Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Công ty cổ phần phát triển Nông Nghiệp TNXP có địa chỉ tại 636 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, Tp.HCM đang cần tuyển

 

Công ty cổ phần phát triển Nông Nghiệp TNXP tuyển kỹ thuật trại heo sinh sảnh
Công ty cổ phần phát triển Nông Nghiệp TNXP tuyển kỹ thuật trại heo sinh sản

 

 

KỸ THUẬT TRẠI HEO SINH SẢN

 

Mô tả công việc: kỹ thuật trại heo sinh sản

- Chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật chăn nuôi, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với trại phụ trách.

- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của công ty tại trại: con giống, thức ăn, thuốc thú y...

- Tư vấn, phổ biến kỹ thuật cho công nhân.

- Làm việc tại tỉnh Bình Dương

- Công việc cụ thể sẽ trao đổi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn

 

 

Quyền lợi được hưởng ở vị trí: kỹ thuật trại heo sinh sản

- Lương, thưởng hàng tháng.

- Các chế độ bảo hiểm theo luật.

- Du lịch nghỉ mát.

- Hỗ trợ ăn, chỗ nghỉ trong trại.

- Các chế độ đãi ngộ theo quy định công ty.

 

Yêu cầu công việc

- Tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y

- Ưu tiên ứng viên nam

 

 

Yêu cầu hồ sơ

- Đơn xin việc.

- Sơ yếu lý lịch.

- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy khám sức khỏe.

- Các bằng cấp có liên quan.

Nộp hồ sơ: Scan hoặc chụp hình CMND, số hộ khẩu, bằng cấp gửi theo địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., khi gọi phỏng vấn sẽ nộp bản chính hồ sơ.

- Liên hệ: 0986.952.983 (Mr. Triết).

 

Thông tin được chia sẻ
Mr Triết       

Quyền lợi của người bán thuốc thú y quá lớn, tiếp thị tận ngõ ngách hộ chăn nuôi kích thích lựa chọn của nông dân không được tập huấn, thiếu kiến thức.                        

 

Xem thêm: Các loại chất cấm và vì sao cấm dùng trong chăn nuôi

 

Trước nhiều ý kiến cho rằng, chất cấm trong nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi vẫn được sử dụng không kiểm soát và khó tin tưởng có thể quản lý được trong năm 2016, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ Nguyễn Văn Ngọc lại tin tưởng điều này.

 

Ông Nguyễn Văn Ngọc cho hay, từ khi Luật Hình sự áp dụng đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cùng với việc ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi như Salbutamol, clenbutero, cimaterol, ractopamine… dùng để kích thích tăng trưởng (tạo nạc, tăng trọng) cho gia súc, gia cầm được ban hành, tâm lý nhiều hộ gia đình chăn nuôi đã thay đổi và cẩn trọng hơn trong lựa chọn thuốc cũng như thức ăn chăn nuôi.

 

"Đa phần nông dân sản xuất nông nghiệp ta là những hộ nông sản xuất nhỏ lẻ. Trong số đó lại có một bộ phận không có kiến thức về chăn nuôi, không có tập huấn cách chăn nuôi mới hoặc được tập huấn nhưng không nghe theo mà cố hữu suy nghĩ tự ra hiệu thuốc thú y để mua những sản phẩm thuốc được quảng cáo", ông Ngọc nhận định.

Chăn nuôi nhỏ lẻ mới là sức hút đối với chất cấm nông nghiệp.
Chăn nuôi nhỏ lẻ mới là sức hút đối với chất cấm nông nghiệp.

Theo ông Ngọc, lực lượng tiếp thị của các nhà sản xuất thức ăn, các loại thuốc kháng sinh, của người bán hàng thuốc thú y đông đảo và tiếp cận sâu vào từng ngõ ngách của người dân, tiếp thị tận nơi bằng hình thức đi rong, bán dạo sẽ gây chú ý với nông dân bởi tính tiện lợi. Người nông dân dễ dàng lựa chọn các sản phẩm thuốc theo các tư vấn bán thuốc.

 

Quyền lợi của người bán thuốc quá nhiều. Họ được phép ép người tiêu dùng mua thuốc. Có thể bệnh đó chỉ cần 1 loại thuốc nhưng họ kê khai nhiều thêm thành 2, 3 loại thì người mua cũng phải nhắm mắt đi mua.

 

Người nông dân khi đó mua vô tội vạ các loại thuốc, thức ăn mà không biết đến công dụng và tác hại ra sao.

 

"Thực chất người nông dân nhỏ lẻ bị lừa chứ không phải họ cố ý", ông Ngọc khẳng định.

 

Trong khi đó, lực lượng cán bộ thú y chưa thể tiếp cận sâu hơn. Điều này gây ảnh hưởng tới nhận thức của người nông dân và thúc đẩy họ tiêu dùng.

 

Chỉ cần làm được điều này, thậm chí có các loại hóa chất trôi nổi trên thị trường, thì người nông dân cũng không sử dụng.

 

Giải pháp đối với nhóm người chăn nuôi nhỏ lẻ được ông Ngọc cho hay bước đầu phải nâng cao nhận thức của người nông dân các kiến thức cần có về hóa chất, quy trình chăn nuôi sạch, chăn nuôi đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng.

 

"Hãy nghe lời cán bộ thú y chứ đừng nghe những lời tư vấn bán thuốc. Bởi thực chất, những người bán thuốc cũng có những quyền lợi quá lớn và mục tiêu lợi nhuận bán sao được nhiều thuốc càng tốt hơn mục tiêu chữa khỏi bệnh cho vật nuôi", ông Ngọc cảnh báo.

