
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004. Căn cứ nghị định số 33/2005 NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2005 của Chính Phủ. Căn cứ nghị định số 01/2008 NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính Phủ và xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y. Ngày 12 tháng 12 năm 2013 Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư quy định về báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn.
Ngày 01/08/2013 Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số: 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Trong khi tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, thì vào ngày 27/05/2013 Bộ Y Tế và Bộ NNPTNT đã kịp thời ban hành thông tư liên tịch Hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa sự lây truyền nguy hiểm này.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi được chính phủ ban hành ngày 09/10/2013.
Người nuôi gà công nghiệp lấy thịt và lấy trứng tại nhiều tỉnh phía Nam đang bị thua lỗ nặng do giá bán giảm mạnh thời gian qua.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Hiện giá gà công nghiệp bán ra tại các trại ở Đồng Nai chỉ còn 23.000 - 23.500 đồng/kg trong khi giá trứng gàtrung bình ở mức 1.100 đồng/quả.
Với mức giá hiện tại, người nuôi đang bán lỗ khoảng 5.000 đồng/kg gà lông và 200 đồng/quả trứng gà. Theo các chủ trang trại, đây là mức giá bán thấp nhất trong vòng một năm qua.
Riêng giá heo hơi và gà lông màu (gà tam hoàng) đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian giảm nhẹ. Hiện giá heohơi bán ra tại các trang trại ở Đồng Nai, Tiền Giang mức 48.000 - 49.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 - 4.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá gà lông màu cũng tăng lên mức 45.000 - 46.000 đồng/kg.
Trong khi đó ghi nhận tại nhiều chợ lẻ ở TP.HCM, giá trứng gia cầm, thịt các loại cũng có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, giá trứng gà tại chợ Tân Định (Q.1) giảm 300 - 500 đồng/chục, ở mức 23.500 đồng/chục, tương tự trứng vịt dao động quanh mức 33.000 - 35.000 đồng/chục tùy loại.
Ghi nhận cũng cho thấy giá thịt gà tại một số chợ bắt đầu chững lại, dao động 45.000 - 47.000 đồng/kg, giảm2.000 - 3.000 đồng/kg so với trước đây.
Trong khi đó, đại diện Sở Tài chính TP.HCM cho biết mặc dù thời gian vừa qua diễn biến giá xăng, điện hay giá ngoài thị trường có biến động nhưng chưa đến mức để điều chỉnh giá hàng hóa bình ổn. Dự kiến đầu tháng 4, chương trình bình ổn thị trường 2015 và tết 2016 tiếp tục được khởi động.
Trần Mạnh - D.Tuấn
Theo Báo Tuổi Trẻ
Dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện trở lại Ấn Độ đây là thông báo mới nhất của cơ quan chức năng nước này gửi tổ chức thú y thế giới OIE ngày 18/03 vừa qua.
Tiêm phòng cúm gia cầm tại Việt Nam (ảnh internet)
Ổ dịch được phát hiện tại Shukul Bazaar- Amethi - Uttar Pradesh trên một đàn gia cầm có số lượng 1.031 con, làm 187 con gia cầm chết và phải tiêu hủy 844 con còn lại.
Các kết luận được phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Quốc Gia về các bệnh nguy hiển trên động vật Bhopal đưa ra sau khi thực hiện 2 phản ứng RT-PCR (đây là phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia).
Hiện một khu vực có bán kính 10km đã được thiết lập để cách ly và kiểm soát vận chuyển gia cầm nhằm khống chế không cho dịch bệnh lây lan.
Các biện pháp cần thiết như phun thuốc xát trùng, kiểm soát vận chuyển . . . đang được thực hiện khẩn trương.
Hiện nay dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta làm dấy lên lo ngại dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới ngành công nghiệp gia cầm thế giới.
Ga_8xx tổng hợp
So với những năm trước, vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá gà lông trắng (gà công nghiệp siêu thịt) thường dao động ở mức 31.000 – 32.000 đồng/kg.
Trên 1 vạn con gà trắng của gia đình ông Nguyễn Kim Xưa, xóm Cọ 1, xã Phấn Mễ (Phú Lương) đang chuẩn bị được xuất bán. Dự kiến, đến thời điểm xuất bán, nếu giá gà vẫn 22.000 đồng/kg, gia đình ông sẽ lỗ khoảng trên dưới 200 triệu đồng.
