
Gà con mới nởi rất mẫn cảm với điều kiện môi trường. Vì gà con có lớp lông tơ mỏng không thể giữ cho thân nhiệt ổn định, khả năng tiêu hóa cũng như khả năng sinh nhiệt còn thấp nên gà giai đoạn này rất dễ xảy ra hiện tượng thiếu nhiệt gây ra một số bệnh, nặng có thể gây chết. Đây còn là giai đoạn gà con hoàn thiện hệ tiêu hóa, hô hấp. . . và là tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển về sau.
Để giúp cho gà con sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần chú ý những công việc sau:
Chuồng úm cần được quét dọn sạch sẽ, vệ sinh tiêu độc khử trùng cẩn thận. Có thể sử dụng chuồng úm chuyên hoặc dùng một phần
chuồng nuôi để làm khu vực úm. Ta có thể sát trùng bằng vôi bột, Focmon 2%, Iotdin . . .
Chất độn lót:
ta có thể sử dụng trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ. Hiện nay trấu đang được sử dụng rộng rãi do dễ kiếm, giá thành rẻ, có khả năng hút ẩm tốt. Đối với những hộ chuyên úm gà để bán, bán ở giai đoạn gà 5 - 10 ngày tuổi ta có thể sử dụng rơm rạ vì khi úm bằng rơm gà không bị ướt lông bụng, mã gà đẹp hơn tỷ lệ chết thấp hơn; tuy nhiên sử dụng rơm rạ làm chất độn chuồng ta phải thay thường xuyên 2-3 ngày thay 1 lần.
Chuẩn bị dụng cụ:
chuẩn bị cót, bạt, dụng cụ sưởi, máng ăn, máng uống, thức ăn, nước uống, thuốc thú y... Dùng cót có độ cao 40 - 60 cm để thuận tiện cho công tác quản lý, tùy vào số lượng gà cần úm mà ta cần chuẩn bị lượng cót phù hợp. Đối với chuồng nuôi khép kín ta có thể sử dụng bạt để quây gà, tuy nhiên cần chú ý tới mật độ và lượng gà trong mỗi ô úm (mỗi ô úm không quá 500 gà). Máng ăn, máng uống cần được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng cẩn thận dùng, giai đoạn này nên dùng khay ăn, máng uống loại nhỏ (bình 1 lit).
Dụng cụ sưởi: đây là phần rất quan trọng nó quyết định rất lớn tới thành công của giai đoạn này. Chúng ta có thể úm bằng điện, gas, than.
+ Úm bằng điện: thông thường ta sử dụng bóng điện hồng ngoại 250W trên thị trường có rất nhiều bóng để cho chúng ta lựa chọn. Với 1000 gà ta sử dụng 5 - 10 bóng tùy thuộc và thời gian úm là vào mùa đông hay mùa hè.
+ Úm bằng Gas: hiện nay phương pháp này ít được áp dụng.
+ Úm bằng than: Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng tại các hộ chăn nuôi có qua mô lớn do giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao. Ở phương pháp này ta cần chú ý, khí than phải được đưa ra khỏi chuồng nuôi, do than sinh nhiệt rất lớn nhưng lại tăng chậm nên ta cần chuẩn bị các lò than sao cho nhiệt trong chuồng luôn ổn định tránh hiện lúc nóng lúc lạnh không tốt đối với sức khỏe đàn gà.
Con giống:
Việc lựa chọn con giống có chất lượng tốt quyết định rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Chọn những con gà khỏe mạnh, mắt sáng, lông bông, đi lại nhanh nhẹn, gà đều nhau không nên chọn những gà hở rốn, bại chân, ướt lông . . . .
Kỹ thuật úm gà
Trong giai đoạn này ta cần chú ý tới mật độ nuôi, nhiệt độ ô úm, thời gian chiếu sáng:
Mật độ nuôi
Nhiệt độ úm
Tùy theo mùa vụ mà ta điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp, ta có thể theo dõi đàn gà để biết được nhiệt độ như vậy đã phù hợp hay chưa, gà tụm lại dưới bóng đèn là gà bị lạnh, gà tản ra xa bóng đồng thời thở hổn hển là gà bị nóng, gà dạt về 1 phía của quây úm là gà bị gió lùa, gà tản đều ăn uống , đi lại bình thường là nhiệt độ phù hợp.
Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng cho gà tùy thuộc vào chuồng nuôi kín hay hở, mùa hè hay mùa đông nhưng ta có thể tham khảo bảng sau.
Chăm sóc nuôi dưỡng: gà mới bắt về nên cho nhịn ăn khoảng 6 - 12h tùy sức khỏe gà, ta cho uống nước sạch có pha Glucozo hoặc điện giải. Sau đó mới cho ăn tiên hành làm vac-xin và cho uống kháng sinh phòng định kì.
Chú ý liên tục theo dõi sức khỏe đàn gà để có những can thiệp kịp thời khi đàn gà xảy ra vấn đề.
(Còn nữa ...)
VietDVM team

Bệnh cầu trùng trên gà (Coccidiosis)
Bệnh cầu trùng trên gà là bệnh ký sinh trùng phổ biến xảy ra trên gà ở lứa tuổi 10 - 30 ngày tuổi. Bệnh có tỷ lệ chết không cao như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhưng lạ gây thiệt hại kinh tế rất trầm trọng.
Nguyên nhân nào gây bệnh cầu trùng trên gà?
Đã ghi nhận được ít nhất khoảng 11 loài coccidia có thể gây bệnh cầu trùng trên gà.
Loài phổ biến nhất là Eimeria atenalla gây bệnh trên manh tràng. Eimeria necatnix, Eimeria maxima, E. bruneti gây bệnh mãn tính trên ruột non. Các loài còn lại ít mẫn cảm với gà.
Vòng đời Eimeria spp được chia làm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn sinh bào tử (Sporogony).
-Giai đoạn phát triển thể phân lập (Shizogony).
-Giai đoạn sinh sản hưu tính (Gametogony).
Dưới đây là sơ đồ phát triển của coccidia. Để hiểu rõ các giai đoạn phát triển của coccidia chúng tôi sẽ đề cập ở những bài viết sau.

