
Công ty cổ phần ABC Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Hưng Phát được thành lập trong tháng 06 năm 2006, với việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp ...
Tính đến tháng 1 năm 2015: Với gần 10 năm thành lập Công ty Cổ phần ABC Việt Nam hiện đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và kinh doanh nguyên liệu ở Việt Nam.

Hiện nay do nhu cầu mở rộng kinh doanh, công ty CP ABC có nhu cầu tuyển dụng:
Vị trí: Nhân viên kỹ thuật thị trường
»› Xem thêm: Các công ty khác có tuyển nhân viên kỹ thuật thị trường
»› Xem thêm: Các công ty khác có tuyển nhân viên kinh doanh
Số lượng: 10 người
Khu vực làm việc: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Hà Giang,….
»› Xem thêm: Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam tuyển dụng khu vực phía Bắc
»› Xem thêm: Công ty CP Hải Nguyên tuyển nhân viên kinh doanh thực phẩm - AHAFOOD
Mô tả chi tiết công việc
- Hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn các kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi heo cho khách hàng ở các trang trại miền Bắc.
- Giám sát và lập báo cáo số liệu về các hoạt động các trang trại chăn nuôi mình phụ trách.
- Khảo sát, đánh giá chung về chuồng trại khách hàng có phù hợp tiêu chuẩn theo chính sách bán hàng công ty đưa ra.
- Là đầu mối duy trì liên lạc giữa công ty và khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm Kinh nghiệm/Kỹ năng chi tiết
- Tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y
- Có kinh nghiệm làm trang trại chăn nuôi
- Kỹ năng lập giao tiếp, thuyết phục tốt
- Kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, đánh giá
- Ưu tiên Ứng viên có hộ khẩu thường trú tại khu vực làm việc
Quyền lợi khi làm việc tại Công ty CP ABC Việt Nam:
- Mức lương: từ 7-12 triệu
- Công tác phí được thanh toán đầy đủ, đúng ngày
- Tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy đinh hiện hành
- Được trang bị bảo hộ lao động.
- Có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn.
- Hàng năm được khám sức khoẻ định kỳ.
- Phúc lợi khác: Có quà sinh nhật, quà vào các dịp lễ tết, thưởng cuối năm, được thăm hỏi những lúc ốm đau, hiếu hỉ, tử tuất.
- Được tổ chức đi thăm quan du lịch hàng năm.
Thông tin liên hệ: Mr Việt (HCNS): 0975 746 618
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Qua quan sát nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ chuồng lồng (ảnh 1), người ta phát hiện thấy một tỷ lệ khá lớn gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường xuyên mệt mỏi, bỏ ăn và có bộ xương yếu ớt gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và lợi nhuận của trang trại.
Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiện tượng trên thì ngày qua ngày, trang trại sẽ phải âm thầm gánh chịu 1 khoản lỗ không hề nhỏ.
»› Xem thêm: Xu hướng chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu lồng tự do
»› Xem thêm: Phong trào hưởng ứng chăn nuôi gà đẻ trứng kiểu “lồng tự do” ở mỹ tiếp tục tăng cao

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về đặc điểm nhận dạng, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mệt mỏi trên nhằm giúp các trang trại chăn nuôi gà đẻ chủ động hơn trong việc làm chủ tình hình khi trang trại xảy ra vấn đề tương tự.
Đặc điểm nhận dạng gà đẻ mắc hội chứng mệt mỏi, còi xương.
Nếu trong trang trại của bạn thấy xuất hiện những con gà đẻ có các triệu chứng sau đây thì bạn nên tiếp tục quan tâm tới bài viết này:
- Gà xù lông, ủ rũ.
- Bỏ hoặc giảm ăn.
- Đứng không vững, gà thường chỉ nằm, đi lại khó khăn.
- Bộ xương nhỏ, mềm, giòn, dễ gãy.
- Những triệu chứng trên biểu hiện rõ nhất vào thời kỳ đẻ đỉnh cao của gà.
- Vỏ trứng mỏng.
- Tỷ lệ đẻ giảm; mổ khám thấy buồng trứng teo, không bình thường.
»› Xem thêm: 6 giải pháp nâng cao năng suất trứng ở gà đẻ

Với gà con thì người ta thường gọi là còi xương nhưng gà lớn thì thường gọi là mềm xương.
Vậy nguyên nhân của việc gà đẻ mệt mỏi, còi xương là gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc gà đẻ mệt mỏi, yếu ớt. Trong thực tế, mỗi trường hợp có thể do một hoặc tổ hợp một số nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp trong thực tế.
- Do thiếu hụt hoặc mất cân bằng tuần hoàn canxi, vitamin D3 hoặc phospho.
- Do chế độ dinh dưỡng của gà đẻ mất cân bằng hoặc thiếu chất.
- Do tác dụng của một số loại thuốc điều trị.
- Do độc tố nấm mốc.
- Do các chất giự trữ của cơ thể giảm sút trong đó có canxi → mệt mỏi.
- Cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi kịp thời do:
• Lượng canxi huy động để sản xuất trứng tăng cao mà không kịp bổ sung trong khẩu phần ăn dẫn đến thiếu canxi cung cấp cho cơ thể → gà mệt mỏi, ủ rũ, mềm xương.
• Sự cố trong quá trình trao đổi chất làm suy yếu việc hấp thụ canxi hoặc vôi hóa xương.
»› Xem thêm: Chu trình sử dụng Canxi ở gà đẻ - ứng dụng sử dụng thức ăn hiệu quả

Việc quan trọng chúng ta cần làm là chẩn đoán xem có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng gà đẻ của trang trại mình mềm xương, mệt mỏi, bỏ ăn,…và xem xét nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ. Có như vậy, chúng ta mới có thể điều trị đúng hướng, hiệu quả.
Các hướng khắc phục gà đẻ mệt mỏi, còi xương.
Đối với trường hợp vôi hóa xương bình thường, canxi và phốt pho cần được cung cấp một lượng đủ cho cơ thể gà đẻ duy trì và sản xuất với tỷ lệ bổ sung là 2: 1 (2Ca:1Ph). Nếu một trong hai tỷ lệ canxi hoặc phốt pho vượt quá định mức cũng có thể gây còi xương → không phải cứ bổ sung nhiều là tốt.
Vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự hấp thu và chuyển hóa canxi. Do đó, ngoài việc đảm bảo rằng chế độ ăn của đàn gà đẻ có tỷ lệ canxi và phốt pho thích hợp, thì chúng còn cần được cung cấp đầy đủ vitamin D3.
Bổ sung khoáng cho xương là một quá trình liên tục, vì vậy việc điều chỉnh các thiếu sót trong chế độ ăn uống mất cân bằng có thể giảm bớt tình trạng thiếu khoáng cho đàn gà đẻ nếu chúng ta điều chỉnh sớm.
Nấm mốc hay độc tố nấm, được gọi là mycotoxin có thể gây ra hàng loạt các tác hại cho gia cầm trong đó có sự can thiệp đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng của gà đẻ. Còi xương gây ra thông qua sự hiện diện của mycotoxin trong chế độ ăn uống có thể được điều trị bằng cách thay thế các thức ăn bị ô nhiễm độc tố và bổ sung them vitamin D3 gấp ba hoặc gấp bốn lần mức bình thường.
Tỷ lệ vôi hóa khá cao là vấn đề đang gây đau đầu cho các trang trại chăn nuôi gà đẻ trong chuồng lồng. Điều đó cho thấy vai trò của việc cho gà đẻ vận động là quan trọng nếu không muốn gà bị vôi hóa nhiều nhưng nếu chăn nuôi theo kiểu nhốt lồng như hiện nay thì rất khó có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Ngoài các biện pháp vừa nêu trên (Canxi, Phospho, vitamin D3, khoáng, mycotoxin, vận động giảm vôi hóa) thì người chăn nuôi còn cần để ý tới mật độ nhốt gà (bao nhiêu con/1 lồng?) sao cho mỗi con đều có thể dễ dàng thu nhận đủ lượng thức ăn cần thiết.
»› Xem thêm: Bốn cách nâng cao sức bền cho bộ xương của gà đẻ.
VietDVM Team.

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 25 năm 2017
Giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc nước ta trong tuần 25/2017 không có nhiều thay đổi. Hiện giá heo hơi đẹp giữ trung bình ở mức 19.000 đ/kg - 22.000 đ/kg. Ví dụ: Tại Thái Bình Hà Nam, giá heo hơi siêu đẹp 22.000 đ/kg. Ở Lạng Sơn, qua khảo sát thị trường giá heo hơi cao nhất lên tới 26.000 đ/kg, tuy giá này không cao và người chăn nuôi vẫn lỗ nhiều song đã cao hơn so với mặt bằng chung.
Giá heo hơi tại các địa phương có sự chênh lệch nhau khá nhiều, kể cả ngay trong cùng địa phương giá heo hơi cũng khác nhau tương đối nhiều.
»› Xem thêm: Cập nhật tin tức biến động thị trường
»› Xem thêm: Tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc chững lại, nhiều nước bị “sốc”
»› Xem thêm: Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh của Trung Quốc ngày 21/06/2017

Giá heo hơi hiện chưa có tín hiệu khả quan. Giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc đối với heo lai, áp siêu chỉ đạt 19.000 đ/kg - 21.000 đ/kg.
Giá heo giống siêu giữ ở mức 350.000đ/con, và chưa có dấu hiệu phục hồi. Tại Ninh Bình và Hưng Yên, giá heo giống một số nơi giảm còn 100.000 đ/con.
Giá trứng sản phẩm gia cầm tăng lên đáng kể, trứng gà ai cập trắng tăng từ 1.000 đ/quả lên 1.800 đ/quả, trứng gà ai cập hoa mơ tăng từ 1.200đ/quả lên 1.700 đ/quả, trứng gà công nghiệp (trứng đỏ) tăng từ 9.00 đ/quả lên 1.400 đ/quả.
»› Xem thêm: Giá cả thị trường miền Bắc tuần 24-2017 (12/06 - 18/06/2017)
»› Xem thêm: Không xuất khẩu thịt heo bằng mọi giá
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 24/2017 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Heo Sài Gòn bí đường về các tỉnh
Trạm cũ chấm dứt vai trò, ban mới chưa tiếp nhận, các hộ kinh doanh tại hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền bí đường đưa thịt heo về các tỉnh chỉ vì không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
»› Xem thêm: Vì sao thịt heo Việt khó xuất ngoại?
»› Xem thêm: Không xuất khẩu thịt heo bằng mọi giá
»› Xem thêm: Tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc chững lại, nhiều nước bị “sốc”

Theo đại diện Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền (quận 8) và chợ đầu mối Hóc Môn, bên cạnh phục vụ thị trường thành phố, nhu cầu xuất bán sản phẩm thịt heo ra khỏi địa bàn TP.HCM của các thương nhân tại chợ và khách hàng đến chợ cần có giấy chứng nhận kiểm dịch là rất lớn.
Chỉ riêng tại chợ đầu mối Hóc Môn, bình quân mỗi đêm lượng heo xuất đi các tỉnh từ 6 đến 8 xe, với lượng thịt hơn 5.000kg.
Chính vì thế, việc không có đơn vị nào chịu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khiến cho hoạt động kinh doanh đi tỉnh của các tiểu thương bị đình trệ.
Đại diện ban quản lý chợ Hóc Môn cho biết, từ trước đến nay, việc cấp chứng nhận tại chợ đều do Trạm kiểm tra vệ sinh thú y chợ đầu mối nông sản Hóc Môn trực thuộc chi cục thú y đảm trách. Tuy nhiên, hiện tại công việc này đã chấm dứt từ ngày rạng sáng ngày 27-6.
Theo cơ quan thú y, từ ngày 1-6 đến hết ngày 23-6, trạm chỉ hỗ trợ ghi giấy cho trạm thú y huyện Hóc Môn xác nhận.
Từ sau ngày 27-6 các tổ chức liên hệ Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố.
“Cơ quan thú y giải thích đã bàn giao theo quy định và các nhân sự phụ trách. Tuy nhiên, khi liên lạc với Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố, chúng tôi lại nhận được câu trả lời là cơ quan này cũng không thực hiện nhiệm vụ 'cấp giấy' này”, đại diện Ban quản lý chợ Hóc Môn nói.
Vậy là, do không cơ quan nào chịu nhận chuyện cấp giấy này nên hoạt động vận chuyển thịt ra khỏi thành phố cũng bị ngưng lại vì theo các tiểu thương, nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch thì vận chuyển thịt sẽ bị xem là vi phạm pháp luật.
“Hiện nay Chính phủ đang nỗ lực giải cứu thịt heo, nhưng các cơ quan ban ngành lại không có trách nhiệm gì, không để ý quyền lợi của các tiểu thương”, một tiểu thương bức xúc nói.
Theo N.Bình
Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Vi khuẩn E.coli thường tồn tại song song trên đường tiêu hóa của heo cũng như nhiều loài loài vật nuôi khác. Chúng có vai trò trong việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng cũng gây bệnh và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Vi khuẩn E.coli thường gây ra 2 biểu hiện chủ yếu trên đàn heo nhiễm bệnh đó là tiêu chảy nặng và sưng phù (bệnh E.coli sưng phù đầu). Để hiểu rõ vì sao E.coli có thể gây ra 2 biểu hiện trên chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây, đồng thời VietDVM cũng giới thiệu những giải pháp, nghiên cứu kiểm soát E.coli sưng phù bằng vaccine.
Xem nhiều:
- 10 nguyên nhân gây bùng phát bệnh E.coli trong trại
- Chẩn đoán - điều trị bệnh E.coli trên heo con theo mẹ
Vi khuẩn E.coli gây ra 2 nhóm biểu hiện bệnh
Vi khuẩn E.coli chủ yếu gây các biểu hiện bệnh sưng phù và tiêu chảy trên heo tuy nhiên có 2 nhóm hoàn toàn khác nhau gây ra hiện tượng trên.
Bệnh sưng phù (OD - Oedema disease) có nguyên nhân từ độc tố Shiga do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli - STEC), trong đó bao gồm các serotype O157: H7, O104: H4 và một số serotype khác gây ra.
Các chủng E.coli sinh độc tố, tồn tại trên niêm mạc thành ruột bởi nguyên tố bám dính F18ab sau đó sản sinh độc tố Stx2e gây tổn thương mạch máu. Ngoài ra các yếu tố bám dính khác cũng được tìm thấy trong quá trình tiến triển của bệnh. Trong cơ thể heo cũng có thể tồn tại chủng E.coli có khả năng sản sinh độc tố Stx2e để gây bệnh sưng phù nhưng thiếu yếu tố bám dính F18 nên không thể gây bệnh.
- STEC: là nhóm vi khuẩn E.coli sinh độc tố
- Độc tố Shiga gồm hai nhóm chính, Stx1 và stx2 chún được đặ tên Kiyoshi Shiga. Lần đầu tiên mô tả được chúng là từ vi khuẩn Shigella dysenteriae gây bệnh lỵ

Vi khuẩn E.coli còn là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ và heo cai sữa (Enterotoxigenic E.coli). Chủng F4 (K88) là một trong các chủng ETEC gây thiệt hại nặng nề nhất trong thời gian heo con theo mẹ và giai đoạn đầu sau cai sữa (có thể gây tiêu chảy đến chết). Các chủng F5 (K99), F6 (987P) và F7 (F41) cũng được phát hiện trong giai đoạn heo con theo mẹ. Yếu tố bám dính F18 cũng được tìm thấy trong các ca bệnh tiêu chảy ở heo con nhưng chủ yếu là F18ac. Với các chủng gây tiêu chảy thường tiết ra độc tố Thermolablibe (TL) gồm 2 loại độc tố chịu nhiệt là Sta và Stb.
Để kiểm soát và hạn chế thiệt hại do Enterotoxigenic E. coli và E.coli gây độc tố Shiga. Đã có nhiều loại vaccine được phát triển bằng việc áp dụng các hệ thống miễn dịch khác nhau.

Vaccine chống lại bệnh sưng phù do E.coli.
Để kiểm soát bệnh sưng phù trước đây thường dùng thuốc kháng sinh hoặc quản lý hệ vi sinh vật đường ruột thông qua chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều loại Vaccine đã được phát triển nhằm kiểm soát bệnh.
Cơ chế của những vaccine này là đưa kháng thể đặc hiệu vào cơ thể để thúc đẩy sản sinh miễn dịch chủ động để ngăn sự bùng phát bệnh.
Tiêm phòng thụ động
Chương trình tiêm phòng được xây dựng để ngăn chặn E.coli đó là sử dụng kháng huyết thanh có chứa Stx2e (kháng huyết thanh này được tạo ra từ heo nái được tiêm vaccine có chứa STEC-F18 và có đáp ứng miễn dịch tốt), hiện phương pháp này cho hiệu quả khá tốt nhưng thời gian bảo hộ không được dài.
Một giải pháp khác cũng được đưa ra đó là sử dụng vaccine có chứa STEC-Stx2e cho heo nái để kiểm soát E.coili gây bệnh sưng phù trong thời gian heo con theo mẹ đã mang lại hiệu quả. Các nhà khoa học đã phát triển một đột biến nhằm nhân đôi một trong các tiểu đơn vị A trong Protein của Stx2e → tăng khả năng tạo kháng thể đặc hiệu chống lại Stx2e và duy trì ở mức cao trong máu; vaccine được tiêm khoảng 3-5 tuần trước khi heo nái đẻ sẽ tạo được miễn dịch và duy trì miễn dịch ở mức cao trong máu và truyền được cho heo con qua sữa.
Tiêm chủng chủ động
Cho heo con uống vaccine có chứa chủng STEC-Stx2e đột biến vào hai ngày trước khi cai sữa có thể giúp quản lý được bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thành công và duy trì được kháng thể khi cho uống vaccine trong 4 ngày liên tục.
Một loại vaccine mới dựa trên chủng biến đổi gen STEC-Stx2e (thay đổi gen quy định độc tố Stx2e) được tiêm vào thời điểm 2 ngày trước khi cai sữa. Ưu điểm của phương pháp này là không chỉ tạo miễn dịch bởi IgG mà còn thúc đẩy IgA ghi nhớ Stx2e (IgA-Stx2e đã được tìm thấy trong phân).
Một loạt các thử nghiệm khác như tiêm vi khuẩn đã được làm bất hoạt độc tố Stx2e trong tuần đầu và tuần 3 cho heo con sau khi sinh cũng có thể bảo vệ được heo con khỏi bệnh.
Tuy nhiên hiện tại chưa có vaccine thương mại nào được công bố và đưa ra thị trường để kiểm soát độc tố này.
Tại châu Âu một loại vaccine dựa trên công nghệ tái tổ hợp và biến đổi gen đã được phát triển để kiểm soát độc tố này. Vaccine được tiêm cho heo con lúc 4 ngày tuổi. Nghiên cứu thực địa cho thấy vaccine này có khả năng ngăn ngừa các biểu hiện lâm sàng của bệnh (có thể trung hòa bệnh sau 21ngày kể từ khi tiêm) và kháng thể có thể duy trì tới 3 tháng sau khi tiêm.
Mặc dù các chủng STEC gây biểu hiện sưng phù cần nguyên tố bám dính F18 để gây bệnh nhưng việc phát triển một kháng thể chống lại F18 dường như không đủ để ngăn chặn việc bám dính của vi khuẩn lên thành ruột.
- Hai nhóm E.coli gây bệnh trên heo thuộc 2 serotuype khác nhau, điều này có thể giải thích vì sao có thể điều trị thành công e.coli tiêu chảy nhưng vẫn kháng sinh đó lại không thể điều trị E.coli sưng phù.
- Hiện tại việc dùng kháng thể để kiểm soát cũng như điều trị E.coli sưng phù vẫn khá hiệu quả mặc dù chi phí cao và thời gian bảo hộ ngắn.
- Có rất nhiều nghiên cứu triển vọng về vaccine kiểm soát đươc nhóm vi khuẩn E.coli sưng phù
Tiến Dũng biên dịch
(theo Pig333)

Dinh dưỡng Protein cho gà thịt công nghiệp
Protein là dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong các chất dinh dưỡng cần thiết đối với gia cầm, nhờ protein sẵn có trong thức ăn, gia cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm phục vụ con người, ngoài ra còn tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học cao như enzyme và hormone, cùng các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của cơ thể.
»› Xem thêm: Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gà bao nhiêu là đủ?
»› Lịch vaccine cho chăn nuôi gà thịt hiệu quả
Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20 -25 % sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.
Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng số gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong 1 ngày đêm, tuy nhiên gia cầm không thể tiêu hóa trực tiếp số lượng protein theo nhu cầu tính được mà nó phụ thuộc lượng thức ăn thu nhận hằng ngày. Vì vậy trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường được biểu thị bằng tỷ lệ % protein thô.
Gà thịt cần tỉ lệ protein tương đối cao trong khẩu phần để hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Khối lượng của gà thịt thương phẩm sẽ tăng lên gấp 50 – 55 lần trong 6 tuần sau khi nở. Một phần lớn của việc tăng trọng này là tăng trưởng các mô có nhiều protein.
Dinh dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng axit amin bởi vì axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động vật, người ta chia axit amin thành 2 loại là: axit amin thay thế được (axit amin không thiết yếu) và không thay thế được ( axit amin thiết yếu).
Đối với gia cầm có 11 axit amin không thay thế được là : valine, leucine, isoleucine, lysine, histidine, threonine, methionine, phenylalanine, tryptophan, agrinine, glycine. Trong 11 loại axit amin thiết yếu này thì có 4 loại thường có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự từ nhiều đến ít: Methionine => lysine => threonine => tryptophan. Nếu đem so sánh với nhu cầu thì loại nào thiếu nhiều nhất ta gọi nó là axit amin có giới hạn số 1, kế đến là số 2, 3….Chỉ khi nào bổ sung đầy đủ axit amin có giới hạn số 1 thì bổ sung axit amin giới hạn 2, 3 mới có ý nghĩa.
Axit amin là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, tạo ra sản phẩm và nâng cao hiệu quả hiệu suất sử dụng thức ăn, việc xác định đúng nhu cầu axit amin cho từng đối tượng gia cầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi dưỡng.
Nhu cầu về axit amin đối với gia cầm rất biến động, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, tính biệt, môi trường, nuôi dưỡng ...
Khi thiếu bất kì một axit amin không thay thế nào trong khẩu phần ăn thì quá trình tổng hợp protein sẽ bị rối loạn, thậm chí còn làm phá hủy trao đổi chất của cơ thể. Điều đó làm giảm khả năng sinh trưởng cũng như sức sản xuất của gia cầm. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ các axit amin không thay thế theo đúng nhu cầu của mỗi loại gia cầm. Hiện nay cách biểu thị nhu cầu axit amin phổ biến nhất là tỷ lệ % axit amin theo khẩu phần.
Trên cơ sở tổng hợp rất nhiều nghiên cứu từ quốc gia trong một thời gian dài, Hội đồng nghiên cứu quốc gia về dinh dưỡng Hoa Kì đã tổng kết và đề xuất nhu cầu protein thô và các axitamin cho gà thịt được thể hiện ở bảng sau :
Khi tính toán nhu cầu axit amin không thay thế, người ta thường chọn lysine làm axit amin so sánh và đưa ra cân bằng lý tưởng axit amin cho gia cầm (tuỳ theo hướng và mục đích sản xuất). Để tích lũy nhiều thịt nạc gia cầm cần mức lysine cao trong khẩu phần. Mối quan hệ này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tỷ lệ các axit amin thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của khẩu phần ăn cho gà thịt, (%)
Sự cân đối axit amin của khẩu phần là sự tương ứng của khẩu phần axit amin của nó với nhu cầu của gia cầm. Tuy nhiên do nhu cầu axit amin phụ thuộc vào loài, tính biệt, lứa tuổi, sản lượng, trạng thái sinh lý của gia cầm, những điều kiện nuôi dưỡng, thành phần của khẩu phần …do đó khái niệm này chỉ có quan hệ với khẩu phần cụ thể được ấn định cho một loại gia cầm nhất định. Vì vậy, khẩu phần được cân đối theo các axit amin cho gia cầm thuộc nhóm này có thể là không cân đối cho gia cầm thuộc nhóm khác. Trong thực tế, khẩu phần đảm bảo hoàn toàn nhu cầu axit amin của gia cầm và cao hơn nó trong khoảng không quá 15- 25% được coi là khẩu phần cân đối. Sự thiếu cũng như thừa các axit amin trong khẩu phần đều phản ánh xấu qua sản lượng, hiệu suất sử dụng thức ăn và có khi ở cả trạng thái sinh lý của gia cầm.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của protein
+ Ảnh hưởng của năng lượng cung cấp
Khi năng lượng cung cấp không đủ thì hiệu quả sử dụng protein sẽ bị giảm vì cơ thể phải sử dụng protein cho mục đích tạo năng lượng để bù đắp năng lượng thiếu hụt.
+ Ảnh hưởng của vitamin và muối khoáng
Các vitamin và muối khoáng cần thiết cho quá trình chuyển hóa và giữ vai trò nhất định trong việc sử dụng protein của thức ăn, một số vitamin và chất khoáng như niacin, kali và photpho có tầm quan trọng hơn so với các chất khác vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể gia cầm.
+ Nguồn gốc protein
Tỷ lệ hấp thu các axitamin rất cao ở phần lớn các protein động vật, nhưng ở các protein thực vật lại kém hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do protein thực vật thường mất cân đối các axit amin, chứa nhiều nitoprotein bị cơ thể thải ra ngoài.
+ Một số yếu tố khác:
Cơ thể không sử dụng hoàn toàn lượng axit amin có trong thức ăn vì các lý do sau: tiêu hóa và hấp thu không hoàn toàn, sự có mặt chất ức chế các men tiêu hóa trong thức ăn, biến chất do ảnh hưởng của nhiệt tới protein và axit amin.
Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng protein
- Chọn lựa nguyên liệu để tổ hợp đối với khẩu phần cân đối protein, axit amin, năng lượng và không để thiếu các yếu tố khác, như thế gia cầm sẽ sử dụng protein hiệu quả nhất. Để làm tốt việc này trước tiên ta phải biết thành phần axit amin trong thức ăn một cách chính xác thông qua phân tích trực tiếp hoặc sử dụng các số liệu đáng tin cậy đã công bố từ trước. Sử dụng phần mềm để tối ưu công thức tổ hợp khẩu phần nhanh và chính xác.
- Bổ sung các axit amin thiết yếu có giới hạn vào thức ăn để đạt đến cân đối, tối ưu về tỷ lệ các axit amin với nhau.
- Sử dụng hợp lý các enzyme và probiotic để nâng cao khả năng tiêu hóa các axit amin và các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn.
- Trong một số loại thức ăn có chứa 1 số chất ức chế và làm vô hoạt các enzym do hệ tiêu hóa tiết ra để phân giải, tiêu hóa thức ăn ( ví dụ như Kunitz và Bowman Brcick trong đỗ tương sống ). Các chất này không bền ở nhiệt độ cao vì vậy xử lý nhiệt trước khi cho vật nuôi ăn sẽ làm giảm hoặc mất hoạt lực của các chất đó.
Trong thực tế xuất, để làm tăng giá trị sinh học của protein thức ăn, thường sử dụng phương pháp tổng hợp: phối hợp các loại thức ăn với nhau, xử lý nhiệt và bổ sung axit amin tổng hợp.
Ảnh hưởng của xử lý nhiệt đỗ tương tương và bổ sung axit amin tổng hợp đến sinh trưởng của gà thịt.
Từ những vấn đề trên ta thấy protein là nhân tố không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Để nâng cao năng suất và chất lượng thịt đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự hiểu biết một cách sâu sắc về vai trò của protein đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo ra sản phẩm, các quy luật trao đổi protein trong cơ thể gia cầm, các nguồn cung cấp protein, từ đó xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng loại gia cầm khác nhau.
VietDVM team