Với giá này, người chăn nuôi được lãi từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Đây cũng là lí do mà nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Phấn Mễ (Phú Lương) tái đàn trước Tết để ra giêng có gà xuất bán. Tuy nhiên, thời điểm này, giá gà trắng lại “tụt dốc” xuống còn 21-22 nghìn đồng/kg khiến nhiều hộ chăn nuôi không khỏi lo lắng khi hàng nghìn con gà đang đến tuổi xuất bán.
Đến xã Phấn Mễ những ngày này, chúng tôi cảm nhận được nhiều tâm trạng khác nhau của các hộ chăn nuôi khi giá gà lông trắng đang xuống thấp. Người thấp thỏm chờ gà tăng giá để xuất bán; người hụt hẫng khi bị thua lỗ hàng chục triệu đồng. Theo số liệu thống kê từ Trạm Thú y huyện Phú Lương, trong khoảng 15 ngày trở lại đây, khi giá gà giảm sâu, trên địa bàn xã Phấn Mễ có 15 trại gà với trên 30 nghìn con gà đã được xuất bán, giá dao động từ 21-25 nghìn đồng/kg. Một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Phấn Mễ cho hay đây là năm đầu tiên, vào thời điểm sau Tết giá gà lông trắng xuống thấp như vậy. Theo tính toán của người dân, nếu xuất bán vào thời điểm này, họ sẽ lỗ khoảng 8.000 – 9.000 đồng/kg. Chính vì vậy, hiện nay, người chăn nuôi có gà đến tuổi xuất bán cũng không khỏi lo lắng.
Trang trại của gia đình ông Nguyễn Kim Xưa, xóm Cọ 1, xã Phấn Mễ đang có trên 1 vạn con gà chỉ còn khoảng10 ngày nữa sẽ được bán. Tuy nhiên, hiện nay, giá gà “tụt dốc” nên ông Xưa rất lo lắng. Ông cho biết: Vài năm trở lại đây, vào thời điểm này, giá gà vẫn bán được từ 31.000 – 32.000 đồng/kg. Tức là người chăn nuôi vẫn lãi từ1.000 – 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay, giá gà giảm sâu khiến cho người chăn nuôi đứng ngồi không yên. Nếu trong 10 ngày tới, nếu giá gà vẫn giữ ở mức này thì với trên 30 tấn gà khi xuất bán, gia đình tôi sẽ lỗ khoảng200 triệu đồng.
Anh Nịnh Văn Chung, xóm Cọ 2 là một trong những hộ chăn nuôi gà lông trắng lâu năm trên địa bàn xã Phấn Mễ. Trang trại của gia đình anh Chung hiện đang nuôi 2.000 con gà trắng đã được 30 ngày tuổi. Theo dự kiến, còn khoảng nửa tháng nữa trại gà của gia đình anh mới đủ tuổi xuất bán. Tuy nhiên, với giá gà như hiện nay, anh Chung cũng băn khoăn không biết thời điểm gà của anh được bán giá cả có “nhích” lên hay không. Anh Chung cho biết: Nếu tính chi phí (tiền điện, tiền giống, tiền cám…) để nuôi 1kg gà mất khoảng 29.000 – 30.000 đồng. Như vậy, trung bình mỗi con gà nặng khoảng 3kg thì chi phí nuôi trong 45 ngày mất khoảng 87.000 – 90.000 đồng. Nếu bán gà với giá 22.000 đồng/kg như hiện nay thì 3kg gà sẽ chỉ thu về được 66.000 đồng. Do đó, trung bình mỗi con gà, người dân sẽ lỗ khoảng 30.000 đồng. Nếu trong khoảng nửa tháng nữa, giá gà không nhích lên, với 2.000 con gà của gia đình sẽ lỗ khoảng 60 triệu đồng.
Ông Đặng Văn Thọ, cán bộ thú y xã Phấn Mễ cho biết: Giống gà lông trắng chỉ phát triển mạnh trong khoảng 45ngày tuổi. Sau thời điểm đó, gà sẽ chậm lớn. Khi gà đến tuổi bán, nếu người chăn nuôi “giữ” gà để chờ tăng giá sẽ càng lỗ nhiều hơn vì sau 45 ngày tuổi gà tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nhưng lại chậm phát triển. Hiện nay, giá gà đang xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi mới bán vẫn bỏ trống chuồng, chưa dám nuôi trở lại. Còn những hộ chuẩn bị được bán thì mong giá gà sẽ tăng lên.
