
Ứng dụng máy móc công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp luôn là một bài toán khó đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong quá trình đi lên công nghiệp hóa nông nghiệp.
Dù đã có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ từ trung ương cho tới địa phương tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ, manh múm, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh cũng như chưa có nhiều sản phẩm máy móc phù hợp là một trong số những khó khăn đang gặp phải.
Cuối tháng 7 vừa qua, bộ tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2014/TT - BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, các khoản vay để mua máy móc, thiết bị nông nghiệp thuộc Quyết định số 68/2013/ QĐ - TTg sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ 3.
Máy vắt sữa bò. (Ảnh: Trangvangvietnam
Trên tinh thần đó, Ủy ban nhân dân Tp.HCM thực hiện chỉ đạo việc giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ cao trong lĩnh vực Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đối tác hợp tác kinh doanh, cập nhật thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM (ITPC) phối hợp cùng các Sở ban ngành trên địa bàn tổ chức “Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp Thực phẩm 2014” lần thứ 03 với thông tin chi tiết như sau:
Thời gian: Từ ngày 22/10 đến ngày 26/10/2014.
Địa điểm: Công viên Lê Văn Tám, Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM.
Quy mô: Là hội chợ có quy mô lớn chuyên ngành về nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm chế biến. Dự kiến từ 300 gian hàng trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng lĩnh vực.
Ngành hàng tham dự: Các doanh nghiệp ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm bảo vệ thực vật, phân bón, công nghệ sau thu hoạch, sinh vật cảnh và cảnh quan đô thị, thực phẩm chế biến và các sản phẩm cuối cùng của ngành nông nghiệp.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM
Phòng Dịch vụ doanh nghiệp
Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3910 4903 - 3911 5350
0933 078 787 (Văn Cần) - 0909 123 412 (Mỹ Phượng)
Fax: (08) 3910 1303
Email:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Hoa Đá.
Lệnh cấm của Nga đối với thịt và thực phẩm đang bắt đầu có hiệu lực, rất có thể đây sẽ là một ảnh hưởng rất lớn với thị trường thực phẩm toàn cầu. Ông Chris Harris cho biết.
Nhập khẩu thực phẩm của Nga dường như đã được chuyển sang các nước thứ 3 và tránh xa các nước có tên trong lệnh cấm.
Với Mỹ, Canada, Châu Âu, Úc và Na Uy đã bị cấm và Nga đang tìm cách để Brazil, Chile, Ecuador và Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong tuần cuối cùng của tháng trước cơ quan an toàn thực phẩm và thú y của Nga đã thông qua một số hoạt động chế biến thực phẩm ở Chile và Brazil để xuất khẩu sang Nga.
Nga đã bãi bỏ lệnh cấm đã được áp dụng với các nhà máy chế biến thực phẩm ở Chile là Acuinova Chile SA và Salmones Andes SA.
Các nhà chức trách Nga cũng chấp thuận một số nhà máy sản xuât, chế biến cá được nhập khẩu vào Nga gồm CataloniaseafoodS.A, INTACProcesosSpA, ComercialyServiciosAustralLtda, PiscicolaEntreRiosLtda, PesqueraPacificFarmerLtda, PesqueraTorresdelPaineLtda, SociedadPesqueraLandesS.A, ComercialyConserveraSanLazaroLtda, SalmonesCamanchacaS.A, FilomenaTeranCruzElaboradorayComercializadoraEIRL và SurprocesoS.A. phần lớn các nhà máy có sản phẩm cá tra và tôm.
Có năm doanh nghiệp đã được chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cá, tôm và các sản phẩm chăn nuôi khác trong đó có thịt bê sang thị trường Nga.
Các cuộc đàm phán đã được tổ chức vào cuối tuần cùng với các quan chức chính phủ từ Ecuador qua mở cửa thương mại liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia.
Chính quyền Ecuador đã chỉ ra rằng có 36 công ty đã sẵn sàng để tăng nguồn cung cấp cá và hải sản, trong đó có 23 công ty khác đang nỗ lực tìm kiếm thị trường để bắt đầu xuất khẩu sữa bột đặc biệt là phô mai, phomat mozzarella và sữa đặc.
Ecuador cũng có kế hoạch tăng đáng kể việc cung cấp sản xuất rau quả trong tương lai không xa.
Dự kiến trong thời gian ngắn tới đây các đội thanh tra về thú y sẽ đến Ecuador để kiểm tra khả năng xuất khẩu còn chưa biết đến của nước này.
Tuần này, Vụ liên bang về thú y và giám sát kiểm dịch thực vật (Rosselkhoznador) tăng cường kiểm soát hạn chế nhập khẩu thịt Heo và các sản phẩm từ thịt Heo của Brazil, phần lớn từ các nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu của nước này. Các nhà chức trách Nga đang lo ngại về khả năng của việc sử dụng sản ractopamine là chất kích thích tăng trưởng và đã đã ban hành một cảnh báo cho các nhà chế biến Brazil để nước này theo dõi sát sao về sản phẩm, sản xuất, và có những văn bản pháp luật về những chất cấm này.
Nga cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với thịt bò và các sản phẩm chế biến từ thịt bò từ những cơ quan xử lý thịt bò hàng đầu Brazil.
Nga cũng đã bắt đầu đàm phám với Trung Quốc về tiềm năng xuất khẩu thịt heo. Các báo cáo của Nga nói rằng người đứng đầu Vụ liên bang về thú y và giám sát kiểm dịch thực vật (Rosselkhoznador), Ông Sergei Dankvert đang trong quá trình chuẩn bị một danh sách các công ty Trung Quốc sẽ được phép cung cấp thịt heo cho Nga.
Ông Li Guoxiang, Phó Giám đốc Viện Phát triển nông thôn tại Học viện Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh – Trung Quốc cho biết “Trung Quốc là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới và có một ngành công nghiệp chế biến thịt heo phát triển tốt, trong đó việc kiểm soát chất lượng thịt heo xuất khẩu được tiến hành một cách nghiêm ngặt. Động thái này là một dấu hiệu cho thấy Nga không còn chỉ nhập khẩu rau và trái cây của Trung Quốc”
“ Các quốc gia sẽ mua thịt và các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc nhiều hơn để giảm áp lực về cung trong khi quan hệ ngoại giao giữa Nga và phương Tây vẫn chưa rõ ràng” Ông Li nói.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu đã có những động thái đầu tiên hỗ trợ một phần thị trường. Ủy ban châu Âu đã giới thiệu các biện pháp hỗ trợ đối với một số loại rau quả và trái cây dễ hỏng.
Ông Dacian Ciolo ủy viên phát triển nông thôn và nông nghiệp EU cho biết “ EU có tính đến tình hình thị trường sau những hạn chế về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ EU sang Nga có hiệu lực từ ngày hôm nay. Chúng tôi đang có các biện pháp khẩn cấp, sẽ làm giảm nguồn cung cấp tổng thể của một số trái cây và sản phẩm rau quả trên thị trường châu Âu và áp lực giá cả sẽ trở nên quá lớn trong vài tháng tới.
Tất cả nông dân sản xuất những sản phẩm liên quan cho dù là cá nhân hay tổ chức sản xuất sẽ có các biện pháp hỗ trợ thị trường mà họ thấy phù hợp. Hành động đầu tiên sẽ là cung cấp những hỗ trợ hiệu quả cho giá trả cho nhà sản xuất trên thị trường trong nước, giúp điều chỉnh và thúc đẩy thị trường”.
Tình hình thị trường đang diễn ra cho tất cả các sản phẩm này sẽ được thảo luận trong cuộc họp với các chuyên gia Liên minh châu Âu và các chuyên gia từ Nghị viện châu Âu ở Brussels – Bỉ vào thứ 06 tới.
Ủy ban châu Âu cho biết họ sẽ tiếp tục phát triển thị trường, sau tất cả các khu vực bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Nga về nông nghiệp và thực phẩm, các nước thành viên tăng cường hợp tác trao đổi thông tin và sẽ không ngần ngại hỗ trợ các ngành tiếp tục phụ thuộc vào xuất khẩu sang Nga hoặc để thích ứng với các biện pháp được phía Nga công bố nếu thấy cần thiết.
Ông Stepphane Le Foll bộ trưởng bộ nông nghiệp Pháp cho biết, “Động thái này đã được thảo luận bởi các Bộ trưởng Nông nghiệp các nước vào khoảng ngày 5 tháng 9 tới đây tại Hội đồng Bộ Trưởng Nông Nghiệp”.
Tuy nhiên các tổ chức trong ngành công nghiệp thịt của Pháp (SNIV) gọi lệnh cấm vận này là thảm khốc.
“Điều quan trọng là các nước gia nhập WTO, Ủy ban châu Âu, các nước thành viên và Pháp đã nhanh chóng tiến hành đàm phán với Nga vì những hậu quả về việc làm này và tương lai của các công ty thịt của Pháp đang bị tổn hại nghiêm trọng do lệnh cấm này” SNIV nói.
Bên kia bờ Đại Tây Dương ở Canada, Ông Plorian Possberg giám đốc điều hành công ty Saskatchewan Pork cho rằng việc mất thị trường Nga đối với một mình Bang Saskatchewan có thể thiệt hại lên đến 20 triệu đôla một năm.
Ga_8xx tổng hợp
Ngô biến đổi gen - lộ trình vào Việt Nam
Trong những ngày vừa qua, dư luận liên tục xôn xao về việc bộ nông nghiệp Việt Nam cho phép nhập khẩu ngô biến đổi gen để làm thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi. Quyết định do Bộ trưởng Cao Đức Phát ký nêu rõ, bốn sản phẩm ngô biến đổi gene được phê duyệt lần này gồm giống BT 11, MIR162 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam.
Với thế giới, Ngô biến đổi gen hay thực vật biến đổi gen từ lâu đã không còn xa lạ, nhưng với Việt Nam chúng ta, đây là lần đầu các mặt hàng này được nhà nước chính thức cho phép sử dụng.
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, năng suất cây trồng tăng; thu nhập của nông dân được cải thiện; đảm bảo đa dạng sinh học, thích ứng với điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng . . .
Nhiều người dân khi nghe tin còn lo ngại các sản phẩm biến đổi gen này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây hại cho giống nòi. Nhưng cũng theo TS.Hàm, "Biến đổi gen là con đường tất yếu của sinh giới (động, thực vật, vi sinh vật) để thích nghi với điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi. Trong hàng triệu năm nay sinh giới đều phải biến đổi gen." Và để củng cố lòng tin cho nhân dân, bộ nông nghiệp cũng đã có đưa ra 1 số mô hình thành công ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Úc, Mỹ...
Nhìn vào thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Việt Nam với đa phần các nguyên liệu chính đều nhập khẩu như đậu tương tới 90%, ngô tới hơn 80% ít ai để ý rằng tất cả chúng đều là biến đổi gen vì 81% đậu tương trên thế giới là biến đổi gen và 35% ngô trên thế giới cũng là biến đổi gen. Việt Nam năm ngoái nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô năm nay chỉ trong 6 tháng đã nhập 2,3 triệu tấn, ngô đó cũng là biến đổi gen cả.
Tuy nhiên, không phải vì sức ép của việc thiếu nguyên liệu sản xuất cho ngành thức ăn chăn nuôi mà nhà nước mới quyết định cho phép nhập khẩu ngô biến đổi gen, ông Hàm cho biết. "Bộ NN-PTNT vốn dĩ đã có kế hoạch từ trước, Bốn giấy phép này là tiền đề để đưa cây trồng biến đổi gen vào trồng ở VN vì trước khi được trồng chúng phải được cho phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm cho người. Nếu không được phép sử dụng thì không ai dám mang vào để trồng ở VN cả. Chỉ có trên cơ sở tiền đề này Bộ tài nguyên - môi trường mới có thể phê duyệt và cho phép trồng thương mại.", ông nói thêm.
Như vậy, "bốn giấy phép" này chính là bước đầu tiên trong lộ trình xâm nhập vào Việt Nam của ngô biến đổi gen nói riêng và thực vật biến đổi gen nói chung. Hy vọng bước đi này sẽ tạo ra những tiền đề, cơ hội to lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Hoa đá tổng hợp.
Trong khi giá heo vẫn giữ được ở mức cao và ổn định so với hồi đầu tháng này thì giá các mặt hàng gà lại có sự sụt giảm nhẹ. Cụ thể, gà thịt lông màu giảm 1,000-2,000 đồng/kg, gà thịt công nghiệp giảm từ 34,000-35,000 đồng/kg xuống còn 33,500-34,500 đồng/kg. trứng gà công nghiệp giảm khá mạnh từ 1.850-1,950 đồng/quả xuống còn 1,550-1,650 đồng/quả.
Như vậy, so với mặt bằng chung của toàn miền bắc thì mặc dù giá heo ở miền nam có nhỉnh hơn đôi chút nhưng giá gà lại thấp hơn miền bắc rất nhiều, cụ thể giá gà lông màu ở miền bắc cùng thời gian này là 65,000-75,000 đồng/kg, cao hơn khoảng 25,000 đồng/kg. Gà thịt công nghiệp ở miền bắc cũng cao hơn miền nam khoảng hơn 6,000 đồng/kg.
Hoa Đá.
Để ứng dụng châm cứu có hiệu quả, người thực hành châm cứu phải nắm vững và hiểu sâu sắc các học thuyết, và các khái niệm của y học phương đông nói chung và của châm cứu nói riêng. Có thể nói trong lĩnh vực châm cứu cho thú nhỏ thì Học Thuyết Kinh Lạc là học thuyết quan trọng và chính xác nhất. Vì vậy nội dung tài liệu chủ yếu nói về lý thuyết cơ bản của Học Thuyết Kinh Lạc.
Học thuyết kinh lạc là một phần trong hệ thống lý luận y học cổ truyền dân tộc. Nó có tác dụng chỉ đạo các mặt chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Nó có vai trò quan trọng trong châm cứu, xoa bóp và dược. Do đó, không những người mới học mà cả người thầy thuốc giỏi đều phải học và nắm tốt lí luận về kinh lạc. Người xưa nói: “ Trong nghề thuốc không biết kinh lạc thì khi chữa bệnh có thể bị sai lầm” . Kinh lạc là đường thông của khí huyết vận chuyển qua lại liên tục với nhau trong cơ thể. Kinh giống như con đường đi không đâu tới, lạc giống như cái lưới chằng chịt liên tiếp với nhau. Kinh lạc lấy phủ tạng làm chủ thể phân bố khắp toàn thân, thông suốt trong ngoài, quán triệt trên dưới, liên hệ với nhau mà làm một chỉnh thể hữu cơ và tổ chức thành một hệ thống có sự phân biệt thông thuộc từng bộ phận.
Nội dung kinh lạc gồm có 12 kinh mạch và các lạc. Trong đó tuy có phần lộn xộn phức tạp, nhưng theo công năng chung mà nói thì 12 kinh lạc có quán triệt khắp trong, trên, dưới không cứ về mặt phân bố hay toàn thể đều có hệ thống quy luật nhất định của nó, cho nên trong khi bàn luận thường lấy 12 kinh lạc làm chủ chốt. Khí huyết là thứ vật chất trọng yếu để nuôi dưỡng cơ thể, quan hệ đến sự giữ sinh mệnh, nhưng cần phải có kinh lạc để vận hành chuyển dẫn mới có thể không ngừng, thông đạt âm dương, làm cho gân da thịt, các tổ chức, khí quan đều đc sự nuôi dưỡng để duy trì sự hoạt động sinh lí bình thường, do đó mà phát huy đc tác dụng, bảo vệ sức khỏe. Những độc lực để vận hành chuyển dẫn ấy gọi là kinh khí. Khi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, nếu kinh lạc mất bình thường sẽ không phát huy đc tác dụng bảo vệ, bệnh tà sẽ theo đường thông của kinh lạc rôi ftheo thứ tự mà truyền vào tạng phủ
Đăng nhập để thấy link download

Mỹ có 7.987 trang trại dương tính với PED
Tổng số mẫu được lấy từ các trang trại heo được thử nghiệm dương tính với virus PED (PEDv) hiện nay đã lên tới 7.987 trang trại trong 30 tiểu bang (theo tiến sỹ Jackie Line). Trong báo cáo của tuần trước đã có 93 mẫu dương tính mới được xác nhận.
