Bùng phát dịch lở mồm long móng
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được từ tổ chức thú y thế giới OIE, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã xảy ra tại 6 tỉnh của Tunisia. Dịch bùng phát mạnh nhất tại tỉnh Nabeul với 4 ổ dịch từ giữa tháng 8 tới nay. Trước đó cũng tại tỉnh này dịch lở mồm long móng trên gia súc đã nổ ra vào tháng 4 năm 2014, đến nay dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.
Đây là báo cáo thứ 13 của Tunisia về dịch lở mồm long móng trong năm nay. Báo cáo đầu tiên được gửi tới OIE ngày 29 - 4 - 2014 thông báo một ổ dịch lở mồm long móng trên gia súc, cừu là động vật nhiễm bệnh trong ổ dịch đầu tiên.
Trong báo cáo lần này gửi tổ chức thú y thế giới nước này thông báo có tới 10 ổ dịch mới bùng phát, đã có 138 con gia súc mắc bệnh.
Nặng nề nhất tại tỉnh Nabeul với 4 ổ dịch xảy ra vào các ngày 14/8, 30/8 và hai ổ dịch bùng phát ngày 7/9 đã có 42 con gia súc bị ảnh hưởng và có tới 12 con có các biểu hiện triệu trứng.
Tại Mannouba có 2 ổ dịch xảy ra vào tháng 7 và tháng 10, với 18 con gia súc và 2 con dê đã bị ảnh hưởng bởi dịch, tuy nhiên không ghi nhân trường hợp tử vong nào từ dịch.
Bốn ổ dịch còn lại xảy ra tại Kasserine, Jendouba, Ben Arous, Zaghouan, số gia súc bị ảnh hưởng bởi dịch lên tới 885 con.
Bản đồ dịch lở mồm long móng đang xảy ra tại Tunisia (ảnh minh họa)
Tổng gia súc bị ảnh hưởng bởi dịch trong báo cáo này lên tới 949 con trong đó cừu bị ảnh hưởng 781 con, dê bị ảnh hưởng 80 con, các gia súc khác 88 con.
Tổng số động vật có biểu hiện triệu trứng điển hình là 138 con trong đó cừu chiếm nhiều nhất với 100 con.
Theo cơ quan thú y nước này nguyên nhân gây bùng phát dịch là do việc vận chuyển trái phép các động vật nhiễm bệnh ra ngoài vùng dịch.
Các biện pháp phòng và khống chế dịch đang được cơ quan thú y nước này thực hiện.
Ga_8xx
Theo thông tin chúng tôi nhận được từ MOA về giá cả thị trường Trung Quốc trong tuần cuối cùng của tháng 10 vừa qua có sự giảm nhẹ về giá, tuy nhiên do tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng nên khi quy đổi sang VND, do đó giá tình bằng VND giá các mặt hàng vẫn tăng nhẹ so với tuần trước.
Trong tuần chỉ có giá thịt bò là có sự tăng trưởng nhẹ. Các mặt hàng còn lại giảm nhẹ. Sau đây là tổng hợp giá cả thị trường trong tuần.
Giá Heo tại thị trường Trung Quốc
Biểu đồ biến động giá heo bán buôn trong tuần
Giá thịt bò tại thị trường Trung Quốc
Biểu đồ giá thịt bò bán buôn tại Trung Quốc
Giá thịt gà tại thị trường Trung Quốc
Biểu đồ giá thịt gà bán buôn tại Trung Quốc
Giá trứng gà tại thị trường Trung Quốc
Biểu đồ giá trứng gà bán buôn tại Trung Quốc
Giá thịt cừu tại thị trường Trung Quốc
Biểu đồ giá thịt cừu bán buôn tại Trung Quốc
Ga_8xx
Giá cả thị trường miền Nam trong tuần cuối tháng 10 năm 2014 có nhiều thay đổi so với tuần trước. Tuy nhiên biên độ thay đổi không lớn. Biến động lớn nhất ở giá thịt gà công nghiệp, vịt thịt và giá sữa, kết thúc ngày 31 tháng 10 giá sữa chỉ còn 12.500đ/kg trong khi đó trung bình các tuần trước đó là 13.700đ/kg (giảm gần 10%).
Giá gà thịt công nghiệp giảm mạnh trong tuần
Giá heo hơi bán thịt trong tuần cũng giảm nhẹ. Tại thị trường đồng bằng Sông Cửu Long giá heo hơi bán tại trại có giá 50.500đ/kg giảm 1.000đ/kg so với trung bình của tuần trước.
