Thông thông tin chính thức từ cục thú y và được đăng tải trên website của cục thú y cho biết. Ngày 15/12 vừa qua nước ta tiếp tục phát hiện thêm các ổ dịch lở momg long móng mới.
Dịch LMLM xảy ra tại Đắk Nông và Hà Tĩnh (ảnh minh họa)
Theo đó, dịch lở mồm long móng được phát hiện tại 10 xã tại 2 huyện của tỉnh Đắk Nông.
Các xã xảy ra dịch gồm có: Đắk Tik, Quảng Tân, Quang Tâm, Quảng Sơn, Đắk Ha, Đắk Som, Quảng Hoà, Đắk Plao, Đắk Rmăng và Quảng Khê thuộc 02 huyện Tuy Đức và Đắk Glong làm 90 con bò mắc bệnh.
Trước đó ngày 9/12 tại Hà Tĩnh bệnh LMLM đã xảy ra tại 10 hộ tại xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh làm 17 con gia súc mắc bệnh (16 con bò, 01 con trâu).
Như vậy hiện nay cả nước có dịch LMLM xảy ra tại 08 xã của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, 02 xã của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, 04 xã của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, 03 xã của các huyện Lộc Bình và Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, xã Xuân Lĩnh của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và 10 xã của 02 huyện Tuy Đức và Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Cơ quan thú y các tỉnh đang tiến hành các biện pháp cần thiết để dập dịch cũng như khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Ga_8xx
Tháng 12 năm nay, giá cả các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Nam nước ta có sự tụt giảm nhẹ so với các tháng trước. Tuy nhiên sau 2 tuần giảm giá, trong tuần 03 của tháng 12 năm 2014 giá các sản phẩm chăn nuôi có xu hướng ổn định trở lại và có sự tăng nhẹ, đặc biệt giá vịt thịt có sự tặng mạnh so với tuần trước.
Giá sữa tại miền Nam ổn định trong vài tháng trở lại đây
Trong tuần giá heo duy trì ổn định và có sự tăng nhẹ so với tuần trước, tuy nhiên tại cục bộ một số vùng việc bán heo vẫn khá khó bán.
Trong tuần duy nhất chỉ có giá trứng gà công nghiệp có mức tăng nhẹ lên mức 1.900đ/quả. Các sản phẩm từ bò như sữa tươi, thịt bò vẫn duy trì khá ổn định so vơi tuần trước
Giá các mặt hàng con giống đều giảm giá so với tuần trước do tình hình thị trường giảm chung.
Sau đây là thông tin một số sản phẩm mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
Ga_8xx
Căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh từ đầu năm đến nay và các nguy cơ nhiễm bệnh từ các nước trong khu vực cũng như những kinh nghiệm phòng chống dịch tại thời điểm này trong những năm trước, ngày 11 tháng 11 năm 2014 vừa qua, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành công văn chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh cho vụ đông năm 2014 gửi đến các đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước.
Tiêm phòng dịch mùa đông (Nguồn: internet)
Công văn gồm có bốn nội dung chính được chúng tôi vắn tắt lại như sau:
1. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng đợt chính và tiêm bổ sung để chủ động phòng các bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và các bệnh nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ NN và PTNT và kế hoạch của mỗi địa phương.
2. Tổ chức giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện dịch bệnh kịp thời; thực hiện báo cáo dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 53/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ đạo ngành thú y chủ động phối hợp với ngành y tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây chung giữa động vật và người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN và PTNT.
3. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại gốc; chỉ đạo kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật qua biên giới nhằm ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm trên động vật xâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ngăn ngừa các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm lây lan qua các tỉnh biên giới phía Bắc theo con đường vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các loại trứng gia cầm, gia cầm giống, gia cầm loại thải và sản phẩm khác của gia cầm.
4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y, đường dây nóng của cơ quan chức năng hoặc báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất.
b) Vận động người chăn nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng các bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng gia súc, gia cầm nuôi mới; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; đồng thời chủ động triển khai các biện pháp chống rét, chống đói cho gia súc, gia cầm trong mùa đông, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc.
c) Tuyên truyền, vận động người buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật; không tham gia vào các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp; không giết mổ động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp đồng bộ nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời.
Hoa Đá tổng hợp
Theo thư viện pháp luật.

Trong 3 bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khá đầy đủ về nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh, khả năng gây bệnh, lịch sử phát triển căn bệnh cũng như những thiệt hại rất lớn mà bệnh cúm gia cầm gây ra cho động vật cũng như con người...Ở bài viết cuối cùng trong loạt bài về bệnh cúm này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu các biện pháp tổng quát cũng như chi tiết nhằm kiểm soát tối đa mầm bệnh cúm gia cầm, từ đó giúp tránh được những thiệt hại đáng kể do bệnh gây ra.
Công việc kiểm soát cúm gồm có 2 nội dung chính là phòng bệnh khi chưa có dịch xảy ra và các biện pháp xử lý khi trong vùng nổ ra dịch.
Vận chuyển gia cầm (ảnh: Minh Khoa)
Phòng bệnh cúm gia cầm khi chưa có dịch xảy ra:
Tiến hành các biện pháp phòng bệnh nhất quán và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, tại nhiều nơi trên đất nước cũng như trong khu vực, trên nhiều đối tượng vật nuôi cảm nhiễm cũng như con người…là biện pháp phòng bệnh tổng quát và đem lại hiệu quả cao nhất.
Cụ thể các công việc chúng ta cần tiến hành thường xuyên như sau:
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: cùng vào cùng ra, thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại; chăm sóc nuôi dưỡng tốt ; tạo cho vật nuôi 1 môi trường sống trong lành, thông thoáng…
- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành liên quan trong công tác phòng bệnh cũng như giám sát quá trình thực hiện.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi gia cầm và nhân dân về bệnh cúm gia cầm, biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhập, lây lan.
