
Công ty RTD tuyển dụng nhân viên kinh doanh
RTD là Công ty có bề dày hơn 19 năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: thức ăn chăn nuôi, Vacxin, nuôi trồng thuỷ sản, thuốc Thú y, thực phẩm sạch.

Do nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường, nhà máy TACN RTD Hưng Yên Tuyển dụng:
Vị trí 1: Nhân viên kinh doanh TACN
Số lượng tuyển dụng : 05 người
Địa điểm làm việc: Tỉnh Thái Nguyên(Sông Công, Phổ Yên, Đại Từ, Đồng Hỷ), Bắc Kạn, Cao Bằng
Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp ĐH, CĐ, TC các ngành: Chăn Nuôi Thú Y, QTKD, Kinh tế có kinh nghiệm làm thị trường
Thu Nhập:
Theo quy chế của công ty từ 12tr->19tr + thưởng....
Có thể đàm phán lương
Mọi chi tiết liên hệ với Mr: Thùy: 0982993668
Thông tin được chia sẻ
Mr. Thùy

Cạo lông máu cho poodle
Cạo lông máu cho poodle là gì? - Việc cắt lông máu cho chó poodle tốt hay xấu? - Có nên cạo lông máu hay không? - Khi nào thì nên cắt lông máu cho chó poodle?
Đây là những câu hỏi phổ biến trong quá trình nuôi poodle mà hầu hết các bạn đều thắc mắc. Hãy cùng VietDVM.com tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, những ưu nhược điểm của việc cạo lông máu cho poodle nhé.

»› Xem thêm : 7 điều bạn chắc chắn phải biết về giống chó poodle
1. Lông máu của poodle là gì?
Giống như tất cả các giống chó khác, poodle sinh ra đã có lông và lớp lông đầu tiên này gọi là lông máu. Lớp lông có tác dụng giữ ấm cho chó lúc mới sinh và bảo vệ da chó. Song sau 1 thời gian nuôi chó (chừng 4-6 tháng) mọi người thường truyền tai nhau rằng nên cạo lông máu cho chó poodle. Việc này có thật sự cần thiết không?

Cạo lông máu poodle sẽ giúp bộ lông mới mọc lên thay thế sẽ dày hơn, bồng bềnh hơn và dễ dàng tạo kiểu hơn. Đồng thời lông mới cũng sẽ cứng hơn lông cũ nên sẽ bảo vệ được tốt hơn. Không những thế, bộ lông mới ra thường sẽ xoăn hơn lông cũ như thế nhìn vẻ ngoài sẽ "đậm chất" poodle hơn.
Tuy nhiên, nếu cạo lông máu, bạn sẽ cần thời gian và kinh nghiệm để chăm sóc cho bộ lông mới mọc nhanh hơn, đẹp hơn.
2. Có nên cạo lông máu cho poodle không?
Theo kinh nghiệm đã nuôi poodle nhiều năm, mình thấyKHÔNG NHẤT THIẾT bạn phải cạo lông máu cho poodle, nếu bạn chăm sóc lông tốt, giữ lông chó sạch sẽ, thường xuyên chải lông cho chó thì thật là chẳng cần cạo lông.

Nếu cạo, cũng tốt, hoàn toàn không sao cả, nhưng cần lưu ý : Không cạo lúc thời tiết đang lạnh, thời gian lạnh, chó cần bộ lông để giữ ấm cho cơ thể, nên bạn chỉ nên cạo lông cho chó khi thời tiết mát mẻ. Điều tiếp theo là không cắt quá sát người, bộ lông chó không chỉ đơn giản là để làm đẹp, nó còn sử dụng để giữ ấm và bảo vệ.
Nếu bạn không có thời gian chăm sóc lông poodle, lông bị bết, vón cục bẩn, ... thì bạn nên cạo lông máu cho poodle nhưng mình nhắc lại, cũng không nên cạo quá sát thân. Có thể, bạn chỉ cần tỉa ngắn đi là được.

Và tốt nhất là ngoài 6 tháng bạn mới nên cạo lông máu cho chó, vì thời gian này sức khỏe của chó mới thực sự ổn định. Việc cạo lông cũng có thể gây cho chó stress, vậy nên có thể dẫn tới mệt mỏi và phát sinh bệnh, nếu bạn thực hiện quá sớm (dưới 4 tháng) lúc này đề kháng của chó chưa thực sự tốt (nếu không muốn nói là kém) sẽ rất dễ mắc bệnh khác.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan tới việc cạo lông máu cho chó Poodle, giờ VietDVM.com hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và kinh nghiệm đầy đủ xung quanh vấn đề này. Phần còn lại, tất cả quyết định phụ thuộc vào bạn, hãy nhớ những lư ý (kinh nghiệm) khi cạo lông máu cho poodle nhé.
ChóMèo.vn

Đón đầu CPTPP và EVFTA, các nhà xuất khẩu đang thông qua Triển lãm Food & Hotell 2018, từ ngày 28 đến 30.11 tại Hà Nội, để thâm nhập thị trường thịt Việt Nam, giữa lúc doanh nghiệp Việt còn đang lúng túng trong việc thực thi các quy cách về tiêu chuẩn chất lượng.

