Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Trong báo cáo gửi tổ chức thú y thế giới (OIE) ngày 03 - 12 năm 2014 cơ quan thú y nước này thông báo, phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N1.

 

an-do-bung-phat-dich-cum

Bang Kerala nơi đang diễn ra dịch cúm gia cầm

 

Ổ dịch được phát hiện tại huyện Alappuzha, bang Kerala thuộc miền Nam Ấ Độ làm ảnh hưởng tới 138.063 con gia cầm. Đã có 2554 con vịt bị chết và 26.746 con gia cầm bị tiêu huỷ.

 

Trước đó trong báo cáo ngày 25 tháng 11 vừa qua, cũng tại bang này đã nổ ra 2 ổ dịch cúm gia cầm chủng H5N8 làm chết và tiêu huỷ 15.5oo con gia cầm.

 

Ngày sau khi ổ dịch mới nổ ra các biện pháp phòng chống đã được thược hiện.

 

Hiện nguyên nhân gây ra ổ dịch vẫn chưa được công bố.

 

 

Ga_8xx

Chăn nuôi gà thả vườn ở nước ta rất phổ biến từ những vùng nông thôn điều kiện chăn nuôi chưa phát triển tới những vùng chăn nuôi tập trung nơi nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những trang trại chăn nuôi loại gà này.

Tiếp tục chuỗi bài viết về hạch toán kinh tế, để bạn đọc có thêm cái nhìn tổng quan hơn về chăn nuôi. Chăn nuôi gà thịt thả vườn theo hướng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, có một số vùng chăn nuôi gà thả vườn đang là giải pháp thoát nghèo và làm giàu.

Trong bài viết này chúng tôi chỉ hạch toán chi phí chăn nuôi bình thường mà chưa tính đền hao phí chuồng trại và rủi ro dịch bệnh gây ra.


nuoi ga tha vuonGà lai mía đang được nuôi tại Bắc Giang

 

Chi phí sản xuất gồm có: con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và các chi phí khác (tiền điện, nước và các chi phí khác)

Con giống

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất con giống với giá cả rất đa dạng tùy theo chất lượng con giống cũng như lựa chọn giống phù hợp với tình hình chăn nuôi của trại.

Với gà ta lai mía tại thị trường Bắc Giang có giá khoảng 13.000đ/con, tiền con giống cho 1000 gà là 13.000.000đ.

 

Thức ăn

Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp được chia như sau:
- Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 10 bao 25kg.
- Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ) 30 bao 25kg.
- Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 120 bao 25kg.
- Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thường là 100 ngày)) 60 bao 25kg.

 

Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg = 5.500kg thức an hỗn hợp.

Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.

 chi phí thức ăn cho 1000 gà thả vườn là 11.500 x 5.500 = 63.250.000đ.

 

Chi phí điện nước

Với mô hình chăn nuôi gà thả vườn như hiện nay, chi phí điện, nước và các chi phí phát sinh khác thường khó có thể tính được chi tiết do chủ yếu trại tận dụng thời gian chăn nuôi, nên được cộng chung vào chi phí này.

Thường một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn có chi phí điện, nước và các chi phí khác khoảng: 3.000.000đ.

 

Chi phí thuốc thú y.


Chi phí vaccine:

- 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con
- 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con
- 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm hoặc không tuỳ từng trại).


Tổng chi phí vaccine: 1.100đcon. Với 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.

 

Chi phí thuốc thú y

Chi phí này thường rất khó hạch toán do mỗi trại có tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại thuốc khác nhau (thuốc nội hoặc thuốc ngoại) nên chi phí này cũng khác nhau ở mỗi trại.

Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 3.000.000đ.

Tổng chi phí thước thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.

 

Chi phí nhân công

Do các trại chăn nuôi gà thả vườn thường là hộ gia đình nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 - 5.000 vẫn 1 người chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có như vậy. Vì thế chí phí này chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi người nuôi nhận được chính là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi

Như vậy tổng chi phí là: 13.000.000 + 63.250.000 + 3.000.000 + 4.100.000 = 83.350.000đ.

 

Tiền bán gà

Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có khối lượng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.

Giá thị trường hiện nay là: 65.000đ/kg.
→ Tổng thu là (1,8 x 1000 x 93%) x 65.000 = 108.810.000đ

 

Bảng hạch toán kinh tế
Chi phí  
Con giống 13.000.000đ
Thức ăn  63.250.000đ
Điện nước  3.000.000đ 
Thuốc thú y 4.100.000đ
Tổng chi phí 83.350.000đ
Thu về
 Bán gà 108.810.000đ

 

Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày là: 108.810.000 – 83.350.000 = 25.460.000đ hạch toán trên chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.

Trên đây là hạch toán chăn nuôi gà thịt thả vườn nuôi 100 ngày với giống gà ta lai mía. Các thông số trên được tham khảo thực tế tại các trại chăn nuôi khu vực Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc. Tuy nhiên tùy từng khu vực cũng như quy mô và cách quản lý từng trại mà có những sai số nhất định do đó các trại có thể tùy từng thời điểm mà có sự điều chỉnh những con số ở trên sao cho phù hợp với trang trại nhà mình. 

 VietDVM team

 Tuần cuối của tháng 11 năm nay, giá các mặt hàng chăn nuôi đều có xu hướng tăng nhẹ. Giá heo siêu tại thị trường Hưng Yên được thu mua tại trại với giá 53.000đ/kg.

 

 gia-mb-04-11-14

Giá heo tăng nhẹ trong tuần

 

Sản phẩm gà thịt lông màu vẫn tiếp tục giữ giá, tuy nhiên tại các trại chăn nuôi gà đến tuổi bán vẫn tương đối khó bán, đặc biệt các trại có gà không được đẹp.

Giá heo siêu tại các thị trường lớn vẫn giữ khá ổn định, tại Hà Tây cũ giá heo siêu nuôi công nghiệp xuất bán tại trại với giá 52.000đ/kg bằng với trung bình của tuần trước, tại thị trường Vĩnh Phúc giá heo lai đẹp được thu mua với giá 46.000đ/kg.

Giá con giống ở tất cả các thị trường trong tuần vừa qua vẫn duy trì ở mức độ ổn định,  chỉ có giá heo giống tăng nhẹ do tác động của giá heo thịt.

Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.

 

 

Giá cả thị trường tuần 04 tháng 11-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 50.000 - 53.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 43.500 - 47.000 đ/kg
 Heo lai 38.000 - 39.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 29.000 - 31.000 đ/kg
Gà lông màu 62.500- 68.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 5 tháng) 95.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 100.000đ/kg
Gà lai chọi 110.000 đ/kg
Gà đẻ thải loại  69.000 đkg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 19.000 - 2.000 đ/quả
Gà ai cập trắng 2.700 - 2.850 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 2.950 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 30.000 - 32.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 3.000 đ/quả
Trứng thường 2.200 - 2.600 đ/quả

 

 

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 7.000đ - 11.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 13.000 đ/kg
Già hậu bị 115.000 đ/con
Gà đẻ công nghiệp 14.000 đ/con
 Gà ai cập 13.000 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1,1 triệu - 1,5 triệu/con
Heo lai 50.000 - 60.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 8.000 - 12.000 đ/con

 

 

Chú ý:

- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 

 Ga_8xx

Cần tuyển thêm một nhân viên nữ có kinh nghiệm trong việc bán và điều trị các bệnh trong thú y ( đặc biệt là gà ai cập )


Tiền lương: thỏa thuận theo bằng cấp và kinh nghiệm khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm.


Chỗ ở : ăn , nghỉ và làm việc tại cửa hàng .


Ai có nhu cầu xin liên hệ : Nguyễn Thị Lan Anh.


Địa chỉ : Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc.


Số điện thoại :0165.82.000.39

 

 

 

Nguyễn Thị Lan Anh

Trong tuần cuối của tháng 11 năm 2014, giá cả hầu hết các sản phẩm chăn nuôi đều có dấu hiệu tăng nhẹ. Đầu tiên là giá gà thịt nuôi thả vườn tăng lên mức 41.000đ/kg bằng với giá hồi đầu tháng kéo theo đó một loạt giá các sản phẩm gia cầm khác cũng đều tăng giá như giá gà thịt công nghiệp, giá trứng gà, trứng vịt . . .

 

 

 gia-mn04-11-14

 Giá gà miền Nam có xu hướng tăng nhẹ

 

Trong tuần chỉ có giá thịt heo công nghiệp tại hầu khắp thị trường miền nam là giảm giá, mức giảm khoảng 2.000đ/kg. Kéo theo giá heo giống cũng có chiều hướng đi xuống; 

 

Trong tuần giá vịt và gà nuôi theo hình thức nông hộ vẫn giữ giá tương đối, kết thúc ngày 

 

Sau đây là thông tin một số sản phẩm mà chúng tôi đã tổng hợp được.

 

 

Giá các sản phẩm chăn nuôi tại trại tuần 04 tháng 11

Sản phẩm  Giá bán  Đơn vị tính 

Heo 

 Heo thịt hơi 47.000 - 48.500 đ/kg
Gà thịt lông màu 41.000 đ/kg
Gà thịt công nghiệp 29.000 - 30.000 đ/kg
Trứng gà 1.700 - 1.800 đ/quả
Vịt Vịt thịt 28.000 - 29.000 đ/kg
Trứng vịt 2.100 - 2.200 đ/quả

 

Sữa bò tươi 12.500 đ/kg
Bò thịt hơi 70.000 đ/kg

 

 

 

Giá giống tại trại các loại

 Loại giống Giá bán Đơn vị tính
Heo Heo giống <20kg 100.000 đ/kg
Gà thịt lông màu 8.000 - 8.500 đ/con
Gà thịt công nghiệp  10.000 - 11.000 đ/con 
Gà đẻ trứng giống  12.000  đ/con
 Vịt  Vịt Super thịt 11.500  đ/con 
Vịt Super bố mẹ  25.000 - 30.000 đ/con
Bò thịt 150.000  đ/kg
Bò sữa  170.000 đ/kg

 

  

Ga_8xx

Công ty CP phân phối và tiếp thị Minh Long là công ty phân phối độc quyền trên toàn quốc trong lĩnh vực phân phối thuốc thú y & thủy sản nhập khẩu từ Hà Lan, Pakistan, Thụy sĩ.... và các sản phẩm do công ty sản xuất phối hợp với các viện nghiên cứu và các trường đại học.


Hiện nay, công ty từng bước tạo lập vị trí vững chắc trên thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng và phù hợp cho các trại chăn nuôi ở Việt Nam.
Do nhu cầu mở rộng thị trường, hiện tại công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí Nhân viên kinh doanh trên toàn quốc.


Cán bộ thị trường (16 người) : Miền Nam : 10 người, Miền Bắc : 6 người.

 

tuyen-dung-02


Yêu cầu:


- Nam. Sức khỏe tốt. Ý thức kỷ luật tốt.


- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y.


- Có phương tiên đi lại (xe máy) và giấy phép lái xe mô tô.


- Chấp nhận đi công tác tại địa bàn được phân công.


- Sử dụng được Email trong công việc. Giao tiếp tốt với khách hàng và người chăn nuôi.


- Có kinh nghiệm trong điều trị và chăn nuôi gia súc, gia cầm, am hiểu về dược phẩm là một lợi thế.

 


Công việc :


- Chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm ,mở rộng thị trường khách hàng mới.


- Bán hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng.

 


Quyền lợi:


- Được tham gia các chương trình đào tạo về marketing và chuyên môn thực tế.


- Mức lương, thưởng tương xứng theo vị trí công tác.


- Cơ hội thăng tiến đảm trách vị trí quản lý trong miền Nam.


- Có công tác phí, điện thoại, bảo hiểm và các chế độ khác theo quy định.

 


Hồ sơ gồm có:


- Đơn xin việc (viết tay, nói rõ quá trình công tác và vị trí dự tuyển).


- Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh trong vòng 06 tháng).


- Giấy khám sức khỏe mới nhất.


- Bằng tốt nghiệp và Bảng điểm


- Giấy phép lái xe mô tô. Chứng minh nhân dân.


- 02 ảnh 3x4 và 02 ảnh 4x6 mới nhất.


(Có thể nộp HS photocopy. Không hoàn lại HS Nếu không đạt Yêu cầu)


- Nộp hồ sơ qua emai: Liên hệ miền Bắc: 096 371 3737 or 0168.670.6454

Email: ml.yennguyen.dieuphoi@ gmail.com

 

Công ty CP phân phối và tiếp thị Minh Long.

 

Địa chỉ: số 2/83, Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội


ĐT: 04. 3961 0312 Fax: 04 3961 0312



 

Nguyễn Lê

Tháng 11 năm nay, tại thị trường miền Bắc nước ta giá các sản phẩm chăn nuôi tương đối ổn định, giá heo lai có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu của thị trường tăng.