Gà mắc bệnh chủ yếu do gà ăn phải các bào tử lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng . . . Do vậy việc thay chất độn chuồng thường xuyên và luôn giữ chuồng nuôi luôn khô thoáng là cần thiết.
Biểu hiện của gà khi mắc bệnh cầu trùng manh tràng.
Khi gà mắc bệnh cầu trùng manh trànghay bệnh cầu trùng máu tươi do Eimeria atenalla gây ra. Bệnh thường sảy ra ở gà có độ tuổi 10 - 25 ngày, với biểu hiện điển hình gà tiêu chảy ra máu tươi do cocidia tấn công vào niêm mạc manh tràng, làm tổ và tăng sinh quá mức bình thường gây vỡ các mạch máu tại đây gây ra hiện tượng này.

Mào tích tái, gà thường đứng tụm lại với nhau do gà bị thiếu máu.

Khi mổ khám kiểm tra với bệnh cầu trùng manh tràng ta cầm chú ý kiểm tra 2 manh tràng của gà. Manh tràng của gà chứa nhiều máu căng phồng trong giai đoạn đầu của bệnh sau đó khô dần, đối với những con khỏi bệnh tổn thương manh tràng còn được ghi kéo dài tới 2 tháng sau.


Bệnh cầu trùng trên gà do E.necervulima, E. maxima, E. bruneti gây bệnh mãn tính chủ yếu trên ruột non.
Các biểu hiện không điển hình như gà mắc bệnh cầu trùng manh tràng gà thường ủ rũ, gầy còm, bỏ ăn, tiêu chảy phân sáp, màu máu cá. . . do coccidia tấn công vào đường tiêu hóa trên của gà.

Biểu hiện trên ruột

Kiểm soát bệnh cầu trùng trong chăn nuôi gà.
Để kiểm soát bệnh ta cần chú ý vệ sinh phòng dịch, đặc biệt chất độn chuồng và môi trường nuôi cần được sử lý kỹ lưỡng trước khi vào gà. Ta cần giữ môi trường nuôi luôn khô thoáng để hạn chế sự phát triển của coccidia.
Sử dụng vaccine phòng bệnh hiện nay đang cho hiệu quả rất cao. Những vaccine thế hệ mới sử dụng công nghệ mới với nguyên lý "chiếm chỗ" đang là lựa chọn tốt nhất cho việc kiểm soát bệnh. Việc sử dụng vaccine cầu trùng cần chú ý hàm lượng thuốc được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, vì giai đoạn này đa số các công ty đều bổ sung kháng sinh phòng bệnh cầu trùng vào trong thức ăn với hàm lượng cho phép tuy nhiên điều đó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vaccine này.
Vệ sinh chuồng trại sạch và khô bao gồm cả khu vực hành lang, kho . . .
Xử lý bệnh cầu trùng cầu trùng trên gà
Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng gây ra nên ta có thể sử dụng kháng sinh để điều trị, một số kháng sinh đang cho hiệu quả điều trị cao như: Toltrazuzin, Amprodium, Mono sunfadiazin . . . .
Bệnh có muốn đọc thêm?
(Còn nữa ...)
VietDVM team
(ảnh : Trương Văn Bằng)

Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
Biết được các nguyên nhân có thể gây ra những bất thường đó sẽ giúp chúng ta chủ động hơn nhiều khi gặp bất kỳ một vấn đề nào trên trứng nhất là trong việc chẩn đoán bệnh cho đàn gà đẻ trứng.
Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua hầu hết các trường hợp bất thường có thể gặp trong thực tế, giải thích cơ chế và liệt kê toàn bộ các nguyên nhân gây ra những bất thường đó.
Trước khi đi vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta cùng nhau xem qua sơ đồ miêu tả chi tiết quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng và thời gian cần thiết cho mỗi công đoạn.

