Tại Thụy Điển, một nghiên cứu mới của trường đại học Uppsala đã cho thấy nồng độ thấp của kim loại nặng và thuốc kháng sinh đóng góp một phần vào sự kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Nghiên cứu đã cho thấy những plasmid của vi khuẩn có chứa gene kháng thuốc kháng sinh có thể được làm phong phú thêm nhờ nồng độ rất thấp của thuốc kháng sinh và kim loại nặng. Như vậy chúng ta nghi ngờ rằng vi khuẩn sẽ được củng cố thêm “sức mạnh” nhờ dư lượng thuốc kháng sinh và các kim loại nặng (asen, bạc, đồng..) đang có mặt trong môi trường. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí mBio (tạp chí mBio là tạp chí uy tín trong lĩnh vực vi sinh học, nơi công bố các công trình khoa học và các vấn đề liên quan tới vi sinh vật).
Thuốc kháng sinh, ảnh minh họa
Ngày nay vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng được thế giới quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người trên toàn thế giới. Tại sao và có những hành động như thế nào để giảm thiểu kháng kháng sinh, mặc dù chúng ta đều biết nguyên nhân chỉ có thể do việc sử dụng kháng sinh trên người hay động vật. Một yếu tố khác góp phần tạo nên việc kháng kháng sinh chính là việc con người sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh và những kháng sinh đó ở dạng nguyên vẹn khi được bài thải qua đường nước tiểu.
Giáo sư Dan I. Andersson, tại Đại học Uppsala - người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Những loại thuốc kháng sinh được phân tán, thường ở nồng độ rất thấp, thông qua hệ thống thoát nước vào nước và đất, ở đó nó có thể duy trì hoạt động trong một thời gian dài và góp phần vào việc củng cố các vi khuẩn kháng thuốc".
Bên cạnh đó còn có một số lượng lớn thuốc kháng sinh và kim loại nặng có mặt trong môi trường sống. Điều ngày là do các nguồn tự nhiên khác nhau (kim loại nặng trong đất, trong nước ngầm); sự ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người.
Trong hoàn cảnh khác nhau, con người sử dụng chất kháng sinh và kim loại nặng khác nhau phục vụ cho nhu cầu sống. Ví dụ: sử dụng kim loại nặng trong sự thúc đẩy tăng trưởng trong chăn nuôi heo, gia cầm; sử dụng khánh sinh trong sơn chống hà cho thân tàu, các sản phẩm được sử dụng trong bệnh viện.
Plasmid có thể chứa không chỉ các gen kháng kháng sinh mà còn chứa các gen kháng chất diệt vi sinh vật và kim loại nặng như Asen, đồng, bạc, chì, thủy ngân.
Theo giáo sư Andersson: “Khi các hóa chất này phát tán trong môi trường, sẽ tạo ra các vi khuẩn kháng và gián tiếp dẫn đến sự kháng kháng sinh ngày càng tăng. Hơn nữa, trong hầu hết các môi trường đều có một hỗn hợp phức tạp của thuốc kháng sinh, chất diệt vi sinh vật, các kim loại nặng. Chúng làm tăng cường các hiệu ứng kết hợp của vi khuẩn kháng”.
Trong khi nghiên cứu vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cách chặt chẽ trong phòng thí nghiệm. Tại đây, họ cho phép hai chủng vi khuẩn khác nhau, một mẫn cảm với thuốc kháng sinh, một loại kháng với plasmid được nuôi cấy trong môi trường có một lượng nhỏ chất kháng sinh và kim loại nặng. Kết quả cho thấy với nồng độ rất thấp của kim loại nặng và thuốc kháng sinh đã làm phong phú thêm sự kháng của vi khuẩn plasmid mang gen kháng theo cách riêng biệt hoặc kết hợp.
Giáo sư Anderson nói thêm rằng: “Những kết quả này là rất đáng lo ngại và cho rằng các chất khác nếu có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường có thể thúc đẩy phát triển vi khuẩn kháng. Kết quả này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm sử dụng kháng sinh và đối với các kim loại nặng cũng như chất diệt vi sinh vật cũng phải hạn chế trong các hoàn cảnh khác nhau”
Vịt Bầu tổng hợp

PEDv không truyền lây qua thức ăn - Theo OIE
Tổ chức thú y thế giới (OIE) vừa qua đã xác nhận rằng, trái ngược với các báo cáo trước đó, các sản phẩm từ máu lợn như huyết tương khô không phải là nguồn truyền lây virus gây bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PEDv) với điều kiện thực hành sản xuất tốt và tuân thủ các biện pháp về an toàn sinh học.
