việt Nam, chuyên sản xuất THỨC ĂN CHĂN NUÔI. Thuộc thành phần kinh tế Doanh Nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.Do nhu cầu phát triển thị trường ngày càng cao, để việc chăm sóc phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Công ty EH hiện đang cần tuyển: Nhân Viên Kinh Doanh
+ Mô tả công việc :
- Phát triển mạng lưới khách hàng trong nước
- Đàm phán thương lượng ký kết hơp đồng.
- Theo dõi và giữ mối quan hệ, chăm sóc khách hàng
- Lương từ 11 triệu cộng thưởng sản lượng bán hàng
- Cơ hội làm việc học hỏi thăng tiến
Công ty EH Yêu Cầu : (Nam)
- Tốt nghiệp chuyên ngành Thú y hoặc Quản trị kinh doanh...
- Sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp tốt
- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc, Có kỹ năng bán hàng,
- Có phương tiện đi lại, chịu được áp lực
Chấp nhận đi làm việc xa nhà. Yêu thích công việc kinh doanh
=> Cách thức nộp hồ sơ :
♦ Nộp và phỏng vấn trực tiếp tại công ty :KCN Bàu Xéo, Trảng Bom, Đồng Nai (hồ sơ đầy đủ mang theo bằng gốc)
♦ Có thể gửi hồ sơ trước về địa chỉ mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Liên Hệ chi tiết : Ms. Hiền 0933.120 334 ; Mr. Tân 0933.540 058 hoặc : 0613. 921 917
Thông tin được chia sẻ
Ms. Hiền

Thịt trâu Ấn Độ giá rẻ tràn ngập thị trường
Với giá rẻ bằng một nửa so với hàng nội địa, thịt trâu Ấn Độ được rao bán nhiều trên các website và mạng xã hội.
Chủ một website ở Gò Vấp, TP HCM cho biết, vài năm trở lại đây thịt trâu nhập khẩu có giá rẻ một nửa so với hàng trong nước, nên cửa hàng này chuyển hẳn sang nhập thịt từ Ấn Độ.
“Mỗi tháng tôi nhập hàng tấn thịt trâu Allana và được nhiều nhà hàng quán ăn Việt ưa chuộng. Đặc biệt, các quán nhậu hay quán bít tết thường mua hàng thùng để về chế biến món ăn”, chủ cửa hàng này nói và cho biết thêm, hiện thịt trâu Ấn Độ nhập về đa phần là hàng đông lạnh với 3 loại: đùi, thăn, phi lê. Mỗi thùng thịt trâu đông lạnh nặng 18-20kg. Nếu khách hàng mua với số lượng lớn có thể được giảm thêm 5.000-10.000 đồng một thùng. Hiện, thịt trâu phi lê tại cửa hàng này bán với giá 165.000 đồng một kg, thịt đùi 135.000-140.000 đồng.

Bán thịt trâu Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với website trên, anh Hoàng, chủ một cửa hàng ở Củ Chi cho biết, loại thịt này khá mềm, mùi cũng không quá gây nên khi chế biến màu sắc và mùi vị không khác thịt bò là mấy. Do vậy, khá nhiều cửa hàng mua về chế biến. Giá thịt trâu phi lê tại cửa hàng của anh hiện là 140.000 đồng một kg, còn đùi là 130.000 đồng.
“Đa phần thịt trâu nhập có giá khá tốt nên không chỉ các quán bình dân mà nhà hàng cũng đặt mua. Chúng tôi khi lấy hàng về thường được các cơ quan chức năng kiểm tra 100%. Sau đó, cửa hàng sẽ phân loại và phân phối theo đúng nhãn mác thịt trâu nhập khẩu. Còn việc khách hàng sử dụng với mục đích nào, cửa hàng rất khó kiểm soát”, anh Hoàng chia sẻ.
Không chỉ tại TP HCM mà Hà Nội, thông tin rao bán thịt trâu nhập khẩu cũng tràn lan. Trên website của một công ty chuyên phân phối thực phẩm ở Đông Anh (Hà Nội), giá thịt trâu Ấn Độ dao động 75.000 - 140.000 đồng một kg.