Giá các loại giống không có nhiều biến động lớn so với các tuần trước của tháng 10, chỉ có giá vịt giống và bò sữa có sự giảm nhẹ do ảnh hưởng của các sản phẩm vịt thịt và sữa tươi giảm.
Các sản phẩm còn lại vẫn đang giữ giá ổn định so với tuần trước. Sau đây là thông tin một số sản phẩm mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Bạn muốn xem thêm ?
- Giá cả thị trường Việt Nam tháng o9.
- Giá cả thị trường miền Bắc tuần 4 tháng 10
Ga_8xx tổng hợp

IPPE là sự kiện lớn hàng năm của ngành công nghiệp chăn nuôi, chế biến thịt gia cầm và thức ăn chăn nuôi thế giới – Tiêu biểu cho toàn bộ dây chuyền từ khâu sản xuất, chế biến thịt gia cầm cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Hàng năm, hội chợ thu hút hàng ngàn cá nhân, tổ chức từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Năm 2014 hội chợ có hơn 5.456 du khách quốc tế tham quan đến từ 124 quốc gia khác nhau và có tới 1.152 gian hàng với tổng diện tích hội chợ lên đến 38.130 mét vuông. Và được ghi nhận là 1 trong 50 sự kiện lớn trong năm của Hoa Kỳ.
IPPE năm 2014 (nguồn ảnh ippexpo)
IPPE cũng là nơi quy tụ đông đủ nhất các nhà lãnh đạo trong ngành. Ngoài ra, nó còn là nơi người ta trưng bày tất cả các công nghệ mới nhất, các thiết bị, vật tư và dịch vụ tiên tiến nhất được sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thịt gia cầm.
Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân tìm đối tác nhằm mở rộng quan hệ kinh doanh, cũng như cập nhật các tiến bộ khoa học mới nhất trong ngành từ đó nâng cao hiệu suất cũng như lợi nhuận cho công việc hiện tại của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
Được tài trợ bởi Hiệp hội gia cầm và trứng Mỹ (USPOULTRY), Hiệp hội thức ăn công nghiệp Mỹ (AFIA), và Viện Thịt Hoa Kỳ (AMI). IPPE năm 2015 dự kiến sẽ có 1.100 gian hàng tham gia và hơn 25.000 người tham dự tại Atlanta, Hoa Kỳ từ ngày 27-29/01/2015.
Xem chi tiết: www.ippexpo.org
Hoa Đá tổng hợp

Chăn nuôi gia cầm lấy trứng tại nước ta đang phát triển mạnh mẽ đặc biệt là chăn nuôi gà đẻ công nghiệp. Tại các trang trại chăn nuôi lớn quy mô sản xuất đã lên đến hàng vạn con/một trang trại.
Sau một thời gian thâm nhập thực tế chăn nuôi tạị các vùng chăn nuôi lớn chúng tôi đã biết được việc chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đòi hỏi kỹ thuật rất cao, việc đầu tư cơ sở vật chất cho chăn nuôi cũng cần một số vốn không hề nhỏ đối với người nông dân. Các chi phí và xây dựng cơ bản được các chủ trang trại cho biết cũng lên tới hàng tỷ đồng. Chưa kể đến các chi phí phát sinh trong quá trình chăn nuôi như dịch bệnh, thiên tai và sự biến động của giá cả thị trường . . .
Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới việc hạch toán các chi phí trong quá trình chăn nuôi bình thường và các khoản thu của trang trại để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về ngành chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp, cũng như hạch toán lợi nhuận cho trang trại của mình.
Gà đẻ công nghiệp
Chi phí sản xuất gồm có con gống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công (công nhân và BSTY), và tiền điện, nước và các chi phí phát sinh khác.
Con giống
- Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm (gà đỏ) hiện nay giá thị trường cho mỗi con gà hậu bị (gà 18 tuần) vào khoảng 120.000 đ/con.
- Các nhà chăn nuôi cũng có thể tự úm, nuôi hậu bị tuy nhiên để hạch toán cho giai đoạn đó chúng tôi sẽ đề cập trong những bài tiếp theo.
Như vậy để nuôi 10.000 con gà công nghiệp đẻ thương phẩm thì chi phí con giống là: 120.000 x 10.000 = 1.200.000.000 đ (1,2 tỷ đồng) (1).
Thức ăn
- Giá thức ăn chăn nuôi cho gà đẻ thương phầm hiện nay trên thị trường khoảng 10.000đ/kg.
- Nhu cầu một con gà đẻ giai đoạn này trung bình mỗi ngày ăn khoảng 115g/con/ngày.
- Gà đẻ thương phẩm chúng ta thường khai thác 1 năm (365 ngày). Vậy một con gà trong quá trình nuôi sẽ sử dụng hết: 115 x 365 = 41.975 g (gần 42kg).
Như vậy: chi phí thức ăn cho một con gà đẻ trong suốt quá trình nuôi là: 10.000 x 42 = 420.000 đ. Để nuôi 10.000 con chi phí cho cả quá trình là 420.000 x 10.000 = 4.200.000.000đ (4,2 tỷ đồng) (2).
Thuốc thú y
Đây là chi phí rất khó tính toán do vậy tôi chỉ đưa ra con số tham khảo vì còn phụ thuộc quy trình mỗi trại, loại thuốc sử dụng và môi trường tại khu vực nuôi.
- Vaccine:
Khi bắt gà 18 tuần tuổi đã được tiêm chủng hết các loại vaccine cần thiết tuy nhiên theo một số khuyến cáo cũng như trong thực tế chăn nuôi, các trang trại còn sử dụng thêm 1 mũi vaccine Newcastle lúc 20 tuần tuổi (chi phí cho mũi tiêm này khoảng 700đ/con) và cho uống định kỳ vaccine newcastle 4 tuần 1 lần, cả quá trình nuôi một năm cần cho uống 13 lần (chi phí mỗi lần cho uống là 150đ/con). Tổng chi phí cho sử dụng vaccne trong giai đoạn này cho mỗi con gà là 700 + (150 x 13) = 2.650đ/con.
- Thuốc thú y:
+ Sử dụng kháng sinh phòng trong quá trình nuôi, theo một số trang trại sử dụng kháng sinh 1 tháng 1 lần (mỗi lần 3 ngày) chi phí cho mỗi lần sử dụng là 180đ (trong quá trinh nuôi cần dùng 12 lần do đó chi phi cho thuốc kháng sinh là 180 x 12 = 2.160đ/con).
+ Sử dụng thuốc bổ trong quá trình nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm stress và tạo sự ổn định cho đàn gà. Chi phí cho sử dụng thuốc bổ là 600đ/con/năm (sử dụng tháng 1 lần mỗi lần 3- 5 ngày).
Vậy tổng chi phí thuốc thú y cho mỗi con gà là: 2.650 + 2.160 + 600 = 4.870 đ. Với trang trại nuôi 10.000 con chi phí thuốc thú y sẽ là: 10.000 x 4.870 = 48.700.000 đ (48,7 triệu đồng) (3).
Nhân công
- Công nhân tại trại chăn nuôi được trả 3.500.000đ/người/tháng (3,5 triệu đồng/người/tháng). Với trại có quy mô 10.000 con cần 4 nhân công. Chi phí cho nhân công là: 4 x3.500.00 = 14.000.000đ/tháng, trong một năm chi phí cho nhân công là 14.000.000 x 12 = 168.000.000đ (168 triệu đồng).
- BSTY cho trang trại 10.000 con cần 1 bác sỹ thú y. Mức luong trung bình hiện nay với người có thể đứng trại là khoảng 8.000.000đ. Trong 1 năm chi phí cho BSTY là 12 x 8.000.000 = 96.000.000đ (96 triệu đồng).
Như vậy tiền chi cho nhân công trong một năm sẽ là 168.000.000 +96.000.000 = 264.000.000đ (264 triệu đồng) (4).
Tiền điện nước và các chi phí phát sinh khác cho trại 10.000 gà trung bình khoảng 6.000.000đ/tháng. Chi phí cho một năm chăn nuôi về tiền điện nước là khoảng 12 x 6.000.000 = 72.000.000đ (72 triệu đồng) (5).
Tổng chi phí chăn nuôi của trại gà đẻ công nghiệp (chưa tính hao phí chuồng trại) bằng: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 5.784.700.000 đ ( 5,78 tỷ đồng).
Các khoản thu nhập trong quá trình chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm gồm có thu nhập từ tiền bán trứng và bán gà loại thải (chúng tôi không tính tới tiền bán phân gà).
Tiền bán trứng.
Mỗi năm một còn gà đẻ trứng thương phẩm theo tiêu chuẩn sẽ đẻ được 340 quả trứng.
Tỷ lệ chết trong quá trình nuôi là 5%.
Vậy trại có quy mô 10.000 con mỗi năm sẽ thu được 10.000 x 95% x 340 = 3.230.000 quả trứng.
Với giá trứng trung bình hiện nay vào khoảng 1.750 đ/quả → thu nhập từ trứng sẽ là: 1. 750 x 3.230.000 = 5.652.500.000 đ (5,65 tỷ đồng) (I).
Tiền bán gà loại
Giá gà loại trên thị trường trung bình là khoảng 60.000đ/kg.
Giai đoạn loại thải gà đạt khối lượng 1,9kg. Tổng số gà con lại là 10.000 x 95% = 9.500 con.
Tổng số tiền thu từ bán gà loại là: 9.500 x 1,9 x 60.000 = 1.083.000.000đ (1,08 tỷ đồng). (II)
Vậy tổng thu nhập sẽ là: I + II = 6.735.500.000 đ (6,73 tỷ đồng)
Như vậy với chi phí bỏ ra gần 6 tỷ đồng, trong vòng một năm chúng ta sẽ có thu về gần 1 tỷ đồng (với quy mô trang trại 10.000 con gà đẻ thương phẩm).
Trên đây là hạch toán chi phí chăn nuôi chưa tính chi phí xây dựng chuồng trại và hao phí chuồng nuôi trong quá nuôi. Bản hạch toán cũng chưa tính những rủi ro khi chăn nuôi gặp dịch bệnh.
Tất cả các chi phí và doanh thu được tính trên cơ sở giá cả thị trường tham khảo trong năm vừa qua. Tùy thuộc vào mô hình chăn nuôi cũng như khu vực chăn nuôi mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với trang trại của mình.
VietDVM team
Công ty Cổ phần Quốc tế Thú Y Vàng là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Với quy mô 150 CBNV, trong đó, trình độ tiến sĩ đạt 5 %, thạc sỹ 20 %, đại học 50 %, cao đẳng 15 % và trình độ trung cấp là 10 %. Công ty được đánh giá là nơi có môi trường làm việc hiện đại với các chế độ lương, phúc lợi, cơ hội thăng tiến và hệ thống đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực thuốc thú y.
Công ty chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên kỹ thuật với nội dung như sau:
VietDVM team
Công ty Cổ phần Quốc tế Thú Y Vàng là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Với quy mô 150 CBNV, trong đó, trình độ tiến sĩ đạt 5 %, thạc sỹ 20 %, đại học 50 %, cao đẳng 15 % và trình độ trung cấp là 10 %. Công ty được đánh giá là nơi có môi trường làm việc hiện đại với các chế độ lương, phúc lợi, cơ hội thăng tiến và hệ thống đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực thuốc thú y.
Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, công ty chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng 02 trưởng phòng kinh doanh với nội dung như sau:
VietDVM team
Mức tiêu thụ thịt gia cầm tại Liên bang Nga và Ukraine đã tăng khá nhanh trong những năm gần đây và hiện giờ đang bắt kịp với mức trung bình của liên minh Châu Âu, theo tác giả Terry Evans trong báo cáo “nhìn lại ngành công nghiệp thịt gà ở châu Âu”.
Sự cạnh tranh về giá cả, dịch vụ và những ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe sẽ thúc đẩy mở rộng tiêu thụ thịt gia cầm(chủ yếu là thịt gà) trong tương lai gần.
Lượng tiêu thụ thịt trung bình của một người trên toàn thế giới được tính trên khối lượng bán lẻ, dự kiến đến năm 2023 sẽ đạt 36,3kg/người/năm. Tiêu thụ thịt trung bình của năm 2023 tăng 2,4kg so với những năm 2010 -2012. Đối với thịt ga cầm lượng tiêu thụ dự tính trong năm 2023 sẽ tăng 1,7 kg (72%) và sẽ lên đến 15kg/người dựa trên cơ sở khối lượng bán lẻ (khối lượng bán lẻ được tính bằng 88% khối lượng thân thịt hoặc khối lượng gà đã được loại bỏ nội tạng).
Đối với châu Âu, dự kiến năm 2023 lượng tiêu thụ thịt sẽ ở mức 23,6 kg so với 21,2 kg ở giai đoạn 2011 -2013. Trong khi đó lượng tiêu thụ tương ứng ở EU hiện nay là 22,2 kg.
