Nguồn cung sữa nội địa của Nga năm 2015
Thị trường nhập khẩu sữa của Nga sẽ vẫn khá tĩnh lặng trong năm tới dù tổng sản lượng sữa giảm, theo đánh giá dự đoán của bộ Nông Nghiệp Nga.
Theo phân tích và dự báo của các sở Nông Nghiệp nước ngoài cũng như sở Nông Nghiệp Matxcova, tổng sản lượng sữa hàng năm giảm 2% xuống còn 29,3 triệu tấn.
Điều đó sẽ ngay lập tức tác động lên những khu vực nhất định của thị trường sữa của Nga, với các dự đoán rằng các nhà sản xuất nội địa sẽ nhanh chóng tận dụng những lợi thế khi nguồn cung bị thu hẹp.
Nhập khẩu từ Châu Âu, Nauy và Australia đang còn nhiều hạn chế. Trong khi đó các sản phẩm từ Ukraine đang gặp nhiều trở ngại thì Belarus lại là
Một phát ngôn viên của DairyCo cho biết: “Chỉ có một phần của sự sụt giảm nguồn cung cấp sữa nước của Nga được dự báo sẽ được đáp ứng bằng cách tăng nhập khẩu, chủ yếu là từ nước láng giềng - đối tác thương mại Belarus”.
“Pho mát nhập khẩu được dự báo sẽ giảm 134.000 tấn (37%) trong năm 2014 mặc dù nó được dự đoán rằng ngành công nghiệp sữa nội địa sẽ tăng cường sản xuất pho mát thêm 20.000 tấn vào năm 2015, thay thế một số lượng nhập khẩu trước đó. Với bơ, dự báo cho rằng các nhà sản xuất trong nước sẽ tăng sản lượng đủ để thay thế lượng nhập khẩu bị cấm".
Trong khi đó, tổng số lượng đàn gia súc của Nga tiếp tục suy giảm, mặc dù hiện đại hóa được đẩy mạnh trong phân khúc của ngành nhưngsản xuất trong nước vẫn khá ì ạch và kém hiệu quả, theo USDA.
Chi phí sản xuất vẫn ở mức cao đối với nhiều nhà sản xuất, mặc dù chính phủ đã có những trợ cấp làm cơ sở cho các trang trại và doanh nghiệp trong toàn ngành sữa.
Liên minh quốc gia sản xuất sữa của Nga (Soyuzmoloko) đã đề nghị sự hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ cho ngành sản xuất sữa từ nay cho tới 2020. Cụ thể, Soyuzmoloko đã đề nghị con số là 10 tỷ USD cho 5 năm từ 2015 – 2020. Trong văn kiện trình lên chính phủ Nga, Soyuzmoloko đã “chứng minh hiệu quả về mặt kinh tế” trong sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước đối với ngành công nghiệp sản xuất sữa, văn kiện cũng có cảnh báo rằng nếu không có trợ cấp thì nhiều hoạt động của ngành sẽ phải dừng lại.
Hoa Đá
Một chủng virus cúm gia cầm mới - H5N8 - lần đầu tiên tấn công vào châu Âu. Đầu tiên người ta phát hiện ra 1 ổ dịch tại Đức vào tuần đầu tiên của tháng 11, ngay sau đó vào cuối tuần là liên tiếp 2 ổ dịch nữa ở Hà Lan Và Anh. Các rủi ro trên người đến thời điểm hiện tại được xác định là không cao tuy nhiên các nhà chức trách trên khắp châu Âu vẫn không hề lơi là công tác phòng chống dịch.
Virus cúm gia cầm đang xảy ra ở Châu Âu
Kể từ khi chủng virus cúm gia cầm độc lực cao H5N8 được tìm thấy ở 1 trang trại gà tây thuộc phía tây nước Đức, người ta liên tiếp phát hiện thêm 2 ổ dịch ở châu Âu, 1 ở Hà Lan và 1 ở Vương Quốc Anh.
Cuối tuần qua, một trang trại gần Utrecht ở Hà Lan được phát hiện là đã nhiễm bệnh và giết chết hơn 1000 con gia cầm của 1 trang trại gồm 150.000 gà giống bố mẹ. Cùng ngày hôm đó, người ta phát hiện 1 đàn vịt giống 6000 con tại phía đông Yorkshire ở Anh đã bị nhiễm bệnh và làm chết 338 con.
Tất cả số gia cầm tại các trang trại nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy hoàn toàn và cơ quan chính quyền đã tiến hành khử trùng, cách ly toàn bộ trang trại.
Các biện pháp kiểm soát được đưa ra tại các khu vực xung quanh các trại nhiễm bệnh để kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh. Tính đền thời điểm hiện tại, không có trường hợp nhiễm cúm gia cầm mới nào được phát hiện tại Đức, Hà Lan hay Vương Quốc Anh.
Đây thực sự là tin tức tốt. Tuy nhiên, chính các biện pháp kiểm soát lưu thông nghiêm ngặt đang làm khó cho các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến gia cầm vì tất cả các gia cầm sống hay sản phẩm liên quan đều phải giữ nguyên tại trại, tại cơ sở sản xuất, chế biến…gây ra những ảnh hưởng đến môi trường cũng như những thiệt hại kinh tế đáng kể cho người dân.
Mới đây, Ukraine đã công bố một lệnh cấm nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm sống từ Đức, Hà Lan hay Vương quốc Anh.
Vào tháng giêng năm 2014, virus H5N8 được báo cáo là đã tìm thấy tại châu Á và tại Nhật Bản vào tuần trước trong cơ thể 1 loài chim hoang dã. Đến nay, người ta vẫn chưa biết làm thế nào mà nó có thể di chuyển đến châu Âu. Theo nhiều ý kiến nghi ngờ nguyên nhân có thể là từ loài chim hoang dã vì nó có thể mang virus cúm gia cầm trong cơ thể 1 thời gian dài mà không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
Tổ chức an toàn thực phẩm đã liên tục cố nhấn mạnh rằng nguy cơ virus lây truyền sang cho con người thông qua các sản phẩm gia cầm là rất hiếm. Những người làm việc với những con gia cầm bệnh thì không bị nhiễm bệnh, hoặc ít nhất là cho đến nay chưa có trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N8 nào được báo cáo trên người.