Trong khi thịt trâu Ấn Độ có giá khá rẻ thì hàng trong nước lại cao gấp đôi. Cụ thể, thịt đùi tại chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) có giá trên 230.000 đồng một kg, thịt bắp 260.000 đồng, đối với những loại thịt xấu như nạm bụng, cổ có giá giao động từ 160.000 đến 180.000 đồng một kg.
Giải thích về việc thị trâu Ấn Độ rẻ bằng một nửa so với thịt bò và thịt trâu Việt, nhiều chủ cửa hàng cho biết, thịt trâu nhập hàng dồi dào, lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng nên có được mức giá hấp dẫn. Khi hỏi về chất lượng sản phẩm thì hầu hết giới bán buôn đều cho biết sản phẩm được kiểm định "khắt khe" nên thịt tươi và thơm ngon. Tuy nhiên, khi bán cho các cơ sở nhỏ lẻ thì nhiều nơi muốn lãi cao đã tẩm thêm hóa chất biến trâu thành bò, nên khi mua người tiêu dùng cần cẩn trọng. Do đó, trên thị trường mặc dù thịt trâu được nhập với số lượng lớn nhưng hầu như tại các siêu thị, chợ, cửa hàng rất ít khi treo biển bán thịt trâu, mà chỉ đa phần hàng bán trên online.
Theo một lãnh đạo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, thịt trâu Ấn Độ có giá rẻ, một phần là do quốc gia này nuôi với số lượng lớn, trong khi người dân bản địa lại ít ăn, nên hàng xuất đi nhiều. Còn tại Việt Nam, lượng thịt trâu, thịt bò trong nước cung không đủ cầu, buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó, thịt trâu đa phần là từ Ấn Độ.
Trao đổi với phóng viên, ông Bạch Đức Lữu, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng VI cho biết, bất cứ lô hàng nhập nào về Việt Nam đều được kiểm tra gắt gao. Với thịt trâu Ấn Độ, sản phẩm này được kiểm tra 100%. Tuy nhiên, khi ra đến chợ nhiều lô hàng thịt trâu đã biến tướng và gắn mác thịt bò rất khó phát hiện dù đã kiểm tra kỹ lưỡng.
"7 tháng đầu năm, lượng thịt trâu nhập được cơ quan vùng IV kiểm tra là 23.000 tấn, trong đó, thịt trâu Ấn Độ chiếm đa số", ông Lữu nói.
Năm ngoái thịt trâu nhập vào Việt Nam được thú y vùng IV (chưa tính cả nước) kiểm tra đạt 35.000 tấn. Trung bình mỗi tháng lượng hàng nhập đạt 2.918 tấn, trong khi đó, 7 tháng đầu năm nay, bình quân mỗi tháng đạt 3.285 tấn. Trước đó, năm 2014, cả nước nhập về chỉ 26.000 tấn.
Tác giả: Thi Hà
Nguồn tin: Vnexpress

Công ty cổ phần Tiến Việt Thái là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nhập khẩu và phân phối thuốc thú y, phụ gia thảo dược sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các nước Châu Âu, châu Mỹ như Tây Ban Nha, Pháp, Hunggari, USA… Với hai đơn vị thành viên là: TVT Hà Nội và TVT Hồ Chí Minh cùng với đội ngũ các bác sỹ thú y, chuyên gia tư vấn chuyên môn nổi tiếng trong và ngoài nước luôn sẵn sàng tư vấn và phục vụ khách hàng một cách tận tình.

Để mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh, Công ty chúng tôi cần tuyển các ứng viên cho các vị trí sau:
- 06 Cán bộ kinh doanh;
- 01 Kế toán trưởng.
a) Mô tả công việc và yêu cầu của từng vị trí như sau:
Vị trí Cán bộ kinh doanh:
Sốlượng: 06 nhân viên (03 cán bộ khu vực phía Bắc; 03 cán bộ khu vực phía Nam)
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học / cao đẳng chuyên ngành Thú y, chăn nuôi thú y hoặc các ngành liên quan (cả nam hoặc nữ);
- Đam mê kinh doanh, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, chịu được áp lực và gắn bó lâu dài với Công ty;
- Có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt, chấp nhận đi công tác xa;
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm, biết tiếng Anh và tin học văn phòng là một lợi thế.
Mô tả công việc:
Phụ trách kinh doanh các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, các nhóm hàng Acid Amin, kháng sinh, khoáng, vitamin và các chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thú y.