 

Trong khi đó, tham gia các khóa tập huấn chăn nuôi, người nông dân hoàn toàn có thể nắm được các kiến thức mới để chăn nuôi tốt hơn chứ không phụ thuộc vào thuốc phòng chữa bệnh bằng kháng sinh.

 

Cán bộ thú y ở tuyến gần nhất có thể là người phổ biến những kiến thức này.

 

Nhà nước đã có vai trò hướng dẫn, nông dân cũng phải có vai trò học hỏi, nắm bắt kiến thức để điều chỉnh chăn nuôi.

 

Cùng với các công tác kiểm soát chất cấm trên thị trường và sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Nông nghiệp thời gian qua, ông Ngọc tin tưởng kiểm soát chất cấm sẽ không còn là câu chuyện nghe rồi "chẹp miệng, lắc đầu".

 

Xem thêm: Phát hiện hành vi mới trong buôn bán chất cấm trong chăn nuôi

 

Chăn nuôi lớn: Dễ kiểm soát, lợn nhuận cao, tiêu dùng đảm bảo

 

Vị Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, từng đồng chi phí sẽ gắn vào lợi ích kinh doanh nên quá trình chăn nuôi sẽ được kiểm soát tỉ mỉ, chất lượng và các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm cũng sẽ được đảm bảo.

 

Doanh nghiệp vẫn sử dụng các chất kích thích nhưng họ có thời gian ngưng trước khi sản xuất, các hóa chất này trong cơ thể vật nuôi sẽ được phân rã trước khi xuất chuồng chứ không có kiểu hôm trước xuất chuồng thì đêm nay tiêm thuốc.

 

Nhắc tới mô hình doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm của Mỹ, ông Ngọc cho hay doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước vì con số của họ ít hơn và làm việc tập trung.

 

Vốn là những doanh nghiệp lớn, họ cũng chú trọng lợi nhuận trên hết và cơ quan nhà nước hoàn toàn kiểm soát được quy trình sản xuất này, họ cho phép người dân sử dụng. Khi sử dụng các loại hóa chất trong chăn nuôi, doanh nghiệp đó hoàn toàn phải có quy trình và trong đó phải có thời gian ngừng trước khi giết mổ.

 

"Các doanh nghiệp Mỹ làm ăn lớn và họ sản xuất theo dây chuyền. Nước Mỹ có khoảng 5-10 công ty thôi và họ sản xuất ra toàn nước Mỹ.

 

Họ có những nông trang lớn để sản xuất, khu vực chăn nuôi do doanh nghiệp quản lý riêng và kiểm soát tất cả đầu vào sản phẩm. Doanh nghiệp thu mua riêng, giết mổ riêng. Nhà nước Mỹ kiểm soát đầu ra sản phẩm, nếu đạt các tiêu chuẩn liều lượng các chất sẽ được xuất xưởng", ông Ngọc nói.

 

Trong khi tại Việt Nam, đặc điểm của chúng ta là sản xuất nhỏ lẻ, khó quản lý. Hàng triệu nông dân và mỗi nhà lại một cánh đồng thì rất khó trong quản lý. Khi không quản lý được thì chúng ta cấm.

 

Do vậy, tại Việt Nam, hiện chẳng còn cách nào ngoài việc nâng cao nhận thức của người dân, gia tăng trách nhiệm xã hội của họ để thực hiện sản xuất xanh.

 Ảnh: Một cuộc tập huấn nông dân làm thức ăn chăn nuôi ở thôn Bảo Vinh, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận.
Một cuộc tập huấn nông dân làm thức ăn chăn nuôi ở thôn Bảo Vinh, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận.

Xem thêm: Từ 1/7/2016 sẽ phạt tù với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

 

Hiện nay, các Hợp tác xã nông sản vẫn tồn tại và các doanh nghiệp hoạt động thành các chuỗi liên kết mang lại hiệu quả khá cao.

 

Ông Ngọc nêu ví dụ: 4 "nhà" cùng thực hiện theo chuỗi liên kết gồm: nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà chọn giống, nhà chăn nuôi, nhà giết mổ phối hợp với nhau làm thành một quy trình có kiểm soát được. Nếu tiếp tục các mô hình nhỏ lẻ, trôi nổi thì đặc biệt khó kiểm soát.

 

Tại Đồng Nai, Sài Gòn có doanh nghiệp chuyên bán thức ăn, con giống rồi thu mua lại gà, lợn, đảm bảo đầu ra cho nông dân với điều kiện, người nông dân phải đảm bảo các quy trình chăn nuôi mà họ đặt ra.

 

Để đáp ứng được tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, người chăn nuôi phải đảm bảo được các yêu cầu mà nhà phân phối đưa ra.

 

Người chăn nuôi phải có các sổ ghi chép. Tuần đầu nông dân làm gì cho ăn gì, tuần 2, tuần 3... cho tới khi xuất chuồng. Giả sử tuần 7 được xuất thì nông dân bắt đầu tiến vào một quy trình khác - tạm ngưng sử dụng chất kích thích trước xuất chuồng. Điều này đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, sinh lời thì mới tiếp tục đầu tư. Đó là một bài toán kinh tế đơn giản mà doanh nghiệp nào cũng hiểu được.

