
Giá heo hơi ngày 15/05/2017 tại Trung Quốc trung bình ở mức 14,04 nhân dân tệ/ 1kg tương đương 45.484 vnđ/kg. Nhìn chung, giá heo hơi tại các tỉnh Trung Quốc đang có xu hướng giảm và chưa có nhiều cải thiện.
»› Tin tức thị trường có gì nổi bật?

Giá heo hơi tại Trung Quốc trong ngày 15/05/2017 cao nhất là Thượng Hải 15 nhân dân tệ/kg tương đương 48.592 VNĐ/kg thấp nhất là Tân Cương 13,42 nhân dân tệ/kg tương đương 43.474 VNĐ/kg
Giá heo hơi Trung Quốc trong thời gian tới chưa có hiều khả quan, ngược lại còn có nhận định là sẽ giảm. Heo phía Trung và Đông Trung Quốc vẫn đủ để cung cấp cho phía Nam. Do vậy khả năng tự cung, tự cấp trong thị trường Trung Quốc vẫn đầy đủ.
»› Đan Mạch sẵn sàng hợp tác phát triển chuỗi sản phẩm heo an toàn
»› Xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc, con dao hai lưỡi
Cập nhật giá heo hơi tại một số tỉnh của Trung Quốc:
VietDVM team tổng hợp
Theo: zhujiage

Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến heo nái sẩy thai, chúng ta chỉ thường nghĩ đến các bệnh cơ bản như tai xanh (PRRS), bệnh sẩy thai truyền nhiễm (parvovirus) hay do thời tiết quá nóng...Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sẩy thai trên heo nái từ các nguyên nhân có tính truyền nhiễm cho đến các nguyên nhân không có tính truyền nhiễm.
»› Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS) tại một trang trại ở Hà Lan

Để giúp độc giả có một cái nhìn tổng quan nhất khi đối mặt với vấn đề sẩy thai trên heo nái, bài viết sẽ xoay quanh việc trả lời 2 câu hỏi mang tính chất thực tiễn cao:
- Thứ nhất: Có tất cả những nguyên nhân nào có thể dẫn đến việc heo nái bị sẩy thai và đặc điểm đặc trưng của từng nguyên nhân đó → giúp nhận diện nguyên nhân.
- Thứ hai: Các hành động trong thực tế cần làm khi phát hiện heo nái bị sẩy thai → giúp xử lý hậu quả.
VietDVM.com hy vọng bài viết này có thể giúp cho quý độc giả dễ dàng chẩn đoán và xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, tránh những tổn thất không đáng có.
Như vậy, VietDVM vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất của từng loại nguyên nhân. Tuy nhiên trong thực tế, để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh, ngoài các kiến thức cơ bản như trên bạn còn cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng khác.
Khi phát hiện heo nái bị sẩy thai, các bạn có thể tham khảo 4 bước hành động cụ thể như sau:
- Bước 1: Gửi xác heo con đi xét nghiệm xem có bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) nào không? Trong khi chờ đợi kết quả chúng ta tiến hành bước 2.
- Bước 2: kiểm tra tổng thể các vấn đề trong trại theo trình tự như bảng sau đây.
- Bước 3: Dựa vào bảng 2 xử lý toàn bộ các vấn đề bất thường trong trại như: nhiệt độ, ánh sáng, vệ sinh, thông gió, nước, thức ăn, stress (tiếng ồn,…).
- Bước 4: Căn cứ vào bảng 1, bảng 2 và kết quả xét nghiệm bào thai → có kết luận cuối cùng:
+ Nếu là nguyên nhân truyền nhiễm: dùng thuốc tùy thuộc vào mầm bệnh.
+ Nếu không phải là nguyên nhân truyền nhiễm: sau khi khắc phục môi trường, nước, thức ăn → dùng thuốc bổ trợ sức khỏe cho heo nái (vitamin C, B-complex, điện giải).
Dù trong thực tế việc chẩn đoán và điều trị thành công bất kỳ một trường hợp sẩy thai nào cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm cho đến kỹ năng của người điều trị. Tuy nhiên, VietDVM hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin để chủ động và thành công hơn trong việc xử lý khi heo nái sẩy thai.
Phạm Nga
(bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ
các đồng nghiệp, thepigsite và nhiều nguồn khác).