- Việc tiêm chủng phải được xem như một phương tiện làm tối ưu hóa biện pháp an toàn sinh học. Việc tiêm chủng cần phối hợp với việc giám sát để phát hiện kịp thời các trường hợp thay đổi tính chất của virus (biến đổi về tính kháng nguyên), và phải thực hiện với các loại vaccin thích hợp được sản xuất và kiểm tra chất lượng đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trong tài liệu Manual of Standards của OIE .
- Việc tiêm chủng có thể được sử dụng vừa như một phương tiện hỗ trợ việc loại trừ dịch bệnh, vừa như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh và giảm lưu cữu virus trong môi trường. Việc kiểm soát bệnh bằng cách tiêm chủng có thể là một biện pháp mở đầu trong chương trình loại trừ dịch bệnh.
Việc quản lý thích hợp một chiến dịch tiêm phòng dưới sự kiểm soát của cơ quan động vật y phải phù hợp với các quy định của quốc gia. Việc tiêu hủy toàn bộ và việc tiêm chủng là các biện pháp hỗ trợ nhau, và việc thực hiện phối hợp hay tuần tự các biện pháp này có thể khác nhau tùy theo các hệ thống chăn nuôi và các giai đoạn trong chương trình kiểm soát. Việc tiêm chủng nên được sử dụng như một chiến lược, với sự xem xét cẩn thận để lựa chọn các nhóm động vật và địa bàn triển khai căn cứ vào quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
- Hiện tại, vacxin cúm gia cầm được phép sử dụng tại Việt Nam gồm: Vacxin chết chủng H5N2 của hãng Intervet (Hà Lan), vacxin chết chủng H5N2 và H5N1 của Trung Quốc. Việc cung ứng vacxin cúm gia cầm theo kế hoạch, không bán vacxin tự do trên thị trường.
- a) Đối với gà: Đối với vacxin chết chủng H5N2 của hãng Intervet (Hà Lan) và Trung Quốc, tiêm lần đầu từ 8 ngày tuổi trở lên, tiêm lần 2 cách lần đầu 4 tuần và sau đó 6 tháng tiêm nhắc lại.
- b) Đối với vịt: Đối với vacxin chết chủng H5N1 của Trung Quốc, tiêm lần đầu từ 15 ngày tuổi trở lên, tiêm lần 2 cách lần đầu 3 tuần và sau 4 tháng tiêm nhắc lại.
- c) Liều lượng sử dụng và cách bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
- Đối với gia cầm đã tiêm phòng vacxin, chỉ được sử dụng thịt gia cầm sau khi tiêm ít nhất 28 ngày.
Các biện pháp xử lý khi trong vùng có dịch cúm gia cầm xảy ra:
- Báo cáo càng sớm càng tốt nếu phát hiện có dịch xảy ra.
- Cấm vận chuyển gia cầm, khoanh vùng xung quanh khu vực dịch và tiến hành tiêu huỷ gia cầm bệnh.
- Cách 2 ngày phun thuốc sát trùng 1 lần.
- Lưu ý các biện pháp tăng sức đề kháng cho gia cầm.
- Hạn chế ra vào trại.
- Ở những nơi tiếp giáp với vùng biên giới của các nước bạn, tuyệt đối không nên mua bán, vận chuyển lén lút gia cầm, trứng gia cầm, các giống gà đá vào nội địa khi mà những gia cầm và trứng gia cầm này chưa có giấy kiểm dịch động vật của cơ quan động vật y có thẩm quyền.
- Khi trong trại có gia cầm chết, tuyệt đối không được vận chuyển ra khỏi trại dù chưa biết gia cầm chết là do bệnh gì và phải khai báo cho cơ quan động vật y biết. Không được giết mổ để ăn hoặc đem bán, không được vứt xác bừa bãi ra đồng hoặc dưới sông suối, mà phải bỏ gia cầm chết vào trong túi nylon và buộc miệng túi thật kỷ, bỏ xuống hố sâu và rắc vôi bột lên trên trước khi lấp đất và nện kỹ.
- Sự tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh là lựa chọn thích hợp trong việc kiểm soát một ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) và phải được áp dụng trên tất cả đàn có dấu hiệu lâm sàng. Biện pháp này có hiệu quả cao trong việc kiểm soát những ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao có quy mô nhỏ, và nguy cơ tái phát cao.
- Song song với việc tiêu hủy, nhà nước cũng nên đưa ra các biện pháp bồi thường đúng lúc và đầy đủ nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp cũng như người dân chăn nuôi.
- Sự loại bỏ có hệ thống các động vật hoang dã hay heo để kiểm soát những ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao vẫn chưa được khuyến cáo.
- Trong một số tình huống mà việc giết một số lượng lớn gia cầm khó có thể thực hiện tốt hoặc không khả thi thì việc tiêm chủng được xem là một giải pháp lựa chọn thích hợp. Lý do cơ bản là việc chủng ngừa này nhằm mục đích giảm khả năng nhiễm bệnh và giảm bài thải virus (cả về thời gian và mức độ bài thải). Do đó, việc tiêm chủng là một phương pháp làm giảm được những trường hợp bệnh mới và giảm sự lưu cữu của virus trong môi trường; và như thế, hy vọng việc tiêm chủng sẽ góp phần cùng các biện pháp khác nhằm làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh cho người.
Phòng bệnh cúm từ gia cầm lây lan sang người:
- Khi tiếp xúc với gia cầm bệnh phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay khi bắt và giết gà, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.
- Nên ăn chín, uống sôi, đặc biệt là không ăn thịt tái và không ăn tiết canh.
- Mặc dù nhà nước đã có quy hoạch các điểm giết mổ tập trung, nhưng thực tế hiện nay tại các chợ, khu vực chung quanh chợ tình trạng giết mổ gia cầm, kinh doanh gia cầm sống, thịt và trứng gia cầm chưa qua kiểm tra của cơ quan động vật y vẫn phổ biến, đây là một nguy cơ tiềm tàng của việc bùng phát dịch bệnh.