Các phòng thí nghiệm trong hệ thống phòng thí nghiệm quốc gia về sức khỏe động vật (National Animal Health Laboratory Network: NAHLA) báo cáo có 93 mẫu dương tính trong số 790 mẫu được kiểm tra tại 11 phòng thí nghiệm trong tuần từ ngày 28 - 7 đến 02 - 08 (theo hiệp hội chuyên gia về heo của Mỹ (AAVS))
Trong báo cáo của các tiểu bang gửi cho NAHLA về PED xác nhận có ít nhất một trường hợp nhiễm dương tính với virus này trên mỗi 30 tiểu bang.
PEDv sảy ra trên 30 tiểu bang của Mỹ - Ảnh:The PigSite
Các trang trại dương tính với PEDv lên tới 7.987 trang trại.
Tổng số các trang trại heo (trong báo cáo chính thức của hiệp hội phòng thí nghiệm sinh học) đã thử nghiệm dương tính với PEDv kể từ tháng 4 năm 2013 đến nay là 7.987.
- Trong đó trong tuần trước có 93 mẫu dương tính và có 28 mẫu dương tính từ đầu tháng 8 cho đến nay.
- Trong tháng 07 có 3.602 mẫu được kiểm tra trong đó có 398 mẫu dương tính chiếm 11%.
Kể từ khi các mẫu kiểm tra được thống kê đầy đủ vào tháng 10 - 2013, có 27.743 trang trại được lấy mẫu, trong đó có 25% dương tính với virus.
Số lượng trang trại dương tính với PEDv (kể từ 4-2013) - Ảnh:The PigSite
Kết quả theo nhóm tuổi
Kết quả trên cả nước
Theo AASV tổng số các tiểu bang nhiễm vẫn là 30 tiểu bang.
Tổng số những ca dương tính được báo cáo tính đến tuần 4 tháng 7 là 93 ca dương tính. Những bang có hơn 100 trang trại nhiễm PEDv là: Lowa 2212, Minnesota 1324, Llinois 880, North Carolina 787, Oklahoma 431, Indiana 416, Ohio 356, Kansas 273, Misouri 272, Michigan 209, Nebraska 187 và Dakota 126.
Trong tuần cuối của tháng 7 báo cáo cho thấy Llinois có 19 mẫu nhiễm mới, Minnesota 18 mẫu và Lowa là 17 mẫu.
Số mẫu dương tính với PEDv là 30.345
Tổng số mẫu dương tính kể từ tháng 06 - 2014 đến nay là 30.345 mẫu.
Đầu tháng tám tới nay có 979 mẫu thử nghiệm trong đó có 90 mẫu dương tính với PEDv chiếm 9.2%.
Trong tháng 7 - 2014 có 26.203 mẫu thử nghiệm với 1.786 mẫu dương tính với PEDv chiếm 6,8%.
Kể từ tháng 10 - 2013 đến tháng 7 - 2014 kiểm tra 157.287 mẫu với 17% dương tính với PEDv.
Số lượng mẫu dương tính với PEDv kể từ tháng 6-2013 - Ảnh:The PigSite
Các mẫu kiểm tra môi trường dương tính với PEDv là 6.819
Tổng số các mẫu dương tính khi kiểm tra môi trường tính từ tháng 06-2013 đến nay là 6.819 mẫu.
Đầu tháng 8 đến nay là 250 mẫu thử nghiệm trong đó có 27 mẫu dương tính chiếm 11%.
Trong tháng 7-2014 đã kiểm tra 3.960 mẫu có 369 mẫu dương tính với PEDv chiếm 9,3%.