Tác giả: Cúc Phương 
Nguồn tin: Báo Đất Việt

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức hội nghị giải ngân Quỹ Khuyến nông thành phố cho 11 hộ dân thuộc khu chuyển đổi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Liên Châu (huyện Thanh Oai) với tổng số tiền lên tới 4,4 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

 

Đồng vốn quý giúp nông dân làm giàu

 

Ông Đào Xuân Quân - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai cho biết: “Đây là nguồn vô cùng quý báu đối với người dân xã Liên Châu, bởi không chỉ giúp bà con có thêm vốn để xoay vòng phát triển chăn nuôi mà còn giúp bà con tự tin, mạnh dạn làm ăn lớn. Minh chứng là nhiều hộ dân trong xã được tiếp cận nguồn vốn ở các đợt vay trước đã sử dụng nguồn vốn rất hiệu quả”.

 

Anh Đào Quang Giới giới thiệu sản phẩm trứng gà tại trang trại của gia đình ở xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội)
Anh Đào Quang Giới giới thiệu sản phẩm trứng gà tại trang trại của gia đình ở xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh: Nga Trang

 

Trước kia, Liên Châu là xã khó khăn khi nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm trong khu vực trũng, nông dân thường xuyên bị mất mùa. “Từ khi có nguồn vốn từ Quỹ Khuyến nông, người dân đã có tiền để làm ao, xây dựng chuồng trại, từ đó thu nhập của các hộ tăng lên gấp nhiều lần so với trước” – ông Quân khẳng định.

 

Ông Đào Quang Huệ - Chủ tịch UBND xã Liên Châu cho biết: “Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã đã chú trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm giúp nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Cụ thể, xã đã chuyển 116,9ha trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình VAC từ năm 2004, với hơn 100 hộ tham gia. Đến nay, thu nhập từ diện tích chuyển đổi đã đạt bình quân 245 triệu đồng/ha, ngoài ra còn có nhiều mô hình khác cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha như trồng rau, hoa… Kết quả này cũng là nhờ một phần sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông thành phố trong việc tạo điều kiện cho bà con vay vốn xây dựng kinh tế”.

 

Là 1 trong số 11 hộ nông dân nhận được hỗ trợ vốn lần này, ông Đào Quang Vui, thôn Châu Mai, xã Liên Châu phấn khởi cho biết: “Đồng vốn này không chỉ giúp bà con chúng tôi vơi cơn “khát” vốn mà còn được hỗ trợ rất thiết thực, kịp thời. Hy vọng Trung tâm Khuyến nông thành phố sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ hơn nữa và giúp bà con vay vốn trong thời gian dài hơn”.

 


    Ông Ngô Đại Ngọc -Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội đề nghị các hộ dân được vay vốn cần sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Trong trường hợp có khó khăn hoặc bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phải kịp thời báo cáo với chính quyền và cán bộ phụ trách quỹ tại địa phương để có hướng giải quyết.

Đảm bảo vốn vay phát huy hiệu quả

 

Ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm, việc làm mới, nâng cao tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, Quỹ Khuyến nông Hà Nội cùng chính quyền thành phố đã khảo sát, hướng dẫn các hộ có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ vay vốn, trong đó ưu tiên các vùng sản xuất tập trung. Hạn mức tối đa cho mỗi trường hợp vay vốn lần này là 500 triệu đồng/hộ, thời gian vay tối đa 2 năm với suất 0,5%/tháng.

 

“Đây không chỉ là nguồn vốn thông thường mà còn là sự quan tâm, hỗ trợ của thành phố đối với sản xuất nông nghiệp. Để nông dân sử dụng đồng vốn hiệu quả, Sở và Trung tâm Khuyến nông thành phố sẽ luôn theo sát, định hướng giúp bà con phát huy hiệu quả cao nhất” - ông Ngọc nói.

 

Cũng theo ông Ngọc, trong thời gian tới, Sở cùng trung tâm sẽ cố gắng giảm bớt các khâu, thủ tục vay vốn để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn.

 

Được biết, ngoài việc nhận được vốn vay, các hộ còn được cán bộ khuyến nông địa phương hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Đây là yếu tố quan trọng giúp bà con sản xuất đạt hiệu quả cao, nhằm tạo khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội, các tỉnh, thành phố lân cận và hướng tới xuất khẩu nông sản chất lượng cao.

 

Một trong những hộ thành công nhờ nguồn vốn vay từ Quỹ Khuyến nông thành phố là gia đình anh Lê Văn Trẻo ở thôn Châu Mai, xã Liên Châu. Năm 2013, anh Trẻo mạnh dạn vay 450 triệu đồng từ Quỹ Khuyến nông để đầu tư ao chuồng, xây dựng mô hình nuôi cá kết hợp chăn thả vịt. Sau 1 năm triển khai, trừ các khoản chi phí, gia đình anh Trẻo thu lãi gần 600 triệu đồng, nhờ đó năm 2015 anh Trẻo đã hoàn lại quỹ đúng hạn. Phát huy hiệu quả đã đạt được, từ 30ha ban đầu, gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích chăn nuôi lên 80ha, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ, với thu nhập 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.

 

“Có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình tôi rất biết ơn Trung tâm Khuyến nông thành phố, đặc biệt là nguồn vốn từ Quỹ Khuyến nông mà trung tâm đang thực hiện rất hiệu quả, thiết thực” – anh Trẻo chia sẻ.

 


  • 5 tỷ đồng là nguồn vốn được cấp ban đầu khi Quỹ Khuyến nông thành lập (tháng 2.2002), đến năm 2015 quỹ có tổng vốn 130 tỷ đồng.
  • 500 triệu đồng/phương án là giới hạn vay lãi suất 6% năm và thời gian vay không quá 36 tháng.
  • 2.500 lượt hộ đã được giải ngân từ năm 2002 đến nay.

