Phát hiện chủng virus dịch tả heo châu phi có thể dùng làm vaccine

| Ngày09/03/2019

Vào hồi tháng 1/2019 vừa qua, một nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm tham chiếu châu u và các nhà nghiên cứu Latvia về bệnh dịch tả heo châu phi (ASF) cho biết họ đã phân lập được một chủng virus ASF có độc lực thấp từ một con heo rừng được nuôi ở Latvia từ năm 2017.

Phát hiện chủng virus dịch tả heo châu phi độc lực thấp có thể dùng làm Vaccine
Phát hiện chủng virus dịch tả heo châu phi độc lực thấp có thể dùng làm Vaccine

Chủng virus này không gây bệnh tích xuất huyết cho heo, thuộc virus ASF type II (không có đoạn gen HAD) và được gọi là chủng virus Lv17/WB/Rie1 hay còn gọi là chủng virus Latvian không HAD.

 

Theo các nhà khoa học, mục đích của nghiên cứu trên là để kiểm tra độc lực của chủng virus mới này. Trong điều kiện thí nghiệm, 2 con heo bị nhiễm virus dịch tả heo châu Phi chủng Latvian không HAD này đã phát triển thành dạng bệnh tích cận lâm sàng và có những biểu hiện bệnh không phải là đặc trưng của ASF.

 

Hai tháng sau khi chúng nhiễm bệnh nguyên phát do chủng virus mới trên gây ra, cả 2 con heo đều có khả năng chống lại sự phơi nhiễm (thông qua tiếp xúc) với chủng virus dịch tả độc lực cao (có chứa đoạn gen HAD). Nghĩa là kháng thể do chủng độc lực thấp sinh ra có khả năng bảo hộ chéo.

 

Theo các nhà nghiên cứu, những kết quả thí nghiệm trên cho thấy chủng Latvian không HAD có thể được sử dụng để phát triển thành 1 loại vaccine sống nhược độc chống lại các virus ASF type II.

 

 

Ngoài ra, việc phân lập được chủng virus nhược độc mới này cũng cho thấy sự tiến hóa tự nhiên của virus dịch tả heo châu Phi, mà nhất là sự xuất hiện của các chủng độc lực thấp hơn ở những khu vực địa lý có ASF lưu hành trong một thời gian dài. Và điều này giúp gia tăng sự xuất hiện của những động vật mang kháng thể chống lại virus (theo nghiên cứu của Arias và các cộng sự năm 2018).

 

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy có sự chọn lọc tự nhiên (một số heo trong đàn có khả năng tự bảo hộ trước dịch bệnh ASF) trong các quần thể heo như một số quần thể heo rừng ở Estonia, quần thể heo ở các nước châu Phi – những nơi giáp với sa mạc Sahara.

 


VietDVM team biên dịch.
(Theo Pig333     

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status