
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Xem thêm: Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong TACN

Nghị định trên quy định điều kiện kinh doanh, gồm:
01 Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
02 Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng;
03 Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường;
04 Điều kiện kinh doanh con giống vật nuôi, tinh, phôi, trứng giống, chăn nuôi tập trung đối với trâu, bò, dê, cừu, ngựa, thỏ, lợn, gà, vịt, ngan, đà điểu, chim cút, chim yến; sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (bao gồm cả chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất, trừ hóa chất khử trùng, tiêu độc, sát trùng, dùng trong nuôi trồng thủy sản); buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản;
05 Điều kiện sản xuất giống thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu Bến Tre), nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi); kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản; khai thác thủy sản;
06 Điều kiện kinh doanh thực phẩm (lương thực; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm khác): cơ sở sản xuất thực phẩm (trồng trọt, thu hái, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản); cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; chợ đầu mối nông sản; cơ sở buôn bán thực phẩm.
Điều kiện đầu tư kinh doanh bảo vệ thực vật
Về điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Nghị định quy định tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết quy định tại Nghị định này về nhân lực, nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng.
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện về nhân lực, địa điểm, kho thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định, tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 37 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết về nhân lực; điều kiện đối với cá nhân được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Dowload toàn văn của nghị định: Tại đây
Tác giả: Phương Nhi
Nguồn tin: baochinhphu.vn

Đầu tháng 6/2016 vừa qua, một công ty Hà Lan tên là In-Ovo đã tuyên bố sẽ tiến tới sản xuất thương mại hàng loạt máy có thể xác định giới tính phôi gà ngay từ lúc 9 ngày sau khi ấp – một phát minh vô cùng giá trị với ngành chăn nuôi gà thế giới.
Công ty này cho biết, họ đã tìm thấy một dấu hiệu quan trọng trong phôi gà mà có thể giúp xác định giới tính của gà một cách chính xác tới 95%.

Phương pháp tiêm kim
Để phát hiện phôi gà trống mái người ta dùng phương pháp “tiêm kim”, theo đó một chiếc kim dài khoảng 0,7mm được tiêm vào phần trên của vỏ trứng (như trong video). Toàn bộ thời gian đưa kim mất khoảng 4 giây trong tổng số thời gian.
→ Nguyên lý cụ thể chưa được In-Ovo công bố.
Kỹ thuật này trái ngược hoàn toàn với các kỹ thuật “xâm lấn” như các nghiên cứu trước đó. Và nó thực sự mở ra rất nhiều hy vọng cho ngành chăn nuôi gà thế giới.
Tháng 5/2016, các nhà khoa học ở Đức đã dùng phương pháp quang phổ để xác định giới tính gà với độ chính xác cũng lên tới 95% nhưng để làm được điều đó, người ta cần phải cắt bỏ một phần vỏ trứng và lắp lại sau đó nếu phôi đó là phôi con mái.
Trước đó, những người chăn nuôi ở Canada cũng tuyên bố rằng đã sáng chế ra một kỹ thuật có thể xác định giới tính phôi gà trước cả khi đưa trứng vào lò ấp, tuy nhiên cho đến nay phương pháp này vẫn chưa được công bố chính thức hay áp dụng trong thực tiễn.
Chiếc máy sẽ sớm được thương mại hóa đưa vào các trang trại chăn nuôi gà.
Đồng sáng lập của công ty In-Ovo, ông Wouter Bruins tuyên bố với ngành gia cầm thế giới rằng, chiếc máy nguyên mẫu đầu tiên đang được công ty này phát triển và hoàn thiện và hy vọng có thể đưa vào sản xuất thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới.
Nó có thể giúp người chăn nuôi gà phát hiện giới tính phôi chỉ sau 9 ngày ấp, sớm hơn 11 ngày so với thời điểm phôi phát triển đủ để nhận biết – theo như một số quan điểm trước đó cho rằng, ông nói.
→ Giảm chi phí ấp nở xuống rất nhiều.
Công ty đang hợp tác với các chuyên gia xử lý trứng của tập đoàn Sanovo để phát triển công nghệ, hoàn thiện thiết bị và kỹ thuật hiện có. Ông kỳ vọng chiếc máy đầu tiên sẽ được bán ra vào đầu năm 2018 với hiệu quả như mong muốn.
Việc giết bỏ gà trống con 1 ngày tuổi đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều ở châu Âu vì họ cho rằng nó ảnh hưởng đến quyền lợi động vật một cách nghiêm trọng. Hiện nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi gà trên thế giới đều chỉ có cách giết bỏ gà con 1 ngày tuổi.
Bước đột phá quan trọng cho ngành gia cầm nói chung, ngành chăn nuôi gà nói riêng.
ông Wouter Bruins cho biết thêm: “kỹ thuật mới này là một bước đột phá quan trọng bởi vì theo thống kê, hàng năm ở Hà Lan có hơn 45 triệu con gà trống 1 ngày tuổi bị giết bỏ vì chúng không thể đẻ trứng. Trên thế giới, con số đó lên tới 3,2 tỷ gà trống con mỗi năm”.
“Ngoài việc giúp đảm bảo quyền lợi động vật, giảm những đau đớn không cần thiết cho chúng thì phương pháp này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường (lượng trứng nở ra ít hơn → tiêu thụ ít năng lượng hơn → thải ít CO2 ra môi trường hơn) cũng như giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều (ấp 9 ngày → kiểm tra giới tính → loại bớt phôi đực → giảm chi phí ấp nở). Bởi vậy mà công nghệ mới này cũng sẽ giúp các trại gia cầm, các trại chăn nuôi gà giống nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình hơn rất nhiều”.
Hơn nữa, công ty này được thành lập bởi Wil Stutterheim và được sự hỗ trợ của rất nhiều bên liên quan bao gồm bộ trưởng bộ kinh tế Hà Lan cho đến đại học Leiden, Hà Lan.
VietDVM team biên dịch
(theo wouldpoultry)