 

Tác giả: Thùy Trang – Lê Nga   

Nguồn tin: Báo nông thông ngày nay

Mỗi năm, Việt Nam phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN). Do phụ thuộc nhập khẩu nên giá TACN trong nước luôn cao hơn 20 - 30% so với các nước trên thế giới. Trong khi công nghệ sản xuất còn yếu, vùng nguyên liệu không ổn định, công tác quản lý ở các địa phương thiếu chặt chẽ… thì giải pháp cho lĩnh vực này lại chưa đủ mạnh. Vì thế, công nghiệp sản xuất TACN chưa thể bứt phá.

 

Hoạt động theo kiểu "ăn sẵn"

 

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), giá trị nhập khẩu các mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2016 khoảng 1,11 tỷ USD. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngành sản xuất TACN Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu nguồn nguyên liệu ổn định nên hằng năm phải nhập khẩu trên dưới 3-5 tỷ USD cho TACN và nguyên liệu. Trong đó có gần 3 triệu tấn ngô, hơn 2 triệu tấn dầu đậu tương, hàng trăm nghìn tấn bột cá, bột xương thịt, ngoài ra còn nhập thêm các chất phụ gia bổ sung thức ăn, các loại vi khoáng. Một trong những nguyên nhân khiến ngành sản xuất TACN còn yếu kém là hoạt động nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này còn rất yếu. Hiện chưa có kết quả nghiên cứu nào về công nghệ có thể giúp các doanh nghiệp (DN) sản xuất TACN ứng dụng và chủ động hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn, Premix là loại sản phẩm bổ sung rất quan trọng trong TACN nhưng ở Việt Nam mới có một vài DN manh nha sản xuất với quy mô nhỏ, chưa có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, các DN nước ngoài như Công ty Ross, Bayer, Biomin… đã sản xuất, cung ứng hàng trăm nghìn tấn Premix mỗi năm mà không có đối thủ cạnh tranh. 

 

Nguồn thức ăn chăn nuôi hiện phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu.
Nguồn thức ăn chăn nuôi hiện phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu. Ảnh: Bá Hoạt

 


Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa), hiện một số trang trại chăn nuôi lớn đã sử dụng công nghệ thức ăn tự phối trộn để hạ giá thành, song các loại phụ gia quan trọng giúp gia súc, gia cầm tăng trưởng vẫn phải nhập khẩu. Có thời điểm, giá TACN tăng cao, các DN nước ngoài bán ra cầm chừng, nhiều trang trại chăn nuôi phải mua với giá cao hơn 5-10% để dự trữ.

 

Thực tế, các DN sản xuất TACN trong nước chủ yếu vẫn hoạt động theo kiểu "ăn sẵn", không đầu tư thiết bị máy móc, nhà xưởng hiện đại và xây dựng các vùng nguyên liệu nên chẳng những giá thành cao mà sản xuất còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Không những thế, công tác quản lý của các ngành chức năng còn thiếu chặt chẽ, nhất là ở cấp tỉnh, huyện còn nhiều yếu kém. Thậm chí, có nơi chưa có cán bộ chăn nuôi chuyên trách mà giao cho cơ quan thú y quản lý nhưng không có cơ sở vật chất kỹ thuật đủ khả năng kiểm soát chất lượng. Cán bộ cơ sở làm công tác quản lý cũng không được huấn luyện nghiệp vụ, kiến thức mới... Theo bà Nguyễn Thị Sắc - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai, hiện việc quản lý TACN ở cấp xã, thị trấn gần như "bỏ ngỏ" vì không có cán bộ để làm việc này. Thực tế, để kiểm tra về chất lượng TACN rất khó vì cán bộ không có chuyên môn và thiếu các phương tiện kỹ thuật để lấy mẫu, giám định sản phẩm…

Ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật

 

Theo ông Phạm Đức Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất TACN, Nhà nước cần quy hoạch vùng nguyên liệu ở những địa phương có lợi thế về trồng ngô, lúa, đậu tương, đồng thời cải tiến bộ giống để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Các DN trong nước cần liên kết lại với nhau để thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn, thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Nhà nước cần coi TACN là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm để đơn vị sản xuất được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón (thuộc 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công thương xếp hạng quy định để giảm thuế giá trị gia tăng).

 

Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Chương Mỹ cho rằng, Nhà nước cần chỉ đạo các viện, trường đại học triển khai nghiên cứu quy trình sản xuất TACN với công nghệ hoàn chỉnh, tiên tiến để có thể phổ biến đại trà vào sản xuất, giúp các DN sản xuất TACN trong nước giảm chi phí đầu tư. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc quản lý, phân phối, giá bán của các DN sản xuất TACN có vốn đầu tư nước ngoài để bình ổn giá theo quy định, từng bước hạn chế việc độc quyền của những DN này trên thị trường. Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cho rằng, ngoài việc hỗ trợ của Nhà nước, các trang trại chăn nuôi cần chủ động việc sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương làm thức ăn tự phối trộn để giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.

Tác giả: Phúc Bản    
Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

Manh nha từ năm 2011 nhưng đặc biệt từ năm 2013 đến nay thương lái Việt Nam và Trung Quốc ồ ạt tổ chức thu gom lợn thịt trọng lượng lớn (thường gọi là lợn mỡ) để xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch- một hiện tượng tương tự các nông sản khác.

 

Heo hơi được chở đi Trung Quốc
Heo hơi được chở đi Trung Quốc

 

Thu mua, xuất khẩu ồ ạt

 

Khách quan đánh giá, nhờ Trung Quốc mà 3 năm qua người chăn nuôi lợn nước ta đã có thêm thị trường tiêu thụ lợn thịt (có khi cả lợn sữa, lợn choai), với giá bán khá cao, có lãi, góp phần giải quyết thêm việc làm ở nông thôn vùng Đông Nam bộ, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và chủ yếu là Đồng bằng sông Hồng.

Đặc biệt, tháng 3 và 4/2016, việc thu mua buôn bán lợn mỡ sống qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Cao Bằng khá nhộn nhịp. Mỗi ngày có khoảng 50 đến 100 xe tải, cao điểm tới 300 xe chở lợn giao cho thương lái Trung Quốc. Mỗi xe khoảng 15- 17 tấn, chở 150- 155 con...

 

Lợn được chuyên chở ra Bắc, tập trung chủ yếu tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam sau đó đưa lên biên giới phía Bắc. Theo thông tin từ nhiều nguồn, người chăn nuôi trong tháng 3, tháng 4 và đầu tháng 5/2016 đã có lãi 1-1,2 triệu đồng/con lợn mỡ, thậm chí có lúc thu lãi 1,5 triệu đồng/con; người thu gom, vận chuyển lợn lãi 15- 17 triệu đồng/xe lợn.

 

Phải công nhận nhu cầu thị trường lợn mỡ tại nước láng giềng Trung Quốc đã góp phần khiến ngành chăn nuôi lợn nước ta tăng trưởng mạnh, thậm chí nhiều chuyên gia ví ngành nuôi lợn nước ta tăng trưởng bong bóng, khi người nuôi lợn ồ ạt tăng đàn, mua cả lợn giống không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

 

Tại sao Trung Quốc mua nhiều lợn mỡ?

 

Trung Quốc lâu nay luôn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất lợn thịt. Năm 2014, theo Tổ chức nông lương Liên Hợp quốc (FAO) thì nước này sản xuất trên 56,5 triệu tấn thịt lợn xẻ (chiếm trên 48% tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu).

 

Tuy vậy, thiếu hụt nguồn cung ngày càng tăng, hàng năm Trung Quốc thường nhập khẩu khá nhiều thịt lợn. FAO thống kê, năm 2014 Trung Quốc đã nhập 564 ngàn tấn thịt xẻ đông lạnh tăng 25% so với năm 2013; và nhập 814 ngàn tấn nội tạng lợn.

 

Năm 2015, Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, nước này đã nhập tới 777,5 nghìn tấn thịt xẻ gồm thịt đông lạnh và thịt nát tăng 37,8% so với 2014; quy ra lợn hơi tăng 5 triệu con. Đó là chưa kể số lượng rất lớn nội tạng mà Trung Quốc nhập từ một số nước Âu, Mỹ và trên trăm ngàn tấn lợn hơi nhập qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam...

 

Người Trung Quốc có thói quen ăn thịt lợn nhiều mỡ, sử dụng nhiều mỡ lợn, thích ăn thịt lợn béo kho tàu, nhiều loại bánh trong đó có bánh Trung thu cũng cần mỡ lợn, các tỉnh phía Bắc nước này do lạnh càng cần ăn thịt lợn nhiều mỡ…

 

Hệ quả lớn và di chứng lâu dài

 

Việc thu gom lợn mỡ đang gây náo loạn ngành chăn nuôi lợn và thị trường thịt lợn trong nước. Xuất khẩu tiểu ngạch thường rất khó thống kê chính xác, đầu ra không theo quy luật nào (ồ ạt mua, rồi bất ngờ dừng) đã gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo sản xuất, xây dựng kế hoạch chăn nuôi lợn ở các địa phương.

 

Heo được vận chuyển qua đường biên giới
Heo được vận chuyển qua đường biên giới (ảnh minh họa)

 


Thời gian qua thông tin xuất khẩu lợn sang Trung Quốc đã tác động xấu đến cung cầu thịt lợn trong nước, đẩy giá lợn hơi tăng mạnh, có lúc biến thành cơn sốt. Điều quan trọng là do xuất tiểu ngạch nên không có số liệu chính thống, tất cả đều méo mó phục vụ ý đồ của thương lái, dẫn đến khó kiểm soát tình hình.

 

Do chỉ nghe tin đồn thổi, người chăn nuôi đã ồ ạt tăng đàn, thậm chí nhiều người đã mua thêm đất, xây thêm chuồng trại làm ảnh hưởng không nhỏ đến đảm bảo yêu cầu vệ sinh dịch bệnh và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

 

Thói quen ăn thịt lợn tươi, thịt mát của người Trung Quốc cũng không khác gì với người Việt Nam. Hình thức buôn bán nông sản Việt Nam - Trung Quốc qua đường tiểu ngạch như bao năm nay càng khuyến khích việc Trung Quốc thu mua lợn mỡ từ Việt Nam- một nguồn cung thường xuyên, dồi dào.

 

Việc đua nhau gom lợn thịt bán sang Trung Quốc đã tạo áp lực rất lớn với thị trường thịt lợn trong nước. Giá lợn thịt trong nước đang bị cuốn theo đà tăng giá lợn hơi xuất khẩu. Cụ thể, giá thịt lợn tăng 6.000 - 10.000 đồng/kg trong đầu tháng 5/2016 so cùng kỳ 2015, trong đó sườn tăng tới 20.000 đồng/kg. Giá lợn giống cũng đã tăng 6.000 - 10.000 đồng/kg.

 

Người tiêu dùng có thể sẽ dần quay lưng lại với sản phẩm thịt lợn trong nước do đang phải sử dụng thịt lợn quá đắt, chưa kể vẫn còn tâm lý e ngại an toàn thực phẩm do người chăn nuôi lợn vẫn lén lút sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh.

 

Từ đó gián tiếp đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu do giá rẻ hơn nhiều (thịt đùi lợn sản xuất trong nước đang cao hơn thịt đùi lợn nhập khẩu 15.000 - 20.000 đồng/kg), lại an toàn hơn.

 

Do dành nhiều thời gian và công sức để sản xuất lợn mỡ bán cho Trung Quốc, chắc chắn người chăn nuôi chưa mặn mà với việc tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, không lo xây dựng các chuỗi liên kết, xây dựng và quảng bá thương hiệu, không tập trung vào các giải pháp để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, không tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap…

 

Việc đua nhau nuôi lợn để xuất sang Trung Quốc (thực tế là xuất khẩu sản phẩm thô) nên lợi nhuận không cao, dễ bị rủi ro. Tai hại hơn đang làm cho nhiều nơi coi nhẹ, không quan tâm tới đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến…

 

Như vậy sẽ làm yếu thêm khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn vốn đang khá thấp. Hệ quả là ngành chăn nuôi Việt Nam không thể chủ động hội nhập, thu hẹp dần thị phần tiêu thụ trong nước và khó có thể xuất khẩu được thịt lợn trong tương lai.

 

Đối với Trung Quốc, lợn hơi từ Việt Nam sang chủ yếu vẫn là mua chui và có thể bị thương lái phía bên kia biên giới "đóng cửa" bất kỳ lúc nào. Bởi theo danh sách các quốc gia/khu vực đáp ứng yêu cầu và được cấp phép xuất khẩu thịt (bao gồm thịt lợn) sang Trung Quốc do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29/4 vừa qua, thì Việt Nam không có tên trong danh sách này.

Tác giả: TS Đoàn Xuân Trúc       
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Úc ra lệnh cấm xuất khẩu gia súc cho một công ty của Việt Nam và cấm cung cấp chúng cho nhiều lò giết mổ ở Hải Phòng vì nghi ngờ ngược đãi động vật.

Trang trại gia súc của Animex Hải Phòng
Trang trại gia súc của Animex Hai Phong (ảnh: Animex Hải Phòng)

ABC của Úc hôm nay 13.6 cho biết Canberra đã đưa ra quyết định tạm ngưng xuất gia súc đối với Công ty Animex Hai Phong trong thời gian điều tra những cáo buộc được tổ chức bảo vệ động vật Animals Australia cung cấp nói rằng nhiều lò mổ ở Hải Phòng đã ngược đãi động vật, vi phạm tiêu chuẩn ESCAS.
Tờ báo nói rằng các lò mổ đã dùng búa tạ để đập đầu các con vật hoặc nhấn nước chúng trước khi làm thịt, những hành động được cho là tàn bạo đối với động vật và cũng là điều cấm kỵ theo ESCAS khi nhập khẩu gia súc từ Úc.

 

“Đó là những cáo buộc nghiêm túc và chúng tôi đang xem xét những hình ảnh ghi lại cảnh dùng búa tạ đập đầu con vật nhưng chưa có báo cáo nào nói đến việc nhấn nước chúng”, Alison Penfold của Hội đồng Các nhà xuất khẩu gia súc của Úc, nói.

Úc cấm xuất gia súc cho Animex Hải Phòng
Úc cấm xuất gia súc cho Animex Hai Phong (ảnh: AFP)

Bộ Nông nghiệp Úc tuần qua cho biết đang tiến hành điều tra sau khi nhận được báo cáo của tổ chức Animals Australia.

 

Báo cáo cũng nói rằng gia súc nhập khẩu từ Úc (chủ yếu là bò và trâu) đã được tuồn ra bên ngoài, cung cấp cho những lò giết mổ ngoài hệ thống đã được cấp phép theo quy định ESCAS. Khi xin phép nhập khẩu gia súc từ chính phủ Úc, các công ty phải chứng minh có hệ thống lò mổ đạt tiêu chuẩn ESCAS.

 

Bà Penfold nói rằng Công ty Animex Hai Phong từng dính vào vụ tương tự, vi phạm quy định “phúc lợi của động vật” khi mua bán gia súc "bên trong và ngoài hệ thống". Công ty này nhập khẩu khoảng 15.000 con trâu, bò Úc từ năm 2012 - 2015 và cung cấp cho thị trường Hải Phòng.


Tác giả: Minh Quang   
Nguồn tin: Báo Thanh Niên

Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành hóa ngành hóa chất thú y đã được Bộ Công Thương đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Xem thêm: Điều kiện hành nghề thú y tại nước ta

Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thú y
Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thú y (ảnh minh họa)

Theo dự thảo, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành thú y phải có bằng đại học các ngành hóa chất, nông nghiệp, dược phẩm.

 

Cơ sở có đăng ký kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất, bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y; có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra chất lượng hóa chất, sản phẩm hóa chất ngành thú y đảm bảo tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền ngành nông nghiệp chấp nhận đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng; có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 

Tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành thú y phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

 

Dự thảo nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hướng dẫn thực hiện các quy định trên.

 

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tác giả: Tuệ Văn     
Nguồn tin: Báo Chính Phủ

Giá ngô tăng ở Trung Quốc đã buộc người nông dân ở nước họ phải thu hẹp qui mô đàn gia súc và sản lượng thịt lợn vì thế giảm đi nhiều, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài.

 

Trung Quốc
Trung Quốc "thèm" thịt lợn, Mỹ hồ hởi đẩy mạnh xuất khẩu (ảnh minh họa)

 

Tại Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ lượng thịt lợn lớn nhất trên thế giới, “cơn thèm” các món ăn được chế biến từ những bộ phận bị bỏ đi của con lợn như là móng giò, tai hay mõm lợn đang đẩy giá thịt lợn trên sàn giao dịch Chicago tăng mạnh.

 

Trong tuần qua, số lượng hợp đồng đầu cơ giá lên đối với mặt hàng thịt lợn ở sàn giao dịch Chicago đã tăng nhiều nhất kể từ tháng 1/2016 và đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm.

 

Giá ngô tăng ở Trung Quốc đã buộc người nông dân ở nước họ phải thu hẹp qui mô đàn gia súc và sản lượng thịt lợn vì thế giảm đi nhiều, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài. Theo lời ông Dermot Hayes, nhà kinh tế nông nghiệp thuộc trường đại học tiểu bang Iowa Hoa Kì (Iowa State University) thì trong năm nay, quốc gia này có thể phải nhập khoảng 5% sản lượng thịt lợn của Hoa Kì. Thịt lợn hợp đồng “bán giao sau” tại Chicago đang được giao dịch ở sát mức đỉnh điểm kể từ năm 2014, năm mà giá mặt hàng này tăng cao kỉ lục do dịch bệnh làm lợn con chết hàng loạt.

 

Ông Randy Spronk, chủ tịch và nhà đồng sở hữu công ty thịt lợn Spronk Brothers III nhận xét: “Nếu bạn có một sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ăn uống của Trung Quốc và họ có nhu cầu về sản phẩm đó thì giá trị của nó sẽ tăng lên rất nhiều. Trong thời gian tới, nếu người Trung Quốc thu hẹp qui mô đàn lợn nái hoặc tăng lượng tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người thì tiềm năng sẽ rất lớn.”

 

Các hợp đồng thịt lợn bán giao sau của Chicago đã tăng 20% lên 57.205 trong tuần kết thúc vào ngày 7/6, theo như dữ liệu phát hành ba ngày sau đó của Hiệp hội giao dịch tương lai (Commodity Futures and Trading Commission). Giá giao dịch hợp đồng thịt lợn giao vào tháng Tám đã tăng 0,9% trong tuần trước, đạt mức 86,625 cent/pound trên sàn giao dịch Chicago Mercantile. Giá thịt lợn đã chạm mức 87,05 cent/pound vào ngày 9/6, mức cao nhất kể từ tháng 12/2014 và đã đạt kỉ lục về các hợp đồng trong tháng Tám.

 

Người Trung Quốc qua nhiều thế hệ có văn hóa ăn hầu hết các bộ phận của con lợn. Điều này mang lại lợi ích cho người chăn nuôi ở Hoa Kỳ, bởi vì những chỗ thịt đáng ra bị họ bỏ đi laị được tận dụng. Thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục bao gồm đa dạng các loại đã tăng 117% trong 4 tháng đầu năm 2016 so với cùng kì năm ngoái, theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội xuất khẩu thịt Hoa Kỳ.

 

Tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu trong sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc đối với thịt lợn nhập ngoại, các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ đang tìm cách thay đổi kỹ thuật chăn nuôi của mình.

 

Trung Quốc cấm chất ractopamine, một phụ gia trong thức ăn chăn nuôi khiến cho lợn nhiều nạc và lớn nhanh hơn trong khi lượng thức ăn tiêu thụ mất ít hơn. Để cạnh tranh tốt hơn với thịt lợn châu Âu vốn không sử dụng chất này, các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ như Spronk đang cố gắng điều chỉnh.

 

Mỗi năm, công ty này xuất ra ngoài thị trường khoảng 200.000 con lợn và họ đã ngưng sử dụng chất ractopamine trong quá trình chăn nuôi kể từ tháng Mười.

 

Tại Mỹ, những bộ phận khác nhau ít dùng tới của lợn được bán với giá rất rẻ. Chẳng hạn, vào ngày 10/6, giá chân giò lợn rơi vào khoảng 99.6 cent/pound rẻ hơn rất nhiều so với giá 2,95 USD/pound đối với thịt nạc thăn.

 

Cùng thời điểm tại Trung Quốc, giá chân giò lợn tươi bán lẻ tại Phúc Châu rơi vào khoảng 46 nhân dân tệ/kg (3,18 USD/pound), còn ở Quảng Đông, giá mõm lợn là 20 nhân dân tệ/kg (1,38 USD/pound).

 

Giá mõm lợn tại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 4/6 là 58 cent/pound. Mức giá cao hơn tại thị trường châu Á là một sự khuyến khích lớn đối với các nhà chăn nuôi Mỹ.

 

Tốc độ tăng sản lượng thịt lợn trong nước của Trung Quốc có thể bị chậm lại trong thời gian tới. Chính phủ nước này đang siết chặt các quy định về bảo vệ môi trường, và hoạt động chăn nuôi lợn buộc phải chuyển từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ sang các nông trại hiện đại, cách xa khu vực đô thị. Điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian.

 

Hoạt động xuất khẩu đa dạng các sản phẩm thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc có thể giúp giá trị mỗi đầu lợn ở Mỹ tăng thêm tới 13,5 USD trong vòng vài năm tới. Hiện tại, xuất khẩu sang Trung Quốc giúp giá trị mỗi con lợn nặng 270 pound (khoảng 122 kg) thêm khoảng 10,8 USD so với giá bán ở Mỹ.

 

Tuy nhiên, việc mở rộng chăn nuôi lợn tại Hoa Kì hoàn toàn có thể cung cấp đủ lượng thịt lợn đáp ứng nhu cầu cao của Trung Quốc, hạn chế giá thịt lợn ngày một tăng.

 

Với các nhà máy giết mổ mới, phần lớn sản lượng tăng sẽ dành cho việc xuất khẩu.

 

Thị trường của Trung Quốc không chỉ bị “nhòm ngó” bởi các công ty chăn nuôi của Hoa Kỳ mà còn được các nhà sản xuất tại Châu Âu, Brazil và Canada để mắt tới. Họ đang cạnh tranh mạnh với nhau trên thị trường này.

 

Ông Steve Meyer, nhà phân tích thị trường thịt lợn tại công ty Express Markets nhận định trong một buổi phỏng vấn tại thủ đô Des Moine: “Châu Âu đã giành thị phần khá lớn trong vòng 2 năm qua,và họ sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng,…”

Tác giả: Thu Hằng        
Nguồn tin: Trí thức trẻ/Bloomberg

Công ty New Hope là một tập đoàn kinh tế đa quốc gia, đứng thứ 3 trên thế giới và thứ nhất Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Hiện nay tại thị trường Miền Bắc Việt Nam tập đoàn xây dựng 4 nhà máy hiện đã và đang đi vào sản xuất. Nhằm phục vụ cho các khâu sản xuất, kinh doanh ngày một lớn mạnh. 

 

 

Công ty NewHope tuyển dụng
Công ty NewHope tuyển dụng

 

Công ty New Hope Miền Bắc cần tuyển dụng một số lượng nhân sự cụ thể như sau :

 

1. Nhân viên kinh doanh 10 người

Yêu cầu :Bằng trung cấp trở lên và học Chuyên ngành chăn nuôi, thú y, maketing Trực tiếp đi thị trường đến các đại lý, trang trại chăn nuôi lớn, giúp đỡ thú y, chăn nuôi. Giới thiệu và mời sử dụng sản phẩm của công ty

 

2. Nhân viên chăm sóc kỹ thuật thị trường 5 người

Yêu cầu : Chuyên ngành chăn nuôi, chuyên ngành thú y. Trực tiếp đi thị trường đến các đại lý, trang trại chăn nuôi lớn, giúp đỡ thú y, chăn nuôi , Chăm sóc trang trại lớn sử dụng sản phẩm của công ty

 

 

3. Nhân viên kỹ thuật trại 10 người

Yêu cầu : Chuyên ngành chăn nuôi, chuyên ngành thú y. Làm việc trực tiếp tại trại chăn nuôi Lợn, Gà

 

• Yêu cầu chung của công ty New Hope:

 

1. Nhiệt tình, chịu khó, ham học hỏi.

2. Giao tiếp tốt, mạnh rạn.

3. Có phương tiện đi lại, có phương tiện liên lạc.

 

• Lương thưởng :

1. Nhân viên kinh doanh+ Nhân viên kỹ thuật thị trường

Thử việc từ 11 triệu + Lương thưởng (thời gian 1 – 2 tháng)

Chính thức 15 triệu + Lương thưởng (tùy theo thành tích đạt được)

 

2. Nhân viên kỹ thuật trại .

Thử việc từ 6 triệu trở lên (thời gian 1 – 2 tháng): Chính thức 8 triệu – 12 triệu

 

 

• Quyền lợi khi làm việc tại công ty New Hope:

Có cơ hội học tập & phát triển

Cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp

Hưởng toàn bộ chế độ ưu đãi cho người lao động (theo yêu cầu của nhà nước việt nam)

Có cơ hội thăng tiến (tăng chức, tăng lương).

Hưởng chế độ nghỉ lễ, tết theo quy định việt nam

Làm việc tại tỉnh nhà (tại nơi cư trú của mình)

Liên hệ : Mr. Thiệu 0944.988.286 

 

 Thông tin được chia sẻ
Mr. Thiệu       

Từ ngày 15/07/2016 việc phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành.

 

Phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn
Phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn (ảnh minh họa)

 

Xem thêm:

«»› Quy định mới về điều kiện buôn bán thuốc thú y ở nước ta

«»› Quy định mới về điều kiện hành nghề thú y tại nước ta

 


Theo đó, các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn bao gồm: Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ theo hướng dẫn; Phòng bệnh bắt buộc cho động vật bằng vắc-xin được thực hiện đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định.

 

Về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, Thông tư nêu rõ cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải tuân thủ yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật để phòng bệnh cho động vật.

 

Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính đối với bệnh quy định thì không phải thực hiện phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh đó.

 

Đối với xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc đối với Bệnh Cúm gia cầm; Bệnh Lở mồm long móng; Bệnh Tai xanh ở lợn; Bệnh Dịch tả lợn; Bệnh Dại động vật…

 

Đối với động vật, sản phẩm động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới, Cục Thú y trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định các biện pháp xử lý bắt buộc.

 

Trong trường hợp có dịch bệnh đối với các bệnh động vật quy định hoặc bệnh truyền nhiễm mới mà trong nước chưa sẵn có thuốc thú y phù hợp để phòng, chống dịch bệnh, Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam để phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp. Việc sử dụng thuốc thú y để phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc hoặc chỉ định của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

 

Việc công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm các điều kiện: Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố.

 

Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

 

Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y. Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên.

 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/07/2016.

 

Tác giả: Khánh Linh  
Nguồn tin: Baochinhphu.vn

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status