Qua tìm hiểu tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Phấn Mễ, chúng tôi được biết, hầu hết các trang trại, gia trại chăn nuôi gà ở đây đều được bán cho tư thương ở các tỉnh thông qua khâu trung gian (người môi giới). Qua khảo sát giá cả tại một số tỉnh, thành trong nước, người dân sẽ đồng ý bán cho người môi giới nếu giá cả hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế để thuận tiện cho việc xuất bán, hầu hết người chăn nuôi vẫn chấp nhận giá của môi giới đưa ra (thông thường giá cả sẽ thấp hơn giá ngoài thị trường từ 500-1.000 đồng/kg). Số gà được các tư thương chuyển về các chợ đầu mối ở các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang... để phân phối cho các khu trường học, công nghiệp, nhà hàng, quán cơm sinh viên… tiêu thụ.
Bà Lê Thị Thúy Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lương cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng trên 200 gia trại, trang trại chăn nuôi gà với quy mô từ 1.500 con đến gần 1 vạn con gà, trong đó, tập trung nhiều nhất là ở xã Phấn Mễ, Động Đạt. Thời gian này, giá gà xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện phải điêu đứng vì thua lỗ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Đây cũng là một thực tế mà các hộ chăn nuôi thường gặp phải hiện nay. Mặc dù người chăn nuôi cũng tính toán khá kỹ lưỡng để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong chăn nuôi khi giá cả bấp bênh như: Tìm những đại lý cung ứng thức ăn chăn nuôi cấp I để mua sản phẩm với giá cả thấp hơn; tìm mua con giống khỏe với giá thành hợp lý; nghe ngóng, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngoài thị trường để chủ động tái đàn, tăng đàn, tuy nhiên họ vẫn không thể tránh được những rủi ro do yếu tố cung- cầu của thị trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chăn nuôi trên địa bàn huyện thua lỗ buộc phải bỏ trống khu chuồng trại dù đã đầu tư tới hàng tỷ đồng. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng có những giải pháp phù hợp nhằm giúp người chăn nuôi yên tâm phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Kim Oanh
Theo Báo Thái Nguyên

Tại khách sạn đạt tiêu chuẩn “5 sao” dành cho chó, mèo, thú cưng được chăm sóc tận… móng: phục vụ bữa ăn “theo nhu cầu”, tắm nắng, hồ bơi, phòng tập thể dục và đặc biệt có cả spa thẩm mỹ.
Nằm trên con đường Hoa Lan ở quận Phú Nhuận, TPHCM là căn nhà 5 tầng bề thế. Điều khác biệt lớn nhất: Đó là khách sạn đạt tiêu chuẩn “5 sao” dành cho chó, mèo có tên Ppet Hotel & spa.
Có khoảng 180 phòng các loại phục vụ những chú chó, mèo lưu trú. Đến thuê phòng nơi đây, thú cưng được chăm sóc tận… móng: phục vụ bữa ăn “theo nhu cầu”, tắm nắng, hồ bơi, phòng tập thể dục và đặc biệt có cả spa thẩm mỹ.
“Ông hoàng” ở khách sạn 5 sao
Chú chó Samoy sủa nhẹ khi thấy người lạ ló đầu vào nơi nó cùng với năm chú chó khác đang sưởi nắng bên trong căn phòng hơn 10m2. “Bé” Samoy, tên mà những nhân viên nơi đây vừa đặt, được đưa đến đây lưu trú hai ngày trước khi chủ nhân của mình cùng gia đình có chuyến du lịch trời Tây.
“Bé” Samoy được bác sĩ thú y tại khách sạn thăm khám trước khi vào spa làm đẹp. Ảnh: L.N
Họ thuê một phòng hạng “VIP” cho Samoy trú ngụ. Samoy được chăm sóc như một “thượng đế” thực sự. “Bé được tắm rửa sạch sẽ, được cắt móng, sơn màu đỏ mà chủ nhân nó yêu thích, sau đó được tỉa lông thẩm mỹ và lấy ráy tai” - chị Trương Bích Vân - giám đốc khách sạn và spa thú cưng này cho biết. Ngày thứ hai ở khách sạn đặc biệt này, Samoy được một bác sĩ người Nhật thăm khám rồi đi đến quyết định cạo vôi răng, đồng thời làm trắng răng cho nó.
Sau hai tiếng làm đẹp, thú cưng được đưa vào phòng ăn. Ở “khách sạn 5 sao” nên thực đơn cho các thú cưng cũng được “soi” kỹ về chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tùy theo nhu cầu của từng “thượng đế” mà nhân viên của Ppet Hotel &spa thiết kế suất ăn riêng.