Tại miền Nam nước ta trong tuần 26 vừa qua, giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động như thế nào?
Tuần đầu của tháng 06 năm 2016 giá cả các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Nam nước ta có mức tụt giảm nhẹ. Giá heo giảm 1000đ/kg so với cuối tháng 5/2016, hiện chỉ còn 49.000đ/kg.

Giá cả thị trường nhìn chung vẫn duy trì ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Giá heo giống vẫn duy trì ở mức 100.000 - 110.000đ/kg (heo siêu).
Với mặt hàng gia cầm thịt; giá gà lông màu nuôi bán công nghiệp có giá 38.000đ/kg tiếp tục giảm so với tháng 5 vừa qua (đây là tháng thứ 2 liên tiếp sản phẩm này giảm), tuy nhiên giá Vịt thịt lại có mức tăng khá (43.000đ/kg) đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm tới nay
Giá trứng gia cầm tiếp tục tăng so với tuần trước; hiện trứng gà có giá 1.750 đ/kg với mức giá như hiện nay người nuôi gà đẻ đã có lãi.
Nhìn chung giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Nam nước ta khá ổn định, mặc dù các dấu hiệu cho thấy thị trường đang đi xuống.
Tổng hợp giá cả thị trường tuần 26/2016:
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 100.000 - 110.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 7.500 - 8.500 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 11.000 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 18.000 - 20.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 13.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 33.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud | 15.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp
48.000 - 50.000 |
37.000 40.000 |
27.000 - 28.000 |
1.750 |
60.000 |
41.000 |
43.000 |
2.100 |
100.000 - 110.000 |
7.500 - 8.500 |
10.500 - 12.000 |
18.000 - 20.000 |
11.000 - 12.500 |
33.000 - 41.000 |
15.000 - 18.000 |
43.000 - 55.000 |