- Hãy tạo cho mình và gia đình thói quen sử dụng các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đã thông qua kiểm dịch.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Như vậy, nhận thức đầy đủ về nguyên nhân, cách gây bệnh, tác hại… của bệnh cúm gia cầm lên vấn đề kinh tế cũng như sức khỏe của con người sẽ là cơ sở giúp chúng ta đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, hợp lý như trên.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ doanh nghiệp, người dân đều có ý thức đúng đắn trong công tác phòng chống, kiểm soát mầm bệnh nhất là khi họ phải cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và việc phòng bệnh. Nên nhà nước ngoài trách nhiệm hỗ trợ tối đa cho họ thì cũng phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, nghiêm minh tránh xảy ra các thiệt hại không đáng có.
VietDVM team
Những ưu tiên thương mại cho ngành thịt heo Canada
Tăng trưởng xuất khẩu sẽ đòi hỏi một chiến lược với nhiều hướng đi để có thể giữ được thị trường hiện có từ đối thủ cạnh tranh, xác định cơ hội xuất khẩu mới, và chống lại các rào cản tiếp cận thị trường.
Ngành công nghiệp thịt heo của Canada đã xác định 5 vấn đề ưu tiên thương mại quan trọng sẽ giúp ngành công nghiệp để đạt được mục tiêu này.
Ảnh minh họa (Nguồn: Intercordiacanada)
Liên minh châu Âu
Liên minh Canada - EU (CETA) là một ví dụ về các ngành công nghiệp thịt heo của Canada có thể được hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường mới. Châu Âu là một khu vực tiêu thụ thịt heo quan trọng mà Canada là một trong số ít nước đã tiếp cận hiệu quả thị trường này. Châu Âu vẫn còn khép kín trong quan hệ với các nước mặc dù đây là khu vực đứng thứ 2 trên thế giới về tiêu dùng và xuất khẩu lớn nhất thế giới tuy nhiên nhập khẩu chỉ chiếm 0,2% tổng tiêu dùng trong nước. Với dân số 500 triệu người, EU là một khu vực đáng quan tâm cho ngành xuất khẩu thịt heo của Canada.
Đến nay, mức thuế cao và các quy tắc về vấn đề nhập khẩu làm hạn chế lượng thịt heo xuất khẩu của Canada sang Liên minh châu Âu. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thịt heo của Canada với tất cả 28 nước thành viên của EU chỉ đạt 4.000 tấn so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada là 1,1 triệu tấn. Nhưng điều này đang có sự thay đổi, trong tháng 10 năm 2013 một thỏa thuận thương mại giữa Canada và EU đã được ký kết (hiệp định CETA), thỏa thuận thương mại quan trọng này sẽ làm tăng xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Canada vào EU, dự kiến xuất khẩu sẽ đạt 1,5 tỷ USD một năm. Đáng chú ý hơn, hiệp định CETA cũng sẽ làm cho Canada trở thành nước xuất khẩu thịt heo lớn đầu tiên tiếp cận được thị trường EU.
Ưu tiên đầu tiên hiện nay là hoàn thiện hiệp định CETA. Một khi hiệp định được thực hiện, nó sẽ cung cấp cho Canada được miễn thuế cho các sản phẩm được chế biến từ thịt heo. Hội các nhà sản xuất thịt heo Canada ước tính rằng hiệp định CETA sẽ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thịt heo cho EU tăng lên đến 400 triệu USD mỗi năm.
Hàn Quốc
Một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc cũng được ưu tiên hàng đầu cho ngành công nghiệp thịt heo Canada. Mối quan tâm này được Canada thúc đẩy bới như cầu cạnh tranh của họ với các nước Mỹ, EU và Chile (các nước này hiện đang có những giao dịch thương mại với Hàn Quốc).
Thị trường Hàn Quốc mang lại các bằng chứng rõ ràng về những khó khăn nếu Canada mất vị thế cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu. Trong nhiều năm, Hàn Quốc là một thị trường ổn định và giá trị cao đối với ngành xuất khẩu thịt Canada. Mặc dù, Hàn Quốc áp đặt thuế cao cho các sản phẩm thịt heo: 25% thịt đông lạnh và 22,5% sản phẩm tươi ướp lạnh (Hàn Quốc áp dụng cho tất cả các nước để tạo ra một sân chơi bình đẳng). Bây giờ, các loại thuế này đang dần được loại bỏ đối với các nước như Hoa Kỳ, EU, Chile trong các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) của họ. Ví dụ, trong các FTA Hàn - Mỹ (KORUS) có hiệu lực từ năm 2012, hầu hết các mức thuế sẽ được loại bỏ vào năm 2016 đối với sản phẩm thịt heo đông lạnh, các sản phẩm được chế biến từ thịt heo và thịt heo tươi, heo ướp lạnh sẽ được miễn thuế vào năm 2022.
Kể từ khi các FTA có hiệu lực, xuất khẩu thịt heo của Canada sang Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng (Bảng 4). Nhiều yếu tố tác động thương mại làm cho trong năm 2012 tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm do trong nước cung vượt cầu. Tuy nhiên, nếu so sánh nhập khẩu thịt heo của Hàn Quốc từ năm 2011 và 2012 đã cho thấy rằng Canada là nước xuất khẩu một lượng không đáng kể vào Hàn Quốc. Những quốc gia đã có FTA với Hàn Quốc như EU, Mỹ, Chile là ít bị ảnh hưởng.
Thực tế xuất khẩu với Hàn Quốc đã thể hiện được Canada rất dễ bị ảnh hưởng đến vị thế, ngay cả trong thị trường an toàn nhất. Ngay sau khi bị mất thăng bằng trong cạnh tranh, các ngành công nghiệp thịt heo Canada đã phải đưa ra giải pháp là phải hoàn thành FTA riêng của mình với Hàn Quốc để hạn chế tối đa những thiệt hại trên.
Nhật Bản
Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất về tiêu dùng, đứng thứ 5 trên thế giới về nhập khẩu thịt heo. Nó cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất và ổn định của Canada sau Mỹ, với các lô hàng 193.000 tấn, trị giá lên đến 813 triệu trong năm 2013. Trong năm 2013, Canada là nhà cung cấp thịt heo lớn thứ hai của Nhật Bản sau Mỹ với 17% trong tổng nhập khẩu thịt heo của Nhật Bản và chiếm 10% của tiêu dùng trong nước. Thịt heo ướp lạnh của Canada chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.