Vào tuần trước, đã có báo cáo virus cúm gia cầm chủng H7N9 có khả năng lây sang người. Tuy nhiên, đã có nhiều hơn 3 người ở Trung Quốc nhập viện do nhiễm cúm gia cầm H7N9 theo như trong báo cáo và trong đó có 1 người đã chết.
Đồng thời trong tháng này, người ta cũng đã khẳng định có 2 người phụ nữ tại Ai Cập đã chết do nhiễm virus cúm H5N1.
Hoa Đá

Trong chăn nuôi hiện nay việc sử dụng thức ăn hỗn hợp cho heo không còn là điều xa lạ với mỗi người nông dân, kể cả đối với những vùng quê có điều kiện chăn nuôi còn chưa phát triển.
Việc sử dụng thức ăn hỗn hợp thay cho các phụ phẩm chăn nuôi đang dần được người chăn nuôi sử dụng rộng rãi tiện dụng, giảm chi phí, giá thành sản xuất giảm, tiết kiệm thời gian cũng như công sức của người chăn nuôi.
Trai heo thịt
Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn hỗn hợp như thế nào? lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi, sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của heo.
Về đặc điểm sinh lý mỗi giai đoạn của heo có những đặc điểm sinh lý khác nhau, với heo con dưới 1 tháng nhu cầu về Protein dễ tiêu hóa để có thể hoàn thiện cơ thể, kích thích hệ thống tiêu hóa phát triển để chuẩn bị cho giai tiếp theo, với heo trưởng thành nhu cần protein giảm dần. Như vậy mỗi độ tuổi cần có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và để heo có thể lớn nhanh mà không bị lãng phí dinh dưỡng ta cần lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu của heo.
Ở nước ta hiện nay tiêu chuẩn về thức ăn hỗn hợp cho heo đã được quy định rõ trong "Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1547 : 2007" về thức ăn hỗn hợp cho heo như sau.
Cũng trong các văn bản pháp luật cũng quy định về nhãn mác, bao bì của thức ăn chăn nuôi đặc biệt là thức ăn hỗn hợp cho heo
Bảng quy định về nhãn mác cho thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 2B
MẪU NHÃN HÀNG HOÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
--------------------------------
Áp dụng cho premix, thức ăn bổ sung và các loại thức ăn chăn nuôi khác
*Ghi chú:
- Nếu không có kháng sinh, hóa dược thì phải ghi rõ Kháng sinh, dược liệu: Không có
- Nguyên liệu chính là những nguyên liệu quyết định bản chất, chất lượng của sản phẩm
- Vị trí các nội dung mặt trước và mặt sau của bao bì là tương đối cố định, tuỳ theo kích cỡ của bao bì mà trang trí sao cho dễ đọc, dễ hiểu.
- Nếu sản phẩm được dùng cho nhiều loại vật nuôi thì hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng trên cùng một nhãn.
Như vậy với nhu cầu cầu của heo ở mỗi giai đoạn phát triển ta nên lựa chon những sản phẩm phù hợp với heo ở tùng lứa tuổi.
Ví dụ: Thức ăn cho heo con giai đoạn 7 – 15kg
- Thức ăn có ME 3200 kcal/kg. Lượng ME cần cho heo một ngày là 1620 kcal
- heo con cần ăn 506 g thức ăn
Tương tự như vậy ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết cho heo ở các giai đoạn khác nhau.
VietDVM team

Các phương pháp nhận diện bệnh cúm?
Trong hai bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “cấu tạo của virus cúm gia cầm” và “các chủng gây bệnh trên thế giới hiện nay” cũng như những thiệt hại mà chúng gây ra. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các phương pháp nhận diện bệnh cúm gia cầm để từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp tiêu hủy, khống chế mầm bệnh lây lan cũng như giảm tối đa những thiệt hại không đáng có mà dịch bệnh nguy hiểm này mang lại.
Cũng giống như các bệnh thông thường khác, luôn có hai phương pháp giúp nhận diện 1 bệnh là dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích lúc mổ khám (gọi chung là nhận diện lâm sàng) và phương pháp thứ hai là nhận diện dựa vào các phản ứng đặc trưng trong phòng thí nghiệm (nhận diện trong phòng thí nghiệm). Khi nghi ngờ có dịch xuất hiện, ta lần lượt nhận diện bằng hai phương pháp trên.
Phương pháp nhận diện lâm sàng:
Các loài cảm nhiễm với virus cúm gia cầm:
Tất cả các loại gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn cảm với bệnh.
Virus cúm còn gây bệnh đường hô hấp ở chồn, hải cẩu, cá voi, người.
Ngoài ra người ta còn phân lập được virus từ lợn (H1N1 và H1N2), chồn, chuột, thỏ.
Các loài cảm nhiễm cúm và vòng truyền lây (Ảnh sưu tầm)
Nhận diện lâm sàng qua triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : độc lực virus, tuổi gia cầm bệnh, tính biệt, môi trường (mật độ, nhịêt độ, ánh sáng, thành phần không khí…), chế độ dinh dưỡng, sự bội nhiễm các vi khuẩn, virus khác…
Trên chim hoang và vịt nhà ít có triệu chứng lâm sàng.
Gà bị bệnh chết rất nhanh (Ảnh sưu tầm)
Trên gia cầm (gà, gà tây): Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết rất cao. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. Gia cầm bệnh sốt cao; chảy nước mắt; đứng tụm một chỗ; lông xù; phù đầu và mắt; mồng, mào, yếm tím bầm; da tím tái; chân xuất huyết; chảy nước dãi ở mỏ.