1. Gà đẻ trứng có quầng trắng.
Khi 2 lòng đỏ vào túi tạo vỏ trứng cùng lúc, sau khi vỏ trứng thứ nhất hình thành xong, đến trứng thứ 2 thì canxi được lắng đọng thêm tạo nên một quầng canxi bên ngoài.
Nguyên nhân:
Stress.
Thay đổi chế độ chiếu sáng: ví dụ thêm ánh sáng nhân tạo trong chuồng để khuyến khích gà đẻ trứng vào mùa đông.
Các bệnh như viêm phế quản truyền nhiễm.
2. Gà đẻ trứng méo mó.
Trứng biến dạng và có rất nhiều loại khác với hình dạng và kích cỡ bình thường như quá to, quá nhỏ hoặc tròn thay vì hình oval và nhiều biến dạng khác nhau.
Nguyên nhân:
Tuyến tạo vỏ trứng chưa phát triến.
Bệnh trên gà có tính truyền nhiễm: Newcastle, viêm phế quản, khí quản, hội chứng giảm đẻ E76.
Stress.
Mật độ nuôi quá dày.
3. Vỏ trứng có vết máu.
Trứng bị dính máu do gà bị sa hậu môn, gà mổ cắn lẫn nhau hoặc gà mổ vào hậu môn của gà khác. Vết máu thường gặp trên trứng gà mái tơ, gà đẻ trứng giai đoạn đầu.
Nguyên nhân:
Gà mái tơ thừa cân, stress dẫn đến các mạch máu trong âm đạo bị vỡ → máu dính vào gà trứng.
Thời gian chiếu sáng/ngày tăng đột ngột (nhất là vào các tháng mùa đông).
Tình trạng vệ sinh chuồng, lồng, khay và dây chuyền thu trứng kém.
4. Gà đẻ trứng có lắng tụ đốm Canxi.
Là hiện tượng toàn bộ vỏ quả trứng xuất hiện những đốm trắng rải rác khắp bề mặt với kích thước đốm to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân:
Tuyến tạo vỏ có vấn đề.
Quá trình lắng tụ Canxi bị xáo trộn.
Dinh dưỡng kém, ví dụ: canxi dư thừa quá nhiều.
5. Gà đẻ trứng có đốm trắng.
Tương tự trường hợp Canxi lắng tụ, những đốm này nhỏ hơn và được hình thành trước hoặc sau khi hình thành vỏ cutin.
Nguyên nhân:
Tuyến tạo vỏ trứng có vấn đề.
Quá trình lắng tụ Canxi bị xáo trộn.
Dinh dưỡng kém, ví dụ: canxi dư thừa quá nhiều.
7. Trứng vỏ lụa.
Trứng hình thành với một lớp vỏ không hoàn thiện. chỉ có một lớp mỏng Canxi lắng tụ và bám vào lớp vỏ lụa.
Nguyên nhân:
Tuyến tạo vỏ chưa hoàn thiện.
Thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu Canxi, vitamin E, B12, D và phosphore, selenium.
Bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản, cúm gia cầm, hội chứng giảm đẻ, nội ngoại ký sinh trùng.
Stress nhiệt, độ ẩm cao quá hoặc thấp quá.
Xáo trộn quá trình vôi hóa.
Gà đẻ trứng trong khi lột xác.
Độ tuổi gà: thường gặp trên đàn gà già.
Nước mặn.
Độc tố nấm mốc.
8. Trứng có vỏ gấp nếp.
Trứng có biểu hiện xù xì và vỏ gấp nếp bề mặt. Trứng được hình thành khi không kiểm soát và kết thúc được quá trình tạo vỏ.
Nguyên nhân:
Di truyền.
Do các bệnh trên gà có tính truyền nhiễm: newcastle hoặc viêm phế quản truyền nhiễm.
Sử dụng quá nhiều kháng sinh.
Khẩu phần dư thừa canxi.
Thiếu đồng trong khẩu phần ăn.
Tuyến tạo vỏ có vấn đề.
VietDVM team

Tập đoàn INVET tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thuốc thú y, thủy sản đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
Sáng ngày 12/5/2022, Tập đoàn INVET đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thuốc thú y, thủy sản đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Tới dự Lễ khánh thành nhà máy có:
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Cục Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến các tỉnh. UBND huyện Văn Lâm – Hưng Yên.
Cùng sự xuất hiện của các ca sĩ, nghệ sĩ như: Tân Nhàn, Việt Hoàn, BTV Hoài Anh, danh hài Chiến Thắng và nhiều nghệ sĩ khác.
Ngoài ra còn có hệ thống đại lý, đối tác cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ của Tập đoàn INVET…

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn INVET cho biết "Tập đoàn INVET xác định phương châm nhất quán, là chỉ có tập trung vào đầu tư công nghệ sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm, mới có thể giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững. Với bước tiến này, Invet tự hào trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật để cho ra đời những sản phẩm thuốc thú y chất lượng tốt, giá cả phù hợp, phác đồ điều trị hiệu quả phục vụ ngành thú y nước nhà. Trong tương lai, đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh phục vụ và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, phấn đấu nghiên cứu, sản xuất được các sản phẩm mới, tác dụng vượt trội để phục vụ cộng đồng và tối ưu cho người chăn nuôi."

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "“Tôi đánh giá cao tập đoàn INVET trong hoàn cảnh khó khăn bởi Covid-19, nhưng đã quyết tâm đầu tư nhà máy sản xuất thuốc thú y, thủy sản có công nghệ hiện đại. Tôi thấy sự có mặt của 500-600 người tại sự kiện này là các nhà phân phối, Chi cục chăn nuôi thú y, Trung tâm Khuyến nông…. cho thấy niềm tin mãnh liệt của người chăn nuôi, thủy sản gửi gắm ở INVET. Tôi tin tưởng rằng với sự đầu tư dây chuyền, trang thiết bị máy móc công nghệ cao, đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, hệ thống đại lý trải dài sẽ giúp INVET phát triển mạnh mẽ hơn nữa và vươn tầm trên thế giới. Hi vọng, thời gian tới, công ty sẽ đầu tư sản xuất nhà máy sản xuất vaccine, góp phần hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, giảm kháng thuốc và đảm bảo an toàn thực phẩm”

Trong buổi lễ, Công ty Cổ phần Tập đoàn INVET (Tập đoàn INVET) cũng vinh dự được nhận giấy chứng nhận nhà máy sản xuất thuốc thú y, thuốc thủy sản đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
Công ty Cổ phần Tập đoàn INVET (Tập đoàn INVET), tiền thân là Công ty Thuốc Thú y Hà Giang thành lập năm 2009, được tái cấu trúc từ các đơn vị thành viên như Biovet, Smartvet, Biofram, BioAqua....
Với hành trình 15 năm phát triển, đến nay sản phẩm của INVET đã và đang có mặt ở khắp các tỉnh, thành của Việt Nam và hướng đến xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Các sản phẩm của Công ty gồm thuốc thú y, thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, dinh dưỡng vật nuôi đã có mặt trên khắp cả nước, thông qua gần 500 đại lý phân phối trên toàn quốc.
Một số hình ảnh của lễ khai mạc
VietDVM team