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập hàng nghìn tấn thịt heo từ Việt Nam.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi!
»› Đàm phán xuất lợn hơi chính ngạch đi Trung Quốc
»› Người chăn nuôi lại kỳ vọng xuất khẩu heo sang Trung Quốc
Trong bối cảnh người chăn nuôi heo trong nước đang ‘khóc không ra nước mắt’ vì giá heo giảm sâu, người dân phát động phong trào “giải cứu heo” để giúp đỡ bà con chăn nuôi, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế và giúp tiêu thụ được phần nhỏ thịt heo đang tồn lại ở các trang trại.
Trong giai đoạn khó khăn này, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VietGo – chuyên tư vấn xuất nhập khẩu cho các DN Việt Nam cung cấp thông tin rất đáng mừng cho người chăn nuôi.

Theo đó, công ty ông nhận được đơn hàng thịt heo từ đối tác Hàn Quốc. Cụ thể, doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập 500 tấn thịt ba chỉ/tháng, 1.350 tấn chân trước/tháng và 1.350 tấn chân sau/tháng trong vòng một năm.
Chi tiết sản phẩm, thịt bụng cần đạt trọng lượng từ 4.7 – 5.2 kg/miếng với độ dày tối thiểu 4cm, kích cỡ 25 x 46 cm. Sản phẩm được đóng gói theo quy chuẩn 4 miếng thịt ba chỉ/thùng carton (có lớp ngăn cách). Ngoài ra, sản phẩm cần có chứng chỉ SGS (hoặc chứng chỉ khác tương đương).
Ông Việt cho biết thêm: “Đây là đối tác tin cậy đã từng giao dịch nhiều lần, nhưng lần này họ không mua trực tiếp mà chỉ đóng vai trò là nhà buôn thương mại”.
Do yêu cầu về thời gian của đơn hàng rất gấp nên thời gian hoàn thành đơn chỉ khoảng 1 tuần – 1 tháng là phải chốt xong. Vậy nên, để đáp ứng được thì phương án tối ưu là mua từ 1 nhà cung cấp, nếu không đủ có thể gom từ 2 – 3 nhà cung cấp, miễn sao mỗi nhà cung cấp đáp ứng được đủ một phần ba đơn hàng.

Ông Việt chia sẻ thêm về các điều kiện như chứng chỉ SGS (phân tích mẫu thịt về lượng mỡ, lượng nạc và dư lượng kháng sinh,…), các nhà cung cấp có thể tham khảo tại Sở Công Thương các tỉnh hoặc mang mẫu thử nghiệm lên Hà Nội để giám định. Việc lấy giấy chứng nhận SGS chỉ mất khoảng từ 5 – 6 ngày.
Thông thường, những đơn hàng như trên công ty đều sẽ thu phí dịch vụ tư vấn, xúc tiến thương mại. Song, trong thời gian này, để hỗ trợ người chăn nuôi, công ty ông miễn hoàn toàn chi phí cho các đơn vị cung cấp.
Tác giả: Đức Thuận
Nguồn tin: VOV

Trong công văn gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị bố trí lực lượng sẵn sàng thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính theo đề nghị của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu thịt heo.
»› Trung Quốc cũng muốn 'giải cứu' heo Việt?
»› Trung Quốc bắt đầu mua heo trở lại, giá heo miền Bắc tăng
»› Người chăn nuôi lại kỳ vọng xuất khẩu heo sang Trung Quốc

Ngoài ra, lực lượng hải quan còn ưu tiên giải quyết trước thủ tục xuất khẩu cho các lô hàng heo, thịt heo có nguồn gốc trong nước, chỉ cho phép tái xuất thịt heo và phụ phẩm thịt heo đông lạnh sau khi đã xuất khẩu các lô hàng heo, thịt heo trong nước đang chờ thông quan tại cửa khẩu.
Mặt khác, các thủ tục kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thịt heo.
Tổng cục Hải quan kiến nghị, Ủy ban nhân dân các tỉnh kéo dài thời gian đóng, mở cửa khẩu (trong trường hợp cần thiết) để giải quyết thủ tục xuất khẩu heo, thịt heo; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật (kho, bãi, điện, nước…) phục vụ lưu giữ, bảo quản heo, thịt heo xuất khẩu.
Các đơn vị nghiệp vụ (chi cục hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát hải quan) phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tạm nhập, tái xuất thịt heo, phụ phẩm thịt heo đông lạnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo: QH
Nguồn: Báo Chính phủ