![]() |
![]() |
Gà bị cúm mào tím bầm; mắt sung huyết (Ảnh: ĐH cornell)
![]() |
![]() |
Gà bị cúm mào tím bầm, sưng; mắt sung huyết (Ảnh: ĐH Cornell)
Con vật khi sốt cao có biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, giảm trứng. Trường hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, suy sụp hô hấp; rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con có biểu hiện co giật hoặc ở tư thế không bình thường. Những triệu trứng trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ.
Gà chết do cúm gia cầm (Ảnh sưu tầm)
![]() |
![]() |
Tụ huyết, xuất huyết ở da chân-biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm (Ảnh sưu tầm)
Đối với người, sau khi nhiễm, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày trung bình là khoảng 3 ngày. Lúc đầu bệnh nhân sốt cao 39°c và kéo dài từ 1 đến 3 ngày, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, toàn thân ê ẩm, ho, sổ mũi nhức đầu khủng khiếp, có thể tiến tới khó thở rồi nghẹt thở, kèm theo các rối loạn về thính giác và thị giác. Đặc biệt, chủng virus cúm A/H5N1 gây tỉ lệ tử vong rất cao cả ở gia cầm và trên người, có người có thể nhiễm cả đường hô hấp trên và dưới. Trong trường hợp không xảy ra những biến chứng phức tạp, sự gây nhiễm tự giới hạn và bệnh nhân tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu trường hợp diễn biến phức tạp, bệnh có thể trở nên trầm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong, đó là trường hợp bị biến chứng đi kèm viêm phổi do virus hoặc do vi khuẩn hoặc cả hai.
Cúm trên người (Ảnh sưu tầm)
Như vậy, khi nghi ngờ có sự xuất hiện của cúm, việc đầu tiên là ta phải quan sát tổng thể tất cả những biểu hiện bên ngoài của toàn đàn căn cứ vào các triệu chứng chính như trên. Ví dụ, đầu tiên ta quan sát xem gà có sốt không? Có xuất huyết, tụ huyết ở đâu không? Có triệu chứng thần kinh không? Có khó thở không? Tỷ lệ chết và tốc độ lây bệnh của toàn đàn như thế nào?...Từ đó có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ban đầu >> xem nghi ngờ bệnh gì nhất >>căn cứ vào đó mà có hướng quan sát bệnh tích khi mổ khám (nghĩa là khi mổ khám, ta sẽ tập trung quan sát kỹ những cơ quan có bệnh tích đặc trưng đối với bệnh mà ta nghi ngờ).
Nhận diện lâm sàng qua bệnh tích mổ khám:
Cơ chế xâm nhập và gây bệnh của virus cúm
Virus xâm nhập vào trong cơ thể thông thường đi qua miệng trước tiên nhưng không lưu cữu tại miệng mà đi tiếp vào phía trong của đường hô hấp và đi lên kết mạc mắt. Virus thường ở lại đây trong 3-5 ngày và gây ra các bệnh tích đặc trưng như xung huyết ở mí mắt; khí quản viêm, có dịch nhầy, xuất huyết tràn lan; sau đó, nó xâm nhập và gây xuất huyết gần như khắp cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ví dụ như, xuất huyết ở cơ ngực, cơ đùi, đường ruột, dưới da, mào, tích…Sau đây là một số hình ảnh bệnh tích đặc trưng của bệnh cúm trên gia cầm mà chúng tôi tổng hợp được.
![]() |
![]() |
Khí quản xuất huyết tràn lan cả trong và ngoài lòng ống (Ảnh: ĐH Cornell)
![]() |
![]() |
Xuất huyết toàn bộ đường ruột (Ảnh: ĐH Cornell)
![]() |
![]() |
![]() |
Xuất huyết tràn lan dưới da chân (Trái, ảnh: ĐH Cornell) và chân gà bình thường(phải).
![]() |
![]() |
Mào mặt tích nước, xuất huyết (Ảnh: ĐH Cornell)
![]() |
![]() |
Cơ ngực xuất huyết, tích nước dưới da (Ảnh: ĐH Cornell)
![]() |
![]() |
Cơ ngực xuất huyết, tích nước dưới da (Ảnh: ĐH Cornell)
Xuất huyết nặng ở lớp mỡ vùng bụng (Ảnh sưu tầm)
Như vậy, Sau khi Kiểm tra tổng thể toàn bộ bệnh tích mổ khám, kết hợp với các triệu chứng điển hình như trên thì về cơ bản ta đã có thể kết luận được căn nguyên gây bệnh (gần 90% là chính xác nếu con vật xuất hiện đầy đủ những triệu chứng, bệnh tích đặc trưng như trên). Tuy nhiên, để có thể khẳng định chính xác hơn đây là bệnh do virus cúm gia cầm gây ra thì ta cần phân biệt được với một số bệnh tương tự khác như Newcastle, tụ huyết trùng cấp và gumboro. Đồng thời tiến hành các phản ứng phân tích đặc trưng với cúm trong phòng thí nghiệm.
Chẩn đoán phân biệt cúm gia cầm với 1 số bệnh khác:
![]() |
![]() |
Dạ dày tuyến của gà bình thường(trái) và gà bị Gum(phải)
![]() |
![]() |
Dạ dày tuyến của gà bình Newcastle(trái) và gà bị cúm(phải)
Nhìn chung các bệnh trên có triệu chứng gần giống nhau, bảng trên chỉ là một số triệu chứng có thể dùng để giúp chẩn đoán loại trừ, từ đó có thể cho ta kết quả chẩn đoán nghi ngờ là bệnh gì. Để chính xác, ta cần phải có một số xét nghiệm dưới đây.
Nhận diện trong phòng thí nghiệm:
Sau khi tiến hành đầy đủ các biện pháp chẩn đoán lâm sàng, để khẳng định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì? Thuộc chủng, type nào?...ta nên tiến hành các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Nhất là đối với những bệnh nguy hiểm như cúm thì khi có dấu hiệu nghi ngờ là ta phải lấy mẫu và xét nghiệm ngay, tránh tình trạng chậm trễ gây ra những thiệt hại đáng tiếc.
Hiện nay trên thế giới đang áp dụng một số phương pháp xác định virus cúm trong phòng thí nghiệm như sau:
- Phương pháp nuôi cấy và phân lập virus trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp giải trình tự Nucleotide.
