
Phòng khám thú y Hùng Vương có địa chỉ tại: 368 Phạm Văn Thuận, P.Bình Đa, Tp Biên Hòa, Đồng Nai.

Hiện nay chúng tôi cần tuyển nhân sự mới
Vị trí : Bác sỹ thú y
• Số lượng: 01 người (Có tiếp nhận sinh viên có nhu cầu thực tập)
• Yêu cầu:
- Nam/Nữ tốt nghiệp chuyên ngành Thú Y bằng Trung cấp, Cao đẳng
- Tính cách trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi
• Quyền lợi:
- Được làm việc trong môi trường năng động, thuận lợi cho việc học tập và phát triển
- Chế độ đãi ngộ tốt
- Lương, thưởng phù hợp với năng lực làm việc
• Hồ Sơ
- Đơn xin việc
- Bằng cấp chuyên môn (có công chứng)
- Giấy khám sức khỏe
- Sơ yếu lý lịch (có chứng thực của địa phương)
- Bản sao Chứng minh nhân dân (có công chứng)
- 2 ảnh 3x4 hoặc 4x6
Thông tin liên hệ
Phòng khám thú y Hùng Vương địa chỉ tại: 368 Phạm Văn Thuận, P.Bình Đa, Tp Biên Hòa, Đồng Nai.
• Mọi thông tin vui lòng liên hệ 035.600.7533 (Ms Nữ)
• Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
• Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 30/04/2019
Thông tin được chia sẻ
Ms. Nữ

Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện hồi đầu tháng 2, đến nay, đã có 2 địa phương của TP.Hà Nội và Hưng Yên đã qua hơn 30 ngày vẫn chưa phát sinh ổ dịch mới, đủ điều kiện để công bố hết dịch.
Cụ thể, hai địa phương đón nhận tin vui này là phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) và xã Đức Hợp (huyện Kim Động, Hưng Yên).
Được biết, phường Ngọc Thụy là địa phươn đầu tiên của Hà Nội phát hiện dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn rừng, đã có 25 con lợn buộc phải tiêu hủy. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành liên quan khẩn trương, nghiêm túc, tập trung tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Nhờ đó, ổ dịch tại phường Ngọc Thụy đã được khống chế, đã qua hơn 30 ngày vẫn chưa phát sinh thêm ổ dịch mới. Địa phương này đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi hôm 28/3.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.Hà Nội, tính đến 29/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 12 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội; 32 xã, phường, 52 thôn, tổ dân phố, 122 hộ chăn nuôi, 2.218 con lợn buộc phải tiêu hủy.
Tương tự, tin vui đã đến với người dân xã Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) khi bằng nhiều giải pháp quyết liệt, địa phương đã cơ bản khống chế được dịch tả lợn châu Phi và công bố hết dịch từ ngày 29/3. Được phát hiện từ cuối tháng 2/2019, dịch tả lợn châu Phi đã khiến 600 con heo của người dân Đức Hợp buộc phải tiêu hủy. Sau đó, các biện pháp phòng chống dịch đã được triển khai quyết liệt, đến nay, đã qua hơn 30 ngày mà Đức Hợp vẫn chưa phát sinh thêm ổ dịch mới.
Theo Cục Thú y, việc công bố hết dịch sẽ tạo điều kiện cho những đàn heo khỏe mạnh trong địa bàn được đem đi vận chuyển, tiêu thụ tại nơi khác. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân được tái đàn để ổn định chăn nuôi.
Cũng theo báo cáo của Cục Thú y, đến ngày 2/4, đã có 476 xã của 91 huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi. Dịch bệnh đã khiến gần 74.000 con lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy. Điều đáng ghi nhận là, tốc độ lây lan, phát triển của dịch đang có dấu hiệu chững lại.
Tác giả: Khánh Nguyen
Nguồn tin: Báo Dân Việt

Công ty CP thuốc thú y Trung Ương 5 (www.fivevet.vn) một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm: thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, thức ăn bổ sung, các loại vắcxin và các chế phẩm sinh học phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
Các dây chuyền sản xuất thuốc của nhà máy theo tiêu chuẩn GMP – WHO bao gồm: 7 dây chuyền Nonbeta (bột, cốm, mỡ, nhỏ mắt, viên, uống, tiêm), 3 dây chuyền Beta (bột, hỗn dịch tiêm, bột pha tiêm), dây chuyền vắc xin virus trên trứng và tế bào, vắc xin nhược độc và vô hoạt; phòng thí nghiệm tiêu chuẩn GLP - WHO và phòng kho tiêu chuẩn GSP – WHO của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh Vắc xin giai đoạn 2018 - 2020, Công ty CP thuốc thú y Trung ương 5 cần tuyển nhân sự cho nhiều vị trí làm việc tại nhà máy (CCN Hà Bình Phương, huyện Thường Tín, TP HN), cụ thể như sau:
Các vị trí tuyển dụng:
1. Giám đốc kinh doanh chi cục, hệ thống trại lớn (02 người mỗi người phụ trách 1 mảng)
2. Trưởng phòng kinh doanh thuốc thú y thủy sản (01 người)
3. Nhân viên kinh doanh (10 người)
4. Phụ trách QA Vắc xin, Dược (02 người)
5. Trưởng phòng QC Dược (01 người)
6. Nhân viên kỹ thuật thực địa (02 người)
7. Trưởng dây chuyền sản xuất Vắc xin (02 người)
8. Kỹ thuật viên sản xuất Vắc xin (02 người)
9. Kỹ thuật viên vận hành máy đông khô (02 người)
10. Nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (02 người)
11. Chuyên viên phòng NCPT Vacxin (03 người)
Chi tiết các vị trí cần tuyển
1. Giám đốc kinh doanh chi cục, hệ thống trại lớn (key account) (Mỗi người phụ trách 1 mảng)
• Nhiệm vụ chính:
Phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh ở mảng được giao (các trang trại lớn, công ty chăn nuôi hoặc hệ thống chi cục).
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
Các sản phẩm kinh doanh là các sản phẩm do công ty sản xuất, bao gồm: thuốc, dinh dưỡng, sát trùng, vaccine, kháng thể...
• Yêu cầu: Có chuyên môn về ngành Thú y, Chăn nuôi thú y. Ưu tiên ứng viên có từ 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
• Quyền lợi: lương thưởng hấp dẫn (50-70tr), các chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
2. Trưởng phòng kinh doanh thuốc thú y thủy sản (01 người)
• Nhiệm vụ chính:
Phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh mảng thuốc thú y thủy sản khu vực miền Bắc & Trung (từ Nghệ An đổ ra)
Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh / kỹ thuật phù hợp cho khu vực phụ trách.
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn
Các sản phẩm kinh doanh là các sản phẩm do công ty sản xuất, bao gồm: thuốc, dinh dưỡng, sát trùng, chế phẩm sinh học nhằm cải tạo môi trường, diệt tảo v.v...
• Yêu cầu: Có chuyên môn về ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên ứng viên có từ 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
• Quyền lợi: lương thưởng hấp dẫn (35-50tr), các chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
3. Nhân viên kinh doanh: (10 người: Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang…)
• Nhiệm vụ chính:
Phát triển kinh doanh và tư vấn kỹ thuật thị trường ở địa bàn được giao.
Chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới.
Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật phòng và điều trị bệnh.
Các sản phẩm kinh doanh là các sản phẩm do công ty sản xuất, bao gồm: thuốc, dinh dưỡng, sát trùng, vaccine, kháng thể...
• Yêu cầu: Có chuyên môn về Thú y, chăn nuôi thú y, thủy sản, nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm.
• Quyền lợi:
Lương cứng + phụ cấp + thưởng, thưởng cuối năm, các chế độ theo luật (trao đổi cụ thể khi phỏng vấn). Thu nhập từ 15 – 30 triệu tùy thuộc vào kết quả kinh doanh và năng lực.
Thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm.
4. Phụ trách QA Vắc xin, Dược (02 người)
• Nhiệm vụ chính:
Phụ trách toàn bộ công việc QA tại nhà máy vắc xin, nhà máy Dược.
Phụ trách hồ sơ GMP, hồ sơ ISO 17025.
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn
• Yêu cầu: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Thú y, Dược, Công nghệ sinh học. Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm ở vị trí tương đương tại các nhà máy áp dụng tiêu chuẩn GMP-WHO.
• Quyền lợi: lương thưởng hấp dẫn, các chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
5. Trưởng phòng QC Dược (01 người)
• Nhiệm vụ chính:
Phụ trách toàn bộ công việc của phòng QC Dược.
Quản lý phòng và đào tạo nhân viên.
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn
• Yêu cầu: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Dược, Hóa, Hóa dược, Công nghệ sinh học… Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm ở vị trí tương đương tại các nhà máy áp dụng tiêu chuẩn GMP-WHO.
• Quyền lợi: lương thưởng hấp dẫn, các chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
6. Nhân viên kỹ thuật thực địa (02 người)
• Nhiệm vụ chính:
Xây dựng quan hệ với chủ trại và đại lý.
Cập nhật thông tin về tình hình thị trường, dịch bệnh và vắc xin.
Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật phòng và điều trị bệnh.
• Yêu cầu: Có chuyên môn về ngành Thú y, chăn nuôi thú y, thủy sản. Ưu tiên ứng viên có từ 2 năm kinh nghiệm làm kỹ thuật trại lớn, kỹ thuật thị trường.
• Quyền lợi:
Lương cứng + phụ cấp + thưởng, thưởng cuối năm, các chế độ theo luật (trao đổi cụ thể khi phỏng vấn). Thu nhập từ 10-15 triệu, tùy thuộc vào năng lực và trình độ kỹ thuật.
Thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm.
7. Trưởng dây chuyền sản xuất Vắc xin (02 người)
• Nhiệm vụ chính:
Quản lý, điều hành công việc tại dây chuyền sản xuất vắc xin.
Lên kế hoạch, tổ chức giám sát quá trình thực hiện sản xuất của dây chuyền.
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
• Yêu cầu:
Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y, vi sinh vật hoặc các lĩnh vực có liên quan.
Ưu tiên người có kinh nghiệm chuyên sâu về sản xuất vắc xin hoặc nuôi cấy tế bào.
• Quyền lợi: lương thưởng hấp dẫn, chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
8. Kỹ thuật viên sản xuất Vắc xin (02 người)
• Nhiệm vụ chính:
Thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất vắc xin.
Thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng dây chuyền.
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
• Yêu cầu:
Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên chuyên ngành thú y, vi sinh vật hoặc các lĩnh vực có liên quan.
Ưu tiên ứng viên đã từng tham gia sản xuất vắc xin hoặc làm trong phòng thí nghiệm về vi sinh vật.
• Quyền lợi: lương thưởng cạnh tranh, chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
9. Kỹ thuật viên vận hành máy đông khô (02 người)
• Nhiệm vụ chính:
Quản lý, vận hành hệ thống đông khô vắc xin.
Thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng dây chuyền.
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
• Yêu cầu:
Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên chuyên ngành thú y, vi sinh vật hoặc các lĩnh vực có liên quan.
Ưu tiên: ứng viên có kinh nghiệm hoặc kiến thức liên quan đến kỹ thuật đông khô, có hiểu viết về thiết bị lạnh công nghiệp và tự động hóa.
• Quyền lợi: lương thưởng cạnh tranh, chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
10. Nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (02 người)
• Nhiệm vụ chính:
Đọc, dịch các tài liệu chuyên ngành thú y. Chuẩn bị các hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký hồ sơ công ty, đăng ký sản phẩm tại thị trường nước ngoài.
Tìm kiếm, chăm sóc các khách hàng nước ngoài
Làm các công việc được giao liên quan đến xuất, nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm thuốc thú y, các loại vaccine và sinh phẩm..
Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
• Yêu cầu:
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y.
Tiếng anh chuyên ngành tốt.
• Quyền lợi: lương thưởng cạnh tranh, chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
11. Chuyên viên phòng NCPT Vacxin (03 người)
• Nhiệm vụ chính:
Thực hiện các nghiên cứu đối với vi rút/vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm vắc xin và chế phẩm sinh học.
Tìm kiếm thông tin khoa học quốc tế, thông tin sản phẩm trên thị trường để đưa ra định hướng phát triển sản phẩm mới.
Tham gia các dự án Khoa học Công nghệ của công ty.
Viết bài về thông tin dịch bệnh, cách phòng tránh trên website của công ty.
• Yêu cầu:
Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y, vi sinh vật, công nghệ sinh học hoặc các lĩnh vực có liên quan.
Ưu tiên: ứng viên tốt nghiệp thạc sỹ nước ngoài, ứng viên có kinh nghiệm làm việc với vi rút/vi khuẩn gây bệnh trên động vật..
• Quyền lợi: lương thưởng hấp dẫn, chế độ theo luật (trao đổi khi phỏng vấn).
Liên hệ với công ty CP thuốc thú y Trung Ương 5 (www.fivevet.vn)
Hồ sơ gửi về Phòng HCNS – 024.33.76.68.68 (Ms Ngà: 0973.633.863)
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, huyện Thường Tín, TP HN
Hoặc ứng viên gửi bản mềm CV qua địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. / This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
Thông tin được chia sẻ
Ms. Ngà
Phòng nhân sự công ty CP thuốc thú y Trung Ương 5

Bài viết dưới đây là những chia sẻ của James Donald, thuộc trung tâm công nghệ gia cầm quốc gia tại Đại học Auburn về vai trò và tầm quan trọng của thiết kế chuồng trại trong chăn nuôi gà trong trại kín và tầm quan trọng của việc kiểm soát môi trường - tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Là một kỹ sư nông nghiệp chuyên về lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, kiểm soát môi trường hay còn gọi là tiểu khí hậu chuồng nuôi là toàn bộ sự nghiệp của tôi. Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà mọi người cần phải học đó chính là hiệu suất chăn nuôi của mỗi đàn gà phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống xung quanh chúng.
Việc giảm thiểu stress cho đàn gà trong tất cả mọi giai đoạn sống của nó từ khi ở trại giống cho đến ngày vận chuyển cuối cùng đi lò mổ là một việc làm có giá trị rất lớn và đặc biệt quan trọng trong mô hình chăn nuôi “không kháng sinh” (ABF) và “không bao giờ dùng đến kháng sinh” (NAE).
Các căng thẳng, stress sẽ làm cho các yếu tố bất lợi có cơ hội phát triển mạnh, làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ dàng gây bệnh cho cả đàn gà.
Chất lượng không khí và nhiệt độ không khí thích hợp là hai yếu tố cơ bản trong sản xuất chăn nuôi tốt và kiểm soát môi trường tốt. Tuy nhiên, khái niệm giảm thiểu stress cần được mở rộng ra ngoài 2 yếu tố nhiệt độ và chất lượng không khí thích hợp.
Thiết kế “Đường hầm trong chuồng nuôi” đã đảo ngược quy tắc cũ.

Các nhà khoa học lĩnh vực gia cầm, các bác sĩ thú y, các nhà lai tạo giống có tiếng và nhiều trang trại chăn nuôi gà trên thế giới từ lâu đã ứng dụng ý tưởng “đường cong nhiệt độ lý tưởng” – nghĩa là thiết kế mái nhà hình vòng cung tạo thành kiểu kiến trúc như những đường hầm bên trong trang trại chăn nuôi gà (Ảnh 1) với mục đích kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi một cách tối ưu nhất.
Và cho đến giữa những năm 1980 khi các trang trại chăn nuôi gà với các “đường hầm” ngày càng phổ biến tại Hoa Kỳ, việc duy trì nhiệt độ lý tưởng là một trong những nguyên tắc tối thiểu của mọi trang trại chăn nuôi gà trong chuồng kín.
Sau nhiệt độ, độ ẩm cũng được coi là yếu tố quan trọng, nhưng nhiệt độ chính xác dường như là tiên đề đầu tiên để kiểm soát môi trường tốt với việc điều chỉnh nhiệt độ sao cho độ ẩm tương đối trên hoặc dưới độ ẩm lý tưởng từ 50 đến 70% .
Với vấn đề thông gió trong chăn nuôi gia cầm ở các trang trại có kiến trúc kiểu truyền thống thì một quy tắc cũ của ngón tay cái thường được sử dụng là nếu nhiệt độ (độ F) + độ ẩm tương đối vượt quá 160, gà sẽ bị stress nhiệt. Quy tắc cũ này không phù hợp với các trang trại chăn nuôi theo kiểu “đường hầm” như trên.
Hiểu về trạng thái cân bằng nhiệt độ.
Nếu người ta kiểm tra tất cả các phương pháp truyền dẫn nhiệt đến hoặc đi khỏi cơ thể của mỗi con gà, có 4 phương pháp chính là:
- Đối lưu.
- Dẫn truyền nhiệt.
- Bức xạ.
- Hô hấp.
Trong điều kiện kiểm soát môi trường tốt, dẫn truyền nhiệt thường không đáng kể. Gia cầm muốn phát triển và sinh sản đạt năng suất cao thì cần phải duy trì được trạng thái cân bằng nhiệt.
Cân bằng nhiệt không phải là duy trì nhiệt độ cơ thể gia cầm đúng bằng với nhiệt độ lý tưởng chuồng nuôi. Trong khi nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi là một yếu tố quan trọng, thì cân bằng nhiệt nghĩa là lượng nhiệt sinh ra (chủ yếu từ quá trình tiêu hóa thức ăn) được giải phóng hoặc tiêu tan theo cách không làm cho con vật bị căng thẳng hoặc đốt cháy calo cũng quan trọng không kém.
Một trạng thái cân bằng nhiệt lý tưởng có nghĩa là sự sinh nhiệt và sự tản nhiệt của con vật ở trạng thái cân bằng, với lượng calo bị đốt cháy cho các chức năng duy trì cơ thể ít nhất.
Khi gia cầm khó thở, thở khò khè có thể làm tiêu tan lượng nhiệt sinh ra của cơ thể, nhưng đó là hoạt động không hiệu quả vì điều đó làm “lãng phí” 1 lượng calo của cơ thể bằng cách tiêu tốn năng lượng cho việc khó thở, thở khò khè.
Cũng như vậy khi gia cầm bị lạnh, để duy trì trạng thái cân bằng nhiệt, con vật phải đốt cháy 1 lượng calo nhất định để sưởi ấm cho cơ thể. Điều này cướp đi lượng calo mà đáng lẽ ra là giành cho việc giúp cơ thể con vật phát triển và đạt tăng trọng hoặc khả năng sinh sản hiệu quả.
Trong cả hai trường hợp khó thở và bị lạnh như trên, con vật có thể rơi vào tình trạng căng thẳng.
Ví dụ về việc loại bỏ hiện tượng tăng đối lưu nhiệt.
Đối lưu nhiệt là sự truyền nhiệt sinh ra bởi sự chuyển động của dòng chất khí (chất lỏng). Khí nóng luôn di chuyển trên và khí lạnh chìm xuống. Quy trình này được gọi là đối lưu tự nhiên. Đối lưu nhiệt cũng có thể bị tác động cưỡng bức bởi gió hoặc dùng quạt.
Trong nhiều lớp học hoặc bài giảng của chúng tôi, chúng tôi thường sử dụng ví dụ về nhiệt độ lý tưởng cho một con gà thịt công nghiệp 2,27Kg là khoảng 21.1οC. Trong điều kiện không khí tĩnh với độ ẩm khoảng 50-70%, những con gà thịt công nghiệp này có thể đạt trạng thái cân bằng nhiệt tối ưu với lượng calo tối thiểu được sử dụng cho các chức năng duy trì cơ thể.
Tuy nhiên, cùng một con gà thịt công nghiệp 2,27Kg ở 30oC trong điều kiện tốc độ gió chuồng nuôi là 2 m/s cũng có thể ở trạng thái cân bằng nhiệt với lượng calo rất thấp cho các chức năng duy trì cơ thể, ăn uống, phát triển và tăng trọng giống như những con gà 2,27 kg ở 21.1 oC trong điều kiện không khí tĩnh.
Tăng đối lưu nhiệt không phải là điều gì tốt đẹp cả, tuy nhiên mấu chốt của việc loại bỏ hiện tượng tăng đối lưu nhiệt trong chuồng nuôi nằm ở hệ thống thông gió và hệ thống kiểm soát môi trường trong trại. Theo chúng tôi, đó là một khái niệm khó nắm bắt và khó dạy.
Có vô số các kết hợp tạo ra “vùng thoải mái” cho gà.
Có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn kết hợp của nhiệt độ, tốc độ gió và độ ẩm tương đối đã được chứng minh là rất hiệu quả cho sự phát triển của gia cầm nuôi trong trại kín và giúp chúng đạt được mức năng lượng tối thiểu để duy trì cơ thể, và do đó giảm hiện tượng căng thẳng xuống mức tối thiểu.
Điều kiện khí hậu chuồng nuôi như trên được gọi chung là “vùng thoải mái”.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của một con gà, có một phạm vi nhiệt độ hẹp, nơi có mức năng lượng duy trì yêu cầu thấp nhất và gà có thể tận dụng tối đa năng lượng từ thức ăn để tăng trọng lượng cơ thể.
Không có công thức chính xác nhưng có rất nhiều cách kết hợp tạo ra vùng thoải mái, một trong những cách để nhận biết đàn gà đang ở trong vùng thoải mái chính là quan sát hành vi của chúng.
Trách nhiệm của mỗi người quản lý trang trại là cần quản lý sao cho việc duy trì vùng thoải mái này được tối ưu nhất nhằm giúp gia cầm đạt được mức năng lượng tối thiểu để duy trì cơ thể cũng như giảm tối đa các stress trên gà.
Nguyên tắc duy trì các điều kiện nhiệt độ, tốc độ gió và ẩm độ nằm trong vùng thoải mái này được áp dụng trong cả lò ấp và trong các trang trại chăn nuôi gà đẻ, gà thịt, gà giống.
Ảnh 2 là một hình minh họa cho khái niệm vùng thoải mái ở trên, và là một khái niệm mà mọi quản lý trại cần phải biết.
Bộ điều khiển môi trường có thể nằm ngay trên thiết lập nhiệt độ môi trường xung quanh mục tiêu được đưa vào chương trình, nhưng nó phải được điều chỉnh hoặc điều chỉnh cho mức độ tăng trưởng, tăng, hiệu suất và giảm thiểu căng thẳng cao nhất.
Giảm thiểu căng thẳng cho gà 24h mỗi ngày, mỗi ngày.
Tiềm năng tăng trưởng tối đa của gà 1 ngày tuổi được xác định bởi giống được chọn và là một phần của chương trình di truyền của gà. Tiềm năng tối đa này được ghi chép lại ngay khi nhập gà về.
Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng này có thực sự phụ thuộc nhiều vào chất lượng của chuồng nuôi gà thịt và chất lượng của việc quản lý môi trường trong chuồng nuôi gà thịt hay không. Khi gà không bị thay đổi bởi các biến đổi nhiệt độ, chất lượng không khí kém, lớp nền lót ướt hoặc bệnh tật, chúng có thể đạt tăng trọng tối đa bằng cách uống đủ nước và ăn đủ thức ăn.
Quản lý môi trường tỏng chuồng nuôi là chìa khóa để đạt được mục tiêu chăn nuôi là trọng lượng sống tối đa trong khung thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
Khái niệm về việc duy trì cơ thể cho gà.
Một điểm mấu chốt khác để hiểu về quá trình chuyển đổi thức ăn thành thịt gà là gà có hệ thống ưu tiên nghiêm ngặt cho rằng chất dinh dưỡng trong thức ăn đầu tiên luôn được dùng để đáp ứng chức năng duy trì cơ thể, chẳng hạn như duy trì nhiệt độ cơ thể bên trong.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được sử dụng để tăng trưởng và tăng cân chỉ là số lượng còn lại sau khi nhu cầu tồn tại của gà được đáp ứng. Sau khi duy trì cơ thể thì lượng chất dinh dưỡng còn lại mới được sử dụng để giúp gà tăng trưởng và tăng cân.
Dưới những điều kiện như nhiệt độ cao hoặc stress do lạnh, thiếu thức ăn / nước, hô hấp khó khăn hoặc bệnh, đàn gà thịt có thể chuyển hoàn toàn dinh dưỡng trong thức ăn để duy trì cơ thể và gần như là không tăng cân trong 24h.
Nếu không thể đáp ứng các chức năng duy trì cơ thể, sức đề kháng của gà sẽ giảm và sẽ là cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh cho gà. Vì vậy, nói cách khác, ví dụ, một con gà thịt 40 ngày tuổi phải đáp ứng các yêu cầu duy trì cơ thể của nó trước khi nó có thể trở thành 1 con gà thịt 41 ngày tuổi với trọng lượng đạt chuẩn.
Đây là lý do tại sao chúng ta phải cố gắng duy trì, tối ưu hóa một môi trường không stress cho gà, trong đó chúng phải sử dụng lượng thức ăn ít nhất để duy trì và có thể sử dụng hầu hết các dưỡng chất dinh dưỡng để tăng cân.
Thiết kế nhà ở gia cầm và cơ chế kiểm soát môi trường phải là công cụ có độ chính xác cao để thực hiện điều này nếu chúng ta muốn khai thác tối đa tiềm năng di truyền có sẵn của chúng.
Như đã đề cập ở trên, cân bằng nhiệt bên trong chuồng nuôi là yếu tố quan trọng nhất trong việc tối đa hóa khả năng tăng trưởng của gà. Khi nhiệt độ không khí xung quanh quá lạnh, gà phải sử dụng năng lượng thu được từ thức ăn để giữ ấm. Nếu nhiệt độ không khí quá nóng và không thông thoáng, gà phải tiêu tốn năng lượng cho việc thở nhanh hơn, khò khè hơn hoặc việc nhấc đôi cánh của nó để tỏa bớt nhiệt bên trong và giữ cho nhiệt độ của cơ thể nó không quá cao.
Sự di chuyển của không khí qua cơ thể gà (tăng đối lưu nhiệt trong chuồng) giúp mang nhiệt ra khỏi cơ thể gà. Nếu không khí vẫn quá nóng cho gà thoải mái, việc di chuyển không khí sẽ tạo ra hiệu ứng làm lạnh gió tạo ra nhiệt độ thấp hơn hoặc hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu nhiệt độ không khí quá thấp so với vùng thoải mái của gà, bất kỳ cơn gió nào cũng sẽ làm cho gà bị lạnh và nó sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng từ thức ăn hơn để thoải mái trở lại.
Tốc độ tăng trưởng của gà chỉ đạt mức tối đa khi nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp cho gà cảm thấy thoải mái, không quá nóng và không quá lạnh, như trong ảnh 2. Mỗi trang trại, mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh có 1 khoảng nhiệt độ phù hợp khác nhau chứ không thể cố định 1 mức cho tất cả các trại.
Điểm mấu chốt để giúp gà giảm stress và tăng năng suất là gì?
Bất cứ khi nào hai đàn gà thịt tương tự nhau có sự khác biệt về hiệu suất tổng thể thì chắc chắn mức năng lượng trung bình cần để duy trì cơ thể của hai đàn cũng sẽ khác nhau.

Ở giai đoạn đầu phát triển, hầu hết năng lượng từ thức ăn đều dùng để tăng cân. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng để duy trì cơ thể ngày càng tăng lên cùng với tăng trọng của gà. Mặc dù gà sẽ ăn nhiều hơn và sẽ tăng cân vào cuối giai đoạn phát triển, nhưng chỉ một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn nhiều của năng lượng từ thức ăn được dùng để tăng cân. Tỷ lệ hiển thị đại diện cho trung bình điển hình trong điều kiện bình thường và chỉ nhằm minh họa nguyên tắc: cơ hội lớn nhất để tối đa hóa sự tăng trưởng cho đàn là giai đoạn gà con khi gà có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm để tăng cân hơn giai đoạn sau đó.
Các nguyên nhân cụ thể khiến cho gà tiêu tốn quá nhiều năng lượng để duy trì cơ thể có thể bao gồm nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sự thoát nhiệt của cơ thể chậm hoặc nhanh quá, chất lượng không khí kém, thay đổi kiểu cách cho ăn/uống, nguyên nhân lây nhiễm…vv.
Nếu gà có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành tăng trọng tốt thì hiệu suất chăn nuôi tổng thể toàn đàn đương nhiên sẽ tốt.
VietDVM team dịch
(Theo Biomin)

Để quản lý đàn heo nái sinh sản hiệu quả cho năng suất sinh sản như mong muốn, buộc mỗi người quản lý phải có những kiến thức rất tổng hợp bao gồm như: sự hiểu biết thấu đáo về sinh lý sinh sản, di truyền, dinh dưỡng, miễn dịch, kiểm soát dịch bệnh, môi trường và các yếu tố khác. Khái niệm quản lý đàn nhấn mạnh các chiến lược phòng bệnh cùng với bảo vệ đàn heo, giảm thiểu nguy cơ heo chết do bệnh khi kết hợp với quản lý chuyên sâu, dinh dưỡng hợp lý và chọn lọc di truyền

Năng suất sinh sản của mỗi trại heo giống nên được đánh giá theo các khoảng thời gian nhất định để đảm bảo cả về hiệu quả và năng suất chăn nuôi của trại đang “đi” đúng tiến độ. Một số thông số như hiệu quả chăn nuôi, năng suất sinh sản cần xem xét khi phân tích hiệu suất sinh sản của đàn được thể hiện trong chỉ số đo điểm sinh sản được sử dụng trong đàn heo nái thương phẩm. Hiệu suất sau cai sữa của heo nái sinh sản có thể được đo lường thông qua đánh giá các thông số như tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, mức tăng trọng trung bình hàng ngày, tổng số ngày nuôi đến khi xuất bán và tỷ lệ heo tử vong sau cai sữa.
Dưới đây là các chỉ số điểm chuẩn sinh sản được sử dụng giúp các trại quản lý đàn heo nái sinh sản hiệu quả.
Các vấn đề xảy ra trong một trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản có thể do một nguyên nhân duy nhất hoặc được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, môi trường, sức khỏe và quản lý. Khi điều tra một vấn đề nào đó trên đàn heo, để có hiệu quả tốt nhất thì những người bác sĩ thú y nên tập trung vào tổng thể đàn chứ không nên chỉ tập trung trên 1 vài cá thể nào đó để đưa ra kết luận. Trong đó, “hồ sơ” của các heo nái sinh sản trong trại là quan trọng nhất, vì thông qua đó, người bác sĩ chẩn đoán có thể biết được những sự bất thường đang diễn ra trên đàn heo hoặc các vấn đề bất thường liên quan đến năng suất sinh sản có thể xảy ra với trại trong tương lai.
VietDVM team

Theo ghi nhận từ thị trường, vài ngày gần đây giá heo hơi (lợn hơi) bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, dù dịch tả lợn châu Phi vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Đáng mừng là hôm nay, Công ty chăn nuôi CP tiếp tục tăng giá bán thêm 1.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi xuất tại trại của doanh nghiệp này đạt 43.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tăng nhiều nơi, thị trường bớt ảm đạm
Theo thông tin cập nhật từ Omega-Mix (một nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi), từ hôm nay 1/4, Công ty chăn nuôi CP Chi nhánh Đồng Nai chính thức tăng giá thu mua heo hơi tại các trang trại liên kết, chăn nuôi gia công cho công ty này. Theo đó, giá thu mua heo hơi trọng lượng từ 65-115 kg/con hiện ở mức 43.000 đồng/kg; đối với loại trên 115kg/con, giá thu mua ở mức 41.500 đồng/kg.
Trong khi đó, tại các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, giá heo hơi thấp hơn, ngày 31/3 giao dịch trong khoảng 35.000 - 37.000 đồng/kg.
Còn theo khảo sát của AnovaFeed, giá heo hơi hôm nay tại một số địa phương thuộc khu vực miền Bắc và Đông Nam Bộ đã tăng nhẹ từ 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg.
Trong đó, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc không tăng nhiều, giá chênh lệch ít tại các tỉnh, thành và dao động từ 33.000 - 37.000 đồng/kg. Trong đó, tại Lào Cai, giá lợn hơi giảm từ 38.000 đồng/kg xuống 37.000 đồng/kg; các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hưng Yên thương lái đang thu mua lợn hơi ở mức 35.000 đồng/kg.
Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, giá lợn hơi hầu hết giao dịch tại mức 33.000 - 34.000 đồng/kg như Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình...
Tại Công ty chăn nuôi CP miền Bắc, giá lợn hơi tiếp tục được điều chỉnh tăng trong ngày 31/3. Trong đó, tăng 1.000 đ/kg đối với lợn thịt với trọng lượng dưới 115 kg, và tăng 2.000 đồng đối với lợn thịt có trọng lượng trên 115 kg.
Lợn giống tại khu vực vẫn được giao dịch trong khoảng 700.000 - 900.000 đồng/con.
Tại khu vực Tây Nguyên, những ngày cuối tuần giá lợn hơi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg lên 37.000 - 38.000 đồng/kg, thậm chí có nơi đạt 42.000 đồng/kg.

Ngày 31/3, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị này vừa gửi công văn đến Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Giáo dục và Đào tạo, ngành Công an và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đề nghị vận động các đơn vị trực thuộc, các trường học, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể hỗ trợ tiêu thụ thịt heo sạch, có nguồn gốc, có dấu kiểm dịch an toàn tại các điểm bán, nhằm mục đích kêu gọi người tiêu dùng không “quay lưng” với thịt heo sạch.
Thông tin mới nhất về dịch tả lợn châu Phi
Hiện ổ dịch mới nhất xuất hiện tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trên đàn lợn 11 con của hộ gia đình bà Dương Thị Hà. Hiện, cả nước đã có 24 tỉnh, thành phố xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.
Dù đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhưng Quảng Trị vẫn không ngăn được dịch tả heo châu Phi lây lan vào địa phương. Quảng Trị đang tiếp tục triển khai các biện pháp khẩn cấp để hạn chế sự lây lan từ ổ dịch.
Chính quyền tỉnh này cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho dân biết và thực hiện tốt “5 KHÔNG”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo chết; không vứt heo ốm, chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn cho heo.
Tác giả: Thiên Ngân
Nguồn tin: Báo Dân Việt

Dịch nổ ra ở đâu, việc tiêu thụ lợn cho các hộ chăn nuôi bị “bế quan tỏa cảng”, bít đường tiêu thụ tới đó. Hộ có lợn dính dịch, phải tiêu hủy đã khổ, hộ có lợn còn khỏe mạnh cũng khốn đốn trăm bề.

Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi bên cạnh những yêu cầu nhằm khoanh vùng dịch, dập dịch, cũng đang tạo ra một đợt dồn ứ lợn khổng lồ.
Bán không được, giữ chẳng xong!
Đông Đô (huyện Hưng Hà, Thái Bình) là xã đầu tiên bùng phát dịch tả lợn Châu Phi từ ngày 13/2 (công bố dịch ngày 19/2). Đến nay, gần một tháng rưỡi đã trôi qua, toàn xã đã có hơn 800 con lợn bị tiêu hủy, nhưng chưa thể biết khi nào thì xã này mới có thể công bố hết dịch, bởi dịch vẫn tiếp tục nổ ra xôi đỗ ở nhiều hộ dân trong xã. Hơn một tháng nay, xã cứ như “có biến”.
Chúng tôi về Đông Đô đúng lúc UBND xã đang tổ chức tiêu hủy cho đàn lợn của một hộ dân ở thôn Đông mới bùng phát dịch. Tổ tiêu hủy gần chục người, trang phục bảo hộ kín mít, người phun khử trùng, người rắc vôi bột, người cân đếm, lầm lũi khiêng hơn 30 con lợn lớn sồ sồ lên xe công nông đưa ra bãi chôn, không ai nói câu gì.
Ông Kỳ, chủ hộ chăn nuôi đen đủi vừa có lợn bị dịch buồn như đưa đám. Dường như cả người đi tiêu hủy lợn lẫn người chăn nuôi ở đây đã quá mệt mỏi vì dịch. Họ bảo rằng, cái thứ bệnh dịch này cứ như trên trời rơi xuống. Đông Đô là xã đất chật người đông, quỹ đất chăn nuôi không có nên hầu hết dân nuôi lợn ngay trong khuôn viên vườn nhà. Chuồng lợn liền với sân nhà, sát vách nhà bếp. Chuồng lợn nhà này sát vách chuồng lợn nhà kia.
Ấy thế mà có khi hộ này bị dịch chết sạch, nhưng hộ kế bên thì cả tháng nay vẫn bình an vô sự. Kể từ khi dịch bùng lên trong xã đến nay, có chủ hộ chăn nuôi lợn sợ lây dịch, chẳng dám bước chân ra khỏi nhà, vôi bột rắc trắng ngõ vườn, vào chuồng lợn phải bước qua bể vôi khử trùng hẳn hoi, ấy thế mà lợn vẫn dính dịch.
Hộ có lợn bị dịch, phải tiêu hủy đã khổ, hộ có lợn còn khỏe mạnh cũng khổ sở không kém. Anh Đinh Thế Thảo, một hộ chăn nuôi ở thôn Hữu (xã Đông Đô) thở dài cho biết, từ khi bùng phát dịch đến nay, hộ anh đã có một trại lợn với 18 lợn nái và 70 lợn con bị dịch phải tiêu hủy, nhưng may mắn vẫn còn một trại khác gồm 80 lợn thịt không bị dịch. Số lợn thịt 80 con ấy, bình thường anh chỉ kêu thương lái đánh xe tải cỡ lớn tới tận trại, chở đi 2 chuyến trong vài ngày là hết.
Thế nhưng hơn một tháng qua, với quy định cấm không được vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch, anh chỉ còn biết bán cho các lò mổ trong xã, nhúc nhắc cả tháng nay vẫn chưa thể “tống khứ” hết đàn lợn thịt đi. Hiện trại anh vẫn còn hơn 10 con lợn thịt, con nào cũng quá lứa xuất chuồng cả tháng trời, lớn cỡ 1,2 – 1,3 tạ/con.

Theo anh Thảo, giá lợn hơi trước khi có dịch 42.000 - 43.000 đồng/kg, nay chỉ còn xoay quanh 30.000 đồng/kg mà vẫn không bán được. Đó là chưa kể tiền lấy mẫu xét nghiệm, mỗi mẫu tốn thêm 522.000 đồng. Lợn phải âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi thì mới được bán, nhưng cả xã chỉ có vài cái lò mổ nhỏ lẻ, mỗi ngày cùng lắm chỉ nhúc nhắc tiêu thụ hết 4 - 5 con lợn.
“Giá thành hiện nay phải 38.000 đồng/kg lợn hơi, bán chỉ 30.000 đồng/kg. Đó là chưa kể hơn một tháng nay, do lợn đã quá lứa xuất chuồng mà vẫn không bán được, nên hàng ngày vẫn phải đều đặn cắn răng nuôi báo cô hết trung bình 3kg cám/con/ngày, quy ra tiền tới hơn 30 nghìn đồng. Có hộ thời gian qua đã phải giữ lợn quá lứa cả tháng, lớn tới 1,5 - 1,6 tạ/con, tốn thêm tiền cám khủng khiếp mà lợn càng to càng mỡ, giá càng rẻ” - anh Thảo kêu trời.
Ông Phạm Văn Tạo, Chủ tịch UBND xã Đông Đô bảo, cả hệ thống chính trị của xã căng mình chống dịch cả tháng nay vất vả đã đành, nhưng bài toán làm sao tiêu thụ lợn cho những hộ dân có lợn còn khỏe mạnh hiện đang rất căng. Trước khi có dịch, xã có hơn 300 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn lợn lên tới 12.000 con thì đến thời điểm này ước khoảng 3.000 con đã quá lứa xuất chuồng nhưng chưa thể tiêu thụ được.
Con số này sẽ còn tăng lên vùn vụt trong thời gian tới, bởi lợn chuẩn bị tới lứa xuất chuồng sẽ dồn lên liên tục, trong khi theo quy định hiện hành, xã chỉ được cho phép giết mổ để tiêu thụ tại chỗ trong vùng dịch, nhưng mỗi ngày chỉ giỏi lắm 5 - 7 con là cùng, trong khi người dân trong xã thì chẳng thể ăn thịt lợn mãi, dù giá thịt lợn đã rẻ ê hề.

Cũng theo ông Tạo, thời gian qua, các hộ chăn nuôi có lợn còn khỏe mạnh trong xã liên tục đề nghị được bán lợn ra bên ngoài. Nhưng quy định lại không cho phép vận chuyển lợn ra ngoài vùng dịch, khiến giá đã hạ nay càng hạ hơn.
“Ngay cả việc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn xã, hiện cũng yêu cầu phải lấy mẫu xét nghiệm âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi thì mới được giết mổ. Quy mô chăn nuôi trong xã trung bình chỉ 20 - 30 con/hộ, nhưng bắt buộc số mẫu tối thiểu/dãy chuồng phải đạt từ 3 mẫu trở lên. Mỗi mẫu chi phí 522.000 đồng, tính ra chi phí xét nghiệm thôi cũng đã 1,5 – 1,6 triệu đồng, quá tốn kém nên người dân càng có tâm lí chặc lưỡi, không muốn bán lợn nữa, để ra sao thì ra” – ông Tạo phân trần.
Gánh nặng chi phí xét nghiệm
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình, đến thời điểm này, tỉnh này đã có tới 141 xã ở 7 huyện bùng phát dịch tả lợn Châu Phi, với tổng số hơn 32 nghìn con lợn phải tiêu hủy. Trong đó, 3 huyện gồm Hưng Hà, Đông Hưng và Quỳnh Phụ đã công bố dịch với quy mô toàn huyện. Tại các huyện mới bùng phát dịch như Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư, Kiến Xương, mặc dù các ổ dịch chỉ mới xảy ra ở phạm vi hẹp, tuy nhiên với quy định hiện hành, các vùng dịch được xác định gồm xã có dịch và vùng uy hiếp là các xã lân cận với bán kính 3km. Với quy định này, có thể nói Thái Bình hiện nay gần như đã trở thành vùng dịch với quy mô toàn tỉnh.
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Bình lo lắng: Tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng hơn 900 nghìn con thì đến nay, chỉ sau hơn 1 tháng nổ ra dịch, ước tính khoảng 250 - 300 nghìn con (chiếm 1/3 tổng đàn) đã quá lứa xuất chuồng nhưng vẫn đang bị dồn ứ lại trong tỉnh.
Trong khi đó bình thường, lượng thịt lợn tiêu thụ trong nội tỉnh của Thái Bình lúc cao điểm ước chỉ đạt 30 - 35% tổng sản lượng lợn xuất chuồng, còn lại 65 - 70% là tiêu thụ tại các tỉnh ngoài (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...). Trong bối cảnh đó, việc tiêu thụ thịt lợn thời gian qua lại giảm rất mạnh do người dân trong tỉnh có tâm lý hạn chế dùng thịt lợn, điều này càng khiến tình hình dồn ứ lợn thịt tại Thái Bình hết sức căng thẳng.

Theo ông Nhương, quy định về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi hiện nay chỉ cho phép vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch khi đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện: Cơ sở phải có chứng nhận chăn nuôi an toàn dịch bệnh; tham gia chương trình giám sát dịch bệnh thường niên và xét nghiệm âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi.
Tuy nhiên, toàn tỉnh Thái Bình hiện nay chỉ có vỏn vẹn 80 cơ sở chăn nuôi (trong tổng số 570 trang trại) có chứng nhận an toàn dịch bệnh và tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hàng năm. Con số này chỉ chiếm khoảng 10 - 15% tổng đàn toàn tỉnh. Vì vậy thời gian qua, mỗi ngày chỉ có khoảng 5 - 7 chuyến xe lợn đủ yêu cầu để vận chuyển ra ngoài tỉnh (chủ yếu là của các công ty, tập đoàn chăn nuôi lớn nuôi gia công trên địa bàn như C.P, Jaffa, Mavin...).
Trong tình cảnh đó, Thái Bình buộc phải tìm cách đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn tại chỗ, tuy nhiên, việc tổ chức giết mổ cũng như chi phí xét nghiệm lại quá lớn. Cụ thể theo hướng dẫn của Cục Thú y, lợn khỏe mạnh, muốn giết mổ để tiêu thụ trong vùng dịch phải đảm bảo lấy mẫu xét nghiệm âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi. Khó khăn ở chỗ theo quy định, cơ sở chăn nuôi càng nhỏ thì tỉ lệ mẫu/tổng đàn càng lớn. Ví dụ: trại dưới 10 con phải lấy 100% (cả 10 mẫu); trại 20 con, phải lấy 15 mẫu; trại 30 con, phải lấy 18 mẫu... Trong khi đó, số hộ nuôi lợn nhỏ lẻ từ 20 - 30 con/hộ hiện nay lại rất nhiều. Vì vậy, với chi phí xét nghiệm lên tới 522.000 đồng/mẫu (chưa kể chi phí vật tư, công lấy mẫu, phí chuyển mẫu...), mỗi hộ nhỏ lẻ 30 con lợn phải chi tới suýt soát 10 triệu đồng cho mỗi việc xét nghiệm, khiến họ càng khó khăn hơn trong bối cảnh giá lợn đang quá rẻ.
“Tôi cho rằng, kinh phí nhà nước cần phải có nguồn để hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi ở khâu xét nghiệm khi giết mổ, vận chuyển. Bởi bản thân ngân sách tỉnh hiện nay cũng đã phải gánh rất nặng cho việc hỗ trợ tiêu hủy” – ông Nhương kiến nghị.
- Bên cạnh việc phòng chống dịch, tôi cho rằng cần phải khẩn cấp có giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn, nghiên cứu giải phóng nguồn lợn tồn đọng, qua đó hâm nóng trở lại giá lợn. Theo đó, đối với các cơ sở chăn nuôi lợn mà lợn còn khỏe mạnh, chỉ cần xét nghiệm âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi, thì vẫn cho phép vận chuyển ra ngoài vùng dịch để tạo thông thương cho tiêu thụ (cần vận chuyển đi giết mổ ngay sau khi có kết quả xét nghiệm). Nhà nước cần có hỗ trợ chi phí cho việc tích mẫu đối với chăn nuôi nông hộ.
- Đối với việc giết mổ và tiêu thụ tại chỗ trong vùng dịch, cơ sở nuôi lợn chỉ cần lợn đang khỏe mạnh, thì nên cho phép được giết mổ, với điều kiện việc giết mổ phải có sự giám sát của cán bộ thú y, chính quyền cấp xã; cơ sở giết mổ phải đạt điều kiện vệ sinh thú y, phải đảm bảo thu gom và xử lí triệt để chất thải trong quá trình giết mổ (ví dụ các cơ sở thuộc dự án Lifsap). Bởi thực tế qua lấy mẫu giám sát, tỉ lệ lợn đang khỏe mạnh bình thường mà dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi là rất thấp. (Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Bình)
- Toàn huyện hiện ước còn khoảng 35 - 40 nghìn lợn thịt đã tới tuổi xuất chuồng nhưng vẫn chưa tiêu thụ được do không được vận chuyển ra khỏi vùng dịch. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với huyện, huyện đã kiến nghị với tỉnh về việc cho phép vận chuyển, tiêu thụ bình thường ra khỏi vùng dịch đối với các hộ chăn nuôi xét nghiệm âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi nhằm giải phóng lợn tồn đọng.
- Tuy nhiên, vấn đề là luật, quy định có cho phép hay không, và các tỉnh khác có đồng ý cho phép vận chuyển lợn sang tiêu thụ ở tỉnh họ hay không nữa? Cái này cần phải có sự nhất quán từ Trung ương, tới tận các tỉnh, các huyện. (Ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hưng Hà, Thái Bình)
Tác giả: Lê Bền
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp

Bệnh tụ huyết trùng trên gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loài vi khuẩn có tên là pasteurella multocida gây ra trên gà với các biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng huyết cấp tính và gây chết gà đột ngột. Ngoài ra, bệnh cũng có thể tồn tại trên gà ở dạng mãn tính mà không có biểu hiện rõ ràng nào bên ngoài. Dưới đây là tổng hợp toàn bộ các triệu chứng bệnh tích có thể tìm thấy trên những con gà nhiễm bệnh tụ huyết trùng cả thể cấp và mãn tính.
Xem thêm:
»› Các bệnh thường gặp trên gà
»› Cập nhật thông tin giá cả thị trường
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng gà
- Bệnh phổ biến nhất ở gà trên 16 tuần tuổi.
- Bệnh gặp nhiều nhất vào mùa đông.
Bệnh tụ huyết trùng trên gà ở thể cấp tính
Gà chết đột ngột khi chưa có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào khác. Tỷ lệ chết tăng nhanh. Trong nhiều trường hợp bệnh kéo dài, gà thường ủ rũ, chán ăn, tiết dịch nhầy từ miệng, lông xù, tiêu chảy và tăng nhịp hô hấp. Viêm phổi đặc biệt phổ biến ở gà tây.



Bệnh tụ huyết trùng trên gà thể mãn tính
Trường hợp gà bị tụ huyết trùng mãn tính, các dấu hiệu và tổn thương thường liên quan đến nhiễm trùng cục bộ của túi pha bào gồm:
- Viêm sưng khớp chân. Què.
- Chảy nước mũi, miệng.
- Viêm kết mạc tiết dịch.
- Phần đầu có thể sưng phồng.
- Gà có thể bị vẹo cổ nếu như viêm nhiễm lan vào tận màng não, tai giữa hoặc xương sọ.
- Gà ủ rũ, xù lông, giảm ăn, khó thở.
- Gà tiêu chảy


Dưới đây là tổng hợp các ví dụ về một số ca bệnh đã được phát hiện để các bạn dễ hình dung sự xuất hiện của bệnh trong thực tế.
Bệnh tích khi mổ khám gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính
Các tổn thương quan sát thấy ở dạng cấp tính và bán cấp tính của bệnh chủ yếu là:
- Rối loạn mạch máu. Tăng huyết áp thụ động và tắc nghẽn mạch máu toàn thân.
- Xuất huyết mỡ vành tim.
- Ruột viêm, xuất huyết.
- Gan và lá lách viêm, sưng.
- Xuất huyết lốm đốm có giới hạn hoặc tràn lan trên nhiều cơ quan tổ chức.
- Các vết bầm tím được tìm thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các vị trí dưới da và dưới niêm mạc.
- Dịch màng bụng và màng ngoài tim tăng nhiều hơn bình thường.
- Viêm buồng trứng cấp tính với buồng trứng sưng to.
- Trong trường hợp thể bệnh bán cấp tính: quan sát thấy nhiều nốt hoại tử nhỏ lốm đốm khắp mặt gan và lá lách.
- Viêm khớp có mủ.



Bệnh tụ huyết trùng gà thể mãn tính
Các tổn thương của gà bệnh thể mãn tính có mặt ở hầu khắp các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và thường liên quan đến đường hô hấp, kết mạc, và các mô liền kề của phần đầu. Cụ thể:
- Phổi viêm, sưng to.
- Viêm kết mạc mắt chảy dịch.
- Mô phần đầu viêm sưng và có thể hình thành cục u bã đậu to.
- Trường hợp viêm khớp, viêm xoang phúc mạc và viêm buồng trứng là những bệnh tích thường thấy trên những con gà bị bệnh tụ huyết trùng mạn tính.
- Mỗi khi thấy phổi viêm và hoại tử thì nên nghi ngờ gà nhiễm tụ huyết trùng mạn tính.
- Viêm da ở một số vùng như: phần da bụng, phần da ở phía cuối của lưng.
Tùy mức độ và thể bệnh khác nhau mà mỗi đàn gà khi bị bệnh sẽ có những biểu hiện, bệnh tích cũng như tiến triển khác nhau. Nắm được bức tranh tổng quát về các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khi mổ khám sẽ là cơ sở giúp mỗi chủ trang trại có thể chẩn đoán sớm bệnh và can thiệp kịp thời.
VietDVM team

Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Đặc Khu Hope Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất Thức ăn chăn nuôi. ĐC: Khu CN Quang Châu - xã Quang Châu - Việt Yên - Bắc Giang cần tuyển:

1. Vị trí tuyển dụng: Nhân Viên Kinh Doanh.
2. Số lượng :
- Hà Nam : 2 người
- Thái Bình: 2 người
- Nam Định: 2 người
- Hà Tây: 5 người
- Hòa Bình: 2 người
- Sơn La: 1 người
- Điện Biên: 1 người
3. Mức lương: Từ 15 triệu đến 21 triệu + thưởng doanh số + thưởng đại lý mới. Ứng viên có thể đàm phán mức cao hơn dựa trên lộ trình sản lượng làm ra.
4. Yêu cầu:
- Tốt nghiệp hệ cao đẳng, đại học chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y, Quản trị kinh doanh, Marketing.
- Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, kinh doanh.
- Ưu tiên người địa phương theo khu vực, yêu thích đam mê kinh doanh.
5 . Quyền lợi:
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm, chế độ khác quy định của bộ luật lao động Vệt Nam.
- Được thăng chức leo lộ trình nếu thành tích tốt.
Anh em muốn nâng cao thu nhập và tìm kiếm cơ hội mới hãy liên hệ:
Mr.Kiên: 096.837.2180
Trân trọng cảm ơn!
Thông tin được chia sẻ
Mr. Chuẩn

Công ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thành Công thành lập ngày 17 tháng 11 năm 2016 có trụ sở đặt tại tỉnh Đồng Nai, hoạt động rộng khắp tại khu vực tây nguyên, nam trung bộ và miền nam Việt Nam. Công ty chúng tôi chuyên kinh doanh, nhập khẩu, phân phối các mặt hàng dinh dưỡng vật nuôi chất lượng cao sản xuất bởi: NUTRIVET VIỆT NAM; thuốc thú y nội sản xuất tại nhà máy GMP: CTCBIO VIỆT NAM; Thuốc thú y ngoại nhập của nhà máy GMP: FERTIZONE MALAYSIA; Và các thiết bị dụng cụ dùng trong lĩnh vực chăn nuôi.

Do nhu cầu phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, Công ty Thành Công xin trân trọng thông báo tuyển dụng nhân sự cho các vị trí của 2 thương hiệu, cụ thể như sau:
1. Vị trí Nhân viên kinh doanh thuốc thú y
Số lượng: 20 người
Vùng thị trường: từ Bình Định, Tây Nguyên trở vào miền nam.
Mức lương: Thu nhập theo năng lực: từ 8-25 triệu/ tháng
2. Vị trí Quản lý kinh doanh:
Số lượng: 02 người
Vùng thị trường: Miền đông, miền tây trên.
Mức lương: Thu nhập theo năng lực: từ 15 triệu/ tháng
Yêu cầu trình độ và công việc
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên, với chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi thú y, Dược thú y, Kinh tế nông nghiệp
- Phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, có ý chí vượt qua khó khăn, chịu được áp lực công việc cao.
- Kỹ năng lập kế hoạch và làm việc nhóm tốt.
- Chấp nhận đi công tác xa, đam mê và nghiêm túc với ngành nghề
Quyền lợi chung được hưởng
- Tất cả sẽ được chi tiết nhất trong buổi phỏng vấn
- Được tham gia các khóa huấn luyện của các chuyên gia trong và ngoài nước.
- Hưởng các chế độ và bảo hiểm theo quy định của Bộ Lao động-TBXH
- Được hưởng các chế độ, chính sách chăm lo đời sống cho người lao động của công ty, được tham gia du lịch trong hoặc ngoài nước cùng công ty 1 đến 2 lần trong năm
Cách thức ứng tuyển:
Gửi CV cá nhân qua hòm thư: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc zalo: 0962861610 (Công ty Thành Công)
Các ứng viên sẽ được báo lịch hẹn phỏng vấn tại trụ sở công ty trong vòng 1 tuần sau khi gửi CV
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Giám đốc công ty: Mr. Đỗ Văn Công .Tel: 0962861610 hoặc phòng Kế toán - Nhân sự: 0251.651.7291 - Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ
Mr. Công