
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng từ đầu đến cuối trong quá trình đánh giá cảm quan thức ăn, bao gồm cả lòng đỏ trứng. Gà mái khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để sản sinh ra những quả trứng có màu sắc chịu nhiều ảnh hưởng của carotenoids.
Năng suất của đàn gà đẻ trứng chịu ảnh hưởng rất lớn từ khả năng phát triển và sức khỏe của chính đàn gà đó. Một chương trình vệ sinh an toàn sinh học tốt, bao gồm việc tiêm vaccine phải được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu hiện hành để bảo vệ tối ưu cho từng giai đoạn phát triển của gà. Các thông số môi trường trong chuồng nuôi cũng phải được quản lý tốt nhất để tạo cho gà một nơi sống thoải mái.

Tuy nhiên, gà đẻ trứng đôi khi bị ảnh hưởng bởi các mầm bệnh như ký sinh trùng, virus, vi khuẩn…đặc biệt là các tác nhân gây bệnh trên đường ruột sẽ làm cản trở sự hấp thu carotenoids dẫn đến lòng đỏ trứng nhạt màu hơn bình thường. Bởi vậy, màu sắc của lòng đỏ trứng được coi là một chỉ số về sức khỏe và hiệu suất sinh sản của đàn gà.
Mối liên hệ giữa lòng đỏ trứng và sức khỏe của đàn gà đẻ trứng:
- Lòng đỏ bao gồm chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và carotenoids.
- Màu lòng đỏ do carotenoids quy định. Ngoài chức năng quy định màu sắc, carotenoid còn đóng vai trò trong quá trình sinh sản của gà, là chất chống oxy hóa và tăng khả năng miễn dịch.
- Việc hấp thu và đồng hóa carotenoid, chất béo và các vitamin tan trong mỡ có mối liên kết mạnh mẽ với nhau.
- Trong đó, bất kỳ sự căng thẳng, stress nào tác động lên đàn gà đẻ trứng hoặc trạng thái bệnh nào mà có thể ảnh hưởng đến chức năng đường ruột đều sẽ làm giảm sự hấp thu và chuyển hóa các chất trên → lòng đỏ sẽ nhạt màu hơn.
- Do đó, chỉ có gà mái khỏe mạnh mới có thể sản xuất một quả trứng mà lòng đỏ có màu vàng tươi.