Tìm tiêu chuẩn quốc tế cho thịt
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam đang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhưng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn ở vị thế rất thấp so với các ngành hàng khác.
Đang có nhiều công ty, tập đoàn đầu tư vào chăn nuôi như Masan, Phú Gia, Mavin… nhưng chỉ một vài đơn vị có được sản phẩm đạt chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thế nhưng, Việt Nam đến nay vẫn là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sử dụng dạng thịt nóng ngay sau giết mổ. Số liệu giám sát trên diện rộng của ngành nông nghiệp những năm gần đây cho thấy, mặc dù tỉ lệ mẫu vi phạm giảm, nhưng tỉ lệ mẫu vi phạm về các chỉ số vi sinh, ví dụ như E.Coli vượt mức cho phép hay Salmonella (vi khuẩn gây thương hàn) lại ở mức tương đối cao.
Hướng đến sản chất lượng cho sản phẩm trang trại, Bộ Khoa học và Công nghệ, hồi tháng 10 đã ban hành Quyết định số 3087 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát. Song, nếu chiểu theo đúng quy định được nêu trong văn bản này, đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa có một nhà máy nào sản xuất được sản phẩm thịt mát đúng nghĩa.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại họp báo hôm 17.10, thừa nhận, hiện nay chất lượng thịt, nhất là thịt heo, còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại Việt Nam, theo ông Tiệp, Việt Nam đã có các tiêu chuẩn về thịt tươi, thịt muối... nhưng so với các chuẩn mực quốc tế, thịt heo của Việt Nam chưa có tiêu chuẩn mà quốc tế đang áp dụng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta, đặc biệt là đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt. Điều này đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với các công ty chế biến thịt, thúc đẩy nhà sản xuất khép kín chuỗi cung ứng và sản xuất ra các sản phẩm thịt vệ sinh, an toàn, truy xuất được nguồn gốc.
Sẽ cạnh tranh hơn
Ngày một nhiều nhà xuất khẩu tìm kiếm cơ hội kinh doanh sản phẩm thịt tại thị trường Việt Nam. Ryan’s Grocery, công ty đầu tiên mang sản phẩm nông trại, như thịt cừu, thịt bò, thịt heo của Úc tới Singapore, đang tìm kiếm nhà phân phối để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng Việt Nam.
Sản phẩm của Ryan’s Grocery được bày bán ở Úc, nhưng bà Wendy Foo, Giám đốc Ryan’s Grocery, nói rằng, Việt Nam là thị trường tiềm năng, bằng chứng là rất nhiều khách hàng Việt Nam mua sản phẩm thịt của Ryan’s Grocery ở Singapore.
Theo bà Wendy Foo, người tiêu dùng Việt Nam đang tìm kiếm những sản phẩm nông trại chất lượng cao. “Chúng tôi muốn vào Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền”, bà Wendy Foo, cho biết.
CPTPP sẽ là cơ hội để đẩy mạnh thương mại giữa Úc và Việt Nam. Bà Wendy Foo cho rằng khi đó thị trường sẽ cạnh tranh hơn, do nhiều doanh nghiệp thực phẩm của các nước thành viên hiệp định này cũng sẽ đến Việt Nam.
Bà Wendy Foo tự tin rằng Ryan’s Grocery sẽ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam bằng “những sản phẩm chất lượng từ những động vật được đối xử tử tế”. Cạnh đó, việc phổ biến kiến thức về thịt chất lượng và thịt an toàn cho người tiêu dùng cũng nằm trong chương trình hậu mãi.
Việt Nam đang giành được ưu tiên của các nhà sản xuất thực phẩm nhờ tiềm năng phát triển lớn, sức tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm chất lượng cao từ 94 triệu người tiêu dùng cũng như hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Kỳ vọng này là có cơ sở bởi Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn thịt heo từ Tây Ban Nha. Ông José Ramón Godoy, Trưởng ban Quốc tế Tổ chức Liên hiệp Nông nghiệp Thực phẩm của ngành Công nghiệp Thịt bò Tây Ban Nha (Provacuno), tin rằng: “Những tín hiệu tích cực này sẽ lan sang thịt bò”.
Sức tiêu thụ lớn và nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt là việc Việt Nam đang miễn thuế thịt bò Tây Ban Nha trong 3 năm, đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà sản xuất và xuất khẩu thịt bò Tây Ban Nha, theo ông José Ramón Godoy.

Không chỉ tìm hiểu thói quen tiêu dùng, Provacuno đã nghiên cứu chi tiết cung cầu tại thị trường Việt Nam. Thịt bò Úc ngày một tăng sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng nhập lượng lớn thịt bò đông đá từ Ấn Độ, Hồng Kông…
Theo ông José Ramón Godoy, giai đoạn 2011-2017, tại Việt Nam sản xuất thịt bò ở Việt Nam chỉ tăng 6,3%, nhưng tiêu thụ tăng 28,6%, cho thấy cầu đang lớn hơn cung. Trong khi đó, Tây Ban Nha là một trong những nước sản xuất thịt bò lớn nhất ở châu Âu, với sản lượng 650.000 tấn mỗi năm, trong đó sản lượng xuất khẩu là 175.000 tấn/năm.
Một chiến dịch quảng bá sản phẩm để người Việt Nam “dùng thử” đang được phía Tây Ban Nha triển khai. Trong 3 năm tới, các nhà xuất khẩu Tây Ban Nha sẽ thúc đẩy các hoạt động quảng bá sản phẩm tới các nhà nhập khẩu, kênh phân phối, hệ thống các nhà hàng, khách sạn của Việt Nam. Thậm chí, các nhà xuất khẩu đã chuẩn bị 4 xưởng sơ chế cho chiến dịch này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn tất các thủ tục để sớm ký một văn kiện hợp tác với OIE triển khai các ứng dụng kỹ thuật liên quan đến cấp chứng chỉ OIE, phát triển vùng cơ sở an toàn dịch bệnh…
Song, từ thực tế của Việt Nam, điều quan trọng là phải đổi mới trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng như có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các cơ sở giết mổ, các cơ sở vận chuyển và kinh doanh bày bán sản phẩm nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi sinh xuống mức thấp nhất có thể.
Tác giả: Hà Văn
Nguồn tin: nhipcaudautu.vn

Bệnh Viêm hồi tràng trên heo là một trong những bệnh khá phức tạp. Bệnh gây thiệt hại khá nặng nề về mặt kinh tế cho trại vì thường gây chết heo thịt giai đoạn cuối, thậm chí là heo chuẩn bị xuất bán và heo nái tơ. Bởi vậy mà việc chẩn đoán sớm và chính xác mầm bệnh đồng thời đưa ra hướng điều trị đúng, kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra.
Xem thêm:
»› Biểu hiện của heo mắc bệnh Viêm hồi tràng
»› Heo mắc bệnh Balantidium như thế nào?
Tuy nhiên khó khăn trong việc chẩn đoán nằm ở chỗ bệnh có nhiều biểu hiện khá giống với các bệnh tiêu chảy khác trên heo mà đặc biệt trong đó là rất hay nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy trên heo do trùng lông Balantidium coli. Mà hướng điều trị của 2 bệnh này lại hoàn toàn khác nhau nên nếu chẩn đoán nhầm thì sẽ khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa bệnh Viêm hồi tràng và Balantidium coli.
Một số hình ảnh phân biệt bệnh Viêm hồi tràng và Bệnh do Balantidium coli




Như vậy, sự khác nhau chủ yếu giữa 2 bệnh trên bao gồm, một là đối tượng heo bị bệnh; hai là biểu hiện bệnh tích trên ruột và ba là kết quả điều trị chẩn đoán bằng kháng sinh hoàn toàn khác nhau.
VietDVM team

Mô hình chăn nuôi gà đẻ ở Hà Lan đặt "phúc lợi" của gà mái đẻ và toàn bộ gà trong trại lên hàng đầu, với mô hình mới này bạn có thể làm cho năng suất trứng cao hơn mô hình hiện tại hay không? Các nhà chăn nuôi sáng tạo tại trang trại Kipster Hà Lan đã nghĩ như vậy.

Kipster tuyên bố mình là trang trại gia cầm thân thiện với động vật và thân thiện với môi trường nhất trên thế giới, và nó là duy nhất. Mô hình này đặt sức khỏe và phúc lợi của gà mái đẻ ở trung tâm của doanh nghiệp, lộ trình của trại là tiến tới sản xuất theo hướng thương mại quy mô lớn bằng cách tập trung vào việc cải thiện năng suất và chất lượng trứng ở các cấp độ kinh tế, môi trường và xã hội khác nhau.
Tọa lạc tại Castenray ở Hà Lan, Kipster mất hơn bốn năm để hoàn thiện và phát triển mô hình . Bốn doanh nhân người Hà Lan đã phát triển Mô hình này là Styn Claessens, Ruud Zanders, Maurits Groen và Olivier Wegloop.
Ý tưởng đã được kiểm định rất nhiều ( bởi các chuyên gia có ý kiến trái chiều) trên các phương diện: gia cầm, sản phẩm từ gia cầm (trứng), tính bền vững của mô hình, sự “giao tiếp” với nhau giữa những con gà mái.
Họ làm việc cùng nhau 1 cách chặt chẽ với các tổ chức chính, bao gồm Hiệp hội phòng chống tàn ác động vật Hà Lan , Milieudefensie (một tổ chức môi trường Hà Lan) và Urgenda (một tổ chức chuyên về các nền tảng bền vững), để tạo ra hệ thống thân thiện với động vật có tính bền vững nhất có thể.
"Việc nói chuyện và thảo luận với nhau là rất quan trọng, để cùng nhau tìm cách áp dụng các phúc lợi động vật vào trong thực tế" Zanders nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. "
“Gã khổng lồ” bán lẻ Lidl đã được tham gia rất nhiều kể từ đầu, Lidl hỗ trợ Kipster thông qua việc bán hàng và đền bù công bằng. Lidl bắt đầu bán trứng Kipster vào tháng 10 năm 2017.
Hendrix Genetics cũng là một người ủng hộ và là đối tác đáng tự hào của mô hình này, với đàn đầu tiên 24.000 con gà đẻ trắng giống Dekalb được Hendrix Genetics chuyển vào ngôi nhà mới của chúng vào tháng 9 năm ngoái (2017).
Tập trung vào sức khỏe và phúc lợi của gà mái đẻ.
Tại Kipster, gà mái – mà cụ thể là sức khỏe và phúc lợi của nó - là trọng tâm chính. Doanh nhân Ruud Zanders cho rằng, những con gà mái không chỉ là những chiếc máy biết đẻ trứng. Chúng là những động vật có bản năng và nhu cầu và Kipster được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu đó.

Chuồng nuôi được thiết kế dựa trên ý tưởng bắt chước môi trường rừng tự nhiên, tạo ra sân chơi ảo cho gà mái. Có rất nhiều ánh sáng tự nhiên, không khí sạch sẽ và các khu vực để đào bới, nhảy và ẩn náu.
Ngay cả nguồn thức ăn mà họ sử dụng tại Kipster cũng là duy nhất. Nijsen / Granico , một công ty thức ăn chăn nuôi nhỏ ở Hà Lan đã biến những thức ăn thừa của con người thành thức ăn chăn nuôi chất lượng cao.
Bánh waffle, bánh tortilla đóng gói không có nhãn đã được nướng rất ngon và thậm chí là món ăn được yêu thích ở Hà Lan, Bánh stroopwafels, được nghiền ra và chế biến thành thức ăn cho gà mái.

Để giữ cho chuồng nuôi luôn được sạch mầm bệnh, chuồng đã được thiết kế theo cách mà con người có thể tiếp cận mọi góc để làm sạch. Khu vực ngoài trời được bố trí rào chắn và được bao phủ lưới xung quanh, làm giảm thiệt hại từ chuột bọ. Trong trường hợp cần phải nhốt chúng suốt ngày đêm trong trại – ví dụ là do cúm gia cầm trong khu vực - những con gà có thể sẽ được nhốt vào trong trại nhưng vẫn cảm thấy như chúng đang ở bên ngoài.
Các công trình liên quan (ngoài khu chăn nuôi ra) trong mô hình này cũng được thiết kế thân thiện với môi trường. Lượng phát thải amoniac rất thấp (chỉ 0,025kg / con gà), và lượng phát thải hạt bụi mịn đã giảm hơn 90%. Nhà của gà mái Kipster được lợp bởi 1.078 tấm pin năng lượng mặt trời, sản sinh ra nhiều năng lượng hơn mức chúng có thể sử dụng, và trang trại chỉ chạy bằng điện; doanh nghiệp không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Kipster thậm chí còn giải quyết các vấn đề môi trường, chẳng hạn như lượng khí thải carbon còn lại bằng cách vận chuyển sản phẩm của mình theo hình thức đóng gói trứng ngay tại trang trại và giao trực tiếp cho các nhà bán lẻ.
Mỗi tuần, trang trại mời du khách đến trung tâm giáo dục và thông tin của mình để dạy họ về hệ thống hướng tới tương lai của trại. Du khách có thể tham quan một cách an toàn trang trại mà không làm phiền những con gà mái.
Không giống như các trang trại gà đẻ trứng khác, khi gà mái đã sẵn sàng để “nghỉ hưu”, chúng không được bán phá giá ở bên ngoài, nơi chúng có thể phá vỡ thị trường, nhưng thay vào đó nó được chế biến thành các sản phẩm thịt chất lượng cao. Các con gà trống được sử dụng để làm bánh mì kẹp thịt, và sau đó được bán cho Lidl, Zanders giải thích, trong tương lai họ có kế hoạch làm tương tự với gà mái đã đẻ. "Chúng tôi đang xem xét những sản phẩm chúng tôi sẽ làm," ông nói.

Các sản phẩm làm từ gà mái đã đẻ sẽ xuất hiện trên thị trường vào tháng 1 năm 2019. Cùng với trứng của chúng, Kipster cũng dự định bán các sản phẩm thịt cho Lidl. Kế hoạch mở rộng đến trang trại thứ hai cho Lidl cũng đang được thực hiện, Zanders giải thích. “Và chúng tôi dự định ký một số hợp đồng ở hai nước khác ngoài Hà Lan,” ông nói.
Zanders và các cộng sự của ông tại Kipster tin rằng động vật đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng thế giới, nhưng nó phải được thực hiện bền vững hơn. Họ tin rằng khái niệm của họ đang đi đúng hướng bằng cách sử dụng các thực phẩm thừa của con người, và bằng cách vận hành một trang trại trung hòa carbon hơn là một doanh nghiệp góp phần vào việc sản xuất CO2 trên thế giới.
Bằng cách phát triển các sản phẩm làm từ những con gà trống, gà đẻ già và gà đã đẻ loại của trại, đã giúp giải quyết một khía cạnh quan trọng khác của chất thải thực phẩm: việc thải bỏ không cần thiết các sản phẩm gia cầm tiềm năng trong ngành công nghiệp trứng.
"Và nếu bạn coi sức khỏe và phúc lợi của động vật là tủng tâm - không có trung tâm nào khác trong quan điểm của chúng tôi - thì bạn có thể tạo ra một trang trại thân thiện với động vật, thân thiện với môi trường và thân thiện với mọi người", Zanders kết luận. "Vì vậy, không có tiêu chuẩn tối thiểu, nhưng phải có tiêu chuẩn tối đa."
Phạm Nga biên dịch
(nguồn: thepoultrysite)

Theo số liệu của Cục Thống kê, trong nhiều năm liền ngành chăn nuôi heo Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt, nằm trong nhóm 10 nước có ngành chăn nuôi heo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho là ngành này đang đối mặt với tình cảnh “lớn mà không mạnh”.
Mặc dù chăn nuôi heo Việt Nam nằm top 10 thế giới về số lượng con xuất chuồng và sản lượng thịt, nhưng Việt Nam vẫn không có mặt trong Top 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới. Nguyên nhân là do chăn nuôi nhỏ lẻ với vài ba chục heo thịt ở Việt Nam kéo dài trong một thời gian dài và hiện tại vẫn còn tồn tại và chiếm một tỷ lệ khá cao so với các nước xuất khẩu thịt heo.
Nuôi heo thủ công, càng nuôi càng nghèo
Chính vì nuôi nhỏ lẻ nên hầu hết các điểm chăn nuôi heo tổ chức sản xuất thủ công, sử dụng nhiều giống heo chất lượng thấp, chất lượng thức ăn kém... Điều này khiến khả năng sinh sản, sinh trưởng của gia súc chỉ bằng 85%-90% thế giới, hiệu quả kinh tế không cao.

Theo tính toán của người chăn nuôi nông hộ nhỏ, để có một con heo thịt nặng 100 kg xuất chuồng phải bỏ ra từ 3,8-4 triệu đồng chi phí đầu vào. Mức chi phí này quá cao so với các nước khác, làm mất sức cạnh tranh của thịt heo ngay trên thị trường trong nước.
Ngoài ra, hiện hầu hết người chăn nuôi trong nước đang còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất lẫn tiêu thụ, muốn đưa thịt ra thị trường, họ phải tự "bắt mối" và trải qua nhiều khâu trung gian. Điều này khiến giá bán thịt trên thị trường thì cao mà thực tế giá mà người nông dân bán ra rất thấp.
Những yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận từ việc chăn nuôi heo không đủ để bù lại công sức người nông dân bỏ ra. Không những thế, đầu ra còn phụ thuộc nhiều từ thị trường nên khi bị "dội hàng" vì một tác nhân nào đó, đời sống người nông dân lập tức rơi vào tình cảnh bấp bênh.
Thoát nghèo nhờ nuôi theo chuỗi liên kết khép kín
Theo các chuyên gia, để ngành chăn nuôi heo phát triển bền vững, cần chuyển đổi mô hình phát triển từ chú trọng tăng quy mô sang định hướng vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng.
Các chuyên gia đều cho rằng, cần tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng phát huy chuỗi liên kết khép kín, đảm bảo chất lượng thịt từ trang trại đến bàn ăn. Cụ thể là cần chuyển dịch nhanh chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất... Có như vậy mới có thể hạ giá thành, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng của sản phẩm thì nâng cao chất lượng con giống, cần liên kết với các doanh nghiệp để tạo chuỗi liên kết trong chăn nuôi. Doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp con giống chất lượng, thức ăn, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời đảm bảo đầu ra ổn định cho thịt heo.
Một trong những đơn vị đi đầu thực hiện chuỗi khép kín trong chăn nuôi hiện nay là Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Mô hình của họ đã đem đến cho người nông dân cách thức mới trong chăn nuôi heo, hướng người nông dân chăn nuôi theo quy trình công nghiệp, quy mô lớn. Thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế của người nông dân ứng dụng mô hình này rất cao.
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Chúng tôi đang khuyến khích nông dân tham gia chăn nuôi hợp tác, liên kết cùng các công ty nông nghiệp có tiếng. Điều này sẽ giúp người dân đảm bảo được đầu ra của thị trường, tránh tình trạng xấu trong việc biến động thị trường".
Chăn nuôi hợp tác – cách thức chăn nuôi mới
Ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết: "Từ năm 1993, khi C.P. đầu tư vào Việt Nam, chăn nuôi heo theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác được chú trọng và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Trong đó, việc chăn nuôi hợp tác theo mô hình của C.P. Việt Nam giúp bà con thay đổi thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún".
"Với việc đảm bảo từ nguồn thức ăn sạch, con giống tốt, kỹ thuật chăn nuôi theo chuẩn quốc tế, trang trại đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng môi trường, hỗ trợ bà con về kỹ thuật lẫn đầu ra cho sản phẩm... mô hình này không chỉ tạo ra nguồn cung ứng thịt đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi", ông Huy chia sẻ thêm.

Trong chăn nuôi hợp tác, người chăn nuôi bỏ vốn, được C.P. Việt Nam cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vắc-xin và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật chăn nuôi. Tất cả heo nuôi theo mô hình này đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau khi đạt cân nặng hoặc thời gian dự kiến. Việc này giúp người chăn nuôi an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, sản phẩm chất lượng hơn, đầu ra dễ dàng và ít rủi ro hơn.
Bà Lê Thị Tịch (thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng), một nông dân đã thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi heo hợp tác này, cho biết: "Gia đình tôi hiện đang nuôi 350 con heo, hiện mỗi con gần 50 kg. Khoảng 3 tháng nữa, khi heo đạt trên 100 kg/con, doanh nghiệp sẽ về thu mua hết, sau đó tiếp tục thả con giống đợt tiếp theo".
Bà Tịch, nói: "Nếu chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ như trước đây, mỗi khi heo đến kỳ được bán thì hay bị thương lái ép giá, trong khi cám bã không ngừng tăng giá. Vậy nên nhiều rủi ro lắm, may ra thì lời được ít tiền công, còn không thì hòa vốn, hoặc lỗ. Cuộc sống vì vậy cũng rất bấp bênh, lúc nào cũng lo nơm nớp về giá cả, thị trường. Từ khi ký kết với C.P. Việt Nam, chăn nuôi cho họ, gia đình tôi đỡ lo lắng hơn".
- Theo các chuyên gia, chăn nuôi hợp tác là hình thức tất yếu của quá trình phát triển chăn nuôi. Tất cả các nước lớn đều phát triển theo hình thức này. Nuôi hợp tác sẽ tận dụng thời gian nhàn rỗi, sức lao động, chuồng trại của nông dân để phát triển.
- Xu hướng hiện nay là thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro; đồng thời còn giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi.
- Việc sản xuất chuyên nghiệp, liên kết chuỗi sẽ tránh được trường hợp người nông dân lao đao vì heo rớt giá, người tiêu dùng thì hoài nghi chính sản phẩm của người Việt làm ra vì không có rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nguồn tin: Báo Người Lao Động
Tác Giả: Long Giang

Bệnh viêm hồi tràng hay viêm ruột tăng sinh trên heo do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra với 4 thể bệnh là:
• Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)
• Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA).
• Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)
• Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)
Trong đó có 2 thể bệnh chính là PHE và PIA, hai trường hợp còn lại gồm NE và RI thường là biến chứng từ một trong 2 thể bệnh trên. Tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của mỗi thể bệnh trên là hoàn toàn khác nhau nên khi mô tả chúng ta cần mô tả một cách riêng biệt cả 4 thể bệnh trên.
Xem thêm:
»› Cập nhật về bệnh viêm hồi tràng trên heo
»› Tìm hiển cơ bản về bệnh viêm hồi tràng trên heo
1. Bệnh viêm hồi tràng: Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA)
PIA có khuynh hướng xuất hiện ở heo con đang phát triển, đặc biệt là từ 6-8 tuần tuổi và kéo dài đến khi kết thúc đàn hơn 3 tháng tuổi. Biểu hiện điển hình là heo tiêu chảy phân nhão và có màu xi măng chứ không phải lỏng như nước (xem ảnh dưới đây)

Trong một số trường hợp, rối loạn đường ruột nhẹ đến nỗi phân hầu như không khác thường là mấy. Khi đó, bệnh chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của heo – gọi là bệnh cận lâm sàng cổ điển. Kết quả là trong đàn xuất hiện những heo còi cọc và tăng trưởng chậm hơn hẳn gây ra sự chênh lệch về thể trạng khá lớn trong đàn và hay nhầm với hội chứng còi cọc trên heo do Circovirus (xem ảnh sau).

Khi heo nhiễm bệnh, thành ruột non (đoạn cuối ruột non - hồi tràng) và thành ruột già (đoạn đầu ruột già - manh tràng) trở nên dày hơn (xem chi tiết trong ảnh dưới đây) và khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần trở lên sẽ gây ra hiện tượng mất máu mãn tính cà tiêu chảy.
Cuối cùng, heo sẽ khỏi bệnh trong hầu hết trường hợp nhưng rất còi cọc và thường trại buộc phải loại bỏ những heo này để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hiếm thấy trường hợp nào heo bị PIA không có biến chứng mà lại dẫn đến tử vong.

Trong nhiều trang trại mà nhất là những trại có heo bệnh trên 10 tuần tuổi thường tìm thấy các mầm bệnh kế phát khác như xoắn khuẩn Sprirocaetes, Salmonella, Yersinia…Khi đó hiện tượng viêm lan xuống cả ruột già và thường gọi là viêm đại tràng.

Các mầm bệnh kế phát này thường sẽ làm thay đổi đặc tính tiêu chảy của bệnh và trong một số trường hợp nó sẽ gây xuât huyết ruột và giết chết heo.
2. Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE).
Thành niêm mạc ruột đoạn hồi tràng dày lên và lồi lõm rất giống với bệnh viêm ruột hoại tử do Salmonella gây ra nhưng điểm khác là giới hạn viêm thường không vượt ra ngoài đoạn hồi tràng (xem thêm chi tiết ở ba ảnh sau).



3. Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)
Mỗi đoạn của hồi tràng sẽ bị tổn thương theo một kiểu khác nhau. Đoạn thì bị hoại tử nhưng có đoạn lại chỉ bị tăng sinh dày lên. Đây là thể bệnh ít gặp và thường là do biến chứng của các thể khác gây nên.

4. Bệnh viêm hồi tràng: Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)
Đây là thể bệnh nặng nhất và gặp nhiều nhất trong thực tế. Thường khi phát hiện ra thì heo đã chết nhưng cũng có trường hợp heo bệnh còn sống với các biểu hiện heo nhợt nhạt, ủ rũ, phân đen trông như hắc ín và có mùi hôi (biểu hiện này không thể chẩn đoán lâm sàng được với bệnh loét dạ dày).
Khi mổ khám heo bệnh, phần cuối ruột non và đầu ruột già được lấp đầy bằng những cục máu đông dài như sợi dây nằm gọn tỏng ruột có hình ảnh minh họa. Phần phân đen như hắc ín thì nằm phía đoạn ruột già dưới chỗ có máu đông.

Thành ruột phần hồi tràng có thể dày lên nhưng bề mặt lớp niêm mạc thường bị trầy xước và viêm loét. Chỗ xuất huyết trên niêm mạc ruột thường không nhìn thấy được bằng mắt thường
Cơ chế cụ thể dẫn đến các triệu chứng bệnh tích lâm sàng của PHE đến nay vẫn là một bí ẩn với các nhà khoa học nhưng hiện tại được lý giải theo 2 hướng như sau:
- Một là do những con heo sạch bệnh gặp phải một lượng mầm bệnh quá dày đặc.
- Hai là do có thể trước đó heo đã bị nhiễm bệnh và bây giờ bị lại nên bệnh phát triển thành phản ứng quá cấp tính gây ra những tổn thương như trên.
PHE thường xảy ra lẻ tẻ trong đàn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà đặc biệt là vào mùa lạnh và trên những con heo mới được nhập về để thay thế đàn gần đây.
Dưới đây là một số hình ảnh triệu chứng, bệnh tích lâm sàng khác của bệnh.





Trên đây VietDVM đã giới thiệu một số hình ảnh về biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bệnh tích của 4 thể bệnh của Bệnh viêm hồi tràng trên heo.
VietDVM team
(bài viết có sử dụng tư liệu hình ảnh của
các đồng nghiệp và độc giả cung cấp)

Bộ NNPTNT sẽ dự báo tốt hơn về chăn nuôi
“Chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn, nhưng bên cạnh đó số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp cũng đang ngày càng tăng. Các DN này sẽ trở thành xương sống cùng các HTX phối hợp với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên.
Thưa ông, vừa qua Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Chăn nuôi, ông có thể nói rõ thêm về những điểm mấu chốt, đáng chú ý nhất của Luật này?
Đây là luật thứ 4 của ngành nông nghiệp được Quốc hội thông qua sau hơn 2 năm làm việc rất tích cực và quyết liệt. Cùng với các luật về Trồng trọt, Thủy sản, Lâm nghiệp, Luật chăn nuôi sẽ tạo môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển theo chuỗi ngành hàng, khẳng định chăn nuôi là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng.

Cơ cấu của Luật có 8 chương với 83 điều, xuyên suốt từ giải thích từ ngữ, cơ chế chính sách, giống, thức ăn, điều kiện chăn nuôi, chăn nuôi động vật khác, giết mổ, thị trường… Những quy định đều rất thông thoáng, có lĩnh vực phải kiểm soát chặt chẽ, có cái hậu kiểm. Ví dụ không chỉ công nhận giống mà công nhận cả dòng, và chỉ giống mới phải mang đi khảo nghiệm, còn những sản phẩm của đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước không phải khảo nghiệm nữa. Giá trị của dòng giống cũng không có giới hạn bao nhiêu năm. Các thủ tục hành chính công nhận dòng giống, cơ sở sản xuất đã được giảm đi rất nhiều.
Về thức ăn chăn nuôi, các loại thức ăn truyền thống, tự trộn, đặt hàng và thức ăn thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) đều được quy định chặt chẽ. Riêng phần thức ăn bổ sung chiếm 5% thì phải kiểm soát chặt, phần nguyên liệu chiếm 95% thì tăng cường hậu kiểm.
Điều kiện sản xuất thức ăn, ngoài quy định ở Điều 38 còn có quy định chi tiết giao Chính phủ ra nghị định để làm sao cơ sở sản xuất thức ăn phải đảm bảo yêu cầu, tránh tình trạng sản xuất thức ăn kiểu cuốc xẻng.
Về chăn nuôi động vật khác, ngoài những loại động vật đã được quy định trong danh mục của Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học thì mới đây chúng ta đã đưa vào quy định con ong mật, chim yến, hươu. Riêng con hươu hiện đang trong danh mục quản lý của ngành lâm nghiệp, như ng tới 1/1/2019 Luật Lâm nghiệp sửa đổi thì chúng ta sẽ rút con hươu ra khỏi danh mục và đưa vào Luật Chăn nuôi. Hiện nay con hươu đã được người dân nuôi khá phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cao.
Một cái mới nữa là quy định đối xử nhân đạo với động vật. Với Việt Nam là mới nhưng trên thế giới đã thực hiện khá rộng rãi, ta cần học tập để phù hợp với xu thế hội nhập. Theo đó, việc đối xử nhân đạo với động vật trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển đều được quy định rõ.
Về việc di dời các cơ sở chăn nuôi, phần thuộc khu vực cấm sau 5 năm phải hạn chế và di dời, còn những nơi không đảm bảo về khoảng cách, không có giải pháp về mặt công nghệ thì sẽ phải giảm quy mô, hoặc di dời.
Về chính sách, dự thảo Luật có đưa vào việc dự trữ, nhưng Ủy ban TVQH đã có ý kiến tùy từng thời điểm mới áp dụng. Ngoài ra, về vấn đề giết mổ, chế biến, những năm gần đây đã có một số tập đoàn tham gia lĩnh vực này nhưng chưa nhiều và còn khá bất cập, do đó Luật cũng quy định theo hướng có những ưu đãi nhất định nhằm khuyến khích doanh nghiệp (DN) tham gia giết mổ, chế biến.
Đó là những nội dung xuyên suốt toàn bộ 8 chương và nhận được sự ủng hộ cao của Quốc hội.

Ông có đánh giá thế nào về ý nghĩa của Luật này đối với quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp?
Chăn nuôi hiện nay vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, khoảng 4-6%/năm; giá trị ngành chăn nuôi khoảng 250.000 tỷ đồng, chiếm 5-6% GDP của cả nước. Trung bình mỗi năm, nước ta sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn thịt, 10 tỷ quả trứng, 9.000 tấn sữa.
Tính bình quân đầu người thì tương đối cao, nhưng thực tế ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế do quy mô nhỏ lẻ, số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng còn khiêm tốn.
Tin rằng khi luật ra đời, với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự tham gia ngày càng nhiều của DN thì tỷ trọng của ngành sẽ có sự dịch chuyển, chất lượng sản phẩm được nâng lên, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm đi. Chuỗi chăn nuôi sẽ dần đáp ứng được các thị trường xuất khẩu có tiềm năng.
Hiện nay, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch rất tích cực gắn với tái cơ cấu, ví dụ như vừa qua tại Nam Định đã khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn của Nhà máy Biển Đông DHS có quy mô lớn nhất miền Bắc, sắp tới là nhà máy giết mổ của Masan ở Hà Nam, rồi nhà máy của C.P ở Yên Nghĩa; một số nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu ở phía Nam…

Như ông vừa nói, chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu có quy mô nông hộ, trong khi chỉ còn hơn 1 năm nữa Luật Chăn nuôi sẽ có hiệu lực (ngày 1/1/2019). Liệu những hộ chăn nuôi có đủ thời gian để thích nghi được với các quy định mới trong luật?
Khi thiết kế luật, chúng ta đều phải tính đến thời kì quá độ. Thực tế là số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đang còn rất nhiều, sinh kế của bà con dựa cả vào đó. Những quy định của chúng ta mang tính chất định hướng, còn các yếu tố thị trường, DN, Nhà nước, cơ chế chính sách vẫn phải có bước đệm để họ dần chuyển đổi. Do đó khi luật ra đời chăn nuôi nông hộ chưa bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nông hộ cũng đang có sự thay đổi tích cực trong việc tiếp cận công nghệ kỹ thuật mới, giống, quy mô để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là tín hiệu tốt để luật đi vào thực tiễn.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng chính sách điều hành ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng hiện nay vẫn đang chạy theo thị trường nên thường lúng túng khi thị trường có biến động. Vậy luật mới ra đời có giải quyết được hạn chế này?
Luật có một điều quy định về thị trường, đó là giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương có dự báo hàng năm, có thông tin thị trường hàng tháng. Một bài học kinh nghiệm trong thời gian qua là sức sản xuất của nông nghiệp nước ta rất lớn, nhưng dự báo cung cầu chưa sát, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới, khi các cửa khẩu kiểm soát chặt chẽ không cho xuất khẩu lợn sống thì diễn ra một sự ngưng trệ tại thị trường trong nước, khiến giá giảm sâu.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, ngoài việc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác, 2 Bộ sẽ có dự báo để người chăn nuôi căn cứ vào đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Tuy nhiên thời gian qua, sự thể hiện vai trò của 2 Bộ trong việc điều tiết thị trường chưa rõ lắm, thậm chí là bị động? Chúng ta có công cụ nào giám sát để biết rằng 2 Bộ đang phối hợp tốt nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng giá của một số loại nông sản?
Không phải 2 Bộ không phối hợp tốt, mà do công cụ phối hợp, quy định và thiết chế để phối hợp trước đây chưa có. Bây giờ Luật đã quy định rõ thì việc phối hợp sẽ được thực hiện chặt chẽ và nhuần nhuyễn. Chắc chắn tới đây sự phối hợp giữa hai bên sẽ có tác động cả về quy mô và tổ chức sản xuất.
Xin cảm ơn ông!
- Chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn, nhưng số lượng DN tham gia vào nông nghiệp cũng đang tăng gấp 3 lần, trong đó có rất nhiều DN lớn như TH truemilk, Dabaco, Vingroup, De heus, Masan… Những DN lớn này sẽ trở thành xương sống, cùng các HTX phối hợp với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn.
- Tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không phải là yếu thế, mà đang mở cánh cửa cho nông sản Việt Nam cải thiện và phát triển các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Việc hội nhập chúng ta coi đó là thách thức, nhưng đã có lực lượng tiếp cận một cách chủ động, tự tin.
- Thực tế, nhiều DN đã có thời gian tích tụ tư bản tương đối lâu, ví dụ như Vinamilk đâu chỉ phát triển ở trong nước mà đã đầu tư nhiều ra thị trường nước ngoài. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay chính là phải đầu tư công nghệ cao để tăng giá trị, hạ giá thành thì mới cạnh tranh tốt được
Nguồn tin: Báo Dân Việt
Tác giả: Minh Huệ

Công ty CP Lebio tuyển dụng nhân sự mới
Công ty CP Lebio có địa chỉ tại nhà số 1, lô a1, khu đô thị mới Đại Kim, Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội cần tuyển dụng:

Vị trí ứng tuyển: Nhân viên Sale( Bán hàng Online, Offline, ứng dụng công nghệ 4.0)
Địa điểm làm việc: tại Hà Nội
Yêu cầu:
- Các bạn Nữ tốt nghiệp các chuyên ngành sau:
- Ưu tiên các bạn tốt nghiệp bác sĩ Thú y, kĩ sư chăn nuôi, kĩ sư công nghệ sinh học.
- Kĩ sư nông học, bảo quản chế biến
- Cử nhân các ngành kinh tế xã hội.
- Có khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt, kỹ năng văn phòng thành thạo.
- Quan tâm đến nền nông nghiệp sạch, kiên trì, cầu tiến.
Mô tả công việc:
- Tư vấn, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nền nông nghiệp sạch của Công ty
- Tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật chăn nuôi theo hướng sạch và an toàn sinh học.
- Tư vấn sử dụng thức ăn chăn nuôi vi sinh tạo ra chất lượng thịt sạch
- Tư vấn sử dụng các hoạt chất sinh học thay thế kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh
- Nắm bắt nhu cầu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh
- Tổ chức hội nghị, hội thảo tập huấn kĩ thuật và giới thiệu sản phẩm
Quyền lợi:
- Được làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp
- Được đào tạo về kĩ năng bán hàng và kĩ thuật chuyên môn
- Cơ hội thăng tiến cao, đánh giá công việc qua năng lực và hiệu quả công việc
Lương thưởng:
Lương cơ bản+ doanh số+ công tác phí+ các chế độ bảo hiểm và phụ cấp khác…
Liên hệ:
Liên hệ qua điện thoại:
- Mr. Tú : 0978629978
- Mr. Lộc: 0984023568
Vui lòng gửi Cv qua mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Bạn có muốn xem thêm!!!
- Các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi thú y tuyển dụng nhân viên
- Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên kinh doanh nguyên liệu phụ gia
- Lựa chọn công việc ngành chăn nuôi thú y tại các tỉnh thành trên cả nước
Thông tin được chia sẻ
Ms. Nguyễn Thị Thanh

Chó Poodle có hôi không?
Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây có lẽ là vấn đề nhiều bạn quan tâm nhất.
Hôm nay, cùng VietDVM.com tìm hiểu xem liệu chó poodle có hôi không nhé!
1. Khái quát về giống chó poodle.
Poodle là một trong những giống chó phổ biến nhất tại Việt Nam. Một trong những giống chó lông xoăn, với tính cách nhanh nhẹn, quấn chủ, thông minh và rất đáng yêu.
Gồm 5 kích thước khác nhau : Standar Poodle, Mini Poodle, Toy Poodle, Tiny Poodle & Teacup. Tuy nhiên Standar poodle ít phổ biến ở Việt Nam

Giá Poodle dao động trong khoảng 2,5 triệu - 5 triệu (mức giá trung bình để các bạn tham khảo).
Poodle là giống chó tương đối dễ nuôi, dễ huấn luyện, lông dài & Xoăn. Phù hợp với nuôi trong nhà, căn hộ nhỏ, và kể cả những gia đình có con nhỏ.
»› Xem thêm : 7 điều bạn chắc chắn phải biết về giống chó poodle
2. Chó Poodle có hôi không?
Đoạn này thì VietDVM.com chia sẻ với các bạn là TẤT CẢ CÁC GIỐNG CHÓ ĐỀU HÔI. Chỉ có mùi hôi ít hay nhiều, và thời gian hôi lại sau tắm là bao lâu thôi.

Riêng với Poodle - có thể nói poodle là giống chó ít hôi nhất và cũng cực ít rụng lông. Thông thường, sau khi tắm chừng 3-4 ngày thì bạn mới bắt đầu ngửi thấy mùi hôi từ chó. Tất nhiên vẫn có trường hợp bạn vừa tắm xong đã thấy chó của mình hôi rồi.
Việc chó poodle mất bao nhiêu lâu sẽ hôi lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố : Chó sạch hay bẩn, chỗ ở có sạch không, chỗ chơi có sạch không, chó có vận động nhiều không.... Càng sạch thì thời gian hôi càng ít.
3. Có cách nào để giảm mùi hôi cho chó poodle không?
Tất nhiên là có rồi đúng không bạn? - Hiện nay, các loại sữa tắm giành riêng cho chó poodle đều rất thơm, và có thời gian lưu hương thơm tương đối lâu, vậy nên cũng giảm đáng kể mùi hôi trên chó.
Ngoài ra, còn có một số loại nước hoa sức giảm mùi hôi trên chó bạn có thể sử dụng cho poodle nhà mình.

Vào mùa đông, không thể tắm nhiều, bạn nên tắm khô cho chó, như thế cũng hoàn toàn có thể giảm mùi hôi trên poodle hiệu quả.
Một cách khác nữa giúp giảm mùi hôi trên chó Poodle là luôn giữ cho bộ lông chó sạch sẽ. Tránh ẩm ướt, đồng thời tránh đi chơi ở những nơi bụi bặm, hoặc tránh những nơi ẩm ướt. Thường xuyên chải lông cho chó giúp cho bộ lông sạch, ít sơ rối, chó đẹp hơn và cũng giảm mùi hôi cho poodle.
Còn một cách khác nữa, cũng ít bạn biết đó là vắt tuyến hôi cho chó. Tuyến hôi ở ngay phía dưới hậu môn của chó, các bạn chỉ cần cho giấy vào tay và vuốt ngược từ dưới lên (xem kỹ thuật ở Video). Cách này thường ít bạn áp dụng hoặc sử dụng ở phòng khám.
Giờ chắc chắn là các bạn đã biết chó poodle có hôi không rồi & cũng đã nắm được cách giúp giảm mùi hôi trên chó poodle. Hy vọng kinh nghiệm này sẽ giúp được các bạn trong quá trình chăm sóc poodle
Nuôi chó, đừng hy vọng chó không hôi. Nếu sợ hôi, xin đừng nuôi chó.
ChóMèo.vn