Ngày nay, Nhật Bản đã áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nhà cung cấp thịt heo lớn cho họ. Điều này bao gồm mức thuế nhập khẩu là 4,3% trên các sản phẩm thịt heo. Nhật Bản cũng duy trì một hệ thống phức tạp giá nhập khẩu (giá nhập khẩu tối thiểu) cho các sản phẩm thịt heo và đối với những trường hợp khẩn cấp "snapback", họ sẽ có những biện pháp trả về nhà xuất khẩu nếu giá bán tại cửa khẩu cao hơn 19% so với trung bình 3 năm tài chính của Nhật Bản trước đó tính từ quý kết thúc của năm trước Điều này có thể làm tăng giá nhập khẩu tối thiểu bằng khoảng 25%. trong khi "snapback" chưa được kích hoạt từ năm 2005, sự tồn tại của nó tạo ra sự bất ổn trên thị trường.
Cho đến nay, các rào cản nhập khẩu của Nhật Bản đã dẫn đến một dân chơi bình đẳng cho các nhà nhập khẩu thịt heo lớn của họ, nhưng họ cũng có thể thay đổi. Nhật Bản hiện đang đàm phán thỏa thuận thương mại với tất cả các nhà cung cấp thịt heo lớn của họ bao gồm cả EU và Canada thông qua các cuộc đàm phán thương mại song phương với Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Chile thông qua các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mục tiêu của bất kỳ thỏa thuận tự do thương mại nào nhằm loại bỏ tất cả các hạn chế thương mại nhưng ở mức tối thiểu, một thỏa thuận thương mại để đảm bảo Canada có một lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của họ đặc biệt là Mỹ và EU.
Hi vọng lớn nhất của Canada là một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, hoặc thông qua các cuộc đàm phán song phương, các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để giữ ngành công nghiệp thịt heo Canada được chơi trên một sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác. Nếu Canada có những nguy cơ tương tự như ở Hàn Quốc thì việc mất mát một thì trường xuất khẩu thịt heo lớn là rất có khả năng xảy ra.
Quốc gia chuyên sản xuất nhãn mác (COOL)
COOL là một ví dụ về một cách phi thuế quan, một rào cản, một áp đặt đơn phương, nó có thể tác động tàn phá đối với thương mại và các ngành sản xuất trong nước. Trong năm 2008, Mỹ đã đưa COOL bắt buộc đối với thịt bò tươi và thịt heo bán tại các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ. Dưới ảnh hưởng của COOL, thịt có thể được dán nhãn như một sản phẩm của Mỹ nếu đó là động vật được sinh ra, lớn lên và được giết thịt tại Mỹ. Đối với thịt từ động vật được sinh ra, lớn lên ở các nước khác nhưng được giết mổ tại Mỹ thì phải được tách biệt và dán nhãn khác nhau để hiển thị các quốc gia hoặc hoặc hiển thị các quốc gia trong mỗi giai đoạn sinh ra, nuôi dưỡng và giết mổ.
Do tính chất tích hợp cao của ngành chăn nuôi tại Bắc Mỹ, COOL đã có tác động gây ra một mối lo ngại đáng kể về thương mại. Bới vì COOL sẽ cộng thêm các chi phí cho trại chăn nuôi,chế biến và những người đóng gói phải được cách ly với động vật hoặc quy trình xử lý thịt. Vì vậy Mỹ đã ngừng mua heo gốc Canada nhưng một số ít vẫn được đưa vào Mỹ vào những ngày nhất định hoặc Mỹ nhập khẩu với giá chiết khấu cao. Các ngành công nghiệp sản xuất thịt heo Canada ước tính rằng COOL đã dẫn đến thiệt hại hơn 400 triệu USD một năm cho ngành sản xuất thịt nước này thông qua doanh số bán hàng bị mất thêm vào một số chi phí và giá thịt heo giảm.
Canada dưa ra WTO để khiếu nại chống lại những chính sách của Mỹ và trong năm 2012, WTO đã đưa ra kết luận rằng COOL đã không phân biệt đối sử với các vật nuôi có nguồn gốc nước khác và vi phạm các nghĩa vụ thương mại của Mỹ. Để thực hiện quyết định của WTO, Mỹ đã sửa đổi COOL nhưng thêm một số quy định mới đó là nhãn phải ghi rõ nơi sinh, nuôi và giết mổ. Canada và Mexico đã thách thức lại phản ứng của Mỹ đối với quyết định của WTO nhưng phải mất thêm từ 12 - 18 tháng để có thể được giải quyết ổn thỏa.
Mục tiêu cuối cùng của Canada là giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập khẩu tại Mỹ. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sửa đổi COOL, việc cung cấp thịt từ tất cả các loài động vật được chế biến ở Mỹ sẽ được dán nhãn theo cùng một cách mà không phân biệt nơi con vật được sinh ra hay lớn lên. Nếu Mỹ không tuân thủ theo quyết định của WTO thì lựa chọn duy nhất của Canada là sẽ áp dụng thuế đối với sản phẩm của Mỹ. Canada đã đưa ra danh sách các sản phẩm của Mỹ mà những sản phẩm đó có thể là mục tiêu để thu thuế cao.
COOL đã chứng tỏ nó tạo một rào cản thương mại tác dộng đáng kể và có tầm quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất. Vì vậy, Canada phải cảnh giác, theo dõi để ứng phó với tình hình chính trị tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Các yêu cầu về tiếp cận thị trường thức ăn chăn nuôi
Càng ngày, ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu thịt heo của Canada đang trì trệ do sự đơn phương áp đặt về yêu cầu sản xuất, chế biến, các thách thức của tiêu chuẩn quốc tế, các chính phủ nước ngoài. Những hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch động vật (SPS) đã cản trở sự lưu thông của các sản phẩm thương mại nông nghiệp, thực phẩm. Một số vấn đề đặc biệt của ngành công nghiệp thịt heo là phải quản lý việc sử dụng các sản phẩm thú y (ví dụ như thuốc kháng sinh) và các chất phụ gia (như chất tăng trọng ractopamine) trong thức ăn .