Vị trí Kế toán trưởng: Số lượng: 01 nhân viên
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học Tài chính hoặc tương đương;
- Kinh nghiệm: tối thiểu 5 năm;
- Yêu thích công việc, chịu được áp lực, có thể đi công tác xa và dài ngày.
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm, biết tiếng Anh và tin học văn phòng là một lợi thế.
Mô tả công việc
* Tổng hợp thuế:
- Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào từ hai phân hệ Kế toán phải thu và Kế toán phải trả;
- Tổng hợp số liệu, đối chiếu và lập báo cáo thuế Giá Trị Gia Tăng hàng tháng;
- Theo dõi và kiểm tra, đối chiếu thuế Thu nhập cá nhân;
- Lập tờ khai ước tính thuế thu nhập doanh nghiệp định kỳ hàng quý;
- Kiểm tra, theo dõi, đối chiếu thuế nhập khẩu và thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu;
* Kế toán nội bộ
- Lập và theo dõi danh mục tài sản cố định, lập thẻ tài sản;
- Theo dõi tình hình mua mới và cập nhật thẻ tài sản, thẻ tài sản phải bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản nghiệm thu công trình và biên bản hoàn công trong trường hợp là nhà xưởng và công trình kiến trúc;
- Trích khấu hao theo đúng khoản mục chi phí và theo đúng bộ phận sử dụng;
- Tiến hành kiểm kê tài sản cố định định kỳ 6 tháng.
* Các khoản chi phí chờ phân bổ, chi phí trả trước, chi phí trích trước:
- Lập bảng theo dõi các khoản chi phí chờ phân bổ, chi phí trả trước, chi phí trích trước;
- Hạch toán các khoản chi phí chờ phân bổ, chi phi trả trước, chi phí trích trước theo đúng tiến độ và kế hoạch theo dõi;
- Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng.
* Tổng hợp số liệu:
- Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu, Phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành, lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái;
- Đốc thúc, hỗ trợ nhân viên kế toán phần hành cập nhật các nghiệp vụ phát sinh kịp thời, chính xác, theo dõi, giám sát việc gửi báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng của các kế toán phần hành;
- Giải trình và lập phiếu kế toán hạch toán các bút toán điều chỉnh do sai sót hoặc các bút toán bổ sung.
* Kế toán Giá thành - kho
- Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỹ hàng tháng và định mức sản phẩm.
- Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn kho), thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
* Quan hệ nội bộ:
- Tất cả các nhân viên, phòng ban trong công ty.
* Quan hệ bên ngoài:
- Cục thuế;
- Ngân hàng;
- Khách hàng;
- Nhà cung cấp.
* Báo cáo:
- Báo cáo khách hàng;
- Báo cáo nhân viên;
- Báo cáo hàng hóa;
- Báo cáo quỹ;
- Bảng lương;
- Báo cáo sản xuất;
- Báo cáo nhập khẩu;
- Báo cáo tổng hợp.
- Các báo cáo khác.
Quyền lợi chung của các ứng viên:
- Thu nhập cao và ổn định (ứng viên có quyền thoả thuận thêm khi phỏng vấn);
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp thân thiện, năng động, có nhiều cơ hội thăng tiến;
- Ký hợp đồng lao động, BHXH, BHYT và thất nghiệp;
- Được tham gia các khoá huấn luyện đào tạo bài bản về kỹ năng chuyên môn, phát triển con người, có cơ hội thể hiện khẳng định bản thân cũng như phát triển nghề nghiệp do chuyên gia nước ngoài đào tạo.
Chi tiết liên hệ:
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Tel: 043.5406.002
- Hạn nộp hồ sơ: 31/12/2016
Ứng viên vui lòng gửi CV và hồ sơ về địa chỉ Email trên hoặc gửi trực tiếp về địa chỉ văn phòng tại: B18 khu biệt thự Trung Hòa Nhân Chính, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần vừa qua như thế nào?
Giá heo tại Miền Nam nước ta đang có dấu hiệu tăng nhẹ, sau khi các thương lái tiếp tục thu mua heo có biểu cân >110kg. Giá vịt thịt cũng tăng đột biến lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay

Tại các tinh DBSCL giá heo đã tăng lên mức 46.000đ/kg heo hơi (tăng 1000đ/kg so với cuối tháng 7 vừa qua), tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo cũng tăng lên mức 45.500đ/kg.
Trong tuần 35 vừa qua giá Vịt thịt tăng đột biến lên mức 50.000đ/kg (vịt super thịt) đây là mức giá cao nhất từ đầu năm tới nay.
Giá con giống có dấu hiệu tăng nhưng chưa mạnh như thị trường miền Bắc; giá gà giống mới tăng 500đ/con, heo giống vẫn khá ổn định còn vịt giống tăng 1000đ/con
Tổng hợp chi tiết giá cả thị trường tuần 35/2016 tại thị trường các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 90.000 - 100.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 8.000 - 9.500 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 11.000 - 12.000 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 18.000 - 19.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 14.000 - 16.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 33.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 17.000 - 19.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Giá cả thị trường biến động như thế nào trong tuần cuối tháng 8/2016?
Giá cả thị trường tại miền Bắc nước ta tuần 35 vừa qua không có nhiều biến động lớn: Giá heo hơi có mức tụt giảm nhẹ chỉ còn 49.000đ/kg (một số vùng vẫn bán được giá 50.000đ/kg những ngày đầu tuần), Giá giống gà thịt thả vườn đang có xu hướng tăng do nhu cầu tăng đàn phục vụ tết nguyên đán tăng.

Tại các vùng chăn nuôi heo lớn ở miền Bắc giá heo vẫn khá ổn định ở mức có lãi cho người chăn nuôi, tại Hưng Yên giá heo hơi đẹp vẫn bán được 50.000đ/kg, tuy nhiên ở các vùng chăn nuôi có chất lượng con giống chưa tốt giá heo hơi chỉ từ 43.000 - 45.000đ/kg (Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang ....)
Giá trứng gà Ai Cập vẫn giữ ở mức có lời cho người chăn nuôi; hiện tại Hà Tây có giá 2.100đ/quả, Vĩnh Phúc 2.000đ/quả (Ai Cập mơ) với mức giá hiện tại người nuôi gà Ai Cập đẻ đang có lãi khá.
Giá con giống đang có xu hướng tăng do nhu cầu tăng đàn đột biến để chuẩn bị cho tết nguyên đán và mùa cưới sắp tới; giá heo giống vẫn giữ ở mức 1tr5 - 1tr6/con heo siêu xách tai.
Sau đây là chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 35/2016 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Sau hơn hai thập kỷ phát triển hết sức ấn tượng, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Tái cơ cấu khu vực giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế này không ngoài mục tiêu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, qua đó duy trì động lực tăng trưởng. Nhưng...

Với việc giảm diện tích đất lúa từ 4,12 triệu ha (số liệu tổng điều tra năm 2011) còn 3,8 triệu ha để kiềm chế sản lượng lúa ở mức trên 45 triệu tấn vào năm 2020, các nhà quản lý muốn dành nguồn lực để phát triển các loại cây cho thức ăn chăn nuôi, thủy sản và rau quả. Tuy nhiên trong dự báo triển vọng nông nghiệp (Agriculture Outlook) năm 2016 - 2025 vừa được công bố, FAO - OECD cho rằng khi ngành thủy sản, lúa gạo của Việt Nam tiếp tục tăng, chăn nuôi và cây thức ăn chăn nuôi lại phát triển rất ì ạch.
Lúa và thủy sản: đỉnh cao
FAO - OECD dự báo thay vì 7,84 triệu ha hiện nay, diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2025 sẽ chỉ giảm xuống 7,56 triệu ha, tức chỉ giảm 247.000ha (3,1%) và sản lượng lúa sẽ tăng mạnh từ 45,4 triệu tấn như mục tiêu hiện nay lên 54 triệu tấn. Hơn thế, cho dù với sản lượng thủy sản hiện đã đạt 6,45 triệu tấn, đứng hàng thứ sáu thế giới, nhưng với nhịp độ tăng trưởng đứng đầu trong nhóm các “đại gia” nuôi trồng 10 năm tới, Việt Nam sẽ đạt 7,8 triệu tấn, vượt xa EU và Hoa Kỳ để trở thành cường quốc sản xuất thủy sản lớn thứ tư thế giới.
Việc các nhà dự báo đưa ra những kịch bản phát triển khác biệt so với định hướng của các nhà quản lý nước ta như vậy là do dựa trên căn cứ duy nhất. Đó là trong điều kiện thị trường của các quốc gia như những chiếc bình thông nhau, năng suất càng vượt trội bao nhiêu, đồng nghĩa với sức cạnh tranh càng lớn, thì những nông sản đó có thể phát triển tới mức tối đa và ngược lại.
Đối với lúa gạo chẳng hạn, sở dĩ sản lượng lúa của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh là do năng suất hiện nay đã đạt gần 5,8 tấn/ha, cao gấp 1,57 lần của Ấn độ và 1,96 lần của Thái Lan - hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu của chúng ta hiện nay. Còn sau 10 năm nữa, Việt Nam sẽ đạt 7,1 tấn/ha, lần lượt cao hơn 1,59 lần và 1,83 lần so với hai đối thủ cạnh tranh này.
Theo FAO và OECD, dù hiện đang phải đối mặt với những khó khăn chồng chất nhưng đến năm 2019, Việt Nam sẽ bắt đầu vượt qua hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Thái Lan và Ấn Độ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới và đạt kỷ lục mọi thời đại với 12,3 triệu tấn vào năm 2025. Với thủy sản xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhỉnh hơn so với của Na Uy trong 10 năm tới, đạt gần 3,7 triệu tấn vào năm 2025, Việt Nam sẽ áp sát vị trí cường quốc xuất khẩu thủy sản số 2 thế giới của quốc gia này.
Cây cho thức ăn chăn nuôi: Vực sâu
Trong khi đó cũng theo dự báo này, diện tích ngô của nước ta trong 10 năm tới hầu như không tăng, luôn nằm dưới ngưỡng 1,2 triệu ha. Cũng chính bởi diện tích như vậy nên mặc dù năng suất tăng khá mạnh, sản lượng ngô sẽ chỉ tăng từ 5,3 triệu tấn lên 6,1 triệu tấn, thấp quá xa so với mục tiêu kỳ vọng 8,5 triệu tấn. Bên cạnh đó, diện tích và sản lượng đậu tương cùng các loại hạt có dầu khác sẽ gần như “giậm chân tại chỗ”.
Sở dĩ diện tích ngô hầu như không tăng, mà sản lượng ngô cũng chỉ tăng thấp xa kỳ vọng như nói trên là do năng suất của nước ta hiện chỉ bằng 80,8% năng suất ngô bình quân của thế giới. Dù nỗ lực vượt bậc thì sau 10 năm nữa cũng chỉ bằng 83,1%, đặc biệt thấp chưa bằng một nửa so với cường quốc ngô số 1 thế giới Hoa Kỳ.
Sự chênh lệch quá lớn về năng suất khiến lúa gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn so với hai đối thủ cạnh tranh Thái Lan và Ấn Độ ở thị trường ngoài nước nên không thể “giậm chân tại chỗ” như mong muốn, còn ngô ở thị trường trong nước không thể cạnh tranh với ngô nhập khẩu và cũng không thể cạnh tranh với cây lúa nên không thể tăng như mong muốn.
Trong ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, xuất nhập khẩu là mảng tranh rất nhiều màu tối. Sở dĩ như vậy là do sản xuất ngô phát triển rất chậm, thậm chí sản xuất đậu tương và hạt có dầu nói chung không thể phát triển được, trong khi nhu cầu các loại thức ăn chăn nuôi và tiêu dùng nói chung đều liên tục tăng mạnh, nên nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong 10 năm tới sẽ tiếp tục tăng gần 30%, thậm chí nhập khẩu dầu thực vật còn tăng hơn gấp rưỡi.
Và do chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển chậm trong khi nhu cầu tiêu dùng trong 10 năm tới tiếp tục tăng nhanh, nên nhập khẩu sữa vẫn tiếp tục tăng mạnh, còn nhập khẩu thịt gia cầm và thịt bò đều sẽ tăng gần gấp rưỡi và vượt rất xa ngưỡng 1 triệu tấn.
Như vậy dưới góc nhìn của FAO - OECD, trong “bộ tứ” mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của nước ta là giảm lúa để tăng thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và thủy sản, chỉ có thủy sản là thành công, ba mục tiêu còn lại đều không trở thành hiện thực do không phù hợp với quy luật cạnh tranh.
Tác giả: Nguyễn Đình Bích
Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