Ép viên thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Đây là tin tức rất tích cực cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi theo như công trình nghiên cứu khoa học của một nhóm đặc biệt của OIE về PEDv bao gồm các chuyên gia của liên đoàn công nghiệp thức ăn chăn nuôi quốc tế (IFIF) và các chuyên gia từ các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch, cũng như các chuyên gia từ ngành công nghiệp huyết tương khô – những người đã đóng góp rất nhiều các dữ liệu, các thông tin khoa học có liên quan theo như yêu cầu của tổng giám đốc OIE, ông Bernard Vallat.
Bà Alexandra de Athayde, giám đốc điều hành IFIF cho biết: “đây không chỉ là một phát hiện quan trọng cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi nhằm nhấn mạnh lại một lần nữa các cam kết của chúng tôi về việc sản xuất ra các sản phẩm thức ăn an toàn mà nó còn cho thấy tầm quan trọng và lợi ích của sự hợp tác giữa IFIF và OIE, đặc biệt là trong việc liên quan đến phòng ngừa và quản lý các bệnh truyền nhiễm.”
Bà nói thêm: “IFIF mong muốn tiếp tục làm việc với OIE để góp phần cải thiện sức khỏe của vật nuôi, cải thiện năng suất trong chăn nuôi, nhằm hướng tới một nền chăn nuôi bền vững cũng như hỗ trợ cho sự phát triển đó. Đồng thời cập nhật và thực hiện theo các tiêu chuẩn mà OIE hướng dẫn.”
Hoa Đá tổng hợp

Phương pháp khử độc tố nấm mốc
Việc kiểm soát độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia cầm hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Do mức độ nguy hiểm cũng như những thiệt hại to lớn do chúng mang đến.
Trong thực tế các biện pháp phòng chống độc tố nấm mốc trong quá trình chăn nuôi gia cầm cần phải thực hiện từ khâu thu hoạch và bảo quản các nguyên liệu đầu vào. Sau khi nguyên liệu được đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chú y tới các phương pháp khử độc tố trong thức ăn.
Nấm mốc trên thức ăn chăn nuôi
Quy trình khử độc tố nấm mốc cần chú ý:
- Vô hiệu hóa, phá hủy hoặc loại bỏ độc tố.
- Không để độc tố tồn tại trong thức ăn, các chất chuyển hóa từ độc tố, các sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa độc tố cũng cần phải loại bỏ ra khỏi thức ăn.
- Cần giữ lại nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong thức ăn.
- Quá trình khử độc tố cần được làm phù hợp trong quá trình sản xuất thức ăn.
- Cần tiêu diệt cả những bào tử nấm.
Quá trình này cần thiết lập sao cho dễ thực hiện, giảm chi phí và không ảnh hưởng tới môi trường. Việc khử độc tố nấm mốc ra khỏi thức ăn được làm theo các phương pháp sau.
Phương pháp vật lý
Có 4 phương pháp vật lý chính
- Làm sạch.
- Phân loại cơ học.
- Loại bỏ những phần không đủ điều kiện sử dụng.
- sử dụng phương pháp khử độc tố bằng nhiệt.
Phương pháp làm sạch
Trong quá trình xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sử dụng cần loại bỏ bụi, vỏ, tóc và hạt không đạt yêu cầu. Đối với một số loại hạt cần thiết phải rửa sạch trước khi phơi khô.
Phân loại cơ học
Quá trình này loại bỏ các hạt nhiễm độc tố Mycotocxin. Giai đoạn này rất quan trọng vì rất có thể việc loại bỏ không hết sẽ đến việc độc tố đi vào thức ăn. Tuy nhiên việc làm này cũng cần tính toán sao cho phù hợp tránh chi phí quá lớn.
Rửa bằng nước hoặc bằng dung dịch Na2CO3 cũng làm giảm nồng độ Mycotocxin trong hạt ngũ cốc.
Có thể cho hạt vào nước và loại bỏ những hạt nổi. Phương pháp này cũng có thể loại bỏ Mycotocxin nhưng cần chú ý rằng, có một số hạt nổi nhưng không chứa mycotocxin
Sử dụng nhiệt
Độc tố nấm có khả năng chịu nhiệt rất tốt nên xử lý bằng nhiệt không thể loại bỏ chúng mà vẫn giữ đươc chất dinh dưỡng trong ngũ cốc. Tuy nhiên việc xử lý nhiệt lại rất tốt trong việc loại bỏ những bào tử nấm.
