Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

2019 có thể là một năm đầy tiềm năng cho thị trường thịt heo toàn cầu, nhưng nó sẽ bị lu mờ bởi các vấn đề dịch bệnh và thương mại phức tạp. Đây là thông điệp chính từ báo cáo hàng quí của Rabobank.

Rabobank: 2019 – một năm bất ổn cho ngành chăn nuôi heo toàn cầu
Rabobank: 2019 – một năm bất ổn cho ngành chăn nuôi heo toàn cầu

Áp lực gia tăng khi nhiều dịch bệnh xuất hiện

Báo cáo cho biết áp lực bệnh dịch gia tăng đang thách thức thị trường toàn cầu.

 

“Bệnh tả heo châu Phi (ASF) là thách thức lớn nhất đối với ngành thịt heo toàn cầu trong năm 2019. Những thay đổi liên quan đến ASF sẽ mang lại cơ hội cho một số người, và là mối đe dọa cho người khác”, theo chuyên gia phân tích protein động vật cao cấp của ngân hàng Chenjun Pan.

 

Nhu cầu của Trung Quốc làm gia tăng nhập khẩu và điều này sẽ khuyến khích tăng trưởng liên tục ở các nước xuất khẩu chính, nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ nhập khẩu bao nhiêu thịt heo vẫn là một điều không chắc chắn.

 

Áp lực bệnh dịch ảnh hưởng đến nguồn protein động vật toàn cầu theo hai hướng.

 

Sự bùng phát của dịch bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại sản xuất tại địa phương, đặc biệt là trong trường hợp không có thuốc chữa, không có vacxin hoặc dự trữ vacxin hạn chế cho dịch bệnh. Tác động này có thể kéo dài trong một thời gian – trong trường hợp dịch ASF ở Trung Quốc, các khu vực bị nhiễm bệnh bị cấm lưu trữ động vật trong ít nhất 6 tháng.

 

Tác động thứ hai là thương mại – và điều này được cho là quan trọng hơn nhiều so với thiệt hại sản xuất. Sự bùng phát của dịch bệnh dẫn tới những hạn chế đối với thương mại tại quốc gia bị nhiễm dịch, nhằm quản lý các rủi ro lây lan của dịch bệnh.

 

 

Bất ổn thương mại ảnh hưởng đến thị trường thịt heo

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra làm tăng thêm sự không chắc chắn cho các động lực thương mại quốc tế. Liệu thịt heo Mỹ sẽ được xuất sang Trung Quốc mà không chịu thuế trả đũa vào năm 2019? Cũng như tác động từ Brexit và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

 

Chỉ số giá cả 5 quốc gia của Rabobank giảm xuống dưới mức trung bình trong giai đoạn 2015 – 2017, phản ánh tâm lý thị trường, theo báo cáo.

 

Những điểm nổi bật khác của báo cáo bao gồm:

 

Trung Quốc: sự lây lan nhanh chóng của dịch ASF

Bước sang năm 2019, dịch ASF bùng phát tại các trang trại lớn, hiện đại đã khiến thị trường chao đảo. Rabobank nhận định dịch ASF đang định hình lại ngành chăn nuôi heo.

 

Việc mở rộng sản xuất và tái đàn được dự báo ​​sẽ chậm lại rõ rệt do những lo ngại lớn về các biện pháp an toàn sinh học. Trong khi nguồn cung thịt heo được cho là đủ trong qúi I/2019, vấn đề nguồn cung lớn hơn sẽ phát sinh vào cuối năm nay, với lượng thịt heo nhập khẩu dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể vì nguồn cung trong nước thiếu hụt.

 

EU: Tương đối ổn định bất chấp mối đe dọa từ dịch ASF

Thị trường thịt heo Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận tín hiệu hỗn hợp trong năm 2019.

 

Trong khi dự báo nhập khẩu tăng cao từ phía Trung Quốc kích khích mở rộng sản xuất, Bỉ và Đông Âu vẫn bị bủa vây trong các mối đe dọa từ dịch ASF.

 

Giá heo con tăng trong những tháng gần đây báo hiệu nguồn cung heo con bị thắt chặt, nhưng cũng có nghĩa sản xuất đang mạnh mẽ.

 

Brexit là cũng là một nhân tố khó đoán khác đối với hoạt động thương mại của EU, tác động từ sự kiện dự kiến ​​sẽ xuất hiện trong quí II và sau đó.

 

Mỹ: Tiếp tục tăng trưởng sản xuất trong năm nay

Sản lượng thịt heo dự kiến ​​sẽ tăng 4% trong năm 2019, được thúc đẩy nhờ đàn heo lớn và kì vọng về nhu cầu mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc.

 

Trong khi xuất khẩu thịt heo giảm ở một số thị trường trong năm 2018, xuất khẩu tổng thể đã tăng trưởng nhẹ, nhờ xuất khẩu mạnh mẽ sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Rabobank nhận định, xuất khẩu của Mỹ dự kiến ​​sẽ cải thiện trong năm 2019, bất chấp sự không chắc chắn của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung.

 

Giá heo duy trì ở mức cao, được hỗ trợ bởi khả năng tiếp cận xuất khẩu được cải thiện.

 

 

Brazil: Dự báo kết quả tốt hơn ​​năm 2019

Sau khi trải qua một năm 2018 gập ghềnh và đầy thách thức, ngành thịt heo Brazil có nhiều triển vọng trong năm 2019.

 

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Sự trở lại gần đây của thị trường Nga – thông qua việc chứng nhận lại một số nhà máy bị hạn chế – cũng sẽ góp phần làm tăng xuất khẩu.

 

Nhu cầu địa phương có tiềm năng cải thiện hơn nữa trong bối cảnh kinh tế lạc quan hơn.

 

Nguồn tin: Rabobank
Theo: chăn nuôi Việt Nam

Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Anyou Việt Nam có địa chỉ tại Tạ Trung - Chính Nghĩa - Kim Động - Hưng Yên hiện tại cần tuyển dụng: 

Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Anyou Việt Nam tuyển dụng
Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Anyou Việt Nam tuyển dụng

Ví trí 01Quản lý vùng (khu vực Hà Tây, Thanh Hóa)

Vị trí 02: Nhân viên kinh doanh các tỉnh miền Bắc


Yêu cầu :

Học chuyên ngành chăn nuôi, thú y hoặc các chuyên ngành có liên quan

Kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí tương đương

Thấu hiểu thị trường và có quan hệ tốt với chủ đại lý, trang trại lớn

 

Chế độ đãi ngộ :

Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được hưởng đầy đủ các chế độ theo Luật lao động.

Có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

Lương thỏa thuận trực tiếp khi phỏng vấn

 

 

Liên hệ:

Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Anyou Việt Nam có địa chỉ tại ạ Trung - Chính Nghĩa - Kim Động - Hưng Yên

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 0911 596 996 - Mr. Hi (TPKD)

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Ngân      

Chính phủ Đan Mạch đã bắt đầu xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Đức để ngăn heo rừng xâm nhập nước này trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi lan rộng.

 

Quyết định được chính phủ Đan Mạch công bố hôm 28/1 nhằm đề phòng dịch tả heo châu Phi lan sang biên giới và đe dọa ngành chăn nuôi heo phát triển của nước này, theo Politico.

 

“Chúng tôi cần làm mọi thứ có thể để ngăn chặn dịch tả heo châu Phi đến Đan Mạch, bảo vệ thị trường 11 tỷ”, ông Jakob Ellemann-Jensen, bộ trưởng môi trường và thực phẩm Đan Mạch, cho biết trong một thông cáo. Ông nhấn mạnh thị trường xuất khẩu thịt heo ngoài Liên minh châu Âu (EU) của Đan Mạch trị giá 11 tỷ krone (1,7 tỷ USD).

Đan Mạch đang xây dựng một hàng rào để ngăn lợn rừng từ Đức xâm nhập nước này. Ảnh: AP.
Đan Mạch đang xây dựng một hàng rào để ngăn heo rừng từ Đức xâm nhập nước này. Ảnh: AP.

“Chúng tôi cuối cùng cũng có thể bắt đầu dựng lên hàng rào heo rừng. Hàng rào này và các nỗ lực săn bắt heo rừng của chúng tôi sẽ ngăn chặn lây nhiễm và giảm nguy cơ dịch tả heo châu Phi lan sang Đan Mạch”, vị bộ trưởng nói.

 

Hàng rào dài gần 70 km, cao đến 1,5 m, dự kiến hoàn thành vào mùa thu năm nay. Theo Sky News, kinh phí xây dựng hàng rào vào khoảng 4,6 triệu USD.

 

Thông báo được đưa ra sau khi chính quyền Đan Mạch dành 4 ngày để thử nghiệm các biện pháp kiểm soát dịch tả heo châu Phi trong trường hợp khủng hoảng xảy ra.

 

 

Dịch tả heo châu Phi đang lây lan chủ yếu ở Trung và Đông Âu. Đức chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào, trong khi Bỉ đã báo cáo hàng chục trường hợp nhiễm bệnh mới kể từ đầu tháng 1, gây lo ngại cho các cường quốc thịt heo của EU, lớn nhất là Đức và Tây Ban Nha.

 

Virus tả heo châu Phi gây tử vong cho heo nhà và heo rừng nhưng không gây hại cho người.

Tác giả: Tuyết Mai       
Nguồn tin: Tri Thức Trực Tuyến

Thông cáo báo chí: 
Với việc hoàn thành thương vụ mua lại Neovia, ADM trở thành hãng dẫn đầu toàn cầu về dinh dưỡng vật nuôi


Một trong các doanh nghiệp thức ăn gia súc kết hợp lớn nhất thế giới, với doanh số ước tính 3,5 tỷ USD, cung cấp các dòng sản phẩm và giải pháp toàn diện về dinh dưỡng vật nuôi dành cho khách hàng toàn cầu.

 

Trung tâm sáng tạo toàn cầu Neovia tại Saint Nolff - Pháp
Trung tâm sáng tạo toàn cầu Neovia tại Saint Nolff - Pháp

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2019:

Vừa qua, tại thành phố Chicago, ngày 01-02-2019 - Công ty Archer Daniels Midland (NYSE – mã giao dịch chứng khoán New York: ADM) thông báo đã hoàn tất thành công việc mua lại Neovia €1.544tỷ, trở thành hãng dẫn đầu toàn cầu về sản phẩm và giải pháp có giá trị gia tăng dành cho cả vật nuôi và thú cưng.

 

“Việc bổ sung Neovia vào là một cột mốc quan trọng trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược của chúng tôi nhằm trở thành hãng dẫn đầu toàn cầu về dinh dưỡng,” Juan Luciano, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của ADM chia sẻ. “Thương vụ mua lại này — được đánh giá là lớn nhất của chúng tôi từ khi có thêm vào WILD Flavors trong năm 2014 — ngay lập tức tạo ra một hãng dẫn đầu toàn cầu đầu tiên về dinh dưỡng vật nuôi, đồng thời cung cấp một mặt bằng vững chắc cho sự tăng trưởng trong tương lai. Việc này đáp ứng mục tiêu doanh lợi của chúng tôi, mở rộng tầm với địa lý, và giúp tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư của mình cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn.”

 

Việc ADM mua lại WILD Flavors vào năm 2014 đã khởi động cho quá trình biến đổi danh mục đầu tư rộng lớn nhất trong lịch sử 115 năm của công ty, mở rộng đáng kể năng lực về thực phẩm cho người và dinh dưỡng vật nuôi. Trong mảng sức khỏe và dinh dưỡng vật nuôi, công ty đã thực hiện một loạt các mở rộng và đầu tư trong những năm vừa qua, bao gồm:

• Xây dựng và sửa chữa mới lại ba nhà máy thức ăn gia súc chuyên biệt ở Trung Quốc và bốn nhà máy ở Hoa Kỳ;

• Mua lại nhà sản xuất món ngon cho thú cưng Crosswind Industries;

• Mở rộng năng lực sản xuất thành phần thức ăn cho thú cưng tại Bắc Mỹ

• Đầu tư vào những cơ sở sản xuất thức ăn gia súc hoàn chỉnh hiện đại, mang giá trị gia tăng tại Bắc Mỹ

• Thiết lập cuộc hợp tác với Tập đoàn Qingdao Vland Biotech đặt tại Trung Quốc và xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu tiên tiến tại California để phát triển và kinh doanh enzym thức ăn gia súc; và

• Mua lại Protexin, một nhà cung cấp dẫn đầu về các chất bổ sung probiotic cho sức khỏe con người cũng như nhiều chủng loại gia súc khác nhau, bao gồm nuôi trồng thủy sản, ngựa, vật nuôi và thú cưng.

 

Nay, với việc có thêm Neovia, mảng dinh dưỡng vật nuôi của ADM được mở rộng ra toàn cầu, cung cấp hỗn hợp premix, thức ăn hoàn chỉnh, thành phần, giải pháp thú cưng, nuôi trồng thủy sản, phụ gia và amino acid cho khách hàng của chúng tôi.

 

“Thương vụ mua lại Neovia đánh dấu một chương mới quan trọng cho mảng dinh dưỡng vật nuôi của ADM,” Pierre Duprat, chủ tịch Dinh dưỡng vật nuôi của ADM chia sẻ. “Tôi đã thật may mắn được gặp các đồng nghiệp tài ba của Neovia trong sáu tháng vừa qua, và tôi rất hứng khởi về mặt bằng toàn cầu từ việc kết hợp các năng lực hiện hữu của ADM và Neovia đã tạo ra để phục vụ khách hàng cũng như đẩy mạnh quá trình tăng trưởng của chúng tôi. Việc kết hợp nguồn lực, chuyên môn, công nghệ cải tiến và đặt trọng tâm vào nghiên cứu đôi khi tạo một thứ gì đó rất đặc biệt: nhà cung cấp toàn cầu đầu tiên về thành phần và giải pháp dinh dưỡng vật nuôi, dịch vụ khách hàng tốt nhất và năng lực nghiên cứu phát triển dẫn đầu dành cho khách hàng trong mảng dinh dưỡng vật nuôi trên khắp thế giới cũng như tạo ra giá trị cho các cổ đông của chúng ta.”

 

 

Các công bố mang tính dự đoán

Một số công bố trên đây mang tính dự đoán. Các hồ sơ đăng ký của ADM với Ủy ban Chứng khoán cung cấp thông tin chi tiết về các tuyên bố này cũng như các rủi ro, và nên được diễn giải cùng với thông cáo này. Trong phạm vi pháp luật áp dụng cho phép, ADM không có nghĩa vụ cập nhật bất cứ tuyên bố mang tính dự đoán nào.

 

Về ADM Nutrition

ADM là công ty dinh dưỡng hàng đầu thế giới có phạm vi rộng lớn nhất về thành phần chuyên biệt, hỗn hợp, hệ thống và kinh nghiệm. Chúng tôi chuyển khách hàng từ khái niệm để ra mắt nhanh hơn với các sản phẩm bền vững, khác biệt, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của họ. ADM giúp khách hàng tạo ra những giải pháp dinh dưỡng ưa thích của người tiêu dùng thông qua danh mục thịnh hành và tùy chỉnh về hương liệu và màu sắc tự nhiên; một loạt các protein dựa trên thực vật chưa từng có; các sản phẩm hoạt tính sinh học khoa học, dẫn đầu ngành; cũng như các thành phần chuyên biệt như hydrocolloid, lecithin, giải pháp Omega-3, probiotic, polyol, phụ gia tạo đặc, chất xơ hòa tan và nhiều hơn nữa. Đội ngũ tài năng của chúng tôi còn cung cấp kiến thức hiểu biết về người tiêu dùng; chuyên môn về cảm quan; sáng tạo ẩm thực; và dịch vụ phát triển sản phẩm toàn diện.

 

Về ADM
Từ hơn một thế kỷ nay, những con người ở Công ty Archer Daniels Midland (NYSE: ADM) đã biến đổi cây trồng thành những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của một thế giới tăng trưởng. Ngày nay, chúng tôi là một trong các nhà chế biến nông sản và cung cấp thành phần thức ăn lớn nhất thế giới, với khoảng 31.000 nhân viên phục vụ khách hàng tại hơn 170 quốc gia. Với chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm khoảng 500 địa điểm cung ứng cây trồng, 270 cơ sở sản xuất thành phần thực phẩm và thức ăn, 44 trung tâm cải tiến và mạng lưới vận chuyển cây trồng đứng đầu thế giới, chúng tôi kết nối vụ thu hoạch tận nhà, sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, công nghiệp và sử dụng năng lượng.

 

Để biết thêm thông tin:
  • Công ty Archer Daniels Midland

 

Website: www.adm.com

 

Phụ trách truyền thông: Aurelie Giles

 

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Điện thoại: +41 21 702 84 00

 

 

Thông tin được chia sẻ          
Ms. Xuân                   
Phòng truyền thông công ty Neovia

Theo số liệu thống kê từ tổng cục hải quan (TCHQ) Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 12/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 16,74% so với tháng trước đó và tăng 53,43% so với cùng tháng năm ngoái. Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 12/2018 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Ấn Độ,… Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 131 triệu USD, giảm 4,15% so với tháng trước đó nhưng tăng 52,65% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL từ nước này trong năm 2018 lên hơn 1,2 tỉ USD, chiếm 32,6% thị phần.

Nhập khẩu TACN và nguyên liệu năm 2018 tăng mạnh
Nhập khẩu TACN và nguyên liệu năm 2018 tăng mạnh

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 12/2018 đạt hơn 56 triệu USD, giảm 1,24% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 23,59% so với tháng 12/2017. Tính chung, trong năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN 2017.

Đứng thứ ba là Ấn Độ, với kim ngạch nhập khẩu hơn 47 triệu USD, tăng 1.535,7% so với tháng trước đó và tăng 734,02% so với tháng 12/2017, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2018 lên hơn 471 triệu USD, tăng 234,84% so với năm 2017.

Tính chung, trong năm 2018 Việt Nam đã chi hơn 3,9 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 21,2% so với năm 2017. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Brazil với 471 triệu USD, tăng 234,84% so với năm 2017, Chile với 25 triệu USD, tăng 152,7% so với năm 2017, Mỹ với hơn 681 triệu USD, tăng 142,93% so với năm 2017, sau cùng là Mexico với hơn 4,1 triệu USD, tăng 81,29% so với cùng kỳ.

GÀ AI CẬP
Thị trường T12/2018 +/- So với
T11/2018 (%)
Năm 2018  +/- So với
Năm 2017 (%)
Tổng KN 372.461 16,7 3.911.924 21,2
Argentina 131.738 -4,2 1.276.397 -14,4
Ấn Độ 23.876 -1,9 200.620 38,8
Anh 203 803,1 1.340 -16,7
Áo 103 -81,7 5.772 -88,5
Bỉ 1.654 62,7 24.835 37,9
Brazil 47.952 1,6,36 471.963 234,8
UAE 1.247 -18,9 54.527 -26,6
Canada 1.563 23,2 20.402 -70,1
Chile 672 -1,6 25.009 152,7
Đài Loan (TQ) 5.206 0,01 88.116 7,4
Đức 839 -5,4 10.258 25,0
Hà Lan 2.105 -27 24.854 25,1
Hàn Quốc 3.487 -4,1 48.277 25,4
Mỹ 56.972 -1,2 681.530 142,9
Indonesia 11.219 20,6 98.539 -5,4
Italia 5.977 -12,5 55.920 -13,85
Malaysia 3.020 -10,6 35.852 29,3
Mexico 325 10,8 4.174 81,3
Nhật Bản 100 -71 3.777 -16,8
Australia 3.523 -12,1 20.451 50,2
Pháp 2.619 -14,8 34.678 39,3
Philippin 1.221 -37,0 17.441 -9,4
Singapore 1.474 -24,3 18.196 14,8
Tây Ban Nha 936 -63,9 17.567 59,9
Thái Lan 6.522 -4,4 99.715 31,1
Trung Quốc 18.273 15,7 225.565 38,3
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
ĐVT: nghìn USD

 Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật tăng trong năm 2018.

 

 

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN năm 2018

Bảng nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN năm 2018
Mặt hàng Năm 2018  +/- So với 2017 
Lượng (nghìn tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (%) Trị giá (%)
Lúa Mỳ 4.879 1.175.879 4,7 18,3
Ngô 10.181 2.119.771 31,8 40,9
Đậu tương 1.824 773.817 10,8 9,3
Dầu mỡ động thực vật   741.396   -2,6
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 12/2018 đạt 150 nghìn tấn với kim ngạch đạt 43 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2018 lên hơn 4,8 triệu tấn, với trị giá hơn 1,17 tỉ USD, tăng 4,65% về khối lượng và tăng 18,27% về trị giá so với năm 2017.

 

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong năm 2018 là Nga chiếm 55% thị phần; Australia chiếm 23%, Canada chiếm 7%, Mỹ chiếm 7% và Brazil chiếm 1%.

 

Chỉ có một số thị trường nhập khẩu lúa mì tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với năm 2017 là Mỹ và Nga. Trong năm 2018, thị trường Nga tăng hơn 4 lần cả về lượng và trị giá. Tương tự, Mỹ tăng hơn 5 lần và 6 lần về lượng và trị giá.

 

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 12/2018 đạt 118 nghìn tấn với giá trị hơn 45 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong năm 2018 lên hơn 1,8 triệu tấn và 773 triệu USD, tăng 10,84% về khối lượng và tăng 9,31% về trị giá so với năm 2017.

 

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 12/2018 đạt hơn 1 triệu tấn với trị giá đạt 217 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2018 lên hơn 10 triệu tấn, trị giá hơn 2 tỉ USD, tăng 31,78% về khối lượng và 40,93% về trị giá so với năm 2017.

 

Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 48% và 23% thị phần. Đặc biệt, trong năm 2018 nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với năm 2017.

 

Tác giả: Vũ Lanh 
Nguồn tin: Vinanet 

 

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thế giới và Việt Nam. Những thập kỷ qua, nhân loại chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của ngành hàng này cả về quy mô, phương thức sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm.

 

Tuy nhiên, những thập niên tới, ngành chăn nuôi của thế giới sẽ phát triển theo xu thế nào khi mà các nguồn lực, tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt trên toàn cầu?

 

Xu thế phát triển chăn nuôi của thế giới

Đô thị hóa có tác động đáng kể đến các mô hình tiêu thụ lương thực nói chung và nhu cầu đối với các sản phẩm chăn nuôi nói riêng. Đô thị hóa thường kéo theo sự giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

Một trang trại chăn nuôi hiện đại
Một trang trại chăn nuôi hiện đại

Một nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi là tăng trưởng thu nhập. Từ năm 2020 đến năm 2050, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trên toàn cầu hàng năm ước tính 2,5%. Khi thu nhập tăng, thì chi tiêu cho các sản phẩm chăn nuôi cũng sẽ tăng. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, dự báo ở mức từ 1,0 - 3,5%/năm. Tăng trưởng tiêu thụ thịt, sữa ở các nước công nghiệp được dự đoán sẽ chậm hơn so với các nền kinh tế đang phát triển.

 

Nhu cầu lương thực cho sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng gần gấp đôi ở vùng cận Sahara châu Phi và Nam Á, từ 200 kcal/người/ngày vào năm 2000 đến khoảng 400 kcal/người/ngày vào năm 2050.

 

Mặt khác, ở hầu hết các nước OECD đã có lượng hấp thụ calo cao của sản phẩm động vật (1.000 kcal/người/ngày trở lên), mức tiêu thụ sẽ không thay đổi, trong khi ở Nam Mỹ và các nước thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng lên.

 

Dự báo mức tiêu thụ thịt và sữa bình quân/người/năm ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 89 và 209kg và đến năm 2050 tương ứng là 94 và 216kg. Ở các nước đang phát triển đến năm 2030 tương ứng là 38 và 67kg, đến năm 2050 là 44 và 78kg.

 

 

Tổng mức tiêu thụ thịt, sữa ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 121 triệu tấn và 284 triệu tấn, đến năm 2050 là 126 và 295 triệu tấn. Còn ở các nước đang phát triển, tổng mức tiêu thụ thịt và sữa đến năm 2030 tương ứng là 252 và 452 triệu tấn; đến năm 2050 là 326 và 585 triệu tấn.

 

Ở Việt Nam sự phát triển của ngành chăn nuôi cùng với việc thu nhập của người lao động tăng, dẫn đến thay đổi lớn trong cách chi tiêu. Theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi tuyệt đối cho gạo giảm 4% trong khi chi cho thịt và sữa tăng gấp đôi. Tại khu vực đô thị, chi tiêu cho gạo giảm từ 25% (2002) xuống còn khoảng 17,2%, trong khi chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 32,7% lên 37,8% trong cùng kỳ. Tại khu vực nông thôn, chi tiêu cho gạo giảm từ 38,9% xuống 25,4% và chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 23,4% lên 34%.

 

Xu hướng sản xuất

Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững môi trường và phát triển kinh tế. Trong lịch sử, sự phát triển chăn nuôi được đặc trưng bởi hệ thống sản xuất cũng như sự khác biệt ở các khu vực trên thế giới. Hệ thống sản xuất chăn nuôi công nghiệp ở các nước phát triển đã góp phần gia tăng sản phẩm thịt gia cầm và thịt lợn trên thế giới, và các hệ thống sản xuất này đang được thiết lập ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ước tính ít nhất 75% tổng tăng trưởng sản xuất đến năm 2030 sẽ nằm trong các hệ thống chăn nuôi công nghiệp, nhưng sẽ có ít sự tăng trưởng của hệ thống này ở các nước châu Phi.

Chế biến lợn xuất khẩu
Chế biến lợn xuất khẩu

Trong khi sự tăng trưởng sản lượng cây trồng chủ yếu do tăng năng suất chứ không phải từ việc mở rộng diện tích, thì việc gia tăng sản lượng sản phẩm chăn nuôi tăng lên nhờ vào việc mở rộng số lượng vật nuôi ở các nước đang phát triển, đặc biệt là động vật nhai lại. Giá các loại cây lương thực thực phẩm có khả năng tăng với tốc độ nhanh hơn so với giá của các sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, việc sản xuất thức ăn thay thế cho động vật nhai lại trong các hệ thống trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp có thể bị hạn chế bởi cả đất và nước, đặc biệt là các hệ thống tưới tiêu.

 

Dự báo sự gia tăng đáng kể nhu cầu lương thực sẽ có tác động sâu sắc đối với hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới. Ở các nước phát triển, tăng trưởng năng suất sẽ góp phần tăng tỷ trọng tăng trưởng sản xuất chăn nuôi khi việc mở rộng quy mô sẽ chậm lại.

 

Giá thịt, sữa và ngũ cốc có khả năng tăng trong những thập kỷ tới, đảo ngược đáng kể xu hướng trong quá khứ. Sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu thịt và sữa có thể làm tăng giá ngô và các loại ngũ cốc thô và các loại nguyên liệu thức ăn khác.


  • Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. Việc bán lẻ qua các siêu thị tăng 20% mỗi năm ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, và điều này sẽ tiếp tục trong vài thập kỷ tới khi người tiêu dùng đô thị cần nhiều thực phẩm chế biến hơn, do đó gia tăng vai trò của kinh doanh nông nghiệp. Rõ ràng, xu hướng sử dụng thực phẩm giàu protein ngày càng cao, và như vậy, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển là điều dễ hiểu.

 

Nhu cầu năng lượng sinh học được dự đoán sẽ cạnh tranh với các nguồn tài nguyên đất và nước và điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh về đất đai từ việc tăng nhu cầu về nguồn thức ăn.

 

Sự khan hiếm nước và đất sẽ đòi hỏi tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đáng kể trong sản xuất chăn nuôi để tránh những tác động bất lợi đến an ninh lương thực và mục tiêu an sinh của con người. Giá cao hơn có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nông nghiệp, nhưng có thể giảm tiếp cận với thực phẩm bởi một số lượng lớn người tiêu dùng nghèo, bao gồm cả những nông dân không sản xuất thặng dư ròng cho thị trường. Kết quả là, tiến trình giảm suy dinh dưỡng được dự báo sẽ chậm lại.

 

Dự báo trong các thập kỷ tới, chăn nuôi của thế giới sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm hữu cơ tiếp tục tăng cao nên doanh số bán các loại mặt hàng này trên thị trường toàn cầu tăng bình quân 12-13%/năm trong những năm qua và xu hướng tiêu dùng này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

 

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ với 24,4 tỷ USD, trong khi nước tiêu thụ loại thực phẩm này theo đầu người hàng năm lớn nhất là Thụy Sĩ (204 USD). Hiện đã có một số công ty lớn trên thế giới liên kết với người chăn nuôi để tạo dựng thị trường thực phẩm hữu cơ ổn định.

 

Do áp lực từ các tổ chức xã hội, nhiều tập đoàn chăn nuôi đa quốc gia, công ty phân phối và chế biến thực phẩm đều đang thực hiện cải thiện phúc lợi động vật bằng việc thay đổi dần các quy trình sản xuất.

 

Phần lớn người tiêu dùng ở các nước phát triển đều quan tâm đến phúc lợi động vật và họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những động vật có xuất xứ từ trang trại nuôi dưỡng được đảm bảo tính nhân đạo.

 

Nhiều quốc gia thành viên tham khảo và sử dụng các tiêu chuẩn của OIE được trong quá trình theo đuổi phúc lợi động vật trong sản xuất và thương mại.

Giống gia cầm ngày càng đa dạng
Giống gia cầm ngày càng đa dạng

 

Ngành chăn nuôi toàn cầu được đánh giá vừa là tác nhân gây ô nhiễm môi trường vừa là đối tượng chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường do chính ngành này gây ra. Theo các nhà khoa học, hành tinh chúng ta đang sống không khác gì một trang trại khổng lồ vì 40% diện tích bề mặt trái đất được sử dụng để sản xuất thực phẩm cho con người. Ước tính ngành chăn nuôi phát thải khoảng 15% tổng lượng phát thải khí nhà kính của con người, gần như tương đương với lượng khí thải trực tiếp từ giao thông vận tải.

 

Tại các nước đang phát triển ngành này đóng góp tỷ lệ hiệu ứng nhà kính cao nhất, trong đó 75% từ hoạt động chăn nuôi động vật nhai lại và 56% từ chăn nuôi gia cầm và heo. Do đó, thịt heo và gà luôn được đánh giá là “thân thiện môi trường” nhất khi tỷ lệ hiệu ứng nhà kính là 10%.


  • Chăn nuôi Việt Nam hiện đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, sau khi nước ta gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những cơ hội và thách thức sẽ xuất hiện cả trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhưng muốn cạnh tranh hiệu quả thì ngành chăn nuôi nước ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Trong đó tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

 

 Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Sơn
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Công ty TNHH Twins Hải Dương Việt Nam (Thuộc tập đoàn GROUP là có sản lượng cám lợn lớn nhất Trung Quốc, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc) - KCN Đại An - TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương.

 

 Công ty TNHH Twins Hải Dương Việt Nam - nhà máy 116 khánh thành tháng 01/2019

Công ty TNHH Twins Hải Dương Việt Nam tuyển dụng
Công ty TNHH Twins Hải Dương Việt Nam tuyển dụng

Cần tuyển nhân viên thị trường thức ăn chăn nuôi: (do là công ty mới nên thường xuyên mở rộng thị trường).

1. Số lượng:

- Nhân viên kinh doanh: 18 người

- Giám đốc khai thác: 2 người.

 

2. Thời gian phỏng vấn: Tháng 02/2019 (Tại Cty ở KCN Đại An - TP Hải Dương). Hoặc liên hệ điện thoại phỏng vấn ngay.

 

3. Yêu cầu:

- Chuyên nghành: Chăn Nuôi Thú Y, QTKD, Kinh Tế, Thương Mại, Hoặc có kinh nghiệm.

- Nhân viên: từ 31 tuổi trở xuống

- Giám đốc khai thác : từ 34 tuổi trở xuống, có kinh nghiệm quản lý

- Chấp nhận không làm tỉnh nhà.

 

4. Địa bàn làm việc: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng.


5. Mức lương:

- Nhân viên: Lương cứng 18tr + thưởng sản lượng khai thác trong 6 tháng + thưởng xếp hạng + thưởng cty HTSL+ thưởng nhiều khoản khác .... (thu nhập bình quân trên 30tr)

- Đội trưởng: Lương cứng 27tr + thưởng sản lượng + hỗ trợ xăng xe + thưởng cty HTSL + thưởng nhiều khoản khác ... (thu nhập bình quân trên 45tr).

- nhận đào tạo sinh viên mới ra trường lương 12 tr

- Không hạn chế thu nhập!

 

6. Hồ sơ gồm: Có thể công chứng (khi nào nhận việc thì nộp hồ sơ gốc).

- Sơ yếu lý lịch

- Hộ khẩu

- Giấy khám sức khoẻ

- Đơn xin việc

- Giấy khai sinh

- CMND

- Bằng tốt nghiệp

- Giấy xác nhận nhân sự của địa phương

- 3 ảnh 3*4

- Bằng lái xe

 

 

7. Liên hệ:

- Thu nhập khủng nhất ngành TACN?

- Cơ hội thăng tiến lớn (Vì cty mới nên còn nhiều vị trí cho a e phấn đấu).

- Chia lợi nhuận và cổ phiếu cho nhân viên làm tốt.

- Twins chỉ bán sản phẩm cao cấp, nên sẵn sàng đối chứng tất cả các sp trên thị trường.

- Cơ chế tốt cho a e phát triển thị trường.

- Sự ổn định của hệ thống khách hàng.

- Twins là môi trường tốt cho a e ham kiếm tiền, ko dành cho a e nào thích gần nhà (Vì cty ko cho nv làm ở thị trường nhà).

 

8. Liên hệ:

- Mr.Thắng : 0961041999

- Rất mong a e chia sẻ cho những người bạn có ham muốn thăng tiến và kiếm tiền cao.

 

 

 

Thông tin được chia sẻ 
Mr. Thắng        

Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Trung là doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh về lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng cho gia súc, gia cầm. Để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Trung tuyển nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Trung tuyển nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty có nhu cầu tuyển dụng các vị trí:

- Giám đốc vùng : 3 người

- Nhân viên kinh doanh số lượng: 20 người

 

Nơi làm việc: Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương,Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái.

 

»› Thông tin tuyển dụng NHÂN VIÊN KINH DOANH của các công ty khác

 

Yêu cầu 

- Đối với giám đốc vùng :

Có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, có khả năng quản lý nhân viên kinh doanh.

 

- Đối với nhân viên kinh doanh:

Nam, nữ tuổi dưới 50 tuổi

Kỹ năng giao tiếp tốt.

Năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với công việc.

Nhanh nhẹn, trung thực, cầu tiến, có tinh thần tập thể

Ưu tiên các ứng viên co kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

 

Thu nhâp, điều kiện làm việc và các chế độ khác.

- Thu nhập: Lương cơ bản + thưởng sản lượng.

- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, thân thiện, cơ hội thăng tiến cao.

- Cơ hội làm việc và gắn bó lâu dài trong Công ty để phát huy tối đa năng lực bản thân và phát triển nghề nghiệp.

- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước.

 

»›  Công ty Đồng Tâm tuyển nhân viên kinh doanh TACN

»›  Công ty TNHH Probiovet tuyển dụng nhân sự mới

»›  Công ty Gold BioFeed tuyển nhân sự mới

 

 

Hồ sơ dự tuyển bao gồm.

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định và có xác nhận của địa phương);

- Bản sao hộ khẩu, CMND (sao y, công chứng).

- Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan.

 

Hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Nhà máy cụm công nghiệp An Đồng , Nam Sách, Hải Dương

Hoặc Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Liên hệ : Mr Sơn - Phòng Nhân sự: 0868.86.56.56



 

Thông tin được chia sẻ bởi

Mr.Sơn           

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ năm 2019. Ngành chăn nuôi được dự báo là một trong các ngành hàng dễ bị “tổn thương” trong bối cảnh mới. 

 

Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, về những khó khăn mà ngành chăn nuôi phải vượt qua để nắm bắt cơ hội từ CPTPP.

Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam theo quy mô, liên kết chuỗi giá trị rất ít, đây sẽ là thách thức khi tham gia CPTPP
Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam theo quy mô, liên kết chuỗi giá trị rất ít, đây sẽ là thách thức khi tham gia CPTPP

Phóng viên: Ông nhận định như thế nào về Hiệp định CPTPP đối với ngành chăn nuôi Việt Nam, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Thanh Sơn: CPTPP là hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện. Ngoài cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật, hiệp định còn ưu tiên những vấn đề mới như lao động, môi trường, mua sắm… Hơn nữa, hiệp định đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp (DN) và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, với CPTPP, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức, còn cơ hội rất ít.

 

Theo ông, ngành chăn nuôi có những cơ hội nào?

Thứ nhất, CPTPP sẽ tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam dễ dàng tiếp cận các công nghệ chăn nuôi hiện đại, từ con giống, thức ăn, trang thiết bị đến kinh nghiệm quản lý và quản trị DN của các nước tham gia hiệp định. Hơn nữa, thị trường nông nghiệp Việt Nam khá hấp dẫn, sẽ thu hút nhiều DN nước ngoài đầu tư công nghệ cao về lĩnh vực con giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại, chế biến giết mổ. Hoạt động mua cổ phần, mua bán sáp nhập sẽ sôi động và có cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt, trứng, sữa. Nhờ vậy, Việt Nam sẽ hạn chế được sự phụ thuộc vào một khu vực, có thể tham gia chuỗi giá trị trong nội khối và toàn cầu về sản xuất con giống, sữa và thiết bị chăn nuôi.

 

 

Ngành chăn nuôi phải đối mặt những khó khăn gì?

Có nhiều thách thức, như do chăn nuôi theo quy mô nhỏ, năng suất chưa cao, con giống và thức ăn phải nhập khẩu, nên sản phẩm ngành chăn nuôi nước ta có sức cạnh tranh thấp. Đơn cử, thời điểm hiện nay giá heo hơi trong nước bình quân 48.000 đồng/kg, trong khi ở Canada là khoảng 25.000 đồng/kg, Mexico là 35.000 đồng/kg, đặc biệt ở Mỹ chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Năng suất lao động quá thấp, trang trại quy mô 1.000 con ở Mỹ chỉ có 1 - 2 lao động, nhưng Việt Nam thì trên 20 lao động.

 

Bên cạnh đó, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường là những thách thức không nhỏ. Số lượng nhà máy giết mổ hiện đại hoạt động cầm chừng do chi phí giết mổ cao, không cạnh tranh nổi với lò mổ thủ công. Công nghệ chế biến bảo quản thịt sau giết mổ còn yếu. Đặc biệt, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ một số nước như Australia, Canada, Mexico, Malaysia sẽ vào Việt Nam nhiều hơn khi thuế nhập khẩu giảm xuống 0% theo lộ trình của hiệp định. Người tiêu dùng hưởng lợi nhờ sử dụng thực phẩm “sạch” mà giá rẻ; nhưng hậu quả là nhiều DN và hộ nông dân chăn nuôi Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, New Zealand… có hàng rào kỹ thuật tương đối cao. Trong bối cảnh đó, ngành chăn nuôi nước ta cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nếu không, dù thuế suất nhập khẩu của các thị trường này bằng 0% thì sản phẩm chăn nuôi Việt Nam cũng không thể tiếp cận, mở rộng thị trường.

Các sản phẩm được chế biển từ gia súc chăn nuôi của Công ty Vissan. Ảnh: Cao Thắng
Các sản phẩm được chế biển từ gia súc chăn nuôi của Công ty Vissan. Ảnh: Cao Thắng

Theo ông, chúng ta cần phải làm như thế nào trước nhiều thách thức?

Chúng ta cần rà soát tổng thể quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với chế biến. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu giống, vật tư chăn nuôi, bãi bỏ quy định danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh; tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh; thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các DN trong và ngoài nước; đổi mới công tác quản lý ngành theo kiểu hành chính, tăng cường hậu kiểm thay vì tiền kiểm như hiện nay; rà soát, điều chỉnh các chính sách về đất đai, về đầu tư, về phát triển trang trại, chính sách thuế…

 

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến chế biến, tiêu thụ - là giải pháp quan trọng để phát triển chăn nuôi bền vững. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các DN đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất - là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng. Việt Nam phải xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra thị trường thế giới ngày càng nhiều hơn.

 

Theo ông, về phía DN cần phải làm gì?

Với việc tham gia hiệp định, các DN chăn nuôi và người nông dân Việt sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn ngay trên chính “sân nhà”. Vì vậy, các DN và người chăn nuôi, phải biết kết nối để tận dụng lợi thế và cần hiểu không chỉ luật chơi quốc tế mà còn phải hiểu về các thay đổi chính sách tương ứng, nắm bắt thông tin, nâng cao năng lực, quản trị kinh doanh và cả năng lực pháp lý để tự bảo vệ mình. Hiệp định sẽ mang lại cơ hội cho DN chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

 

Các DN cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác trong khối để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn chăn nuôi lớn trong và ngoài khối CPTPP. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các DN chăn nuôi Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng thực phẩm khu vực nội khối và toàn cầu, gắn chặt với các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và chất lượng quốc tế.

 

Tác giả: Thanh Hải      
Nguồn tin: Báo sài gòn giải phóng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, đến nay, trên địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy có 32 ấp của 17 xã phát hiện và đã tiêu hủy gần 1.200 con lợn bị nhiễm bệnh lở mồm long móng của 83 hộ chăn nuôi và 2 cơ sở giết mổ, với tổng trọng lượng gần 72.000 kg.

Tiêu hủy 1.200 con lợn bị lở mồm long móng
Tiêu hủy 1.200 con lợn bị lở mồm long móng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, ổ dịch lở mồm long móng trên lợn đầu tiên được phát hiện ở xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vào ngày 21/11 và đã lây lan nhanh ra nhiều huyện, thị xã.

 

Nguyên nhân chính dẫn tới dịch bệnh lở mồm long móng lây lan nhanh được các ngành chức năng lý giải là do người chăn nuôi giấu bệnh, không khai báo, tự ý chữa trị hoặc cố tình bán lơn bị bệnh. Hơn nữa, sau một thời gian dài không xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn đã gây tâm lý chủ quan cho người chăn nuôi, không tiêm vacxin lở mồm long móng cho đàn lợn.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang khuyến cáo người dân không nên chủ quan, giấu bệnh, khi thấy có biểu hiện đàn lợn bị nhiễm lở mồm long móng cần báo ngay cho ngành chức năng để chủ động phòng chống và dập ổ dịch. Bên cạnh đó, người dân không nên giữ lại những gia súc bị nhiễm bệnh để tự ý chữa trị hay cố tình bán, điều này sẽ khiến dịch ngày càng lây lan rộng hơn.

 

Cũng theo ngành hữu quan tỉnh Tiền Giang, việc tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn nữa, để người dân nhận thức rõ về bệnh dịch lở mồm long móng, chủ động tiêm phòng vacxin.

 

Cùng với đó, lực lượng chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quá trình mua bán, vận chuyển, giết mổ. Khi phát hiện gia súc có dấu hiệu bị nhiễm bệnh phải khẩn trương tiêu độc, sát trùng và tiêu hủy ngay những trường hợp nhiễm lở mồm long móng, để ngăn dịch không lây lan.

 

Hiện tại, tỉnh Tiền Giang đang ra quân tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi nhằm giảm áp lực bệnh, ngăn chặn mầm bệnh ủ trong môi trường, phấn đấu hoàn thành mục tiêu khống chế thành công dịch lở mồm long móng trước ngày 15/1.

 

Tác giả: Nam Thái
Nguồn tin: TTXVN

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status