- Phương pháp giải mã ngược (RT_PCR).
- Phương pháp HA-HI.
- Dùng test chẩn đoán nhanh đặc hiệu cho cúm…
Mặc dù hầu hết các phương pháp xác định virus cúm trong phòng thí nghiệm đều đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại và chi phí khá lớn nhưng hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều không ngại đầu tư cho việc này vì những thiệt hại của cúm gia cầm gây ra.
Dù có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau nhưng trên thực tế, chỉ có 1 số phương pháp có độ chính xác cao và được dùng khá phổ biến tại tất cả các phòng thí nghiệm chẩn đoán cúm trên thế giới. Thông thường, khi 1 trong số các phương pháp phổ biến này có kết quả xét nghiệm dương tính thì người ta sẽ tiến hành khẳng định và công bố dịch. Dưới đây là nguyên lý của một số phương pháp phổ biến mà chúng tôi chia sẻ để các bạn tham khảo thêm:
Phương pháp nuôi cấy và phân lập virus trong phòng thí nghiệm:
Virus là loại ký sinh tuyệt đối trong tế bào, chúng không chứa những men cần thiết cho sự trao đổi chất, mà phải hoàn toàn dựa vào hệ thống men và nguồn năng lượng của tế bào chủ. Cho nên virus khác với vi khuẩn là không thể nuôi cấy trong những môi trường nhân tạo được. Xuất phát từ những đặc điểm đó mà người ta chỉ có thể nuôi cấy virus trên cơ thể động vật cảm nhiễm, trên phôi gà hay trên tổ chức mô học.
Cấy mẫu bệnh phẩm nghi có chứa virus cúm lên cơ thể động vật thí nghiệm, lên phôi gà hay lên tổ chức mô >>sau đó tiến hành quan sát các biểu hiện triệu chứng bệnh, các tổn thương bệnh lý đặc trưng bên trong >> xem có phải là những biểu hiện đặc trưng của cúm không. Sau đó, phân lập virus từ tổ chức vừa nuôi cấy >> quan sát dưới kính hiển vi điện tử >> xem hình thái, cấu tạo của virus >> kết hợp tất cả các yếu tố trên >> kết luận xem đó có phải là virus cúm hay không.
Ảnh nguyên lý của phương pháp nuôi cấy và phân lập virus
Phương pháp giải trình tự Nucleotide.
AND (hay ARN) là cơ sở hóa học của gen. Phân tử AND (ARN) là 1 chuỗi xoắn kép (đơn) của hai (một) mạch đơn được cấu tạo từ 4 loại nucleotide khác nhau nhờ các base của chúng là A (adenine), C (cytosine), G (guanine), T (thymine). Các nucleotide này nối kết liên tiếp với nhau theo 1 thứ tự xác định. Ngoài ra, mỗi loài, chủng sinh vật, vi sinh vật đều có những đoạn gen đặc hiệu mà chỉ chúng mới có.
Giải trình tự gen tức là phát hiện được thứ tự sắp xếp của 4 loại nucleotide này trên phân tử ARN của virus (virus được phân lập từ mẫu bệnh phẩm) từ đó xác định xem phân tử ARN của virus này có đoạn gen đặc hiệu (là 1 đoạn các nucleotide có trật tự sắp xếp đặc thù nhất định) của virus cúm gia cầm hay không. Từ đó đưa ra kết luận mẫu bệnh phẩm có chứa virus cúm gia cầm hay không.
Phương pháp PCR ngược (RT_PCR).
Để hiểu được nguyên lý của phương pháp RT_PCR thì trước tiên ta phải hiểu được nguyên lý của phương pháp PCR.
* Nguyên lý của phương pháp PCR là tạo lượng lớn các đoạn ADN đặc thù từ ADN khuôn dựa trên cơ sở hoạt động của ADN-polymerase để tổng hợp sợi mới bổ sung. Các yếu tố cơ bản để thực hiện phản ứng PCR bao gồm:
- Sợi khuôn DNA chỉ cần biết trình tự nucleotide của đoạn nhỏ nằm cạnh đoạn cần nhân để thiết kế hai mồi oligonucleotide.
- Hai đoạn mồi ngắn để xác định các điểm bắt đầu tổng hợp DNA. Là tín hiệu chỉ hướng đi (5’ → 3’) của enzyme DNA-polymerase. Mồi dài khoảng 20 nucleotide và các nucleotide ở hai đầu của mồi không tự kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
- Có đầy đủ các loại nucleotide dATP, dTTP, dGTP, dCTP.
- Môi trường đệm cung cấp ion Mg và nước tinh khiết không có enzyme RNase và DNase.
- Enzyme chịu nhiệt Thermus aquaticus (Taq)
Dung tích tổng số cho một phản ứng PCR khoảng từ 20 µl đến 50µl. Đặc điểm của phản ứng PCR là chọn lọc, nhậy và nhanh.
Phản ứng RT-PCR thực chất là phản ứng nhân một đoạn giới hạn của khuôn RNA, theo nguyên lý của phản ứng PCR gồm có hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là sao chép RNA khuôn thành DNA sợi đôi nhờ hoạt động của enzyme sao chép ngược. Giai đoạn này được thực hiện ở 50÷55°C và thời gian là 30 phút. Giai đoạn 2 là dùng chính DNA vừa sao chép làm khuôn cho phản ứng PCR.
Sau khi phản ứng kết thúc, sản phẩm của phản ứng PCR ngược được giảm xuống 4°C để bảo quản cho tới khi sử dụng. Để đánh giá và phát hiện sản phẩm PCR ngược người ta cũng điện di trên gel agarose 0,8÷1%. Và DNA chuẩn là DNA λ được cắt bởi enzyme HindIII có độ dài 23,1kb; 9,4kb; 6,5kb; 4,3kb.