Các phương pháp vật lý khác như chiếu xạ, siêu âm hoặc chiết xuất dung môi
Chú ý: Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp vật lý còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm và loại độc tố có trong hạt ngũ cốc. Ngoài ra các kết quả thu được bằng các phương pháp vật lý thường không cao, cùng với đó chi phí cho việc xử lý bằng phương pháp này rất tốn kém. Vì vậy, các ứng dụng thực tế của các phương pháp trên thường rất hạn chế.
Phương pháp hóa học
Sử dụng hóa chất trong việc xử lý độc tố nấm mốc phụ thuộc vào các tính chất oxy hóa của các loại độc tố nấm khác nhau, các thí nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra khả năng khử độc của các chất hóa học, tuy nhiên việc sử dụng các chất này cần chú ý đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn và mức độ ngon miệng có bị ảnh hưởng hay không. Trong độc tố nấm mốc tồn tại trong ngũ cốc thường không chỉ có một loại vậy nên khi sử dụng hóa chất cần có sự kết hợp tỉ lệ sao cho phù hợp nhất.
Phương pháp này thường ít được sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp do có nhiều tác dụng phụ không tốt cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.
Phương pháp sinh học
Có 2 phương pháp chính
- Phương pháp hấp thụ.
- Phương pháp chuyển dạng sinh học.
- Phương pháp hấp thụ
Sử dụng các chất liệu hấp phụ là một phương pháp rất phổ biến đang được sử dụng phổ biện trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để kiểm soát độc tố nấm mốc đặc biệt là kiểm soát afatocxin. Các hợp chất này được bổ sung vào thức ăn để kết hợp với độc tố và làm cho chúng không gây ảnh hưởng lên niêm mạc ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn, Quá trình hấp phụ này cần được chú ý sao cho hợp chất sinh ra không ảnh hưởng tới vật nuôi. Trong thực tế có rất nhiều độc tố được hấp phụ hiệu quả mà không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu cũng như sức khỏe của vật nuôi.
Một số chất hấp phụ đã được nghiên cứu cho kết quả tích cực như:
+ Bentonites
+ Zeolit
+ Diatomaceus
+ Than hoạt tính
+ Các loai sợi có nguồn gốc thực vật.
Các chất hấp phụ trên có lực liên kết với độc tố nấm mốc tương đối yếu. Các thông số quan trọng để đánh giá chất hấp phụ kết dính với độc tố nấm mốc là:
- Chemisorption (hấp phụ hóa học) chỉ số độ mạnh liên kết hóa học.
- Khả năng hấp phụ (chất độc (g)/chất hấp phụ (kg)).
- Ái lực với những độc tố có mức độ nguy hiểm cao.
- Không có hoặc hấp phụ rất thấp đối với các chất dinh dưỡng.
- Không giải phóng chất các chất đã được hấp phụ.
- Chất hấp phụ phải không gây độc cho vật nuôi (chất hấp phụ là kim loại nặng, dioxine . . .)
- Tỷ lệ ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng của gia cầm thấp.
- Phân tán nhanh và đồng đều trong thức ăn trong quá trình trộn.
- Chịu được nhiệt trong quá trình ép viên.
- Độ ổn định trong một khoảng pH rộng
Đã có một loạt các nghiên cứu đưa ra cho thấy than hoạt tính có thể hấp phụ rất tốt độc tố nấm mốc nhưng không thể sử dụng trong thức ăn chăn nuôi do nó có thể hấp phụ cả các chất dinh dưỡng.
Bentonites là đất sét hình thành trong quá trình phân hủy của tro núi lửa, một số nghiên cứu cho thấy Bentonites có khả năng hấp phụ tốt với aflatoxin B1.
Phương pháp sử dụng vi sinh vật làm thay đổi cấu trúc hóa học.
Giải độc tố nấm mốc bằng các enzyme hay sử dụng các vi sinh vật đã được nghiên cứu để độc tố bị hạn chế vào đường tiêu hóa trước khi quá trình hấp thu dưỡng chất trong ruột hình thành. Phương pháp này cho thấy hiệu quả trong việc hạn chế tác động của độc tố nấm mốc và rất thân thiện với môi trường.