Từ tháng 10-2013 kiểm tra 30.522 mẫu trong đó có 21% dương tính.
Số mẫu môi trường dương tính với PEDv kể từ tháng 6-2013 - Ảnh:The Pig Site
VietDVM team
Trong tuần thứ 02 của tháng 08 vừa qua thị trường giá Heo miền Bắc nước ta tăng nhẹ. Tại một số thị trường lớn như Hưng Yên, Hà Tây cũ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên . . . giá heo đồng loạt tăng từ 0,5 đến 1 giá. Trong khi đó giá gà thịt và trứng gà vẫn giữ ở mức độ ổn định. Với tình hình giá cả như hiện nay người chăn nuôi đang có lãi khá. Với một đầu heo thịt hiện nay người chăn nuôi đang lãi từ 800.000đ đến 1.200.000đ/heo. Tại thị trường miền Bắc phóng viên của chúng tôi đã tổng hợp được thông tin giá cả của một số sản phẩm chăn nuôi như sau.
Trang trại chăn nuôi heo theo quy mô công nghiệp
Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
-Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao
-Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg
Ga_8xx
Vào thứ tư ngày 14 tháng 08 vừa qua, bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết. Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt heo từ sáu nhà máy chế biến và sáu cơ sở đông lạnh của Mỹ có sử dụng các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Trung Quốc hiện đang yêu cầu xác minh của bên thứ ba về việc một lô thịt heo của Mỹ nhập lậu vào nước này có chứa chất phụ gia Ractopamine, chất này đang được bán để sử dụng trong trang trại lợn dưới tên Paylean.
Các nhà máy đóng gói thịt heo hiện không đủ điều kiện để xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm các nhà máy "Tyson Foods" ở Perry và "Storm Lake, Iowa", cùng với cơ sở của công ty ở Logansport, Indiana.
Một loạt các xưởng gia công khác cũng được liệt kê trong danh sách cấm bao gồm "Hormel Foods Corp" tại Fremont, Bang Nebraska; "Triumph Foods" ở St Joseph, Missouri; "Quality Pork Processors, Inc" ở Austin, Minnesota.
Đại diện của các công ty trên (Tyson, Hormel và Triumph) đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào trước các thắc mắc của công chúng.
Trong năm 2013, thịt heo của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 312.138 tấn, trị giá 645.300.000 USD, theo bản đồ thương mại toàn cầu. Xuất khẩu thịt heo tổng thể trên toàn thế giới năm ngoái đạt 7,5 triệu tấn, trị giá 20,400 triệu USD.
"Đến nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Vì vậy, việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt heo từ 1 số nhà máy của Mỹ không thể tạo nên một biến động cụ thể nào cho ngành chăn nuôi nước này, chẳng hạn như việc 1 nhà máy chế biến ở Mỹ đóng cửa không ảnh hưởng gì tới việc xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang thị trường Trung Quốc". Phát ngôn viên Liên đoàn xuất khẩu thịt heo của Mỹ, ông Joe Schuele nói.
Theo Dan Vaught, chuyên gia kinh tế và tư vấn dịch vụ cho rằng, trong khi sức mua từ phía Trung Quốc đang giảm xuống đồng thời không có bất kỳ sự hỗ trợ về giá nào cho thị trường Mỹ, thì khi đó chính thị trường trong nước và các đối tác khác lại có ảnh hưởng đáng kể đến sức tiêu thụ thịt lợn của Mỹ.
"Đây là một vấn đề thường xuyên diễn ra và nó không có khả năng tạo ra 1 tác động to lớn nào đến sức mua của thị trường trong nước" ông nói thêm. Ngoài ra, sức mua của bốn khách hàng lớn của Mỹ cũng liên tục tăng mạnh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Mexico.
Hoa đá tổng hợp
Các cơ quan thú y tại Việt Nam đã thông báo hai ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao H5N6 mới được phát hiện tại các tỉnh Lạng Sơn và Hà Tĩnh.