"Đau tim" vì giá heo vừa tăng đã giảm
Hiện nay, giá heo hơi đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Mấy ngày qua, giá heo hơi có xu hướng nhích lên, tuy nhiên người chăn nuôi chăn nuôi chưa kịp vui mừng thì giá heo hơi ở miền Bắc lại quay đầu giảm với giá dao động từ 21.000 – 24.000 đồng/kg hơi.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi ngay!
Sáng nay, ngày 12.5, anh Lã Văn Hiệp ở xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình vừa mới bán 50 con heo siêu nạc, biểu 100 kg hơi/con với giá 23.500 đồng/kg hơi. Theo anh Hiệp, hiện tại giá heo hơi đang giảm khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với mấy ngày trước.

Anh Hiệp chia sẻ: “Chưa bao giờ nuôi heo mà gia đình tôi khốn đốn như năm 2017 này. Giá heo hơi giảm mạnh, thậm chí có lúc chỉ còn 15.000 – 16.000 đồng/kg, rẻ hơn cân khoai lang. Tuy nhiên, sau một thời gian giá lợn hơi giảm mạnh, nhờ các biện pháp triển khai hỗ trợ giải cứu khẩn cấp của các bộ, ban ngành và các địa phương trong thời gian qua, giá lợn hơi tại Ninh Bình đã nhích lên đến 25.000 -26.000 đồng/kg. Chưa kịp vui mừng, thì hôm nay tôi bán heo giá lại xuống. Giá heo lên lên xuống xuống thế này, nông dân chúng tôi đến đau tim”.

Còn ở tỉnh Bắc Giang, anh Nguyễn Văn Thuận ở xã Lan Giới, huyện Tân Yên cho biết, 3 ngày nay (từ 9.5 – 10.5) tại địa phương anh giá heo đang có tín hiệu giảm giá xuống còn khoảng 21.000 – 23.000 đồng/kg. Anh Thuận thổ lộ: “Thấy giá heo xuống thấp quá, nhà tôi không nỡ bán vì lỗ quá. Hiện, trong chuồng còn hơn 300 con heo thịt, biểu 120 – 150 kg hơi. Chiều nay ngày 12.5, tôi quyết định bán 100 con heo siêu, biểu 150 kg hơi với giá 21.000 đồng/kg. Đến nước này, giá rẻ cũng phải bán, vì heo càng nuôi to quá càng lỗ đau”.
»› Trung Quốc bắt đầu mua heo trở lại, giá heo miền Bắc tăng
»› Trung Quốc cũng muốn 'giải cứu' heo Việt?
Chị Nguyễn Thị Cương ở xã Linh Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cho biết, giá heo tại địa phương chị ở những ngày gần đây dao động từ 20.000 – 21.000 đồng/kg hơi, heo siêu biểu 60 – 100 kg. Với 150 con nái, hơn 1.000 heo thịt, gia đình chị Cương “nín thở” chờ giá heo tăng mỗi ngày.
Ở Bắc Ninh, chị Trịnh Thị Mý, hộ chăn nuôi heo ở xã Phù Lương, huyện Quế Võ, cho biết, giá heo tại đây đang giảm xuống còn 22.000 đồng/kg/hơi. Trong khi đó, cách đây 3 ngày, giá heo tại Quế Võ đã lên được 24.000 đồng/kg hơi.
Trong đó, giá heo hơi hiện nay tại khu vực phía Nam khoảng 26.000 đ/kg đối với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên, lượng mua không nhiều. Giá heo hơi loại >110kg chỉ đạt 17.000 đ/kg.
Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có giá 25.000 (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo mức cao hơn 26.000đ/kg.
Theo: Đức Thịnh
Nguồn: Dân Việt

Để không còn các cuộc giải cứu
Tăng cường năng lực hiệp hội, khai thông thị trường nông sản chính ngạch Trung Quốc và phân tích thông tin thị trường... là những việc mà các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng sẽ giảm được tình trạng giải cứu nông sản trong thời gian tới.

Như chơi chứng khoán
Hơn 10 ngày sau khi cả hệ thống chính trị vào cuộc giải cứu, giá thịt heo đã tăng lên khá cao, từ mức 15.000 đồng/ki lô gam đã lên hơn 25.000 đồng/ki lô gam. Dù ở mức giá này, người chăn nuôi vẫn lỗ khoảng 10.000 đồng/ki lô gam nhưng mức lỗ đã được giảm đáng kể.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi thời gian qua
Ông Nguyễn Văn Hanh, chủ trang trại nuôi heo thịt và heo giống Minh Phú, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cho hay: “Mấy chục năm làm trong ngành chăn nuôi, tôi chưa bao giờ thấy giá heo lại giảm thê thảm như vậy. Chăn nuôi giờ mạo hiểm như chơi chứng khoán”, ông Hanh nói và cho biết thêm, trước đây trang trại chăn nuôi của ông, gồm 300 con heo nái và 2.000 con heo thịt, được định giá khoảng 20 tỉ đồng thì nay chỉ còn một nửa.
Nguyên nhân của đợt giảm giá heo lần này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ ra là do nguồn cung quá lớn, vượt nhu cầu trong nước trong khi khả năng xuất khẩu heo chỉ là tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, khi thị trường này có trục trặc lập tức giá giảm mạnh.
»› Xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc, con dao hai lưỡi
Dù biện pháp tình thế mà Bộ NN&PTNT đưa ra đã phần nào giải quyết được những khó khăn trước mắt của hộ chăn nuôi nhưng thực tế, tăng tiêu thụ thịt heo đồng nghĩa với việc giảm tiêu thụ các loại thịt khác như bò, gà hoặc hải sản... Chưa kể, không thể cứ mặt hàng nông sản nào dư thừa là cả nước phải nhảy vào giải cứu.
Theo ông Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Cây lương thực, cây thực phẩm kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, cho hay để tránh những rủi ro thị trường và tránh những đợt giải cứu tiếp theo, cần phải tăng cường vai trò của các hiệp hội, đại diện quyền lợi của người sản xuất. Nhà nước chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực của các hiệp hội này thông qua cơ chế, chính sách và đào tạo nguồn nhân lực. Sau khi hiệp hội đủ mạnh thì để họ tự giải quyết các vấn đề thị trường.
»› Các "đại gia" chăn nuôi cam kết giải cứu giá heo như thế nào?
»› 30 doanh nghiệp cam kết chung tay “giải cứu” heo
Ông Anh lấy ví dụ tại Philippines, họ có hiệp hội chuối rất mạnh. Hiệp hội này bao gồm nông dân, hợp tác xã, trang trại. Họ tự tìm kiếm thị trường, xác định tiêu chuẩn chất lượng để hướng dẫn cho nông dân. Nhà nước chỉ ban hành chính sách hỗ trợ mà không làm thay thị trường. Do đó, chuối của Philippines xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia trên thế giới và đem lại thu nhập ổn định cho nông dân.
Tại Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai hoạt động khá tốt. Đây là tập hợp của một số hợp tác xã và trang trại lớn với nhiệm vụ đàm phán với các khâu trung gian để hỗ trợ các thành viên. Hiệp hội này đang đề nghị với tỉnh Đồng Nai cho phép sử dụng một chợ bỏ không trên địa bàn tỉnh để xây dựng chợ bán buôn thịt heo sạch, tổ chức đấu giá theo chất lượng thịt... Đây là mô hình cần phải khuyến khích phát triển.
»› Giá heo hơi Đồng Nai cán mốc 28.000đ/kg
Bằng mọi cách giữ thị trường Trung Quốc
Tại buổi họp báo thường kỳ đầu tháng 4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay, kể cả trong nền kinh tế thị trường, để tránh được hoàn toàn các cuộc giải cứu nông sản là rất khó vì tác động từ thị trường bên ngoài làm cho hàng nông sản trong nước bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi đánh giá, thị trường nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc là hết sức quan trọng. Phải kiên trì, bằng mọi cách khai thông thị trường này, nếu thị trường này thay đổi thì dứt khoát một trong những mặt hàng nông sản trong nước sẽ gặp khó khăn”, ông Tuấn nói.
Để làm được việc này thì Nhà nước phải đóng vai trò dự báo, khai thông thị trường. Do đó, dù thế nào cũng phải giảm giao thương tiểu ngạch, chuyển sang mua bán chính ngạch. Theo Thứ trưởng Tuấn, Bộ NN&PTNT đã và đang cố gắng đàm phán với phía Trung Quốc nhằm khai thông chính ngạch từng mặt hàng nông sản, mà trước tiên là từ gạo và sắp tới là thịt heo, thịt gà... “Tuy nhiên, đây không phải là việc một sớm một chiều có thể làm được dù chúng ta đã bàn với Trung Quốc 2 năm nay”, Thứ trưởng Tuấn nói.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), cho hay về lâu dài, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Ipsard nghiên cứu tìm hiểu thông tin thị trường, mở ra kênh thông tin tiêu thụ nông sản một cách bài bản. Dựa trên thông tin đó, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng nhau đàm phán, xây dựng kênh phân phối cho cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
Đồng thời với đó, theo ông Tuấn, vẫn phải thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, làm sao tăng khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp nối kết với chuỗi giá trị, làm sao để nông dân trước khi sản xuất phải biết được tín hiệu thị trường về quy chuẩn, giá cả, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm... “Có như vậy mới tránh được cú sốc ngắn hạn với mặt hàng rau quả, dưa hấu, chuối và cả thịt”, ông Tuấn nói.
Theo Thùy Dung
Nguồn: Kinh tế Sài Gòn