Nhưng dù ăn riêng hay ăn chung thì thực phẩm nơi đây đều là đồ “hàng hiệu”, được mua từ các cửa hàng thực phẩm của Pháp, vốn nổi tiếng trên thế giới về thức ăn dành cho thú cưng. Bữa ăn kết thúc, các “bé” được nghỉ ngơi. Đến chiều chúng được nhân viên của khách sạn dẫn đi dạo quanh khu Phan Xích Long ngắm cảnh phố phường.
Không yên tâm để thú cưng của mình ở nhà cho người giúp việc, sợ bị bỏ đói, chị Yến ở quận Phú Nhuận tìm đến khách sạn “5 sao”. Ở quầy lễ tân, một cô gái khoảng 22 tuổi đon đả chào đón chị Yến và Pug. “Bé được mấy tuổi rồi chị”, giọng nhân viên dịu dàng. Pug thấy lạ lẫm trong khách sạn này nhưng sau khi được các nhân viên ân cần thăm hỏi, nó tự tin hơn. Chú chó vẫy đuôi, rồi chạy về phía các nhân viên. Chị Yến chọn gói dịch vụ chăm sóc toàn diện cho Pug để yên tâm lên đường công tác.
Nhu cầu có thật
Ngoài việc đầu tư để có ngôi nhà hơn 15 tỷ đồng, chị Vân còn bỏ ra gần 3 tỷ đồng cho khách sạn thú cưng đầu tiên ở Việt Nam. Theo chị, ý tưởng làm khách sạn kèm spa cho động vật nhen nhóm khi chị nhìn thấy chó mèo bị bạo hành. “Ngày càng nhiều quán thịt chó, mèo mọc lên. Họ xem chó mèo là một món ăn khoái khẩu và bạo hành chúng không thương tiếc”- chị Vân nói.
Trong phòng VIP, cún cưng được sưởi ấm, khử mùi với hương trầm và thiết kế suất ăn riêng. Ảnh: L.N
Chị Vân cho biết, khảo sát ở thị trường châu Á cho thấy mỗi năm người dân tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD để mua thực phẩm và các vật phẩm cũng như nhu cầu chăm sóc thú cưng. Việt Nam cũng là nơi mà phong trào nuôi thú cưng ngày càng nở rộ nhưng vẫn chưa có một khách sạn và spa cho chúng.
Chăm sóc thú cưng, đối với chị Vân và 20 bác sĩ, nhân viên nơi đây cũng giống như chăm sóc cho một đứa trẻ. “Phải yêu thương chúng như con mới làm được” - đó là điều kiện mà chị Vân đặt ra khi tuyển nhân viên vào làm ở khách sạn này.
Chị Vân nói, tất cả nhân viên đều phải có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng và yêu thương chúng. Một con mèo lông trắng đưa đến, khi biết nó chưa được tiêm ngừa, nhân viên đưa lên phòng cách ly và ân cần vỗ về nó. Hầu như thời gian trong ngày, nhân viên đều tất bật với những thú cưng, họ lo từ miếng ăn đến giấc ngủ và thậm chí cả việc đi vệ sinh của những “bé yêu” kỹ càng.
Bác sĩ Nguyễn Anh Hùng, cho biết anh và đồng nghiệp phải thay nhau túc trực 24/24 giờ, vì phải đảm bảo không để chuyện gì nhỏ nhất xảy ra với các “vị khách lưu trú đặc biệt này”.
Ở phòng khám có một bác sĩ người Nhật cùng các bác sĩ thú y Việt Nam thăm khám hằng ngày và túc trực để cấp cứu khi “khách” trú lại bị bệnh hoặc thú cưng được đưa đến cấp cứu. Với những ca bệnh nhẹ, các bác sĩ sẽ tiểu phẫu và điều trị tại chỗ. Nếu thú cưng bị bệnh nặng, sau khi làm siêu âm và chẩn đoán xong, chúng được chuyển đến một bệnh viện của các bác sĩ người Nhật.
Trong khách sạn, một phần tầng trệt được thiết kế thành siêu thị mini dành cho “bé yêu”. Ở đó có bán đầy đủ thực phẩm, áo quần, dụng cụ làm đẹp và các vật dụng dành cho thú cưng.