Trong trường hợp đối với độc tố Trichothece có nghiên cứu cho thấy độc tố không thể gây độc lên cơ thể gia súc nhai lại do trong dạ cỏ có 1 loại vi sinh vật đã ức chế và làm thay đổ đặc tính hóa học của độc tố này.
VietDVM team
Nam Phi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm gia cầm
Trong báo cáo gửi cơ quan thú y Thế giới ngày 07 tháng 10 năm 2014, cơ quan thú y Nam Phi thông báo đã có 58 con đà điểu bị ảnh hưởng do virus cúm chủng H7N1 trong đó 2 con có các biểu hiện triệu chứng.
Ổ dịch xảy ra tại tỉnh Cape - Nam Phi. Cũng tại tỉnh này vào tháng 12 năm 2013 đã bùng phát 3 ổ dịch cúm H7N1 gây ảnh hưởng tới 2906 con gia cầm .
Nuôi đà điểu
Hiện nay Nam Phi đang bị ảnh hưởng bới 3 chủng virus cúm gia cầm đó là:
- Chủng H7N1
- Chủng H7N7 (2 ổ dịch nổ ra tại tỉnh Cape tháng 06/2014 trêm 932 con đà điểu trong đó có 215 con chết).
- Chủng virus cúm H5N2 cũng đang gây ra không ít thiệt hại cho ngày chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi đà điểu nói riêng. Dịch cúm gia cầm chủng H5N2 bắt đầu bùng phát vào tháng 1 năm 2014 tại một trang trại gia cầm tại tỉnh Cape sau đó dịch lây lan nhanh chóng, tính nay đã có hơn gần 12 ngàn con gia cầm bị ảnh hưởng bởi dịch trong đó đà điểu chiếm 78%.
Cũng trong báo cáo gửi OIE nước này cho biết các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng, kiểm soát giết mổ . . . đã được nước này thực hiện nhằm kiểm soát dịch và không để chúng lây lan.
Hiện nguyên nhân của các ổ dịch vẫn chưa được là rõ
Ga_8xx tổng hợp
Công ty Ceva Việt Nam tuyển nhân sự
VỊ TRÍ: Nhân Viên Kỹ Thuật Về Thiết Bị
♦ Với mục tiêu tiếp tục đầu tư phát triển tại thị trường miền Bắc Việt Nam, VPĐD Ceva Animal Health Việt Nam đang tuyển 1 Nhân viên Kỹ thuật về Thiết bị (khu vực miền Bắc).
MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
• Hoạt động độc lập, phụ trách máy móc và kỹ thuật cho các tỉnh phía Bắc.
• Bảo trì, hướng dẫn, khắc phục sự cố các máy móc thiết bị dùng trong chăn nuôi.
• Sẵn sàng đi công tác ở các khu vực lân cận Hà Nội cũng như công tác xa.
• Sẽ trao đổi chi tiết tại buổi phỏng vấn.
ĐIỀU KIỆN ỨNG TUYỂN:
• Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên, chuyên ngành Cơ khí, Kỹ thuật ứng dụng, Điện tử,… và các ngành có liên quan đến máy móc sử dụng trong chăn nuôi.
• Có kinh nghiệm thực tế 1 năm, hoặc sinh viên mới ra trường.
• Kỹ năng Tiếng Anh cơ bản: giao tiếp và đọc viết.
• Kỹ năng cơ bản về cơ chế vận hành các thiết bị cơ khí, điện tử, đặc biệt là các hệ thống vận hành bằng khí nén.
• Sẽ được đào tạo thêm tại Tp.HCM và nước ngoài.
THÔNG TIN CƠ BẢN:
- Loại công việc: Làm việc giờ hành chính
- Địa điểm: Hà Nội, sẵn sàng đi công tác nếu cần thiết.
- Báo cáo công việc thường xuyên với Giám đốc ngành gia cầm.
YÊU CẦU HỒ SƠ:
- Đơn xin việc
- Sơ yếu lý lịch.
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy khám sức khỏe.
- Các bằng cấp có liên quan.
♦ Người ứng tuyển có thể gửi đến địa chỉ contact.vn @ceva.com
♦ Hoặc liên lạc với chúng tôi theo số +84 8 6281 0030.
Thị trường miền nam trong những ngày đầu tháng 10 nhìn chung không có quá nhiều biến động lớn so với tháng 9/2014.
Trong khi giá heo vẫn giữ ở mức cao ổn định thì giá gia cầm tiếp tục dao động trong biên độ không lớn. Cụ thể, giá gà lông màu tăng 3.000 vnđ/kg so với tuần 4 tháng 9, giá vịt thịt giảm trung bình 5.000 vnđ/kg các loại. Đặc biệt trong đó có giá gà thịt công nghiệp tăng 4 giá từ đầu tuần đến cuối tuần (từ 30.500 - 31.500 lên 34.500 - 35.500 vnđ/kg).
Bò giống nuôi thịt
Tuy nhiên, điểm nhấn của thị trường tuần này không nằm ở giá heo hay gia cầm mà là biến động trong giá bò thịt giống và bò sữa giống. Sở dĩ chúng tôi nói điểm nhấn là vì giá các mặt hàng về bò từ trước tới giờ rất ít có sự biến động lớn. Lần này dù giá bò giống tăng không quá nhiều (giá bò thịt giống tăng 5.000 vnđ/kg, bò sữa giống tăng 4.000 vnđ/kg) nhưng có thể thấy việc nhiều người nhìn ra tiềm năng của ngành sữa Việt Nam đã bắt đầu có kết quả.
Sau đây là giá cả cụ thể từng mặt hàng mà phóng viên của chúng tôi đã tổng hợp được.
Bạn muốn xem thêm ?
- Giá cả thị trường Việt Nam tháng o9.
- Giá cả thị trường miền Bắc tuần 10 tháng 10
Hoa Đá tổng hợp

Hội nghị IPC lần thứ 7
Hiệp hội khoa học gia cầm Ai Cập (EPSA) và Hiệp hội khoa học gia cầm Thế giới (WPSA) - chi nhánh Ai Cập, thông báo vào ngày 3 – 6 tháng 11 năm 2014 tổ chức: Hội nghị lần thứ 7 về gia cầm quốc tế (IPC lần thứ 7). Đây là sự kiện được tổ chức định kỳ sáu tháng một lần trên phạm vi toàn thế giới.
Stella Grand Hotel nơi diễn ra hội nghị. nguồn: Stelladimare
Ban tổ chức đã xây dựng một chương trình đặc biệt nhằm cung cấp những tiến bộ mới nhất cho người chăn nuôi cũng như các nhà khoa học, với hy vọng rằng những người tham IPC lần này sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi thông tin có giá trị về những thách thức mới trong chăn nuôi gia cầm, các nghiên cứu và công nghệ mới nhất.
Sự kiện có các buổi tọa đàm khoa học và các trương trình giao lưu văn hóa cho tất cả các khách mời và người đi cùng.
Nội dung của hội nghị lần này:
- - Giống gà và di truyền.
- - Gia cầm sinh lý và hóa sinh.
- - Dinh dưỡng gia cầm thông thường và chức năng.
- - Phúc lợi gia cầm, nhà ở và chế biến.
- - Nuôi gia cầm an toàn sinh học, y tế và môi trường.
- - Công nghệ các sản phẩm gia cầm và tiếp thị.
- - Gia đình và Backyard gia cầm.
Thời gian và địa điểm:
Thời gian tổ chức ngày 03 đến ngày 06 tháng 11 năm 2014
Hội nghị được tổ chức tại: Stella di Mare, Ain Soukhna, Biển Đỏ, Ai Cập
Liên hệ với ban tổ chức:
Trưởng ban tổ chức: Giáo sư Mohamed A. Kosba
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Fax: 0020 03 5231939
- Mob: 0020 100 6446339
Ga_8xx tổng hợp
Bùng phát dịch Newcasitle tại Thụy Điển
Cơ quan thú y Thụy Điển vừa thông báo một ổ dịch mới tại Ostergotlands Lan
Ổ dịch nổ ra tại Linkoping - Ostergotlands Lan vào ngày 17 - 06 - 2014 tại một trang trại chăn nuôi gà đẻ thương phẩm dã có tới 14.000 con gà bị tiêu hủy.
Chăn nuôi gà đẻ công nghiệp hiện đại
Một khu vực cách ly với bán kính 3 km đã được áp dụng, kiểm soát chặt chẽ khu vực xảy ra dịch với bán kính 10km.
Cũng tại nước này vào tháng 6 vừa qua tại Norrkoping - Ostergotlands Lan đã có 24.000 con gà bị tiêu hủy do bệnh này. Bệnh newcastle đang là bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn cho nền chăn nuôi nước này.