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) hay còn gọi là bệnh tai xanh là một trong những dịch bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế ở heo trên thế giới. Virus PRRS xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1997. Giai đoạn 2007 – 2012 dịch PRRS liên tục xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi heo ở nước ta. Thực tế cho thấy virus PRRS có sự biến đổi di truyền cao do có sự hình thành các biến chủng/ dòng khác nhau gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Phương pháp multiplex RT-PCR được dùng để nhận diện, phân biệt nhiều loại virus hoặc các chủng/ dòng khác nhau trong cùng một loại tác nhân gây bệnh trong cùng một mẫu dựa vào kích thước đoạn gen được khuyếch đại. Nhóm tác giả đã thiết kế bộ mồi đặc hiệu thuộc vùng gen ORF7 có thể vừa chẩn đoán vừa xác nhận chủng PRRSV nhiễm, đồng thời đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp.
158 mẫu máu, huyết thanh được thu thập từ heo có biểu hiện hoặc nguy cơ cao nhiễm PRRS ở các tỉnh Điện Biên (n=9), Lâm Đồng (n=67), Cần thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang (n=12), Đồng Nai, Tp.HCM (n=58), Bình Dương (n=12).
Các mồi đặc hiệu dựa trên trình tự gen ORF7 mã hóa cho protein nhân của virus PRRSV, trong đó mồi xuôi đặc hiệu với cả 2 chủng châu Âu (EU) và Bắc Mỹ (NA); trong khi đó mồi ngược đặc hiệu với chủng EU hoặc NA. Kích thước sản phẩm PCR nhân lên bằng bộ mồi đặc hiệu lần lượt là 161 và 245 bp tương ứng với chủng PRRS dòng EU và NA. Độ đặc hiệu của phương pháp cũng được kiểm tra qua phản ứng chéo với các chủng virus thường đồng nhiễm với PRRSV như virus gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PCV2), virus gây sốt cổ điểm ở lợn (CSFV). Độ nhạy của phương pháp cho phép phát hiện ở giới hạn nồng độ virus là 1,87×10-4 ng/µl. Kết quả xác định 79,11% mẫu phân lập có dương tính với PRRSV, trong đó có 77,85% thuộc chủng NA. 1,27% thuộc chủng EU. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng sử dụng kỹ thuật multiplex RT-PCR trong chẩn đoán phân tử và định type PRRSV đang lưu hành.
Nguyễn Thị Diệu Thúy và CTV
Theo: Tài liệu Hội nghị KHCN Sinh học toàn quốc 2013