- Mỗi ngày đêm ở phòng VIP lớn dành cho thú cưng trọng lượng 25-30kg có giá hơn 850 ngàn đồng. Còn ở phòng nhỏ thường cho thú 10kg trở xuống cũng có giá khoảng 300 ngàn đồng/ngày. 1
Theo báo tiền phong

Người quản lý kỹ thuật nuôi heo của công ty Novus International đã cho biết một số trường hợp heo bị tiêu chảy là do sinh lý chứ không phải là một tác nhân gây bệnh trực tiếp.

Các nhà chăn nuôi thường giả định rằng nếu heo bị tiêu chảy thì nguyên nhân gây ra bởi một số tác nhân gây bệnh như; E. coli, Salmonella, Rotavirus và các vi khuẩn khác có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, dinh dưỡng cũng có thể gây ra cho heo bị tiêu chảy.
“Trong một số trường hợp, heo bị tiêu chảy sinnh lý, nguyên nhân chính là một loại protein khó tiêu hóa. " đó là câu nói của Tiến sĩ Brad Lawrence - Người quản lý kĩ thuật nuôi heo của công ty Novus International.
Protein dư thừa đến ruột già và ảnh hưởng đến độ pH ở đây và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại gây bệnh. Cơ thể phản ứng lại bằng cách tái đưa nước ngược vào trong đường tiêu hóa (GI) để giúp pha loãng sự nồng độ của quá trình lên men protein. Kết quả là nước có quá nhiều trong phân đây chính là hiện tượng heo bị tiêu chảy sinh lý.
Đó là một trong những khó khăn trong việc chăm sóc khỏe và chế độ dinh dưỡng cho heo cai sữa, vì vậy chúng cần một chế độ ăn uống cung cấp đủ lượng protein để hỗ trợ cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên, heo cai sữa một hệ thống enzym đường tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên rất khó để tiêu hóa lượng protein lớn và khó tiêu.
Tiến sĩ Lawrence cho biết: "khi các enzyme tiêu hóa protein hoạt động làm giảm đi những thành phần khó tiêu hóa trong thức ăn hỗn hợp, như các chất kháng dinh dưỡng và protein, chất gây gị ứng, do đó protein sẽ được hấp thụ một cách dễ dàng trong hệ thống tiêu hóa.
Hàm lượng protein không tiêu hóa được trong ruột sẽ giảm thông qua việc cải thiện sự phân giải protein. Điều này rất cần thiết để giảm tốc độ đưa nước ngược trở lại đường tiêu hóa và là giảm hiện tượng tiêu chảy do sinh lý.
Ông nói thêm là bằng cách tăng sự hấp thụ của protein và giảm số lượng protein đến ruột sau cũng loại bỏ đi một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho nguồn thực phẩm.
Ông kết luận: "bổ sung enzyme tiêu hóa protein cho động vật trong chế độ ăn uống để hoàn thiện khả năng tiêu hóa, làm giảm lượng nitơ dư thừa và làm giảm vi khuẩn có hại trong ruột. Và những yếu tố này có thể dẫn đến cải thiện lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất".
Tiến Dũng biên dịch

Có được kết quả này do chúng ta tổ chức tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, nhất là đã thay đổi cách tiếp cận trong công tác chỉ đạo điều hành, huy động tổng hợp các nguồn lực, giải pháp một cách có hiệu quả.
Một thành công lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật Kể từ khi dịch bệnh tai xanh ở lợn (PRRS) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2007 trên đàn lợn tại tỉnh Hải Dương, sau đó tiếp tục bùng phát dữ dội tại nhiều địa phương trong một thời gian dài đến tận đầu năm 2013, đã gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi lợn và ngân sách nhà nước vô cùng lớn.
ảnh internet
Nguyên nhân dịch bệnh xâm nhập vào trong nước được xác định do việc buôn bán, vận chuyển lợn mắc bệnh bất hợp pháp qua biên giới.
Theo thông báo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ tháng 6-9/2006, dịch bệnh này đã phát sinh tại 16 tỉnh của Trung Quốc và lây nhiễm cho trên 2 triệu con lợn, buộc Chính phủ Trung Quốc phải tiêu hủy trên 400 ngàn con.
Đầu năm 2007, dịch lại tái phát và lây lan ra 26 tỉnh của Trung Quốc, lây nhiễm cho 310 ngàn lợn trong đó gây chết trên 81 ngàn con. Kết quả phân tích cấu trúc gen của vi rút gây bệnh tai xanh tại Việt Nam cũng cho thấy vi rút có mức tương đồng cao trên 99% so với vi rút gây bệnh tại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, trong giai đọan trước năm 2013, dịch bệnh tai xanh liên tục xảy ra trên diện rộng tại nhiều địa phương, đặc biệt trong các năm 2008, 2010, 2012 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi lợn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh xã hội và gây ô nhiễm môi trường do phải tiêu hủy hàng trăm ngàn con lợn mắc bệnh và chết.