Một ví dụ điển hình của vấn đề này chính là các cách sử dụng khác nhau của các nước khác nhau trên thế giới đối với ractopamine, một chất phụ gia có tác dụng tăng trọng, thúc đẩy tạo nạc ở động vật.Vì vậy cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế (Codex) đã đưa ra mức dư lượng an toàn cho ractopamine trong thịt.
Cũng như nhiều quốc gia, bao gồm Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico đã kiểm tra ractopamine và xác định rằng thịt động vật được nuôi bằng ractopamine là an toàn cho con người. Mặc dù vậy, các nhà nhập khẩu thịt heo lớn như Nga và Trung Quốc đã cấm sử dụng ractopamine trong thức ăn chăn nuôi (Nga chỉ thông báo là hạn chế sử dụng). Trong năm 2012, Canada xuất khẩu 207 triệu USD các sản phẩm thịt heo sang Nga. Trong năm 2013, sau khi lệnh cấm được ban hành, xuất khẩu thịt heo của Canada đã giảm xuống chỉ còn 92 triệu USD. Ngoài việc bán hàng bị mất, Canada bây giờ phải không được sử dụng ractopamine trong chăn nuôi để tuân thủ lệnh cấm của Nga và để lấy lại thị trường đang bị mất.
Những tác động đó ảnh hưởng đáng kể đến ngành thương mại. Với những quy định khác nhau về tiêu chuẩn; phê duyệt và kiểm tra hệ thống khác nhau; quy định không có căn cứ khoa học; phải tuân thủ các chính sách được tạo ra bởi các cơ quan như OIE và Codex ngày càng nhiều gây tốn kém cho các nhà xuất khẩu thực phẩm. Chính vì những lý do này, TBT và SPS đã đưa ra những quy định để hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy trình xây dựng và nó đã trở nên rất quan trọng trong hầu hết tất cả các hiệp định thương mại do Canada đàm phán và Canadda đã đầu tư một nguồn lực đáng kể vào việc giám sát và quản lý các vấn đề của chính mình trên thị trường xuất khẩu.
Kết luận
Hai phần ba trong số các sản phẩm thịt heo của Canada đã được xuất khẩu, làm cho ngành công nghiệp thịt heo nước này ngày càng phát triển.
Các ngành công nghiệp thịt heo Canada có những cơ hội quan trọng ở nước ngoài. Nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với thịt heo và các chiến lược thương mại của quốc gia Canada đã hộ trợ ngành nông nghiệp thực phẩm. Kinh nghiệm và thương mại là rất quan trọng của ngành công nghiệp chăn nuôi heo trong nước.
Canada phấn đấu để tăng xuất khẩu thịt heo sang các thị trường mới trong khi đó các nhà xuất khẩu thịt heo lớn như Mỹ, EU, Bzazil, Mexico và Chile đều tập trung vào một mục tiêu.
Để duy trì và phát triển xuất khẩu, ngành công nghiệp sản xuất thịt heo Canada sẽ phải bảo vệ thị trường đang có sự cạnh tranh; xác định, mở rộng thị trường mới trước đối thủ cạnh tranh; có những yêu sách phù hợp để chống lại các rào cản tiếp cận thị trường.
Một chiến lược thương mại với nhiều hướng đi trong tất cả các thị trường thịt heo lớn của Canada sẽ là cần thiết để đảm bảo sự thành công.
Lời cảm ơn: Công trình nghiên cứu và sản xuất này được tài trợ bởi Hội đồng thịt heo Canada (CPC) và hội đồng đã có những ý kiến cho ngành sản xuất thịt heo ở Canada.
Tài liệu tham khảo
Sullivan K. 2014. International trade: Barriers and opportunities for Canada's pork sector. Proceedings of the London Swine Conference. London, Ontario, Canada. 26 to 27 March 2014. p98-104.
Vịt Bầu
Theo chuyên gia tư vấn thương mại Kathleen Sullivan đến từ Ottawa phát biểu tại hội nghị tại London về heo vào tháng 3 -2014: Trong số các sản phẩm thịt heo của Canada thì hai phần ba sản phẩm được xuất khẩu sang các nước khác, làm cho việc xuất khẩu thịt là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của ngành công nghiệp thịt heo tại Canada.
Thịt heo là một sản phẩm quan trọng của thị trường xuất khẩu thịt heo. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt heo trong nước Canada ổn định nên ngành công nghiệp sản xuất thịt heo của nước này ngày càng phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu để phát triển sản xuất và tăng giá thịt heo.
Để đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất thịt heo khác như Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu và Brazil; Canada đã phải có một chiến lược xuất khẩu mạnh mẽ, giữ vững các thị trường hiện có , xác định các cơ hội xuất khẩu mới và lo liệu việc thương mại phá vỡ các rào cản tiếp cận thị trường.
Tại sao vấn đề thương mại là cần thiết
Nền kinh tế của Canada chủ yếu dựa trên ngành thương mại và nông nghiệp là một trong những ngành đứng đầu của Canada. Trong năm 2012, Canada đã xuất khẩu gần 44 tỷ USD nông sản và thực phẩm chiếm một nửa so với tổng sản phẩm được trồng hoặc sản xuất trong nước. Điều đó đã làm cho Canada trở thành một nước xuất khẩu nông sản, thực phẩm đứng thứ 5 trên thế giới. Ngày nay, sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm đã đóng góp 11% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP); hàng hóa nông nghiệp và sản phẩm xuất khẩu của Canada chiếm gần 10% của tổng thương mại hàng hóa.