Tăng năng suất cho đàn heo nái là một mục tiêu hàng đầu của các trang trại công nghiệp. Nó không chỉ giúp giảm giá thành tăng lợi nhuận mà nó còn đánh giá sự thành công của một trang trại. Để tăng năng suất cho đàn heo nái, có nhiều cách, tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập cụ thể về ứng dụng hormone sinh sản trong chăn nuôi heo nái.
Như chúng ta đã biết, Sinh sản là một quá trình sinh học đặc biệt, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh - nội tiết. Các hormone được chế tiết từ các tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng, then chốt, kết hợp với hệ thống thần kinh điều khiển quá trình, các chức năng sinh sản.
Trước khi đi vào phần ứng dụng, tôi muốn khái quát qua một chút về bài trước chúng ta cùng trao đổi là vai trò của các hormone sinh sản được khái quát lại chung như sau:
Các Neuron vùng dưới đồi Hypothalamus tiết ra hormone GnRH. Hormone này, kích thích Tuyến yên. Tuyến yên tiết ra nhiều hormone trong đó có các hormone sinh sản là các Gonadotropin (trong đó có FSH và LH).
- Hormone FSH: kích thích tế bào trứng phát sinh, phát triển.
- Hormone LH: giúp các trứng phát dục (chín, rụng).
Các Gonadotropin này kích thích lên Buồng trứng tiết ra Estrogen. Hormone Estrogen có vai trò gây động dục, duy trì các đặc điểm sinh dục của con cái và nó tác động lên tuyến Hypothalamus và tuyến Yên tăng tiết LH.
Nang trứng phát triển, dịch nang trứng được tiết ra, tạo áp lực lên vách nang trứng. Áp lực này kết hợp với lượng LH tăng lên sẽ làm cho trứng rụng.
Khi nồng độ Estrogen tăng cao, nó tác động lên hệ thống thần kinh, ngoài việc tăng tiết LH, còn gây ra một số biểu hiện mà ta vẫn gọi là hiện tượng động dục:
- Phản xạ đứng yên, mê ỳ.
- Âm hộ sưng tấy, tiết nhiều dịch.
- Thích gần con đực, mẫn cảm cao độ với con đực.
- Bỏ ăn
Cũng có một số con động dục "ngầm", tức nó không biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ những dấu hiện trên.
Khi trứng rụng, phần còn lại của nang trứng phát triển và biệt hóa thành thế vàng (Corpus luteum). Thể vàng tiết ra hormone Progesteron. Hormone này có tác động ngược lại (feedback) lên tuyến Hypothalamus: giảm tiết GnRH --> Tuyến yên giảm tiết LH và FSH --> Buồng trứng giảm tiết Estrogen:
- Ức chế động dục
- Giảm co bóp lên tử cung: An thai
- Ngoài ra, Progesteron còn kích thích tuyến sữa phát triển.
Trong thời gian đầu của quá trình mang thai, khi mà nhau thai chưa hình thành, nếu lượng Progesteron thấp sẽ rất dễ dẫn đến sảy thai.
Nếu trứng gặp được tinh trùng, hiện tượng thụ tinh sẽ xảy ra. Và hormone Progestenron sẽ giữ vai trò an thai cho đến khi hình thành nhau thai, rồi xảy ra hiện tượng đẻ.
Nếu trứng không gặp được tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến Thể vàng. Quá trình tiêu biến thể vàng xảy ra 3 ngày trước khi kết thúc giai đoạn hoàng thể trong chu kỳ sinh sản của heo nái. Hormone kiểm soát quá trình tiêu biến thể vàng là một hormone do nội mạc tử cung tiết ra: Prostaglandin (cụ thể là Prostaglandin F2α - PGF2α) và Oxitocyn.
Một số trường hợp heo nái xảy ra hiện tượng chậm lên giống do tồn tại thể vàng, hay bị viêm tử cung cũng liên quan đến hormone Prostaglandin này. Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần 2.
Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi tiếp, chi tiết hơn về ứng dụng của hormone sinh sản trong quản lý và nâng cao năng suất đàn nái ở phần 2. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm. Bài viết còn thiếu sót nhiều, rất mong được các bạn đóng góp và bổ sung để bài viết hoàn thiện hơn!
- Chu kỳ sinh sản của Heo náiChu kỳ sinh sản của Heo nái
- Các vài trò của Hormon sinh sản
- Bệnh cúm trên Heo (Swine Influenza)
- Hội chứng Viêm vú - Viêm tử cung - Mất sữa (MMA)
VietDVM team