Virus được tìm thấy tại hai tỉnh của Việt Nam. Ảnh: OIE
Tổ chức thú y thế giới (OIE) đã nhận được thông báo hôm thứ ba ngày 12 tháng 8 vừa qua. Theo báo cáo nhận được, đây là 1 chủng cúm mới được phát hiện tại Việt Nam. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy virus dương tính với H5 nhưng âm tính với N1. Sau khi tiếp tục tiến hành kiểm tra cụ thể, đến tháng 7 năm 2014 thì cho kết quả dương tính với N6.
Theo OIE, toàn bộ số gia cầm trong đàn bị ảnh hưởng đã được tiêu hủy ngay lập tức sau khi 1 số con trong đàn có dấu hiệu của bệnh. Tất cả các mẫu khác được lấy xung quanh ổ dịch đều cho kết quả âm tính với virus cúm gia cầm.
Ngày 16 tháng 7, trung tâm chẩn đoán thú y quốc gia đã tiến hành chạy phản ứng RT-PCR để kiểm tra đoạn gen từ mẫu gia cầm bệnh và đã cho kết quả dương tính với virus cúm gia cầm.
Tuy nguồn gốc của ổ dịch vẫn chưa rõ ràng nhưng các biện pháp kiểm soát đã được các cơ quan chức năng nhanh chóng tiến hành nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Hoa Đá tổng hợp

Bệnh Glasser trên heo (viêm đa xoang)
Bệnh Glasser trên heo là một bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới và đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi, nhất là từ sau khi bệnh tai xanh (PRRS) hoành hành. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Parasuis (H.parasuis) gây ra cho heo trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là heo con từ 4-8 tuần tuổi.
Tổng quan về vi khuẩn H.parasuis gây bệnh Glasser trên heo
H.parasuis là một vi khuẩn gram âm nhỏ thuộc họ Pasteurellaceae, có tất cả 21 chủng khác nhau nhưng không phải chủng nào cũng gây bệnh glasser trên heo. Một số chủng thường xuyên gây bệnh như 4, 5, 13 và 14 có khả năng bảo vệ chéo cho nhau nhưng không đầy đủ (nghĩa là kháng thể của chủng này có thể bảo vệ được con vật khỏi sự tấn công của các chủng còn lại nhưng ngược lại thì chưa chắc). Độc lực của các chủng gây bệnh có liên quan đến lớp vỏ capsid nhưng lớp vỏ này không nhất thiết là yếu tố sinh miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng đó.

Vi khuẩn thường cư trú trên đường hô hấp trên, khi có nguyên nhân làm giảm sức đề kháng như: thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây stress vi khuẩn sẽ tăng độc lực gây bệnh Glasser. Người ta thường phân lập được vi khuẩn từ xoang mũi hay hạch amidan của những con lợn bình thường. Ngoài ra còn có thể phân lập được từ quá trình bệnh khác, đặc biệt là viêm phổi.
Bệnh Glasse trên heor là một nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và di chuyển theo mạch máu đến các cơ quan đích),
Vi khuẩn H. parasuis gây bênh glasser trên heo có thiên hướng thích tăng trưởng trên bề mặt màng thanh dịch như màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp, màng não.
Vi khuẩn H.parasuis gây bệnh viêm đa xoang (Glasser) như thế nào?
Vi khuẩn H.parasuis gây bệnh glasser trên heo có thể từ môi trường xâm nhập vào cơ thể rồi khu trú tại đường hô hấp trên của heo như xoang mũi hay hạch amidan và không gây bệnh. Cho đến khi các yếu tố stress như thay đổi thời tiết, di chuyển đàn, dịch PRRS, cúm heo hay circo...xuất hiện và tấn công cơ thể heo làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, từ đó vi khuẩn tăng độc lực và di chuyển vào máu đến các cơ quan đích.

Các cơ quan đích mà H.parasuis hướng đến là các màng bao, các xoang trong cơ thể như màng não, màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp. Tại đó, vi khuẩn gây tổn thương bằng các ổ viêm có chứa dịch rỉ viêm, sợi fibrin...rồi ngăn cản các cơ quan trên thực hiện chức năng sinh lý bình thường dẫn đến các hiện tượng bệnh lý như rối loạn vận động, khó thở, run, sốt...Trong đó, khi vi khuẩn tấn công vào não và màng não rồi gây viêm tại đây là nguy hiểm nhất vì khi đó, hệ thống thần kinh trung ương của vật bị tổn thương nghiêm trọng và khả năng gây chết là cao và nhanh nhất.
Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Glasser trên heo:
* Trường hợp cấp tính của bênh Glasser trên heo:
Heo mắc bệnh rất nhanh, sốt 40 – 41 độ C, bỏ ăn, khó thở và thở nhanh. Một biểu hiện đặc trưng là ho ngắn 2 –3 cái. Một số trường hợp heo chết đột ngột và có các triệu chứng thần kinh do viêm não. Các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan đích mà vi khuẩn tấn công.







* Trường hợp bện Glasser mãn tính:
Heo mắc bệnh glasser mãn tính thường nhợt nhạt và phát triển chậm. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng từ 5 – 15%. Khi viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết. Khi phát hiện cần loại thải sớm để giảm nguồn bệnh.
Các bước xử lý khi trại nhiễm bệnh Glasser
Khi phát hiện trong trại bắt đầu có heo ốm, bỏ ăn ta cần chẩn đoán càng sớm càng tốt xem có phải là heo bị bệnh glasser hay không.
Trước tiên ta tìm hiểu dịch tễ xem khu vực xung quanh có bị nhiễm mầm bệnh glasser hay chưa do vi khuẩn H.parasuis có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp nên việc xem xét dịch tễ cũng là 1 trong những căn cứ quan trọng để chẩn đoán bệnh sớm. Sau đó dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh như đã nêu ở trên xem heo có biểu hiện triệu chứng bệnh hay không, tiếp đến nếu chưa chắc chắn ta có thể mổ khám heo bệnh để quan sát tiếp các bệnh tích trên các cơ quan đích mà vi khuẩn có thể tấn công như các xoang, các màng bao trong cơ thể.
Tại bước này ta cần chú ý chẩn đoán phân biệt giữa bệnh glasser với các bệnh khác như suyễn heo hay APP (viêm phổi màng phổi). Đối với APP cả 2 bệnh đều có triệu chứng ho và màng phổi bị viêm có fibrin nhưng đối với bệnh glasser ngoài ra còn có dịch rỉ viêm và fibrin đóng tại các màng bao và các xoang khác trong cơ thể như não, bụng. khớp,...
Cuối cùng, nếu có điều kiện hay muốn biết chính xác nhất ta có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh glasser trên heo trong phòng thí nghiệm như: phương phát ELISA, PCR, huyết thanh hoặc phân lập để xác định chắc chắn bệnh.
Khi đã xác định đúng là heo bị bệnh glasser, ta tiến hành điều trị ngay:
- Bước 1: Tách những con ốm (những con có biểu hiện của bệnh glasser trên heo) ra 1 chỗ riêng biệt.
- Bước 2: Tiêm kháng sinh liều cao cho toàn đàn (Tiêm liều cao để hàm lượng thuốc có thể tác dụng đến tận xoang não và xoang khớp - những nơi có ít mạch máu đi tới). Các kháng sinh nhạy cảm với H.parasuis có thể dùng là: amoxicillin, ampicillin, oxytetracycline hay penicillin hoặc penicillin tổng hợp... (tùy thuộc vào dịch tễ vùng đó nhạy nhất với loại kháng sinh nào hay đã kháng với loại kháng sinh nào mà sử dụng cho phù hợp).
Liệu trình tiêm tùy thuộc từng loại kháng sinh nhưng thường là 3-5 ngày.
- Bước 3: Trộn kháng sinh 1 tuần liền ngay sau khi hết liệu trình tiêm.
- Bước 4: điều chỉnh lại tiểu khí hậu chuồng nuôi như giảm mật độ nuôi, tăng thông thoáng chuồng nuôi, lưu ý khi vận chuyển heo, giảm các yếu tố gây stress, kiểm soát tốt PRRS, circo, cúm heo...
(Còn nữa ...)
VietDVM team