Hiện Trang trại Bò sữa Thanh Hóa (Vinamilk) đang có nhu cầu tuyển dụng

Vị trí tuyển dụng: Kỹ sư chăn nuôi - thú y: 04 người
1. Nơi làm việc: Trang trại Bò sữa Thanh Hóa, xã Xuân Phú, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
2. Mô tả công việc:
– Thực hiện công việc chăm sóc nuôi dưỡng bò bê.
– Theo dõi, quan sát tình hình sức khỏe bò, bê.
– Tham gia công tác vệ sinh chăn nuôi
– Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc bê và cho bê ăn theo đúng hướng dẫn công việc.
– Chịu trách nhiệm theo dõi bò đẻ và đỡ đẻ cho bò.
– Thực hiện công việc phòng bệnh cho bò, bê theo quy định của Trang trại.
– Theo dõi sức khỏe toàn đàn bò bê trong trang trại, kiểm tra, phát hiện và điều trị bò, bê ốm kịp thời.
– Tham gia hội chẩn bò, bê ốm
– Kiểm tra theo dõi, phát hiện, khám bò động dục và phối giống cho bò
– Hộ lý bò sau đẻ theo đúng hướng dẫn, quy trình, quy định của Công ty/Trang trại nhằm loại bỏ nhau thai ra càng sớm càng tốt.
– Thực hiện khám thai cho bò
– Khám kiểm tra và hội chẩn cho các cá thể bò chậm sinh.
3. Yêu cầu:
– Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng chuyên ngành Chăn nuôi, thú y, dược thú y…
– Ứng viên tốt nghiệp Đại học (chính quy) loại Khá, Giỏi là một lợi thế.
– Chấp nhận sinh viên mới tốt nghiệm ngành chăn nuôi, thú y
– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành chăn nuôi Bò sữa
– Có kiến thức chuyên môn tốt trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y
– Tính trung thực và ý thực trách nhiệm công việc.
– Khả năng làm việc độc lập và chịu áp lực cao.
– Có hiểu biết về các phần mềm: Word, Excel
4. Hồ sơ gồm:
– CV, Đơn xin việc
– Sơ yếu lý lịch
– Bằng ĐH và các bằng cấp/chứng chỉ liên quan khác
Nộp hồ sơ – Hạn nộp: 31/07/2016
Thông tin liên hệ:
- Điện thoại: 0913 557 115
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Bạn có muốn xem thêm!!!
Thông tin được chia sẻ
Trương Văn Dũng
Ban HCNS Trang trại Bò sữa Thanh Hóa.

Masan Nutri-Science tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ngành đạm động vật: mua thêm 30% cổ phần còn lại của ANCO và tăng 10,9% cổ phần tại VISSAN.