Tầm quan trọng của Carotenoid đối với sức khỏe của gà đẻ trứng:
Năm 1831, Wackenroder đã phân lập thành công tinh thể Carotenoid màu vàng và gọi là carotene. Năm 1837, từ củ cà rốt, Berzelius đã chiết xuất thành công carotenoids có màu vàng như lá mùa thu và đặt tên cho nó là xanthophylls.
Ngày nay, người ta đã tìm thấy khoảng hơn 750 hợp chất carotenoids khác nhau quy định những màu sắc khác nhau từ vàng tươi cho đến đỏ sẫm. Mặt khác, khi kết hợp với proteins, chúng có thể cho ra những màu sắc như xanh da trời hay xanh lá cây.
Trong lịch sử, Carotenoid đã từng được biết đến với tính chất như là màu của lòng đỏ trứng và đã từng được coi là chất có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của phôi.
Gần đây, khi nghiên cứu một trên một đàn gà đẻ trứng đang phát triển, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi carotenoid mà cụ thể là chất canthaxathin được bổ sung vào khẩu phần ăn của gà, khả năng chống oxy hóa của trứng được cải thiện rõ rệt.
Carotenoid được chia thành caroten, carotenoid (không có oxy trong phân tử) và xanthophylls hoặc oxy-carotenoids (có chứa oxy trong phân tử). Caroten là nguồn cung cấp VitaminA tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% carotenoid có thể được chuyển hóa thành VitaminA.
Vai trò cụ thể của carotenoid vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, nhiều minh chứng cho thấy carotenoid giữ một số chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể gà bao gồm như:
- Hoạt động chống oxy hóa.
- Truyền tín hiệu tế bào và quy định yếu tố phiên mã.
- Thúc đẩy phân chia tế bào.
- Quy định các yếu tố liên quan đến tăng sinh tế bào và tính chất màu tự nhiên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu và chuyển hóa Carotenoid trong cơ thể con gà đẻ trứng.
Các yếu tố dinh dưỡng:
- Chất béo làm tăng sự hấp thu carotenoid và kích thích dòng chảy của mật từ túi mật.
- Chất xơ hòa tan (ví dụ như pectin) cản trở sự hấp thu.
- Aflatoxin và ochratoxin làm giảm sự hấp thu carotenooid.
- Mức protein, tình trạng sắt và kẽm trong cơ thể cũng có ảnh hưởng tới việc hấp thu và chuyển hóa carotenoid.
- Liều lượng carotenoid trong cơ thể (nếu lượng carotenoid trong cơ thể vượt quá ngưỡng cần thiết sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình hấp thu và chuyển hóa chính nó).
- Sự tương tác cạnh tranh giữa các Carotenoid.
Các dạng thực phẩm:
- Vị trí mô thực vật ăn vào (ví dụ như phần lá, củ, thân…có chứa hàm lượng carotenoid khác nhau).
- Thức ăn được xử lý nhiệt nhẹ có tác dụng tốt hơn.
- Kích thước hạt thức ăn càng nhỏ, càng giúp cải thiện chất lượng của carotenoid được chiết xuất ra.
Các yếu tố sinh hóa và trao đổi chất:
- Các dạng chuyển hóa carotenoid khác nhau mang lại hiệu quả khác nhau.
- Sinh lý, tuổi, trạng thái hoocmon và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa carotenoid.
- Gen di truyền của từng cá thể gà đẻ trứng cũng ảnh hưởng đến hấp thu và chuyển hóa carotenoid.
Đặc tính cá thể:
- Ký sinh trùng ký sinh trong ruột sẽ làm giảm sự hấp thu carotenoid.
- Bệnh cầu trùng, newcastle hay bệnh hô hấp mãn tính cũng sẽ làm giảm sự chuyển hóa carotenoid.
- Hội chứng rối loạn hấp thu (đặc biệt liên quan đến chất béo) sẽ làm giảm hấp thu.
- Bệnh gan, thận.
- PH dạ dày tăng do liên quan đến phản ứng tắc mạch máu.
- Các yếu tố môi trường (môi trường nuôi nhốt chật chội, bức bối, tù bí…).

Vai trò của Carotenoid đối với dáng vẻ bề ngoài của bộ lông
Có vẻ như các biểu hiện sinh dục và phòng thủ miễm dịch chịu ảnh hưởng bởi tác dụng của carotenoid, điều này lý giải cho giả thuyết rằng những con gà trống phân bố một lượng lớn carotenoid cho “màu sắc tình dục”nhằm “quảng cáo độ hấp dẫn của nó”.
Trong thực tế, sự phân bổ carotenoid trong cơ thể gia cầm cái có mối tương quan với màu sắc bộ lông của gia cầm đó. Vì vậy, chỉ có những con gia cầm khỏe mạnh mới có đủ lượng carotenoid để tạo ra một bộ lông với màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn.
Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe (ký sinh trùng, suy giảm miễn dịch, stress, oxy hóa, thiếu hụt dinh dưỡng…) đều sẽ kết hợp với việc gia tăng sử dụng carotenoid vì lý do sức khỏe và do đó, lượng carotenoid còn lại cho vấn đề quy định màu sắc sẽ giảm đi → màu lông, màu lòng đỏ trứng đều sẽ nhạt hơn bình thường.
Hấp thu carotenoid trong cơ thể gà đẻ trứng

Việc hấp thu carotenoid từ đường ruột có liên quan với màng tế bào và các sự biến đổi trong nội bào mà có liên quan tới chế dộ dinh dưỡng lipid.
Nhiều khả năng cho thấy carotenoid được hấp thu chủ yếu ở hỗng tràng. Hình 1 là sơ đồ hấp thu carotenoid trong ruột. Sau khi ăn thức ăn, carotenoid trong thức ăn được giải phóng bởi một “ma trận” các enzym tiêu hóa.
Như vậy, các yếu tố sức khỏe bất thường đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa của mỗi con gà đẻ trứng sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu và chuyển hóa carotenoid từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến màu sắc của lòng đỏ trứng và bộ lông của chúng.
Người tiêu dùng có thể thông qua đó mà biết cách chọn lựa trứng từ những con gà khỏe mạnh, tránh xa những quả trứng có lòng đỏ quá nhạt màu.
Các bác sỹ thú y cũng như người chăn nuôi thì có thể thông qua đó mà chẩn đoán bệnh cho đàn gia cầm, điều chỉnh, ngăn chặn bệnh từ sớm, tránh những thiệt hại không đáng có.
VietDVM team biên dịch
theo worldpoutry

Công ty chúng tôi có địa chỉ: Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang cần tìm nhân viên trợ lí phụ trách kỹ thuật nghiên cứu sản phẩm, dinh dưỡng, công thức và kỹ thuật trại.

