Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu trong năm 2013 có giá trị 14.9 tỷ USD ước tính tới năm 2020 sẽ đạt 20 tỷ USD.

Theo một báo cáo mới nhất về nghiên cứu những thị trường lớn (BMR) sự gia tăng tiêu thụ thịt toàn cầu là yếu tố chính gia tăng nhu cầu thức ăn chăn nuôi và chất phụ gia thức ăn chăn nuôi trên thị trường.

 

Nhu cầu về thịt có chi phí thấp và giá trị dinh dưỡng cao trên toàn thế giới là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển.

Phụ gia thức ăn chăn nuôi làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi đồng thời chất lượng thịt cũng được cải thiện. Đó là tác động tích cực của các chất phụ gia khi được bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.

 


Ở Châu Á Thái Bình Dương và LAMEA (Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi) đây là những khu vực đang đòi hỏi rất nhiều sản phẩm thịt có chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu ở chính khu vực này. Các yếu tố khác nhau chi phối hoạt động thị trường đó là mối quan tâm về chất lượng thịt và sự an toàn của các sản phẩm chế biến từ thịt với người tiêu dùng, sau khi một loạt các dịch bệnh bùng phát thời gian gần đây đã buộc các nhà sản xuất thịt tập trung vào chất lượng thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho vật nuôi. Những thay đổi về luật trên toàn thế giới có tác động không tốt đến thị trường thịt thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển.


Các phân khúc vật nuôi của thị trường thức ăn chăn nuôi được phân chia gồm có heo, hải sản, gia súc, gia cầm.
Gia cầm đang là phân khúc có doanh thu cao nhất. Điều này là do nhu cầu ở các nước đang phát triển tăng nhanh chóng, đây cũng là khu vực sản xuất thịt gia cầm cao nhất.


Các ưu đãi về chính sách tại những thị trường này đã góp phần vào sự gia tăng nhu cầu và khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào thị trường này, do dó làm thị trường ở đây có tính cạnh tranh khá cao.


Các hạn chế lớn của thị trường này là sự khác biệt trong quy định giữa các quốc gia có ảnh hưởng xấu đến thị trường thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển. Nhu cầu phát triển ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương cho thức ăn chăn nuôi và các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi là do sự gia tăng sản xuất thịt và xuất khẩu đang chứng to đây là một thị trường có tiềm năng to lớn.

 

Ga_8xx tổng hợp

LMLM-han-quoc

Ngày 07 tháng 08 vừa qua, một ca bệnh lở mồm long móng (LMLM) mới đã được phát hiện và xác nhận tại một trang trại ở Hàn Quốc. Tổng cộng có 120 con heo trong 1 trang trại nằm tại Hapcheon cách Seoul 350km xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như què đột ngột, mụn nước đóng vảy xung quanh miệng và bàn chân, theo báo cáo của Yonhap News.

 

Theo bộ nông nghiệp thực phẩm và nông thôn Hàn Quốc, toàn bộ số heo nhiễm bệnh đã được tiêu hủy.

 

Đây là đợt dịch thứ 3 tại Hàn Quốc với các báo cáo đầu tiên là từ 1 trang trại ở Uiseong vào cuối tháng trước.

 

Các ổ dịch LMLM cuối cùng tại nước này trong năm 2011 đã dẫn đến việc phải tiêu hủy gần 3,5 triệu gia súc bao gồm lợn, bò và cừu tương đương với mức thiệt hại lên đến 2640 triệu USD.

 

Để ngăn chặn một đợt bùng phát dịch mới, tất cả các trang trại ở Hàn Quốc đã được chỉ thị phải tiêm chủng vacine LMLM cho 100% số gia súc trong trại của mình. Và hình phạt cũng đã được ấn định cho những ai từ chối tiêm vaccine do vấn đề chi phí hay lo ngại ảnh hưởng đến chât lượng thịt.

 

 

Theo thepigsite.

 

 

Theo cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tính đến ngày 10/8, dịch lở mồm, long móng (LMLM) xảy ra trên 6 xã thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An vẫn chưa hết. Vì vậy vẫn còn nguy cơ lây lan sang địa bàn khác.