Các số liệu về tiêu thụ thịt gia cầm được cung cấp bởi FAO dựa trên cơ sở trọng lượng thân thịt hoặc gà đã được làm sạch, bỏ nội tạng. Những con số không thực sự liên quan đến khối lượng tiêu thụ nhưng nó đóng vai trò là số liệu để ước tính số lượng có sẵn để tiêu thụ. Ngoài ra, cần lưu ý rằng trong hầu hết các thống kê, số lượng người sử dụng các loại thực phẩm trong năm cũng là số liệu ước tính.
Biểu đồ: tiêu thụ thịt gia cầm/người/năm. Nguồn: FAO
Rõ ràng, sự tiêu thụ thịt gia cầm trên đầu người đã tăng lên trong tất cả các khu vực trên thế giới giữa các năm 2000 – 2011.
Tiêu thụ thấp nhất là ở châu Phi, đạt 6,2 kg/ người vào năm 2011 nhưng ngay cả tại châu lục này khối lượng thịt gia cầm tiêu thụ đã tăng gần 2 kg so với năm 2000.
Bình quân tiêu thụ trong năm 2011 cao nhất là ở khu vực Châu Đại Dương với mức tiêu thụ lên đến 42 kg/người, tăng 12kg/ người so với những năm 2000. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng dân số ở khu vực này tại thời điểm đó chỉ là 37,2 triệu (chiếm 0,5% của 7.000 triệu dân số thế giới) tương phản rõ rệt với 1.057 triệu dân sống ở Châu Phi (15%).
Sự gia tăng lượng tiêu thụ thịt là tại châu Á là tương đối nhỏ (2,8kg/người) nhưng một lần nữa chúng ta lại phải xem xét đến tổng dân số tại khu vực này. Dân số châu Á chiếm 60% tổng số dân số toàn cầu (4.210 triệu dân) trong năm 2011.
Tiêu thụ thịt gà ở châu Âu tăng 5,8 kg/người lớn hơn so với mức tăng trung bình trên toàn thế giới (3,4kg). Tuy nhiên, cần lưu ý sự gia tăng mức tiêu thụ tại EU chỉ là 2,1 kg và mức trung bình của toàn bộ châu Âu đã tăng lên một cách nhanh hơn, liên minh châu Âu cho rằng số liệu này là thực sự phù hợp.
Bảng trên đã nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng việc tiêu thụ thịt gà tại Liên bang Nga và Ukraine.
Mặc dù sự tiêu thụ ở Ukraine đã ổn định ở mức 22 – 23kg người kể từ năm 2008.
Tiêu thụ thịt gà ở Liên Bang Nga đã tăng hơn 13kg/người trong khoảng thời gian 11 năm. Vào năm 2023, mức tiêu thụ tại Nga và Ukraina được dự báo sẽ đạt 30,1 kg và 25,8 kg tương ứng (số liệu được dựa trên cơ sở bán lẻ).
Đối với liên minh châu Âu, tổng lượng tiêu thụ thịt gia cầm được dự báo sẽ tăng khoảng 12,3 triệu tấn vào năm 2013 và hơn 13 triệu tấn trong năm 2023. Điều này tương đương với việc tăng bình quân từ 21,2 kg lên 22,1 kg trên đầu người (dựa trên cơ sở bán lẻ).
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tiêu thụ thịt gia cầm là sự thay đổi về dân số trên thế giới. Ví dự như ở châu Âu, dân số đạt đến 743.700.000 trong năm 2010 nhưng dân số sẽ giảm xuống còn 736.400.000.vào năm 2030 điều đó đồng nghĩa với việc dân số châu Âu sẽ giảm gần 12% trong năm 2000 xuống chỉ còn 8.7% trong năm 2030. Do đó, bất kì sự gia tăng về số lượng dân số cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tổng số lượng thịt gia cầm tiêu thụ trong khu vực này.
Ngoài những lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh, một trong những cơ hội cho các nhà sản xuất thịt gia cầm tại EU là mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Peter van Horne thuộc trường đại học Wageningen về vấn đề “Năng lực cạnh tranh thịt gia cầm của khu vực EU”. Trong báo cáo Peter van Horne cho rằng vấn đề tiêu thụ thịt gia cầm sẽ tiếp tục phát triển.
Tiến sĩ Peter van Horne giải thích đây là kết quả của việc người dân đã nhận thức được rằng thịt gia cầm là một loại thịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và cũng do nhu cầu thay thế các loại thịt khác bằng thịt gia cầm. Đặc biệt là ở khu vực phía tây bắc của châu Âu, là nơi có nhiều cơ hội mới do đây có phân khúc thị trường thịt gia cầm còn rất mới, với các sản phẩm như các sản phẩm động vật, thực phẩm tự do, sản phẩm từ thịt gà chăn thả tự do.
Mặc dù những con gà này sẽ phát triển chậm hơn so với những chú gà thông thường khác, nó được coi là một sản phẩm cao cấp và những người tiêu dùng sẵn sàng chi trả với một mức giá cao hơn. Tuy nhiên những thay đổi như vậy sẽ dẫn tới một sự biến chuyển mới trong việc mua thực phẩm, từ những thực phẩm bình thường chuyển sang việc mua những thực phẩm cao cấp và như vậy tổng số kg thịt/đầu người/năm sẽ không thể tăng, giá các sản phẩm “đặc sản” có thể mang lại lợi nhuận cho những người sản xuất.
Đối với các nhà sản xuất việc gia tăng những lợi ích sẽ dẫn đến phát triển các sản phẩm cao cấp làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao ở các dịch vụ bán lẻ và thực phẩm.
Vịt Bầu
(dịch từ thepoutrysite)
Sáng ngày 28-10, đội 3 Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49)- Công an TP.HCM phối hợp với Trạm thú y huyện Bình Chánh tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Phước An Thịnh có địa chỉ số C2/5A, ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Bên trong xưởng sản xuất (ảnh lấy từ video của VTC14)
Trong quá trình điều tra cơ quan chức năng đã phát hiện trong kho của chi nhánh công ty chứa khoảng 20 tấn lông vịt đã được sấy khô; 500kg phân ure, 109 bao đạm thành phẩm và 2,5 tấn bột đạm đã được pha chế.
Theo công ty này số lông vịt trên sẽ được nghiền nhỏ và bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để tăng độ đạm, ông Nguyễn Văn Bốc quản đốc phân xưởng cũng khai nhận số lông vịt trên được mua từ nhiều nơi và không có chứng nhận kiểm dịch, số hóa chất tìm thấy tại công ty cũng sẽ được bổ sung vào thức ăn theo tỷ lệ 300kg ure với 700kg vỏ sò sau đó được nghiền nhỏ và bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm tăng độ đạm trong thức ăn và giảm giá thành sản phẩm.
Ure được bổ sung vào thức ăn (ảnh lấy từ video VTC14)
Ngoài ra tại chi nhánh công ty còn có 4 tấn bột cá và 10 tấn bột lông vũ đã xay, đoàn kiểm tra đã thu mẫu để đưa về phân tích.
Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản và niêm phng toàn bộ số hàng dồng thời lấy mẫu để tiến hành các công tác điều tra.
Ga_8xx theo VTC14
Tuần 04 của tháng 10 vừa qua thị trường thịt gia cầm miền bắc nước ta giảm mạnh, giá tại các trang trại đã có lúc xuống tới 43.000đ/kg giảm 20.000đ/hg so với tuần trước. Tuy nhiên về cuối tuần giá cũng đã có xu hướng tăng nhẹ.
Giá gà lông màu giảm mạnh trong tuần
Giá trứng tại các thị trường cũng giảm nhẹ tuy nhiên múc giảm không đáng kể giá trứng đỏ nuôi công nghiệp được thu mua với gia 1.900 - 1.950đ/quả.
Giá heo siêu tại các thị trường lớn vẫn giữ khá ổn định, tại Hưng Yên giá heo siêu nuôi công nghiệp xuất bán tại trại với giá 51.500đ/kg tăng nhẹ so với với giá heo của tuần đầu tháng 10, giá heo lai đẹp tại thị trường Vĩnh Phúc được bán với giá 44.000đ - 46.000đ/kg tăng hơn so với tuần trước 1.000đ/kg.
Giá con giống ở tất cả các thị trường trong tuần vừa qua vẫn duy trì ở mức độ ổn định, chỉ có giá giống gà lông màu tại các cơ sở sản xuất nhỏ có xu hứng giảm do tác động của thị trường thịt gia cầm.
Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.
Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
-Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
-Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
Ga_8xx