Nói tóm lại, mục đích của phương pháp RT_PCR chính là dùng ARN của virus trong mẫu bệnh phẩm >> sao chép thành AND sợi đôi, sau đó nhân bản đoạn AND đó lên thành nhiều bản giống nhau bằng phương pháp PCR >>tìm kiếm đoạn gen đặc hiệu của virus cúm >>nếu có thì khẳng định trong mẫu bệnh phẩm có chứa virus hay đàn gia cầm dương tính với virus cúm. Nếu không thì ngược lại, đàn gia cầm không chứa virus cúm.
Tóm lại, nhận diện cúm là một trong những khâu quan trọng quyết định thành công hay thấy bại của toàn bộ quá trình kiểm soát cúm về sau. Và nhận diện cúm chỉ có nhiều ý nghĩa khi được xác định 1 cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Muốn vậy, ta phải nắm được các phương pháp cũng như những nguyên lý của quá trình nhận diện cúm từ khi nghi ngờ cho đến lúc nhận kết quả từ phòng thí nghiệm thì mới có thể chủ động được khixảy ra dịch bệnh.
VietDVM team

Triển lãm VIV Châu Á 2015
Tiển lãm VIV châu Á 2015 được tổ chức tại Bangkok - Thái Lan. Trước đó các hoạt động xúc tiến đã được thực hiện tại một loạt các nước châu Á như Indonesia, Hàn Quốc, Myamar, Campuchia, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan, Phillippines, Malaisia và Bangladesh. Tất cả các hoạt động đã kết thúc để chuẩn bị cho triển lãm tổ chức từ ngày 11 - 13 tháng 3 năm 2015 với chủ đề "Feed to meat".
VIV 2013 được tổ chức tại Thái Lan (nguồn: Invivos-Nsa)
VIV châu Á lần này ngoài triển lãm nông nghiệp, các sản phẩm mới còn tập trung trao đổi về các vấn đề liên quan tới thịt heo và khí sinh học.
Triển lãm cũng tổ chức nhiều hội nghị về thịt heo, các kỹ thuật chăn nuôi heo, một cuộc hội thảo lớn về kinh doanh và công nghệ trong sản xuất thịt và trứng, một cuộc hội thảo về trứng của các nhà kinh doanh trứng châu Á và hội thảo về sức khỏe động vật của Liên Hợp Quốc và các hội thú y châu Á.
Ngoài ra triển lãm còn có sự góp mặt của 700 - 850 gian hàng của các quốc gia châu Á.
Thời gian tổ chức 11 - 13 tháng 3 năm 2015 tại trung tâm triển lãm và thương mại quốc tế (BITECC) địa chỉ: Prakanong - Bangkok - Thái Lan.
Thời gian bắt đầu từ 10h sáng ngày 11 tháng 3 năm 2015 tới 18h ngày 13 tháng 3 năm 2015.
Xem chi tiết: www.vivasia.nl/en/Press/Press-Releases-2015.aspx
Ga_8xx tổng hợp

Liên đoàn Ả Rập về Công nghiệp thực phẩm được thành lập vào 07 tháng 10 năm 1976 theo nghị quyết Hội đồng của Liên minh Kinh tế Ả Rập và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Ả Rập.
Liên đoàn nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các thành viên của mình bằng cách phối hợp và tích hợp các nỗ lực để thúc đẩy nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích các mối quan hệ thương mại, tạo điều kiện cho sự phát triển và điều phối các quan hệ lao động, hành chính và kỹ thuật cũng như các dự án hội nhập khu vực trong ngành công nghiệp thực phẩm liên quan đến sản xuất và tiếp thị, và phấn đấu trong việc loại bỏ các trở ngại và rào cản, để thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc của khu vực và chuyên ngành sản xuất trong ngành công nghiệp thực phẩm, sự phát triển của cơ sở và các công ty hiện có, và để hướng tới việc tận dụng lợi thế của tất cả các nguồn lực sản xuất để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Khách sạn Landmark ở Amman ( nguồn: Tripadvisor)
Hội nghị Arab lần thứ 5 về gia cầm và thức ăn vào ngày 8 - 9 tháng 12 năm 2014 tại khách sạn Landmark ở Amman vương quốc Hashemite của jordan với sự tham gia của:
- Các trường đại học lớn.
- Nhà sản xuất thức ăn.
-Nhà cung cấp con giống.
- Các nhà chăn nuôi lớn.
- Bác sĩ thú y.
- Các quan chức ở hầu hết các quốc gia Ả Rập
Hội nghị bàn về các nội đung chính
Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của thịt gia cầm và trứng gia cầm trong so sánh với thịt đỏ và cá.
Tương lai của ngành công nghiệp gia cầm trong thế giới Ả Rập cạnh tranh với các sản phẩm gia cầm từ các nước có chi phí sản xuất thấp hơn.
Lây lan rộng của bệnh do Virus ở gia cầm và cách để kiểm soát nó.
Tương lai của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi trong thế giới Ả Rập và cách để tăng sản xuất nguyên liệu nội địa.
Xem chi tiết: www.affindustries.org/fees-and-registeration.html
Ga_8xx tổng hợp
Công ty CPTM sản xuất Phú Sơn tuyển dụng
Hiện tại công ty Phú Sơn đang cần tuyển nhân viên kinh doanh làm việc tại khu vực Hà Nội, Hà Nam....
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chuyên ngành chăn nuôi thú Y hoặc thú y.
-Có đức tính trung thực, cần cù, chịu khó, yêu công việc.
Mức lương từ 8 - 15 triệu/tháng.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty CPTM Phú Sơn địa chỉ Tiểu khu Mỹ Lâm - TT Phú Xuyên - H .Phú Xuyên - TP. Hà Nội.
Hoặc liên lạc trực tiếp theo số điện thoại 0967885370 (chị Hiền)
Hiền Nguyễn

Các bước cai sữa cho heo
Cai sữa là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình nuôi heo vì nó quyết định rất lớn đến hiệu quả cũng như năng suất chăn nuôi của toàn trại. Cụ thể, người ta đã chứng minh được rằng trọng lượng heo lúc cai sữa luôn tỷ lệ thuận với trọng lượng heo lúc xuất chuồng, ước tính nếu trọng lượng lúc cai sữa chênh nhau 2,5 kg thì trọng lượng xuất chuồng sẽ chênh nhau 5,02 kg.
Bởi vậy, ta nên chuẩn bị cũng như thực hiện việc cai sữa cho heo một cách cẩn thận sao cho hiệu quả nhất từ việc heo như thế nào thì cai sữa được? Cho đến chuẩn bị cai sữa như thế nào? Chăm sóc heo trong và sau cai sữa như thế nào…để heo ít stress nhất và heo đạt trọng lượng tốt nhất trước khi chuyển heo xuống chuồng cai sữa.
Heo con cai sữa
Cần những điều kiện như thế nào thì có thể cai sữa cho heo?
Ngoài những điều kiện khách quan như điều kiện chăn nuôi ở từng nơi; thời tiết ấm áp, không quá nóng hay quá lạnh; có đủ số ô chuồng cai sữa sạch sẽ cần thiết cho toàn bộ heo sẽ cai sữa cũng như có đủ con người, dụng cụ cần thiết để tiến hành cai sữa.
Thì điều kiện quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của toàn bộ heo con có đủ tốt để có thể cai sữa hay không? Cụ thể, heo khỏe mạnh phát triển bình thường, không có bệnh tật gì và trọng lượng cơ thể phải ≥ 6 kg thì mới có thể tiến hành cai sữa. Ngoài ra, để quyết định có cai sữa cho heo hay không ta còn cần căn cứ vào lượng thức ăn tập ăn heo thu nhận được/ngày. Nghĩa là chỉ nên cai sữa khi heo có thể ăn được lượng thức ăn đủ nhiều để đảm bảo cho sự phát triển của heo.
Như vậy, điều kiện cai sữa tốt nhất cho heo là khi có thể đáp ứng được đầy đủ các yếu tố trên. Tuy nhiên trong thực tế chăn nuôi heo công nghiệp, đôi khi người ta không thể đợi được đến khi có đầy đủ mọi điều kiện mới tiến hành cai sữa cho heo vì người ta còn phải tính toán sao cho kinh tế nhất.
Cần chuẩn bị những gì trước khi cai sữa?
Đầu tiên là việc chọn thời gian cai sữa cho heo:
Thời gian cai sữa phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo con. Chính là lúc heo con đã có khả năng tự sống độc lập một mình mà không cần đến sự bảo vệ và che chở của mẹ nó.
Hiện nay trên thế giới đang có hai luồng ý kiến chủ đạo. Một số quan điểm cho rằng, nên cai sữa khi heo được 28 ngày tuổi còn một số ý kiến lại cho rằng nên cai sữa cho heo lúc 21 ngày tuổi. Mỗi ý kiến đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng như sau:
Trong thực tế, tùy thuộc mục đích chăn nuôi của mỗi trại (trại heo giống hay trại heo thịt), độ đồng đều của đàn heo con cũng như khả năng nuôi con của heo nái mà người ta có những lựa chọn tuổi cai sữa cho heo khác nhau cho phù hợp với điều kiện thực tế tại trại. Ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới, đa phần các trại heo công nghiệp nuôi lấy thịt đều cai sữa cho heo lúc 21 ngày tuổi.
Chuẩn bị chuồng cho heo cai sữa:
Công việc chuẩn bị chuồng cho heo cai sữa nên được tiến hành trước ngày cai sữa 2-3 ngày cho khô ráo sạch sẽ. Trước tiên ta sẽ lau dọn vệ sinh sạch sẽ → phun sát trùng toàn bộ ô chuồng. Sau đó là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh, đường nước…
Khu vực úm chuẩn bị cho heo thường bố trí ở góc tường cho vững chãi và kín gió. Bên dưới là ván lót bằng gỗ hoặc tấm lót bằng polymer và xung quanh có thể quây bằng các tấm tôn hoặc gỗ. Bên trên là bóng điện sưởi (tốt nhất nên là bóng đèn hồng ngoại). Nhiệt độ của ô úm cần phải luôn luôn đảm bảo hợp lý vì nó là điều kiện rất quan trọng để heo con phát triển. một tuần đầu sau ngày cai sữa cần đảm bảo duy trì nhiệt độ khoảng 31-330C, sau đó nhiệt độ tối ưu là 28-320C.
Cần lưu ý một số điểm như sau:
- Chuồng heo cai sữa cần phải bố trí ở 1 khu riêng biệt, và phải đảm bảo luôn thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tráng gió lùa; độ ẩm thích hợp từ 65-70%.
- Sàn chuồng tốt nhất nên là sàn nhựa.
- Mật độ: 3 con/1 m2, ≤ 10 con/1 ô chuồng (1 ô chuồng = 3 m2).
- Chuẩn bị nước uống: 8-10 heo/ 1 núm uống và thường mỗi ô chuồng sẽ có 1 núm cao, 1 núm thấp. Tốc độ dòng chảy qua núm là 2 lit/phút (Dùng chai 1 lit hứng nước chảy ra từ núm, nếu trong vòng 30 giây nước chảy đầy chai thì tốc độ dòng chảy đạt 2 lit/phút, nếu không đạt, điều chỉnh cho phù hợp).
Chuẩn bị cho heo mẹ:
Giảm ăn cho heo mẹ dần dần trong 3 ngày trước khi tách nó khỏi đàn con. Ngày đầu tiên giảm còn 75% so với khẩu phần ăn bình thường, ngày thứ hai còn 50% và ngày tách khỏi heo con thì không cho nó ăn.
- Giúp heo mẹ nhanh động dục trở lại → tăng số lứa đẻ/nái/năm.
- Giảm lượng sữa tiết ra → giúp heo con là quen dần.
- Đồng thời khi giảm lượng sữa tiết ra → giúp cho heo nái tránh các bệnh như sốt sữa, viêm vú…
Đối với nhiều trang trại chăn nuôi heo công nghiệp, trước khi chuyển heo con xuống chuồng cai sữa 1 tuần thì người ta sẽ tách con mẹ đi chỗ khác nhằm giúp heo con thích nghi dần với việc tự lập không có mẹ.