Dường như sứ mệnh phát triển thành một công ty hàng tiêu dùng hàng đầu trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành hàng thịt của MASAN chưa dừng lại.
Ngày 30/6/ 2016, Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science (“MNS”), một thành viên của Tập đoàn Masan, (HOSE: MSN, “Masan”, Tập đoàn”), công bố đã mua thêm 30% cổ phần giúp tăng sở hữu tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (“ANCO”) lên 100%. Đồng thời, MNS cũng nâng tỷ lệ sở hữu gián tiếp trong Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (“VISSAN”) từ 14% lên 24,9%.
Theo đó, Công ty đã chi trả giá bình quân 106.000 đồng mỗi cổ phiếu để mua 24,9% cổ phần của VISSAN để nhận được cơ hội hợp tác với thương hiệu hàng tiêu dùng hàng đầu trong ngành hàng thịt tươi sống và thực phẩm chế biến.
Những giao dịch chiến lược này nhấn mạnh tính cam kết của MNS trong việc nâng cao năng suất của nghành đạm động vật của Việt Nam với mục tiêu cao nhất là trực tiếp phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm thịt có thương hiệu, chất lượng cao với nguồn gốc rõ ràng và giá cả phải chăng.
Mục tiêu của MNS là triển khai một mô hình kinh doanh độc đáo, trực tiếp vận hành và tích hợp toàn bộ chuỗi giá trị đạm động vật từ thức ăn gia súc, chăn nuôi, giết mổ đến chế biến các sản phẩm thịt có thương hiệu. Tầm nhìn của Công ty là phát triển thành một công ty hàng tiêu dùng hàng đầu trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành hàng thịt.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch của Masan Nutri-Science, nói: “Chúng tôi đã xác lập một mục tiêu và tầm nhìn đầy tham vọng trong năm 2015 và đang từng bước xây dựng năng lực cho MNS để hiện thực hóa sứ mệnh của mình. MNS tập trung vào việc cung cấp cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm thịt chất lượng cao, có thương hiệu với giá cả phải chăng, mà họ có thể tin yêu và thưởng thức mỗi ngày. Tôi rất vui mừng khi quan hệ đối tác của chúng tôi với VISSAN ngày càng trở nên thắt chặt vì chúng tôi cùng chia sẻ tầm nhìn giống nhau”.
Ông Danny Lê, Tổng Giám đốc của Masan Nutri-Science phát biểu: “Các giao dịch chiến lược này thể hiện rõ niềm tin của MNS vào những nền tảng vận hành và các đối tác mạnh mẽ có khả năng giúp chúng tôi trở thành nhà vô địch trong ngành hàng thịt. Trọng tâm hiện nay của MNS là đẩy nhanh quá trình tích hợp để khai thác giá trị thực sự vượt trội cho cả doanh nghiệp và lẫn người tiêu dùng.”
Trong khi đó, ông Phạm Trung Lâm, Tổng Giám đốc của công ty ANCO và Proconco cho rằng: “Tôi cảm thấy phấn khởi khi tiếp tục tăng cường hợp tác với VISSAN để đẩy nhanh quá trình tích hợp và phát triển các mảng kinh doanh của cả hai bên qua việc triển khai thực thi xuất sắc từ đầu vào đến đầu ra của chuỗi cung ứng” Giao dịch mua 10,9% cổ phần của VISSAN dự kiến được hoàn tất sau khi thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
Masan Nutri-Science (“MNS”) là một trong những công ty kinh doanh trong mảng đạm động vật lớn nhất ở Việt Nam. Với tổng doanh số khoảng 2 triệu tấn trong năm 2015, MNS là công ty lớn thứ hai trong mảng thức ăn chăn nuôi nói chung, và là công ty lớn nhất trong mảng thức ăn chăn nuôi heo. MNS có mạng lưới phân phối rộng lớn với gần 4.000 đại lý trên khắp Việt Nam. MNS sở hữu 11 nhà máy trên toàn quốc với tổng công suất đạt 2,5 triệu tấn.
Proconco được thành lập năm 1991, ban đầu là liên doanh giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhãn hàng phổ biến nhất của Proconco là “Con Cò”, là nhãn hàng thức ăn chăn nuôi lâu đời nhất và cao cấp nhất tại Việt Nam. ANCO được thành lập năm 2003, là liên doanh giữa Malaysia và Việt Nam với nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên được xây dựng ở tỉnh Đồng Nai. Nhãn hàng phổ biến nhất của công ty là “ANCO”, được xem là một trong những nhãn hàng cạnh tranh nhất ở Việt Nam.
Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (“VISSAN”) là một trong những công ty thực phẩm chế biến lớn nhất và đáng tin cậy nhất Việt Nam. Mảng kinh doanh cốt lõi của Vissan là chế biến và kinh doanh thịt tươi sống, thực phẩm chế biến và các sản phẩm liên quan đến thịt. Vissan là một thành viên của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (“SATRA”) và gần đây chào đón công ty thành vịên của Tập đoàn Masan là đối tác chiến lược.
Tập đoàn Masan là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam, tập trung vào các cơ hội tăng trưởng cao trong ngành hàng tiêu dùng: thực phẩm, đồ uống, và chuỗi giá trị dinh dưỡng đạm động vật. Tầm nhìn của Công ty là phát triển thành một công ty hàng tiêu dùng hàng đầu trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành hàng thịt.
Tác giả: PV
Nguồn tin: Báo Tiền Phong

Thông tư: Ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam
- Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Căn cứ Bộ luật hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 01 năm 2007;
- Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ được sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp sử dụng 02 loại kháng sinh phải có căn cứ khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng premix có hàm lượng kháng sinh không vượt quá 20% để trộn vào thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm với hàm lượng theo quy định tại Thông tư này; không được sử dụng vào mục đích khác.
3. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được phép lưu hành tại Việt Nam có chứa hóa dược, kháng sinh không đáp ứng quy định tại Thông tư này chỉ được phép lưu hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế các quy định về kháng sinh, hóa dược dùng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Giao Cục trưởng Cục Chăn nuôi chủ trì, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh, sử dụng sản phẩm premix và thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có chứa kháng sinh quy định trong Thông tư này.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp thi hành Thông tư này.

Dowload thông tư 06 - Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam tại đây
VietDVM team tổng hợp