Công ty cổ phần VP Pharma tuyển dụng
Với sứ mệnh “Mang đến sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, hiệu quả điều trị cao, dịch vụ tốt với giá hợp lý bằng sự trân trọng và trách nhiệm cao nhất của mình đối với xã hội”, Công ty CP VB Pharma đầu tư xây dựng nhà máy GMP/WHO với hệ thống thiết bị hiện đại nhất miền Bắc hoạt động trong lĩnh vực chính: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc và chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

Do nhu cầu mở rộng nhà máy, công ty có nhu cầu tuyển dụng các vị trí như sau:
1.Nhân viên sản xuất thuốc thú y
Số lượng: 10 người
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành. Ưu tiên ngành dược, chăn nuôi, thú y
- Tỉ mỉ, cẩn thận, nhiệt tình, chịu khó, thật thà và chịu được áp lực công việc
2. Nhân viên thiết kế và quản trị mạng
Số lượng: 01 người
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành thiết kế, đồ họa, công nghệ thông tin….
- Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm ở vị trí tương đương
- Có tư duy sáng tạo
- Sử dụng thành thạo các phần mềm: Ilustrator, Photoshop, Corel Draw, …
3. Nhân viên xuất nhập khẩu
Số lượng: 01 người
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại thương, xuất nhập khẩu, đối ngoại…
- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương đương
- Hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ ngoại thương.
- Thông hiểu biểu thuế xuất nhập khẩu.
- Có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt.
4. Nhân viên đăng ký và biên dịch hồ sơ thuốc
Số lượng: 01 người
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành dược phẩm, hóa sinh, thú y,….
- Có khả năng đọc hiểu và dịch các tài liệu chuyên ngành
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc về đăng ký thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng….
- Có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm pha chế là một lợi thế
5. Nhân viên chăm sóc khách hàng
Số lượng: Không giới hạn
Yêu cầu
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành chăn nuôi, thú y,dược, kinh doanh….
- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương.
6. Nhân viên kinh doanh thuốc thú y
Số lượng: Không giới hạn
»› Xem thêm: Nhân viên kinh doanh thuốc & vaccine của các công ty khác
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y…
- Có kinh nghiệm trong điều trị và chăn nuôi gia súc, gia cầm, am hiểu về dược phẩm là một lợi thế.
7. Nhân viên hành chính - điều phối
Yêu cầu:
- Nữ. Sức khỏe tốt.
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành liên quan.
- Khả năng giao tiếp tốt.
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, nhiệt tình, chịu được áp lực công việc
8. Nhân viên bảo vệ
Số lượng: 02 người
Yêu cầu:
- Nam. Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm trong công việc
- Sức khỏe tốt.
- Trung thực, nhanh nhẹn, nhạy bén
- Có khả năng ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp
Quyền lợi chung:
- Được trả lương, thưởng theo năng lực làm việc
- Được hưởng đầy đủ các chính sách phúc lợi theo quy định của công ty.
- Đóng BHXH và các quyền lợi khác theo chế độ của nhà nước và công ty.
Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua email liên hệ
Liên hệ: Phòng Hành chính - Nhân sự. Tell: 0241 355 6868 - 0164 961 3597 – 0963 713 737
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ bởi
Ms. Thủy

