
Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta ngày 12/04/2018
Giá heo tại các tỉnh phía Nam vẫn duy trì ở mức cao, hiện tại nhiều nới đã đạt mức 39.000đ/kg. Các sản phẩm chăn nuôi khác vẫn duy trì khá ổn định, giá gà thịt có giảm nhẹ nhưng mức giảm không đáng kể
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi.

Giá heo hơi tăng mạnh những ngày gần đây đã làm thị trường sôi động trở lại sau gần 2 năm ảm đạm, hiện mức giá heo siêu được bán tại trại là 38000 - 39.000đ/kg tăng 5000 - 6000đ/kg so với đầu tuần trước. Heo hơi tăng giá cũng kéo theo giá heo giống tăng.
Tuy nhiên theo nhiều thương lái lâu năm thì giá heo hơi rất khó đoán định, hiện mức tăng đột biến này không ổn định, do giá heo hiện tại của Trung Quốc chỉ ở mức 34.000 - 35.000đ/kg thấp hơn giá heo trong nước.
Giá gà thịt tiếp tục giảm 1000đ/kg chỉ còn 38.000 - 39.000đ/kg.
»› Xem nhiều: Tăng 'phi mã' 5.000 đồng/kg, nhiều nơi giá heo đạt 40.000 đồng/kg
Chi tiết giá cả thị trường tại trại ngày 12/4/2018 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống thương phẩm >10kg | 60.000 - 70.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 7.500 - 8.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 15.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 8.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 16.000 - 18.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
»› Xem nhiều: Giá cả thị trường miền Bắc tuần 14/2018
VietDVM team tổng hợp

Hệ thống trại chăn nuôi Vĩnh Tân được hình thành và phát triển gần 20 năm với 05 trại lớn qui mô gần 7.000 heo nái và hơn 30.000 heo thịt, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Hệ thống chúng tôi cần tuyển dụng vị trí làm việc sau:

1. Nhân viên xét nghiệm dịch tễ: 01 người.
Yêu cầu:
- KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM
- Tốt nghiệp đại học bác sỹ thú y, chăn nuôi thú y, dược thú y
- GIỎI EXCEL, trung thực, chịu khó, nhanh nhẹn.
Mô tả công việc:
- Lập kế hoạch và triển khai chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đàn heo.
- Xử lý tình huống khi trại xảy ra vấn đề.
- Đánh giá việc thực hiện các biện pháp ATSH.
Lương:
- Từ 7.500.000 đến 8.000.000 đồng/tháng.
- Phụ cấp điện thoại, xăng xe, ăn, chi phí công tác (từ 1.100.000 đến 3.800.000 tương đương với 1 đến 10 lần đi công tác/tháng).
2. Nhân viên tính năng suất: 01 người
Yêu cầu:
- KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y, kế toán…
- GIỎI EXCEL, trung thực, cẩn thận.
Mô tả công việc:
- Theo dõi, kiểm soát dữ liệu.
- Tính năng suất, phân tích dữ liệu năng suất.
Lương:
- Từ 7.500.000 đến 8.000.000 đồng/tháng.
- Phụ cấp tiền ăn.
3. Quyền lợi được hưởng:
- Thưởng hấp dẫn theo năng suất tháng, năm.
- Có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến, tự khẳng định bản thân.
- Được đào tạo chuyên môn bởi các chuyên gia trong và ngoài nước.
- Được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi theo quy định của nhà nước.
4. Địa chỉ làm việc:
58 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM.
Ưu tiên phỏng vấn những hồ sơ nộp sớm.
Địa chỉ liên hệ: Lầu 3A, Tòa nhà Vĩnh Tân, 58 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Q12, TP.HCM
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
ĐT: (08) 6256 3339
Thông tin được chia sẻ
Mr. Tuấn

Cập nhật giá heo hơi mới nhất hôm nay 11/4: Giá heo hôm nay đang tăng mạnh trở lại sau thời gian dài trượt giá, đặc biệt trong khoảng một tuần trở lại đây, một số địa phương ghi nhận mức giá heo tăng đến 5.000 đồng/kg. Hiện, giá heo hơi hôm nay miền Bắc dao động đạt 34.000 – 38.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 11/4 tại miền Bắc: Nhiều nơi giá heo tăng liên tục đạt 34.000 – 38.000 đồng/kg
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại 700 lợn nái, hơn 4.000 lợn thương phẩm ở Sơn La cho biết: Giá heo hơi hôm nay 11/4 đạt mức 38.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng so với ngày 10/4 và tăng 5.000 đồng trong khoảng một tuần trở lại đây.

Không chỉ tại Sơn La, giá heo hơi hôm nay 11/4 tại các tỉnh miền Bắc Bắc có biến động mạnh so với những ngày trước đó. Cụ thể, có nhiều đại phương có mức giá heo hơi tăng đến 3.000 đồng/kg như: Tuyên Quang tăng từ 32.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ cũng có mức tăng tương ứng. Ngoài ra tại Bắc Giang cũng tăng từ 31.000 đồng/kg lên 34.000 - 35.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh chăn nuôi nhiều như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình..., giá heo hơi hôm nay đạt khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay toàn miền dao động từ 34.000 - 38.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo hơi miền Bắc đã bắt đầu phục hồi trở lại ở nhiều địa phương đã đạt mức giá như trước Tết Nguyên đán.
Giá heo tăng, giá thức ăn chăn nuôi cũng leo thang
Giá heo hơi hôm nay miền Trung, Tây Nguyên cũng đồng loạt tăng mạnh, đáng chú ý có nơi đạt 39.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, tại Hà Tĩnh giá heo hơi hôm nay 11/4 đạt mức 37.000 – 39.000 đồng/kg. Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Cảnh – chủ trang trại chăn nuôi ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết: “Cách đây vài hôm tôi xuất bán hơn 40 con heo với giá 36.000 đồng/kg. Sau một thời gian dài ì ạch rớt giá, thấy giá heo lên 36.000 đồng/kg tôi cũng đã phấn khởi. Ấy vậy mà, giá heo hơi hôm nay 11/4 có thương lái trả 39.000 đồng/kg đối với những con lợn lựa siêu đẹp, giá 38.000 đồng/kg là phổ biến”.
Theo ông Cảnh, bắt đầu từ tháng 11.2016 đến nay giá giảm liên tục, ông Cảnh đã giảm quy mô đàn lợn từ 500 nái, hơn 3.000 lợn thịt xuống còn 300 nái và hơn 2.000 lợn thương phẩm. Không chỉ ông Cảnh mà nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các chủ trang trại, HTX chăn nuôi cũng giảm đàn.
“Hiện trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm đến 80% đàn lợn, còn các chủ trang trại, HTX doanh nghiệp giảm từ 20 – 30% tổng sổ đàn lợn so vơi cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, số lượng lợn siêu, đẹp trên địa bàn Cẩm Xuyên không còn nhiều”.
Theo các thương lái, nguyên nhân chủ yếu khiến giá heo hơi hiện nay đang tăng cao do tổng đàn giảm mạnh vì sau một thời gian dài thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại tư nhân đã phải bỏ chuồng, hoặc giảm đàn. Hiện nguồn heo cung cấp ra thị trường chủ yếu từ các công ty chăn nuôi lớn.
Giá heo tăng nhưng các chủ trang trại chăn nuôi vẫn nhấp nhổm không yên, một phần do các loại thức ăn gia súc cũng tăng mạnh khiến chi phí chăn nuôi bị đội lên nhiều. Theo ông Bắc, chủ trang trại ở Sơn La: Các loại thức ăn gia súc đã tăng 2 đợt, mỗi bao cám loại 25kg tăng bình quân 15.000 đồng, hiện đang ở mức 270.000 – 300.000 đồng/bao.
Tác giả: Đức Thịnh
Nguồn tin: Báo Dân Việt

Giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc có dấu hiệu tăng vào cuối tuần 14 vừa qua. Hiện tại giá heo hơi bán tại trại (heo siêu) ở Hưng Yên hiện có giá 34.000 - 35.000đ/kg. Theo thông tin chúng tôi nhận được giá heo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian ngắn tới.

Theo thông tin VietDVM nhận được, giá heo hơi hiện đã tăng đột biến vào cuối tuần 14 vừa qua. Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc dao động từ 32.000-35.000 đ/kg, tại các khu vực chăn nuôi tập trung giá heo hơi bán tại trại (heo siêu) đã tăng lên mức 35.000 đ/kg vào ngày chủ nhật vừa rồi.
Giá gà giống hiện đang ở mức cao và khá khó mua. Hiện tại, việc mua gà giống cần đặt trước 15-20 ngày mới có thể nhận được gà giống. Đặc biệt là giống gà thịt lông màu, hiện không có nhiều thương lái nào nhận đơn đặt hàng giống gà thịt lông màu.
Gà gà thịt (gà lông màu nuôi bán công nghiệp) hiện có mức dao động khá lớn, hiện có giá 45.000 - 54.000 đ/kg tại cùng một vùng chăn nuôi. Mức giá phụ thuộc khá nhiều vào mức độ xấu đẹp và độ già của đàn gà.
Giá trứng gà tiếp tục tăng trong tuần 14 vừa qua, hiện giá trứng gà gà Ai Cập có mức giá 1,400 - 1.600 đ/quả, giá trứng gà công nghiệp hiện có giá khoảng 1.400đ/quả.
Chi tiết giá heo hơi và các sản phẩm chăn nuôi khác tại các tỉnh miền Bắc trong tuần 14 năm 2018
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
»› Xem thêm: Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh trên cả nước
VietDVM team tổng hợp

Tuyển dụng vị trí trưởng vùng kinh doanh
Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương là một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Chúng tôi tự hào là một trong bốn công ty đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO.
SVT Thái Dương luôn tâm niệm “ Con người là yếu tố quan trọng nhất” và “sự phát triển của nhân viên làm nên sự thịnh vượng của công ty”. Chúng rôi rất mong sẽ được hợp tác với những đồng nghiệp mới có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc và sẵn sàng vượt qua thử thách.

Hiện nay, công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí Quản lý vùng:
Số lượng cần tuyển
- Quản lý vùng thuốc thú y: 02
- Quản lý vùng thức ăn chăn nuôi: 02
Nơi làm việc: các tỉnh miền Bắc.
Mô tả công việc
- Quản lý, giám sát hoạt động bán hàng của hệ thống nhân viên trong vùng phụ trách.
- Phát triển, mở rộng hệ thống khách hàng, triển khai tốt các chương trình bán hàng, quảng bá của công ty trên địa bàn được phân công.
- Lên kế hoạch phủ địa bàn trống và tăng doanh số.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng trên địa bàn, xử lý các khiếu nại của khách hàng.
- Thu thập thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh; từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển thị trường.
- Tuyển dụng, huấn luyện nhân viên, truyền lửa, tạo động lực cho nhân viên
Yêu cầu
- Nam. Có kinh nghiệm quản lý ở vị trí tương đương.
- Tốt nghiệp các ngành thú y, chăn nuôi thú y, kinh tế, Quản trị kinh doanh.
- Quản lý vùng phải là người có tâm huyết với công việc, mong muốn phát triển bản thân, sẵn sàng vượt qua thử thách ở vị trí quản lý.
Quyền lợi
- Mức lương hấp dẫn: thỏa thuận
- Được tham gia nhiều chương trình đào tạo và phát triển bản thân.
- Hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm và chính sách phúc lợi khác của công ty.
Cách ứng tuyển
- Ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng HCNS Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương hoặc gửi thông tin qua Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Địa chỉ công ty: Khu công nghiệp Nguyên khê - Đông Anh – Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 0936.420.766/ 0979.037.946 (Ms Hồng).
Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.
Thông tin được chia sẻ
Ms. Hồng
Phòng nhân sự công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương

Poodle được nuôi rất nhiều ở Việt Nam tuy nhiên trọng lượng và kích thước lại khá tương đương nhau, nên chắc chắn, có rất ít bạn có thể phân biệt được các dòng poodle với nhau. Vậy poodle có mấy dòng và phân biệt chúng thế nào?

»› Xem thêm: 7 điều bạn chắc chắn phải biết về giống chó poodle
I. Đặc điểm chung của giống chó poodle.
Giống chó poodle - Chó săn vịt lông dài & xoăn ngày càng được ưa chuộm tại Việt Nam. Poodle là một trong số những giống chó nhanh nhẹn, linh hoạt, thông minh và rất biết cách chiều lòng chủ.
Với đặc tính thông minh và nghe lời, giống chó poodle thường được huấn luyện để tha mồi, săn vịt (chủ yếu ở Châu Âu) và biểu diễn xiếc.
Tuy có nhiều kích thước khác nhau trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, chúng ta thường chỉ gặp một số giống chó poodle nhỏ. Còn những poodle kích thước lớn thường ít gặp.
Làm thế nào để có thể biết được giống poodle nhà mình thuộc dòng nào? - Cùng VietDVM.com tìm hiểu về giống chó poodle này nhé.
II. Làm thế nào để phân biệt các giống chó poodle?
Có nhiều bạn nuôi nhưng cũng "không rõ lắm" là mình đang nuôi giống poodle nào, và có những giống chó Poodle nào ở Việt Nam, và đa số thì mọi người gọi chung là Toy Poodle. Vậy, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Standard Poodle:

- Giống chó poodle có kích thước lớn nhất.
- Chiều cao: 40-48cm
- Cân nặng: 20 - 32kg.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những con cao tới 50cm và nặng 30kg hoặc nặng hơn, (kích thước giống poodle này tương dương với một giống chó becgie).
Giống Standard Poodle tuy khác phổ biến tại Châu Âu, nhưng không được ưa chuộm tại Việt Nam, nên gần như chúng ta rất ít gần như không gặp bao giờ.
2. Miniature Poodle.
Dòng chó Miniature Poodle kích thước nhỏ hơn dòng Standard Poodle một chút
- Chiều cao : 25 - 35 cm
- Cân nặng : Tối đa là 9kg
Giống như dòng Standard, Miniature khá phổ biến trên thế giới, nhưng ít xuất hiện ở Việt Nam.

3. Toy Poodle.
Đây là dòng chó rất thịnh hành và được nuôi rất nhiều tại Việt Nam bởi kích thước nhỏ nhắn, phù hợp với diện tích nhỏ và nuôi trong căn hộ.
Chiều cao: Tối đa 25 cm
Cân nặng: 2,5 - 4kg
4. Tiny & Teacup Poodle
Nhiều dòng thông tin cho rằng 2 dòng này không được AKC công nhận.
Tiny Poodle : Cao < 20cm & cân nặng 1,5-3 kg
Teacup Poodle : Cao < 15 cm và nặng < 2kg.
2 dòng này cũng gặp tương đối ít do chăm sóc chúng phức tạp hơn, yêu cầu tỉ mỉ và cẩn thận hơn, hệ tiêu hóa và đường ruột yếu hơn.
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn phân biệt được các giống chó poodle. Đồng thời có được cho mình sự lựa chọn giống chó poodle phù hợp với không gian gia đình.
ChóMèo.vn

Tình hình xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trên toàn cầu vào năm 2018 được dự báo tăng gần 3% lên mức 10,1 triệu tấn, do sự gia tăng xuất khẩu từ các quốc gia Brazil, Australia, Argentina và Hoa Kỳ.

Thịt bò và thịt cừu
Sản lượng hai loại thịt này được dự báo sẽ tăng trưởng gần 2% trên toàn cầu trong năm 2018, lên 62,6 triệu tấn với riêng Hoa Kỳ và Brazil, chiếm khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng.
Tại Brazil, quốc gia này sẽ thúc đẩy sản lượng, mở rộng xuất khẩu nhưng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ các vấn đề trong nước.
Đối với Argentina, sản xuất tiếp tục được thúc đẩy, bởi những thuận lợi mang lại từ các chính sách phát triển chăn nuôi và quá trình mở rộng đàn.
Tại Úc, đàn vật nuôi khôi phục nhanh chóng sau đợt hạn hán. Sản lượng thịt bò của nước này đang tăng dần.
Hoa Kỳ, sản lượng dự kiến sẽ tăng lên gần 3% vào năm 2018, lên mức kỷ lục 12,4 triệu tấn, khi bước sang năm thứ tư gia tăng đàn. Nguồn cung tăng cao và giá bò Mỹ thấp hơn các nước khác, sẽ thúc đẩy Mỹ xuất khẩu sang thị trường Mexico, Canada và các thị trường chính ở Đông Á. Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mới ở thị trường châu Á khi Úc mở rộng đàn. Tại Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng sẽ phải đối mặt khó khăn với lợi thế mở rộng thuế quan mà Úc đang có.
Vào tháng 5 năm 2017, Hoa Kỳ lấy lại được thị trường thịt bò Trung Quốc, cho phép xuất khẩu các sản phẩm: tươi/ướp lạnh/đông lạnh, cũng như một số loại thịt khác. Sau 13 năm kể từ khi Hoa Kỳ bị cấm vận tại Trung Quốc, thị trường này đã được chuyển đổi, từ một nhà nhập khẩu không đáng kể, trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ nhất thế giới. Ngành chăn nuôi bò thịt của Trung Quốc không thể đẩy mạnh sản xuất với tốc độ cần thiết để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa. Kết quả là, thịt bò nhập khẩu đã tăng mạnh từ năm 2013, và đạt 820.000 tấn (2,6 tỷ USD) vào năm 2016.
Mặc dù cơ hội xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc đã mở ra, nhưng các nhà cung cấp vẫn có thể bị hạn chế trong ngắn hạn, do những yêu cầu về việc hạn ngạch.
Trung Quốc đã chuyển đổi nhanh chóng trở thành nhà nhập khẩu thịt bò số 1 trên thế giới. Từ năm 2011 đến năm 2016, sản xuất thịt bò của Trung Quốc tăng 8% lên 7,0 triệu tấn, nhưng mức độ tiêu thụ đã tăng mạnh lên 20% ở mức 7,8 triệu tấn. Chăn nuôi bò thịt tại Trung Quốc bị hạn chế, bởi chi phí cao do thiếu cơ sở hạ tầng, dây chuyền giết mổ thiếu đầu tư, và ngành chăn nuôi phân tán chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, sản xuất trong nước gặp phải thách thức rất lớn, khi phục vụ các trung tâm tiêu thụ thịt bò lớn ở phía đông. Không đáp ứng được nhu cầu trong nước, đất nước đông dân nhất thế giới này đã và đang nhập khẩu từ thị trường quốc tế.
Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 1,0 triệu tấn vào năm 2018, cao hơn 11% so với năm 2017. Các nước Nam Mỹ sẽ vẫn là các nhà cung cấp hàng đầu như Braxin, Uruguay, Argentina duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Úc, trước đây là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc, nhưng vào thời điểm này Úc sẽ vẫn gặp nhiều hạn chế bởi nguồn cung giảm sút cho tới khi xây dựng lại đàn gia súc. Mỹ sẽ cạnh tranh với các mặt hàng thịt bò cao cấp khác từ Úc và Canada, nhưng sẽ bị hạn chế bởi các điều khoản quy định trong Nghị định thư. Tuy nhiên, thịt bò Mỹ đã có danh tiếng lớn ở Trung Quốc và có thể sẽ thành công hơn trong phân khúc thị trường cao cấp.
Sản lượng thịt bò toàn cầu được dự báo tăng gần 2% trong năm 2018, lên 113,1 triệu tấn, chủ yếu là vào việc mở rộng nhập khẩu ở Trung Quốc.
Thịt lợn
Xuất khẩu toàn cầu được dự báo tăng gần 3% trong năm 2018 do nhu cầu mạnh mẽ từ các nước Mexico, Philippines, và Nam Mỹ (Argentina, Chilê và Colombia), nơi mà giá sản xuất thịt bò rất cạnh tranh và tiêu dùng bình quân đầu người tăng lên. Tuy nhiên, giá thịt lợn được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.
Trung Quốc, sản lượng thịt lợn sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 do các nhà sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thu về lợi nhuận dương.
Chăn nuôi lợn ở Trung Quốc sẽ bước sang thời kỳ mới. Lindsay Kuberka, chuyên gia kinh tế nông nghiệp cho rằng, các nhà chăn nuôi lợn đã bước vào giai đoạn mở rộng sản xuất trong năm 2017, dự báo sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2018. Ngành lợn sẽ tiếp tục được củng cố đáng kể, đẩy nhanh việc áp dụng các quy định về môi trường mới và tăng cường việc hạn chế ô nhiễm từ trang trại chăn nuôi lợn. Số lượng các nhà sản xuất không nhiều, nhưng sản xuất với quy mô lớn hơn, chi phí giảm và hiệu quả tăng lên rõ rệt.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục giảm vào năm 2018, khi sản lượng sản xuất trong nước có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dùng dẫn đến việc giảm nhu cầu nhập khẩu thịt heo. Liên minh châu Âu – EU, Hoa Kỳ và Canada vẫn sẽ là nhà cung cấp chính cho thị trường này, họ cạnh tranh chủ yếu về giá cả. Với nhu cầu tương đối mạnh về nguồn đầu vào cho chế biến, sản lượng nhập khẩu sẽ không thể giảm hơn so với mức cũ, điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn duy trì vị trí là nhà nhập khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới, chiếm gần 1/5 sản lượng.
Tại Nga, Philippines, Mexico, sản phẩm chế biến từ thịt heo cũng sẽ tăng về sản lượng sản xuất.
Đối với Liên minh châu Âu EU, trong số các nhà sản xuất chính, chỉ có khu vực này sẽ giảm sản lượng do thị trường trong nước và xuất khẩu tương đối ảm đạm. Song EU sẽ vẫn là nhà xuất khẩu lớn nhất và không thay đổi ở mức 2,8 triệu tấn – nhưng xuất khẩu thịt lợn của EU sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức bởi việc giảm sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc và đồng Euro tăng giá.
Hoa Kỳ, sản lượng dự kiến sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2018, do mức tăng trưởng mạnh vào năm 2017. Các nhà sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu mạnh bằng cách nuôi lợn nái nhiều hơn. Sự tăng trưởng sản xuất liên tục dự kiến sẽ gây ra áp lực cho giá thịt lợn vào năm 2018 và giúp thúc đẩy xuất khẩu gần 5%. Mexico sẽ vẫn là thị trường quan trọng đối với Hoa Kỳ, với mức giá trên thị thường nội địa tương đối cao. Các nhà xuất khẩu vẫn sẽ duy trì được sức mạnh đối với thị trường Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Philippines.
Thịt gia cầm
Sản lượng thịt toàn cầu dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2018 lên 91,3 triệu tấn, chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Liên minh châu Âu EU. Sản lượng của Hoa Kỳ và Brazil được thúc đẩy bởi việc gia tăng xuất khẩu trong khi Liên minh châu Âu và Ấn Độ là do nhu cầu trong nước tăng chậm nhưng ổn định.

Trung Quốc: Sản lượng thịt của Trung Quốc dự báo sẽ giảm 5% xuống còn 11 triệu tấn trong năm 2018. Sản lượng sản xuất năm 2017 và 2016 giảm lần lượt là 6 và 8%, khi mà đất nước này vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự bùng phát của dịch cúm gia cầm, giới hạn của nguồn gen di truyền hiện có, thị trường đang trong trạng thái bão hòa, giá thấp, và nhu cầu thấp. Vì vậy nhập khẩu của Trung Quốc được dự báo tăng gần 7%.
Braxin: Xuất khẩu toàn cầu vào năm 2018 được dự báo tăng 3% lên 11,4 triệu tấn. Do Brazil đã phục hồi từ nửa đầu năm 2017 sau các vấn đề về chất lượng, xuất khẩu được dự báo tăng gần 4% vào năm 2018. Xuất khẩu của Braxin tăng do được thúc đẩy bởi khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh chính bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hạn chế thương mại liên quan đến cúm gia cầm.
Hoa Kỳ: Sản xuất và xuất khẩu của Hoa Kỳ: sản lượng dự kiến sẽ tăng 2% lên mức kỷ lục 19,0 triệu tấn vào năm 2018. Xuất khẩu sẽ tăng 3% lên gần 3,2 triệu tấn.
Nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi ở Đông Á vẫn sẽ cao. Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nhập khẩu thịt, vì sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, bởi giá dầu vẫn đang ở mức thấp, điều đó sẽ cản trở sự tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về mặt hàng thịt.
Tác giả: Huyền Anh
Nguồn tin: Báo nhà chăn nuôi

Công ty TNHH Môi Trường và Dịch Vụ TMH có địa chỉ: Khu Ba Toa, Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Hiện tại chúng tôi
- Độc quyền phân phối các sản phẩm là chế phẩm vi sinh AT-YTB.
- Tư vấn sử dụng, hợp đồng xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, chuồng trại chăn nuôi, bể phốt, hầm bể ủ khí sinh học Biogas, nước thải chăn nuôi, ô nhiễm nước ao hồ, ủ phân bón vi sinh .... với chế phẩm vi sinh AT-YTB.
- Hợp đồng phân phối hàng chế phẩm vi sinh AT-YTB cho các đại lý, người tiêu dùng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xử lý chất thải, phòng chống ô nhiễm môi trường, trên diện rộng với các địa phương trên toàn quốc.

Với nhu cầu mở rộng kinh doanh chúng tôi cần tuyển
Vị trí:
- Nhân viên Kinh doanh (20 người)
- Địa điểm làm việc: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,….
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp, sắp tốt nghiệp hệ Đại học/ Cao đẳng / Trung cấp chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y hoặc Kinh tế.
- Có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt.
- Có phương tiện đi lại, chấp nhận đi công tác xa.
- Nhanh nhẹn, chịu khó, nhiệt tình và trung thực.
- Đam mê công việc
Quyền lợi:
- Lương cứng + % doanh thu (Thu nhập bình quân từ 7 – 20 triệu/ tháng )
- Đựợc cung cấp các tư trang cần thiết phục vụ công việc; môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.
- Được đào tạo về sản phẩm công ty và các kỹ năng mềm.
- Cơ hội thăng tiến ở nhiều vị trí trong công ty: trưởng/ phó phòng – quản lý kinh doanh.
- Được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước (BHXH, BHYT) ngoài ra được hưởng thêm các phúc lợi riêng của công ty như nghỉ phép,
Thông tin liên hệ
Công ty: Công ty TNHH Môi Trường và Dịch Vụ TMH
Địa chỉ: Khu Ba Toa, Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Điện thoại: : 0987 676.528 hoặc 0903.606.489
Web: https://www.facebook.com/che.pham.vi.sinh.atytb
Nộp CV online vê địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ
Ms. Hương

Bao giờ xuất khẩu thịt heo thành hiện thực?
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) phục vụ xuất khẩu thịt lợn là định hướng lớn của ngành chăn nuôi đã ấp ủ nhiều năm qua.
Thực tế, đã có những doanh nghiệp đầu tư dây chuyền giết mổ hiện đại hàng trăm tỉ đồng nhằm đón đầu, đưa thịt lợn xuất ngoại. Tuy nhiên, bao giờ những lô thịt lợn đầu tiên có thể xuất khẩu lại đang là câu hỏi khiến doanh nghiệp đã trót đầu tư như đang ngồi trên lửa.
Doanh nghiệp “ngồi trên lưng hổ”
Với định hướng từng bước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà trọng tâm là thịt lợn, đầu năm 2015, Nam Định (cùng với Thái Bình) là 2 tỉnh đã được Bộ NN-PTNT chọn thí điểm đề án xây dựng vùng ATDB để phục vụ xuất khẩu.
Triển khai đề án này, Nam Định đã kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến thịt lợn để hướng tới xuất khẩu. Theo đó, Cty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Biển Đông (Cty Biển Đông) là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu và hiếm hoi của tỉnh Nam Định đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến với mục tiêu xuất khẩu sản phẩm thịt lợn xẻ (block) sang một số thị trường triển vọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Dẫn chúng tôi tham quan nhà máy giết mổ – chế biến thịt lợn được xây dựng tại xã Hải Nam (huyện Hải Hậu, Nam Định) với hệ thống nhà xưởng, dây chuyền đồ sộ đang trong giai đoạn cuối hoàn thiện, ông Vũ Trọng Nghĩa, GĐ Cty Biển Đông cho biết: Đây là dây chuyền giết mổ – chế biến thịt lợn hoàn toàn tự động công nghệ Hàn Quốc, thuộc loại hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Theo kế hoạch, nhà máy được xây dựng trong 2 giai đoạn. Giai đoạn xây dựng lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động công suất 250-300 con lợn/giờ (trọng lượng từ 100-150 kg/con), kho dự trữ và công nghệ SX thịt mát công suất 5.000 tấn thịt. Giai đoạn hai sẽ xây dựng, lắp đặt dây chuyền chế biến sâu, sản phẩm đa dạng như thịt hộp, xúc xích, dăm bông…
Riêng giai đoạn 1, Cty đã đầu tư vào dây chuyền giết mổ với kinh phí lên tới hơn 100 tỉ đồng, hiện đã hoàn thiện trên 80% các hạng mục công trình và có thể sẵn sàng đưa vào vận hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi mà nhà máy giết mổ đã sẵn sàng hoạt động, doanh nghiệp này lại như “ngồi trên lưng cọp” bởi liệu sản phẩm của họ có thể xuất khẩu được hay không, và bao giờ có thể xuất khẩu được thịt lợn đang là câu hỏi chưa có câu trả lời.
Từng nhiều năm bôn ba và có nhiều kinh nghiệm về thị trường sản phẩm chăn nuôi, ông Vũ Trọng Nghĩa đánh giá: Cùng với thị trường khổng lồ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay có nhu cầu thịt lợn vô cùng lớn bởi đặc thù khí hậu của các nước Đông Á quá lạnh giá và chi phí SX quá cao, nhất là chi phí nhân công.
Theo ông Nghĩa, giá thịt lợn tại Hàn Quốc luôn cao gấp đôi Việt Nam, Nhật Bản thì ít nhất cũng đắt gấp rưỡi Việt Nam hiện nay. Đây là cơ hội rất tốt cho ngành chăn nuôi Việt Nam để xuất khẩu, nhất là thị trường thịt lợn trong nước hiện đang bão hòa và giá vẫn chìm sâu nhiều năm qua. Bản thân Cty Biển Đông cũng đã tự tìm được đối tác NK thịt lợn rất lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều ông Nghĩa ái ngại nhất, đó là để xuất khẩu được thịt lợn, Việt Nam cần phải có hiệp định về thú y với Hàn Quốc.

“Thời gian qua, Cục Thú y cũng đã nhiều lần về làm việc với Cty chúng tôi để bàn hướng tháo gỡ về vấn đề đàm phán thủ tục kiểm dịch. Nghe đâu để xuất khẩu được thịt lợn qua Hàn Quốc, Nhật Bản thì tỉnh Nam Định phải xây dựng được vùng ATDB, được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) công nhận, và chưa biết bao giờ thì mới được các nước chấp thuận. Nhưng doanh nghiệp chúng tôi đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng nhà máy, và không thể cứ thế ngồi chờ” – ông Nghĩa lo lắng.
Không khéo thành… công cốc!
Được biết, với chiến lược xây dựng vùng ATDB gắn với phát triển vùng chăn nuôi lợn phục vụ cho nhà máy chế biến – xuất khẩu của Cty Biển Đông, tỉnh Nam Định đã lên quy hoạch xây dựng vùng ATDB tại 83 xã thuộc 4 huyện (Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường và Trực Ninh) với quy mô tổng đàn khoảng 300 nghìn con (chiếm trên 40% tổng đàn lợn toàn tỉnh).
Đây là các xã thuộc phía đông sông Ninh Cơ, có vị thế địa lí bốn mặt có sông lớn và biển bao bọc, khả năng cách li rất thuận lợi cho việc xây dựng vùng ATBD trong chăn nuôi, đồng thời cũng là nơi đóng chân của nhà máy chế biến do Cty Biển Đông đầu tư. Việc xây dựng vùng ATDB tại đây đang có nhiều thuận lợi, nhưng cơ quan chuyên môn về chăn nuôi ở Nam Định lại có nhiều băn khoăn.
Trao đổi với NNVN, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nam Định cho biết: Với phương án xây dựng vùng ATDB (đối với 2 bệnh LMLM và dịch tả lợn), thời gian qua, trong bối cảnh nguồn ngân sách phục vụ cho tiêm phòng bệnh LMLM cho đàn lợn không được bổ sung, Nam Định đã dồn nguồn vacxin tập trung tiêm phòng triệt để cho 2 bệnh LMLM và dịch tả tại 83 xã quy hoạch xây dựng vùng ATDB.

Đến thời điểm này, chỉ còn chờ việc lấy mẫu giám sát lưu hành virus LMLM và dịch tả lợn nữa là có thể tiến hành công nhận vùng ATDB theo quy định. Tuy nhiên, điều mà ông Hiểu ái ngại, đó là liệu các nước mà doanh nghiệp đang nhắm tới để xuất khẩu thịt lợn như Hàn Quốc hay Nhật Bản có công nhận kết quả vùng ATDB mà Việt Nam đã công nhận hay không? Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng ATDB mà Nam Định đang triển khai liệu có được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) chấp thuận hay không cũng là điều mà cơ quan thú y tỉnh này rất mơ hồ.
“Bên cạnh ý nghĩa bền vững trong chăn nuôi, mục đích của việc xây dựng vùng ATDB là phục vụ nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu. Thế nhưng chúng tôi bây giờ cũng chẳng biết là phía các nước mà doanh nghiệp định xuất khẩu thịt lợn sang đó họ có đồng ý công nhận cho vùng ATDB của chúng tôi đã làm hay không, và họ đòi hỏi những gì? Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xây dựng vùng ATDB theo quy định của Việt Nam hiện nay có được OIE công nhận hay không thì chúng tôi cũng không rõ” – Chi cục trưởng Ninh Văn Hiểu băn khoăn.
Cũng theo ông Hiểu, theo quy định hướng dẫn xây dựng vùng ATDB hiện nay, mỗi năm buộc phải tiến hành lấy mẫu để giám sát lưu hành virus một lần. Tuy nhiên đến thời điểm này, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nam Định vẫn chưa được Cục Thú y có hướng dẫn chi tiết về hình thức, xác suất, số lượng mẫu cần phải lấy và phân tích là bao nhiêu. Bên cạnh đó, với số lượng mẫu cần phân tích giám sát hàng năm cho 2 loại bệnh là LMLM và dịch tả lợn của vùng ATDB tại 83 xã thuộc 4 huyện rất lớn, kinh phí lấy mẫu, phân tích sẽ là không nhỏ, nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương thì sẽ khó đảm bảo để triển khai được.
- Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nam Định, năm 2017, Nam Định cũng đã bắt tay triển khai xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn thịt giữa các trang trại lớn tại 83 xã thuộc vùng ATDB với Cty Biển Đông.
- Theo đó, rất nhiều cuộc họp giữa Cty Biển Đông, lãnh đạo địa phương và các trang trại chăn nuôi lợn để bàn hướng triển khai hợp tác, trong đó hạt nhân là xây dựng các HTX chăn nuôi để liên kết SX với doanh nghiệp đã được tổ chức. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc thành lập các HTX chăn nuôi vẫn dậm chân tại chỗ.
- “Cty chúng tôi đã năm lần bảy lượt mời hàng trăm chủ trang trại trong vùng về để bàn phương án thành lập HTX, có cả lãnh đạo tỉnh chủ trì, tiệc tùng hẳn hoi. Lúc giá lợn hạ, phải giải cứu thì các trang trại rất hăng hái chuyện thành lập HTX, ấy thế nhưng khi giá lợn nhích lên một chút, thì mỗi người lại một ý, rốt cục chuyện thành lập HTX đến nay vẫn chưa đâu tới đâu” – ông Vũ Trọng Nghĩa, GĐ Cty Biển Đông ngao ngán.
Tác giả: Lê Bền
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Từ ngày 1/3, VinEco đã chính thức trở thành cổ đông lớn của Việt Thắng sau khi nhận chuyển nhượng 24% vốn từ Hùng Vương. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2018 sắp tới, Việt Thắng cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua phương án để VinEco mua tối đa 60% cổ phần.
Đầu tháng 3, Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VINECO, thuộc Tập đoàn Vingroup, chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng sau khi nhận chuyển nhượng 25,09 triệu cổ phần (24% vốn điều lệ) từ CTCP Hùng Vương.
Xem thêm:
›» Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá heo hơi năm 2017.
›» Cập nhật tình hình giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi
Vậy là sau gần 3 năm bắt tay làm nông nghiệp, xây dựng hệ thống trang trại rau quy mô và hiện đại, VinEco đang tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Lựa chọn tham gia vào mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể xem là nước cờ khôn ngoan của Vingroup, đánh dấu bước tiến mới của tập đoàn này vào địa hạt ngành chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi - Nguyên liệu phải đi nhập, thị trường bị ông lớn ngoại chi phối
Nông nghiệp Việt Nam nhiều năm qua vẫn luôn ở thế bất cân xứng. Các đặc sản chủ lực hầu hết là sản phẩm của ngành trồng trọt như lúa gạo, trái cây, cà phê, tiêu, điều... Chăn nuôi vẫn luôn là "chiếc chân trái" yếu hơn, chỉ với vài điểm sáng trong ngành thủy sản.
Năm 2017 đã đi qua đầy bất ổn với ngành chăn nuôi. Khoảng thời gian này năm ngoái, câu chuyện hot nhất trên mạng xã hội lẫn đời thực là câu chuyện giải cứu lợn. Giá lợn năm 2017 đã chạm mốc thấp nhất lịch sử trong vòng 10 năm, thậm chí là thấp nhất thế giới. Những người nông dân khóc, rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp kêu cứu, ngành chăn nuôi lợn vỡ trận.
Tại một hội nghị "giải cứu" ngành chăn nuôi lợn quy tụ 30 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và chế biến, Bộ trưởng Nông Nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã phải kiến nghị giải pháp ngắn hạn: "Trước mắt phải giảm ngay yếu tố đầu vào, hạ giá thành cám, giống, thuốc thú y. Đây là vấn đề đầu tiên và các doanh nghiệp cần thực hiện ngay tức thì".
Tuy nhiên, thực hiện điều này không hề dễ.
Theo tính toán của các đơn vị chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm đến 60% chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vấn đề ở chỗ năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang rất yếu, phụ thuộc lớn vào nước ngoài.
Trên thị trường thức ăn chăn nuôi hiện tại, doanh nghiệp FDI chiếm đến 60 – 65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra và vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, còn khối tư nhân nhà nước chỉ chiếm khoảng 35 – 40% trong tổng sản lượng song ngày càng co hẹp.
Chưa kể nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi luôn bị đội giá vì Việt Nam chưa thể tự chủ mà vẫn dựa hầu hết vào nguồn nhập khẩu. Dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn 15-20% so với các nước trong khu vực.
Trên thực tế, tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và phải nhập khẩu số lượng lớn thức ăn chăn nuôi đã diễn ra từ lâu.
Theo Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam, ông Đoàn Xuân Trúc, hiện nay cả nước có 207 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất sản lượng hơn 22,2 triệu tấn/năm. Việt Nam chỉ tự túc được khoảng 40% nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp, còn 60% là nhập khẩu. Số liệu Hải quan năm 2017 ghi nhận, Việt Nam chi tới 3,2 tỷ USD để nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu.
Dù Việt Nam đang đứng thứ 17 trong top 20 quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới, nhưng với nhu cầu thức ăn chăn nuôi khoảng 18 – 20 triệu tấn/năm, hoạt động sản xuất trong nước hiện nay gần như mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nội địa.

Sự vào cuộc của các đại gia
Vài năm gần đây, ngành thức ăn chăn nuôi đã thu hút thêm một số doanh nghiệp lớn quan tâm và đầu tư. Điển hình nhất phải kể đến Masan Group.
Đầu năm 2015, Masan Group chính thức bước chân vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Chọn con đường M&A, Masan đã mua lại không chỉ 1 mà tới 2 doanh nghiệp lớn trong ngành là Proconco và ANCO
Chỉ sau chưa đầy một năm, Masan Nutri-Science – công ty phụ trách mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Group – không những trở thành doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành chỉ sau "một đêm" mà còn đóng góp đáng kể doanh thu cũng như lợi nhuận về cho Masan. Trong năm 2016 sau đó, 2/3 doanh thu của Masan đến từ kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Ngoài Masan Group, nói đến ngành thức ăn chăn nuôi trong nước không thể không nhắc tới 4 doanh nghiệp lớn khác là Dabaco, GreenFeed, Vina và Lái Thiêu (5 DN nội này chiếm 23% thị phần) và 5 doanh nghiệp FDI lớn nhất là CP, Deheus, ANT, Jafa comfeed và Cargill (chiếm 37% thị phần).
Do thâu tóm được cả Proconco - nhà sản xuất Cám Con Cò và ANCO, cả 2 đều là những doanh nghiệp lớn trong ngành nên quá trình bước vào ngành thức ăn chăn nuôi của Masan diễn ra rất thuận lợi. Masan cũng không giấu tham vọng vượt qua C.P Việt Nam để dẫn đầu ngành.

Chọn cách làm tương tự Masan, chọn đầu tư thông qua M&A một đơn vị đã có sẵn cơ sở sản xuất, thị trường và kinh nghiệm, đang gặp khó khăn về tài chính, sẽ giúp Vingroup tiết kiệm nhiều thời gian và có nhiều lợi thế về chi phí trong đàm phán. Và Việt Thắng là một lựa chọn đủ tốt.
Sau 3 năm xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp quy mô trong ngành trồng trọt, bước chân đầu tiên của Vingroup vào lãnh địa chăn nuôi thông qua Việt Thắng hứa hẹn rất nhiều tiềm năng. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 sắp tới, Việt Thắng cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua phương án để VinEco mua tối đa 60% cổ phần Việt Thắng.
Trước cả khi về tay Hùng Vương, Việt Thắng đã là tên tuổi lớn trên thị trường về sản xuất thức ăn cho cá.
Khi thâu tóm Việt Thắng, ông chủ Hùng Vương Dương Ngọc Minh từng quả quyết, dựa trên những lợi thế sẵn có của Hùng Vương như: công nghệ tốt, có tiền chốt giá nguyên liệu ổn định, kho trữ hàng lớn… nên trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi Việt Thắng sẽ không phải e ngại bất kỳ đối thủ nào, kể cả các doanh nghiệp FDI.
Không giấu tham vọng gia tăng sản lượng và doanh thu, ông Minh đã đầu tư nâng công suất các nhà máy Việt Thắng từ 500.000 tấn lên 800.000 tấn/năm.
Ngoài sản xuất thức ăn cho cá, Việt Thắng đã mở rộng đầu tư chăn nuôi heo, sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm. Tính đến quý III/2017, chi phí đầu tư dở dang cho xây dựng và mở rộng công suất nhà máy thức ăn chăn nuôi và các trại heo giống lên đến 620 tỷ đồng. Hầu hết các khoản đầu tư này đều được tài trợ bằng nợ vay dài hạn.
Việt Thắng cũng thực hiện chiến lược xây dựng chuỗi giá trị khép kín trong ngành chăn nuôi heo từ con giống, trang trại chăn nuôi và cung cấp thức ăn dù có phần chậm chân hơn so với các đối thủ khác là CP, Cargill, Proconco, Anco…
Tuy nhiên, đáng tiếc là việc kinh doanh của Việt Thắng lại không được như ông Minh kì vọng.
Sai lầm nghiêm trọng nhất của Hùng Vương là tính toán sai thị trường trong việc đầu cơ nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cụ thể ở đây là bánh dầu đậu nành. Đây được xem là đòn giáng nặng nhất lên Việt Thắng.
Bản thân Hùng Vương khi nắm giữ quyền chi phối cũng khó mà có những hỗ trợ cho Việt Thắng, khi đang đối mặt với những khoản nợ lớn, hàng tồn kho cao, doanh thu sụt giảm, đến mức gần đây phải rao bán các dự án bất động sản để có tiền trả nợ.
Việc bán cổ phần tại Việt Thắng để giải quyết khó khăn đã được Hùng Vương rao bán từ năm ngoái. Sự có mặt của Vingroup có thể sẽ là giải pháp lợi cả đôi bên: Hùng Vương giảm bớt được áp lực nợ vay, Việt Thắng cũng sẽ có những hỗ trợ từ một doanh nghiệp sở hữu nguồn tài chính giàu mạnh và hệ sinh thái nông nghiệp đang trên đà phát triển. Còn với Vingroup, bước đệm này sẽ mở ra con đường rộng rãi trong lĩnh vực chăn nuôi đầy thách thức và cũng vô vàn cơ hội phía trước.
Tác giả: Kiến Anh
Nguồn tin: Tri thức trẻ