Dưới thời tiết nắng nóng, người chăn nuôi cần có những biện pháp để giảm stress nhiệt cho vật nuôi nói chung và cho gà đẻ nói riêng. Gà đẻ bị stress nhiệt không chỉ liên quan đến vấn đề sức khỏe và “cuộc sống” của chúng mà còn làm giảm năng suất kinh tế nghiêm trọng.
Để ứng phó và ngăn chặn stress nhiệt trên gà đẻ, chúng ta phải hiểu được tại sao stress nhiệt lại xảy ra; Thân nhiệt của gà đẻ bình thường là khoảng 40 ° C. Nhiệt độ chuồng nuôi lý tưởng với gà đẻ rơi vào khoảng 18 đến 24 ° C. Khi nhiệt độ chuồng lên hơn 32 ° C thì hiện tượng stress nhiệt có thể xảy ra.
Theo một nghiên cứu được trích dẫn trong bài báo của Đại học Purdue và dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp của USDA - Mỹ, stress nhiệt trên gà đẻ có thể làm giảm 31,6% chuyển hóa thức ăn, giảm 36,4% sản lượng trứng và giảm 3,41% trọng lượng trứng.
Các tác giả của bài báo chỉ ra rằng stress nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. "Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vi khuẩn, chẳng hạn như Salmonella và Campylobacter, có khả năng lợi dụng các chất nội tiết mà vật chủ tiết ra do stress nhiệt để tăng trưởng mạnh hơn và gây bệnh cho con người. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến các stress từ môi trường đặc biệt như stress nhiệt”.
Những hậu quả khác của stress nhiệt bao gồm tăng lượng nước tiêu thụ có thể dẫn đến hiện tượng phân ướt, trứng bẩn và giảm chức năng miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả vaccine.

