Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2014 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Để đáp ứng nhu cầu phát triển công ty, Công ty CP Nông nghiệp Xanh Hà Nội chúng tôi cần tuyển dụng nhân sự mới.

tuyen dung nganh cn thu y 10
Công ty CP Nông nghiệp Xanh Hà Nội tuyển dụng

Vị trí tuyển dụng: nhân viên kinh doanh

Thị trường làm việc: Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng….

 

Mô tả công việc

- Duy trì và thiết lập mối quan hệ với khách hàng.

- Lập kế hoạch làm việc ngày, tuần, tháng.

- Hiểu rõ thuộc tính sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra kế hoạch làm việc phù hợp.

- Chi tiết công việc sẽ được trao đổi kỹ hơn khi phỏng vấn.

 

 

Yêu cầu

Tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi - thú y.

Đam mê học hỏi và có tinh thần cầu tiến

Trung thực, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.

Thái độ làm việc nghiêm túc, giao tiếp, ứng xử không khéo.

 

Chế độ lương thưởng

Lương thỏa thuận khi phỏng vấn

Thưởng theo doanh số, tháng, quý, năm

Được đào tạo năng cao chuyên môn nghiệp vụ

Được hưởng đẩy đủ chế độ BHXH, BHYT

Có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân

 

Thông tin liên hệ

Công ty CP Nông nghiệp Xanh Hà Nội

Địa chỉ: Số 25, TDP Kiên Trung, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Ứng viên có nhu cầu vui lòng gửi CV qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Số điện thoại liên hệ: Ms. Trang: 0329714483

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Trang

Nghiên cứu Vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF đạt bảo hộ 92% trên heo rừng
Published in Bệnh trên Heo

Theo chúng tôi được biết đây là nghiên cứu đầu tiên về một vaccine dùng qua đường miệng phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF cho heo rừng.

 

Thời gian gần đây bệnh dịch tả heo châu phi - ASF lây lan liên tục và diễn biến hết sức phức tạp, hiện bệnh đang là mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi heo toàn cầu. Bệnh đã lây lan ra hơn 55 quốc gia ở 3 châu lục và ước tính ảnh hưởng đến hơn 77% đàn heo toàn thế giới.

 

Ở các nước châu Âu, heo rừng là vật chủ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Lý do chính khiến ASF lan rộng liên tục và chưa từng có như hiện nay ở châu Âu là do hoạt động thương mại buôn bán heo và thịt heo, vận chuyển heo rừng bị bệnh và đặc biệt không có vaccine phòng bệnh.

 

Sự phát triển vaccine ASF gặp khó khăn do virus có bộ gen phức tạp, thiếu nghiên cứu cơ bản về sự gây nhiễm, tính miễn dịch của virus và trở ngại về kỹ thuật như thiếu dòng tế bào ổn định. Thử nghiệm sản xuất vaccine vô hoạt và vaccine dưới đơn vị đã không thành công do tạo miễn dịch bảo hộ thấp. Do vậy nhu cầu cấp bách hiện nay là ra đời một loại vaccine sống nhược độc có độ bảo hộ và an toàn cao sử dụng trong chương trình kiểm soát bệnh.

 

Mới đây, ngày 26/04/2019 một nghiên cứu của đại học Madrid, Tây Ban Nha đăng tải trên tạp chí khoa học thế giới công bố một bước tiến lớn trong việc nghiên cứu vaccine phòng dịch tả heo châu Phi - ASF.

 

 

Nội dung tóm tắt của nghiên cứu vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF như sau:

Trong nghiên cứu này người ta sử dụng một chủng virus nhược độc tự nhiên phân lập ở Latvia năm 2017 là Lv17/WB/Rie1 làm kháng nguyên vaccine dùng qua đường miệng cho heo rừng, virus Lv17/WB/Rie1thuộc genotype II. Thí nghiệm sẽ được công cường độc bằng virus độc lực cao Arm07 cũng thuộc genotype II.

 

Động vật sử dụng làm thí nghiệm là 18 heo rừng sạch bệnh khoảng 3 - 4 tháng tuổi, được nuôi trong cơ sở an toàn sinh học BSL-3 của trung tâm VISAVET thuộc đại học Madrid (Tây Ban Nha).

 

Ban đầu, lấy 9 heo thử nghiệm cho sử dụng vaccine chứa virus ASF chủng Lv17/WB/Rie1, sau đó, cho 3 heo khác nuôi tiếp xúc trực tiếp với 09 heo này (gọi 03 heo này là heo tiếp xúc hay heo Vcontact). Toàn bộ số heo trên được theo dõi bằng camera 24/24 và được ghi chép những thay đổi lâm sàng. Ngoài ra chúng được kiểm vào ngày thứ 0, ngày thứ 7 và ngày thứ 15 sau khi làm vaccine để kiểm tra sự truyền lây virus vaccine ở các thời điểm khác nhau.

 

Cùng lúc này một nhóm heo khác được công cường độc với chủng virus ASF độc lực cao Arm07. Nhóm này gồm 04 heo rừng.

 

Sau 30 ngày (kể từ khi sử dụng vaccine và công cường độc) hai nhóm heo này được cho tiếp xúc với nhau. Đồng thời 02 heo khỏe mạnh khác với cùng độ tuổi cũng được cho tiếp xúc với nhóm 16 heo trên.

 

Lô thí nghiệm trên được theo dõi thêm 24 ngày nữa, sau đó tiến hành mổ khám để đánh giá bảo hộ của vaccine. Bệnh phẩm mổ khám được test real-time PCR để phát hiện DNA của virus ASF.

 

 

Kết quả thí nghiệm:

Theo dõi nhóm heo làm vaccine trong 30 ngày đầu:

- Có 6/9 heo sử dụng vaccine dương tính với kháng thể kháng virus ASF dựa vào ELISA và IPT (phản ứng miễn dịch peroxidase) bắt đầu từ ngày 15 ± 3 sau khi làm vaccine.

 

- Có 3/3 heo tiếp xúc (heo Vcontact) dương tính với kháng thể kháng virus ASF từ ngày 14 ± 2 sau khi tiếp xúc

 

Cả hai nhóm đều duy trì hiệu giá kháng thể ở mức cao trong suốt thời gian thí nghiệm.

 

Trong suốt 30 ngày sau khi làm vaccine không phát hiện thấy triệu chứng lâm sàng nào giống với ASF ở heo được sử dụng vaccine chủng virus Lv17/WB/Rie1. Tuy nhiên biểu hiện tăng thân nhiệt trên đàn heo thí nghiệm lên tới 40.1–40.8°C, biểu hiện này xuất hiện ở 7/9 heo được làm vaccine và 1/3 heo Vcontact, kéo dài trung bình khoảng 3.5 ngày vào khoảng thời gian giữa ngày thứ 4 đến ngày thứ 24 sau khi làm vaccine.

 

Kết quả này chỉ ra rằng sử dụng vaccine qua đường miệng virus chủng Lv17/WB/Rie1 có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch ở cả heo được làm vaccine và heo tiếp xúc.

 

 

Kết quả sau khi công cường độc

Sau khi công cường độc bằng cách tiếp xúc trực tiếp, 11 trong 12 heo được ăn vaccine sống sót (tỷ lệ bảo hộ đạt 92%). Hơn nữa, không có heo nào có biểu hiện lâm sàng hay bệnh tích giống với ASF sau khi công cường. Ngược lại, tất cả heo đối chứng được tiêm bắp với virus cường độc và heo không dùng vaccine đều biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng giống với ASF

 

Sau khi mổ khám và so sánh bệnh tích trên heo được làm vaccine và heo công cường độc được thể hiện như sau:

 

Xoang ngực của heo mắc bệnh được sử dụng vaccine (A) và xoang ngực của heo công cường độc (B): Tràn dịch màng phổi, gan sưng to, lách sưng to ... rất điển hình ở Heo không được bảo hộ bằng vaccine (B)

nghien cuu vaccine phong benh dich ta heo chau phi
Hình ảnh xoang ngực và xoang bụng của heo được ăn vaccine (A) và heo tiêm bắp virus ASF cường độc Arm07 (B)

Tim: biểu hiện bệnh tích ở tim của heo được dùng vaccine (A) và heo không được dùng vaccine (B)

Hình ảnh màng ngoài tim (A) heo được dùng vaccine, (B) heo không được dùng vaccine
Hình ảnh màng ngoài tim (A) heo được dùng vaccine, (B) heo không được dùng vaccine

Thận: biểu hiện bệnh tích ở thận của heo được dùng vaccine (A) và heo không được dùng vaccine (B)

Hình ảnh thận heo được bổ đôi (A) heo được dùng vaccine, (B) heo không được dùng vaccine
Hình ảnh bển thận  (A) heo được dùng vaccine, (B) heo không được dùng vaccine

Niêm mạc ruột: biểu hiện bệnh tích ở bề mặt niêm mạc ruột của heo được dùng vaccine (A) và heo không được dùng vaccine (B)

Niêm mạc ruột: biểu hiện bệnh tích ở bề mặt niêm mạc ruột của heo được dùng vaccine (A) và heo không được dùng vaccine (B)
Hình ảnh mặt niêm mạc ruột (A) heo được dùng vaccine, (B) heo không được dùng vaccine

Kết luận nghiên cứu Vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF

Kết quả của của nghiên cứu này chỉ ra rằng chủng virus Lv17/WB/Rie1 bảo hộ 92% khi sử dụng qua đường miệng cho heo rừng và heo tiếp xúc (heo Vcontact) trước thử thách công cường độc của virus độc lực cao chủng Arm07. Khả năng bảo hộ này không chỉ giúp heo sống sót mà còn giúp heo không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng của ASF và không phát hiện virus ASF trong các mô đích.

 

Đây là vaccine qua đường miệng đầu tiên phòng ASFgenotype II được thử nghiệm cho heo rừng. Về tiềm năng sử dụng vaccine này trong thực địa có thể giúp giảm số vật chủ mẫn cảm, tăng sức miễn dịch trong quần thể heo rừng và còn giảm được tỷ lệ mắc ASF.

 

Các nghiên cứu tiếp theo nên đánh giá độ an toàn của vaccine khi sử dụng lặp lại, quá liều, tính bài thải virus trong thời gian dài và xác minh tính ổn định di truyền của virus vaccine để xác định liệu rằng virus chủng Lv17/WB/Rie1 có thể sử dụng rộng rãi cho heo rừng trong chương trình kiểm soát bệnh hay không ?

 

Là một trong những thử nghiệm đầu tiên nhưng kết quả sơ bộ của nghiên cứu này cho thấy tiềm năng về sự ra đời của một loại vaccine nhược độc phòng dịch tả heo châu phi trong tương lai là khá cao. Tuy nghiên cứu mới chỉ dừng lại thử nghiệm trên heo rừng nhưng đây cũng là một tín hiệu khả quan, làm cơ sở dữ liệu nền cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như là “tin vui” đầu tiên cho ngành chăn nuôi heo thế giới.

 

VietDVM team  
Tham khảo chi tiết nghiên cứu bằng tiếng Anh: www.frontiersin.org

Trong khi các doanh nghiệp nội trong ngành chăn nuôi đang gặp khó thì các công ty ngoại lại sốt sắng đầu tư vào Việt Nam.

 

Nhiều doanh nghiệp nội gặp khó

Dịch tả heo châu Phi đang khiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi tại Việt Nam đứng ngồi không yên. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp đang tìm giải pháp tiêu thụ ra thị trường khi nhiều hộ gia đình vẫn nói “không” với thịt heo.

 

Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị của đàn lợn hiện nay đang chiếm 52% toàn ngành chăn nuôi; 1,2% ngành nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, dịch tả heo châu Phi hiện đã lan ra khắp 23 tỉnh, thành phố của Việt Nam khiến 82.000 con heo bị tiêu hủy. Dự báo trong quý II, dịch tả heo châu Phi sẽ tiếp tục làm giảm 1,3% giá trị của ngành chăn nuôi so với kịch bản. Nhiều doanh nghiệp có hoạt động chăn nuôi heo cũng đã, đang và có nguy cơ chịu nhiều thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp từ dịch tả heo Châu Phi.

Thị trường chăn nuôi Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
Thị trường chăn nuôi và thị trường thịt Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Trong đại hội cổ đông vừa diễn ra, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), ông Trần Đình Long cho biết đến tháng 3 vừa qua mảng chăn nuôi đã hết lãi vì dịch tả heo châu Phi, nếu tình hình dịch tiếp tục thì mảng này của Hòa Phát còn có thể thua lỗ.

 

Nếu như mảng chăn nuôi heo đối với đại gia thép Hòa Phát chỉ là nghề "tay trái" thì với CTCP Tập đoàn Dabaco (HNX: DBC), cùng với sản xuất thức ăn, chăn nuôi là "miếng cơm manh áo" của doanh nghiệp này.

 

Trong báo cáo phân tích mới đây về Dabaco, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo doanh thu của Dabaco trong năm 2019 đạt khoảng 7.614 tỉ đồng, tăng 14% so với năm 2018, nhưng lợi nhuận giảm 23% xuống còn 276 tỉ đồng do tác động của dịch heo châu Phi.

 

Trước đó, Dabaco vừa mới thoát được khó khăn trong 2017 khi giá heo sụt giảm và vừa mới khắc phục được trong ba quý cuối năm 2018 thì năm nay lại tiếp tục gặp dịch heo châu Phi. Theo ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Dabaco, năm 2019 ngành chăn nuôi còn nhiều khó khăn, dịch tả heo châu Phi đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của Công ty.

 

Theo dự báo của BVSC, sản lượng thức ăn chăn nuôi cho heo trong năm 2019 của Dabaco có thể giảm 5% do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, mảng gà có thể tăng lên để thay thế cho khó khăn của Công ty.

 

Cũng tham gia mảng chăn nuôi, Masan cho biết, kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại miền Bắc, giá heo hơi đã giảm khoảng 18% còn 39.000 đồng/kg. Dựa theo khảo sát nội bộ, ban lãnh đạo thống kê lượng heo thịt bán ra mỗi ngày tại Hà Nội ở một vài điểm bán đã giảm 30% kể từ khi có dịch bệnh. Ban lãnh đạo Masan cũng đã chia sẻ rằng công ty sẽ phải dự phòng khoảng 100 tỉ đồng cho tình huống xấu nhất là nếu trang trại của công ty bị lây nhiễm bệnh và phải tiêu hủy đàn heo.

 

 

Ngoại vẫn sốt sắng

Dù khó khăn là thế, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi quốc tế. Theo Cục Chăn nuôi, năm 2018, toàn ngành tăng trưởng ấn tượng, giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 5% GDP, sản phẩm chăn nuôi bắt đầu xuất sang các thị trường... Ước năm 2018, xuất khẩu khoảng 500 - 550 triệu USD sản phẩm chăn nuôi gồm: thịt lợn sữa các loại đông lạnh, trứng vịt muối, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa; khoảng 400 - 450 triệu USD nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi quốc tế
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi quốc tế

Với mong muốn bành truớng thị truờng và tận dụng ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, New Hope, một tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng có kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam. Theo đó, đơn vị này sẽ đầu tư hơn 1,1 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 163,51 triệu USD) vào các trang trại nuôi heo, với mong muốn nâng cấp ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam.

 

 

Các trang trại sẽ nằm ở các tỉnh Thanh Hóa, Bình Phước và Bình Định, sẽ cho xuất chuồng tổng cộng 930.000 con heo mỗi năm khi việc xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2021. Khoản đầu tư này sẽ đưa công ty trở thành người dẫn đầu trong tám công ty thức ăn chăn nuôi hiện có tại Việt Nam, vốn đã bán hơn 700.000 tấn thức ăn trong năm 2018.

 

Bên cạnh đó, tập đoàn Charoen Pokphand Food (CP Food) của Thái Lan đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Ông Montri Suwanposri, CEO của CP Vietnam, một đơn vị của CP Food, cho biết đến nay công ty ông đã đầu tư tổng cộng 1 tỉ USD vào Việt Nam kể từ năm 1993.

 

Đầu tư của CP Food là ví dụ mới nhất về việc các công ty Thái Lan mở rộng sang các nước láng giềng có tiềm năng tăng trưởng. Xu hướng này đang nuôi dưỡng một loạt các ngành công nghiệp ở khu vực sông Mê Kông.

 

CP Foods sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, chiếm 15% trong tổng doanh thu của công ty, bằng cách đầu tư thêm vào các nhà máy chế biến thịt. Cụ thể, nhà máy chế biến gia cầm hoàn thành sẽ có công suất chế biến 1 triệu con gà mỗi tuần.

 

Nhà phân tích tại Bualuang Securities, một công ty chứng khoán hàng đầu ở Thái Lan nhận định, "CP Foods sẽ biến Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu, để hưởng đặc quyền thuế và xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu thông qua CPTPP”.

 

Giám đốc điều hành CP Việt Nam Montri, cho biết Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về xuất khẩu. Việt Nam cũng có chi phí lao động thấp hơn. Với sự tham gia của các đối thủ ngoại, các doanh nghiệp nội sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong vài năm tới, nhất là ở thị trường xuất khẩu.

 

Tác giả: Minh Anh      
Nguồn tin: Báo nhịp cầu đầu tư

UBND huyện Trảng Bom đã công bố dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hiện huyện đã khoanh được vùng dịch tả heo châu Phi và yêu cầu người dân nếu phát hiện heo mắc bệnh lập tức báo cho ngành chức năng, tuyệt đối không bán tháo heo. Theo cơ quan chức năng huyện Trảng Bom, ngay sau khi phát hiện heo nhiễm dịch tả heo châu Phi, chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu huỷ toàn bộ heo, tiêu độc khử trùng (ngày 1 lần) tại trại có heo bị dịch. Việc tiêu độc khử trùng cũng được thực hiện trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch.

 

Để ngăn chặn dịch, huyện Trảng Bom đã lập nhiều chốt kiểm dịch động vật tạm thời; kiểm soát, ngăn chặn việc đưa heo từ trong vùng dịch ra bên ngoài và ngược lại. Huyện cũng tạm ngừng hoạt động 3 cơ sở giết mổ trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để tình trạng giết mổ trái phép, đồng thời yêu cầu các cơ sở sản xuất giò chả, bán heo quay tạm ngừng hoạt động.

 

Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định hỗ trợ đối với những hộ có heo tiêu huỷ do dịch tả heo châu Phi, ngành chức năng sẽ phối hợp cùng người dân giải quyết hồ sơ, thực hiện chi tiền hỗ trợ cho người dân trong vòng 15 ngày (từ khi nhận hồ sơ).

Đàn lợn tại một hộ nuôi ở Đồng Nai
Đàn heo tại một hộ nuôi ở Đồng Nai

Theo quyết định về cơ chế, chính sách tạm thời nhằm hỗ trợ thiệt hại do dịch tả heo châu Phi do tỉnh Đồng Nai ban hành, người chăn nuôi có heo phải tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi sẽ được hỗ trợ với 5 mức. Với heo con theo mẹ được hỗ trợ 300.000 đồng/con; heo cai sữa đến dưới 2 tháng tuổi là 500.000 đồng/con; heo thịt từ 2 – 4 tháng tuổi 2 triệu đồng/con; heo thịt, heo giống hậu bị trên 4 tháng tuổi 3 triệu đồng/con. Riêng mỗi con heo nái, heo đực giống đang khai thác nhận mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/con.

 

 

Mức hỗ trợ trên được áp dụng cho tất cả hộ trực tiếp chăn nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai. UBND tỉnh Đồng Nai cũng quy định, chủ vật nuôi được hỗ trợ khi có heo bị tiêu hủy không nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện đăng ký kê khai ban đầu (được UBND cấp xã, phường xác nhận khi bắt đầu nuôi heo); kể cả khi dịch bệnh xuất hiện nhưng chưa được công bố theo quy định của pháp luật.

 

Tác giả: Công Phong
Nguồn tin: TTXVN  

Nghi ngờ các xe chở lợn có dấu hiệu làm giả giấy tờ kiểm dịch, cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy, số lợn đang chở trên xe bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

 

Ngày 5.5, thông tin từ Trạm kiểm dịch Dốc Xây – Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa phối hợp cũng các đơn vị chức năng tiến hành bắt giữ lượng lớn lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi khi đang trên đường đi tiêu thụ.

Chiếc xe chở số heo nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị bắt giữ.
Chiếc xe chở số heo nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị bắt giữ.

Theo đó, vào khoảng 15h 30 phút ngày 4.5, Trạm kiểm dịch Dốc Xây (đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tiến hành kiểm tra chiếc xe tải mang BKS 90C-02481. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở 11 con lợn và nghi có dấu hiệu làm giả giấy tờ kiểm dịch để đưa vào Nghệ An tiêu thụ.

 

Ngay sau khi phát hiện sự việc, Trạm kiểm dịch Dốc Xây đã thông báo cho các huyện trong tỉnh cảnh giác, đề phòng với các trường hợp làm giả giấy tờ kiểm dịch.

Theo thông tin trên giấy tờ kiểm dịch (nghi làm giả), tất cả số lợn bị bắt giữ có nguồn gốc từ tỉnh Hà Nam.
Theo thông tin trên giấy tờ kiểm dịch (nghi làm giả), tất cả số lợn bị bắt giữ có nguồn gốc từ tỉnh Hà Nam.

Đến khoảng 20h cùng ngày, tại Trạm kiểm dịch Dốc Xây, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Thanh Hóa bắt xe tải mang BKS 47C-04688 khi đang chở 220 con lợn vào tỉnh Đồng Nai tiêu thụ.

 

Cũng trong ngày, tại các huyện Tĩnh Gia và Nông Cống đã bắt giữ 2 xe chở lợn có dấu hiệu làm giả giấy tờ kiểm dịch đi vào địa bàn để tiêu thụ.

 

 

Được biết, sau khi có kết quả xét nghiệm số lợn trên dương tính với dịch tả lợn Châu Phi, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn trên.

 

Theo thông tin ban đầu, những chiếc xe trên đều có giấy tờ kiểm dịch ghi nguồn lợn được xuất đi từ tỉnh Hà Nam vào ngày 4.5. Tuy nhiên, thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Hà Nam cho hay, trong ngày 4.5, không có xe chở lợn nào được đơn vị này chứng nhận kiểm dịch đủ điều kiện vận chuyển ra ngoại tỉnh.

 

Hiện, vụ việc vẫn đang tiếp tục được xác minh, làm rõ.

 

Tác giả: Quách Du   
Nguồn tin: Báo lao động

Công ty CP thú y Megavet Việt Nam - Nhà nhập khẩu và phân phối các mặt hàng Vaccine - thuốc thú y hàng đầu Việt Nam.

Trụ sở: 154 Lý Chiêu Hoàng, P10 Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

SDT: 0862.901.089

 

Công ty CP thú y Megavet Việt Nam tuyển dụng
Công ty CP thú y Megavet Việt Nam tuyển dụng

Hiện tại chúng tôi cần tuyển:

Vị trí tuyển dụng: Đại diện kỹ thuật và thương mại vùng

 

Số lượng: 15 người

 

Thị trường làm việc: Bình Định, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Nguyên, Long An, Tiền Giang, Bến Tre

 

Mô tả công việc:

- Tư vấn kỹ thuật, bán hàng và chăm sóc khách hàng

- Tìm kiếm, xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng (chi tiết sẽ trao đổi trong quá trình phỏng vấn)

 

Yêu cầu

Nam

Tốt nghiệp CH/DH chuyên ngành Thú Y.

Có kinh nghiệm kinh doanh là một lợi thế.

Giao tiếp tốt, trung thực, nhanh nhẹn, có phương tiện đi lại.

 

Quyền lợi

Mức thu nhập: 12.000.000đ - 25.000.000đ/tháng

Du lịch: 01 lần/năm (trong nước hoặc nước ngoài)

Hưởng các chế độ ngày lễ, tết, lương tháng 13.

Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ theo quy định của nhà nước

Làm việc tại thị trường mình quản lý.

 

Hạn nộp hồ sơ: 230/05/2019

 

Thông tin liên hệ

Mr. Hưng - 0974.484.910 (trưởng phòng kinh doanh)

Gửi hồ sơ trực tiếp qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Thông tin được chia sẻ
Mr. Quang     

Theo Swine Health Information Center (một trung tâm nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe của heo tại Mỹ): “các báo cáo về sự lây lan dịch tả heo châu phi ở châu Á có thể là không chính xác”

Mỹ nghi ngờ công bố của Trung Quốc về việc kiểm soát bệnh Dịch tả heo châu phi
Mỹ nghi ngờ công bố của Trung Quốc về việc kiểm soát bệnh Dịch tả heo châu phi

Một số chuyên gia trong ngành công nghiệp thịt heo Mỹ vẫn nghi ngờ rằng liệu các ổ dịch tả heo châu phi ở Trung Quốc thực chất đã được kiểm soát hay chưa ?.

 

Bộ trưởng nông nghiệp Trung Quốc Han Changfu khẳng định tuần trước rằng mặc dù có xuất hiện ổ dịch tả heo châu phi mới nhưng sản lượng heo của nước này đã được ổn định và bệnh đã “nằm trong tầm kiểm soát”. Theo tổ chức OIE, Trung Quốc đã báo cáo có 127 ổ dịch tả heo châu phi nhưng 103 trong số đó đã được dập dịch chỉ có khoảng 24 ổ dịch vẫn diễn ra.

 

Tuy nhiên những báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc lại không khớp với những gì mà người chăn nuôi và bác sỹ thú ý của nước này nói về tình hình dịch đang diễn ra. Theo Paul Sundberg - giám đốc Swine Health Information Center cho biết :
“Tôi nghĩ rằng việc Trung Quốc không báo cáo lại những thông tin chung cả về số lượng và mức độ của các ổ dịch ASF sẽ vẫn còn tiếp tục”.

 

Mặc dù đã có nhiều bên đưa ra ước tính về thiệt hại của ASF đối với Trung Quốc nhưng theo Sundberg liệu có ai trong số họ ước tính chính xác ?. Sundberg cho rằng các ổ dịch ASF là “rất nghiêm trọng” và hầu hết đều nghiêm trọng hơn những gì chính phủ Trung Quốc công bố.

 

Jim Monroe - giám đốc truyền thông của NPPC (hiệp hội chăn nuôi heo Mỹ) cũng có những hoài nghi tương tự về các báo cáo của Trung Quốc về ASF . Ông nói “họ đang phải đối phó với một dịch bệnh có tính chất địa phương, trên một quốc gia có lượng đàn heo lớn nhất thế giới, thật khó để tin rằng Trung Quốc đã kiểm soát được ASF”.

 

 

Những nguy cơ đối với đàn heo Mỹ

Từ tuần trước, OIE đã thông báo xuất hiện các ổ dịch ASF ở Campuchia, Việt Nam và Mông Cổ (ở Mông Cổ đã dập được dịch). Tại Mỹ, Monroe cho biết NPPC đã kêu gọi quốc hội tài trợ thuê thêm 600 giám sát nông nghiệp cho hải quan và cảnh sát biên giới để ngăn bùng phát dịch ở Mỹ.

 

Monroe tin rằng Mỹ đang phải đối mặt với 2 mối nguy chính liên quan đến sự truyền lây dịch tả heo châu phi. Một là khách nước ngoài từ Châu á có thể vô tình mang virus qua giày và quần áo của họ - mối đe dọa này đã khiến NPPC hủy bỏ triển lãm thịt heo thế giới diễn ra trong tháng này. Mối nguy thứ 2 là virus cũng có thể vượt biên giới qua các sản phẩm thịt nhập khẩu đặc biệt thịt nhiễm bệnh được đưa đến cơ sở tái sử dụng thức ăn của người cho heo hoặc hoặc bằng cách nào đó làm thức ăn cho heo ở các trại trên đất Mỹ.

 

Theo Monroe, vẫn chưa biết rõ là liệu virus này có lây qua thức ăn chăn nuôi hay không nhưng người chăn nuôi cũng nên biết nguồn gốc thức ăn trong trại nhà mình và nên có các biện pháp phòng tránh.

 

Sundberg đồng ý với quan điểm trên tuy nhiên ông cũng nói thêm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn an toàn miễn là chúng được sản xuất từ các cơ sở thực hiện an toàn sinh học. Người chăn nuôi nên có kế hoạch thảo luận với các nhà cung cấp của họ để đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt nhất.

 

VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: wattagnet

Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại F&S có địa chỉ văn phòng tại13C, Đường 12, KP 4, Phường Bình An, Quận 2, TP HCM cần tuyển dụng nhân sự mới.

Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại F&S  tuyển dụng
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại F&S tuyển dụng

Vị trí mà công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại F&S cần tuyển dụng:

Vị trí 01: Nhân viên Marketing kiêm trợ lý giám đốc

- Số lượng: 01 nam/nữ

- Công việc: thu thập các thông tin về thị trường, hỗ trợ nhân viên kinh doanh, phụ trách các vấn đề về kinh doanh, tiếp thị, tiếp xúc với khách hàng, lập báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc.

- Giao tiếp tiếng anh, làm việc tại TP. HCM, có thể đi thị trường.

 

Vị trí 02: Nhân viên kinh doanh

Địa điểm làm việc: thị trường các tỉnh Miền Tây, Đồng Nai

Số lượng: 10 người

Công việc: khảo sát thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm, mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng, báo cáo theo yêu cầu của giám đốc.

Yêu cầu chung: tốt nghiệp đại học ngành Chăn nuôi, Thú y, hoặc chuyên ngành về Chế biến thức ăn chăn nuôi; năng động, siêng năng, chịu khó học hỏi.

Mức lương: cạnh tranh, có thể trao đổi trực tiếp khi tham gia phỏng vấn.

 

 

Liên hệ công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại F&S

Các ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ ứng tuyển về địa chỉ:

Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại F&S

Địa chỉ: P3A2, Tầng 4, Số 13C, Đường số 12, Khu phố 4, Phường Bình An, Quận 2, TP. HCM

Hoặc nộp qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Số liên hệ: 0932 949 118 (Ms. Anh)

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Ý Anh      

Nhiều thập niên, đầu ra của ngành chăn nuôi Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Thế nhưng hiện nay, Bộ NN-PTNT đang mở chính sách, mong muốn doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trước mắt là sản phẩm gia cầm, tới các thị trường tiềm năng vì nguồn cung dồi dào.

 

Năm 2018: xuất khẩu 18,43 triệu USD

Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Xuân Dương, chăn nuôi gia cầm gần đây có sự nhảy vọt, từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn. Năng suất ngày càng tăng, lợi nhuận ngày càng nhiều. Vì thế, chăn nuôi gia cầm không còn là “nghề phụ” mà ở nhiều nơi đã trở thành hướng đi chính trong sản xuất nông nghiệp.

 

Trong những năm qua, số đầu gia cầm tăng bình quân mỗi năm trên 6% (trong đó gà thịt tăng 7,24%). Đến năm 2018, sản lượng thịt gia cầm (hơi) đạt trên 1,1 triệu tấn, trứng đạt trên 11 tỷ quả. Hiện nay, nông dân, chủ trại trên cả nước đang nuôi khoảng 409 triệu con gia cầm (gà chiếm 77,5% còn lại 22,5% là thủy cầm). Sản lượng trứng cũng gia tăng mạnh với tốc độ là 11,04%. Hiện gia cầm đang được chăn nuôi rộng rãi trên khắp cả nước. Tại khu vực Đông Nam bộ, nơi có tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm cao nhất là Bình Dương với 10,5%; còn Đồng Nai có đàn gia cầm lớn nhất với gần 20,5 triệu con. Tại đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình và Quảng Ninh là nơi đang có tốc độ và sản lượng tăng cao nhất; Hà Nội là nơi đang có số lượng gia cầm nuôi nhiều nhất với hơn 25,6 triệu con. Hiện nay có 2 hình thức chăn nuôi chủ yếu là trang trại và nông hộ. Trong đó, chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát triển nhanh với số lượng từ 10.000 - 12.000 trang trại (nhiều nhất là tại đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và ĐBSCL).

Ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng, lợi thế cho xuất khẩu...
Ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng, lợi thế cho xuất khẩu...

Về thị trường, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, trong nhiều năm qua, chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng đã đáp ứng rất tốt cho thị trường tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá cả, mang lại nguồn thu đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay, trước xu thế gia tăng nguồn cung, nhiều doanh nghiệp nhảy vào đầu tư thì phải tính bài toán xuất khẩu để gia tăng giá trị kinh tế mà ngành chăn nuôi có thể đem lại. Để đón đầu xu thế này, 3 năm trở lại đây, đã có một số doanh nghiệp tiên phong đưa sản phẩm chăn nuôi gia cầm của Việt Nam đi các nước, giá trị xuất khẩu tăng trưởng liên tục. Nếu như trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu mới đạt trên 3,05 triệu USD thì năm 2017 lên 5,58 triệu USD và năm 2018 đạt hơn 18 triệu USD.

 

Hiện nay, các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam đang chế biến xuất khẩu là trứng vịt tươi, trứng vịt muối luộc, lòng đỏ trứng vịt muối, thịt gà chế biến, trứng cút đóng lon, bột trứng, gà ác tiềm… Mỗi năm, trung bình Việt Nam đang xuất khẩu từ 1,25 - 1,5 triệu con gia cầm giống và khoảng 10 -15 triệu quả trứng vịt muối. “Riêng thịt gà thì mới bắt đầu xuất khẩu từ tháng 9-2017, đến năm 2018 đạt gần 8.000 tấn thịt gà đã qua chế biến”, ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ.

 

 

Thịt, trứng hưởng lợi thế của FTA

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang đứng trước cơ hội rất lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), nhờ đó có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận thêm những thị trường mới, nhiều tiềm năng. Trước lo ngại của doanh nghiệp về việc sản phẩm gia cầm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh tại những thị trường xuất khẩu, ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), cho rằng, các doanh nghiệp cần xác định từng thị trường mục tiêu, thị hiếu tiêu dùng của nước nhập khẩu để chia phân khúc xuất khẩu sản phẩm gia cầm phù hợp. Ví dụ, cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm như ức gà, lườn gà vì đây là sản phẩm được các thị trường ưa chuộng, nhu cầu cao. Còn các sản phẩm đùi gà, cánh gà thì dành cho thị trường trong nước. Theo ông Toản, các thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi xuất khẩu thịt gà là Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines và các thị trường tiềm năng là Arab Saudi, Nam Phi... Còn đối với trứng gia cầm thì nên tập trung cho các thị trường truyền thống là các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

 

Mặc dù nguồn cung dồi dào, nhu cầu nhập khẩu của các nước rất lớn nhưng theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), việc xuất khẩu các sản phẩm thịt gia cầm của Việt Nam không đơn giản, vì chúng ta được miễn giảm thuế nhờ các hiệp định FTA nhưng lại mắc hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt từ các nước. Ông Đông dẫn chứng, để xuất khẩu được thịt gà vào Nhật Bản, Bộ NN-PTNT phải mất 2 năm đàm phán với cơ quan chức năng Nhật Bản. Hiện nay, mặc dù đã được Nhật Bản chấp thuận nhưng từng lô hàng gia cầm từ Việt Nam cập cảng đều phải lưu lại để cơ quan thú y Nhật Bản lấy mẫu kiểm tra các loại mầm bệnh, chỉ tiêu tồn dư kháng sinh… Do đó, nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp phải đầu tư nuôi khép kín hoặc có chuỗi liên kết an toàn, áp dụng dây chuyền công nghệ xử lý hiện đại. Thêm nữa, phải kiểm soát chặt dịch bệnh, “tẩy chay” kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi. Nếu để dịch bệnh xảy ra, hoạt động xuất khẩu gia cầm có thể bị dừng, mất thị trường.

 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng, giải pháp để có ngành chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch bệnh là phải từng bước giảm dần các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần cơ sở chăn nuôi lớn, khuyến khích xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP… tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi hội nhập quốc tế, phục vụ xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm xuất đi các nước tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, chứng nhận chất lượng để tiếp cận các thị trường có hàng rào kiểm dịch với yêu cầu cao.

 

Tác giả: Phúc Hậu        
Nguồn tin: Báo sài gòn giải phóng

Bình thường mỗi ngày chỉ có 2 xe chở khoảng 300 con lợn vận chuyển từ miền Bắc vào qua tỉnh Đồng Nai, thế nhưng theo ghi nhận của PV, hiện nay, con số này đã tăng lên gấp 10 lần, mang theo nỗi lo dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát tại các tỉnh phía Nam

 

Chênh lệch giá heo hơi 2 miền tăng cao

Theo Trạm kiểm dịch động vật Ông Đồn (huyện Xuân Lộc, Đống Nai), khoảng 1 tuần qua, lượng xe vận chuyển lợn từ các tỉnh miền Bắc vào Nam tăng mạnh. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 xe chở trên 3.000 con lợn đi qua trạm kiểm dịch này.

Lượng xe vận chuyển lợn từ các tỉnh miền Bắc vào Nam tăng mạnh gần đây. Ảnh: Nguyễn Vy
Lượng xe vận chuyển lợn từ các tỉnh miền Bắc vào Nam tăng mạnh gần đây. Ảnh: Nguyễn Vy

Nguyên nhân được cho là chênh lệch giá lợn hơi giữa 2 miền đang tăng cao. Ở các tỉnh phía Bắc, giá vẫn thấp hơn so với miền Trung và miền Nam, dao động từ 37.000 - 40.000 đồng/kg. Trong khi tại các tỉnh miền Nam, mức giá đang dao động từ 45.000 - 48.000 đồng/kg.

 

Một tuần trước đó, tại huyện Thống Nhất – địa phương có quy mô tổng đàn lớn ghi nhận nguồn lợn ngoại tỉnh đi qua địa bàn huyện theo QL20 khoảng 24 xe (tương đương 2.400 con) mỗi tuần.

Đàn lợn và nông hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất sụt giảm do ảnh hưởng DTLCP. Ảnh: Nguyễn Vy
Đàn lợn và nông hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất sụt giảm do ảnh hưởng DTLCP. Ảnh: Nguyễn Vy

Cũng tại địa bàn huyện Thống Nhất, thống kê của UBND huyện cho biết tổng đàn lợn toàn huyện hiện còn gần 300.000 con, giảm hơn 20.000 con so với hồi đầu năm. Đàn lợn giảm chủ yếu ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

 

Đàn lợn ở hộ chăn nuôi nhỏ giảm cũng là nguyên nhân khiến giá lợn tăng.

Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng giảm khoảng 300 hộ so với hồi đầu năm, hiện còn hơn 1.750 hộ. Nguyên nhân do nhiều hộ bán hết đàn heo để chạy dịch, chạy giá và tạm ngưng tái đàn.

 

Với số lợn di chuyển từ Bắc vào Nam theo đường QL1A qua trạm Ông Đồn, hầu hết đều xuất chuồng tại các tỉnh đã kiểm soát được DTLCP hoặc các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã được chứng nhận an toàn.

Người dân ở tỉnh Bắc Ninh phải nhờ hàng xóm chích điện các con lợn đem đi tiêu hủy vì lực lượng thú y rất ít, không xử lý xuể. Ảnh: Trần Quang
Người dân ở tỉnh Bắc Ninh phải nhờ hàng xóm chích điện các con lợn đem đi tiêu hủy vì lực lượng thú y rất ít, không xử lý xuể. Ảnh: Trần Quang

Tuy nhiên, cơ quan chức năng dự báo với diễn biến giá lợn như hiện nay, những ngày tới, lợn được đưa từ Bắc vào Nam sẽ còn tiếp tục tăng. Vì DTLCP dù đang được kiểm soát nhưng nguy cơ lây lan vẫn còn lớn. Nhất là tình trạng lơ là hoặc thiếu nhân lực kiểm soát dịch bệnh mà Báo Dân Việt/NTNN liên tục phản ánh gần đây ở một số địa phương.

 

Theo ông Phạm Mạnh Hùng – Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn, đơn vị sẽ huy động toàn bộ lực lượng, tăng cường kiểm tra, đảm bảo tất cả lợn qua trạm đều có xuất xứ, nguồn gốc và đã được kiểm dịch

 

Theo kế hoạch, từ tháng 5.2019, tỉnh Đồng Nai sẽ chính thức triển khai áp dụng công nghệ Blockchain của hệ thống Te-food để quản lý và kiểm soát dịch bệnh đối với đàn lợn trên địa bàn tỉnh.

 

 

Hiện đã có 3,5 triệu mã code sẵn sàng cấp cho người chăn nuôi đăng ký tham gia. Chương trình sẽ hỗ trợ miễn phí 5 năm.

 

Sở NNPTNT tỉnh Đống Nai cho biết đã xây dựng kế hoạch triển khai công nghệ Blockchain, trước mắt áp dụng cho đàn lợn ở tất cả các địa phương. Mục tiêu đến cuối năm 2019 sẽ có 100% trang trại và 85% cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ báo cáo số liệu chăn nuôi, dịch bệnh qua phần mềm này. Đến cuối năm 2020, tất cả các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm báo cáo số liệu chăn nuôi, dịch bệnh qua phần mềm.

 

Tác giả: Nguyễn Vy

Nguồn tin: Báo Dân Việt

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status