 

lmlm-na

 

Theo Cục Thú y, sau thời gian dài 3 loại dịch bệnh gồm: Cúm gia cầm, LMLM và tai xanh đã sạch bóng trên cả nước, thì cuối tháng 7 dịch LMLM đã xuất hiện lại trên đàn gia súc tại Nghệ An.


Dịch đã xảy ra tại 25 bản thuộc 6 xã: Lục Dạ, Yên Khê, Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức và Thạch Ngàn (huyện Con Cuông). Tổng số gia súc mắc bệnh là 121 con trâu bò gồm 7 con trâu và 114 con bò. Chi cục Thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đã cấp 20.000 liều vắc xin LMLM để triển khai tiêm phòng bao vây ổ dịch.


Trước đó, 30/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3583/QĐ-UBND về việc công bố dịch LMLM trên địa bàn trên địa bàn huyện Con Cuông và vùng uy hiếp tại các xã Đỉnh Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn, huyện Anh Sơn.


Đến nay, dịch LMLM xảy ra ở tỉnh Nghệ An chưa qua 21 ngày. Các đoàn công tác của Cục Thú y tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương.

 

Theo cục thú y

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Liên Bang Nga và Liên minh Hải quan đối với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam.

 

ảnh: Tổng cục thủy sản

 

Trong đó có 5 doanh nghiệp chế biến cá tra đông lạnh gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương-Vĩnh Long, Công ty cổ phần Hùng Vương, Nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lâm Thủy sản Bến Tre, Công ty cổ phần Chế biến Thủy hải sản Hiệp Thanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá; và 2 doanh nghiệm chế biến tôm đông lạnh là Công ty Cổ phần hải sản Minh Phú và Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản Minh Quý.

 

Vào hồi đầu năm nay (ngày 31/01/2014), Nga đã công bố lệnh tạm ngừng nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng thủy sản trong đó có cá tra từ Việt nam với lý do không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà cụ thể là "không kiểm soát việc áp dụng kháng khuẩn" và "có sử dụng chế phẩm kích thích tố" (theo kết quả từ cuộc kiểm tra 8 nhà máy chế biến, hai trang trại nuôi cá tra và hai phòng thí nghiệm tại VN được phía Nga công bố).

 

Theo như Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, có 602 doanh nghiệp Việt Nam đã được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu sang châu Âu nhưng Nga chỉ chấp nhận có 34 công ty.

 

Điều đáng nói hơn là Nga đã tạm ngưng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp: 2008, 2012, 2013 với lý do an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Bởi vậy nên tuy lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đã được gỡ bỏ nhưng NAFIQAD vẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, Liên Bang Nga và liên minh hải quan đồng thời làm việc chặt chẽ với các nhà nhập khẩu phía Nga để tránh tình trạng hàng hóa xuất sang bị trả lại do không đạt yêu cầu.

 

 

Hoa đá tổng hợp.

 

Tình hình căng thẳng ở Ukraine hiện nay đã dẫn đến việc Nga cấm nhập khẩu các thực phẩm, bao gồm cả gia cầm, từ một số quốc gia, động thái này có ảnh hưởng lớn tới đời sống của ngươi dân nga và rất nhiều những đối tác kinh doanh ở nước này. “thực phẩm không được sử dụng như là một công cụ mặc cả chính trị” Jackie Linden nói.

 

ukraina


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố một lệnh cấm nhập khẩu cấc mặt hàng nông sản và thực phẩm từ các nước như, Mỹ, EU, Canada, Úc và Nauy đây là một trong số nhiều biện pháp trả đũa đối với lệnh trừng phạt được Mỹ và phương Tây áp đặt với quốc gia này,
Chính phủ Nga đã thông qua một danh sách các sản phẩm thực phẩm có hiệu lực ngay lập tức bao gồm thịt bò, thịt lợn, gia cẩm, cá, phô mai, sữa, trái cây và râu quả nhập khẩu từ Mỹ, EU, Canada, Úc và Nauy lệnh cấm có hiệu lực 1 năm kể từ ngày 07/08.