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT, trong 6 tháng đầu năm 2016, chăn nuôi bứt phá với mức tăng trưởng tới 4,7%, trong đó lợn và gia cầm là 2 lĩnh vực có mức tăng mạnh nhất.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi có mức tăng trưởng cao nhất với 4,7% do lĩnh vực chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt. Ước tính tổng số lợn cả nước 6 tháng đầu năm đạt 28,3 triệu con, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2015; số gia cầm đạt 341,5 triệu con, tăng 4,3%. Theo ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), chăn nuôi lợn tăng là do những tháng đầu năm, chúng ta đã xuất khẩu được nhiều lợn sang Trung Quốc. Tuy vậy, theo ông Dương, chăn nuôi lợn hiện nay phát triển quá nhanh, tiềm ẩn nhiều mối nguy về ô nhiễm môi trường. “Hiện Trung Quốc đã đóng cửa nhiều trại chăn nuôi lợn vì gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, họ phải quay sang nhập khẩu lợn của nước ta”- ông Dương nhận định.
Hiện tại thị trường trong nước có khá nhiều biến động. Về thịt, trong tháng 6, giá thu mua lợn hơi tại nhiều địa phương vẫn đang diễn biến theo xu hướng giảm. Theo đó, giá thu mua lợn hơi tại trại ở khu vực Đông Nam Bộ đã giảm 3.500 đồng/kg, xuống mức 45.000 đồng/kg; tại các tỉnh ĐBSCL giảm 1.000 đồng/kg, xuống mức 46.500 đồng/kg; tại Nam Định giảm 2.000 đồng/kg, xuống mức 42.000 đồng/kg. Cùng chiều với giá lợn hơi, giá thu mua gà công nghiệp lông màu và lông trắng cũng đang diễn biến theo xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2016, thức ăn chăn nuôi 1,51 tỷ USD, đậu tương 307 triệu USD, ngô 641 triệu USD.
Tác giả: Uyên Linh
Nguồn tin: Nhachannuoi

Trong phần 1: “những hiểu biết cơ bản về bệnh gout trên gà” chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các vấn đề như: bệnh gout là gì? Cơ chế gây bệnh như thế nào cũng như các biểu hiện triệu chứng bệnh tích của bệnh ra sao.
Trong phần này, chuyên mục bệnh trên gà của VietDVM.com tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng gout cũng như hướng xử lý bệnh khi gà bị gout với hy vọng các bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng và điều trị gout.
Gout không phải là một trường hợp bệnh lý hay một bệnh trên gà mà là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên dân gian vẫn thường gọi là “bệnh Gout” thay cho “hội chứng Gout”.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hội chứng gout trên gà, trong đó có 4 loại chính như sau:
- Nguyên nhân dinh dưỡng.
- Các nguyên nhân có tính chất truyền nhiễm.
- Quản lý chưa tốt.
- Các nguyên nhân khác.
Đa phần các nguyên nhân làm suy giảm chức năng thận, gây hại và ảnh hưởng không tốt lên thận đều là những nguyên nhân gây ra hội chứng Gout.

1. Nguyên nhân dinh dưỡng (một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh trên gà khác nhau trong đó có Gout):
* Khoáng:
Tỷ lệ Canxi – Phospho: chế độ ăn thừa Canxi cùng với lượng Phospho dự trữ ít dẫn đến kết tủa tinh thể Canxi-natri-urat. Phospho đóng vai trò acid hóa nước tiểu nên khi hàm lượng Phospho xuống thấp thì tinh thể urat kết tinh càng nhiều.
Natri: Toàn bộ các nguyên nhân làm mất cân bằng hàm lượng Natri trong cơ thể → giảm chức năng thận → tăng hình thành tinh thể urat → Gout.
- Ngộ độc Natri ảnh hưởng lên thận, làm giảm chức năng thận → Gout và các bệnh trên gà khác liên quan đến thận.
- Quá nhiều Na2CO3 đi vào cơ thể làm tăng độ kiềm của nước tiểu dẫn đến sỏi thận.
- Nước cứng có hàm lượng muối quá cao → suy giảm chức năng thận.
Sunfat: lượng Canxi hấp thu giảm làm gia tăng bài tiết Canxi qua nước tiểu → không tốt cho thận.
Xem nhiều:
»› Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi gia cầm
»› Bệnh đầu đen (Bệnh Histomonas) trên gà
* Vitamin:
- Quá nhiều vitamin D3 làm tăng hấp thu Canxi từ ruột → tăng lắng đọng urat.
- Tình trạng thiếu vitamin A kéo dài gây bong tróc các tế bào biểu mô ống thận → tắc ống thận → tích tụ urat trong thận.
Dù vậy nhưng trong thực tế hiếm gặp tình trạng Gout do thiếu vitamin.
* Chất đạm:
Thận khỏe mạnh không bị ảnh hưởng bởi mức protein cao (đạm cao), tuy nhiên khi thận đã bị tổn thương sẵn thì thức ăn có chứa nhiều hơn 30% protein thô có thể gây nguy hiểm cho thận dẫn đến việc sản xuất quá nhiều acid uric và tiếp tục làm thận yếu đi.
Việc pha trộn các chất bổ sung protein như ure vào trong thức ăn để đảm bảo đủ hàm lượng đạm → gia tăng sản xuất acid uric. Điều này kết hợp với tổn thương thận → hội chứng Gout.