Các biện pháp đang được tiến hành để dập dịch, ngăn cản sự lây lan và nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Hiện nguyên nhân xảy ra dịch vẫn chưa được làm rõ.
VietDVM team tổng hợp
Tuần đầu của tháng 10 giá cả thị trường ở miền Bắc nước ta duy trì ở mức độ ổn định và có xu hướng tăng, giá các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi không có sự biến động lớn như tuần cuối của tháng 09. Giá gà thịt nuôi thả vườn đã đứng và không tiếp tục giảm sau 2 ngày đầu tuần, duy trì ở mức 55.000 đ/kg ở những ngày cuối tuần.
Giá heo tại các thị trường lớn vẫn duy trì ổn định, tuy nhiên tại một số vùng có sự tăng cục bộ (0,5 - 1 giá) vì vậy nhìn tổng thể thị trường heo trong cả tuần vẫn tăng so với tuần trước. Giá trứng các loại so với cùng thời điểm này tháng trước (tháng 9/2014) đã tụt 100đ/quả tuy nhiên với giá hiện tại chăn nuôi gà đẻ trứng vẫn đang có lãi.
Trong tuần tới theo nhận định của chúng tôi giá vịt thịt trên thị trường sẽ tăng 1 -2 giá trong tuần tới. Trứng gà công nghiệp sẽ tăng nhẹ lên mức 2.050đ/quả. Giá heo vẫn duy trì ở mức có lãi khá cho người chăn nuôi trong vài tuần tới.
Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.
Giá vịt thịt trong tuần tới sẽ tăng 1 - 2 giá
Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
-Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
-Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
Ga_8xx
23 đợt bùng phát PRRS từ tháng 5/2013
Cơ quan thú y Ấn Độ thông báo đã có 23 ổ dịch PRRS trên cả nước kể từ tháng 5/2013 đến tháng 4 năm 2014. Báo cáo được gửi tới tổ chức thú y thế giới (OIE) ngày 29 - 09 - 2014.
Trong báo cáo của cơ quan thú y nước này gửi OIE ngày 26 tháng 6 năm 2013 thông báo bùng phát dịch PRRS; một ổ dịch bùng phát ngày 18 - 3 - 2013 tại Aizawal – Mizoram - Ấn Độ ảnh hưởng tới 305 con heo trong đó 10 con bị chết. Phương pháp chẩn đoán RT-PCR được thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Tiếp theo trong tháng 5 - 2013 sự bùng phát mạnh mẽ dịch tại tỉnh Mizoram đã ảnh hưởng tới 27.092 con heo và làm chết 64 heo. Dịch PRRS đã gây ảnh hưởng nặng nề tới ngành chăn nuôi nước này. Các biện pháp quyết liệt đã được cơ quan thú y nước này thực hiện nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Các đường truyền lây của virus PRRS
Trong các tháng tiếp theo dịch PRRS đã không chỉ ảnh hưởng nặng nề tại Mizoram mà còn lây lan ra các tỉnh lân cận, nhưng do đã được chuẩn bị trước nên thiệt hại không lớn (tháng 7/2013 chỉ có 811 con heo bị ảnh hưởng và một heo chết).
Sau các nỗ lực của cơ quan thú y nước này đến ngày 22 tháng 4 - 2014 có 2 ổ dịch cuối cùng nổ ra tại Garo Hills và Khasi tỉnh Meghalaya ảnh hưởng tới 64 con heo và không có heo nào bị chết.
Như vậy tính từ tháng 5/2013 đến tháng 4/2014 đã có 23 ổ dịch xảy ra tại Ấn Độ, dịch xảy ra ở 4 tỉnh miền đông bắc gồm có Mizoram, Assam, Manipur và Meghaland.
Trong lần bùng phát dịch PRRS lần này có 32.675 con heo bị ảnh hưởng bởi dịch trong đó có 913 con có những biểu hiện triệu chứng; 73 heo chết và 840 con bị tiêu hủy.
Trong báo cáo giửi OIE lần này cũng nêu rõ, nước này đã tiến hành xét nghiệm 24.991 mẫu và hiện nay không còn trường hợp nào có các biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên quá trình giám sát huyết thanh vẫn cho các kết quả dương tính vì vậy các biện pháp kiểm soát dịch vẫn được đuy trì và được giám sát chặt chẽ.
Ga_8xx