Có nên cho thú cưng ăn gan?
Rất nhiều bạn đã và đang sử dụng gan làm thức ăn hàng ngày cho thú cưng. Tuy nhiên, về vấn đề sử dụng gan làm thức ăn cho thú cưng, vẫn còn những ý kiến trái chiều nhau. Giờ chúng ta cùng VietDVM.com phân tích vấn đề này nhé.
»› Xem thêm: Sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc cún !!!
»› Xem thêm: Vì sao cún ăn nhiều mà vẫn gầy?
»› Xem thêm: Tại sao cún nhà bạn bỏ ăn?

1. Cho thú cưng ăn gan là xấu?
Việc môi trường bị ô nhiễm, chất thải công nghiệp tràn lan, tồn dư chất độc, kháng sinh... vấn đề này quá rõ, chúng ta sẽ không bàn sâu nữa.
Chất độc vào cơ thể thú cưng sẽ được đào thải qua 3 đường: Dạng khí đào thải qua đường hô hấp, dạng muối nước qua thận và da, còn các loại khác thì qua gan. Khi cơ thể thú cưng bị độc, tế bào gan tiết ra độc tố khác để kết hợp với chất độc xâm nhập vào cơ thể thú cưng tạo ra chất không độc và giải phóng ra ngoài cơ thể. Hay nói ngắn gọn, gan có tế bào chuyên tiết độc tố, và là nơi chuyên xử lý chất kháng sinh, chất độc... trong cơ thể thú cưng.
»› Xem thêm: Bệnh thường gặp trên thú cưng
»› Xem thêm: Bệnh Viêm gan Truyền nhiễm ở chó

Vậy nên gan là nơi có thể chứa nhiều chất độc hại.
Các cụ xưa vẫn nói: "thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan" có lẽ cũng từ nguyên nhân trên.
Và tất nhiên, các chất độc tích lũy lâu dài có thể gây khối u và ung thư cho thú cưng.
2. Cho thú cưng ăn gan là tốt?
Như chúng ta đã biết, gan giàu đạm và cung cấp nhiều loại vitamin cho thú cưng
Vitamin A: quan trọng trong hệ cơ xương, da lông, sinh sản và thị lực
Vitamin nhóm B: Hỗ trợ nhiều chức năng khác nhau, tuy nhiên quan trọng là cải thiện tính biếng ăn của thú cưng.
Ngoài ra, gan còn một số khoáng khác như sắt đồng giúp bổ máu, bên cạnh đó còn có phospho cũng rất quan trọng với thú cưng.
»› Xem thêm: Bổ sung canxi cho chó

Vậy có cho thú cưng ăn gan hay không?
Thật ra thì không chỉ gan, các thực phẩm khác cho thú cưng cũng sẽ có nguy cơ tồn dư kháng sinh. chất bảo quản.... và nếu thú cưng ăn không nhiều, lượng chất độc không lớn thì cơ thể thú cưng vẫn có thể đào thải được.
Tuy nhiên, "vật cực tất phản", ăn quá nhiều ắt sinh bệnh, thường thì sẽ không xảy ra trường hợp ngộ độc cấp. Nhưng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng dư thừa vitamin (cũng gây bệnh) và tích tụ độc tố gây ung thư cho thú cưng.
Cho thú cưng ăn gan thế nào thì đúng?
Lời khuyên của VietDVM.com đưa ra ở đây là nên cho thú cưng nhà bạn ăn từ 2 - 3 bữa trong 1 tuần. Với trường hợp thú cưng nhà bạn thiếu vitamin mà gan có thể bổ sung thì nên cho thú cưng ăn từ 4 - 5 bữa trong 1 tuần.
Lượng gan chiếm tầm 5% khẩu phần ăn các bạn nhé.
Thú cưng của tôi ăn gan 7-8 năm nay có thấy gì đâu?
Nhiều bạn có thắc mắc vấn đề này, song việc ăn gan nhiều có nguy cơ chứ không phải chắc chắn mắc bệnh. Tùy thuộc vào cơ địa của thú cưng, có con ăn được, có con ăn tiêu chảy, có con đào thải tốt, có con đào thải kém, có con chức năng gan tốt, có con chức năng gan kém... do vậy không phải trường hợp nào thú cưng cũng bị mắc bệnh
VietDVM Team

Một bộ xương khỏe mạnh, chắc chắn trong suốt quá trình đẻ của gà mái luôn là điểu vô cùng quan trọng. Hệ thống chuồng lồng tự do cho phép gà đẻ hoạt động nhiều, xương chắc khỏe nhưng cũng mang lại những hạn chế, thách thức mới cho các chủ trang trại.
»› Xem thêm: Một số lý do khiến gà giảm đẻ hay dừng đẻ

Một trong những thách thức mới về mặt “phúc lợi động vật, quyền lợi động vật” mà ngành chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu lồng tự do đang phải đối mặt đó chính là tỷ lệ gà bị gãy, tổn thương, biến dạng xương gia tăng. Gãy xương không chỉ liên quan đến quyền lợi của con vật mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất trứng. Cụ thể, 90% các trường hợp liên quan đến xương vào cuối chu kỳ đẻ đều là gãy xương.
Để nâng cao sức bền cho bộ xương của gà đẻ, các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào dinh dưỡng và môi trường sống của gà trong giai đoạn đẻ. Tuy nhiên, giai đoạn này là quá muộn để cải thiện sức bền chắc cho bộ xương hay hạn chế tình trạng loãng xương cho gà.
»› Xem thêm: Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi gia cầm
»› Xem thêm: Dinh dưỡng Protein cho gà thịt công nghiệp
»› Xem thêm: Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gia cầm
Một con gà mái hậu bị có bộ xương phát triển hoàn thiện vào lúc 12 tuần tuổi. Sau đó, hệ thống tủy xương cũng được hình thành dần chiếm tới 19% tổng khối lượng xương của cơ thể.
Một bộ xương chắc chắn, một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng là điều kiện cần thiết của những con gà đẻ hậu bị trước khi bước vào giai đoạn đẻ nếu muốn đạt được năng suất tốt nhất.
Cách 1: Bổ sung các hạt đá vôi nhỏ cho gà đẻ hậu bị từ nhỏ.
Trong các thử nghiệm tại Đại học Nebraska, những con gà mái giống Lohmann Brown và giống Bovan White được nuôi nhốt trong lồng tự do và có bổ sung thêm các hạt đá vôi mịn hoặc thô dạng viên vào trong khẩu phần ăn, với kích thước viên khoảng 0,431-0,879mm. Từ 18 đến 54 tuần tuổi, tất cả gà đẻ đều được ăn cùng chế độ ăn tương tự nhau.
Kết quả của đàn gà mái hậu bị (là gà mái từ 1-18 tuần tuổi, gà mái trước giai đoạn đẻ trứng) được bổ sung các hạt đá vôi nhỏ vào trong khẩu phần ăn:
- Lúc 18 tuần tuổi: tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn đàn gà đẻ ăn thức ăn bình thường (không bổ sung đá vôi).
• Những gà nuôi nhốt trong lồng tự do cho tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn những gà nuôi nhốt trong lồng truyền thống.
• Những gà đẻ có xương màu trắng cũng có tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn những gà mái có xương màu nâu.
- Tỷ lệ gà bị trẹo xương sống thấp hơn đàn nuôi bình thường 2,8 lần.
- Giai đoạn đẻ trứng: vỏ nặng hơn những gà ăn chế độ bình thường.
- Giai đoạn 54 tuần tuổi: có tỷ lệ dị dạng xương ức giảm hơn so với đàn gà đẻ ăn chế độ ăn bình thường.
Tóm lại, bổ sung thêm đá vôi vào trong khẩu phần ăn cho gà mái hậu bị giúp tăng tỷ trọng khoáng trong xương cho gà khi bắt đầu vào giai đoạn gà đẻ và giảm tỷ lệ trẹo xương đáng kể.
»› Xem thêm: Dinh dưỡng cho gà Ai Cập giai đoạn hậu bị
Cách 2: Điều chỉnh cùng lúc cả Canxi tự do và tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn của gà đẻ
Toàn bộ gà thử nghiệm được nuôi theo mô hình chuồng sàn và khẩu phần ăn được điều chỉnh bổ sung như sau:
- Gà đẻ hậu bị từ 1-5 tuần tuổi: chế độ ăn bình thường.
- Gà hậu bị từ 5-14 tuần tuổi:
• Khẩu phần 1: tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,35 xuống còn 0,25%. Bổ sung viên đá vôi dạng mịn có đường kính ≤ 0,431mm.
• Khẩu phần 2: tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,35 xuống còn 0,25%. Bổ sung viên đá vôi dạng thô có đường kính ≤ 0,878mm.
- Gà đẻ hậu bị từ 14-18 tuần tuổi:
• tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,3 xuống còn 0,2%. Bổ sung viên đá vôi dạng thô có đường kính ≤ 0,878mm.
• tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,3 xuống còn 0,2%. Bổ sung viên đá vôi dạng mịn có đường kính ≤ 0,431mm.
Kết quả ảnh hưởng của canxi và phospho trong khẩu phần ăn lên bộ xương của đàn gà đẻ:
- Khi bổ sung viên đá vôi thô vào trong khẩu phần ăn, trọng lượng cơ thể gà hậu bị tăng tốt nhất với nồng độ phospho thấp.
- Việc điều chỉnh hàm lượng phospho xuống thấp trong giai đoạn gà đẻ hậu bị giúp cải thiện đáng kể chất lượng vỏ trứng.
- Đối với khẩu phần có bổ sung đá vôi thô, hàm lượng phospho không ảnh hưởng tới tỷ lệ biến dạng xương ức của gà hậu bị nuôi theo kiểu chuồng lồng tự do.
- Khi cung cấp cho gà hậu bị lượng phospho vừa phải, lúc 14 tuần tuổi, những gà đẻ hậu bị ăn khẩu phần ăn có bổ sung thêm viên đá vôi thô có diện tích bề mặt xương lớn hơn đàn gà hậu bị được bổ sung thêm viêm đá vôi mịn.
- Các khẩu phần ăn khác nhau trên không có ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề trên xương ức.
»› Xem thêm: 3 cách để tối ưu hóa chi phí thức ăn trong chăn nuôi gà

Cách 3: tăng mức canxi trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ hậu bị và gà bước vào giai đoạn đẻ.
Sau khi điều chỉnh lượng phospho phù hợp và tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn (khác với lượng canxi tự do bổ sung ngoài khẩu phần ăn) của gà đẻ hậu bị và gà mái đang đẻ từ 7-52 tuần tuổi, mức độ căng thẳng của gà mái đẻ có sự thay đổi từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng bất kể gà đẻ được nuôi theo hình thức chuồng trại nào.
»› Xem thêm: Chu trình sử dụng Canxi ở gà đẻ - ứng dụng sử dụng thức ăn hiệu quả!
Sức sản xuất của gà mái trắng hơn hẳn gà mái nâu. Những đàn có bổ sung thêm canxi và phospho trong khẩu phần ăn gà mái sản xuất được nhiều trứng hơn, thời gian khai thác sau khi đẻ đỉnh điểm kéo dài hơn. Trọng lượng trứng tăng lên đáng kể nhất là thời kỳ đầu của quá trình đẻ.
Có một mối tương quan thấy rõ giữa hệ thống nhà ở và sự căng thẳng của đàn gà đẻ cũng như tỷ lệ dị dạng xương ức.
Gà mái nâu nuôi trong chuồng lồng có tỷ lệ dị dạng xương ức cao nhất, cao hơn bình thường 10%. Tiếp đến là gà mái trắng nuôi trong lồng hoặc trong chuồng lồng tự do với tỷ lệ xương ức bất thường lên tới 4%. Gà đẻ nâu nuôi trong lồng có tỷ lệ xương ức dị dạng rất thấp.
Ảnh hưởng của canxi và phospho bổ sung trong khẩu phần ăn lớn nhất là lên đối tượng gà mái đẻ nuôi trong lồng. Gà mái đẻ nuôi chuồng sàn không chịu nhiều ảnh hưởng của canxi và phospho lên chất lượng vỏ trứng.
Cách 4: lựa chọn canxi tự do bổ sung cho gà đẻ nuôi trong các hệ thống chuồng sàn.
Một nghiên cứu được bắt đầu từ mùa hè năm 2015 về tác động của việc bổ sung vỏ hàu tự do cho gà đẻ giống HyLine Brown. Vỏ hàu được cung cấp tự do trong các máng ăn nhỏ 2 lần mỗi tuần cho gà chọn lựa. Gà mái rất thích điều đó và thậm chí chúng mổ cả vỏ tươi để ăn, một số con còn bới tung cả đống vỏ hàu.
Sau một thời gian, người ta tiến hành đo độ biến dạng của xương ức, chất lượng vỏ trứng và mật độ khoáng trong xương để đánh giá ảnh hưởng của vỏ hàu lên những gà mái này.
Nghiên cứu cho thấy nếu chúng ta thực hành tốt chương trình dinh dưỡng khoáng cho gà đẻ từ giai đoạn gà con và giai đoạn gà đang phát triển (chứ không phải đợi đến giai đoạn đẻ) thì bộ xương sẽ phát triển tốt hơn rất nhiều khi gà bước vào giai đoạn đẻ.
Hệ thống chuồng sàn tự do (không nuôi lồng) cung cấp các cách thức bổ sung canxi mới phi truyền thống giúp cải thiện đáng kể chất lượng vỏ trứng và sức khỏe bộ xương cũng như làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cho gà đẻ.
VietDVM Team biên dịch.
(theo wattagnet).

Biểu hiện của gà thiếu vitamin A
Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của từng trang trại, tuy nhiên đa phần chế độ ăn của gà thiếu vitamin A trong vòng 2-5 tháng trước khi có các biểu hiện của việc thiếu hụt.
»› Xem thêm: Chu trình sử dụng Canxi ở gà đẻ - ứng dụng sử dụng thức ăn hiệu quả!
»› Xem thêm: Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi gia cầm
Các biểu hiện dễ nhận thấy ban đầu khi gà thiếu vitamin A như: gà gầy gò, ốm yếu, lông xù xì. Nặng hơn nữa là các biểu hiện như sản lượng trứng giảm đáng kể, giảm tỷ lệ nở, tỷ lệ tử vong của phôi tăng lên. Khi sản lượng trứng giảm, có thể trong buồng trứng sẽ chỉ có nang trứng nhỏ, một số trong đó có dấu hiệu xuất huyết.

Một số trường hợp, gà chảy nước mắt. Khi khẩu phần ăn vẫn tiếp tục thiếu vitamin A, mắt xuất hiện ghỉ màu trắng sữa như bã đậu làm cho gà không thể nhìn thấy. Nhiều trường hợp có thể gây mù mắt.
»› Xem thêm: Gà chảy nước mắt do Coryza
»› Xem thêm: Gà chảy nước mắt do ORT
»› Xem thêm: Gà chảy nước mắt do ILT
Tổn thương đầu tiên của những gà thiếu vitamin A là sự hóa sừng ở lớp niêm mạc phần trên hệ tiêu hóa. Lớp sừng niêm mạc đó ngăn chặn sự dẫn truyền và hấp thu các chất dinh dưỡng làm cho gà gầy yếu, đồng thời tăng cường tiết dịch hoại tử.
Ngoài ra niêm mạc phía trong của mũi, miệng, thực quản và họng xuất hiện các mụn nước nhỏ màu trắng và nhanh chóng lan xuống diều, ruột. Sự phân hủy của màng nhầy cũng cho phép các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào các mô này và gây ra các trường hợp nhiễm trùng thứ phát.

Tùy thuộc vào lượng vitamin A được truyền từ gà mái, đàn gà con được nuôi dưỡng với chế độ ăn thiếu vitamin A có thể có dấu hiệu bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, gà con có vitamin A dự trữ từ gà mẹ tốt có thể không có dấu hiệu thiếu hụt trong 7 tuần.
Gà con thiếu vitamin A sẽ có các biểu hiện như: chán ăn, chậm phát triển, buồn ngủ, yếu đuối, rối loạn vận động, co giật và xù lông. Nếu thiếu hụt nặng, gà con có thể bị mất cơ, thiếu vitamin E.
Gà thường chảy nước mắt nhưng bã đậu thì thường ít khi xuất hiện vì gà thường chết trước khi mắt bị tổn thương. Nhiễm trùng thứ phát có thể là nguyên nhân gây tử vong trong trường hợp gà thiếu vitamin A cấp tính.

Gà thiếu vitamin A mãn tính thường có các biểu hiện như: xuất hiện mụn mủ bên trong niêm mạc ống thực quản và thường ảnh hưởng đến đường hô hấp. Thận nhợt nhạt, ống thận phình to và rạn nứt do lắng cặn acid uric. Trong trường hợp bệnh nặng có thể làm tắc niệu quản.
Hàm lượng acid uric trong máu có thể tăng từ mức bình thường ~ 5mg đến mức cao nhất là 40mg / 100ml máu. Gà thiếu vitamin A không ảnh hưởng đến sự trao đổi chất acid uric nhưng lại ngăn ngừa sự bài tiết acid uric bình thường từ thận. Bệnh tích mô học bao gồm teo tế bào chất và tổn thương (rụng, đứt…) lớp lông rung biểu mô ruột phần thượng bì.
Mặc dù gà thiếu vitamin A có thể bị mất cơ, tương tự như khi gà thiếu vitamin E, nhưng không có tổn thương nặng nào xảy ra trong não của gà thiếu vitamin A so với sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong tiểu não thiếu vitamin E. Gan của những con gà thiếu vitamin A có chứa ít hoặc không có vitamin A.
Vì các chất bổ sung vitamin A ổn định được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn của gà thịt nên ngày nay hiện tượng gà thiếu vitamin A thường không nhiều. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn giành cho gà không phù hợp dẫn đến việc gà thiếu vitamin A thì để khắc phục, chúng ta cần bổ sung lượng vitamin A cao gấp 2 lần so với mức bình thường liên tục trong khoảng gần 2 tuần. Vitamin A được cung cấp qua đường uống sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn, gà hồi phục nhanh hơn so với cho ăn qua thức ăn.
VietDVM Team.