Xem nhiều:
»› Nhu cầu Protein của gà thịt công nghiệp
»› Phương pháp khử độc tố nấm mốc trong thức ăn
2. Các Bệnh trên gà có tính chất truyền nhiễm:
* Nguyên nhân do virus:
Viêm phế quản truyền nhiễm (IBV): Chủng Nephropathogenic của virus IBV ảnh hưởng nặng lên thận → viêm thận và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh này lây truyền theo chiều dọc nên ảnh hưởng lên thận của gà đời con cháu → các trường hợp bị Gout trên gà con.
Virus Astro: là virus gây bệnh viêm thận trên gia cầm, làm suy giảm chức năng thận dẫn đến lắng đọng acid uric tại nhiều nơi trên cơ thể. Đây cũng là bệnh trên gà có tính chất lây truyền dọc tạo ra các trường hợp Gout trên gà con.
Bệnh Gumboro (IBD): mặc dù không quá gây hại cho thận như 2 bệnh trên nhưng nhưng bệnh này vẫn là một trong những nguyên nhân có thể gây nên Gout trên gia cầm.
* Rối loạn chuyển hóa: Cổ trướng
Là hiện tượng chất lỏng tích tụ nhiều trong xoang phúc mạc gây sưng bụng (thường liên quan đến các bệnh trên gà như xơ gan, u gan…sinh ra cổ trướng).
Cổ trướng làm cơ thể thiếu oxy → tăng sản sinh acid uric. Cổ trướng trong giai đoạn đầu có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh gout.
* Độc tố:
Ochratoxin, citrinin và các hợp chất thuốc trừ sâu khác là những chất có tác dụng xấu lên mô thận, gây viêm ống thận và niệu quản.
3. Nguyên nhân quản lý (Quản lý kém → Gout và các bệnh trên gà khác):
* Thiếu nước:
+ Nhiệt độ ấp trứng không chuẩn: nhiệt độ ấp trứng quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng trứng nóng lên hoặc lạnh đi tương ứng, do đó làm giảm lượng nước và tăng nguy cơ phát triển bệnh gout.
+ Lượng nước trung bình / núm uống ít.
+ Chiều cao “khay nước” không hợp lý.
+ Rút nước trong quá trình tiêm chủng → cơ thể thiếu nước → Gout và các bệnh trên gà khác.
+ PH nước quá thấp (tức độ acid cao) → gà không chịu uống nước hoặc nước uống vào sẽ phá hủy các tế bào biểu mô.

«»› Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gia cầm
«»› Bệnh IB thể thận (IB-491) trên gà
* Quản lý trại giống không đúng cách:
+ Lưu trữ, bảo quản trứng không đúng cách.
+ Điều kiện ấp trứng không được đáp ứng đầy đủ.
+ Điều kiện phòng giữ gà con chưa đạt chuẩn.
+ Gà con được giữ lại trong trại giống một thời gian dài hoặc vận chuyển 1 quãng đường dài mà không có nước → Gout và các bệnh trên gà khác.
Một số vấn đề khác trong khâu quản lý như: thông gió chưa hợp lý nên không đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm và lưu lượng không khí thích hợp cho chuồng nuôi. Vật bị đói trong thời gian dài do không thể tiếp cận với nguồn thức ăn…
4. Các nguyên nhân khác:
* Thuốc và hóa chất:
+ Dùng quá liều thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại kháng sinh đào thải chủ yếu qua thận → suy giảm chức năng thận.
+ Phenol và các dẫn xuất cresol, khi được sử dụng sai sẽ gây độc cho thận.
+ Dùng sulfat đồng pha vào nước để điều trị với liều lượng quá cao sẽ làm vật giảm uống nước → không tốt cho thận.
* Sự tắc nghẽn niệu quản: của gia cầm cũng có thể là một nguyên nhân làm tổn thương thận.
Tóm lại, dù có rất nhiều nguyên nhân gây ra Gout nhưng trong thực tế thường chỉ có một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm: thiếu nước hoặc thiếu núm uống, thành phần thức ăn thừa Canxi hoặc tỷ lệ Canxi – Phospho không phù hợp, thức ăn chứa nhiều muối Nacl, độc tố nấm mốc, bệnh truyền nhiễm IB, thiếu vitamin A, hàm lượng điện giải trong thức ăn thiếu.
Chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh là mấu chốt để điều trị Gout triệt để. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về các nguyên nhân phức tạp có thể gây ra hội chứng Gout, từ đó làm tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị thành công bệnh này.
XEM TIẾP: Phương pháp phòng và kiểm soát Bệnh Gout trên gà
Hoàng Nam TY

Vào TPP chăn nuôi chịu nhiều sức ép
Đó là nhận định của một số chuyên gia về sản phẩm của ngành hàng này của Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực.

TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết tham gia TPP, ngành chăn nuôi sẽ được tiếp cận nhanh hơn với công nghệ mới, giống vật nuôi mới và các hình thức sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng được hưởng lợi (thuế về 0%) khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y, con giống, trang thiết bị chăn nuôi, góp phần giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, hai thách thức lớn mà ngành đang phải đối mặt khi tham gia TPP là giá thành và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đang cao hơn khoảng 25-30% so với các nước cùng tham gia TPP (như Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand). Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao.
Cùng với đó, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn kém do lò mổ thủ công, còn nhiều nông hộ, trang trại chưa thực hành chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và bảo đảm an toàn sinh học.
Theo ông Trúc, ngành chăn nuôi cần đẩy nhanh tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, tùy theo sản phẩm (thời gian ít nhất là từ 2 năm).
Trong quá trình này, phát triển liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi là giải pháp rất quan trọng, giúp loại bỏ các khâu trung gian, hạ giá thành, tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, giúp truy suất nguồn gốc, hạn chế nguy cơ dịch bệnh và có điều kiện khi cần vay vốn ngân hàng.
Ông Trúc cho biết, qua khảo sát thực tế (tháng 9/2015) tại một số DN tại TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai cho thấy liên kết chuỗi giá trị khép kín trong chăn nuôi đã góp phần giảm chi phí sản xuất từ 12-22%. Chủ thể chính để xây dựng và phát triển các liên kết chuỗi sản xuất chăn nuôi là các DN. Ở đây, DN vừa là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và vừa bảo đảm thị trường tiêu thụ.
Theo các DN ngành chăn nuôi, để giảm bớt khó khăn cho ngành chăn nuôi giai đoạn hội nhập và góp phần hạ giá thành sản xuất, cấp thẩm quyền có thể cho áp dụng cơ chế tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi như được vay lãi suất ưu đãi theo chu kỳ sản xuất và theo mùa vụ với các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi thương phẩm, giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm và các hoạt động. DN cũng mong Chính phủ sớm ban hành Nghị định về HTX nông nghiệp kiểu mới, trong đó có HTX, tổ hợp tác chăn nuôi.
Bộ NN&PTNT cùng Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và xóa bỏ các khoản phí, lệ phí chăn nuôi, thú y không hợp lý, chồng chéo.
Tác giả: Lê Anh
Nguồn tin: Baochinhphu.vn

Những năm trở lại đây, do nhu cầu thị trường tăng cao nên tập quán chăn nuôi gia cầm ở nước ta có phần thay đổi và chuyển dịch. Con gà thịt thả vườn (chủ yếu là giống gà Lương phượng lai Mía), gà lai chọi, thậm chí gà đông tảo lai…trước kia được nuôi ở nơi rộng rãi, ăn ít cám công nghiệp thì nay chúng được nuôi với mật độ dày hơn, ít có không gian vận động và hầu hết đều chỉ ăn cám công nghiệp nên tỷ lệ các bệnh trên gà, trong đó có bệnh Gout, bệnh mà trước kia chỉ thấy trên con gà thịt công nghiệp broiler thì nay ngày càng tăng cao đối với những giống gà “ta” này.
«»› Những hiểu biết cơ bản về bệnh Gout trên gà (P1).
«»› Các nguyên nhân gây ra Gout (phần 2).
Tiếp nối loạt bài về hội chứng Gout trên gà, trong phần 3 này, VietDVM.com tập trung vào các giải pháp thiết thực mang tính ứng dụng cao nhằm giúp người chăn nuôi và các bác sỹ thú y không lúng túng và có thể hạn chế thiệt hại do Gout gây ra một cách tốt và nhanh nhất.