Ngành công nghiệp thịt heo phụ thuộc rất nhiều vào ngành thương mại. Từ năm 1990, sản xuất thịt heo của Canada đã tăng gần 80% mặc dù ở trong nước mức tiêu thụ thịt heo bình quân trên đầu người giảm và vấn đề nhập khẩu thịt heo tăng trưởng đáng kể (bảng 1)
Trong một thời gian ngắn, sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp thịt heo của Canada chủ yếu dựa vào các cơ hội xuất khẩu sang các nước khác. Và tại thời điểm này, hai phần ba tổng sản phẩm thịt heo đã được xuất khẩu và Canada đã trở thành một nước có nền xuất khẩu thịt heo đứng thứ 3 trên thế giới sau liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ (Mỹ)
Thách thức: Cơ hội và rào cản
Trong năm 2013, Canada đã xuất khẩu 3,2 tỷ USD sản phẩm thịt heo đến 99 quốc gia trên thế giới với 90% sản phẩm được xuất khẩu sang 10 quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mexico (bảng 2). Với mức tiêu thụ trong nước ổn định, Canada sẽ có những chiến lược để bán hàng vào các thị trường mới nhằm tăng doanh số xuất bán sản phẩm.
Cơ hội xuất khẩu mới cùng với chính sách của Canada hiện nay sẽ là một tín hiệu tốt cho ngành xuất khẩu thịt heo: thịt heo là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và sự thay đổi mô hình tiêu thụ toàn cầu đang thúc đẩy cho các sản phẩm thịt heo đặc biệt là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chương trình thương mại đầy tham vọng của chính phủ Canada là đang tập trung vào việc mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất đưa các sản phẩm của mình ra thế giới bao gồm cả các sản phẩm nông nghiệp và ngành công nghiệp sản xuất thịt heo của Canada đã xây dựng những tác động, khả năng, kinh nghiệm chuyên môn để hỗ trợ sự tăng trưởng tại các thị trường nước ngoài.
Sự phát triển cả ngành công nghiệp thịt heo đã được chứng minh trong cuộc đàm phán hiệp định kinh tế và thương mại toàn diện giữa Canada và liên minh châu Âu (CETA). Trong hiệp định này, Canada đảm bảo xuất khẩu heo đến các nước EU. Khi thỏa thuận được thực hiện đầy đủ, ước tính trị giá sẽ lên đến 400 triệu USD/năm. Ngành thịt heo của Canada là một trong số các ngành được hưởng lợi nhuận rất lớn trong cuộc đàm phán hiệp định.
Xuất khẩu thịt heo liên tục thành công tại các thị trường xa, các nhà sản xuất của Canada đang tiếp tục phấn đấu để đảm bảo cơ hội xuất khẩu sang các nước mới thông qua thỏa thuận giao dịch thương mại song phương và các khu vực mà ở đó họ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Việc xuất khẩu thịt heo đến các nước khác như EU, Mỹ, Brazil, Chile và Mexico vẫn đang tiếp tục theo đuổi. đối với các nước chỉ mới xuất khẩu ít như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc thì phải có những chính sách theo đuổi, tiếp cận, ưu đã để trở thành một thị trường có tiềm năng lớn hơn. (Bảng 3)
Điều quan trọng ngay bây giờ chính là có những chính sách đảm bảo thị trường xuất khẩu đã có để cạnh tranh với các đối thủ khác. Kể từ khi EU và Mỹ kí kết thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc đã đặt Canada vào thế bất lợi cạnh tranh trên thị trường đó. Xuất khẩu thịt heo của Canada vào Hàn Quốc đã giảm từ mức 233 triệu USD trong năm 2011 xuống chỉ còn 76 triệu USD trong năm 2013. Ngay cả khi có những bất lợi đó thì Canada vẫn phải có những chính sách phù hợp cho ngành xuất khẩu. Canada đã làm rất tốt hiệp định CETA nhưng các nhà xuất khẩu thịt heo lớn khác như Mỹ, Brazil hiện cũng đang đàm phám thương mại của mình với EU. Chính vì vậy ở trong các thị trường chủ chốt khác, các nhà xuất khẩu Canada phải củng cố lợi thế thương mại bằng các nhanh chóng đảm bảo mối quan hệ, củng cố lại vị thế của họ.
Ngành xuất khẩu thịt heo tại Canada cũng phải tiếp tục cảnh giác để đối phó với các vấn đề tiếp cận thị trường có các đối thủ cạnh tranh lớn thậm chí là những thị trường được cho là đã ổn định nhất của họ. Vấn đề tiếp cận thị trường có thể bao gồm tất cả mọi thứ từ quốc gia chuyên sản xuất nhãn mác (COOL) do đối tác thương mại lớn (Mỹ) quy định; sự khác biệt về tiêu chuẩn chế biến trong khu vực EU; sự quản lý khác nhau cấp độ tối thiểu dư lượng của các sản phẩm thú y trong thịt như chất tăng trọng ractopamine ở các nước trên thế giới. Khi thương mại nông nghiệp thực phẩm mở rộng, các quốc gia đang ngày càng dựa vào hàng rào phi thuế quan để quản lý mức nhập khẩu và hộ trợ ngành nông nghiệp trong nước. Ngành công nghiệp thịt heo của Canada sẽ phải đầu tư ngày càng nhiều nguồn lực để khắc phục những thách thức thương mại của các rào cản hiện nay. thậm chí, ngành công nghiệp sẽ cần phải đầu tư cả về kinh tế, chính trị ở các thị trường để có thể giảm thiểu các vấn đề của đầu vào.
Vịt Bầu
Chưa chủ động được đầu vào nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đang là một nguyên nhân chủ yếu đẩy giá thành TĂCN của Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó cũng là lý do làm cho các sản phẩm đầu ra nông nghiệp mà cụ thể là các sản phẩm chăn nuôi của chúng ta, đặc biệt là các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ không thể cạnh tranh được với các thị trường khác.
Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho người chăn nuôi cũng như kích thích sự cạnh tranh trong lĩnh vực chăn nuôi của nước ta với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, vào hồi tháng 4 năm 2014, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuất lên các cơ quan nhà nước về việc miễn thuế GTGT cho một số mặt hàng nông nghiệp trong đó có mặt hàng TĂCN công nghiệp.
Theo đó, vào hồi tháng 8 năm 2014, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định đồng ý với đề xuất trên và tại kỳ họp thứ 8 của quốc hội vào ngày 26 tháng 11 năm 2014, quốc hội cũng đã quyết định thông qua văn bản dự thảo luật sửa đổi miễn thuế GTGT cho mặt hàng TĂCN công nghiệp. Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Cũng từ ngày 01/01/2015, các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nêu trên cũng không phải nộp thuế GTGT tại khâu nhập khẩu.
Vậy quyết định miễn thuế GTGT cho mặt hàng TĂCN trên sẽ ảnh hưởng tới những bên liên quan nào?
Đối với doanh nghiệp sản xuất TĂCN.
Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp kích thích nhu cầu của thị trường khi giá thành đầu ra có thể giảm hơn so với hiện tại. Ví dụ bình thường người dân mua một bao cám 25kg với giá khoảng 300.000 đồng thì nay có thể giá sẽ giảm xuống tối đa là 15.000 đồng/1 bao, tức là còn 285.000 đồng/1 bao. (thực tế giá thành có thể giảm xuống mức bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không nhất thiết công ty nào cũng giảm giá thành xuống 5% so với trước khi được miễm thuế).
Khi giá đầu vào giảm → người chăn nuôi thu được nhiều lợi nhuận hơn trước → thị trường chăn nuôi được cải thiện đáng kể → nhu cầu ngày càng tăng → nhà sản xuất ngày càng bán được nhiều hàng hơn.
Đối với các nhà chăn nuôi trực tiếp.
Trên thực tế, những năm gần đây giá TĂCN liên tục tăng, có thời điểm tăng tới 30 – 35%, trong khi chi phí cho thức ăn chiếm tới 70% giá thành nên đã kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng cao, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn khiến người chăn nuôi thua lỗ hoặc hòa vốn. Chính vì thế, việc miễn thuế GTGT mặt hàng TĂCN sẽ giảm khó khăn và tăng tính cạnh tranh cho cho ngành chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi nói riêng.
Như vậy, xét một cách tổng quan trên cả nước thì việc miễn thuế GTGT cho mặt hàng TĂCN sẽ hỗ trợ tương đối một phần chi phí phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời tạo tiền đề cho công cuộc cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi trong nước với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Hoa Đá

Hiện nay chăn nuôi heo thịt theo hình thức công nghiệp đang được bà con chăn nuôi áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành chăn nuôi heo nước ta đang dần lớn mạnh đáp ứng xu thế cạnh tranh của thị trường ngày càng lớn và nhu cầu trong nước ngày một tăng cao.
Chăn nuôi heo thịt công nghiệp (ảnh Minh Khoa)
Chăn nuôi heo theo hình thức công nghiệp đòi hỏi người chăn nuôi cần có kinh nghiệm cũng như nắm được nhu cầu của thị trường chăn nuôi.
Sau một thời gian tiếp cận các trại chăn nuôi tại khu vực Hưng Yên và Hải Dương chúng tôi đã tổng hợp được những thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình chăn nuôi cũng như những rủi ro thường gặp của những hộ chăn nuôi heo.
Sau bài viết hạch toán kinh tế chăn nuôi heo thịt tại nông hộ, chúng tôi tiếp tục đưa ra bài viết hạch toán chăn nuôi heo thịt công nghiệp để bạn đọc có cái tổng quan hơn về ngành chăn nuôi heo.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ hạch toán chăn nuôi heo thịt công nghiệp, với các chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y . . . mà không đưa hạch toán hao phí trại cũng như các nguồn thu từ phụ phẩm chăn nuôi.
Con giống
Với chăn nuôi heo thịt công nghiệp, do những chi phí ban đầu cao nên con giống được sử dụng cần đòi hỏi đáp ứng được tốc độ phát triển cũng như tỷ lệ nạc.
Hiện nay các giống heo siêu được sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi heo thịt chủ yếu có máu Pietran, Duroc, Landrace và Yorkshire.
Giá một heo giống 10kg tại thị trường miền Bắc nước ta khoảng 1 - 1,4 triệu/con. Tại thị trường miền Nam giá heo này khoảng 100.000đ/kg (heo >20kg).
Như vậy giá giống cho một đầu heo giống 10kg khoảng 1,2 triệu/con → Với quy mô 1000 con heo thịt, chi phí giống hết 1.200.000 x 1000 = 1.200.000.000đ (1)
Thức ăn
Với heo giống được bắt ở 10kg ta vẫn cần úm heo trong 15 ngày đầu sau khi bắt.
Thức ăn cần thiết cho heo thịt công nghiệp theo khuyến cáo của các công ty thức ăn chăn nuôi gồm:
- Thức ăn hỗn hợp cho heo con: với 1 heo giai đoạn này sử dụng hết 25kg thức ăn với giá 18.00đ/kg → tiền thức ăn giai đoạn này 450.000đ.
- Thức ăn hỗn hợp cho heo giai đoạn heo thịt: giai đoạn nuôi thịt heo sử dụng khoảng 125kg với giá 13.200đ/kg → 1.650.000đ .
- Thức ăn hỗn hợp cho heo giai đoạn xuất bán: heo giai đoạn này thường sử dụng khoảng 25kg thức ăn có giá khoảng 12.000đ/kg → số tiền thức ăn hết 300.000đ
Sản xuất một heo thịt từ 10kg tới 100kg hơi chi phí thức ăn là: 450.000 + 1.650.000 +300.000 = 2.400.00đ.
→ Để nuôi 1000 heo thịt theo phương thức ăn toàn sinh học (cùng vào cùng ra) chi phí thức ăn khoảng 2.400.000 x 1000 = 2.400.000.000đ (2).
Thuốc thú y
Trong chăn nuôi heo hiện nay vai trò của thú y chiếm một vị thế quan trọng và không thể thiếu trong chăn nuôi hiện nay.
