Trong báo cáo gửi tổ chức thú y thế giới OIE ngày 03/12, cơ quan thú y nước này thông báo đã phát hiện một ổ dịch lở mồm long móng tại Chungcheongbuk.
ảnh minh họa
Báo cáo này cho biết đã phát hiện 30 con heo có các triệu chứng của bệnh, đã có 574 con heo đã bị tiêu hủy. Đã có 15.884 con gia súc trong vùng bị ảnh hưởng.
Sau đó các mẫu xét nghiệm đã được gửi tới phòng thí nghiệm quốc gia, ở đây các phẩn ứng Elisa và RT-PCR và kết luận virus LMLM chủng O là nguyên nhân gây ra ổ dịch.
Các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh đã được thực hiện, trong đó có 130.000 con heo trong vùng đã được tiêm vaccine.
Hiện nguyên nhân của ổ dịch vẫn chưa được công bố.
Ga_8xx
Tuần đầu của tháng 12 năm nay, giá cả thị trường miền Nam nước ta có sự tụt giảm nhẹ về giá các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là giá heo hơi tại 2 thị trường lớn là Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đều khó bán hơn, với những đàn có chất lượng không tốt giá đã giảm 1.000 - 2.000 đ/kg.
Giá heo miền Nam giảm nhẹ trong tuần
Trong tuần cũng ghi nhận giá gà lông màu tăng thêm 2.000đ/kg, kết thúc ngày cuối tuần 06/12 giá tại Đồng Bằng Sông Cửu Long có giá 43.000đ/kg.
Giá các mặt hàng con giống đêàu giữ giá so với tuần trước, duy nhất chỉ có giá heo giống giảm nhẹ do biến động của thị trường heo thịt
Sau đây là thông tin một số sản phẩm mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
Ga_8xx
Dinh dưỡng Protein cho heo thịt
Trong chăn nuôi heo hiện đại ngày nay việc chăm sóc nuôi dưỡng heo thịt không đòi hỏi nhiều công sức, do các công nghệ hỗ trợ tối đa cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi và giảm thiểu các chi phí dư thừa không cần thiết.
Tuy nhiên các công nghệ càng hiện đại thì vai trò của các chủ trang trại, những người làm quản lý càng cần những hiểu biết khoa học cũng như biết áp dụng chúng vào thực tế để nâng cao hiệu quả kinh tế và có thể cạnh tranh với xu thế hội nhập sắp tới.
Chăn nuôi heo thịt hiện nay đang rất phát triển, những trang trại công nghiệp với quy mô hàng ngàn con, hàng vạn con giờ đây không còn là điều xa lạ. Các trang trại chăn nuôi thành công cũng rất nhiều, bên cạnh đó cũng có không ít các trang trại chăn nuôi chưa thực sự hiệu quả do chưa nâng cao được sức sản xuất, quản lý dịch bệnh và đầu ra bấp bênh.
Để có được một trang trại chăn nuôi hiệu quả ta cần đặc biệt chú trọng tới dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi do đây là một tác nhân hết sức quan trọng, nó chiếm gần 70% tổng chi phí sản xuất.
Việc cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp với từng lứa tuổi từng giai đoạn phát triển của heo đã và đang được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giúp cho ngành chăn nuôi có bước nhảy vọt trong năng xuất và chất lượng.
Nhu cầu về Protein và các acid amin là quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt công nghiệp với các giống cao sản có khả năng sản xuất lớn, việc đáp ứng nhu cầu của giống để phát huy hết tiềm năng di truyền đang là bài toán cho tất cả các nhà khoa học về dinh dưỡng.
Đối với chăn nuôi heo nước ta hiện nay, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đang được đưa về tận trại kể cả những vùng cao, vùng có trình độ chăn nuôi chưa phát triển. Việc lựa chọn thức ăn cho heo đang là bài toán rất khó đối với mỗi trang trại.
Để biết được nên lựa chọn sản phẩm nào cho chăn nuôi, giai đoạn khác nhau nên sử dụng thức ăn như thế nào. Ta cần hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn của heo thịt.
Cân bằng acid amin trong khẩu phần để nâng cao hiệu quả sử dụng Protein là vấn đề vô cùng quan trọng, do việc hấp thu các protein phụ thuộc lớn vào nồng độ các acid amin trong thưc ăn.
- Acid amin thay thế được: là các acid amin mà cơ thể tự tổng hợp được từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian khác.
- Acid amin không thay thế: là các acid amin rất cầm cho sự phát triển bình thường của cơ thể động vật nhưng cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được, chúng cần phải được cung cấp thường xuyên qua thức ăn. Ở heo có 9 acid amin không thay thế được đó là: Valine, Izoleucine, Lysine, Histidine, Threonine, Methionine, Phenylalanine, Tryptophane, Leucine
Việc cân bằng acid amin trong thức ăn giúp heo có thể hấp thu tối đa lượng protein được cung cấp trong thức ăn làm giảm các chi phí trong chăn nuôi và nâng cao sức sản xuất cũng như quá trình sinh trưởng của heo.
Các acid amin được sung trong thức ăn nếu không được sử dụng hết chúng bị ôxy hóa để tạo ra năng lượng và các acid amin không được dự trữ trong cơ thể, sự thiếu hụt một acid amin trong khẩu phần ăn sẽ ngăn cảm quá trình tổng hợp protein.
Do đó sự mất cân bằng của acid amin trong thức ăn làm con vật mất tính ngon miệng, giảm sinh trưởng và phát triển gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề.
Ngoài ra, việc tổng hợp protein trong cơ thể còn phụ thuộc vào tỷ lệ các acid amin trong khẩu phần, nếu thiếu một trong số các acid amin thì quá trình tổng hợp bị dừng lại gây rối loạn tiêu hóa và nếu một acid amin không thay thế có trong khẩu phần thức ăn ít hơn mức quy định thì việc tổng hợp protein bị gián đoạn do thiếu acid amin và khi đó các acid amin còn lại bị ô xy hóa tạo năng lượng làm con vật giảm tính thèm ăn và giảm hiệu quả kinh tế.
Cân bằng acid amin ảnh hưởng tới hấp thu protein
Trên các giống heo địa phương cần chú ý thêm về acid amin Arginine, acid amin này có thể được tổng hợp nội sinh từ cơ thể heo tuy nhiên sự tổng hợp này thường không đủ do một phần lớn arginine được tổng hợp bị phân hủy ở gan bởi enzym arginase, và trong sữa đầu cũng như sữa của heo mẹ thường thiếu acid amin này (thiếu khoảng 40%) do đó ở heo con arginine là acid amin thiết yếu còn đối với heo thịt thì đây không phải acid amin thiết yếu.
Bảng trên được thực hiện với:
Giới tính hỗn hợp (tỷ lệ giữa lợn thiến và cái hậu bị là 1:1) cho lợn có tỷ lệ tăng nạc trung bình khá (325g nạc không dính mỡ/ngày) và có trọng lượng từ 20-120 kg.
Giả sử ME là 96% DE; Mức protein thô này trong khẩu phần ngô-khô dầu đỗ tương, ME chiếm 94-96% DE .
Mức protein thô áp dụng cho khẩu phần ngô - khô dầu đậu tương. Đối với lợn từ 3-10kg khẩu phần có sản phẩm huyết tương khô và/ hoặc sữa khô, thì mức protein sẽ nhỏ hơn số lượng đưa ra 2-3%.
Nhu cầu amino axit tổng số dựa trên các khẩu phần sau: lợn 3-5kg, khẩu phần ngô - khô dầu đỗ tương có chứa 5% huyết tương khô và 25-50% sản phẩm sữa khô; heo 5-10kg, khẩu phần ngô - khô dầu đỗ tương có chứa 5-25% sản phẩm sữa khô; lợn 10-120kg, khẩu phần ngô - khô dầu đỗ tương.
Việc cân bằng acid amin trong khẩu phần:
- Tăng tốc độ tăng trưởng
- Giảm FCR
- Giảm protein tổng số trong thức ăn
- Giảm N trong chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên việc cân bằng các acid amin cần chú ý tới hiệu quả kinh tế do các acid amin tổng hợp có giá thành rất cao có thể ảnh hưởng tới giá thức ăn chăn nuôi do vậy cần tính toán hợp lý và phù hợp với hiệu quả mang lại.
Ga_8xx
Sau một tháng 11 giá cả các sản phẩm chăn nuôi duy trì khá ổn định, tuần đầu của tháng 12 giá các mặt hàng đều vẫn giữ ở mức cao. Trong tuần ghi nhận giá gà thịt công nghiệp (gà trắng) có mức tăng đáng kể, kết thúc ngày 07/12 giá gà thịt công nghiệp thu mua tại trại ở Vĩnh Phúc có giá 35.000đ/kg
Giá gà trắng tăng mạnh trong tuần
Giá heo siêu tại các thị trường lớn vẫn giữ khá ổn định và có sự tăng nhẹ vào cuối tuần, tại Hưng Yên giá heo siêu nuôi công nghiệp xuất bán tại trại với giá 53.500đ/kg, tại thị trường Vĩnh Phúc giá heo lai đẹp được thu mua với giá 46.500đ/kg.
Giá con giống ở tất cả các thị trường trong tuần vừa qua vẫn duy trì ở mức độ ổn định, chỉ có giá heo giống tăng nhẹ do tác động của giá heo thịt.
Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
Ga_8xx
Theo thông tin chúng tôi nhận được từ MOA về giá cả thị trường bán buôn ở Trung Quốc trong tuần 04 tháng 11 vừa qua, giá thịt bò, thịt heo có mức tăng nhẹ, trong khi đó thịt cừu duy trì ở mức ổn định so với tuần trước và tăng hơn 4 nhân dân tệ/kg so với tháng 10, các sản phẩm còn lại có mức giảm nhẹ.
Sau đây là tổng hợp giá cả thị trường Trung Quốc trong tuần.
Giá cả thị trường Trung Quốc so với tuần trước
Giá cả thị trường Trung Quốc so với tháng trước
Biểu đồ chi tiết giá từng mặt hàng biến động trong tuần
Giá thịt Heo biến động trong tuần 04/11/2014
Giá thịt bò biến động trong tuần 04/11/2014
Giá thịt gà biến động trong tuần 04/11/2014
Giá trứng gà biến động trong tuần 04/11/2014
Giá thịt cừu biến động trong tuần 04/11/2014
Ga_8xx
Thông báo tuyển dụng nhân sự
Công ty TNHH thương mại sản xuất Me Non được thành lập vào tháng 4 năm 2000 tại TPHCM, chuyên nghiên cứu và sản xuất các chất phụ gia giúp cải thiện, nâng cao tính thèm ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi.

Cần tuyển: Cán bộ kỹ thuật – chuyển giao khoa học kỹ thuật: 10 người
Giám đốc Kinh doanh: 01 người
Giám đốc kỹ thuật: 01 người
Yêu cầu:
Nam/nữ tốt nghiệp ĐH/CĐ
Chuyên nghành: Chăn nuôi, Chăn nuôi – Thú Y, Thú y, Dinh dưỡng thức ăn, Quản trị kinh doanh, Market tinh....
Địa điểm làm việc: các tỉnh thuộc khu vực Miền Bắc
Mô tả công việc:
- Thực hiện phát triển thị trường của công ty
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến cho người sản xuất
- Quản lý và điều phối hệ thống đại lý trên địa bàn
Quyền lợi: Thu nhập hấp dẫn, có cơ hội thăng tiến.
Mức lương: Theo thỏa thuận và theo năng suất, vị trí công việc.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Tư vấn sinh viên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Điện thoại 02803 652 927 hoặc 0912 551 563, email: tttvsv.tuaf @gmail.com
Hoặc trực tiếp tìm hiểu tại: văn phòng công ty lô 2, KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
Toàn lê
Trong báo cáo OIE nhận đươc hôm qua ngày 04/12/2014, cơ quan thú y Ấn Độ thông báo nước này đã phát hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm mới.
Virus cúm lần này được phát hiện là chủng H5N1, được kết luận bởi Viện nghiên cứu quốc gia các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bằng phương pháp RT-PCR.
Ổ dịch được phát hiện tại Kerala vào ngày 28/11/2014, đã có 500 con vịt bị chết và ảnh hưởng tới 5.500 con gia cầm trong làng.
Trước đó cụng tại Kerala cũng đã sảy ra 5 ổ dịch cúm gia cầm tính từ 20/11/2014. Gần đây nhất tại huyện Alappuzha thuộc bang Kerala đã có 2.554 con vịt bị chết và 26.746 con gia cầm bị tiêu hủy vì dịch cúm gia cầm.
Hiện một khu vực có bán kính 10km tính từ vùng dịch đã được thiết lập nhằm kiểm soát và khống chế dịch bệnh.
Hiện nguyên nhân của ổ dịch vẫn chưa được công bố.
Ga_8xx
Hà Lan tiếp tục nổ ra dịch cúm gia cầm H5N8
Trong báo cáo theo dõi số 3 gửi tổ chức thú y thế giới (OIE) ngày 03/12/2014, cơ quan thú y Hà Lan thông báo nước này phát hiện thêm 2 ổ dịch cúm gia cầm mới.
Ảnh minh họa
Cả 2 ổ dịch đều được phát hiện cuối tháng 11/2014 tại Overijssel (21/11) và ở Zuid-Holland (29/11), đã có 42.600 con gia cầm bị tiêu hủy trong báo cáo lần này.
Ổ dịch tại Overijssel được cho là do sự lây lan của ổ dịch tại Kamperveen, các trang trại tại đây cách trung tâm ổ dịch 1km mặc dù đã có các biện pháp phòng dịch nhưng tới ngày 21/11 đã phát hiện 100 con gia cầm có dấu hiệu của bệnh và 14.600 con gia cầm đã bị tiêu hủy.
Ổ dịch tại Zuid-Holland được phát hiện ngày 29/11 tại một nông trại với 25 con gia cầm có biểu hiện của bệnh và ảnh hưởng tới 28.000 con gia cầm.
Sau khi các mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm của Viện thú y trung ương (CVI) bằng các phản ứng PCR đã cho kết quả dương tính với virus cúm gia cầm chủng H5N8.
Tất cả số gia cầm bị ảnh hưởng đều bị tiêu hủy với mục đích phòng dịch bệnh lây lan.
Một khu vực có bán kính 10km đã được thiết lập nhằm kiểm soát và khống chế dịch bệnh.
Ga_8xx

Chăn nuôi heo nái từ trước đến nay luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Thành công của chăn nuôi heo nái quyết định rất lớn tới năng suất cũng như lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ con giống, kỹ thuật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cho đến phòng và quản lý mầm bệnh…
Một số ít trong các yếu tố trên có vai trò quyết định đến thành công của việc chăn nuôi heo nái nói riêng và kết quả chăn nuôi của toàn trại nói chung. Vấn đề quản lý mầm bệnh trên heo nái là 1 yếu tố như thế.
Thông thường chỉ có 1 số bệnh chính hay gặp trên heo nái như sau:
- Bệnh sót nhau.
- Bệnh sốt sữa.
- Bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa.
- Bệnh bại liệt.
- Hiện tượng heo nái chậm động dục trở lại.
Dưới đây là 1 số thông tin cơ bản về mỗi bệnh giúp những người chăn nuôi hiểu và khống chế phần nào thiệt hại do chúng gây ra.
1. Bệnh sót nhau
Trong quá trình sinh đẻ bình thường của heo mẹ, sau khi sổ thai (heo con sổ ra ngoài) 10-60 phút thì nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trung bình kể trên mà nhau thai không được đẩy ra ngoài thì được gọi là sót nhau.
Cấu tạo tử cung heo (ảnh minh họa)
Căn cứ vào mức độ của bệnh mà có thể chia ra như sau
- Thể sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả 2 sừng tử cung.
- Thể sót nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.
- Thể sót nhau từng phần: một phần của màng nhung hay 1 ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.
Nguyên nhân gây bệnh?
- Heo nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết.
- Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại.
- Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được. Nguyên nhân làm cho tử cung co bóp kém có thể là:
+ Heo nái quá già, đẻ nhiều đuối sức.
+ Trong thời gian có thai heo mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.
+ Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là Canxi.
+ Con heo mẹ quá gầy hoặc quá béo.
+ Quá nhiều bào thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều dẫn đến cỏ tử cung mở quá độ, giảm đàn tính và sự co bóp.
+ Tất cả những ca đẻ khó → ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung → giảm sức rặn của con mẹ.
Bệnh biểu hiện như thế nào?
Heo bị sót nhau thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng:
- Heo mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, heo thích uống nước (nhờ vào kinh nghiệm chăm sóc cũng như theo dõi trong quá trình chăm sóc thực tế mà ta biết được lượng nước heo uống có nhiều hơn bình thường hay không).
- Từ cơ quan sinh dục của heo mẹ luôn thải ra dịch màu nâu.
- Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.
- Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của heo mẹ.
- Sót nhau từng phần: Trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài → quan sát: thấy được những chỗ màng thai bị đứt → suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.
Biện pháp khắc phục
- Chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng.
- Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra heo mẹ có những dấu hiệu bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay → tránh những tổn thương → sót nhau).
- Tiêm thuốc Oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết.
- Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
2. Bệnh sốt sữa (bệnh liệt nhẹ sau sinh)
Là 1 bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng gây nhiều nguy hiểm cho heo mẹ sau khi sinh. Bệnh gây ra cho con vật tình trạng mất cảm giác, tê liệt ở các chân, ruột, họng và gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không có điều kiện.
Nguyên nhân gây bệnh
- Heo nái sốt sữa do nhau thai ra không hết, nhau thai ở trong tử cung sẽ tiết ra hoocmon follienlia, làm ức chế sự phát sinh của hoocmon prolactine nên tuyến vú không phát triển được gây sốt sữa.
- Do tử cung và vú bị nhiễm trùng.
- Do thức ăn mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng.
Biện pháp khắc phục
- Nếu sốt sữa do nhau thai ra không hết thì dùng dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20ml/con hoặc tiêm dung dịch Oxytoxin với liều 10 - 20 UI/con hoặc có thể dùng dung dịch Ergotin tiêm bắp với liều 0,3 - 0,5mg/con.
- Nếu sốt sữa do thiếu canxi thì dùng dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20 - 40ml/con.
- Nếu sốt sữa do thiếu vitamin C thì có thể tiêm 200ml nước cất cộng với 5ml vitaminC/con/ngày.
- Khi thấy heo trở lại trạng thái bình thường nhưng vẫn ít sữa thì có thể tiêm dung dịch Thyrosin ngày một lần, với liều 1ml/con/ngày.
3. Bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa
(Các bạn có thể xem thông tin chi tiết tại bài viết: “hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) trên heo nái” của chúng tôi.)
4. Bệnh bại liệt sau sinh
Là bệnh mà heo mẹ mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai.
- Có 3 bệnh bại liệt khác nhau trên heo nái là:.
- Bệnh bại liệt trên heo trước khi sinh.
- Bệnh bại liệt trên heo sau khi sinh.
- Bệnh liệt nhẹ trên heo sau khi sinh (hay còn gọi là bệnh sốt sữa).
Nguyên nhân gây bệnh
- Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường.
- Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác…
→Từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đấm rối hông khum → heo mẹ bại liệt.
Biểu hiện bệnh
- Lúc đầu heo mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp 1 chỗ.
- Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.
- Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.
- Sau 3-4 tuần con vật gầy dần và chết.
Biện pháp khắc phục
- Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật.
- Để con vật nằm trên nền chuồng có đệm rơm, rạ hay cỏ khô dày và sạch.
- Hằng ngày trở mình cho heo mẹ → tránh bầm huyết, hoại tử da và kế phát với chướng bụng, đầy hơi.
- Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là Canxi và Photpho.
- Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh 2 chân cho heo mẹ.
- Tiêm gluconat canxi hay clorus canxi, kết hợp với vitamin B1, strchnin. Đồng thời kết hợp với phương pháp châm cứu.
5. Hiện tượng chậm động dục trở lại của heo nái
Sau khi cai sữa cho heo con, thông thường heo mẹ sẽ động dục trở lại vào ngày thứ 4-7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con mà không thấy heo nái động dục trở lại thì heo nái đó gọi là chậm động dục trở lại. Bệnh thường gặp tại các cơ sở chăn nuôi heo nái có điều kiện nuôi dưỡng kém.
Nguyên nhân
- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, thành phần dinh dưỡng mất cân đối, thức ăn hôi mốc, có nhiều độc tố...
Ví dụ như:
+ Thức ăn nhiều chất bột; đường hoặc thiếu đạm và vitamin A,D,E → buồng trứng heo nái chậm phát triển → chậm hay không động dục; thai yếu và quái thai.
+ Thức ăn hôi mốc → sinh độc tố →gây ngộ độc cho heo → sẩy thai, chậm động dục, đẻ ít con.
- Do heo mắc các bệnh sinh sản như: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục, bệnh tai xanh, bệnh thai gỗ… → tổn thương trên tử cung → ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng → chậm động dục.
- Do chuồng trại chật hẹp, heo mẹ không thường xuyên được đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
- Do lai tạo đồng huyết, cận huyết → giống heo bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. heo nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...
- Do nội tiết bên trong cơ thể heo: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến việc khả năng heo không sinh sản là 4%.
- Do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến → rối loạn hormon sinh sản → thể vàng không tiêu biến đi như bình thường → nồng độ hoocmon Progesteron tăng cao → ức chế tiết hoocmon LH và FSH → ức chế quá trình động dục → heo mẹ chậm động dục trở lại.
Cách phòng
- Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho heo ăn với khẩu phần thức ăn cân đối đạm, canxi và vitamin, nhất là vitamin E.
- Chăm sóc quản lý: Cai sữa cho heo con lúc 3-5 tuần tuổi và cho heo nái tiếp xúc với heo đực giống từ ngày đầu cai sữa heo con.
- Sử dụng kích dục tố tiêm cho heo nái → thúc đẩy nhanh quá trình động dục lại.
Khắc phục
- Kiểm tra lại thức ăn cho heo xem thức ăn có đảm bảo chất lượng hay không để có thể kịp thời loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại các thành phần và giá trị dinh dưỡng như: chất bột, đường, đạm, khoáng cho hợp lý.
- Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng cho heo, nhất là đạm, khoáng, vitamin. Các chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bí đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon,...
- Bổ sung vào cám cho heo ăn hàng ngày các loại thuốc bổ trợ như vitamin A, D, E, C, B.complex…
- Tiêm thuốc kích dục tố eCG và hCG cho heo nái. Ngoài ra, có thể tiêm eCG và Estrogen để điều trị bệnh chậm động dục sau cai sữa của heo nái.
- Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải.
Như vậy, quá trình chăm sóc heo mẹ sau khi sinh luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất lớn. Việc nắm được căn bản nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cũng như hướng xử lý của mỗi bệnh sẽ là cơ sở giúp chúng ta chủ động trong công tác kiểm soát, điều trị bệnh. Từ đó giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại đáng kể do bệnh gây ra.
VietDVM.Team

Tại sao nên đánh răng cho cún cưng mỗi ngày?
Thực tế tại nhiều phòng khám chó mèo hiện nay cho thấy, một số lượng lớn những vật nuôi mang đến có dấu hiệu bệnh về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, chảy nước dãi…Điều đó cho thấy việc chăm sóc răng miệng cho thú cưng vẫn chưa được nhiều người quan tâm để ý đến mặc dù nó rất quan trọng đối với sức khỏe của vật nuôi.
Theo như 1 khảo sát cho thấy, có rất nhiều chú chó bị bệnh nướu khi được 3-4 tuổi và lý do chủ yếu là do chúng không được chăm sóc răng miệng đúng cách.
Thậm chí trong nhiều trường hợp, các mầm bệnh trong răng miệng của vật nuôi di chuyển và lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể gây ra những biến đổi bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ: mầm bệnh lây lan đến tim (viêm nội tâm mạc) – là một nguyên nhân gây tử vong rất nghiêm trọng.
Như vậy, răng miệng khỏe mạnh sẽ giúp cho cún cưng khỏe mạnh và thoải mái hơn nhiều, từ đó nó có thể sẽ sống với bạn được lâu hơn. Ngoài những biện pháp giúp răng miệng khỏe mạnh như chế độ dinh dưỡng, sử dụng đồ chơi…thì việc đánh răng mỗi ngày mang lại hiệu quả rõ rệt nhất. Nó giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, từ đó hạn chế các vấn đề trên răng miệng như sâu răng, nướu.
Ảnh minh họa (nguồn: wikivet)
Một số cách phát hiện răng miệng có vấn đề
- Kiểm tra hơi thở: nếu cún cưng nhà bạn có hơi thở nặng mùi, kết hợp các hiện tượng như chán ăn, uống quá nhiều nước hay đi tiểu quá nhiều lần trong ngày thì chứng tỏ răng miệng của nó không bình thường và bạn cần đưa cún đi khám bác sỹ thú y ngay.
- Kiểm tra miệng: Bạn nên kiểm tra miệng cho cún cưng vào mỗi tuần. Bạn có thể kéo vành môi để xem răng và nướu cho kĩ. Răng phải sạch và không ngả màu vàng nâu. Còn nướu răng phải có màu hồng nhạt (chú ý là không phải trắng hay đỏ), bạn cũng cần xem kỹ cho chắc là nướu không bị sưng chỗ nào, hàm có sưng tấy không, có cục u trên lưỡi không…
- Những dấu hiệu khi cún cưng bị bệnh nướu (nha chu): Hơi thở nặng mùi, chảy nước dãi nhiều, viêm nướu, chân răng bị sưng, u nang dưới lưỡi, răng bị lung lay, rụng răng, đau răng khi ăn – ăn uống miễn cưỡng.
Các bệnh về răng miệng
Bệnh trên răng miệng không những gây ra hơi thở hôi hám mà nó còn gây đau nhức và góp phần làm lây lan mầm bệnh sang những cơ quan khác như tim, thận, từ đó gây ra những tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn.
Theo 1 cuộc khảo sát cho thấy, 80% những chú chó trên 3 năm tuổi bị mắc vài loại bệnh về răng miệng khác nhau.
Như vậy, nắm được các bệnh thường gặp trên răng miệng đối với cún cưng sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận biết được bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ, có cần đưa cún đi khám ở bác sỹ thú y hay không.
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Sau đây là một số bệnh thường gặp trên cún cưng liên quan đến răng miệng
- Bệnh nha chu (bệnh nướu): cún của bạn sẽ bị đau ở phần giữa răng và nướu, bệnh phát triển nặng sẽ bị rụng răng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Dấu hiệu nhận biết: răng lung lay, hơi thở hôi, đau răng, hắt hơi và chảy nước mũi.
- Viêm nướu: là tình trạng nướu răng bị viêm do các mảng bám thành cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên và dưới nướu. Dấu hiệu nhận biết: chảy máu, đỏ, sưng nướu và hôi miệng. Để làm giảm viêm nướu, rất đơn giản, bạn cần làm sạch răng cho cún thường xuyên hơn.
- Sưng nướu: cún cưng của bạn bị sưng nướu là do thức ăn mắc kẹt giữa kẽ răng và cao răng tích tụ lâu ngày. Ngoài việc thường xuyên đánh răng sạch sẽ cho cún, bạn cũng cần đưa cún đi khám định kì mỗi năm để làm sạch răng (cạo vôi răng) tại các trạm nha khoa thú y, như vậy sẽ phòng ngừa cao răng và viêm nướu.
- Bệnh nướu tăng trưởng đột biến là trường hợp nướu phát triển che mất phần răng, cần phải điều trị gấp để tránh nhiễm trùng nướu. Đây là bệnh phổ biến đối với giống chó săn, và thường được chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
- Chứng hôi miệng (hơi thở bị hôi): là dấu hiệu nhận biết các bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do các vi khuẩn phát triển từ thức ăn thừa bám giữa các kẽ răng, hoặc nhiễm trùng nướu. Giải pháp tốt nhất ngăn ngừa hôi miệng cho cún là đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng.
- Khối u miệng: thường xuất hiện trông như cục u ở nướu răng. Một số trường hợp u ác tính cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u.
- U nang tuyến nước bọt: bạn có thể phát hiện những mụn nhọt lớn, chứa đầy dịch phát triển dưới lưỡi hoặc bên trong hàm của cún cưng. Cần đưa cún cưng đi khám thú y để loại bỏ những u nang này.
- Đau răng nanh: khi cún cưng của bạn cảm thấy đau răng kinh khủng, có thể răng chúng đã bị mòn và bị sâu. Trong trường hợp bị sâu răng quá nặng thì bạn nên đưa cún cưng đến bác sĩ thú y để nhổ răng.
Các phương pháp chăm sóc răng miệng tổng thể cho cún cưng
- Nhai xương hoặc đồ chơi: Bạn cần mua một vài món đồ chơi để nhai cho cún cưng thỏa mãn bản năng gặm, cắn và cũng giúp cho răng thêm chắc khỏe. Gặm một món đồ chơi cũng giúp massage lợi và loại bỏ những mảng bám, làm sạch răng hơn, cũng như giúp cún cưng giảm stress, tránh buồn chán.
Lưu ý: các món đồ chơi không được làm từ da sống, từ nylon hay cao su.
- Chế độ ăn giúp răng khỏe mạnh: Thông thường, những thức ăn tự chế biến rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như rất đảm bảo dinh dưỡng tuy nhiên nhiều loại thức ăn “mềm” lại thường tạo nhiều mảng bám, là môi trường rất tốt cho mầm bệnh phát triển.
