
Giá heo hơi ngày 04/07/2017 tại Trung Quốc trung bình ở mức 13,70 nhân dân tệ/ 1kg tương đương 45.708 vnđ/kg. Nhìn chung, giá heo hơi tại các tỉnh Trung Quốc có xu hướng tăng nhẹ lên. Song biến động không nhiều.
»› Tin tức thị trường có gì nổi bật?
»› Tin tức về giá heo hơi thời gian qua có gì mới?

Hiện tại, lũ tại Phía Nam và hạn hán phía Bắc Trung Quốc gây ảnh hưởng nhiều tới giao thông đi lại, do đó trong thời gian ngắn tới, giá heo hơi có thể tăng. Và thời tiết này sẽ tiếp tục trong một vài ngày tới. (Tại An Huy, lũ lớn đã làm chết 7.100 con heo)
Giá heo hơi tại các khu vực khác của Trung Quốc tương đối ổn định. Tuy nhiên, lũ lụt kéo dài gây áp lực lớn về tình hình dịch bệnh, việc này có thể sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp heo tại Trung Quốc và kéo theo mức tiêu thụ heo giảm, và sẽ tác động tới giá heo hơi tại Quốc gia này

»› Xem thêm: Giá heo nhích lên nhưng người nuôi vẫn thua lỗ
»› Xem thêm: Tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc chững lại, nhiều nước bị “sốc”
Cập nhật giá heo hơi tại một số tỉnh của Trung Quốc:
VietDVM team tổng hợp
Theo: zhujiage

Một nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp (ARS) ở bang Pennsylvania, Mỹ và các cộng sự của ông đã nghiên cứu và phát triển một công nghệ tiệt trùng trứng nhanh chóng và có thể làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn Salmonella trên trứng.
»› Xem thêm: Mầm bệnh xâm nhập vào quả trứng khi ấp như thế nào?
- Các siêu thị tại Việt Nam hiện nay, các công ty sản xuất bánh (nhất là các loại bánh trứng) là những đơn vị tiêu thụ trứng lớn, ổn định và đều đặn mà bất kỳ trang trại chăn nuôi nào cũng muốn hợp tác. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của các trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng ở Việt Nam hiện nay là việc không kiểm soát được mầm bệnh Salmonella trên trứng – điều tối kỵ nhất đối với các đơn vị trên.
- Nếu công nghệ tiệt trùng đơn giản và tiết kiệm này được áp dụng vào thực tế, sẽ mở ra cho trang trại của bạn rất nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác lớn. Hơn nữa, các công ty cũng có nhiều nguồn cung để lựa chọn hơn, giá cả cũng cạnh tranh hơn.
Thiết bị thanh trùng mới này do David Geveke, một kỹ sư hóa học tại ban an toàn thực phẩm của ARS và đơn vị nghiên cứu công nghệ can thiệp ở Wyndmoor, sử dụng tần số sóng vô tuyến điện (RF) để nung trứng và giết mầm bệnh Salmonella mà không làm hỏng lòng trắng trứng. Một cộng sự khác nữa trong nghiên cứu bao gồm Christopher Brunkhorst, một kỹ sư điện thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Princeton Plasma ở Princeton, New Jersey, Mỹ.

Kỹ thuật thanh trùng trứng hiện tại.
Hiện chỉ có khoảng 3% của 74 tỷ trứng tươi được sản xuất tại Hoa Kỳ mỗi năm được tiệt trùng. Trứng đang tiệt trùng bằng cách ngâm trong nước nóng (130-140 ° F), nhưng quá trình này mất khoảng một giờ đồng hồ và mất thêm khoảng $ 1.50 (tương đương 47.000 vnđ) chi phí/một chục trứng so với giá bán lẻ.
Phương pháp này có thể làm biến tính và đông lại lòng trắng trứng do chúng khá nhạy với nhiệt. Hơn nữa, trước khi nhiệt tác động được vào lòng đỏ (nơi giàu dinh dưỡng và là nơi mầm bệnh Salmonella phát triển mạnh) thì chúng phải xuyên qua và rất dễ làm biến tính lớp lòng trắng.
Trong khi đó, kỹ thuật thanh trùng bằng công nghệ RF đã được cấp bằng sáng chế đảm bảo rằng lòng đỏ được nhận lượng nhiệt lớn hơn so với lòng trắng. phương pháp tiệt trùng này cũng nhanh hơn, tiêu diệt mầm bệnh Salmonella hiệu quả hơn và giảm chi phí hơn đáng kể so với phương pháp cũ. Trước đó, công nghệ RF đã được sử dụng để giảm các mầm bệnh trong hạnh nhân, gia vị, bột mì, và các sản phẩm thực phẩm khác.
Điện cực kết nối với trứng.
Geveke và các đồng nghiệp của mình đã kết nối trứng với các điện cực, sau đó ngâm chúng trong nước ấm, và làm nóng chúng bằng tần sóng RF trong 3,5 phút. Sau mỗi phút hoặc lâu hơn lại đảo trứng một lần để ngăn chặn các điểm nóng hình thành bên trong trứng. Sau đó, họ đặt những quả trứng trong một bồn tắm nóng để cung cấp cho các lòng đỏ thêm một thời gian để hoàn thành quá trình thanh trùng.
Các kết quả được công bố trên Tạp chí Kỹ thuật thực phẩm vào năm 2016 cho thấy, phương pháp thanh trùng bằng công nghệ RF giúp giảm nồng độ tác nhân gây bệnh Salmonella tới 99,999% so với phương pháp tiệt trùng trứng trong nước nóng. Toàn bộ quá trình mất khoảng 23 phút, nhanh hơn gần gấp 3 lần so với sử dụng nước nóng, và bởi vì quá trình này diễn ra rất nhanh nên không ảnh hưởng tới lòng trắng trứng.
Giảm các bệnh do salmonella trên trứng gây ra.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính việc tiệt trùng tất cả trứng của Hoa Kỳ có thể làm giảm đến 85% số ca mắc bệnh Salmonella từ trứng, tương đương hơn 110.000 ca/năm. Geveke nói: "Nếu trứng được thanh trùng với chi phí thấp hơn, những quả trứng an toàn, sạch bệnh sẽ đến được với nhiều người hơn và sẽ có ít người bị bệnh hơn”.
Geveke hiện đang làm việc với một đối tác thương mại về kế hoạch tiếp thị công nghệ này cho các công ty chế biến trứng.
VietDVM team dịch.
(theo poutryworld).

Sau một thời gian "giải cứu" đàn heo và số lượng heo tới lứa xuất chuồng giảm nên mấy ngày gần đây giá heo thịt ở địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng từ 200-300 ngàn đồng/tạ so với 10 ngày trước.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi

Cụ thể, người nuôi hiện bán heo đúng lứa, đạt chất lượng, giá từ 2,5-2,6 triệu đồng/tạ. Heo nái, heo quá lứa bán giá trên 2 triệu đồng/tạ. Tuy nhiên, theo người nuôi heo, với mức giá đạt từ 3,2- 3,5 triệu đồng/tạ thì người nuôi mới thu được huề vốn.
Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, hiện nay, người nuôi heo tranh thủ bán số đàn heo quá lứa, đàn heo nái, chỉ giữ lại đàn heo gần xuất chuồng. Đặc biệt, tạm ngưng việc tái đàn; nếu tái đàn thì áp dụng mô hình nuôi theo chuỗi, an toàn sinh học, có sự liên kết với doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Về thị trường heo hiện nay, ông Nguyễn Nghĩa Dũng, chủ trang trại heo ở xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: "Nếu heo nhà nuôi thì giá này còn lỗ 500.000 đồng/tạ. Nếu bắt ngoài thì thời điểm trước kia heo con có giá 1 triệu đồng vốn, bên cạnh đó còn tiền ăn, thuốc thú ý, điện nước… Tính ra, giá heo lên 3,5 triệu/100 kg thì người nuôi mới vốn"
Theo: Nhật Trường
Nguồn: VOV

Các biện pháp phòng và trị cầu trùng cho heo
Trong 2 bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mầm bệnh cầu trùng trên heo từ đặc điểm cho đến vòng đời của mầm bệnh cũng như các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh cầu trùng trên heo rất cặn kẽ, chi tiết. Trong bài viết kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về cách phòng và điều trị khi heo nhiễm cầu trùng nhằm giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại có thể xẩy ra.
Nguyên nhân truyền lây mầm bệnh và các biện pháp phòng bệnh cầu trùng trên heo.
Để phòng bệnh cầu trùng trên heo hiệu quả, trước hết chúng ta cần nắm rõ mọi con đường truyền lây của mầm bệnh và ngăn chặn càng triệt để càng tốt.
Các biện pháp phòng bệnh cầu trùng ở trên dù có làm tốt cũng chỉ hạn chế được mầm bệnh khi ở ngoài môi trường. Bởi vậy, song song với đó, chúng ta cần phải sử dụng thuốc phòng bệnh cho từng cá thể heo con trong giai đoạn heo từ 2-5 ngày tuổi để tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể heo nếu có.

Thuốc đặc hiệu với cầu trùng được khuyến cáo nhiều nhất hiện nay vẫn là Toltrazuril với khả năng có thể tiêu diệt tất cả các giai đoạn của mầm bệnh trong đường ruột. Với liều dùng tùy thuộc khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng thường là 1ml/2,5kg thể trọng, dùng 1 lần duy nhất phun qua đường miệng.
Việc phòng bệnh cầu trùng cho heo nói riêng và phòng bệnh tổng thể cho toàn trang trại nói chung chỉ đạt hiệu quả cao khi chúng ta tiến hành đồng bộ, trên diện rộng các biện pháp an toàn sinh học tổng thể từ việc tiêm vaccine, phòng bệnh bằng thuốc, vệ sinh, khử trùng, khống chế điều kiện môi trường thoáng ấm cho đến chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.
Những căn cứ để xác định heo đã nhiếm bệnh cầu trùng
Muốn điều trị hiệu quả bệnh cầu trùng trên heo, việc đầu tiên là cần chẩn đoán đúng bệnh, dưới đây là 1 vài căn cứ sơ qua giúp chúng ta đưa ra kết luận heo có nhiễm cầu trùng.
- Heo ≥ 5 ngày tuổi.
- Tiêu chảy phân màu trắng sữa, vàng, xám, có thể có máu.
- Điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả.
- Xét nghiệm phân thấy có kén hợp tử của cầu trùng.
- Xét nghiệm mô bệnh học ở thành ruột phát hiện có sự xuất hiện của coccidia.
Các bạn có thể xem chi tiết các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong bài viết các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh cầu trùng trên heo trước đó đã được chúng tôi phân tích rất kỹ càng.
Làm gì khi xác định heo đã nhiễm cầu trùng?
1. Cách ly toàn bộ heo bệnh ra 1 ô chuồng riêng.
2. Vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ trong và ngoài khu vực trại ít nhất 0,5 km định kỳ 2 ngày/1 lần.
3. Bơm vào miệng mỗi heo 1 lượng dung dịch Toltrazuril với liều lượng 1ml/2,5kg thể trọng. Bơm 1 lần duy nhất.
4. Kết hợp tiêm và trộn kháng sinh hoạt phổ rộng phòng các mầm bệnh kế phát cho heo như Amoxicilin-Colistin chẳng hạn.
5. Bổ sung thuốc nhằm tăng sức đề kháng cho heo trong trường hợp heo quá yếu: vitamin tổng hợp và điện giải…
6. Tiếp tục theo dõi, chăm sóc, vệ sinh cẩn thận cho đến khi heo khỏi hẳn.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, những trang trại có mật độ cầu trùng càng cao thì trọng lượng heo con cai sữa của trại càng thấp, đồng nghĩa với trọng lượng heo xuất chuồng thấp – là 1 tổn thất không hề nhỏ đối với những trang trại chăn nuôi, chưa kể đến tỷ lệ heo chết do cầu trùng.
Hy vọng, những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như hạn chế những thiệt hại do bệnh cầu trùng tren heo gây ra.
VietDVM team

Có bao giờ bạn thấy đàn gà nhà bạn có các dấu hiệu như: mệt mỏi, chậm chạp, bỏ hoặc giảm ăn, mào nhợt nhạt với tỷ lệ tăng dần, sốt, giảm đẻ, tiêu chảy phân xanh màu lá cây thẫm, hay thậm chí máu không đông hoặc khó đông…như ở các hình bên dưới này hay chưa?


Nếu gà nhà bạn đang có một hay nhiều dấu hiệu như trên thì nhiều khả năng chúng đang nhiễm một loại ký sinh trùng tên là Leucocytozoom (nhiễm qua các vật chủ trung gian như bọ mạt gà, ruồi đen, muỗi…) mà chúng ta vẫn thường gọi là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có nguy hiểm không? Có gây ra thiệt hại nhiều không?
Có 2 lý do để chúng ta có thể khẳng định đây là một bệnh rất nguy hiểm và gây ra thiệt hại không kém các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Thứ nhất: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam vô cùng thuận lợi cho các vật chủ trung gian sinh sôi phát triển và gây bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa nhiều ẩm ướt. Chính vì vậy mà hầu hết người chăn nuôi gà nước ta đều phải xác định “sống chung” với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do rất khó để tiêu diệt hay kiểm soát được các vật chủ trung gian.
Thứ hai: Khi gà mắc bệnh, thiệt hại không chỉ là những điều trước mắt có thể nhìn thấy, đo đếm được như tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết…mà nó chủ yếu là những hậu quả kéo theo về sau này như tăng trọng giảm, giảm đẻ, thiếu máu, suy giảm miễn dịch và bội nhiễm các bệnh nguy hiểm khác làm tỷ lệ chết tăng cao.
Theo thống kê cho biết, bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đẻ làm tỷ lệ đẻ giảm trung bình từ 75% xuống còn 25% sau khi nhiễm bệnh và phải mất khoảng 2 tháng để phục hồi về tỷ lệ đẻ trứng thông thường.
Ví dụ: một trang trại có 1000 con gà đẻ trứng với tỷ lệ đẻ đang là 75% tương đương một ngày có 750 quả trứng. Nếu gà nhiễm bệnh → tỷ lệ đẻ giảm xuống 25% tương đương một ngày cả trại còn 250 quả.
- Số trứng trang trại bị mất đi mỗi ngày = 750-250 = 500 quả/ngày.
- Mỗi đợt dịch bệnh thường diễn ra trong vòng 7-10 ngày (trung bình khoảng 8 ngày) → Số trứng mất đi trong mỗi đợt dịch bệnh = 500 quả * 8 ngày = 4000 quả.
- Sau đợt dịch bệnh mất khoảng 2 tháng để phục hồi lại tỷ lệ đẻ như ban đầu. Giả sử trong 2 tháng đó trung bình mỗi ngày mất 250 quả trứng (500/2=250) → số trứng mất đi trong 2 tháng là:
= 250 quả * 60 ngày = 15000 quả trứng.
- Tổng số trứng mất sau một đợt dịch = 4000+15000 = 19000 quả.
- Giả sử giá trứng trung bình thị trường là 2000 vnđ/quả → tổng thiệt hại sau 1 đợt dịch của trang trại gà đẻ 1000 con sẽ là:
= 19.000 quả * 2.000 vnđ = 38.000.000 vnđ.
Như vậy, mỗi trang trại gà đẻ quy mô 1000 con cứ mỗi lần nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà sẽ mất khoảng 38 triệu vnđ, một số tiền không hề nhỏ đối với người chăn nuôi.
Làm cách nào để chẩn đoán được chính xác bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do leucocytozoom gây ra mà không bị nhầm lẫn với bệnh khác?
Bước 1: Quan sát tổng thể toàn trang trại và tìm điểm bất bình thường từ nguồn nước, nguồn thức ăn cho đến mật độ, độ thông thoáng…có hợp lý, đạt yêu cầu không → mục tiêu chính của bước này là tổng hợp những điểm bất thường trong trại có thể ảnh hưởng xấu lên sức khỏe đàn gà nhằm tìm hướng chẩn đoán nghi ngờ.
Bước 2: Quan sát biểu hiện của gà, nếu gà có một số các biểu hiện như sau → có thể nghi ngờ gà đã bị ký sinh trùng đường máu:






Xem thêm:
«»› Máu khó đông trong bệnh thiếu máu do virus CAV trên gà
«»› Trứng mỏng vỏ, biến dạng trong bệnh viêm phế quản - IB
Một số trường hợp còn thấy gà chết với biểu hiện hộc máu ở miệng và mũi.
Ngoài ra cần để ý các biểu hiện khác của gà như hô hấp, đi đứng… để phát hiện các bệnh ghép, bệnh kế phát.
→ Kết hợp bước 1 và 2 để trả lời 3 câu hỏi lớn sau:
1. Gà có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoom gây ra hay không?
2. Nếu có nghi ngờ thì khoảng bao nhiêu %? (cái này phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm của người chẩn đoán).
3. Ngoài Leucocytozonosis ra còn nghi ngờ ghép với những bệnh khác nữa không? Dấu hiệu là gì? Nếu ghép thì nghi là ghép với bệnh gì?
Kết thúc bước 2 phải tìm được hướng chẩn đoán nghi ngờ (bệnh nào có % nghi ngờ lớn nhất thì khi mổ khám nên tập trung quan sát bệnh tích bệnh đó kỹ hơn). Nếu hết bước 2 mà chưa chắc chắn gà có bị bệnh ký sinh trùng đường máu hay không → bước 3.
Bước 3: tiến hành mổ khám và quan sát, nếu gà có các bệnh tích sau thì gần như chắc chắn đó là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom gây ra:
- Xác gầy, trên xác đặc biệt là ngực và chân thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.
- Xuất huyết, gan và lá lách sưng to, có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen…
- Ruột chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo rải rác ở tụy.





Cuối cùng nếu vẫn chưa thể khẳng định được ta có thể lấy máu, nhuộm soi trên kính hiển vi sẽ thấy gian bào của kí sinh trùng hình thoi.
Việc chẩn đoán có chính xác hay không ngoài các kiến thức như trên thì rất cần kỹ năng và kinh nghiệm thực tế của người chẩn đoán như chủ trại hay bác sỹ thú y điều trị.
Xử lý như thế nào khi phát hiện bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nhà bạn?
Bước 1. Ngăn chặn ngay lập tức sự tiếp xúc giữa vật chủ trung gian (côn trùng) với đàn gà:
- Phát quang, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ không gian trại, không cho côn trùng có nơi trú ngụ.
- Dùng thuốc diệt côn trùng, muỗi phun trong và xung quanh trại.
- Thay chất độn chuồng mới đã được phun sát trùng.
Bước 2. Dùng thuốc đặc trị diệt mầm bệnh kết hợp với thuốc bổ tăng sức đề kháng cho con vật:
- Loại thuốc đặc trị mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hiện nay vẫn là thuốc có thành phần: Sulfamonomethoxine (một số nhóm sunfa khác cũng có tác dụng với leucocytozoom nhưng chỉ số an toàn thấp hơn). Trộn thuốc vào thức ăn cho cả đàn trong 3-5 ngày liên tục.
- Song song với đó là giải độc gan thận, vitamin, điện giải, thuốc bổ…trợ sức cho vật.
Bước 3. Sau khi điều trị khỏi → tiến hành phòng bệnh lâu dài cho toàn trại.
- Trộn Sulfamonomethoxine vào trong thức ăn của gia cầm với liều phòng bệnh, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày sau đó nghỉ khoảng 3 -5 ngày rồi trộn tiếp (đặc biệt là trong mùa mưa gió, ẩm thấp).
- Song song với đó là dùng bổ gan thận để tăng hiệu quả của thuốc cũng như hỗ trợ việc đào thải thuốc qua thận, tránh gây hư hại gan thận (bổ gan thận có thể dùng chung với thuốc phòng trong 5-7 ngày rồi nghỉ như lịch dùng thuốc hoặc cũng có thể dùng sau khi dùng thuốc phòng tùy thuộc vào lịch trộn các thuốc khác).
Hoàng Nam

Việc giảm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho vật nuôi là hoàn toàn có thể với phương pháp điều trị mới gọi là RLP (Regional intravenous limb perfusion). Tạm dịch là phương pháp truyền thuốc cục bộ vào tĩnh mạch chi sau của heo trong trường hợp điều trị heo nái bị què bằng kháng sinh.
»› Xem thêm: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo!
»› Xem thêm: Các nguyên nhân gây què ở heo nái
Thí nghiệm được tiến hành trên 20 con heo nái bị què. Heo nái được quan sát và phân loại ngay từ khi đưa vào chuồng đẻ hay thậm chí từ trong chuồng bầu. Mức độ què của heo được xếp thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1:Không khập khiễng.
- Nhóm 2: Có khập khiễng.
- Nhóm 3: Không thể đi lại.
Sau đó, 20 con heo nái bị què được chia thành 2 nhóm để tiến hành thí nghiệm:
- Nhóm 1 (gồm 9 con heo nái què): điều trị què bằng kháng sinh lincomycin → 11mg/1kg thể trọng, tiêm bắp trong 3 ngày liên tiếp.
- Nhóm 2 (gồm 11 heo nái bị què còn lại) điều trị bằng kháng sinh lincomycin bằng phương pháp RLP → truyền 100mg lincomycin trong 30 phút vào tĩnh mạch chi dưới cho lần lượt 11 heo trên, trong 3 ngày liên tiếp.
»› Xem thêm: Kháng kháng sinh và những điều bạn chắc chắn không được bỏ qua

Kết quả thí nghiệm cho thấy như sau:
Trong số 11 heo nái què được điều trị bằng phương pháp RLP, 59% heo nái bị què được cải thiện lên nhóm 1 vào ngày thứ 7 và 83,3% heo được cải thiện lên nhóm 1 vào ngày thứ 14.
Với nhóm 9 heo nái điều trị bằng phương pháp tiêm bắp bình thường → 80% heo nái bị què được cải thiện lên nhóm thứ nhất vào ngày thứ 7 và 100% vào ngày thứ 14.
Với những heo nái bị què và được điều trị trong thời kỳ mang thai (phương pháp tiêm bắp), tình trạng heo nái bị què có đỡ hơn sau 14 ngày và mãi đến ngày thứ 21 thì heo mới được cải thiện lên nhóm thứ nhất.
Với những heo nái đang trong thai kỳ và được điều trị bằng phương pháp RLP → 60% heo nái bị què được cải thiện lên nhóm 1 vào ngày thứ 7 và 80% vào ngày 21.
Hai con heo nái què được điều trị bằng phương pháp RLP đã được cải thiện lên nhóm 1 vào ngày thứ 21 nhưng đã được tiêu hủy vì lý do sinh sản trước khi kết thúc thí nghiệm.

Kết luận: trong một số trường hợp đặc biệt, việc điều trị heo nái bị què bằng phương pháp chuyền thuốc thẳng vào tĩnh mạch cục bộ vùng viêm, vùng hoại tử cho hiệu quả điều trị khả quan và nhanh hơn phương pháp tiêm bắp bình thường.
Với sự trợ giúp của 1 đoạn dây chằng để cố định và 1 chiếc kim bướm, ta có thể dễ dàng đưa thuốc vào thẳng cục bộ những vùng viêm, hoại tử.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy, trong một số trường hợp, RLP là một phương pháp khả thi để điều trị tình trạng heo nái bị què, nhất là trên heo nái mang thai, cho kết quả nhanh chóng và hiệu quả hơn các phương pháp thông thường hiện nay.
VietDVM team dịch.
(theo pig333).

Chó cái động dục không ra kinh?
Chó động dục không ra kinh hay còn gọi là "kinh trắng". Trong thực tế chúng có không ít trường hợp chó cái động dụng không ra kinh (không rớt máu), tất nhiên là chúng ta không nói tới trường hợp, chó động dục ra kinh nhưng chó liếm hết và chủ chó không để ý. Vậy làm gì để xử lý vấn đề này?
»› Xem thêm: Bệnh thường gặp trên thú cảnh
»› Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc thú cảnh bạn nên biết
1. Chó động dục lần đầu khi nào?
Trung bình từ 8 - 10 tháng, tuy nhiên tùy thuộc giống chó điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng sẽ sớm hoặc muộn hơn.

Chó động dục lần 2 cách lần 1 khoảng 5 - 7 tháng.
(Lưu ý: Không nên phối giống cho chó ngay từ lần động dục đầu tiên do chó chưa thành thục về cơ thể và tính. Như thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đẻ và chó con.)
2. Chó động dục mà không thấy máu (kinh trắng) nguyên nhân do đâu?
- Do giống chó không thuần chủng, lai tạp linh tinh.
- Chó trên 5 năm tuổi (với giống chó lớn: Grear Dane, Labrador,...) và trên 7 năm tuổi với chó khác (cocker, poodle...)
»› Xem thêm: 5 lời khuyên giúp chú cún già của bạn luôn khỏe mạnh
- Sức khỏe chó không tốt, ốm yếu, mắc bệnh đường dinh dục....

- Do chăm sóc dinh dưỡng, chó gầy yếu....
»› Xem thêm: Sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc cún !!!
- Do đặc tính riêng của từng cá thể.
- Do sử dụng hoocmone kích thích rụng trứng, tạm dừng động dục...
3. Có nên lấy giống cho chó không?
- Với những chó bình thường sức khỏe tốt vẫn có thể lấy giống bình thường.
- Với những chó già yếu, bệnh tật thì không nên lấy giống.
4. Nên lấy giống cho chó khi nào?
- Tất nhiên là chó không có kinh do đó bạn không thể căn cứ vào ngày hành kinh hoặc màu máu như bình thường được.
- Bạn dựa vào các yếu tố như âm hộ nở to, cứng và đã mềm trở lại.
- Có phản xạ chịu đực khi dùng tay kích thích, chó đứng im, cong đuôi hoặc lệch đuôi về một phía (có thể cho tiếp xúc với chó đực khác để kiểm tra độ chịu đực).

- Chó đã và đang thay lông mới óng ả và hấp dẫn hơn
- Chó có dịch nhờn tiết ra từ âm hộ
- Hoạt bát hơn, thích gần chó đực, hoặc nhảy lên người chó khác
- Ngoài ra, chó có thể biểu hiện kém ăn hơn
5. Chó có chửa được không & tỷ lệ thành công bao nhiêu?

- Nếu không bệnh tật, chọn đúng thời điểm thì chó vẫn có thể chửa bình thường.
- Tỷ lệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chó đực giống, kinh nghiệm phối giống....
Trên đây, VietDVM.com chia sẻ tới các bạn một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề chó động dục nhưng không ra kinh. VietDVM.com hy vọng sẽ giúp được các bạn thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng cún
VietDVM Team
![[Cập nhật] Công ty Fivevet tuyển dụng nhân viên kỹ thuật thị trường](/media/k2/items/cache/c84bca2a562da7d1131a1d0c3f135dbe_Generic.jpg)
Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú Y Trung Ương 5 - Tên viết tắt: FIVEVET là đơn vị nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, phân phối các chế phẩm: Thuốc Thú y, Thuốc Thú y Thủy sản, các loại vắc xin, các chế phẩm sinh học phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú Y Trung Ương 5 - Fivevet cần tuyển:
1. Vị trí: Nhân viên kỹ thuật thị trường.
2. Số lượng: 10 người
3. Địa điểm làm việc: Miền Bắc & Miền Trung
»› Công ty CP ABC Việt Nam tuyển dụng nhân viên kỹ thuật thị trường
»› Công ty CP Hải Nguyên tuyển nhân viên kinh doanh thực phẩm - AHAFOOD
4. Mô tả công việc:
- Thường xuyên túc trực tại các Đại lý là khách hàng của Công ty, nhằm tư vấn về kỹ thuật và sản phẩm của Công ty.
- Tìm kiếm thêm các Đại lý phân phối, bán lẻ.
- Hỗ trợ Đại lý trong công việc Kinh doanh.
- Hỗ trợ trưởng vùng trong các công việc liên quan đến Kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về công nợ, hàng hóa tại tỉnh của mình.
- Di chuyển giữa các huyện, tỉnh tùy theo lịch công tác, theo phân công của trưởng vùng.
- Tham gia họp và báo cáo định kỳ tại Văn phòng Công ty.
»› Xem thêm các công ty tuyển nhân viên kỹ thuật thị trường
5. Yêu cầu:
- Tính chân thực, nhanh nhẹn, chủ động tìm việc để làm, không ngại việc, sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm để phát triển.
- Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên, chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi thú y.
- Có xe máy.
- Ưu tiên các bạn có gia đình tại địa phương nằm vùng.
- Ưu tiên các bạn trẻ, nhiệt huyết, muốn chứng minh bản thân và trưởng thành trong môi trường làm việc tốt.
- Ưu tiên các bạn có trình độ chuyên môn tốt hoặc giao tiếp tốt.
6. Quyền lợi khi bạn làm việc tại công ty Fivevet
- Được làm việc trong môi trường thân thiện, chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến.
- Lương cứng cộng với thưởng theo doanh thu, thưởng theo quý, thưởng cuối năm…
- Cơ hội lâu dài để phát triển thành trưởng vùng hoặc cao hơn, phụ thuộc vào năng lực.
- Được hưởng đầy đủ quyền lợi lao động và theo qui định công ty.
7. Liên hệ:
Hồ sơ gửi về Phòng HCNS – 04.33766868 hoặc gửi bản mềm CV qua địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. Bổ sung 01 bộ hồ sơ đầy đủ sau khi trúng tuyển.
Thông tin được chia sẻ bởi:
Ms. Ngà

Giá thịt heo, gà, vịt...lại 'rủ nhau' giảm
Dù lượng xuất khẩu thịt qua cửa khẩu Campuchia, Lào đã tăng nhưng với nguồn cung quá lớn, sức tiêu thụ chậm khiến giá heo hơi tại nhiều địa phương trong tháng 6-2017 vẫn tiếp tục giảm.
»› Xem thêm: Cập nhật tình hình giá heo hơi
»› Xem thêm: Cập nhật tình hình biến động thị trường thời gian qua

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình hình chăn nuôi heo vẫn còn nhiều khó khăn do giá thịt heo ở mức thấp, người chăn nuôi vẫn chịu thua lỗ dẫn đến tình trạng giảm đàn, bỏ đàn.
Đàn heo cả nước ước tính đến tháng 6-2017 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng thịt heo bán ra được "giải cứu" trong sáu tháng đầu năm nay ước đạt 2,2 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
»› Xem thêm: Cuộc giải cứu heo trong lịch sử chăn nuôi
Tuy nhiên do nguồn cung vẫn còn quá lớn, sức tiêu thụ lại chậm khiến giá heo hơi tại nhiều địa phương trong tháng 6-2017 vẫn tiếp tục giảm.
Cụ thể tại nhiều địa phương như Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Nam Định giá đã giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng và hiện có mức giá lần lượt là 25.000 đồng/kg tại Kiên Giang và An Giang; tại Trà Vinh và Nam Định chỉ còn 22.000 đồng/kg.

Không chỉ thịt heo, sức mua thịt gia cầm giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới giá gia cầm, người chăn nuôi gà, vịt lấy trứng, thịt cũng đang lao đao vì thua lỗ do giá thấp.
»› Xem thêm: Lại kêu gọi giải cứu vịt?
Cụ thể là, giá gà lông màu tại các tỉnh phía Nam đều đã giảm 5.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng, xuống mức 23.000 – 25.000 đồng/kg. Gà lông trắng đã giảm 1.000 – 2.500 đồng/kg xuống mức 23.000 - 24.000 đồng/kg so với đầu tháng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gà lông màu đã giảm 18.000 – 19.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm; gà lông trắng đã giảm khoảng 1.000 đồng/kg.
Không chỉ có giá thịt gà, vịt giảm mạnh mà hiện nay giá trứng gà, vịt tại các trang trại, hộ chăn nuôi cũng đang giảm sâu. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giá trứng gà xuất bán tại trang trại chỉ còn 900-1.300 đồng/quả (tùy loại), giảm khoảng 1.000 đồng/quả so với cùng kỳ 2016. Trứng vịt xuất chuồng chỉ còn từ 1.700 - 2.000 đồng/quả, giảm 300 - 500 đồng/quả so với thời điểm đầu năm 2017.
Tại Đồng Nai, hiện giá trứng gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi nhỏ lẻ bán ra vẫn ở mức 1.150 đồng/quả, giảm khoảng 400 – 500 đồng/quả so với hồi đầu năm.
Theo: Quang Huy
Nguồn: Báo Pháp luật

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 25/2017
Giá heo hơi hiện nay đã giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại giá heo hơi trên cả nước không có nhiều biến động. Các sản phẩm có giảm nhẹ.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi.
»› Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh của Trung Quốc ngày 21/06/2017
Trong đó, giá heo hơi hiện nay tại khu vực phía Nam khoảng 24.000 đ/kg đối với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên, lượng mua không nhiều. Giá heo hơi loại >110kg chỉ đạt 17.000 đ/kg - 19.000 đ/kg

Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 23.000 (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 25.000đ/kg.
Giá các sản phẩm gia cầm đã giảm nhẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và việc tập trung "giải cứu heo".
Giá trứng gà giảm khá nhiều, trung bình 1.200 đ/quả (thấp hơn 1.000 đ/quả so với cùng thời điểm năm 2016).
Giá sản phẩm vịt giảm nhẹ. Một số khu vực không tiêu thụ được vịt thịt. Giá trứng vịt giảm 300 - 500 đ/quả so với thời điểm đầu năm 2017
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua!
»› Tin tức thị trường có gì mới?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 25/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 45.000 - 50.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 3.000 - 4.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 8.000 - 9.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 8.000 - 9.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 14.000 - 15.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp