
1. Tại sao mèo thích cào đồ đạc trong nhà?
Mèo cào móng là để đánh dấu lãnh thổ (giống như việc chó dùng nước tiểu). Mùi từ móng sẽ giúp mèo khẳng định lãnh thổ của mình, cũng như thể hiện sự thống trị của nó với những chú mèo nhỏ hơn.
Một lợi ích khác của việc cào móng ở mèo đó là giúp chúng kéo dãn cơ thể, việc này giống như mèo đang tập thể dục, kéo dãn gân cốt và cơ bắp.
Mèo cào giúp chúng kéo dãn cơ và gân cốt
»› Giải mã 7 bí ẩn của loài mèo
»› Tắm cho mèo thật đơn giản với 7 cách sau
Cào móng còn giúp loại bỏ móng vuốt cũ việc này sẽ giúp móng vuốt phát triển hơn.
Ngoài ra một số nghiên cứu khác còn cho thấy khi sợ hãi hoặc căng thẳng, mèo không chỉ “meo meo” mà còn cào móng nữa.. Việc cào móng giống như là bản năng và sở thích nói chung của loài mèo.
2. Giải pháp gì cho những con mèo thích cào đồ đạc trong nhà?
Xác định vị trí cào: Việc này là rất quan trọng để giải quyết vấn đề này. Vì cào đồ đạc là để đánh dấu lãnh thổ nên chúng sẽ thường cảo ở những vị trí dễ thấy nhất.
Mèo thường cào các vị trí dễ thấy
Ngoài ra, đa số các con mèo thích cào trên bề mặt thô ráp. Một số thích gãi trên bề mặt nằm ngang, số khác thì thích gãi trên bề mặt nghiêng hoặc thẳng đứng.
Để xác định được vị trí này bạn có thể quan sát kỹ hoạt động thường ngày của chú mèo của bạn xem chúng thường xuyên cào ở vị trí nào.
Xử lý vấn đề này thế nào?
Có khá nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục vấn đề này. Hiện nay phổ biến nhất vẫn là mua cho mèo một tấm cào. Tùy từng sở thích của mèo mà có thể chọn tấm cào nằm ngang, nghiêng, hay thẳng đứng. Đa số mèo đều thích cào lên bề mặt sần sùi nên đa số các tấm cào đều được thiết kế sần sùi.
Tấm cào dành cho mèo được sử dụng khá phổ biến
Ngoài ra bạn có thể tự quấn dây thường quanh một vật dụng nào đó cho mèo cào.
Hoặc bạn cũng có thể thiết kế riêng cho mèo nhà dạng nhiều tầng, tiện lót thêm những tấm cào. Phương pháp này hiện nay cũng khá phổ biến song hơi tốn kém.
Nhà nhiều tầng có gắn tấm cào cho mèo
Nhưng để mèo cào đúng vị trí mong muốn thì bạn cần dạy chúng chứ nếu không thì chúng vẫn cào vào vị trí cũ đó nhé.
Ngoài ra, với những vật dụng khác như ghế sa-lon bạn cũng có thể phủ tạm thời một tấm vải lên để tránh mèo cào hỏng mất lớp da của ghế.
Một cách khác cũng khá đơn giản đó là cắt móng cho mèo, việc này sẽ là móng phát triển tốt hơn mà lại không quá sắc giảm được thiệt hại cho đồ đạc của bạn.
Bạn có thể sử dụng phương pháp cắt móng cho mèo
Nếu bạn không muốn cắt móng của mèo thì bạn có thể mua cho mèo miếng bọc móng. (Miếng này khá phổ biến tại các cửa hàng dụng cụ cho mèo). Những miếng bọc mong có khá nhiều màu sắc khác nhau cũng rất thời trang nên bạn có thể tùy ý lựa chon theo ý thích.
Miếng bọc móc thời trang giành cho mèo.
Nếu những phương pháp kia không được thì bạn có thể tham khảo thêm một vài phương pháp mạnh khác như phịt nước (ít thôi nhé) khi mèo chuẩn bị cào hoặc dùng bột ớt cay vào nơi mèo định cào, chỉ vài lần là mèo sợ không cào chỗ đó nữa.
Xịt nước vào vị trí mèo chuẩn bị cào nhé
VietDVM team chúc các bạn thành công.
VietDVM team tổng hợp

Việc kiểm tra đánh giá nhu cầu Canxi của gà đẻ sẽ giúp chúng ta có thể thiết kễ những chương trình nuôi dưỡng tốt hơn, giúp kéo dài thời gian khai thác trứng mà vẫn giữ được chất lượng vỏ trứng.
Hãy thường xuyên kiểm tra sự cân bằng Canxi hằng ngày giữa lượng Canxi đi vào (Canxi được hấp thu vào qua dinh dưỡng) và lượng Canxi đi ra (Canxi để hình thành lên trứng). Gà đẻ khoảng 35 tuần tuổi, sẽ là thời kỳ đỉnh cao của giai đoạn sản xuất trứng. Trong giai đoạn này gà đẻ tiêu thụ khoảng hơn 100 gam (1 lạng) thức ăn đã bao gồm trong đó 4% tổng lượng Canxi và không quá 0,4% tổng số hàm lượng phốt-pho (P). Như vậy thì, mỗi ngày gà đẻ đã hấp thu khoảng 4 gam Canxi (Ca). Phần lớn thức ăn này được hấp thụ trong thời gian buổi sáng sớm, một phần nhỏ có thể được hấp thụ trong thời gian còn lại trong ngày, tùy thuộc vào độ "thèm" muốn ăn của gà và thực tế chăn nuôi.

Trong số 4 gam (tương đương 4000 miligram) Canxi được gà đẻ hấp thu vào:
- Gà đẻ sẽ đào thải (qua phân) khoảng 500 miligram Canxi là lượng Canxi khó tiêu hóa. Tức là khoảng 12,5% (khoảng 1/8) Canxi tổng số trong thức ăn. Đây là một sự lãng phí rất lớn, chúng ta có thể cải tiển đẻ gà đẻ sử dụng Canxi hiệu quả hơn bằng cách cải thiện khả năng tiêu hóa Canxi của gà và sử dụng Canxi dễ tiêu hóa trong thức ăn.
- Có khoảng 400 miligram Canxi (khoảng 1/10) khác được bài tiết qua nước tiểu (do gà đẻ không có cơ quan bài tiết riêng nên nó được thải ra cùng với phân)
- Có khoảng 100 miligram Canxi khác sẽ quay trở lại ở dạng nguồn dự trữ trong xương.
Như vậy, chỉ còn lại khoảng 3000 miligram (khoảng 3 gam) Canxi là dành cho việc tạo trứng. Trong số này, thì 2000 miligram
sẽ tham gia hình thành vỏ trứng và số còn lại vào lòng đỏ và lòng trắng trứng (albumen).
Thời gian hình thành vỏ trứng ở gà đẻ
Quá trình hình thành trứng bắt đầu bằng việc hình thành lòng đỏ và lòng trắng trứng, điều này đòi hỏi lượng protein và năng lượng tích tụ để có thể hoàn thành sớm nhất (thường vào buổi sáng). Đòi hỏi này trùng với thời điểm hấp thụ thức ăn cao nhất. Sau đó, Canxi mới tham gia vào hình thành vỏ trứng được diễn ra từ đầu giời chiều cho đến khi tối muộn. Trong thời gian này, nhu cầu thức ăn hấp thu vào là thấp nhất và lượng Canxi cần thiết lúc này phụ thuộc chính là lượng Canxi hấp thu trước đó từ thức ăn và lượng Canxi giải phóng từ dự trữ trong xương.
Dự trữ Canxi trong xương.
Lượng dự trữ Canxi trong xương vào khoảng 1000 miligram; trong đó, gà đẻ có thể huy động không quá 100 miligram mỗi ngày. Nếu chế độ ăn thiếu Canxi bị kéo dài, thì lượng dự trữ Canxi này sẽ bị cạn kiệt trong vòng vài ngày. Quá trình huy động Canxi dự trữ nếu sảy ra trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng Canxi và ảnh hưởng tới cấu trúc cơ thể gà đẻ.
Các nguồn Canxi thô
Cung cấp một lượng Canxi hạt lớn là một giải pháp để hạn chế việc Canxi bị đào thải qua phân (như ở phần trên ta đã nhắc đến, khoảng 12,5) đặc biệt trong những thời điểm nhu cầu về Canxi của gà ở mức cao. Các nguồn Canxi thô như đá vôi (đường kính 2-5mm), vỏ sò (đường kính 2-8mm) đã qua xử lý được sử dụng thường xuyên vào thời gian buổi tối.
- Theo truyền thống thì Canxi hạt nhỏ (đường kính dưới 0,5mm) được sử dụng trong thức ăn của gà đẻ. Trong một nghiên cứu mới, thì nếu ta trộn tỷ lệ khoảng 65% Canxi hạt lớn (đường kính 2-4 mm) có thể cải thiện được chất lượng vỏ trứng
Cải thiện khả năng hấp thụ Canxi ở gà đẻ
Bổ sung Axit hữu cơ là một biện pháp đã được chứng minh để cải thiện khả năng tiêu hóa Canxi cho gà, đặc biệt là gà mái già.
Việc đảm bảo cho gà đẻ của bạn nhận được đầy đủ vitamin D, cũng là một cách tốt để giữ cho hàm lượng Canxi hấp thu ở mức cao. Ở đây, cũng cần phải lưu ý đến độc tố nấm mốc (Zearalenone) có thể làm ức chế vitamin D và có thể gây ra thiếu hụt Canxi thứ cấp.
Ngoài ra, việc giảm thiếu đến mức tối đa lượng Phốt-pho dư thừa trong khẩu phần ăn cũng là một cách tốt để tăng khả năng hấp thụ Canxi vì Phốt-pho dư thừa sẽ làm ức chế Canxi trong đường ruột. Các muối phốt-phát (PO33-) thường chưa các khoáng chất không tốt, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trao đổi Canxi và quá trình vỏ trứng.
Cuối cùng, muối và chế độ dinh dưỡng dư thừa muối cũng có thể là nguyên nhân làm giảm hấp thụ Canxi, dẫn đến làm giảm chất lượng vỏ trứng.
Việc bổ sung vitamin D, vitamin C trong nước uống đã được chứng minh làm giảm ảnh hưởng của độ tố nấm mốc Zearalenone và Clorua dư thừa.
Gà đẻ quá già
Chất lượng vỏ trứng thường suy giảm theo độ tuổi của gà. Nguyên nhân đầu tiên kể đến là do sự gia tăng về kích thước của quả trứng, và cũng bởi sự giảm ăn thức ăn có nguồn gốc Canxi
Hơn nữa, những con gà mái già thường có xu hướng huy động quá mức từ dự trữ trong xương, dẫn đến những vấn đề về vận động và sự hình thành trứng. Việc tăng Canxi không phải là một lựa chọn hay vì điều này sẽ làm cho việc trầm trọng thêm khi mà hệ thống hấp thụ Canxi đã "quá mệt mỏi" và có thể gây ra tổn thương gan. Việc bảo vệ gan là việc cần thiết hơn ở đây, vấn đề là ta cần phải tìm được sự điều tiết thích hợp nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Đây cũng là một khả năng trong việc cải thiện khả năng hấp thụ Canxi.
Tóm lại
- Hiểu biết về sự cân bằng Canxi hằng ngày giữa lượng Canxi hấp thụ và Canxi sản xuất trứng trong chăn nuôi gà đẻ hiện đại là tối quan trọng trong việc đảm bảo năng suất trứng luôn ở mức cao.
- Nên cho gà ăn vào buổi sáng sớm, như vậy sẽ đảm bảo lượng Canxi được hấp thu tối đa và nên sử dụng Canxi loại hạt to sẽ tăng khả năng hấp thu Canxi ở gà đẻ.
- Tuổi đời của gà đẻ, sức khỏe của gà đẻ và sự thoải mái của gà cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu Canxi ở gà đẻ. Nếu chỉ dựa vào lượng thức ăn hằng ngày để đáp ứng nhu cầu Canxi cho gà đẻ thì thường không đủ.
- Đặc biệt vào giai đoạn cuối của chu kỳ khai thác trứng ở gà đẻ. Vậy cần có một lộ trình chăm sóc để gà đẻ bền mái với năng suất cao nhất.
VietDVM team biên dịch
Theo: wattagnet

Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã để lại những hậu quả vô cùng đáng lo ngại và đến nay vẫn chưa dừng lại khi các nhà khoa học liên tục phát hiện ra các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh mới. Đáng sợ là ngày càng nhiều những kháng sinh quan trọng hay dùng bị kháng.
Hôm nay ngày 06/03/2017, WHO vừa công bố danh sách các vi khuẩn kháng kháng sinh mới nhất – danh sách gồm có 12 dòng vi khuẩn tất cả. Và theo WHO thì chúng là những dòng có mối đe dọa lớn nhất tới sức khỏe con người.
Danh sách này đặc biệt nhấn mạnh vào các dòng vi khuẩn gram âm có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh và được chia làm 3 nhóm tùy vào nhu cầu sử dụng của loại kháng sinh đó: nhóm kháng sinh rất quan trọng, nhóm quan trọng mức độ cao và mức trung bình.
Những nhóm quan trọng nhất bao gồm các vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh. Nhóm này tạo ra một mối đe dọa cực lớn cho các bệnh viện, nhà điều dưỡng, và khi chăm sóc các bệnh nhân nhiễm những dòng vi khuẩn này thì chúng ta buộc phải có quạt thông gió và ống thông máu.
Chúng bao gồm các vi khuẩn như: Acinetobacter, Pseudomonas, các vi khuẩn khác nhau thuộc dòng Enterobacteriaceae (bao gồm Klebsiella, E. coli, Serratia, và Proteus). Chúng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và thường gây tử vong do nhiễm trùng máu và viêm phổi.
Những vi khuẩn này đã trở nên đề kháng với một số lượng lớn các loại thuốc kháng sinh, bao gồm carbapenems và cephalosporin thế hệ thứ ba – là các kháng sinh có sẵn tốt nhất hiện nay để điều trị vi khuẩn kháng đa thuốc.
Hai nhóm còn lại trong danh sách - nhóm ưu tiên cao và trung bình – bao gồm ngày càng nhiều các vi khuẩn gây bệnh phổ biến như bệnh lậu và ngộ độc thực phẩm do salmonella, không những thế các thuốc bị kháng bởi 2 nhóm vi khuẩn này cũng ngày càng gia tăng.
Để hạn chế kháng kháng sinh, chúng ta bắt buộc phải tiến hành các biện pháp đồng bộ, bất cứ một biện pháp đơn lẻ nào đều không có hiệu quả. Các biện pháp cơ bản bao gồm phòng ngừa tốt các bệnh nhiễm trùng, sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh hiện có trên cả người và động vật. Cũng như sử dụng hợp lý bất kỳ loại kháng sinh mới nào được phát triển trong tương lai.
VietDVM team biên dịch
(theo pig333)

Cung vượt cầu, lượng thịt nhập khẩu tăng cao, thông tin dịch cúm gia cầm và người dân tập trung “giải cứu” ăn thịt lợn là những nguyên nhân đang khiến đàn gà của người chăn nuôi ở Đông Nam Bộ tan tác.
»› Tình hình dịch cúm gia cầm Việt Nam đến ngày 15/05/2017
Theo các hộ nuôi gà tại khu vực Đông Nam Bộ, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá gà liên tục lao dốc không phanh. Có thời điểm, giá gà công nghiệp xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 20.000 - 21.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi gặp vô vàn khó khăn.
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua
Hiện nay, giá gà tam hoàng lông màu đang được bán tại các trang trại khoảng 32.000 đồng/kg, còn gà thả vườn giá 46.000 đồng/kg. Với chi phí công chăm sóc, thức ăn, thuốc thú ý, vaccine như hiện nay, mỗi kg gà nông dân nuôi lỗ từ 3.000 - 8.000 đồng/kg tùy loại.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, việc chăn nuôi gà của nông dân đang gặp khó khăn, nhưng không đến mức khủng hoảng như người nuôi lợn. "Bên cạnh đó, để giải quyết con gà đơn giản hơn con lợn nhiều. Tôi nghĩ, chỉ cần ngưng nguồn trứng không cho ấp trong vòng 2 tuần là có thể chấm dứt việc dư thừa nguồn cung”, ông Đoán khẳng định.
Riêng việc giải quyết số lượng thịt và trứng gà tồn trong dân, theo ông Đoán, thịt gà có thể đem đông lạnh chờ xuất bán; trứng thì cung cấp cho các công ty làm thực phẩm, chế biến bánh kẹo...
»› Để không còn các cuộc giải cứu
Ông Nguyễn Đức Thuận - hộ chăn nuôi gà tại xã Đá Bạc (huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, hiện ông đang nuôi hơn 2.000 con gà ta đến thời kỳ xuất chuồng nhưng không tìm được thương lái thu mua, hoặc có thì bị trả giá quá thấp. Với giá bán 40.000 đồng/kg gà ta, ông Thuận đang chịu lỗ 10.000 – 12.000 đồng/con gà.
Để giải quyết đàn gà quá lứa này (gần 3kg/con), hàng ngày ông Thuận phải chở đi bán lẻ tại các chợ để mong giảm lỗ. “Đầu tư cho đàn gà này, tôi đã phải vay ngân hàng gần 200 triệu đồng, nhưng giá bán rẻ thế này thì không thể thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng được”, ông Thuận than thở.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Sơn - chủ trang trại gà hơn 30.000 con ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cũng lỗ hơn 700 triệu đồng vì gà tam hoàng đã đến thời điểm xuất bán nhưng thương lái chỉ mua với giá rất thấp.
Hiện tỉnh Đồng Nai có tổng đàn gà gần 18 triệu con, trong đó 80% nuôi theo hình thức tập trung trang trại với chủng loại chủ yếu là gà công nghiệp, gà tam hoàng. Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn tồn đọng gần 3,8 triệu con gia cầm.
Theo: Trần Đáng
Nguồn: Dân Việt

Khởi nguồn từ một số nhà cung cấp trứng gà hàng đầu tại thị trường Mỹ. Đến nay, hầu hết các siêu thị, chuỗi của hàng đồ ăn lớn nhỏ ở Mỹ đều cam kết sẽ chỉ cung cấp trứng gà được nuôi theo kiểu lồng tự do cho người tiêu dùng.
Tuy vậy, đối với nhiều người chăn nuôi gà ở Việt Nam hay các nước khác, khái niệm “lồng tự do” là một khái niệm vẫn còn nhiều lạ lẫm. Vậy chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu “lồng tự do” là như thế nào? Nó có ưu điểm hay nhược điểm gì? Tại sao người tiêu dùng lại thích ăn trứng của những con gà được nuôi theo kiểu này?
Chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu “lồng tự do” nghĩa là như thế nào?
Từ trước đến nay, gà đẻ trứng quy mô công nghiệp luôn được nuôi nhốt trong những ô lồng nhỏ chật hẹp đến nỗi thậm chí chúng còn không thể sải cánh ra và theo nhiều người tiêu dùng hiện nay là chúng không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi động vật và sẽ không thể cho ra những quả trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng đầu tiên là ở Mỹ cho rằng, mỗi loài động vật đều cần được đảm bảo quyền lợi tối thiểu và chỉ có những con gà “hạnh phúc” mới có thể cho ra những quả trứng thơm ngon. Quan điểm đó là mầm mống làm giấy lên làn sóng chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi gà theo kiểu “lồng tự do” như hiện nay.
Nuôi theo kiểu “lồng tự do” nghĩa là gà được nhốt trong những “chiếc lồng to hơn”, đủ không gian để gà có thể thoải mái vận động, di chuyển, đi lại tùy ý thích (như trong hình dưới đây).

Ưu điểm của chăn nuôi gà đẻ kiểu “lồng tự do”
Xu hướng này không do các nhà chăn nuôi gia cầm quyết định mà xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng nên lẽ đương nhiên những ưu điểm của mô hình này cũng chính là những lợi ích nó mang lại cho vật nuôi và người tiêu dùng mà mô hình chăn nuôi gà kiểu cũ không thể làm được.
- Gà có nhiều không gian để di chuyển, đi lại, bay nhảy, được thỏa mãn bản năng của loài → gà cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn, và sức khỏe cũng vì thế mà cải thiện hơn → những con gà khỏe mạnh sẽ cho ra những quả trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn, thơm ngon hơn.
- Thuận theo nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng nên sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề đầu ra.

Nhược điểm của mô hình chăn nuôi gà đẻ kiểu “lồng tự do”
Không phải tự dưng mà ở Mỹ lại nổ ra một cuộc “đấu tranh” vô cùng gay gắt giữa những người chăn nuôi (hay các nhà cung cấp trứng) và những ông chủ của các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh – những người đại diện cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Đứng về phía góc độ của người chăn nuôi, họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, nhiều bất cập phát sinh khi chuyển đổi sang mô hình mới. Từ việc kiểm soát sức khỏe tổng đàn cho đến đảm bảo chất lượng trứng, đảm bảo chi phí chăn nuôi.
Dưới đây là một số nhược điểm lớn mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra của mô hình chăn nuôi gà đẻ theo kiểu “lồng tự do”.
- Một số lượng lớn gà được nhốt chung với nhau nên rất dễ tạo cho gà cảm giác stress đặc biệt là những trang trại có mật độ cao (stress tiếng ồn, stress mật độ…). Khi stress gà có thể có các biểu hiện như sau:
o Mổ cắn nhau.
o Giảm lượng thức ăn thu nhận.
o Giảm sản lượng trứng…

- Vị trí đẻ trứng của gà không còn cố định như cũ mà rải rác khắp nơi trong chiếc “lồng mới”. Điều này làm xuất hiện thêm cho các trang trại một số bất cập như:
o Trứng có thể dính phân làm ảnh hưởng đến độ sạch của trứng.
o Nhiều trường hợp gà có thể sẽ ăn luôn trứng nếu chủ trại không thu kịp thời. Nhất là trong trường hợp đàn gà đó lại đang bị stress, thiếu dinh dưỡng.
o Thời gian thu nhặt trứng, thậm chí vệ sinh qua cho trứng sẽ kéo dài hơn bình thường cũng là lý do làm cho chi phí quản lý tăng cao.
- Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn khi mà có quá nhiều con vật trong cùng một ô chuồng lớn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.
- Một vấn đề thường gặp nữa là vệ sinh. Chi phí dành cho vấn đề này chắc chắn sẽ cao hơn so với chăn nuôi gà đẻ kiểu truyền thống.
- Chi phí nhân công tăng: chủ trang trại sẽ phải cân nhắc khá kỹ càng trong việc quyết định bố trí nhân lực trong trang trại khi mà sẽ cần có thêm người giám sát hệ thống “chuồng lồng tự do” để luôn đảm bảo gia cầm được sống trong môi trường thoải mái nhất, không bị thất thoát trứng, trại không quá bụi khi gà chạy, nhảy trong đó.
Tuy vậy, như đã nói ở trên, đây mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng do người tiêu dùng chọn lựa nên các nhà cung cấp trứng và những người chăn nuôi không còn con đường nào khác ngoài việc cố gắng khắc phục các nhược điểm trên cả.
Trên đây là toàn bộ bức tranh về mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu “lồng tự do” đang diễn ra ở Mỹ. Hy vọng những thông tin trên có thể phần nào giúp quý độc giả của VietDVM.com hoàn thiện góc nhìn đối với sự vận động của ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới hiện nay.
VietDVM team biên dịch.

VietDVM giới thiệu số liệu thống kê của USDA về các thị trường lớn nhập khẩu thịt gà Mỹ trong tháng 7/2016. Việt Nam được xếp thứ 9 trong số 10 nước lớn nhất nhập khẩu mặt hàng này
Theo số liệu thống kê Mexico vẫn là nước nhập khẩu thịt gà lớn nhất của Mỹ trong tháng 7 vừa qua, Cuba đã vượt qua Canada để trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 2.
Cũng theo USDA; trong tháng 7 vừa qua đã có 111 triệu Pound (50,348 nghìn tấn) thịt gà được xuất tới thị trường Mexico giảm hơn so với tháng 6 khoảng 5 nghìn tấn (tháng 6/2016 nhập 55,066 nghìn tấn) và cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái 11 nghìn tấn (tháng 7/2015 nhập 61,462 nghìn tấn)
Với thị trường Cuba; trong tháng 7 sản lượng đạt 21,636 nghìn tấn tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2016 (10,932 nghìn tấn) và tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (4,717 nghìn tấn). Với mức tăng ấn tượng đó Cuba đã vượt qua Canada để vươn lên vị trí thứ 2 (Canada nhập khẩu trong tháng 7/2016: 14,106 nghìn tấn)
Chi tiết 10 nước trong báo cáo là:
Một số nước có lượng nhập khẩu >10 triệu pound tương đương 4,5 nghìn tấn là: Chile, Georgia, Haiti và Colombia.

VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: wattagnet.com

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 19/2017
Giá heo hơi hiện nay đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại giá heo hơi ở cả Miền Bắc và Miền Nam đang có tín hiệu tích cực song tăng không đồng đều tại các tỉnh và khó tăng mạnh trong thời gian tới
»› Giá heo hơi tăng dần trở lại
»› Tình hình dịch cúm gia cầm Việt Nam.
Trong đó, giá heo hơi hiện nay tại khu vực phía Nam khoảng 26.000 đ/kg đối với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên, lượng mua không nhiều. Giá heo hơi loại >110kg chỉ đạt 15.000 đ/kg - 16.000 đ/kg

Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 25.000 (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 26.000đ/kg.
Giá các sản phẩm gia cầm không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tình hình cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, các chuyên gia lo ngại dịch cúm gia cầm có thể sẽ ảnh hưởng tới giá của các sản phẩm trong thời gian tiếp theo.
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua!
»› Tin tức thị trường có gì mới?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 19/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 45.000 - 50.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 4.000 - 5.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 17.000 - 17.400 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 10.000 - 11.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 11.000 - 12.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Giá heo hơi tăng dần trở lại
Giá heo hơi đã nhích 4.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 5/2017. Tuy nhiên, số lượng heo tồn của các công ty vẫn còn rất lớn khiến giá thịt heo khó tăng mạnh trong thời gian tới.
Tại Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi heo của cả nước với 1,7 triệu con. Hiện tại, giá heo loại 1 từ: 26.000 - 28.000 đồng/kg, loại 2 từ 22.000 – 23.000 đồng/kg. Loại ba là những con quá lứa, giá từ 18.000 – 22.000 đồng/kg.Như vậy, so với thời điềm đầu tháng 5, giá heo đã tăng nhẹ.
Còn tại khu vực phía Bắc, theo chủ các trang trại ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang… giá heo có tăng nhưng không đáng kể. Hiện ở mức 20.000 – 22.000 đồng/kg.
Theo chị Hải Yến (Thanh Sơn, Phú Thọ), gia đình chị đang muốn bán đàn heo loại 130 kg/con với giá 20.000 – 22.000 đồng/kg. Đã có thương lái đặt mua. Mức giá này so với trước đây tăng khoảng 3.000 – 4.000 đồng/kg.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi ngay!
Tuy giá heo hơi đã tăng nhưng so với giá thành sản xuất vẫn còn một khoảng cách rất xa. Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết: “Giá heo tăng nhưng chưa đủ bù chi phí sản xuất của bà con nông dân. Vì giá sản xuất mỗi kg heo hơi khoảng từ 35.000 – 38.000 đồng/kg”.
»› Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp

Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, hiện một số công ty đang xuất khẩu heo sang Trung Quốc nhưng số lượng chưa nhiều, khoảng vài chục xe mỗi ngày (tương đương 1.000 con). Do vậy, giá heo chưa thể tăng mạnh trong thời gian tới. Giá heo tại miền Tây cũng tăng nhẹ lên mức 27.000 – 29.000 đồng/kg do một số cơ sở xuất khẩu được qua Campuchia.
»› Chủ lò mổ heo lớn nhất TP HCM giúp người chăn nuôi, không lấy lãi
»› Trung Quốc bắt đầu mua heo trở lại, giá heo miền Bắc tăng
Theo các chuyên gia chăn nuôi, số lượng heo tồn ở Đồng Nai còn rất lớn, nhưng chủ yếu là lượng tồn của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, nhiều hộ dân đang nuôi gia công cho họ.
Còn số lượng heo tồn của các trang trại tư nhân không nhiều. Nhiều hộ đã phải bán tống, bán tháo trong thời gian qua, vì không đủ vốn để trụ lại.
Bên cạnh đó, các công ty chăn nuôi lớn vẫn duy trì mức giá bán thấp, khoảng 22.000 đồng/kg tại Đồng Nai, bán ra với số lượng lớn, khiến giá thị trường không thể nhích lên được. Hơn nữa, các công ty lớn cũng không có ý định giảm tổng đàn.
Theo TS Đào Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khâu phân phối thịt heo trong nước chưa hình thành được các chuỗi giá trị, có quá nhiều khâu trung gian nhưng hầu như đều có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, tự phát.
Phân phối thịt heo chủ yếu qua các kênh truyền thống chứ không phải kênh phân phối hiện đại như siêu thị hay trung tâm thương mại. Trong khi đó, ở các chợ bán lẻ, các tiểu thương thường “liên kết” với nhau để áp giá.
Do vậy, ông Đào Thế Anh cho rằng, nên thành lập các “hiệp hội thịt”, có thể có sự tham gia của những đơn vị giết mổ, chế biến thịt, vừa liên kết được sức mạnh của từng bộ phận vừa giảm bớt được các khâu trung gian.
Theo: H.V
Nguồn: Báo Tin Tức

Cảnh báo: Hoa ly cực kỳ nguy hiểm với mèo
Hoa ly đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam và trong các hộ gia đình như cây trồng, chậu cây hoặc bó hoa. Tuy nhiên, “những thứ gì đẹp thường sẽ nguy hiểm”. Và có thể bạn chưa biết, lily cực kỳ nguy hiểm đối với mèo
»› 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả.

Vậy, tại sao hoa ly lại nguy hiểm với mèo?
Tiến sĩ Sharon Gwaltney-Brant, Chuyên gia về Độc chất học Thú Y, Trung Tâm Phòng Chống Độc Chất cho Động vật (Animal Poison Control Center) cảnh báo: “Thật đáng tiếc, hoa đẹp như vậy nhưng tất cả bộ phận của cây hoa lily này đều độc khi mèo ăn phải dù chỉ một lượng nhỏ.”
Năm 2003, Trung Tâm Phòng Chống Độc Chất cho Động vật (Animal Poison Control Center) đã thông báo có 129 trường hợp mèo bị ngộ độc do ăn phải cây hoa Họ Lily.
Hình ảnh một số loại hoa ly gây ngộ độc trên mèo ngoài ra, còn rất nhiều loại hoa ly khác cung gây nguy hiểm cho mèo nhà bạn.







Nếu ở nhà có hoa ly, mèo của bạn có thể vô tình ăn phải và việc này là cực kỳ nguy hiểm với mèo. Chỉ với 1 lượng rất nhỏ, mèo hoàn toàn có thể gây ngộ độc nặng.
Mèo biểu hiện như thế nào khi ngộ độc hoa lily?
- Trong vòng vài giờ làm mèo bỏ ăn, nôn mửa
- Nếu không có can thiệp cứu chữa thì chỉ sau 36- 72 giờ, mèo có dấu hiệu suy thận, bí tiểu và các rối loạn toàn thân khác.
VietDVM.Team

Theo Cục Thú y, tính đến hết ngày 15/05/2017 cả nước có 5 ổ dịch cúm A/H5N1 ảy ra tại 8 hộ chăn nuôi trên địa bàn 4 tỉnh chưa qua 21 ngày.

»› [Video] Cấu trúc virus cúm gia cầm
Theo đó, ngày 15/05/2017 không có ổ dịch nào mới phát sinh.
Cụ thể tại Đắk Lắk 02 ổ dịch tại 2 xã xã Ea Rốk có 1.607 con vịt mắc bệnh phải tiêu hủy và xã Ea Tmốt có 600 con vịt mắc bệnh phải tiêu hủy thuộc huyện Ea Súp
Tỉnh Đắk Nông đã xảy ra tại 04 hộ chăn nuôi thuộc xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô. Tổng số vịt mắc bệnh và chết là 250 con, số tiêu hủy là 1.800 con (đã qua 12 ngày).
Tỉnh Vĩnh Long: 01 ổ dịch đã xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi gia cầm tại phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 4.000 con gà (đã qua 17 ngày).
Tỉnh Quảng Ninh: 01 ổ dịch đã xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi gà thuộc xóm Đông I, xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên (đã qua 18 ngày). Số gà ốm, chết là 2.720 con và số gà tiêu hủy là 5.000 con.
Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Theo Cục thú y