Các tổ chức về gia cầm, hội đồng gia cầm quốc gia Hoa Kỳ và hội đồng xuất nhập khẩu trứng nhận xét rằng họ không mong đợi một lệnh cấm nhập khẩu gia cầm của Nga đối với Mỹ nó sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp gia cầm của nước này. Chủ tịch của Farm Burea Federation (tổ chức về nông nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ) nói “đây rõ ràng là động thái chính trị. Thật không may là những kẻ thua cuộc lớn nhất sẽ là người tiêu dùng Nga, những người sẽ phải trả thêm tiền cho thực phẩm của họ bây giờ cũng như thời gian dài sắp tới.


Một phát ngôn viên của Nhà Trắng nhận xét “Gây khó khăn cho các công ty phương Tây hoặc các nước khác sẽ tăng cường cô lập Nga với quốc tế, gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế Nga”.


Nga cũng đã đạt được một số thỏa thuận với các quốc gia Nam Mỹ để tăng xuất khẩu. Brazil và argentina đề đã tiếp cận với Nga với mục đích đáp ứng nhu cầu thịt gia cầm.


Tại Hoa Kỳ tuần trước cơ quan An Toàn và Kiểm Tra Thực phẩm đã công bố một bước tiến quan trọng trong việc đưa ra các sản phẩm thịt gà và gà tây an toàn hơn cho người tiêu dùng Mỹ. Các công ty về gia cầm sẽ phải đáp ứng yêu cầu mới để kiểm soát vi khuẩn Salmonella và CampyloBacter lên đến 5.000 bệnh do thực phẩm sẽ được ngăn ngừa mỗi năm là kết quả của hệ thống kiểm tra mới này, một hệ thống mà dựa trên cơ sở khoa học.

Ngoài ra về an toàn thực phẩm một cuộc khảo sát mới campylobacter trên gà mua tại cửa hàng mới tại Anh cho thấy 59% các mẫu dương tính với campylobaction.

 

 

Ga_8xx tổng hợp

Trong tuần đầu của tháng 08 vừa quá thị trường giá cả miền Bắc nước ta có xu hướng giảm nhẹ. Theo một số nguồn tin chúng tôi nhận được nguyên nhân của sự giảm nhẹ đó là do nhu cầu tiêu thụ trong dân đang giảm dần do bước vào tháng 07 âm lịch, cùng với đó do nhu cầu bán heo, gà của người chăn nuôi tăng mạnh nên một số vùng có sự giảm cục bộ dẫn tới thị trường chung trong tháng giảm nhẹ. Tại thị trường miền Bắc phóng viên của chúng tôi đã tổng hợp được thông tin giá cả của một số sản phẩm chăn nuôi như sau. 

 gia-thang-08

 

 

 

Giá cả thị trường tuần đầu tháng 08-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 50.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp  44.000 đ/kg
 Heo lai 39.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

 Gà thịt công nghiệp  40.000 đ/kg
 Gà lông màu  70.000 đ/kg
 Gà lai chọi  100.000 đ/kg

   

Trứng gà

 Gà công nghiệp (trứng đỏ) 2.200 đ/quả
 Gà ai cập trắng  2.950đ /quả
 Gà ai cập hoa mơ 3.000 đ/quả 
 Vịt thịt  Vịt bầu cánh trắng  42.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn  4.500 đ/quả
 Trứng thường 3.000 đ/quả

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 10.000đ - 15.000đ/con
Heo Heo siêu 1.2triệu - 1.5triệu/con
Heo lai 50.000 - 55.000đ/kg

 

 

Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
              -Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao
              -Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg

     Ga_8xx 

Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)  là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh. Bệnh do virus herpes gây ra, bệnh xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi . . . chim, ngỗng cũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao. Bệnh không lây sang người tuy nhiên virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi để lây lan nhanh chóng.

 

»› Lịch vaccine cho gà đẻ hiệu quả?


Herpesvirus gây bệnh trên gà


Virus gây bệnh ILT là herpes virus khi xâm nhập vào vật chủ virus nhân lên nhanh chóng tại niêm mạc đường hô hấp trên (khí quản) gây hiện tượng khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.


Virus chết rất nhanh trong điều kiện môi trường thông thường nhưng trong môi trường phân gà hay trong mô nhiễm bệnh virus có thể tồn tại tới 100 ngày. Khi ở nhiệt độ âm virus vẫn có thể tồn tại trong nhiều tháng.


Có thể tiêu diệt virus bằng các chất sát trùng thông thường như Iod, foocmon, HCl . . .



Gà khó thở

 

 

Dấu hiệu của bệnh


Bệnh xuất hiện với các triệu chứng đầu tiên khi gà nhiễm bệnh 5 – 12 ngày.


Gà có biểu hiện giảm ăn, giảm sức sản xuất (giảm trứng, giảm tăng trọng) xù lông, ủ rũ.


Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi.


Thở khó, hay vẩy mỏ, vươn lên cao để thở.


Quan sát chuồng nuôi thấy có các vết máu trên tường, lồng nuôi, mỏ gà cũng có xuất hiện các vệt máu khô.


Có xuất hiện gà chết ban đầu ít sau tăng dần tùy thuộc mức độ trầm trọng của bệnh

 

 

 

Mổ khám gà chết


+ Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.
+Phổi bình thường

Khí quản xuất huyết

 

Khó khăn khi kiểm soát ILT do các nguyên nhân sau


ILT là bệnh rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.


Lây lan qua nhà cung cấp con giống.


Lây lan qua không khí.


Lây qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi.


Lây qua quần áo, dày dép của người tiếp súc với mầm bệnh.


Làm vaccine phòng bệnh không phải lúc nào cũng cho hiệu quả cao.


Gia cầm sau khi đã được điều trị khỏi bệnh vẫn tiếp tục bài thải mầm bệnh ra môi trường, do vậy việc ILT tái bùng phát tại các trại đã nhiễm bệnh trong cùng một lứa nuôi là rất cao.

 


Nhận biết bệnh ILT


+ ILT ít khi sảy ra với gà nhỏ hơn 18 tuần tuổi, thường xảy ra mạnh ở gà mái đặc biệt gà mái hậu bị .

+ Cần quan sát kỹ chuồng nuôi khi gà có các biểu hiện khó thở, cần phát hiện sớm các vết máu trên tường, lồng nuôi, trên mỏ gà.

+ Mổ khám gà chết để phát hiện các bệnh tích điển hình như xuất huyết tại khí quản, có dịch tiết màu vàng.

+ Sử dụng các biện pháp chẩn đoán trên phòng thí nghiệm để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết. Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô, dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…

 

 


Ngăn chặn và kiểm soát bệnh


Cần có một kế hoạch an toàn sinh học nghiêm ngặt và cần có sự cam kết thực hiện điều đó của tất cả các công nhân và các bộ phận khác của trại.


Có bố trí hố sát trùng ở cổng trại và các hố sát trùng tại mỗi dãy chuồng nuôi.


Không cho phép người lạ có thể tiếp xúc với gia cầm trong trại cũng như ra vào khu vực trại.


Khử trùng và cách ly nghiêm ngặt khi có sự ra vào trại.


Hạn chế tối đa việc lưu thông xe trong khu vực trại.


Cần tham khảo nhanh chóng ý kiến của bác sỹ thú y khi có gà chết, hay khi có những biểu hiện bất thường của đàn gà.


Chỉ mua con giống tại các cơ sở sản xuất uy tín.


Giảm tối đa có thể các động vật (chó, mèo, động vât ngặm nhấm, chim hoang dã) lưu thông trong trại.


Tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi


Cần xử lý gà chết cẩn thận trước khi đem chôn.


Làm vaccine đầy đủ vẫn là giải pháp phòng bệnh tốt nhất.

 


Xử lý khi xảy ra dịch.