Bởi vậy, điều chỉnh chế độ ăn cân đối phù hợp sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa tốt cho răng miệng là việc làm hết sức cần thiết. Ví dụ như những loại thức ăn hạt khô giúp làm giảm các mảng bám và làm chậm quá trình hình thành cao răng.
- Đánh răng thường xuyên mỗi ngày cho cún cưng cũng là 1 giải pháp hết sức hiệu quả. Sau đây là phương pháp chải răng cho cún mà các bạn có thể tham khảo.
Chải răng cho cún cưng
Chuẩn bị dụng cụ:
- Bàn chải: 1 bàn chải dài và 1 bàn chải ngón tay. Tùy thuộc vào giống chó to hay nhỏ mà chọn bàn chải có kích thước cho phù hợp với miệng chó.
- Kem đánh răng: chọn loại kem phù hợp với mỗi chú chó như đối với những chú chó nhỏ, dưới 6 tháng, không bao giờ dùng loại kem đánh răng có flo vì sẽ làm tổn thương sự hình thành và phát triển của men răng. Đặc biệt chú ý không được dùng loại kem đánh răng của người vì có thể gây kích ứng dạ dày của cún cưng.
- Cuối cùng là nước súc miệng dành cho chó cũng được bán trên thị trường, bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ thú y để chọn loại phù hợp với cún cưng của mình.
- Bạn cũng cần chuẩn bị cho cún 1 khúc xương giả để cún nghịch với nó trước khi tiến hành chải răng làm cho cún mệt và không phản ứng với chúng ta nếu như việc đánh răng làm nó khó chịu.
Các bước chuẩn bị để quá trình đánh răng được dễ dàng hơn
• Trước tiên, bạn cần nhắc nhở để cún cưng biết việc chăm sóc răng là cần thiết, và phải ngoan trong khi bạn giúp chúng đánh răng. Bạn cần chuẩn bị trước vài tuần với việc massage môi và xung quanh vùng miệng để cún cưng quen với việc tay bạn đụng vào mõm, sau đó chuyển qua răng và nướu. Trong thời gian đầu này, bạn chỉ cần dùng tay không để massage, chứ chưa dùng dụng cụ hỗ trợ nào cả.
• Khi cún cưng quen dần với việc tay bạn đụng vào mõm, bạn có thể bôi một chút kem đánh răng dành cho chó hay hỗn hợp baking soda lên miệng, để chúng nếm thử mùi vị cho quen dần.
• Tiếp theo, bạn giới thiệu bàn chải đánh răng cho cún cưng biết. Loại bàn chải dành cho chó thường nhỏ hơn loại của người dùng, và lông mềm hơn.
Ngoài ra, còn có loại nhỏ, để bạn đeo vào ngón tay, loại này cũng có thể dùng để massage nướu cho cún cưng.
• Cuối cùng là bạn cho kem đánh răng lên bàn chải và đánh răng cho cún cưng.
• Kiểm tra răng miệng thường xuyên sẽ giúp bạn có thể theo dõi xem cún nhà mình có bị viêm lợi hay không. Trong trường hợp bị viêm nướu nhẹ, bạn không nên đánh răng quá mạnh tay, vì sẽ làm đau cún cưng.
Phương pháp đánh răng
Đặt bàn chải đánh răng (hay miếng gạc đánh răng) một góc 45 độ và chải răng theo vòng tròn. Nâng môi cún lên khi cần thiết, và chỉ chải răng lần lượt từng bên. Phần răng bên trong (gần má) là nơi có nhiều cao răng nhất, cho nên bạn cần chú ý đánh kĩ khu vực này. Khi cún cưng không chịu để yên cho bạn đánh mặt trong của răng, bạn cũng không cần cố gắng nhiều, vì cao răng tích tụ ít ở phần trong. Bạn có thể thường xuyên đánh răng cho cún của mình, khoảng 2 hoặc 3 lần trong tuần.
Như vậy, 1 hàm răng trắng sạch sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe chung cho cún cưng nhà bạn. Nắm được tầm quan trọng cũng như những kỹ thuật của việc chải răng cho cún cưng sẽ giúp bạn chăm sóc cún được tốt hơn và giúp cún khỏe mạnh, vui tươi hơn.
Hoa Đá