Với quy trình phòng bệnh hiện nay chi phí cho 1 heo nuôi thịt từ lúc 10kg tới khi xuất chuồng khoảng 180.000đ/con trong đó chi phí vaccine khoảng 80.000đ (10.000đ vaccine dịch tả, 25.000đ vaccine suyễn, 30.000đ vaccine PRRS, 25.000đ vaccine LMLM), 100.000đ chi phí cho việc phòng kháng sinh và thuốc bổ cho heo.
→ Như vậy để nuôi 1000 heo thịt chi phí thuốc thú y khoảng 180.000.000đ.
Ngoài ra trại cần thiết có 1 kỹ thuật, hiện nay trả lương cho 1 kỹ thuật khoảng 5.000.000đ/tháng. Một lứa heo khoảng 4 tháng → chi phí cho kỹ thuật 4 x 5.000.000 = 20.000.000đ.
Tổng chi phí thú y khoảng 180.000.000 + 20.000.000 = 200.000.000đ (3)
Chi phí nhân công
Với trại quy mô 1000 heo thịt cần 2 công nhân.
Lương trả cho 1 công nhân khoảng 3.000.000đ/tháng → 2 công nhân 6.000.000đ/tháng → 6.000.000 x 4 = 24.000.000đ (4)
Chi phí điện nước
Chi phí tiền điện nước để vận hành trại gồm có, điện thắp sáng, điện úm heo, điện chạy dàn mát, quạt . . . tất cả chi phí trên với trại kín quy mô 1000 heo thịt khoảng 5.000.000đ/tháng.
Một lứa heo nuôi khoảng gần 4 tháng, như vậy chi phí tiền điện hết khoảng 4x 5.000.000 = 20.000.000đ (5)
→ Tổng chi phí trong chăn nuôi heo thịt công nghiệp chưa tính tới hao phí chuông nuôi là: (1) + (2) + (3) + (4) + (5 ) = 3.800.000.000đ.
Tổng thu
Tiền thu từ bán heo: 100kg/1heo với giá hiện nay khoảng 50.000đ/kg. Với trại quy mô công nghiệp nuôi 1000 con tỷ lệ chết khoảng 5%.
Như vậy ta có thể tính thu từ việc bán heo như sau. (1000 x 95%) x 100 x 50.000 = 4.750.000.000đ
Như vậy chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Với 1000 heo thịt, mỗi lứa tiền lời khoảng 4.750.000.000 – 3.800.000.000 = 950.000.000đ. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chưa tính tới khấu hao chuồng trại, rủi ro trong chăn nuôi, lãi ngân hàng khi huy động vốn và nhiều chi phí phát sinh khác.
Trong bài viết này tất cả các số liệu đều được tham khảo thực tế chăn nuôi tháng 12/2014. Khi áp dụng vào điều kiện chăn nuôi mỗi trang trại ta có số liệu chi phí tại mỗi thời điểm và mỗi trại là khác nhau vì vậy cần có sự thay đổi sao cho phù hợp với mỗi trại.
Việc chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp với chi phí cố định lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao do thời gian chăn nuôi thấp khoảng hơn 3 tháng và giá heo bán được lớn hơn rất nhiều so với giá heo tại nông hộ (heo lai).Việc chuyển hướng sang sử dụng các giống heo ngoại (heo siêu) cho năng xuất cao đang được rất nhiều hộ chăn nuôi sử dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
VietDVM team
Quảng Ngãi xuất hiện dịch cúm gia cầm
Quảng Ngãi xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm tại huyện Sơn Tịnh, thông tin được trung tâm thú y vùng IV đưa ra ngày 19/12 năm 2014.
Phun thuốc sát trùng (ảnh cắt từ video)
Theo thông tin thú vùng IV và ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm huyện Sơn Tịnh cho biết; đã tiến hành tiêu hủy 12.000 con chim cút của hộ gia đình ông Phạm Hoàng Điệp do nhiễm virus cúm gia cầm.
Các xét nghiệm được cơ quan thú y vùng IV kết luận virus cúm gia cầm chủng H5N6 và H5N1 là nguyên nhân gây ra ổ dịch.
Trước đó tại Trà Vinh và Vĩnh Long dịch cúm gia cầm chủng H5N1 cũng đã gây ra 3 ổ dịch ngày 09/12 làm chết và tiêu hủy 1.107 con gia cầm.
Tại Quảng Ngãi dịch cúm gia cầm cũng đã xuất hiện 5 lần từ đầu năm tới nay.
Hiện nay các biện pháp phòng dịch như phun thuốc sát trùng, quản lý vận chuyển... đã được ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm thực hiện nhằm khống chế và kiểm soát dịch bệnh
Ga_8xx tổng hợp
Trong báo cáo theo dõi của cơ quan thú y Ấn Độ gửi tổ chức thú y thế giới ngày 17/12 năm 2014, cho biết nước này tiếp tục bùng phát dịch cúm gia cầm H5N8.
Dịch cúm gia cầm xảy ra tại Ấn Độ (ảnh OIE)
Ổ dịch xảy ra tại Cloppenburg - Niedersachsen, được phát hiện ngày 15/12 năm 2014 trên một đàn gà tây nuôi lấy thịt.
Đã có 199 con gia cầm chết trong tổng số 4.088 con có các biểu hiện bệnh và làm ảnh hưởng tới 17.688 con gia cầm trong vùng. Tất cả số gia cầm trong vùng ảnh hưởng đã được tiêu hủy. Như vậy ổ dịch đã làm chết và tiêu hủy 17.887 con gia cầm.
Các mẫu xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm quốc gia thuộc viện nghiên cứu Friedrich Loeffler, tại đây phản ứng RT-PCR đã được thực hiện kết quả virus cúm gia cầm chủng H5N8 được kết luận là nguyên nhân gây ra ổ dịch.
Trước đó, tại Ấn Độ ngày 04/11 dịch H5N8 đã làm chết và tiêu hủy 30.939 con gia cầm tại Mecklenburg-Vorpommern.
Hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đã được thực hiện.
Ga_8xx