Cụ thể:
1 Năm 2007, toàn quốc có 324 xã, phường của 65 huyện, quận thuộc 18 tỉnh, thành phố có dịch, với số lợn mắc bệnh trên 70 ngàn con và số lợn chết phải tiêu hủy trên 20 ngàn con.
2 Năm 2008, dịch xảy ra tại 956 xã, phường của 103 huyện, quận thuộc 26 tỉnh, thành phố, với số lợn mắc bệnh gần 310 ngàn con, số lợn chết và buộc phải tiêu hủy trên 300 ngàn con. Ước tính sơ bộ ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi gần 250 tỷ đồng với mức hỗ trợ 38.000 đồng/kg, chưa kể chi phí tiền công tiêu hủy và chi phí cho nhiều họat động chống dịch khác.
3 Năm 2010, đợt dịch tại miền Bắc xảy ra tại 461 xã, phường của 71 huyện, quận thuộcc 16 tỉnh, thành phố, với số lợn mắc bệnh trên 146 ngàn con, số lợn chết và buộc phải tiêu hủy gần 66 ngàn con. Đợt dịch tại miền Nam xảy ra tại 1.517 xã, phường của 215 huyện, quận thuộc 36 tỉnh, thành phố, với số lợn mắc bệnh gần 667 ngàn con, số lợn chết và buộc phải tiêu hủy trên 372 ngàn con. Ước tính sơ bộ ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi gần 400 tỷ đồng.
4 Năm 2012, dịch xảy ra tại 353 xã, phường của 74 quận, huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố, với số lợn mắc bệnh trên 77 ngàn con, số lợn chết và buộc phải tiêu hủy gần 45 ngàn con. Với kinh nghiệm, kết quả đã đạt được trong gần 2 năm qua trong công tác phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn trong năm 2015 và các năm tiếp theo một cách chủ động hoàn toàn.
Với kinh nghiệm, kết quả đã đạt được trong gần 2 năm qua trong công tác phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn trong năm 2015 và các năm tiếp theo một cách chủ động hoàn toàn.
Như vậy, có thể thấy trong thời gian 6 năm (từ 2007 đến 2012), dịch bệnh tai xanh đã làm gần 1,5 triệu con lợn mắc bệnh và gần 900 ngàn con lợn bị tiêu hủy, gây thiệt hại ngân sách của nhà nước khoảng 1.600 tỷ đồng (gồm có: ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêu hủy lợn gần 1.000 tỷ đồng và mua vắc xin, thuốc thú y, tiền công chống dịch khoảng 600 tỷ đồng).
Đây mới chỉ tính sơ bộ về thiệt hại phần nổi, còn thiệt hại về giá trị con vật nuôi, kinh phí của người chăn nuôi phải chi phí để phòng chống dịch còn lớn gấp hàng chục lần so với ngân sách nhà nước hỗ trợ, với tổng thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần 2 năm trở lại đây (từ tháng 7/2013 đến nay), dịch bệnh tai xanh ở lợn đã được kiểm soát rất tốt và không xảy ra trong phạm vi cả nước, đã góp phần tích cực vào việc phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững và tăng cao giá trị gia tăng cho người chăn nuôi.
Có được kết quả này do chúng ta tổ chức tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, nhất là đã thay đổi cách tiếp cận trong công tác chỉ đạo điều hành, huy động tổng hợp các nguồn lực, giải pháp một cách có hiệu quả, tạo được thế chủ động để phòng chống dịch bệnh, không chạy theo dịch như trước đây, với phương châm phòng bệnh là chính, đồng thời phải phát hiện nhanh, chính xác, xử lý kịp thời và không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Do vậy, trong gần 2 năm qua, chúng ta không phải tổ chức tiêu hủy lợn ốm, chết nữa; không gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi và ngân sách của nhà nước. Cụ thể, hơn 2 năm qua nguồn vắc xin tai xanh dự phòng của nhà nước có 1 triệu liều (giá trị 35 tỷ đồng), nhưng hiện tại vẫn còn gần 50% chưa phải sử dụng đến.
Theo cucchannuoi.gov.vn