Stress nhiệt trên gà đẻ?
Khi nhiệt độ cơ thể gà tăng do môi trường (nắng nóng, mật độ chăn nuôi cao ….) , gà cần giảm nhiệt độ cơ thể. Một cách đơn giản mà chúng ta thường thấy đó là gà dang rộng 2 cánh và vùi mình trong lớp chất độn chuồng, đây là cách thoát nhiệt đối lưu.
Một cách khác là thoát nhiệt qua đường hô hấp nhờ tăng cường độ hô hấp. Khi chồng quá nóng, gà đẻ sẽ thoát nhiệt từ đường hô hấp, gà sẽ thở nhanh để làm tăng luồng không khí qua niêm mạc.
Khi gà đẻ tăng cường độ hô hấp sẽ gây xáo trộn cân bằng axit- bazơ chuyển hóa, dẫn đến chất lượng vỏ trứng kém (vỏ mỏng, yếu). Cuối cùng, làm giảm lượng canxi được chuyển đến tuyến vỏ, sự thiếu hụt này không thể bù lại bằng cách thay đổi khẩu phần ăn. Hơn nữa, nếu gà thở quá nhanh nhưng vẫn không thể cân bằng nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng thêm, gà đẻ sẽ cực kỳ mệt mỏi và có thể chết.
Với cách thoát nhiệt này, điều quan trọng cần lưu ý là độ ẩm chuồng nuôi. Độ ẩm cao ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng sẽ làm tăng sự khó chịu của gà và làm giảm hiệu quả tự “làm mát” của gà bằng phương pháp . Làm mát bằng cách này chỉ có hiệu quả khi độ ẩm tương đối trong không khí thấp.
Tránh gây ức chế cho gà trong quá trình chăm sóc
Nếu gà có nguy cơ bị stress nhiệt hoặc chuồng nuôi đã quá nóng, tránh tối đa việc làm phiền chúng, đặc biệt là thời điểm nóng nhất trong ngày, để chúng không bị nóng hơn khi phải di chuyển xung quanh. Lịch trình hầu hết các công việc trong chuồng nên thực hiện vào sáng sớm hoặc vào buổi tối khi không quá nóng (hãy nhớ rằng buổi chiều 13 -16h là lúc nóng nhất trong ngày).
Điều quan trọng là không để mật độ nuôi quá dày, hay số gà trong lồng quá chật. Gà cần dang rộng đôi cánh của mình để tăng luồng khí xung quanh cơ thể chúng. Nếu gà đẻ phải vận chuyển vào một ngày nóng, hãy nhốt số lượng ít gà hơn trong mỗi thùng vận chuyển và xen kẽ những thùng bằng thùng trống để lưu thông không khí tốt hơn. Nếu có thể, chỉ nên vận chuyển cho đến buổi tối. Thực hiện cắt mỏ gà vào một ngày mát hoặc cắt vào sáng sớm trước khi nhiệt độ tăng cao.
Chú trọng hệ thống thông gió
Thông gió tốt là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa stress nhiệt trên gà đẻ trong những tháng thời tiết nóng.
Nếu hệ thống thông gió hoạt động kém vào một ngày hè nóng nực, nhiệt độ trong chuồng có thể tăng 15 ° C trong vòng 1 giờ.
Để giúp gà đẻ thoải mái, tổng công suất quạt xả phải ít nhất 3,5 lít/giây/gà đẻ. Bạn có thể cần hai quạt mỗi phút.
Hãy chắc chắn rằng quạt hoạt động tốt, các cánh quạt và cửa gió sạch sẽ và độ căng của đai được điều chỉnh đúng cách. Quạt bị bảo trì kém sẽ giảm 50% công suất. Ngoài việc hệ thống thông gió trong suốt cả ngày khi trời nóng, quạt nên để chạy qua đêm và sáng sớm để mang đến không khí mát mẻ. Các cửa hút không khí nên được điều chỉnh để đạt được luồng không khí thống nhất trên toàn chuồng.
Máy phát điện và hệ thống báo động là thiết bị thiết yếu để ngăn ngừa stress nhiệt. Chủ trang trại nên kiểm tra chúng ít nhất hàng tháng và thiết lập các báo động nhiệt độ trong phạm vi nhạy cảm. Có nhiều trang trại tăng điểm đặt nhiệt độ trong thời tiết nóng để các báo động của họ không xuất hiện thường xuyên, nhưng tốt hơn là nên sử dụng đúng cách vì có thể cảnh báo một vấn đề trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Hệ thống phun sương cần được kiểm tra thường xuyên và nên chạy 2 phút mỗi 10 phút nếu độ ẩm thấp. Đôi khi nhiệt độ mùa hè cực kỳ cao và cần phun nước làm mát mái.
Lớp cách nhiệt lý tưởng là R 20 cho các bức tường và R 28 cho trần để giúp giữ ấm cho chuồng vào mùa đông nhưng mát mẻ vào mùa hè, nhưng nếu không có điều kiện xây dựng thì cần đầu tư hơn cho hệ thống phun sương và phun nước làm mát mái.
Bảo trì hệ thống nước
Ở nhiệt độ bình thường, 1.000 gà đẻ sẽ uống 2.000 lít nước mỗi ngày, nhưng lượng của chúng sẽ tăng 50% nếu nhiệt độ nhà tăng đến 32 ° C - khi đó hiện tượng phân ướt và trứng bẩn có thể xảy ra. Cần có không gian uống đầy đủ và nhiều núm uống hơn nếu nuôi gà sàn.
Bảo trì hệ thống nước sạch sẽ và hoạt động tốt là một việc quan trọng khác để giảm stress nhiệt cho gà đẻ. Một số núm uống có thể bị tắc, hãy kiểm tra một cách hệ thống để đảm bảo tất cả đều hoạt động.
Lưu lượng nước phải lớn hơn 70 ml/phút/núm. Nếu không, các ống dẫn cần được kiểm tra. Nếu có sự tích tụ của sắt và các khoáng chất khác, nó cần phải được loại bỏ bằng polyphosphate và / hoặc clo. Đừng quên thường xuyên kiểm tra bộ lọc nước và thay thế chúng khi cần thiết.
Làm mát nước uống bằng các dòng xả vào buổi chiều khá hữu ích. Nước mát giúp giảm thân nhiệt của gà. Nếu nước dưới 25 ° C, gà sẽ uống nhiều hơn. Nước trên 30 ° C sẽ làm giảm lượng nước tiêu thụ và lượng thức ăn. Thêm vitamin và chất điện giải vào nước uống giúp thay thế natri bị mất, clorua, kali và bicarbonate, nhưng nên bổ sung trước khi nhiệt độ lên quá cao.
Tạm dời lịch vaccine
Nếu đến lịch làm vaccin mà gà bị stress nhiệt thì tốt nhất nên hoãn tiêm phòng vì tác động của stress nhiệt đối với hệ thống miễn dịch có thể làm giảm hiệu quả của vaccin.
Đôi khi, vấn đề ngược lại có thể xảy ra nếu gà được làm vaccine khi chúng bị stress nhiệt. Nếu gà đang thở gấp, chúng có thể hít quá nhiều vaccin edạng phun/xịt hoặc uống quá nhiều vaccine được pha vào nước. Trong cả hai tình huống này, các loài chim có thể biểu hiện dấu hiệu của bệnh được làm vaccine.
Thật khó để nói chính xác thời gian nên chờ để tiêm vaccine những con gà bị stress nhiệt. Nếu stress nhiệt chỉ kéo dài một ngày và không dẫn đến bất kỳ vấn đề về hiệu suất hoặc sản xuất đáng kể nào, có thể tiến hành ngay khi gà không còn stress. Tuy nhiên, tác dụng phụ của stress nhiệt đối với hệ thống miễn dịch sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của nhiệt độ; Nếu chim bị stress hơn một ngày, có lẽ sẽ tốt hơn khi chờ thêm vài ngày trước khi tiêm phòng.
Mất bao nhiêu thời gian để gà đẻ trở lại bình thường sau khi bị stress nhiệt? Điều này cũng phụ thuộc vào thời gian kéo dài của stress. Vấn đề thường gặp là gà đẻ bỏ ăn, và lượng chất dinh dưỡng giảm dẫn đến lòng đỏ và trứng nhỏ hơn. Nếu chúng bỏ ăn trong 1 ngày, việc giảm kích thước lòng đỏ rất nhỏ và không đáng kể, nhưng nếu chúng bỏ ăn kéo dài, việc lòng đỏ giảm phát triển sẽ nghiêm trọng hơn và kéo dài.
Tương tự với chất lượng vỏ. Sự mất cân bằng axit-bazơ kéo dài do stress nhiệt, sẽ càng nghiêm trọng và tác động đến chất lượng vỏ. Khi số dư axit-bazơ trở về mức độ bình thường, chất lượng vỏ trứng sẽ trở về bình thường.
Hầu hết các vùng sản xuất gà thương phẩm đều ở những khu vực có nhiệt độ mùa hè cực đoan, nhưng chúng ta có thể bảo vệ gà đẻ và ngăn ngừa stress nhiệt - nếu chúng ta có sự chuẩn bị tốt.
VietDVM team

Entobel - startup thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen của hai doanh nhân Bỉ ở Việt Nam vừa gọi được 30 triệu USD từ Mekong Capital và Dragon Capital.
Đợt gọi vốn 30 triệu USD vừa được Entobel hoàn thành, trong đó 25 triệu USD từ Mekong Enterprise Fund IV và 5 triệu USD từ Dragon Capital.
Entobel được thành lập từ năm 2013 với sứ mệnh là cung cấp mảnh ghép còn thiếu trong chuỗi lương thực toàn cầu bằng cách chuyển đổi phụ phẩm giá trị thấp thành sản phẩm có ích nhờ côn trùng. Hai doanh nhân người Bỉ, Gaëtan Crielaard và Alex de Caters, bắt đầu hành trình đến Việt Nam khi nhận thấy tiềm năng của protein côn trùng với thức ăn dinh dưỡng cho động vật. Họ xác định Việt Nam sẽ là một trong những thị trường trọng điểm để thành lập mô hình kinh doanh này. Trong số hàng triệu loài côn trùng, họ chọn ruồi lính đen và sau đó, đến Việt Nam để thực hiện những thí nghiệm đầu tiên.
Nhà sáng lập của Entobel, theo đại diện Mekong Capital, là những người đã thể hiện sự bản lĩnh và kiên trì để xây dựng nên một trong những công ty sản xuất protein côn trùng lớn nhất thế giới hiện nay, khởi đầu từ một trang trại nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
"Entobel đang giải quyết một trong những vấn đề chủ chốt của thế giới thông qua việc sử dụng côn trùng để tạo ra một loại protein bền vững, giúp giảm 'dấu chân sinh thái' (environmental footprint) với chuỗi thực phẩm toàn cầu", ông Sjoerd Zwinkels, Giám đốc tư vấn đầu tư Mekong Capital, nhận xét.
"Họ đã chứng minh rằng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc từ côn trùng có thể được sản xuất ở quy mô công nghiệp với chất lượng cao và hiệu quả về chi phí so với bột cá".

Đầu năm 2019, Entobel đã xây dựng một trong những nhà máy sản xuất và chế biến côn trùng lớn nhất thế giới tại Đồng Nai, với công suất hàng năm đạt 1.000 tấn bột thức ăn chăn nuôi từ côn trùng. Trong tương lai, nhà máy tiếp theo dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu ở mức độ toàn cầu.
Chiến lược đặt nhà máy sản xuất của Entobel mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh đáng kể và bền vững nhờ điều kiện khí hậu nhiệt đới lý tưởng cho việc sản xuất ruồi lính đen và vị trí trung tâm trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Từ khởi đầu khiêm tốn, đội ngũ Entobel hiện phát triển với hơn 60 thành viên, đặc biệt, năng lực nghiên cứu (R&D) giúp công ty đảm bảo cải tiến nhất quán và sẵn sàng cho việc mở rộng. Tầm nhìn của Entobel là trở thành nhà sản xuất protein từ côn trùng hàng đầu thế giới.
Tác giả: Minh Sơn
Nguồn tin: Vnexpress

Một trong số những nguyên nhân chính khiến heo nái bị loại thải trước thời hạn là do heo nái bị què. Hàng năm mỗi trang trại nái thiệt hại một khoản tiền không hề nhỏ do những thiệt hại từ việc heo nái bị què mang lại từ chi phí thuốc thang, ăn uống, chuồng trại…chưa kể việc heo nái loại đó chưa đi vào sản xuất hoặc sản xuất nhưng chưa hoàn lại vốn.
»› Xem ngay dự toán chuồng 30 nái
Hiểu được các nguyên nhân tiềm tàng gây què cho heo nái là cơ sở vững chắc nhất giúp người nuôi heo nái phòng bệnh từ xa cũng như điều trị kịp thời khi heo bị bệnh từ đó giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có và cải thiện năng suất chăn nuôi.
Nguyên nhân dẫn đến heo nái bị què có thể là do bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, do môi trường, khâu quản lý, dinh dưỡng và các yếu tố di truyền.
»› Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh trên heo hiệu quả
Trong đó, các nguyên nhân không truyền nhiễm thì phổ biến hơn các nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung nói đến các nguyên nhân gây què không lây nhiễm như do chấn thương ngoại khoa hay do hội chứng yếu chân osteochondrosis.
Què do các chấn thương ngoại khoa trong quá trình chăn nuôi heo nái.
Các chấn thương ngoại khoa bao gồm như tổn thương chân, tổn thương móng, tổn thương cơ, tổn thương gân, gãy xương.
Tổn thương chân.
Các trường hợp gây què khi chân tổn thương bao gồm: vết thương, vết sưng, vết chai, sưng khớp chân và viêm bao hoạt dịch. Nếu chỉ bản thân những vết thương này thì sẽ không thể làm heo nái bị què trừ một số trường hợp chấn thương quá nặng nhưng nhiều trường hợp, khi heo nái bị tổn thương trên chân → heo sẽ ít đi lại di chuyển hơn và chỉ nằm 1 chỗ → chân tiếp xúc nhiều với sàn làm cho các tổn thương đó càng nghiêm trọng và dẫn đến què.

Tổn thương móng.
Tổn thương móng là một trong số những chấn thương gặp nhiều nhất trong quá trình chăn nuôi heo nái, đa phần heo nái nào cũng bị tổn thương ít nhất là 1 móng. Các tổn thương móng thường thấy bao gồm như nứt móng, móng quá dài, sưng móng, gót chân phát triển quá mức, gót chân bị mòn, xước, gót chân bị tách riêng nhau ra, móng vuốt bị cắt quá cụt.

Không phải cứ tổn thương móng là heo nái sẽ bị què mà phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Những tổn thương không sâu tới “mảng đệm” nằm giữa móng và gót chân (nơi tập trung nhiều dây thần kinh) thì sẽ không gây đau, gây què cho heo nái và ngược lại.


»› Xem thêm: Cắt móng có thể giúp heo nái sống lâu hơn???
Tổn thương cơ, dây chằng và xương.
Các chấn thương ảnh hưởng và gây đau cho cơ, dây chằng và xương cũng có thể gây què trên heo nái.
Què do hội chứng yếu chân (osteochondrosis) trong quá trình chăn nuôi heo nái.
Osteochondrosis là nguyên nhân dẫn đến heo nái bị yếu chân. Đa phần những heo bị hội chứng yếu chân (Osteochondrosis) đều bị què và phải loại thải sớm, tuy nhiên không phải hoàn toàn trường hợp nào cũng thế.
Heo mắc hội chứng Osteochondrosis thường có sụn và xương rất mềm. Đây cũng là hội chứng cực kỳ khó phát hiện trong kỹ thuật nuôi heo nái vì nhìn bền ngoài heo nái không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào.