Vị trí tuyển dụng: Trợ lý kỹ thuật dinh dưỡng, công thức.
Yêu cầu của vị trí: Trợ lý kỹ thuật dinh dưỡng, công thức
Nam, Nữ (ưu tiên nam) tốt nghiệp Nông Lâm hoặc công nghệ sinh học, có kiến thức dinh dưỡng, chăn nuôi, thú y, thực phẩm.
Tiếng anh tốt (nói và đọc tài liệu nghiên cứu)
Nơi ở và làm việc: tại nhà máy tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt.
Ưu tiên ứng viên quê miền tây.
Lương: tối thiểu 8 triệu/tháng, chế độ BHYT, BHXH theo chế độ nhà nước.
Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến.
Liên hệ gởi CV qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. hoặc liên hệ theo sdt: 093.54.888.92 (Ms. Trang)
Thông tin được chia sẻ
Ms. Kiều Trang

Điều kiện buôn bán thuốc thú y ở nước ta
Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y, trong đó quy định điều kiện buôn bán thuốc thú y.
Xem thêm bài viết: Điều kiện hành nghề thú y

Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Cụ thể, tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92 của Luật thú y và đáp ứng các điều kiện:
01 Có địa điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.
02 Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại thuốc phù hợp.
03 Có trang thiết bị bảo đảm điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.
04 Có sổ sách, hoá đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.
05 Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin.
Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Ngoài quy định điều kiện buôn bán thuốc thú y, Nghị định quy định cụ thể điều kiện nhập khẩu thuốc thú y. Theo đó, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 94 của Luật thú y, điều kiện buôn bán thuốc thú y nêu trên và đáp ứng các điều kiện:
01 Có kho bảo đảm các điều kiện theo quy định.
02 Có trang thiết bị phù hợp như quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế để bảo đảm các điều kiện bảo quản.
03 Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập thuốc thú y.
04 Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.
Theo Điều 92 của Luật thú y, tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện:
01 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
02 Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
03 Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
04 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
Tác giả: Hoàng Diên
Nguồn tin: Baochinhphu.vn

Ngành chăn nuôi heo của Trung Quốc hiện không đáp ứng đủ nhu cầu và được dự báo sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Liệu đây có phải là cơ hội cho ngành chăn nuôi heo nước ta?
Bất ngờ 2015 và cơn sốt giá
Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, ở thời điểm bắt đầu cải cách, mở cửa, thịt heo chiếm tới 92,1% “rổ thịt” của người dân nước này. Còn vào năm 2014, khi sản lượng thịt heo của Trung Quốc đạt kỷ lục 56,7 triệu tấn, tỷ trọng này vẫn còn chiếm tới 65,1%, mặc dù sản lượng thịt heo bình quân đầu người/năm của Trung Quốc trong khoảng thời gian này đã tăng rất mạnh, từ 7,2 ki lô gam lên 41,5 ki lô gam.

Các con số này khẳng định một thực tế là, thịt heo giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Trung Quốc.
Do đó, việc sản lượng thịt heo của Trung Quốc giảm 1,84 triệu tấn trong năm 2015, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,2%, đủ sức tạo… cú sốc.
Các số liệu thống kê của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) cho thấy, giá thịt heo tại các thành phố của Trung Quốc trong gần một năm trở lại đây luôn ở mức 4,3-4,8 đô la Mỹ/ki lô gam và tháng 4 vừa qua đã tăng lên 4,96 đô la Mỹ/ki lô gam.
Trung Quốc đã áp dụng giải pháp nhập khẩu thịt heo để “hạ nhiệt” cho thị trường trong nước.
Nếu như khối lượng thịt heo nhập khẩu của Trung quốc năm 2010 mới chỉ là hơn 200.000 tấn thì năm 2011 đã tăng hơn gấp đôi, và năm 2015 đạt kỷ lục 778.000 tấn. Chỉ mới qua quí đầu của năm 2016, nước này đã nhập khẩu 923.000 tấn thịt, tăng đến 58,2%. Trong đó, riêng thịt heo đã đạt 286.000 tấn, tăng 118,8%.
Ý kiến cho rằng Trung Quốc ngừng nhập khẩu heo của Việt Nam trong những ngày vừa qua là do nước này xả kho thịt heo đông lạnh có lẽ là không có cơ sở.
Thay vì chỉ trông chờ vào việc xuất khẩu tiểu ngạch rất phập phù, rủi ro, các nhà quản lý cần khai thông quan hệ thương mại để heo và thịt heo Việt Nam có thể chính danh bước vào thị trường Trung Quốc.
Bởi lẽ, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tuy Trung Quốc có kho thịt heo đông lạnh lớn nhất thế giới ở thời điểm năm 2014 nhưng cũng chỉ là 375.000 tấn, tức là chỉ đủ cho số dân khổng lồ của nước này tiêu dùng trong hơn hai ngày. Không những vậy, ngay trong năm 2015, khi thị trường thịt heo bắt đầu sốt nóng, Trung Quốc đã xả kho khoảng 230.000 tấn.
Cơ hội cho Việt Nam?
Câu hỏi trước mắt là sắp tới Trung Quốc có tăng nhập khẩu heo của Việt Nam trở lại. Còn xa hơn nữa, là liệu Trung Quốc có thể trở thành đích đến của ngành chăn nuôi heo nước ta.
Những dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây nhất cho thấy câu trả lời là có.
Thứ nhất, sản lượng thịt heo của Trung Quốc phải mất ba năm mới có thể phục hồi như kỷ lục năm 2014, còn sau đó cũng chỉ tăng chậm, cho nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nước này.
Trong khi đó, vẫn theo cơ quan này, tiêu dùng thịt heo của Trung Quốc năm nay vẫn đạt 57,1 triệu tấn, cho nên Trung Quốc sẽ phải tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu để đáp ứng phần thiếu hụt rất lớn này.
Việc nhập khẩu thịt heo quí 1 năm nay tăng cao và giá cả cũng đã đạt kỷ lục mới đủ nói lên điều đó.
Nếu nhìn dài hạn, tuy nhịp độ tăng tiêu dùng thịt heo của Trung Quốc trong 10 năm tới cũng chỉ gần tương tự như nhịp độ tăng sản lượng, nhưng nhập khẩu thịt heo trong 10 năm tới của Trung Quốc sẽ đạt mức tăng 3,03%/năm (với quy mô 1,14 triệu tấn) và Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt heo lớn thứ ba thế giới, sau Mexico và Nhật Bản.
Thứ hai, trong điều kiện cán cân cung – cầu căng thẳng như vậy, ít nhất là cho tới năm 2017, kho thịt đông lạnh của Trung Quốc hết sức khiêm tốn, cho nên rất khó để giữ vai trò ổn định giá cả. Giá thịt heo tại thị trường Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ còn đứng ở mức cao và có nhiều biến động.
Do vậy, thay vì chỉ trông chờ vào việc xuất khẩu tiểu ngạch rất phập phù, rủi ro, có lẽ đã đến lúc các nhà quản lý cần xây dựng chiến lược toàn diện về việc phát triển ngành chăn nuôi heo của nước ta hướng vào đáp ứng nhu cầu này, trong đó đương nhiên có cả việc khai thông quan hệ thương mại để heo và thịt heo Việt Nam có thể chính danh bước vào thị trường này.
Tác giả: Nguyễn Đình Bích
Nguồn tin: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Giá cả thị trường tuần 23/2016 tại thị trường miền Bắc.
Giá cả thị trường miền Bắc trong tuần 23/2016 không có nhiều biến động lớn. Giá heo tiếp tục giảm nhẹ; hiện heo Siêu bán tại trại có giá 51.000 - 52.500đ/kg (heo hơi)

Giá heo hơi ở các thị trường chăn nuôi tập chung như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây . . . vẫn khá ổn định, tuy nhiên tại các vùng có chất lượng con giống thấp hơn như: Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình . . . giá heo giảm khá mạnh hiện chỉ còn 45.000 - 48.000đ/kg (heo lai có biểu >70kg).
Giá trứng cũng giảm nhẹ trong tuần, hiện giá trứng gà Ai Cập chỉ còn 1.950 đ/quả (mua sô tại trại), giá trứng gà công nghiệp có giá 1.650đ/quả giảm 100đ/kg so với tuần trước.
Giá cả thị trường tài miền Bắc nước ta trong tuần 23 vừa qua khá ổn định, hầu hết các mặt hàng đều được các trại đánh giá là có lãi khá nếu không sảy ra dịch bệnh lớn
Tham khảo giá cả thị trường chi tiết trong tuần 23/2016.
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Trang trại Tuấn Hương mới đưa vào hoạt động với quy mô 300 nái. Hiện tại đang có nhu cầu tuyển dụng kĩ thuật trại. Yêu cầu có kinh nghiệm quản lý trại nái. Mức lương hấp dẫn cho vị trí kĩ thuật 15 triệu/ tháng. Ngoài ra nếu làm tốt cuối năm sẽ được mức thưởng hấp dẫn. Mọi chi tiết xin liên hệ Mr. Huy: 0973.320.128

Tại miền Nam nước ta trong tuần 23 vừa qua, giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động như thế nào?
Tuần đầu của tháng 06 năm 2016 giá cả các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Nam nước ta có mức tụt giảm nhẹ. Giá heo giảm 1000đ/kg so với cuối tháng 5/2016, hiện chỉ còn 49.000đ/kg.

Giá cả thị trường nhìn chung vẫn duy trì ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Giá heo giống vẫn duy trì ở mức 100.000 - 110.000đ/kg (heo siêu).
Với mặt hàng gia cầm thịt; giá gà lông màu nuôi bán công nghiệp có giá 38.000đ/kg tiếp tục giảm so với tháng 5 vừa qua (đây là tháng thứ 2 liên tiếp sản phẩm này giảm), tuy nhiên giá Vịt thịt lại có mức tăng khá (43.000đ/kg) đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm tới nay
Giá trứng gia cầm tiếp tục tăng so với tuần trước; hiện trứng gà có giá 1.750 đ/kg với mức giá như hiện nay người nuôi gà đẻ đã có lãi.
Nhìn chung giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Nam nước ta khá ổn định, mặc dù các dấu hiệu cho thấy thị trường đang đi xuống.
Tổng hợp giá cả thị trường tuần 23/2016:
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Lợn hơi xuống giá, gà lông màu tăng dần
Giá thịt lợn hơi ở Việt Nam bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm dần. Trong khi đó, sau hơn một năm quanh quẩn ở ngưỡng 50.000 – 55.000 đồng/kg, hiện giá gà lông màu bắt đầu tăng dần lên mức 60.000 – 65.000 đồng/kg.

Thị trường Trung Quốc vẫn tiêu thụ lợn hơi của Việt Nam, song không còn nóng như cách đây chừng một tháng. Hàng ngày các xe chở lợn vẫn dừng lại tắm rửa dọc quốc lộ 1A mới đoạn qua địa bàn xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, song thưa thớt hơn lúc cao điểm rất nhiều.
Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương…, lợn hơi siêu nạc đang được bán với giá 49.000 – 52.000 đồng/kg, nhưng không còn hiện tượng thương lái tranh nhau vét hàng như trước.
Thấp hơn miền Bắc, hiện giá heo hơi tại khu vực miền Trung và Đông Nam bộ như Thanh Hóa, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Trị, Đồng Nai, Đồng Tháp… đang được các chủ trại xuất bán tại cửa chuồng với giá dao động 44.000 – 47.000 đồng/kg.
Nhìn chung, với giá bán như hiện nay người chăn nuôi lợn vẫn có lãi, bởi với mặt bằng giá thức ăn chăn nuôi ở thời điểm hiện tại, giá thành 1kg lợn hơi dao động trong khoảng 37.000 – 42.000 đồng/kg.
Suốt từ đầu năm 2015 đến giữa tháng 4/2016, giá các loại gà lông màu trong Nam ngoài Bắc lẹt đẹt ở ngưỡng 45.000 – 50.000 đồng/kg nên rất nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng hoặc chuyển sang nuôi lợn. Vì vậy, năm 2015 và nửa năm 2016 là thời điểm vô cùng khó khăn của những doanh nghiệp SX giống gia cầm và người chăn nuôi gia cầm.
Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6/2016 giá gà lông màu tăng dần đều lên 52.000 đồng, 55.000 đồng rồi 60.000 đồng và nay đạt mặt bằng 65.000 đồng/kg, nên những hộ nào kiên trì theo đuổi giờ lãi khá, bởi giá thành 1kg gà lông màu hiện chỉ vào khoảng 39.000 – 42.000 đồng.
Tác giả: Minh Phúc
Nguồn tin: Trung ương hội chăn nuôi Việt Nam

Số lượng các nghiên cứu về việc dùng côn trùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bổ sung vào trong thức ăn động vật, thay thế nguồn protein hiện tại (chủ yếu là đậu tương) đang ngày một gia tăng. Dưới đây là tóm tắt của một số nghiên cứu điển hình sẽ cung cấp cho độc giả những đánh giá xác thực về hiệu quả của “bữa ăn côn trùng” (IM – Insects meal) hoàn toàn mới mẻ này.
Có nhiều loại côn trùng khác nhau đã được nghiên cứu sử dụng để thay thế cho bột cá (trong nuôi trồng thủy sản) và đậu tương (trong chăn nuôi gia súc, gia cầm) nhưng chủ yếu là sâu bột (sâu quy), ruồi và ấu trùng ruồi đen.


Mặc dù ý tưởng “bữa ăn côn trùng” này mang đến rất nhiều hứa hẹn nhưng hiệu suất chăn nuôi và tốc độ tăng trưởng của vật không phải lúc nào cũng tốt như một số nghiên cứu đã chỉ ra. Hãy cùng Vietdvm.com tham khảo và quyết định có lựa chọn côn trùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho trang trại nhà bạn hay không nhé.
1. Các nghiên cứu trong nuôi trồng thủy sản: so sánh hiệu quả giữa bột cá với côn trùng.
Trong năm 2015, 1 dự án do EU tài trợ - PROteINSECT – đã thử nghiệm sử dụng côn trùng mà cụ thể là ấu trùng ruồi làm thức ăn nuôi cá hồi trên biển Đại Tây Dương trong 8 tuần liên tục. Kết quả cho thấy, có thể thay thế tối đa 1 nửa lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện tại bằng ấu trùng ruồi mà không ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế cũng như khả năng tăng trọng của cá hồi. Ngoài ra, thử nghiệm còn cho kết quả các “bữa ăn côn trùng” đã được khử chất béo có tiềm năng có thể thay thế hơn 50% bột cá trong khẩu phần ăn (nếu không khử chất béo thì chỉ thay thế được tối đa 50%).
Nói về hiệu quả của việc dùng sâu bột làm thức ăn chăn nuôi, Công ty Ynsect của Pháp đã chỉ ra rằng, một “bữa ăn côn trùng” đã được khử chất béo có hiệu quả có thể thay thế 100% bột cá trong chế độ ăn của cá hồi rainbow trưởng thành mà vẫn đạt yêu cầu về tốc độ tăng trưởng nói chung.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí “Journal of Insects as Food and Feed” (tạp chí sâu bọ, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi) sau khi thử nghiệm nuôi cá tra bằng chế độ ăn có 50% bột cá được thay thế bằng sâu bột giống cho biết, cuối vụ thu hoạch thì trọng lượng cơ thể trung bình / mỗi con cá trong thí nghiệm thấp hơn khá nhiều so với cá tra được nuôi bằng khẩu phần ăn có nhiều bột cá.
Về tốc độ tăng trưởng trong tháng đầu tiên, cá tra vẫn đạt cân nặng như bình thường. Nhưng sau đó, đến cuối tháng thứ 2 thì cả 2 nhóm thí nghiệm và đối chứng đều giảm tốc độ tăng trưởng. Cuối cuộc thử nghiệm, cá nuôi bằng chế độ ăn IM có tốc độ tăng trưởng / ngàycao hơn một chút so với cá nuôi bằng chế độ ăn FM (fish meal).
“Bữa ăn côn trùng” – IM – là một nguồn protein thay thế đầy hứa hẹn cho protein từ đậu nành, bột cá trong khẩu phần ăn của động vật.
2. Chăn nuôi heo: Đường ruột heo con khỏe mạnh với bữa ăn côn trùng.
PROteINSECT tiến hành thử nghiệm cho 48 heo đực con đã thiến ăn trong khoảng 4 tuần với khẩu phần ăn bao gồm 2% côn trùng thô và 1,25% chiết xuất protein từ côn trùng. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể giữa 48 heo thí nghiệm và các heo con được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn chăn nuôi công nghiệp về trọng lượng cơ thể, tăng trọng / ngày, lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.
Tuy nhiên, số lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột 48 heo con thí nghiệm tăng cao. Còn số lượng vi sinh vật có hại thì không có thay đổi hay khác biệt gì so với các heo nhóm đối chứng. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy “bữa ăn côn trùng” giúp tạo ra một môi trường lành mạnh hơn trong đường ruột heo con.

Một bài báo của FAO mô tả một thử nghiệm trong đó những con nhộng của loài ruồi đen được bổ sung vào trong khẩu phần ăn của heo con cai sữa giai đoạn đầu thay cho thành phần là huyết hương khô (thay 50% và 100%) theo 3 giai đoạn (giai đoạn 1: thay 0%; giai đoạn 2: thay 2,5% và giai đoạn 3 thay 5%). Có hoặc không bổ sung axitamin.
Nếu không có bổ sung axitamin, việc thay thế 50% huyết tương khô bằng nhộng ruồi trong khẩu phần ăn cho hiệu suất tốt hơn một chút trong giai đoạn 1 (trọng lượng heo con tăng 4%, khối lượng thức ăn thu nhận tăng 9%).
Tuy nhiên, khẩu phần ăn thay thế 100% huyết tương khô bằng nhộng ruồi đã không đạt kết quả như kỳ vọng. Hiệu suất tổng thể giảm 3-13%.
3. Gia cầm: tăng 2% sản lượng thịt.
Nghiên cứu về bữa ăn côn trùng đã được khử chất béo và ảnh hưởng của nó lên gà thịt, công ty Ynsect của Pháp đã tiến hành thử nghiệm cho gà ăn theo chế độ IM đã được khử chất béo trong vòng 34 ngày. Kết quả cho thấy vô cùng khả quan:
- Sản lượng thịt tăng 2%.
- Không có sự gia tăng về tỷ lệ tử vong.
- Lượng nước tiêu thụ giảm 15% nên chuồng trại cũng sạch sẽ hơn.

Một nhóm nghiên cứu người Ý cũng đã tiến hành thử nghiệm để xem xét tác động của bữa ăn có bổ sung sâu bột giống trên đối tượng là gà nuôi chăn thả tự do (ở Việt Nam có thể gọi là gà ta). Kết quả cho thấy:
- Hiệu suất tăng trưởng của gà không bị ảnh hưởng gì.
- Việc tạo máu hay các chỉ số huyết thanh đều bình thường.
- Các tính năng về hình thái, mô học trong cơ thể gà không có biến đổi gì đáng kể.
Từ đó họ kết luận: việc bổ sung sâu bột vào trong khẩu phần ăn của gà chăn thả tự do là hoàn toàn an toàn.
Nhóm gia cầm của dự án PROteINSECT tiến hành thử nghiệm trên 300 gà trống Linh Phượng (hay còn gọi là gà Ross – giống gà thịt nổi tiếng thế giới) trong 39 ngày với khẩu phần ăn chứa 2% bột côn trùng thô và 1,25% chiết xuất protein từ côn trùng so sánh với đàn gà trống Linh Phượng được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn lại. Kết quả cho thấy không có nhiều sự khác biệt đáng kể trong năng suất vật nuôi.
Như vậy, dù là một nguồn protein đầy hứa hẹn, thay thế cho những nguồn protein đang dần cạn kiệt như đậu tương hay bột cá nhưng hiệu quả thực sự của “bữa ăn côn trùng” đến đâu thì vẫn còn là một vấn đề cần xem xét, thử nghiệm, nghiên cứu kỹ càng hơn nữa. Biết đâu, đây lại là xu hướng tương lai của nền chăn nuôi thế giới!
VietDVM team biên dịch
theo allaboutfeed

Điều kiện hành nghề thú y tại nước ta
Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y, cụ thể: Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn; kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật; điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y; quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc thú y GMP; điều kiện hành nghề thú y.

Trong đó, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.
Cụ thể, người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản.
Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản.
Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau: Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng Đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.
Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau: Đối với cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn, người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược; cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn thì người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học.
Tác giả: Hoàng Diên
Nguồn tin: Baochinhphu.vn