Chuẩn bị cho heo con:
Đối với những trang trại chăn nuôi quy mô nông hộ, đa phần trước ngày cai sữa người ta sẽ điều chỉnh để giảm dần việc heo con có thể bú mẹ: chặn lối đi ra khu vui chơi của heo con theo cường độ tăng dần.
Trong trường hợp ghép heo để cai sữa ta cần lưu ý về độ đồng đều của heo. Nghĩa là những heo cai sữa cùng 1 thời điểm thì không nên có sự chênh lệch quá nhiều về thể trạng, độ tuổi. Cụ thể theo kinh nghiệm thực tế thì không nên chênh lệch nhau quá 7 ngày.
Quá trình cai sữa và những lưu ý không nên bỏ qua:
Công việc đầu tiên của việc cai sữa chính là chuyển heo - tưởng chừng như đơn giản ít ai lưu ý nhưng lại là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình cai sữa. Chuyển heo tốt nhất phải làm sao tránh tối đa những stress không cần thiết tác động lên heo con. Muốn vậy, đầu tiên ta nên chuyển vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi bắt và thả heo nên nhẹ nhàng, từ tốn, không được mạnh tay.
Ngoài ra, ta cần hỗ trợ heo để nâng sức đề kháng cũng như phòng các bệnh kế phát bằng các loại thuốc hỗ trợ như sau:
- Điện giải: pha sẵn nước điện giải để khi heo chuyển đến có uống → tránh stress.
- Kháng sinh phòng kế phát: Thông thường ta hay dùng các loại kháng sinh hoạt phổ rộng, tuy nhiên, tùy thuộc vào dịch tễ của mỗi trại mà ta có sự lựa chọn cho chính xác. Ví dụ: có những khu vực trại khi dùng kháng sinh Oxytetracylin cho hiệu quả rất tốt nhưng cũng có những khu vực trại cho hiệu quả không cao vì thuốc đã đề kháng từ trước đó.
Bên cạnh các thuốc hỗ trợ như điện giải hay kháng sinh phòng thì vaccine cũng là 1 chủ đề đang gây nhiều tranh cãi trong giai đoạn này. Nhiều ý kiến cho rằng không nên tiêm bất kỳ vaccine nào trước và sau ngày cai sữa 3 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trại vẫn tiêm 1 mũi vaccine suyễn lần 2 vào 21 ngày tuổi???.
- GlucoK-C: 2-3g/1 lit nước, hòa cho heo uống trong vòng 3-4 ngày tính từ ngày cai sữa.
- Kháng sinh: Amoxicilin hay Ampicilin kết hợp với Colistin: 1-2ml/ heo con, tiêm 1 mũi khi chuyển heo.
- Tiêm vaccine suyễn mũi thứ hai 2 ml/con.
- Treo lốp xe ở giữa chuồng ngang tầm mặt của heo.
- Vứt vỏ bao cám có màu sặc sỡ vào trong chuồng cho heo cắn.
- Vứt 1 số đồ chơi bằng nhựa như bóng nhựa, chai nhựa,…vào chuồng..
Một số lưu ý để có chế độ dinh dưỡng phù hợp:
- Giảm tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn: Khả năng tiêu hóa chất xơ ở heo con còn kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao thì heo con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, heo con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là ≤ 4%.
- Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp: Heo con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, heo con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho heo con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần.
- Tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn: giai đoạn trước 15 kg = 19 – 20%, giai đoạn sau 15 kg = 16 -18%.
- Tỷ lệ nước thích hợp: Nếu khẩu phần heo con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nên nền chuồng bẩn, ẩm thấp và heo con dễ nhiễm bệnh.
Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của heo con. Tỷ lệ thức ăn tinh: thô phải thích hợp, cứ 1 kg thức ăn tinh trộn với 0,5 kg nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1:1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho heo con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do.
- Ngoài ra chúng ta còn cần bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg, Fe, I2… và bổ sung cho heo những chế phẩm Vitamin – Khoáng.
Phương pháp cho heo con ăn:
- Cho heo con ăn nhiều bữa trong ngày, 5 - 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn cho ăn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, nếu cho ăn thành nhiều bữa sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho heo con ăn.
- Cho heo con ăn đúng giờ giấc qui định và tập cho heo con có những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa.
- Cho heo con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và từ đó hạn chế được heo con mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Cho heo con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng.
- Khi chuyển cám giữa các giai đoạn trong giai đoạn nuôi cai sữa, ta cần lưu ý chuyển từ từ (tối thiểu trong 3 ngày, cụ thể ngày đầu 75% cám cũ và 25%cám mới, ngày thứ hai là 50% - 50% và ngày thứ ba tương ứng là 25% - 75%), tránh chuyển đột ngột gây stress, rối loạn tiêu hóa cho heo.
Phòng bệnh cho heo:
Ngoài các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tổng thể tốt thì quy trình phòng bệnh cho heo con giai đoạn này chủ yếu là dùng kháng sinh kết hợp với vaccine.
Sau đây là liệu trình phòng bệnh mà các bạn có thể tham khảo:
Heo con sau cai sữa phải như thế nào mới đạt yêu cầu?
Tùy thuộc vào điều kiện của từng khu vực, từng trại và đặc biệt là từng giống khác nhau mà ta có những kết quả đạt yêu cầu khác nhau. Dưới đây là một vài thông số phổ biến tại các trại chăn nuôi heo công nghiệp.
- Tỷ lệ chết: 2 - 4%.
- FCR ≤ 1.4
- Trọng lượng cai sữa = 7.0 kg.
- Trọng lượng lúc 63 ngày = 23kg.
- Tỷ lệ heo con mắc bệnh thấp: Heo con sau khi kết thúc nuôi ở giai đoạn này thì không mắc các bệnh tật hoặc nếu có mắc bệnh thì chỉ ở tỷ lệ thấp (< 5%), với các bệnh về ký sinh trùng hoặc là các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời heo con có khả năng đề kháng cao và khả năng thích nghi tốt trong điều kiện sống mới.