Cho heo uống nước như thế nào là phù hợp?
Nước cho heo nói riêng hay tất cả các động vật nói chung đều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quá trình chăn nuôi đang ngày một hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Nước trong chăn nuôi đang dần được đưa vào tự động hóa vậy nên có không ít người chăn nuôi hiện đại đang dần quên đi vai trò quan trọng của nước đối với sự thành bại trong trong chăn nuôi.
Nước tuy không cung cấp trực tiếp năng lượng của động vật nhưng ở mọi vật nuôi nó chiếm 60 – 75% khối lượng cơ thể. Một con vật có thể mất toàn bộ mỡ và 2/3 protein trong cơ thể (khoảng 40% khối lượng cơ thể) mà vẫn sống, nhưng không thể mất hơn 10% lượng nước trong cơ thể.
Heo đang uống nước
Vai trò của nước trong cơ thể
Nước giúp duy trì và kiểm soát nhiệt độ cơ thể heo bằng ba cách:
- Thông qua hô hấp: nhiệt độ môi trường tăng → quá trình hô hấp tăng → thoát nhiệt ra ngoài
- Nước tiểu giúp giảm nhiệt độ trong cơ thể heo: khi nhiệt độ tăng nhu cầu uống nước tăng → tăng lượng nước tiểu.
- Nước trong phân cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể heo
Sự thiếu nước sẽ làm chất độc trong quá trình chuyển hóa protein ở heo tăng lên trong máu, làm heo nhiễm độc nếu nặng có thể dẫn đến chết.
Là môi trường trung gian vận chuyển các chất đi khắp cơ thể và là môi trường để bài thải chất độc qua đường nước tiểu.
Nước điều chỉnh sự cân bằng kiềm, acid trong cơ thể.
Nước được sử dụng trong tổng hợp protein. Quá trình tiêu hóa sẽ không hoạt động nếu không có nước. Nếu nước bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng này.
Nhu cầu nước theo khối lượng cơ thể
Nếu trong cùng một điều kiện, nhu cầu nước của heo con cao hơn heo trưởng thành (nhu cầu nước được tính bằng khối lượng nước cần trên kg thể trọng)
Với heo sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể là 80%, heo 100kg có tỷ lệ nước trong cơ thể là 50%.
Nhu cầu nước của heo con theo mẹ là 45ml/con/ngày do sữa mẹ chiếm 90% là nước nên nhu cầu của heo con theo mẹ là rất thấp tuy nhiên khi đã bắt đầu tập ăn nhu cầu nước cho heo tăng rất nhanh và cần được chú ý.
Nhu cầu nước với heo con dưới 15kg là 1lit/con/ngày; với heo 90kg cần 5 lit/con/ngày; với heo nái đang nuôi con cần 18 – 30lit/ngày tùy thược số con đang nuôi.
Lượng protein trong thức ăn của heo ảnh hưởng tới nhu cầu nước
Trong thành phần thức ăn cho heo nếu chứa càng nhiều protein thì nhu cầu nước càng cao.
Dựa vào nhu cầu protein cho heo ở từng khối lượng mà ta có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Trung bình cứ tiêu thụ 1g protein thì cần cung cấp cho heo 10ml nước sạch.
Trên thực tế chăn nuôi hiên nay, với heo sau cai sữa đang sử dung thức ăn có protein 20% thì 1kg thức ăn cần cung cấp 3lít nước.
Cụ thể trong 1kg thức ăn đó có 200g protein (1000g thức ăn X 20%) → cần 2lit nước (200g X 10 ml). 1lit nước còn lại được sử dụng trong quá trình tiêu hóa, hấp thu, bài tiết, duy trì nhiệt độ cơ thể . . .
Nhiệt độ môi trường và điều kiện chăn nuôi heo ảnh hưởng tới nhu cầu nước
Cứ nhiệt độ tăng lên thì nhu cầu về nước uống của heo cũng tăng lên.
VD với heo theo mẹ nuôi ở t0 28 – 32ºC thì lượng nước cần gấp 4 lần heo được nuôi ở 20ºC.
Một số lưu ý về nước trong chăn nuôi heo công nghiệp
Đối với chăn nuôi hiện đại vấn đề thiếu nước không còn là nỗi lo tuy nhiên để đảm bảo heo uống đủ nước lại là vấn đề không phải trang trại nào cũng có thể làm được.
01 Với heo con
Trong vòng 6h sau khi sinh cần cung cấp thêm nước uống cho heo để heo làm quen và tập thói quen uống nước. Với heo theo mẹ núm uống thường không được coi là giải pháp, giai đoạn này thường sử dụng những máng uống nhỏ và thay nước thường xuyên là giải pháp tối ưu.
Heo con cần được bổ sung bằng máng nước nhỏ