 

 

Giá gà lông màu tăng nhẹ trong tuần

 

Sản phẩm gà thịt lông màu vẫn tiếp tục tăng nhẹ, tuy nhiên tại các trại chăn nuôi gà đến tuổi bán vẫn tương đối khó bán.

Giá heo siêu tại các thị trường lớn vẫn giữ khá ổn định, tại Hưng  Yên giá heo siêu nuôi công nghiệp xuất bán tại trại với giá 52.000đ/kg bằng với trung bình của tuần trước, tại thị trường Vĩnh Phúc giá heo lai đẹp được thu mua với giá 46.000đ/kg.

Giá con giống ở tất cả các thị trường trong tuần vừa qua vẫn duy trì ở mức độ ổn định, có giá gà  đẻ công nghiệp giống tăng nhẹ lên mức 14.000đ/kg

Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.

 

 

Giá cả thị trường tuần 03 tháng 11-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 50.000 - 52.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 43.500 - 46.000 đ/kg
 Heo lai 38.000 - 39.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 29.000 - 30.000 đ/kg
Gà lông màu 61.500- 68.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 5 tháng) 95.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 100.000đ/kg
Gà lai chọi 110.000 đ/kg
Gà đẻ thải loại  69.000 đkg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 18.500 - 2.000 đ/quả
Gà ai cập trắng 2.700 - 2.800 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 2.900 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 30.000 - 32.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 3.000 đ/quả
Trứng thường 2.200 - 2.600 đ/quả

 

 

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 7.000đ - 11.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 13.000 đ/kg
Già hậu bị 115.000 đ/con
Gà đẻ công nghiệp 14.000 đ/con
 Gà ai cập 13.000 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1,1 triệu - 1,4 triệu/con
Heo lai 50.000 - 55.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 8.000 - 12.000 đ/con

 

 

Chú ý:

- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 

 Ga_8xx

 

tuyen-dung-1

 

Hiện nay do nhu cầu mở rộng sản xuất trang trại chúng tôi tuyển dụng 02 người làm việc cho trại heo.

 

- Trang trại: Ông Trần Văn Thước với quy mô 100 heo nái có địa chỉ tại thôn Na Mẫu, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.


- Trang trại: Ông Lê Văn Tươi với quy mô 30 nái có địa chỉ tại thôn Mãn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

 

Mức lương: 4 - 5 triệu/người/tháng.

 

Mọi chi tiết liên hệ qua sdt: 0972.027.936 gặp anh Đào Huy Hoàng.

 

 

 

 

Đào Huy Hoàng

Tiếp nối bài viết về cấu tạo của virus nằm trong loạt bài về cúm gia cầm, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin từ lịch sử căn bệnh, cách chúng gây bệnh, các chủng cúm mới cũng như những thiệt hại mà chúng gây ra...Từ đó, cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn tổng quát và chi tiết nhất về tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong nước hiện nay đang diễn ra như thế nào.

 

 

Sơ qua về bệnh cúm gia cầm là bệnh như thế nào?


Cúm gia cầm (Avian Influenza, AI) là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm của gia cầm (là 1 trong 15 bệnh nguy hiểm nhất của động vật – theo OIE, 2003), do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.

 

Họ Orthomyxoviridae đã được phát hiện bao gồm 4 nhóm virus, đó là:
  • Nhóm virus cúm A (Influenza A).
  • Nhóm virus cúm B (Influenza B).
  • Nhóm virus cúm C (Influenza C).
  • Nhóm Thogotovirus.
  • Các nhóm virus khác nhau bởi các kháng nguyên bề mặt capsid:
  • Ở virus cúm A và B là Hemagglutinin (HA) .
  • Ở virus cúm C là Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF)
  • Ở Thogotovirus là Glycoprotein (GP).

 

 

Đây là nhóm virus cúm gia cầm có biên độ vật chủ rộng (có khả năng thích ứng trên nhiều loại vật chủ khác nhau), được phân chia thành nhiều phân type khác nhau dựa trên kháng nguyên HA và NA có trên bề mặt capsid của hạt virus. Nhóm virus cúm A có 18 phân type HA (từ H1 đến H18) và 9 phân type NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp giữa các phân type HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh.

 

Mặt khác, virus cúm A có đặc tính quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen mã hóa cho 2 protein NA và HA), hoặc trao đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây truyền giữa các loài vật chủ nên việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây nhiễm của chúng là vô cùng khó khăn.

 

 

Lịch sử căn bệnh cúm gia cầm.

Lần đầu tiên được mô tả vào năm 412 trước công nguyên bởi nhà khoa học có tên là Hyppocrates. Tuy nhiên mãi đến năm 1680 mới bắt đầu bùng phát thành dịch. Kể từ đó đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm vụ đại dịch cúm gia cầm nổ ra khắp mọi nơi và gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho con người.

 

Dịch cúm gia cầm lần đầu tiên được ghi nhận và mô tả ở Ý vào năm 1878 bởi nhà khoa học Perroncito với tên gọi lúc đầu là dịch tả gà (do người ta nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm trùng huyết cấp tính của bệnh dịch tả gà). Tuy nhiên, vào năm 1880, ngay sau khi có mô tả đầu tiên của căn bệnh, Rivolta và Delprato đã chứng minh nó không phải là dịch tả gà rồi dựa trên đặc tính lâm sàng và bệnh lý của bệnh, người ta gọi nó là sốt phát ban gallinarum exudatious. Sau đó, nó liên tục gây ra các vụ dịch lớn ở gia cầm, trong đó có hai ổ dịch ở Hoa Kỳ (năm 1924 và 1929). Đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã xác định được căn nguyên gây bệnh là virus siêu nhỏ hơn cả vi khuẩn (vì nó có thể chui qua cả màng lọc vi khuẩn), nhưng mãi tới năm 1955 virus gây bệnh mới được xác định là virus Cúm typ A (H7N1 và H7N7).

 

Hiện nay virus cúm gia cầm AI có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Á, châu Phi, cho đến châu Mỹ…và càng ngày càng xuất hiện nhiều chủng có độc lực cao.

 

Sau đây là một số thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về diễn biến của dịch cúm gia cầm từ khi nó xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại. 

 

 Các chủng cúm gia cầm

Thời gian

Tên chủng

Nơi xuất hiện

Thiệt hại

1878   Italya Dịch cúm đầu tiên được ghi chép lại.
1918 H1N1 Tây Ban Nha Lây sang người và làm chết hơn 40 triệu người.
1957 H2N2 Châu Á Chết 100.000 người.
1968 H3N2 Hồng Kông Chết 700.000 người.
1997 H5N1 Hồng Kông Chết 4 người và tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm trong khu vực có bệnh.
2003 H5N1 Hồng Kông, Hàn Quốc 4 người đã tử vong.
H7N9 Hà Lan Tiêu hủy toàn bộ gia cầm của 800 trang trại, tương đương với 11 triệu con gà. Lây nhiễm cho 83 người và 1 trường hợp tử vong.
2004 H5N1 Nhật Bản Lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật.
H5N1 Bắt đầu từ Đông nam Á à lan sang nhiều nước khác trong khu vực châu Á. Hơn 40 triệu con gà bị tiêu hủy (chỉ tính riêng những vùng lây nhiễm cao). Làm chết 23 người.
H7N3 Bắc Mỹ Lây nhiễm cho 2 người.
2005 H5N1 Châu Á, Đông Âu Hàng triệu gia cầm phải tiêu hủy. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân vì lo ngại mầm bệnh lây lan sang người.
H5N2 Zimbabwe  
2006-2014 H5N1 Xảy ra rải rác khắp các châu lục trên thế giới.  
2006 H5N2 Zimbabwe  
2010 H7N7 Tây Ban Nha  
2011 H5N2 Nam Phi  
2012 H7N7 Úc  
H5N2 Đài Loan, Nam Phi  
H7N3 Mexico  
2013 H7N7 Úc, Italya  
H5N2 Trung Quốc, Đài Loan, Nam Phi  
H7N2 Úc  
H7N3 Mexico  
2014 H7N2 Úc  
H5N2 Trung Quốc  
H5N6 Trung Quốc, Lào, Việt Nam  
H5N3 Trung Quốc  
H5N8 Trung Quốc, Đức, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc  
H7N3 Mexico  

 

 

 

Virus cúm gia cầm gây bệnh như thế nào?

 

Mầm bệnh phát tán trong môi trường thông qua không khí, tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hay dịch tiết của nó (như phân, nước dãi…), thức ăn, nước, dụng cụ, quần áo và chim hoang dã (mầm bệnh AI khu trú rất nhiều trong cơ thể các loài chim hoang dã nhưng lại không biểu hiện triệu chứng bệnh, bởi vậy nên việc kiểm soát mầm bệnh phát tán là vô cùng khó khăn).

 

Khi môi trường sống của con vật bị ô nhiễm mầm bệnh, virus cúm gia cầm sẽ từ trong môi trường xâm nhập vào cơ thể vật chủ thông qua đường tiêu hóa và hô hấp. Sau đó, virus di chuyển đến các cơ quan đích (Các chủng cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) có khả năng gây bệnh trên rất nhiều cơ quan đích khác nhau của cơ thể), khu trú và bắt đầu nhân lên tại các tế bào của cơ quan đích đó đồng thời làm các tế bào đó rơi vào quá trình chết → phá hủy mô đích → ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan đích → rối loạn hoạt động của toàn cơ thể → con vật chết.

 

Quá trình nhân lên của cúm gia cầm AI trong các tế bào vật chủ diễn ra rất nhanh → tốc độ gây chết các tế bào, mô, cơ quan đích cũng nhanh không kém → chức năng của toàn bộ cơ thể bị rối loạn nhanh chóng. Điều đó lý giải vì sao những con gia cầm nhiễm bệnh lại chết nhanh như vậy.

 


Virus cúm gia cầm kí sinh nội bào bắt buộc, quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus có 5 giai đoạn và xảy ra chủ yếu ở các tế bào biểu mô đường hô hấp, đường tiêu hóa của cơ thể nhiễm. Với những nét đặc trưng như sau:

 


- Quá trình xâm nhiễm của virus cúm A được mở đầu bằng sự kết hợp của HA và thụ thể thích ứng của nó trên bề mặt các tế bào này, và cuối cùng là giải phóng hệ gen của virus vào trong bào tương của tế bào nhiễm (Hình 2).

 


- Quá trình nhân lên của ARN virus cúm gia cầm chỉ xảy ra trong nhân của tế bào, đây là đặc điểm khác biệt so với các virus khác (quá trình này xảy ra trong nguyên sinh chất), và cuối cùng là giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào nhiễm nhờ vai trò của NA (nó cắt đứt liên kết giữa gốc sialic acid của màng tế bào nhiễm với phân tử cacbonhydrate của protein HA). Thời gian một chu trình xâm nhiễm và giải phóng các hạt virus mới của virus cúm gia cầm chỉ khoảng vài giờ (trung bình 6 h). Sự tạo thành các hạt virus mới không phá tan tế bào nhiễm, nhưng các tế bào này bị rối loạn hệ thống tổng hợp các đại phân tử, và rơi vào quá trình chết theo chương trình → làm tổn thương mô của cơ thể vật chủ.

 


- Sau khi được giải phóng vào trong bào tương tế bào nhiễm, hệ gen của virus cúm gia cầm sử dụng bộ máy sinh học của tế bào tổng hợp các protein của virus và các “ARN vận chuyển phụ thuộc ARN” (RNA-dependent RNA transcription). Sau đó, phức hợp protein – ARN của virus được vận chuyển vào trong nhân tế bào (Basler, 2007).

 


- Trong nhân tế bào các ARN hệ gen của virus tổng hợp nên các sợi dương từ khuôn là sợi âm của hệ gen virus cúm gia cầm, từ các sợi dương này chúng tổng hợp nên RNA hệ gen của virus mới nhờ enzyme ARN-polymerase. Các sợi này không được Adenine hóa (gắn thêm các Adenine - gắn mũ) ở đầu 5’- và 3’-, chúng kết hợp với nucleoprotein (NP) tạo thành phức hợp ribonucleoprotein (RNP) hoàn chỉnh và được vận chuyển ra bào tương tế bào. Đồng thời, các ARN thông tin của virus cũng sao chép nhờ hệ thống enzyme ở từng phân đoạn gen của virus cúm gia cầm, và được enzyme PB2 gắn thêm 10 - 12 nucleotide Adenin ở đầu 5’-, sau đó được vận chuyển ra bào tương và dịch mã tại lưới nội bào có hạt để tổng hợp nên các protein của virus (Hình 2).

 


- Các phân tử NA và HA của virus cúm gia cầm sau khi tổng hợp được vận chuyển gắn lên mặt ngoài của màng tế bào nhiễm nhờ bộ máy Golgi, gọi là hiện tượng “nảy chồi” của virus. NP sau khi tổng hợp được vận chuyển trở lại nhân tế bào để kết hợp với ARN thành RNP của virus. Sau cùng các RNP của virus được hợp nhất với vùng “nảy chồi”, tạo thành các “chồi” virus cúm gia cầm gắn chặt vào màng tế bào chủ bởi liên kết giữa HA với thụ thể chứa sialic acid. Các NA phân cắt các liên kết này và giải phóng các hạt virus trưởng thành tiếp tục xâm nhiễm các tế bào khác.

 

 

Hình 2: Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A ở tế bào chủ (Nguồn internet)

 

 

Phân loại các chủng virrus cúm gia cầm

 

Như đã đề cập trong bài viết trước, các chủng cúm gia cầm được phân chia thành 2 loại: Loại có độc lực cao (HPAI) và loại có độc lực thấp (LPAI).
HPAI là những chủng có khả năng gây bệnh nặng, nguy hiểm hơn và được quan tâm nhiều hơn. Còn LPAI thì ngược lại, tuy nhiên các chủng thuộc nhóm LPAI có thể trao đổi gen với các chủng virus có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành loại virus HPAI nguy hiểm. Chính bởi vậy mà ta không nên lơ là với các chủng này và cần có các biện pháp quản lý mầm bệnh một cách tổng thể hơn nữa.


Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về các chủng đang được quan tâm trên thế giới hiện nay (chủ yếu là các chủng thuộc nhóm HPAI và chủ yếu là thuộc loại H5 và H7) cũng như những thiệt hại do chúng gây ra.

  

 
Tên chủng Thời gian xuất hiện Hiện đang có ở đâu? Thiệt hại kinh tế?
H5N1   Rải rác khắp nơi trên thế giới. Từ khi nó xuất hiện cho đến nay, đã giết chết cũng như phải tiêu hủy hàng triệu con gia cầm. gây nhiễm và tử vong cho hàng trăm con người khắp nơi trên thế giới.
H5N2 Từ năm 2005, 2006 xảy ra ở Zimbabwe, sau đó một thời gian người ta không nhận được báo cáo nào cho thấy có dịch xuất hiện trên thế giới cho mãi đến năm 2011 cho đến nay thì năm nào cũng có trường hợp nhiễm cúm chủng H5N2. Theo tin tức cập nhật mới nhất, từ đầu năm đến nay dịch chỉ mới xuất hiện ở Trung Quốc.  
H5N3 Là chủng cúm độc lực cao được tìm thấy tại Trung Quốc trong năm nay. Hiện có ở Trung Quốc.  
Trước đó rất lâu không có trường hợp nào ghi nhận có chủng cúm này xuất hiện.
H5N6 Cũng là 1 chủng cúm gia cầm độc lực cao mới được phát hiện tại các nước thuộc khu vực châu Á trong năm vừa qua. Hiện đang nổ ra tại Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Ngoài những thiệt hại trên đàn gia cầm thì đây cũng là chủng đang gây nhiều tranh cãi về khả năng lây lan sang người hay không của nó. Cụ thể, vào tháng tư vừa qua đã phát hiện 1 ca tử vong trên người do nhiễm cúm (nghi ngờ là chủng H5N6) tại Trung Quốc. Tuy  nhiên, đến bây giờ vẫn chưa có khẳng định chính thức nào.
H5N8 Lại là một chủng cúm mới của năm nay nhưng tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với H5N6. Theo ghi nhận từ đầu năm 2014 đến nay đã  có 7 quốc gia xảy ra dịch cúm chủng H5N8 là: Trung Quốc, Đức, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Riêng với số gà chết và phải tiêu hủy do dịch ước tính thiệt hại đã lên đến hàng trăm triệu đồng.
H7N2 Mới được tìm thấy nổ ra tại Úc trong 2 năm gần đây (2013, 2014). Hiện đang gây dịch tại Úc.  
H7N3 2004 xảy ra ở Bắc Mỹ và mãi đến những năm gần đây mới xảy ra liên tiếp tại Mexico trong mấy năm liền. Hiện chỉ có mặt tại Mexico.  
H7N7 Mới gây ra đại dịch từ 2010 và cho đến nay nó đã có mặt trên 3 quốc gia khác nhau. Năm 2014 chưa có báo cáo nào ghi nhận xuất hiện chủng cúm này trên thế giới. Lần gần đây nhất là năm 2013 nó xuất hiện tại Úc và Italya.  
H7N9 Chỉ thấy xuất hiện 1 lần vào năm 2003 nhưng những thiệt hại nó để lại quả thực không hề nhỏ. Từ đó đến nay chưa nhận được báo cáo nào về củng này nổ ra trên thế giới. Hiện ko có nơi nào có dịch. Tiêu hủy toàn bộ gia cầm của 800 trang trại, tương đương với 11 triệu con gà. Lây nhiễm cho 83 người và 1 trường hợp tử vong.
H3N2 Là chủng cúm cũ nổ ra từ năm 1968 tại Hồng Kông và cho đến nay ko thấy xuất hiện lại. Hiện không có nơi nào trên thế giới nổ dịch. Là vụ đại dịch trong lịch sử bệnh cúm trên gia cầm và con người. Vào năm 1968 nó đã gây chết 700.000 người.

 

Cúm gia cầm (AI)

 

Tình hình dịch cúm tại Việt Nam

 

Tại Việt Nam, nói đến dịch cúm gia cầm thường người ta hay nghĩ đến H5N1 nhưng trên thực tế nó chỉ là chủng xuất hiện nhiều và gây ra thiệt hại lớn nhất nên người ta quan tâm nhất.

 

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến nay (tháng 10/2008), dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn như sau:

 

Vừa trong năm nay, Việt Nam lại xuất hiện thêm 1 chủng cúm gia cầm mới độc lực cao nữa là H5N6 đang gây nhiều tranh cãi trên thế giới làm cho tình hình nhiễm cúm gia cầm của đất nước ngày càng thêm phức tạp.

 

Như vậy, chúng ta có thể thấy bệnh cúm gia cầm là một bệnh không hề đơn giản. Từ khi xuất hiện đến nay, nó đã tiêu tốn của con người không biết bao nhiêu triệu đô. Bởi vậy, chúng ta cần theo dõi sát sao hơn nữa tất cả mọi diễn biến của bệnh từ các chủng mới xuất hiện cho đến độc lực, tốc độ lây lan, những vùng đang nổ ra dịch, cho đến cả những chủng độc lực thấp và khả năng biến chủng của chúng…từ đó có các biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhất nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại do nó gây ra.


Bên cạnh đó, đây là một căn bệnh toàn cầu nên việc cập nhật thông tin kịp thời khi có dịch xảy ra trên phạm vi toàn thế giới cũng quan trọng không hề kém. Ngoài các biện pháp cục bộ tại vùng, Quốc gia xảy ra dịch, chúng ta còn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của giữa các vùng trong 1 Quốc gia và giữa các quốc gia với nhau như vậy mới có hy vọng khống chế được sự lây lan của bệnh cúm gia cầm.

 

Lê Giang

Trong báo cáo gửi tổ chức thú y thế giới (OIE) ngày 25/11/ 2014 cơ quan thú y Ấn Độ thông báo nước này phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm.

 

Cả 2 ổ dịch đều được phát hiện tại bang Kerala thuộc miền nam Ấn Độ, đã làm ảnh hưởng tới 241.807 con gia cầm và làm chết 15.500 con gia cầm.


Tại Purakkad & Thalavady của huyện Alappuzhla đã phát hiện 15.000 con vịt bị chết trong tổng đàn 228.807 con. Còn ở Parippu Aimananam của huyện Kottayam cũng đã phát hiện 500 con vịt bị chết trong tổng đàn 13.000 con. Cả hai ổ dịch đều được phát hiện ngày 20/11/2014.

 

 

Hai huyện của bang  Kerala nơi đang diễn ra dịch bệnh


Các mẫu xét nghiệm của 2 ổ dịch được phòng thí nghiệp kiểm soát cao dịch bệnh động vật Bhopal (phòng thí nghiệm quốc gia) kiểm tra bằng phương pháp RT-PCR. Ngày 24/11 vừa qua kết quả được công bố chủng cúm gia cầm H5 được khảng định là nguyên nhân gây ra ổ dịch.


Ngay sau đó một khu vực kiểm soát có bán kính 10km từ ổ dịch đã được thiết lập, để khống chế. Các phương pháp kiểm soát dịch đã được thực hiện.


Hiện này chủng virus cúm H5N8 đang diễn biến phức tạp tại châu Âu. Trước đó tại châu Á, Nhật Bản cũng công bố nước này bùng phát dịch cúm gia cầm chủng H5N8.


Hiện nguyên nhân của ổ dịch chưa được công bố.

 

 

 

Ga_8xx

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status