Khi đàn gà có những dấu hiệu suy giảm sức khỏe ta cần tăng cường theo dõi để sớm tìm thấy những triệu chứng, bệnh tích điển hình. Đối với bệnh ILT ta cần chú ý tới các vết máu trên tường, lồng, mỏ gà. Khi phát hiện gà chết ta cần nhanh chóng mổ khám xác định nguyên nhân gây chết, với bệnh ILT ta cần chú ý tới bệnh tích khí quản bị xuất huyết trầm trọng.


Bệnh ILT là bệnh do virus herpes nên không điều trị bằng kháng sinh do vậy trong một số trường hợp việc phá đàn hay bán loại là điều cần thiết.


Khi phát hiện ILT trong trại ta cần cách ly tuyệt đối với các dãy chuồng khác.


Do không thể sử dụng kháng sinh để điều trị nên để điều trị bệnh ILT ta cần sử dụng vaccine. Chú ý: khi sử dụng vaccine để điều trị cần chú ý tới sức khỏe đàn gà xem có thể sử dụng được ngay hay không.


- Nếu tình trạng đàn gà mới bị giai đoạn đầu sức khỏe vẫn tốt ta có thể sử dụng ngay vaccine kết hợp tăng cường sức đề kháng.
- Nếu tình trạng sức khỏe đàn gà yếu ta cần sử dụng các chất long đờm, tăng sức đề kháng sau đó mới sử dụng vaccine, và tiếp tục theo dõi kết hợp tăng cường thuốc bổ và nâng cao sức đề kháng.


Sau khi đã xử lý bằng vaccine để loại bỏ một số gà nhiễm nặng ta cần sử dụng một số loại kháng sinh về đường hô hấp điều trị cũng như phòng kế phát như Doxy, Tiloxin . . 

 

(Còn nữa ...) 

 

 

VietDVM Team

 

Ngành sữa Việt Nam trong những năm gần đây luôn thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài lĩnh vực. Ngoài tiềm năng to lớn từ nhu cầu của người dân thì ngành sữa còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước cũng như các địa phương luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, các công ty, cá nhân kinh doanh và phát triển. Đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn.

 

Nói đến ngành sữa Việt Nam thì không thể không kể đến ông lớn Vinamilk, với thị phần sữa nước chiếm tới gần 50% vinamilk không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng tới người tiêu dùng mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trên cả nước nhất là nông dân. Với 5 trang trại lớn (Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Quy Nhơn) sử dụng toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Vinamilk liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, đưa sản lượng sữa tươi nguyên liệu của công ty lên tới 550 tấn sữa một ngày. Không dừng lại tại đó, ban điều hành công ty còn triển khai các dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh trên khắp cả trong và ngoài nước, ví dụ như trang trại ở Hà Tĩnh với quy mô 2000 con bò sữa, 2 trang trại ở Thanh Hóa với tổng quy mô 12000 con...dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối 2015.

 

 tiem-nang-nganh-sua-VN

Đàn bò của Vinamilk

 

Tiếp nối thành công của Vinamilk là tập đoàn THmilk, tuy mới bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối 2010 nhưng sự ra đời của tập đoàn có quy mô lớn nhất đông nam á này đánh dấu một bước nhảy vọt vô cùng lớn của ngành sữa nước nhà. Với tổng quy mô 203.000 con bò sữa vào 2020, TH đang phấn đấu trở thành tập đoàn số một trong lĩnh vực cung cấp sữa tươi sạch. TH cũng là tập đoàn đầu tiên đòi hỏi quyền lợi cho nhà tiêu dùng bằng việc yêu cầu ghi rõ ràng, chân thật thành phần trong mỗi hộp sữa. Chính vì vậy mà sản phẩm của TH rất được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn mặc dù ra đời sau so với nhiều công ty khác.

 

Tiếp bước thành công đó, cuối tháng 7 vừa rồi bà Thái Hương - chủ tịch tập đoàn TH cùng với các chuyên gia đã xin phép và tiến hành khảo sát tại Đắc Lăk để mở rộng quy mô chăn nuôi, theo dự kiến, "quy mô dự án của Tập đoàn TH khoảng 72.000 con, trong đó số bò cho sữa khoảng trên 30.000 con. Quỹ đất cho dự án khoảng 12.000 ha. Dự án được làm theo chuỗi, vừa đầu tư nuôi bò sữa, vừa xây dựng nhà máy chế biến sữa, vừa trồng dược liệu, vừa phát triển rừng với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD", theo ông Đinh Văn Chỉnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lăk.

 

Gần đây nhất vào ngày 18/07/2014, Tập đoàn sữa quốc tế Dairy Milk New Zealand - 1 hãng sữa lớn có tiếng trên thế giới cũng đã đến thăm và làm việc, tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tập đoàn này dự kiến sẽ đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa quy mô 2000 con, gắn với nhà máy chế biến sữa bò, và cơ sở giết mổ bò thương phẩm; sử dụng 500 ha đất trồng cỏ và xây dưng chuồng trại; với số vốn đầu tư ban đầu lên tới 35-40 triệu USD. “Đây chỉ là dự án thử nghiệm. Nếu thành công, Tập đoàn sẽ tiến hành chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn gấp nhiều lần”, ông Lindstrom, chủ tịch tập đoàn cho biết.

 

bau-duc-nuoi-bo

Nguồn ảnh - tinnhanhchungkhoan

 

Đặc biệt hơn nữa là các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác cũng đã đầu tư rất mạnh tay sau khi nhìn thấy tiềm năng to lớn của ngành sữa Việt Nam. Điển hình trong đó phải kể đến tập đoàn Hoàng anh gia lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức làm chủ tịch. Theo ông Đức, “HAGL còn khoảng 30.000 ha đất để dành riêng cho việc trồng cỏ, trồng bắp làm thức ăn cho bò. Hiện nay, trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu, trong đó có sản phẩm từ cọ dầu từ Malaysia thì HAGL không cần mua bất kỳ nguyên liệu nào cho chăn nuôi bò nhờ Tập đoàn đang sở hữu 5.000 ha trồng bắp, 12.000 ha cọ dầu và 10.000 ha mía (ngọn mía để chăn nuôi bò), mà trước nay những phụ phẩm từ mía và cọ dầu đều bỏ đi một cách khá lãng phí”

 

Trên cơ sở đó, HAGL đã liên kết cùng với 2 đại gia khác trong ngành bò sữa là Nutifood và Vissan để cùng nhau phát triển đàn bò thịt, bò sữa và một nhà máy chế biến sữa. Trong đó, HAGL sẽ chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu cũng như chăm sóc đàn bò gồm 120.000 con bò thịt và 116.000 con bò sữa. Nutifood sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% với công nghệ, máy móc thiết bị nhập khẩu từ CHLB Đức, Thụy Điển, sử dụng nguyên liệu sữa bò tươi của trang trại bò sữa HAGL. Còn Vissan sẽ là đối tác chính bao tiêu “đầu ra” cho toàn bộ số bò thịt trên. Được biết, tổng vốn đầu tư của toàn bộ dự án hợp tác giữa 3 công ty này là 12.000 tỷ đồng, trong đó Nutifood và Vissan chiếm 50% vốn.

 

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng chúng ta đã được chứng kiến khá nhiều bước ngoặt đánh dấu sự phát triển thần tốc của ngành sữa Việt Nam. Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì nguồn cung ứng sữa tươi sạch vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân nên đây vẫn đang là 1 ngành hết sức tiềm năng và hứa hẹn.

 

 

Hoa Đá tổng hợp.

 

 

 Ở Ấn Độ và Vương Quốc Anh  việc giảm sử dụng kháng sinh trên động vật tại các trang trại chăn nuôi đang rất được quan tâm, trong khi đó tại Mỹ cơ quan chức năng  bắt buộc hạn chế tới mức thấp nhất hàm lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Một cuộc khảo sát mới đây tại Mỹ cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang giảm nhu cầu sử dụng thực phẩm từ động vật do họ có được những thông tin về quyền động vật và những báo cáo về những trường hợp lạm dụng kháng sinh thông qua các tổ chức truyền thông và tổ chức bảo vệ quyền động vật quốc gia.

 

 

 

Các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa Học và Môi trường của Ấn Độ đang nghiên cứu  để chuẩn bị đưa ra một lệnh cấm sử dụng kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng trong ngành công nghiệp gia cầm ở nước này đồng thời đưa ra các hướng giải quyết, sau khi một bản báo cáo về dư lượng kháng sinh trong thịt gà Ấn Độ được đưa ra.

 

Trong báo cáo “Antibiotics in Chicken: from Farm to Fork” (tạm dịch là: “Kháng sinh trong thịt gà: từ nông trại đến bàn ăn”) cho biết Ấn Độ là nước có tỷ lệ kháng kháng sinh đang tăng cao do đó rất có thể trong tương lai nơi đây sẽ xuất hiện một loạt các bệnh không thể điều trị được bằng kháng sinh.

 

Một trong những nguyên nhân cho việc kháng kháng sinh ở Ấn Độ là do mất kiểm soát về sử dụng kháng sinh trong ngành công nghiệp gia cầm trên quy mô rộng lớn, theo báo cáo của một nghiên cứu đã phát hiện dư lượng kháng sinh trong 40% các mẫu thịt gà đã được thử nghiệm. Ở Ấn Độ thịt gà là một trong những thực phẩm phổ biến nhất  đối với những người không ăn chay của quốc gia này.

 

chan-ga1 

 

Tại Mỹ, tòa án phúc thẩm đã lật ngược phán quyết của tòa án cấp dưới và yêu cầu Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) tổ chức phiên điều trần về sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

Sự thay đổi phán quyết của tòa án cấp dưới có nghĩa FDA có quyền bác bỏ những kiến nghị của người dân về chính sách không khuyến khích nhưng không cấm việc sử dụng Penicillin và tetracycline trong thức ăn cho gà, trâu, bò và heo.

  

Đảng Xanh (the Green Party) của Vương Quốc Anh đang kêu gọi các thành viên và những người ủng hộ ký tên vào bản kiến nghị nhằm kêu gọi một lệnh cấm sử dụng thường xuyên kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi.

 

Ngoài ra ở Anh mối quan tâm đang được tăng lên do sự đe dọa của dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là quá trình kiểm tra để loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có dư lượng kháng sinh cao và các sản phẩm thú y bất hợp pháp sẽ được hoàn thành vào năm tới.

 

Theo một cuộc khảo sát mới đây của đại học Purdue, nhiều người tiêu dùng Mỹ có kiến thức về quyền động vật trên gia cầm từ chính các tổ chức bảo vệ động vật chứ không cần thông tin từ người nông dân hay nhà sản xuất như trước đây

 

 

Ga_8xx tổng hợp.

gia-ca-mien-bac-t6Trong tháng 07 chúng ta có tin vui khi một loạt các sản phẩm chăn nuôi đều giữ ở mức giá cao. Tại thị trường miền bắc phóng viên của chúng tôi đã tổng hợp được thông tin giá cả của một số sản phẩm chăn nuôi như sau.

 

 

 

 

Giá cả thị trường tháng 7-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 50.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp  43.000 đ/kg
 Heo lai 40.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

 Gà thịt công nghiệp  41.000 đ/kg
 Gà lông màu  75.000 đ/kg
 Gà lai chọi  105.000 đ/kg

   

Trứng gà

 Gà công nghiệp (trứng đỏ) 2.200 đ/kg 
 Gà ai cập trắng  3.000đ /quả
 Gà ai cập hoa mơ 3.100 đ/quả 
 Vịt thịt  Vịt bầu cánh trắng  46.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn  4.500 đ/kg
 Trứng thường 3.200 /kg 

 

 

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 10.000đ - 15.000đ/con
Heo Heo siêu 1.2triệu - 1.5triệu/con
Heo lai 50.000 - 55.000đ/kg

 

 

Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
              -Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao
              -Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg

     Ga_8xx 

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status