Như vậy, để có được kết quả chăn nuôi tốt nhất ở giai đoạn heo cai sữa ta không những chỉ cần có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo mà ngay cả trong và sau khi cai sữa ta cũng cần phải nắm được những kỹ thuật cơ bản để chăm sóc heo đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, ngoài kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc cơ bản ra thì kết quả trong giai đoạn này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nên trong thực tế chăn nuôi, ngoài những điều vừa nên trên ta cần linh hoạt, nhạy bén trong từng trường hợp, từng trại cụ thể sao cho heo con tăng trưởng được tối đa, từ đó nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như nâng cao lợi nhuận cho toàn trại.
VietDVM team
NAPEXIMCO là đơn vị đại diện nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm cho các nhà sản xuất đến từ các nước Châu Âu. Các mặt hàng mà Công ty triển khai ở Việt Nam:
- Thiết bị y tế.
- Dụng cụ vật tư y tế.
- Thiết bị, dụng cụ thẩm mỹ.
- Thực phẩm chức năng.
- Dược phẩm.
Với phương châm con người là yếu tố then chốt cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp. Công ty luôn chú trọng đến việc tìm kiếm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ nhân sự có cơ hội phát triển không ngừng. Công ty luôn đón chào những ứng viên có tài năng và đủ phẩm chất trở thành đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty, đồng hành và phát triển bản thân cùng sự phát triển thịnh vượng của Công ty.
Hiện Công ty đang tuyển dụng các vị trí:
Cán bộ kinh doanh:
Mã: NAPE-CBKD-1113.
Số lượng: 02.
Nhóm công việc: kinh doanh.
Hạn nộp hồ sơ: 15/12/2014.
Địa điểm làm việc: Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Mô tả công việc:
- Lập kế hoạch làm việc theo sự chỉ đạo của TP kinh doanh.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng, lập danh sách khách hàng, lên kế hoạch tri ển khai thiết lập các mối quan hệ với khách hàng.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng được giao.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, thực hiện các việc truyền thông trên các kênh, tiến hành đi thăm viếng các khách hàng, trả lời, giải quyết và tháo gỡ các vướng mắc của khách hàng và các phát sinh liên quan.
- Soạn thảo hợp đồng, báo giá, các văn bản chứng từ liên quan và phối hợp tổ chức thực hiện hợp đồng theo chỉ đạo của TP kinh doanh.
- Cập nhật thông tin phản hồi từ thị trường: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phân tích hiện trạng và xu hướng thị trường để báo cáo cấp trên.
- Soạn thảo email và Trả lời email tới các khách hàng.
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học y/dược/kinh tế.
- Khả năng giao tiếp tốt, vui vẻ hòa đồng.
- Trung thực, tận tâm với công việc, yêu thích kinh doanh.
- Khả năng làm việc độc lập, quyết đoán và có kỹ làm việc nhóm.
- Am hiểu về kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực y tế.
- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng anh là một lợi thế.
- Không ngại đi công tác xa, trong nước và nước ngoài.
- Chịu được áp lực cao trong công việc.
- Có mong muốn gắn bó lâu dài với Công ty.
- Thành thục tin học văn phòng và internet.
Quyền lợi:
- Lương, thưởng các các chế độ phúc lợi khách;
- Mức lương: thỏa thuận;
- Được đào tạo để nâng cao nghiệp vụ tại Công ty và các khóa bên ngoài do Công ty chi trả;
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được đi du lịch trong và ngoài nước.
Gửi hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV tiếng Việt hoặc tiếng Anh có ảnh đính kèm về địa chỉ email: Nape.tuyendung @gmail.com;
Chỉ gọi phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu!.
Xuân Nguyễn
Một nghiên cứu mới đây ở Trung Quốc cho biết bổ sung Đồng vào chế độ ăn nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng của gà thịt thương phẩm, tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy có sự tương tác giữa đồng và các acid amin làm tăng tốc độ phát triển cuả gà.
Theo tác giả Mi Yuling thuộc trường đại học Triết Giang ở Trung Quốc và các đồng tác giả tại trường đại học Arkansas ở Mỹ cho biết cần thiết phải thay đổi chế độ dinh dưỡng cho đàn gà để giống gà thịt trở nên hiệu quả hơn sau mỗi năm.
Bổ sung Đồng tăng hiệu quả chăn nuôi
Trong báo cáo gửi tới "Tạp chí Nghiên cứu Ứng dụng gia cầm" về nghiên cứu, đánh giá đồng và lysine có nguồn gốc về cân bằng acid amin trong chăn nuôi gà.
Trong thí nghiệm 1: thành phần acid amin (cao, trung bình và thấp) và đồng (5 ppm và 200 ppm) được nghiên cứu trên 6 lô thí nghiệm và được lặp lại 8 lần với 1536 con gà trong đó có 500 con gà trống (48 ô thí nghiệm mỗi ô có 32 con) từ lúc 1 ngày tuổi tới 40 ngày tuổi.
Thí nghiệm 2: thành phần acid amin (cao và thấp) được đánh giá trên hai loại gà thịt (một giống chuyên dụng và một giống kiêm dụng), thí nghiệm được lặp lại 21 lần với 1344 con gà kiêm dụng và 1344 con chuyên dụng lấy thịt trên 21 lô thí nghiệm, theo dõi từ lúc gà 1 ngày tuổi tới lúc 40 ngày tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương tác giữa đồng và các acid amin không xảy ra tuy nhiên khi bổ sung đồng với nồng độ cao thì thấy tốc độ tăng trưởng của gà tăng (thí nghiệm với nồng độ 200ppm) .
Theo tác giả Mi Yuling và các đồng tác giả. Mặc dù cả hai mức độ ảnh hưởng của lysine và đồng là đáng nghi nhận nhưng vẫn chưa đủ để đánh giá ảnh hưởng của chúng với gia cầm, cần được nghiên cứu nhiều hơn.
Ga_8xx tổng hợp