Tự thiết kế núm uống cho heo con (di động theo lứa tuổi của heo)
02 Heo cai sữa
Đây là giai đoạn quan trọng của heo do có sự thay đổi hoàn toàn về thức ăn (từ sữa mẹ sang thức ăn chăn nuôi dạng viên) với sự thay đổi đó nhu cầu về nước sạch là vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn này núm uống kết hợp với máng uống trong thời gian đầu là cần thiết, tốc độ nước trong núm cần đạt 0,6 lit/phút.
Bố chí núm uống phù hợp với heo cai sữa
Chuồng cai sữa sử dụng 2 núm uống
03Heo nái
Heo nái mang thai và heo nái nuôi con có nhu cầu về lượng nước khác nhau rất lớn. Nhu cầu của heo mang thai thường chỉ bằng ½ heo nái nuôi con, cần đảm bảo lưu lượng nước thông qua núm uống đạt 1,5 – 2 lít/phút.
Cần có tối thiểu 2 núm uống cho mỗi chuồng heo.
Nên có 1 núm uống cho 10 heo thịt.
Đối với máng uống, 1con/1 máng chiều dài tối thiểu mỗi máng là 30cm.
Cần 2 núm uống cho mỗi ô chuồng
Cách để kiểm tra lưu lượng nước rất đơn giản: ta dùng một chai 1 lít hoặc 0.5 lít hứng vào núm uống, bắt đầu cho nước chảy và bấm giờ, sau 1 phút kiểm tra kết quả.
Để biết heo đã uống đủ nước chưa, ta cần chú ý khi tắm cho heo mà heo cứ uống nước ở dưới sàn chuồng hay uống từ vòi tắm thì khi đó heo đang thiếu nước. Ta cần kiểm tra lại hệ thống nước để tìm nguyên nhân.
Nhiệt độ nước cũng có ảnh hưởng tới khả năng uống nước của heo. Với trại sử dụng bể nước inox có đường ống chạy ngoài cần chú ý vào mùa hè nước trong đường ống rất nóng, heo hầu như không uống. Giải pháp cho vấn đề này là ta có thể dùng 1 đoạn ống bằng kim loại (3 - 5m) được chôn sâu 30 – 40cm dưới lòng đất rồi cho nước chảy qua trước khi vào chuồng; như vậy với chiều dài đi dưới đất 3 – 5 m đó có thể trung hòa được nhiệt độ của nước.
Sử dụng bể chứa nước cao và không được che chắn
Tóm lại: với chăn nuôi hiện đại cần thiết phải có cái nhìn xuyên suốt về dinh dưỡng nước trong chăn nuôi heo nói riêng hay chăn nuôi nói chung. Nước không chỉ là nhu cầu cần thiết mà nước còn giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm bệnh dịch, giúp người chăn nuôi có được hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
VietDVM team

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 18/2017
Giá heo hơi hiện nay đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại giá heo hơi ở cả Miền Bắc và Miền Nam đang có tín hiệu tích cực song tăng không đồng đều tại các tỉnh.
»› Giá heo hơi đang tăng dần và phương án phát triển cho ngành chăn nuôi heo
»› Trung Quốc bắt đầu mua heo trở lại, giá heo miền Bắc tăng.
Trong đó, giá heo hơi hiện nay tại khu vực phía Nam khoảng 26.000 đ/kg đối với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên, lượng mua không nhiều. Giá heo hơi loại >110kg chỉ đạt 17.000 đ/kg.

Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 25.000 (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 26.000đ/kg.
Giá các sản phẩm gia cầm không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tình hình cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, các chuyên gia lo ngại dịch cúm gia cầm có thể sẽ ảnh hưởng tới giá của các sản phẩm trong thời gian tiếp theo.
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua!
»› Tin tức thị trường có gì mới?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 18/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 60.000 - 65.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 4.000 - 5.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 17.000 - 17.400 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 10.000 - 11.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 28.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 11.000 - 12.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp