
Ông Nguyễn Xuân Dương,Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi khuyến cáo, việc mở cửa thị trường Trung Quốc thì chăn nuôi Việt Nam cũng chỉ đỡ khó khăn một phần, không nên vì thế mà nghĩ còn không gian thị trường lớn.
»› Cơ hội xuất khẩu hàng nghìn tấn thịt heo sang Hàn Quốc
»› Tình hình biến động giá heo hơi?

Sau nỗ lực đàm phán xuất khẩu heo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, phía Trung Quốc đã đồng ý về mặt chủ trương và 2 bên đang tiếp tục tiến hành các thủ tục liên quan. Đây được cho là tin mừng lớn cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh ngành này đang "khủng hoảng" như hiện nay.
»› Đàm phán xuất lợn hơi chính ngạch đi Trung Quốc
»› Người chăn nuôi lại kỳ vọng xuất khẩu heo sang Trung Quốc
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, Trung Quốc vừa mới đồng ý về mặt chủ trương việc nhập khẩu thịt heo của Việt Nam theo con đường chính ngạch. Căn cứ theo sức mua thị trường, có thể Việt Nam sẽ xuất được 1 triệu tấn thịt heo/năm. Tuy nhiên, vì mới chỉ đồng ý về mặt chủ trương nên vẫn cần rất nhiều nỗ lực đàm phán và hoàn tất của cả 2 bên.
Ông Dương cho biết, để có thể xuất khẩu được chính ngạch, Trung Quốc đã đưa ra nhiều điều kiện, trong đó nổi bật là phải kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là lở mồm long móng, công tác giết mổ.
Bên cạnh đó, ông Dương thông báo, Trung Quốc cũng không cho Việt Nam xuất khẩu thịt sống theo mà phải cấp đông.
“Những điều kiện này chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được và phía Việt Nam đang phối hợp với cơ quan thú y của Trung Quốc sang kiểm tra về chất lượng của thịt heo, hỗ trợ mình để làm sao hồ sơ hoàn thiện nhanh nhất có thể. Nếu chúng ta đáp ứng được thì Trung Quốc sẽ tháo dỡ lệnh cấm nhập trong năm nay”, ông Dương nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Dương cũng khuyến cáo, việc mở cửa thị trường Trung Quốc thì chăn nuôi Việt Nam cũng chỉ đỡ khó khăn một phần, không nên vì thế mà nghĩ còn không gian thị trường lớn.
“Do đó, Bộ NN-PTNN vẫn khuyến cáo là hạn chế việc tăng đàn, tập trung chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao hơn chứ không cần duy trì quy mô lớn”, ông Dương nhấn mạnh.
»› Chăn nuôi lợn vỡ trận vì tái cơ cấu nửa vời và yếu khâu thị trường
Theo ông Dương, nhiệm vụ thời gian tới phải tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, hạ giá thành sản phẩm. “Heo hơi chỉ 35.000 - 38.000 đồng/kg mà vẫn có lãi thì mới phát triển được, chứ nếu mong 45.000 – 50.000 đồng/kg như trước thì không bao giờ có, đừng mong như vậy. Do đó người dân cần bình tĩnh, không được tăng đàn”, ông Dương khuyến cáo.
Ông Dương cũng thông tin, trước đây giá thịt heo của Trung Quốc dao động ở mức rất cao, từ 60.000-65.000 đồng/kg nhưng hiện nay thịt heo của họ chỉ ở mức 40.000-45.000 đồng/kg. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã mở cửa nhập khẩu thịt heo ở một số nước khác. Tuy nhiên, nếu so sách về giá thì giá thịt heo của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc nên cần phải rất tích cực để xuất thịt heo sang Trung Quốc sớm.
Về giải pháp dài hạn, ông Dương cho rằng ngoài sản xuất theo chuỗi, các hộ chăn nuôi cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, tạo ra các giống heo chất lượng năng suất, phấn đấu trong tương lai giá heo Việt Nam sẽ thấp nhất trong khu vực Asean.
»› Giá heo hơi tại một số nước trên thế giới
Cùng với đó, ông Dương cho rằng các cơ quan liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng phối hợp với Bộ NN-PTNT để tăng cường xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường nhiều nước khác.
Theo Cục Chăn nuôi, từ tháng 2.2017 giá thịt heo hơi xuất chuồng bắt đầu giảm mạnh, đến thời điểm tháng 3 và tháng 4.2017, giá giảm xuống mức 25.000 đồng/kg, thậm chí có những ngày giá còn xuống dưới mức 20.000 đồng/kg ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc. Giá heo hơi như vậy là thấp nhất trong 10 năm qua. Với mức giá 18.000-20.000 đồng/kg, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng, mỗi con heo có thể lỗ từ 1-1,5 triệu đồng.
Trong những ngày qua đã giải quyết được khoảng 200.000-250.000 tấn heo, số lượng heo còn lại khoảng 1,5 triệu con tương đương 200.000 tấn.
Cục Chăn nuôi cho biết sẽ tập trung vào 4 nội dung: Thứ nhất cần làm tốt công tác quản lý về số lượng cũng như về thông tin. Yêu cầu tất cả các tỉnh phải cập nhật thông tin hàng tuần, cảnh báo trên hệ thống mạng để tất cả người dân được biết và để cơ quan quản lý tính toán các phương án đáp ứng yêu cầu phát triển.
Mặt khác, sẽ rà soát tổng thể lại quy hoạch các tỉnh; tập trung phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm; tăng cường hợp tác thanh tra kiểm tra đối với các sản phẩm đầu vào của chăn nuôi, rà soát lại văn bản pháp lý có liên quan trên cơ sở đó có những điều chỉnh hợp lý.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.2017, Thứ trưởng Bộ NN-PTNN Hà Công Tuấn cho biết, bằng những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi đã thực hiện, trong những ngày vừa qua giá thịt heo hơi đã tăng lên và có mức tăng bình quân so với thời điểm thấp nhất khoảng trên 5.000 đồng/kg thịt heo hơi.
»› Giá heo hơi tăng dần trở lại
Tại các siêu thị, so với cách đây 10 ngày thì giá bán thịt heo cũng đã giảm, rất nhiều doanh nghiệp cung ứng cho các siêu thị lớn cũng đã giảm giá bán 10-20%.
Ông Dương cũng khẳng định sẽ nỗ lực giải quyết để lấy lại trạng thí cân bằng lại cung-cầu mặt hàng thịt heo trong khoảng 2-3 tháng nữa trong bối cảnh vẫn còn từ 300.000-400.000 tấn heo đủ điều kiện xuất chuồng.
Theo: Hoài Phong
Nguồn: Một thế giới

Heo nái giống hay heo nái hậu bị là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của đàn nái về sau cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của toàn trang trại. Bởi vậy, việc chọn heo nái hậu bị làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.
Xuất phát từ nhu cầu đó, VietDVM.com xin giới thiệu đến các bạn đọc, quý độc giả 3 bước hành động chi tiết, cụ thể để có thể chọn mua được những con heo nái hậu bị ưng ý nhất.
»› Lịch vaccine cho heo nái hậu bị hiệu quả

Bước 1: Tìm nguồn mua.
Cho đến hiện nay, nhiều người vẫn thường khuyến cáo các trang trại nên chọn hậu bị từ chính đàn heo của nhà mình, tuy nhiên điều đó chưa hẳn là tốt. Theo VietDVM.com, bạn nên tìm kiếm những công ty, cá nhân cung cấp con giống có uy tín lâu năm trên thị trường để chọn mua heo nái hậu bị.
Vì sao ư? Bởi vì việc tạo ra những con giống tốt là chuyên môn của họ, là công việc, là kinh nghiệm bao nhiêu năm của họ. Một công ty không thể tồn tại và phát triển được tốt nếu con giống của họ kém chất lượng.
Ngược lại, khi bạn tự chọn giống từ trại mình, có thể bạn biết rõ đời ông bà, bố mẹ của chúng nhưng một con heo nái hậu bị tốt ngoài dòng dõi tổ tiên ra còn do rất nhiều yếu tố khác quyết định mà kinh nghiệm của bạn đôi khi không đủ để đưa ra được những lựa chọn tốt nhất.
Vậy nên việc tự chọn lọc heo nái hậu bị từ heo con của trại chỉ phù hợp với những trại chăn nuôi nhỏ lẻ hay những trại có “tư duy nông dân cố hữu”. Cho dù chi phí đầu tư ban đầu của cách làm này thấp hơn nhưng về lâu dài, lợi ích kinh tế mang lại thì không cao bằng, do năng suất thấp, thời gian khai thác hiệu quả cũng không nhiều.
Bởi vậy, nếu bạn muốn trang trại của mình giống như một doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hãy đầu tư khôn ngoan!
Các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm danh sách các địa chỉ cung cấp giống heo được khuyến cáo tại đây
Bước 2: Phải biết phân biệt heo khỏe và heo bệnh.
Tại sao? Hãy hình dung bạn “hì hục” mãi mới chọn ra được một con heo nái hậu bị có nguồn gốc tốt, lưng thẳng, ngực nở, hông rộng, bốn chân khỏe, cứng cáp, không vú lép…đầy đủ tiêu chuẩn để làm giống.
Nhưng khi bạn nhìn kỹ lại thì ôi thôi, bạn phát hiện ra những con heo này đang trong trạng thái lừ đừ, uể oải, xù lông, chậm chạp → Và bạn buộc phải loại bỏ dù đã rất mất công.
Bởi vậy, việc bạn nên làm đầu tiên sau khi tiếp xúc với đàn heo nái hậu bị là quan sát tổng thể để phát hiện và loại những heo ốm, bệnh. Đa phần heo khỏe hay bệnh sẽ biểu hiện khá rõ ra bên ngoài nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
Sau bước tìm nguồn và bước loại bỏ heo ốm bệnh, chúng ta mới tiến hành bước chọn lọc cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất dựa vào các chỉ tiêu như giống, dòng (heo bố mẹ, ông bà), ngoại hình, tính nết.
»› Mẹo chăn nuôi heo – giảm stress trên heo nái trước khi sinh bằng giấy vụn
Bước 3. Chọn lọc heo nái hậu bị theo 4 tiêu chí.
Tiêu chí 1: Chọn giống.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của trại nhà mình mà chọn giống cho phù hợp. Ví dụ: nếu trại có điều kiện chăn nuôi tốt, chuồng trại hiện đại, kín đáo, kiểm soát được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới heo thì có thể chọn những giống có khả năng thích nghi kém một chút nhưng năng suất cao.
Ngược lại, nếu trại hở, chịu nhiều tác động của môi trường, ta nên ưu tiên chọn những giống có khả năng chống chịu tốt.
Các giống heo nái hậu bị đang được nuôi nhiều tại các trang trại lớn ở nước ta hiện nay thường là yorkshire và Landrace.
Tiêu chí 2: Chọn dòng.
Nên tìm hiểu kỹ lý lịch của heo mẹ (tốt nhất là cả heo bố) xem nết ăn nết ở có tốt không, nuôi con có giỏi không…Và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Vì rằng chọn heo nái hậu bị làm giống từ heo mẹ quá tơ (đẻ lứa đầu) hoặc heo mẹ quá già (đẻ được chín mười lứa) đều không tốt. Nên chọn heo nái hậu bị từ lứa thứ ba, thứ tư làm giống mới tốt vì ở vào giai đoạn này heo mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện.
Chọn heo nái hậu bị giống từ những heo bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa.
Tiêu chí 3: Ngoại hình.
Nên chọn những con có vóc dáng cao to – heo đầu đàn – hợp với những nét đặc trưng của dòng giống của nó. Ngoại hình là một trong những loại tiêu chí vô cùng quan trọng trong chọn heo nái hậu bị nên trước khi đi chọn heo để mua, chúng ta nên nắm thật rõ các tiêu chí về ngoại hình như sau:
- Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.
- Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt
- Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (heo ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn
- Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy.
Lựa chọn ngoại hình heo ngoài các bộ phận như đầu, cổ, vai ngực, lưng bụng, mông đùi ra thì 3 bộ phận quan trọng hàng đầu còn lại là chân, núm vú và bộ phận sinh dục ngoài.
- Chân: Các vấn đề về chân là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc loại thải heo nái nhiều thứ 2. Heo hậu bị nên là những heo có bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải, móng chân thẳng, không toè, đi đứng tự nhiên, không đi bàn.
Tham khảo các tiêu chuẩn về chân qua 3 hình ảnh dưới đây.
»› Bệnh mụn nước trên heo (Vesicular Disease) do một loại virus mới
»› Các nguyên nhân gây què ở heo nái

Tiêu chí chọn heo nái hậu bị - chân sau.


Bàn chân đạt chuẩn rất quan trọng cho sự phân bố trọng lượng heo nái và tránh những tổn thương trong quá trình sinh đẻ sau này của nái.
Bàn chân đạt chuẩn cần: rộng vừa phải; các ngón có khoảng cách vừa phải; ngón chân to, đều, kích thước ngón nếu chênh với tiêu chuẩn quá 1,27cm là không nên chọn.
Ngoài ra, kiểm tra kỹ lưỡng các vết nứt, vết mòn bàn chân và các vết thương khác.

Núm vú: Heo nái hậu bị đạt chuẩn nên có tổng cộng khoảng 14 vú (mỗi bên 7 vú), không có vú kẹ. Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau, càng về phía sau khoảng cách các núm vú càng xa nhau hơn. Khoảng cách giữa 2 hàng vú đều, không quá xa hay quá gần.

»› Bảo vệ núm vú heo nái từ lúc 1 ngày tuổi
Bộ phận sinh dục ngoài: các vấn đề về sinh sản trên heo nái thường có thể được tiên đoán bằng cách đánh giá bộ phận sinh dục ngoài của heo. Nên tránh chọn những heo nái hậu bị có:
- Âm hộ nhỏ: thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống sinh sản nội bộ kém phát triển hoặc chưa trưởng thành → nên tránh chọn những heo như vậy vì chúng thường khó giao phối và hay gặp khó khăn trong quá trình sinh đẻ.
- Âm hộ có quá nhiều lông: vì chúng thường khó nuôi và hay bị viêm tử cung, viêm bàng quang.
- Âm hộ có thương tích: ngay cả khi chúng đã lành thì vẫn có thể làm giảm khả năng giao phối hoặc gây khó khăn cho quá trình sinh đẻ.

»› Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]
»› Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo
Tiêu chí 4: Tính nết heo nái hậu bị.
Nên chọn những con heo có tính hiền, không hung dữ với đồng loại. Nết ăn phải tốt: ăn không vung vãi, không sục mõm vào máng mò mẫm tìm thức ăn ngon ăn trước…Những heo kén ăn này dù dòng giống có tốt tới đâu thì cũng không nên chọn nuôi làm giống.
Như vậy, nếu muốn chăn nuôi thành công, mỗi trang trại, đặc biệt là những người trực tiếp phụ trách việc chọn heo nái hậu bị cần phải nắm rõ từng bước công việc của mình. Tránh những sai lầm không đáng có dẫn đến việc chọn lựa heo hậu bị không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng đàn nái cũng như năng suất toàn trại.
Bài viết trên đây là tổng hợp toàn bộ những kinh nghiệm, những bước hành động cụ thể trong quá trình chọn heo nái hậu bị làm giống. Ngoài ra trong bài viết chúng tôi cũng có đưa ra một số quan điểm trái chiều khá gay gắt, nhưng đó là toàn bộ những tâm huyết, những lời nhắn nhủ của cả đội ngũ VietDVM.com với mong muốn giúp những người chăn nuôi có thêm cách suy nghĩ từ góc nhìn của những người làm kinh tế - một góc nhìn thực tế và hiệu quả hơn. VietDVM.com rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực của quý độc giả từ khắp mọi miền tổ quốc để những bài viết của chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn, hữu ích hơn với cộng đồng.
Phạm Nga

Lịch vaccine cho gà đẻ
VietDVM team

Beagle là một giống chó có kích cỡ trung bình thuộc nhóm chó săn thể thao. Mặc dù có nhiều biến thể của giống chó này đã tồn tại trong suốt lịch sử, loài này hiện đại xuất hiện ở Anh vào những năm đầu của thế kỷ XIX. Beagle là lựa chọn phổ biến cho các chủ vật nuôi vì kích thước phù hợp và tính khí bình tĩnh, rất hữu ích cho các thợ săn vì khả năng cảm mùi tốt.
»› Các giống thú cảnh thường gặp tại Việt Nam
Đặc điểm ngoại hình
Beagle có một kết cấu vững chắc giống như chó săn cáo. Các thợ săn có thể đi bộ theo các con chó, và định vị khoảng cách của nó dựa vào tiếng sủa của nó.
Do có kích thước vừa phải, Beagle thậm chí có thể được mang theo ra cả hiện trường săn bắn, tại đó nó có thể chạy vào các bụi rậm để tìm kiếm mục tiêu. Con chó nhận được sự bảo vệ để chống lại những bụi cây thấp dày từ bộ lông thô như áo khoác của nó.
»› Các giống chó và những cái "nhất" theo khoa học
Chúng là những chú chó thân thiện có thể săn trong một nhóm lớn, có thể kết hợp tốt với những giống chó khác.
Tính cách
Được biết đến là một trong những loài thân thiện nhất trong những giống chó săn, Beagle được phát triển để trở thành chó săn theo nhóm. Những phẩm chất tốt nhất của Beagle là sự hiền lành, trìu mến của nó với công việc thám hiểm bên ngoài và lòng nhiệt huyết của nó cho những màn thám hiểm kế tiếp.
Giống chó độc lập này hú, sủa, và đôi khi bỏ chạy trên một đường mòn quen thuộc của chính nó. Bởi vì nó cũng là một loài chó vô cùng khoan dung, bình tĩnh và liều lĩnh, mạo hiểm, Beagle cũng có thể trở thành làm cho một thú cưng hoàn hảo cho gia đình có trẻ em.
»› Tại sao có giống chó thì sủa, giống chó thì lại hú?
Chăm sóc
Beagle có tính xã hội, điều mà đặc biệt rất phù hợp với đời sống của con người và các loài chó khác tương tự. Bạn cần giúp nó dành thời gian cân đối trên bãi tập cũng như ở nhà. Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như một cuộc đi dạo tại công viên hay trong một khu vực sân rộng rãi, đi bộ với dây xích ở cổ thường là các hoạt động ngoài trời tuyệt vời cho Beagle.
»› Bệnh thường gặp trên thú cưng bạn nhất định phải biết
»› Các bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó mèo
Loài này có thể chịu được khí hậu ôn đới và sống ngoài trời hầu hết các mùa, miễn là nó có chỗ ngủ và một nơi trú ẩn ấm áp, kín đáo. Với bộ lông ngắn như áo khoác, chó săn không cần phải tắm rửa và cắt tỉa nhiều nhưng bạn nên chải lông thường xuyên cho nó để khuyến khích sự thay lông và để giảm thiểu sự tích tụ lông trong nhà – đó là tất cả những việc cần thiết để giữ cho Beagle của bạn trông khỏe mạnh và hoạt bát.
Tình trạng sức khỏe
Loài chó săn Beagle có tuổi thọ trung bình từ 12 đến 15 năm và nhìn chung loài này thường rất khỏe mạnh. Một số bệnh cụ thể được biết có ảnh hưởng đến giống chó săn Beagle là sai khớp xương bánh chè, tăng nhãn áp, bệnh động kinh, teo võng mạc trung tâm (CPRA), suy giáp, lông mi kép, loạn sinh sụn, mắt đỏ và khô mắt (KCS).
»› Tập thể dục cho cún như thế nào thì đúng
»› “Kẹo cao su” có thể gây ra cái chết cho cún
Điếc, đục thủy tinh thể, bệnh chảy máu A, nhiễm ký sinh trùng demodex, và thoát vị rốn và một số vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến giống chó này, trong khi một số bệnh chính bao gồm thiếu khoáng chất thiết yếu (CUD) và bệnh thoái vị đĩa đệm. Một số bài kiểm tra được sử dụng để nhận diện các điều kiện bao gồm hông, tuyến giáp, và kiểm tra mắt.
Lịch sử
Từ "Beagle" được băt nguồn từ tiếng Pháp cũ, có nghĩa là cổ họng mở, có thể tạo một sự kết nối với âm thanh phát ra từ con chó. Đó cũng là suy đoán rằng tên của con chó có thể có nguồn gốc từ tiếng Pháp cũ, Celtic hay từ tiếng Anh có nghĩa là nhỏ.
Những giống chó tương tự giống Beagle có lẽ đã được sử dụng cho các môn thể thao phổ biến của trong các cuộc săn thỏ ở Anh trong những năm 1300, nhưng thuật ngữ "beagle" đã không được sử dụng cho đến khi 1475. Các thợ săn đi bộ theo con chó và thậm chí đôi khi còn mang theo một con trong túi của mình.
Có nhiều kích cỡ khác nhau của giống chó săn Beagle trong những năm 1800, nhưng những con chó nhỏ có thể bỏ túi vẫn là phổ biến nhất. Những con chó nhỏ chỉ khoảng 22,8 cm và cần sự giúp đỡ của thợ săn trong khi băng qua cánh đồng thô. Bởi vì chó Beagle nhỏ hơn di chuyển chậm hơn và dễ dàng đi theo hơn, chúng chống đối đặc biệt đối với phụ nữ, người già và những người khác không có khả năng chịu đựng hay dao động để kiểm soát một con chó năng động.
Lần đầu tiên đề cập về chó săn Beagle tại Hoa Kỳ diễn ra trong các báo cáo của thị trấn Ipswich, Massachusetts, vào năm 1642.
Trước khi xảy ra cuộc nội chiến Hoa Kỳ, người dân miền Nam nước này đã sử dụng chó săn Beagle, nhưng những con chó này không giống với giống chó Beagle Anh. Tuy nhiên, khi chiến tranh kết thúc, Beagle Anh được nhập khẩu để lai giống và phát triển giống chó săn Beagle Mỹ hiện đại như chúng ta biết ngày nay.
Vào những năm cuối của thế kỷ 19 chứng kiến sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh như giống chó săn phổ biến trên bãi và trong các triển lãm. Không lâu sau đó, loài chó săn nhỏ này với những tiếng hú du dương đã trở thành một trong số các con vật nuôi trong gia đình được ưa chuộng nhất tại Mỹ.
VietDVM team biên dịch
(theo petmd)

Theo chia sẻ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, về chủ trương, nước này đồng ý mở cửa thị trường cho heo Việt Nam. Tuy nhiên...
»› Thách thức trong xuất khẩu heo chính ngạch

Vừa qua, tại TP Hàng Châu (Trung Quốc), đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã có buổi tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bàn về việc xuất khẩu chính ngạch heo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, về chủ trương, nước này đồng ý mở cửa thị trường cho heo Việt Nam. Tuy nhiên, do năm 2012 tại Việt Nam xảy ra dịch lở mồm long móng nên phía Trung Quốc đã tạm thời cấm nhập khẩu heo sống từ Việt Nam từ đó đến giờ.
Nay, phía Trung Quốc yêu cầu các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) sớm rà soát và xử lí các vấn đề kỹ thuật liên quan tới quản lí, kiểm soát dịch bệnh để phía Trung Quốc có căn cứ tiến hành dỡ bỏ lệnh cấm. Sau đó, hai bên sẽ từng bước có những buổi tiếp xúc, đàm phán cụ thể hơn để tiến tới ký kết xuất nhập khẩu chính ngạch thịt heo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2017 này.
Theo: Đăng Quân
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Giá heo hơi ngày 26/05/2017 tại Trung Quốc trung bình ở mức 13,69 nhân dân tệ/ 1kg tương đương 44.469 vnđ/kg. Nhìn chung, giá heo hơi tại các tỉnh Trung Quốc đã giảm so với tuần trước (45.484 vnđ/kg) đang có xu hướng giảm và chưa có nhiều cải thiện.
»› Tin tức thị trường có gì nổi bật?
»› Tin tức về giá heo hơi thời gian qua có gì mới?

Giá heo hơi tại phí Đông Bắc và phía Bắc Trung Quốc giảm, lượng heo vẫn còn trong khi trọng lượng heo đang vượt quá mức tiêu chuẩn, nhu cầu tiêu thụ thịt không cao. Giá heo hơi trong ngày tiếp theo vẫn có thể giảm.
Giá heo hơi tại phía Tây Nam Trung Quốc nguồn cung cấp heo vẫn còn tương đối dồi dào, và theo các chuyên gia nhận định, giá có thể sẽ tiếp tục giảm
Theo đánh giá trong thời gian ngắn tới do thị trường chưa có các yếu tố ảnh hưởng tích cực, giá heo hơi tại các tỉnh của Trung Quốc khó có thể tăng trở lại. Hiện nay hoạt động giết mổ tại các tỉnh diễn ra mạnh song nguồn cung cấp nội địa vẫn còn lớn.
»› Chăn nuôi lợn vỡ trận vì tái cơ cấu nửa vời và yếu khâu thị trường
»› Thách thức trong xuất khẩu heo chính ngạch
Cập nhật giá heo hơi tại một số tỉnh của Trung Quốc:
VietDVM team tổng hợp
Theo: zhujiage

Qua câu chuyện khủng hoảng giá heo vừa qua, đến lúc này các chuyên gia, nhà quản lí ngành đều đã nhìn nhận một thực tế đáng buồn rằng, việc con heo thất bại đến từ việc chúng ta tái cơ cấu ngành một cách nửa vời, thiếu đồng bộ.
»› Cập nhật tình hình biến động thị trường thời gian qua
Lỗ hổng lớn khâu thị trường
Mặc dù chưa có số liệu chi tiết, nhưng tham chiếu qua tổng đàn nái 4,2 triệu con (trung bình mỗi nái cho 18-20 heo giống đủ tiêu chuẩn xuất chuồng/năm) và tổng lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam (19 triệu tấn, lớn nhất ASEAN) có thể hình dung được sản lượng thịt heo của nước ta hiện nay khoảng 5 – 7 triệu tấn. Với sản lượng này, đem chia bình quân đầu người cho 90 triệu dân, có thể thấy chúng ta đang thừa gần một nửa.

Nếu như trước đây thị trường Trung Quốc lờ đi cho heo Việt Nam qua bằng đường tiểu ngạch, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường. Nay phía bạn đóng cửa hoàn toàn và kiểm soát gắt gao, mọi điểm yếu, nội tại của chăn nuôi heo Việt Nam lập tức phơi bày. Nó cho thấy một thực tế phũ phàng, rằng chúng ta vẫn đang ở vùng trũng trên bản đồ chăn nuôi quốc tế chứ không phải đã xứng tầm thế giới như một số người lầm tưởng.
»› Đàm phán xuất lợn hơi chính ngạch đi Trung Quốc
Tìm hiểu các nước xuất khẩu thịt thuộc tốp đầu thế giới hiện nay như Brazil, Argentina, Canada, Mỹ, Thái Lan… phần lớn thịt được xuất khẩu là thịt heo mảnh đông lạnh mà Việt Nam hay gọi là heo móc hàm. Từ đó cho thấy, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất xuất khẩu heo thịt còn sống nguyên con (trừ heo giống) sang một thị trường duy nhất chấp nhận hình thức này, đó là Trung Quốc…
»› Cơ hội xuất khẩu hàng nghìn tấn thịt heo sang Hàn Quốc
Sau khi khủng hoảng giá heo đã xảy ra rồi, ngành chăn nuôi, công thương, ngoại giao mới cuống cuồng đi tìm hiểu thị trường, xúc tiến đàm phán để xuất khẩu thịt heo chính ngạch? Đến lúc này chúng ta mới biết, do dịch lở mồm long móng nên phía cơ quan chức năng Trung Quốc thực tế đã cấm nhập khẩu heo sống từ Việt Nam cách đây đã cả chục năm và hiện vẫn chưa gỡ bỏ.
Tuy nhiên, do từ năm 2014 – 2016, tại Trung Quốc xảy ra trận rét lịch sử, lũ lụt, dịch bệnh cộng chính quyền nước này yêu cầu đóng cửa và di dời rất nhiều trang trại heo lớn ra xa khu dân cư, đô thị nên dẫn tới việc thiếu nguồn cung lớn thịt heo ngắn hạn. Chính bởi vậy, từ 2015 – 2016 thương lái Trung Quốc sang tận Việt Nam thu mua heo với số lượng quá lớn, thậm chí họ còn tìm mua cả heo choai, heo con để bù đắp cho sự thiếu hụt tạm thời này nên đẩy giá heo hơi tại nước ta có thời lên tới 50.000 – 60.000 đồng/kg.
»› Trung Quốc nhập khẩu heo tăng trong năm 2017
»› Trung Quốc sẽ giảm tới 3,4 triệu đầu heo trong năm 2017
Khi giá heo hơi lên cao, người chăn nuôi ồ ạt tái đàn, nhiều doanh nghiệp phi nông nghiệp cũng ồ ạt đầu tư xây nhà máy cám, nhập khẩu heo nái cụ kỵ, ông bà để bước chân vào ngành chăn nuôi heo.
Giờ phía Trung Quốc đột ngột siết chặt đường biên, chứng kiến cảnh bà con chăn nuôi nước nhà bê bết trong nợ nần mà lực bất tòng tâm, chỉ có thể động viên, giải cứu được về mặt tinh thần mà thôi!
Sửa sai thế nào?
»› Để không còn các cuộc giải cứu
Tại nhiều hội nghị được tổ chức nhằm xử lí vấn đề nóng trong ngành chăn nuôi heo hiện nay, chúng tôi thấy nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, do chúng ta tái cơ cấu chăn nuôi tốt quá, nhiều năm qua lại không bị dịch bệnh nên thành công lớn về quy mô, đầu đàn, sản lượng, trong khi khâu thị trường lại thiếu và yếu nên dẫn tới cuộc khủng hoàng thừa. Do đó, thời gian tới trọng tâm của ngành chăn nuôi sẽ tập trung vào khâu giết mổ, phân phối và thị trường.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của chuyên gia đang làm việc tại liên đoàn chăn nuôi hàng đầu Đan Mạch (Danish Farm Concept), quan điểm trên đúng nhưng chưa đủ. Bản thân Việt Nam một mặt đẩy mạnh xúc tiến tìm thị trường, mặt khác vẫn phải tái cơ cấu tiếp giai đoạn 3 khâu con giống, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là môi trường rồi mới tính đến chuyện xuất khẩu thịt heo chính ngạch.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, một khi đã xác định xuất khẩu thịt heo chính ngạch, Việt Nam phải xuất khẩu heo mảnh cấp đông chứ không thể xuất khẩu heo nguyên con kiểu lùa qua đồi, qua núi tự phát như vừa qua. Bản thân Trung Quốc một khi đồng ý nhập khẩu heo chính ngạch của Việt Nam, qua tìm hiểu chúng tôi được biết phía bạn cũng chỉ đồng ý nhập heo mảnh chứ không có chuyện nhập heo hơi.
Một khi xuất khẩu heo mảnh, chúng ta sẽ phải cạnh tranh với thịt heo của Brazil, Thái Lan, Canada, Mỹ… Trong khi giá thành thịt heo mảnh của các nước trên thế giới chỉ dao động 30.000 – 35.000 đồng/kg thì của ta hiện đang ở mức 45.000 – 50.000 đồng/kg nên phải nỗ lực một quãng khá dài nữa.
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua
Chưa kể, để xuất khẩu chính ngạch thịt heo sang các thị trường khó tính khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga… ngoài chuyện giá thành phải cạnh tranh còn rất nhiều điều kiện khắt khe khác. Đó là quy định cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vùng chăn nuôi ăn toàn dịch bệnh, quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu thức ăn, kháng sinh, con giống, đến trang trại, giết mổ, chế biến, thậm chí một số quốc gia còn yêu cầu cả phúc lợi động vật.
Thực tế, khi Nga và EU căng thẳng do vấn đề khủng hoảng Ukraina cách đây mấy năm, Nga có cử đoàn công tác sang Việt Nam tìm hiểu thị trường để nhập khẩu thịt heo. Tuy nhiên, chăn nuôi nước ta gần như không đáp ứng được tiêu chí, điều kiện nào của nước bạn nên cuối cùng Thái Lan là nước tận dụng thành công cơ hội này và hiện vẫn đang xuất khẩu đều đặn thịt heo mảnh sang Liên bang Nga từ ngày đó đến giờ.
Quay trở lại với chăn nuôi heo Việt Nam, sau giải cứu rồi cần tiếp tục tái cơ cấu như thế nào? Theo chia sẻ của một số chuyên gia trong ngành, khác với các nước phát triển chủ yếu chăn nuôi trang trại, nông trại quy mô lớn, Việt Nam chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ trọng vẫn khá lớn (hiện còn khoảng 40%) nên cần phân khúc ra 2 nhóm để có định hướng, giải pháp phù hợp.
Với chăn nuôi nông hộ, nên chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nuôi các giống heo đặc sản bản địa trên cơ sở phát huy ưu thế lai, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và quản lí theo chuỗi. Riêng chăn nuôi công nghiệp, bắt buộc phải nâng cao năng suất, chất lượng đàn nái, quy trình chăm sóc để hạ giá thành, ít nhất phải tiệm cận với giá thành bình quân của thế giới (khoảng 35.000 đồng/kg móc hàm).
Nguyên Huân
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Công ty TNHH TMDV Sản xuất và Chăn nuôi Thanh Đức. Địa chỉ: Ấp Bình Hòa, Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai.
»› Trang trại Kim Hòa tuyển dụng vị trí thư ký trại heo
»› Công ty TNHH Grimaud Vietnam tuyển dụng kỹ thuật trại gia cầm

Hiện nay công ty chúng tôi cần tuyển dụng như sau:
Vị trí: 7 công nhân chăn nuôi
Yêu cầu
+ Nam : 18 - 40 tuổi
+ Không cần kinh nghiệm, chịu khó, giao tiếp tốt
+ Công việc: chăm sóc gà đẻ và thực hiện các công việc khác theo sự phân công
Chế độ :
- Làm việc : ngày 8 tiếng (7h-11h, 13h-16h30)
- Lương thỏa thuận
- Có ký túc xá đầy đủ tiện nghi
- Tuần làm việc 6 ngày, nghỉ 1 ngày.
- Các chế độ dành cho người lao động theo quy định của nhà nước (BHYT, BHXH…)
Hình thức nhận hồ sơ
Địa chỉ : Công ty TNHH TMDV Sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức, Tổ 3, ấp Bình Hòa, Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai.
Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Điện thoại :Ms.Thủy : 0168.4772.550 / 0919.270.574
Thông tin được chia sẻ bởi
Ms. Nguyễn Thị Vinh

Bệnh Marek và Leucosis là hai bệnh sinh khối u ở gia cầm phổ biến nhất; bệnh được tìm thấy trong đàn gà trên toàn thế giới. Hầu hết các khu vực chăn nuôi gia cầm trên thế giới đều nhiễm mầm bệnh, ngoại trừng tại một số khu vực việc kiểm soát virus này được thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ. Mặc dù dấu hiệu lâm sàng không phải luôn luôn rõ ràng trong các đàn gia cầm bị nhiễm bệnh, nhưng các dấu hiệu như giảm tốc độ tăng trưởng và sản lượng trứng là rất quan trọng và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho.
Marek và Leucosis là 2 bệnh điển hình về các bệnh tích sinh khối u. Cả hai bệnh đều đã được chúng tôi đề cập chi tiết ở những phần trước. Trong bài này chúng tôi đề cập tới các phương pháp chẩn đoán, kiểm soát, khống chế dịch và giảm tổn thất kinh tế khi xảy ra bệnh.
Virus Marek và virus Leucosis với những đặc điểm quan trọng
Với virus Marek ta cần chú ý một số đặc điểm sau.
Là một herpes virus. Là một loại ARN virus, có vỏ bọc. Có 3 serotype:
+ Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và thay đổi.
+ Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.
+ Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Virus Leuco
Là một Virus Retroviridae. ARN virus.
Virus Leuco được chia 5 nhóm dựa vào kháng nguyên bề mặt. A, B, C, D và J. Nhóm A,B được tìm thấy chủ yếu ở các nước phương tây. Nhóm J được tìm thấy đầu tiên ở Anh sau đó được tìm thấy trên gà thịt ở nhiều nước trên thế giới là virus cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Một nhóm thứ 6 (nhóm E) là nhóm nội sinh được tạo ra do sự tích hợp vào AND của tế bào vật chủ.
Tất cả các nhóm gây bệnh đều có biểu hiện hình thành các khối u trên nội tạng đây là một bệnh tích điển hình.
Những biểu hiện bệnh
Cả 2 bệnh đều có dấu hiệu đặc trưng và điển hình là xuất hiện các khối u trên cơ quan nội tạng của gà mắc bệnh. Do vậy việc chẩn đoán phân biệt 2 bệnh là vô cùng quan trọng
Bảng một số dấu hiệu chẩn đoán phân biệt bệnh Leucosis và bệnh Marek
>>> Phương pháp khử độc tố nấm mốc
>>> Biến chủng mới của bệnh IB trên gà (IB-D388)
Những thiệt hại kinh tế do virus gây ra
Cả 2 bệnh đều có những ảnh hưởng lớn tới các trại chăn nuôi và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Một số hình ảnh phân biệt thông qua triệu chứng và bệnh tích
>>> Kiểm soát vi khuẩn Campylobacter trên gia cầm
Kiểm soát bệnh
Bệnh marek
Với bệnh marek chủ yếu được kiểm soát bằng vaccine, cần chủng ngay sau khi nở càng sớm càng tốt, việc chủng ngừa nên được làm trước 24h vì:
- Miễn dịch phải có trước khi nhiễm bệnh, với vaccine Marek cần ít nhất 14 ngày kháng thể mới có khả năng bảo hộ. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu cho thấy bệnh xuất hiện trên gà 3 tuần tuổi nếu không được sử dụng vaccine. Mà bệnh Marek có thời gian ủ bệnh ngắn (2 tuần), bệnh này không lây lan qua gà trứng như vậy virus có thể xâm nhập vào cơ thể gà ngay tuần đầu ngay sau khi nở. Do vậy việc sử dụng vaccine sớm là vô cùng cần thiết.
- Ngoài ra virus Marek luôn tồn tại ngoài môi trường và chúng có thể xâm nhập vào cơ thể gà bất cứ lúc nào. Do vậy việc sử dụng vaccine sớm còn giúp gà có thể tạo miễm dịch cao và có khả năng bảo hộ được tốt hơn (cơ chế chiếm chỗ: nếu virus ngoài môi trường vào trước, sau đó tiêm vaccine thì virus của vaccine không thể tạo miễn dịch hoàn toàn được do vậy tạo ra kháng thể ít và không thể bảo hộ gà trong suốt quá trình nuôi)
Vaccine marek có rất nhiều loại nhưng vaccine nitơ lỏng đang được sử dụng rộng dãi và có hiệu quả cao.
Hiệu giá sử dụng vaccine marek là tỉ lệ bảo hộ của vaccine với toàn đàn khi sử chủng ngừa bằng vaccine.
Việc sử dụng hiệu quả vaccine không chỉ phụ thuộc vào chủng, công nghệ bào chế, chất lượng vaccine nó còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật tiêm, cách bảo quản và quy trình sử dụng vaccine.
Với bệnh Leucosis việc kiểm soát bằng an toàn sinh học là quan trọng nhất.
Với bệnh Leucosis chủ yếu kiểm soát dịch tễ học, và an toàn sinh học.
- Kiểm soát đàn bố mẹ: Việc kiểm tra kháng thể ở gà bố mẹ là rất cần thiết để kiểm soát vấn đề truyền dọc và đảm bảo đàn gà thương phẩm an toàn và sạch bệnh. Các nhà chọn giống cần loại bỏ những đàn dương tính với virus.
- Kiểm soát lây nhiễm từ môi trường: Cần kiểm soát nghiêm ngặt an toàn sinh học trong trại và việc ra vào trại nhằm loại bỏ việc lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào môi trường trại. Cần chú ý rằng các loài chim hoang dại cũng là nguồn mang mầm bệnh rất nguy hiểm.
Xử lý khi xảy ra bệnh
Đối với cả 2 bệnh, khi đã để xảy ra dịch việc điều trị là không hiệu quả do gia cầm đã bị nhiễm bệnh từ rất sớm mà không hề có các biểu hiện ra bên ngoài, khi xuất hiện các biểu hiện ra bên ngoài và ta phát hiện được gà bị nhiễm bệnh là khi đó bệnh đã rất trầm trọng việc kiểm soát bằng vaccine hay kháng sinh, cũng như nâng cao sức đề kháng là không hiệu quả. Do đó khi gà nhiễm bệnh cần chọn lọc những con nhiễm bệnh và tiến hành loại thải. Đối với gà đẻ cần loại thải ngay vì càng để thiệt hại kinh tế càng lớn, và tránh lây nhiễm sang đời con cháu (bệnh Leucosis).
Do tính chất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn như vậy chúng ta cầ chú ý kiểm soát sao cho không xảy ra dịch. Chẩn đoán đúng để đưa ra những kết luận chính xác và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
VietDVM team

Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa
Chó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cún rất dễ mắc bệnh hay rất khó tăng cân như bình thường.
Bởi vậy, đây là giai đoạn tiền đề để cún phát triển về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các công việc, các kỹ thậu cơ bản để bạn có thể chăm sóc cún tốt nhất trong gia đoạn này.
>>> Mẹo nhỏ tiết kiệm khi nuôi thú cưng
Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:
Chỗ ở:
- Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định .
- Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.
- Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.
- Tránh xa điều hòa, quạt.
>>> 8 điều bạn có thể làm để bảo vệ cún yêu trong mùa hè
Một chiếc "giường" lý tưởng của cún
Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…
>>> Tại sao cún nhà bạn bỏ ăn?
Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:
Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.
Dưới đây là chế độ ăn điển hình cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi, nắm được chế độ ăn cũng như những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về việc cún nhà mình đã được chăm sóc tốt hay chưa?
Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.
Thức ăn chủ yếu của cún giai đoạn này là sữa mẹ
Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Phòng bệnh
Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.
Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Việc phòng bệnh cho cún giai đoạn này là vô cùng quan trọng
Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…Dưới đây là liệu trình tẩy giun cho cún các bạn có thể tham khảo thêm:
Chăm sóc khác
Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.
>>> Nuôi thú cưng giúp khu phố phát triển lành mạnh
Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.
Hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống
Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.
Vietdvm team