Què do ảnh hưởng của môi trường chăn nuôi heo nái.
Thiết kế sàn nuôi.
Sàn chuồng nái nếu được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chăn nuôi heo nái (độ rắn chắc, độ trơn nhám, độ dốc, chất liệu, dễ vệ sinh sạch sẽ) sẽ giảm được một lượng lớn heo nái bị què và ngược lại. Ví dụ như sàn bê tông nếu quá trơn sẽ làm heo nái dễ trượt ngã nhưng nếu quá nhám sẽ dễ gây tổn thương lên da, chân, móng của heo làm heo bị què.
»› Xem thêm: 6 mô hình chuồng chăn nuôi heo có thể bạn chưa biết
Quy mô đàn và mật độ nuôi.
Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy heo nái được nuôi trong những đàn quy mô lớn thường bị què nhiều hơn và ngược lại.
Hệ thống chuồng trại và cách bố trí chuồng nuôi.
Chăn nuôi heo nái ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, thường mỗi heo nái sẽ được nuôi trong một ô chuồng nhỏ vừa cơ thể nên tỷ lệ què quặt sẽ ít hơn ở các nước châu Âu – nơi mà vì phải đảm bảo quyền lợi động vật nên các heo nái được nuôi nhốt chung trong một khu vực chuồng từ khi có bầu 4 tuần cho đến trước khi đẻ 1 tuần. Điều này vô hình chung làm gia tăng sự xung đột giữa các con nái đồng thời đẩy số lượng heo nái què lên cao hơn bình thường.
Chế độ dinh dưỡng.
Heo bị tổn thương móng vuốt và què có thể do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đặc biệt là thành phần dinh dưỡng, lượng thức ăn và quản lý dinh dưỡng.
»› Xem ngay: Chế độ dinh dưỡng cho heo nái bạn nhất định phải biết
Dinh dưỡng là một trong những kỹ thuật nuôi heo nái rất quan trọng. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp lên móng vuốt, xương và sinh lý học của sụn cũng như có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của heo thông qua việc tăng cân.
Heo nái hậu bị là đối tượng đặc biệt hay bị què nhiều nhất. Điều này giống như là minh chứng cho chế dộ dinh dưỡng không đầy đủ trong quá trình phát triển của chúng.
Trong thực tế người ta không quan tâm nhiều đến việc phòng chống què chân trong chế độ ăn của chúng. Nhiều trang trại nuôi heo nái thậm chí còn cho heo hậu bị ăn theo chế độ ăn của heo bầu hoặc heo thịt – một chế độ ăn với mục tiêu tạo nạc là chính, trong khi heo hậu bị cần một chế độ ăn giúp chúng phát triển xương khớp và hệ sinh sản.
Phạm Nga biên dịch.
(Theo pig333)

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam sẽ đứng thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt heo trong năm 2022. Do việc ở cửa thị trường du lịch, trường học, nhà máy tại các địa phương hoạt động trở lại thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt tăng cao.
Ghi nhận thị trường trong nước, hiện nay giá heo hơi trên cả nước hiện trung bình dao động ở mức 53.000-60.000 đồng/kg tại trại và tại các chợ đầu mối giá heo hơi ở mức 55.000 - 62.000 đ/kg, tăng 1.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 3.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hoạt động ở nhà hàng, trường học, nhà máy, doanh nghiệp đã trở lại bình thường đã “đẩy” nhu cầu tiêu thụ thịt tăng cao, kéo theo giá heo hơi trong nước có xu hướng tăng. Bộ cũng dự báo, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam sẽ đứng thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về tiêu thụ thịt heo trong năm 2022 với khoảng 3,4 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng hằng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.
Nói về quý 2, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng dự đoán sản lượng thịt gia súc và gia cầm sẽ đạt khoảng 1,6 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, sản lượng thịt bò đạt khoảng 110.000 tấn (tăng 3,4%); sản lượng thịt trâu đạt hơn 28.000 tấn (tăng 2,6%); sản lượng thịt heo đạt hơn 1 triệu tấn (tăng 4,7%), sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 476.000 tấn (tăng 5,7%).
Tuy nhiên, do nguồn cung thịt của Việt Nam dồi dào, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.
Tác giả: Thảo Hương
Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

Một nhà khoa học thú y thuộc đại học bang Iowa đã phát hiện ra một loại virus mới nằm trong các mô thần kinh trung ương của những heo con bị bại liệt ở 2 chân sau.
»› Kỹ thuật chăm sóc heo con bạn nhất định phải nắm chắc
Paulo Arruda, một trợ lý giáo sư về chẩn đoán thú y và dược động vật dẫn đầu một đội nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y Đại học Iowa State (ISUVDL - Iowa State University Veterinary Diagnostic laboratory) đã cùng các cộng sự của mình điều tra tìm kiếm nguyên nhân gây ra bại liệt trên đàn heo con 11 tuần tuổi và phát hiện ra một loại virus mới.
Biểu hiện lâm sàng khi heo bị bại liệt và tìm thấy Sapelovirus
Tình trạng thực tế của đàn heo con bị bệnh.
Dịch nổ ra trên một trang trại thuộc khu vực số 5 trong vùng phản ứng nhanh với dịch bệnh của Mỹ, với biểu hiện thần kinh cấp tính không điển hình trên heo con 11 tuần tuổi.
Toàn bộ heo bị ảnh hưởng đều bắt nguồn từ một dãy chuồng heo con nhưng được nuôi nhốt ở 2 ô chuồng khác nhau. Trong vòng 3 tuần kể từ khi phát hiện bệnh, các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện khác nhau và khá đa dạng trên các cá thể heo nhưng nhìn chung đều có các dấu hiệu như: giảm tiêu thụ nước và thức ăn, đi lại không vững, mất khả năng phối hợp vận động, triệu chứng thần kinh, giảm phản ứng với các kích thích của môi trường.
Kiểm tra lâm sàng cho thấy những heo con bị ảnh hưởng nặng dường như đã mất hẳn khả năng vận động, nghĩa là 2 chân sau của chúng tê liệt và không cảm nhận được cảm giác đau đớn nữa, mặc dù có thể di chuyển đuôi và giữ được thăng bằng nhưng heo con vẫn có biểu hiện rối loạn vận động, chậm chạp, triệu chứng thần kinh …
Tỷ lệ mắc bệnh là 20%, trong đó tỷ lệ chết đã được báo cáo rơi vào khoảng 30%.
Kết quả nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loại virus mới thuộc nhóm Sapeloviruses mà họ chưa từng gặp trước đây trong các mô thần kinh trung ương của những heo con bị bệnh. Sapeloviruses là nhóm virus thường được tìm thấy trên heo nhưng chủng gây bại liệt trên heo con thì đây là lần đầu tiên, Arruda cho biết.
“Chúng tôi đang thu thập thêm các bằng chứng và vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp về loại virus mới này.”
Ví dụ, Arruda cho biết, mặc dù các bằng chứng thu thập được đều cho thấy sự xuất hiện của virus mới, tuy nhiên nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định được chắc chắn còn có tác nhân nào khác gây ra các tổn thương trên mô cột sống hay gây ra các tổn thương thần kinh cho heo con nữa hay không.
Ông cũng nói thêm, việc thiếu các bằng chứng, hiểu biết về virus đồng nghĩa với việc chúng ta chưa thể biết được cách thức nó lây lan như thế nào? Mức độ và tốc độ lây lan rộng lớn ra sao. Tuy nhiên thông qua dịch tễ học của các virus khác trong gia đình Sapeloviruses, Arruda tin rằng loại virus mới này có thể đã có mặt ở hầu khắp các trang trại heo tại Mỹ nhưng chỉ có một phần nhỏ trường hợp có biểu hiện triệu chứng điển hình trên heo con như ở trang trại trên.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu làm rõ các đặc tính của virus trên nhằm tiến tới kiểm soát, khống chế không để chúng gây ra các thiệt hại đáng tiếc cho các trang trại.
Tiến Dũng biên dịch.
(theo tạp chí sức khỏe heo và pig333).

Cập nhật giá các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Bắc nước ta trong tuần 18/2022 (02-08/05/2022). Trong tuần 18/2022, giá heo hơi trong tuần 18/2022 vừa qua có mức tăng 2000 đ/kg so với tuần trước đó, hiện mức toàn miền dao động ở mức 53.000 - 60.000đ/kg (heo hơi bán tại trại). Mức heo ở các chợ đầu mối ghi nhận dao động khoảng 55.000 - 61.000đ/kg.

Giá heo giống (heo con xách tai) ở các tỉnh phía Bắc hiện có mức giá 1.300.000 - 1.450.000 đ/con, mức giá hiện tại đã cao hơn tuần trước 100.000-200.000đ/kg.
Về giá heo hơi ở các thị trường lân cận:
- Giá heo hơi tại Trung Quốc được ghi nhận có mức giá 44.000 - 55.000đ/kg, mức giá hiện tại đã tăng thêm 1000 - 3000 đ/kg so với tuần trước.
- Giá heo hơi tại Thái Lan được VietDVM ghi nhận vào cuối tháng 04/2022 có giá khoảng 66.000 - 68.000 đ/kg.
- Giá heo hơi tại Lào: 57.000 - 60.000 đ/kg.
- Giá heo hơi tại Campuchia: 65.000 - 75.000 đ/kg.
- Giá heo hơi tại Myanma: 50.000 - 53.000 đ/kg
Giá gà trắng công nghiệp trong tuần 18/2022 vừa qua vẫn ở mức cao. Giá gà thịt công nghiệp hiện đang có mức giá dao động 33.000 - 35.000đ/kg, mức giá hiện tại đã giảm 1000 đ/kg so với tuần trước.
Giá Vịt thịt tại thị trường miền Bắc trong tuần vừa qua dao động khoảng 30.000 - 45.000đ/kg, các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An vẫn có giá cao nhất).
Giá Vịt Giống được ghi nhận trong tuần ở mức 20.000-23.000đ/con, cụ thể (với giống Grimaud: 20.000 đ/con, Giống Cherry: 23.000đ/con, Giống Orvia: 21.000đ/con, Giống CP: 20.000đ/con, với các lò ấp tự phát giá vịt giống dao động 13.000 - 17.000 đ/kg)
Giá trứng gà tuần 18/2022 vừa rồi tiếp tục ghi nhận giảm 100đ/quả với trứng gà Ai Cập, hiện mức giá cao nhất ghi nhận 2.800 đ/quả với trứng gà Ai Cập. Trứng gà công nghiệp (trứng đỏ) cũng đã tăng thêm 100đ/quả, duy trì ở mức giá khoảng 2.000 - 2.500đ/quả. Tuy nhiên ở một số vùng giá bắt đầu có dấu hiệu đi ngang và giảm nhẹ.
Giá gà lông màu thịt trong tuần 16/2022 hiện duy trì ổn định so với tuần trước đó, giá gà thịt lông màu hiện ở mức 51.000-55.000 đ/kg.
Chi tiết giá heo hơi và các sản phẩm chăn nuôi khác tại các tỉnh miền Bắc trong tuần 18 năm 2022
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
»› Xem thêm: Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh trên cả nước
VietDVM team