1. Xử lý như thế nào khi phát hiện đàn gà có con bị hội chứng Gout?
(dân gian thường gọi Gout là 1 bệnh trên gà thay cho từ “hội chứng”).
Sau khi mổ khám và chẩn đoán xác định được là gà bị Gout, chúng ta tiến hành xử lý theo các bước như sau:
Xử lý triệu chứng nhất thời:
1. Giảm tổng lượng thức ăn xuống và cho ăn làm nhiều lần / ngày.
2. Bổ sung thuốc giải độc gan thận cho toàn đàn: pha nước uống trong 3-5 ngày.
3. Sử dụng các loại acid hữu cơ như giấm, KCL, NH4CL, (NH4)2SO4 pha vào nước cho toàn đàn uống trong 3-5 ngày để acid hóa nước tiểu, ngăn chặn không cho tích tụ urat trong thận thêm nữa. Ngoài ra, các loại acid hữu cơ này khi pha vào nước sẽ giúp nước có vị chua thanh mát giúp kích thích gà uống nhiều nước hơn → góp phần giảm cả các bệnh trên gà khác ngoài gout.
4. Kiểm tra lại toàn bộ đường ống nước, đảm bảo cho gà đủ nước uống hoặc uống nhiều hơn càng tốt.
5. Bổ sung thêm các loại thuốc giúp tăng cường công năng cho thận. Trộn vào thức ăn, liệu trình 3-5 ngày.
6. Điều trị các triệu chứng kế phát như: hạ sốt, chống viêm (đặc biệt trong trường hợp nặng dễ xảy ra viêm khớp cấp), khó thở…
* Tìm nguyên nhân và điều trị dựa vào nguyên nhân đó:
Sau khi xử lý triệu chứng nhất thời, bắt tay vào rà soát toàn bộ nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh càng sớm càng tốt. Từ chương trình vaccine, chất lượng thức ăn, chất lượng nước uống, các thuốc đang sử dụng có gây hại thận không, cho đến việc tiền sử đời gà bố mẹ có bị Gout không…Ngoài ra xem có ghép với các bệnh trên gà nào khác không để tráng trường hợp điều trị sót.
Vì có quá nhiều nguyên nhân có thể gây ra Gout nên trước tiên, ta nên tập trung vào các nguyên nhân hay gặp như: thiếu nước hoặc thiếu núm uống, thành phần thức ăn thừa Canxi hoặc tỷ lệ Canxi – Phospho không phù hợp, thức ăn chứa nhiều muối Nacl, độc tố nấm mốc, bệnh truyền nhiễm IB, thiếu vitamin A, hàm lượng điện giải trong thức ăn thiếu.

2. Các biện pháp phòng và quản lý Gout – một bệnh trên gà đang ngày càng nhiều lên:
Đa phần người chăn nuôi ở Việt Nam, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ tập trung điều trị, xử lý khi gà đã bị bệnh mà ít ai thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ xa.
Muốn kiểm soát được Gout không xảy ra trên đàn gà, cần có các biện pháp toàn diện từ lúc ở trại giống cho đến lúc nuôi thương phẩm.
Quản lý tổng thể (có thể áp dụng cho các bệnh trên gà nói chung và Gout nói riêng).
+ Xem lại các chương trình tiêm chủng vaccine: đặc biệt một số bệnh trên gà có tính chất truyền nhiễm đã nói ở phần trên như IB,viêm thận do Astrovirus, Gumboro.
+ Quản lý độc tố nấm mốc từ thức ăn.
+ Sử dụng đúng, hợp lý thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng, hóa chất, thuốc diệt cầu trùng…giúp giảm tải tối đa cho thận.
Quản lý trại giống và nông trại – phòng bệnh từ xa các bệnh trên gà:
+ Nhiệt độ và độ ẩm trong lò ấp trứng phải chuẩn xác.
+ Lưu giữ, bảo quản trứng trong điều kiện tối ưu nhất.
+ Cung cấp nước hợp lý cho gà con, tránh tình trạng gà con thiếu nước quá lâu trong khi vận chuyển đường dài hay khi ở lại trại giống chờ xuất bán.
+ Thông gió hợp lý trong trang trại, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Quản lý thức ăn và nước → phòng Gout và các bệnh trên gà khác:
+ Tỷ lệ Canxi-Phospho trong thức ăn phải cân bằng, hợp lý tùy thuộc từng đàn.
+ Lưu ý hàm lượng muối khoáng trong cơ thể phải cân bằng: hàm lượng Natri không được vượt quá 0,5% trong thức ăn.
+ Đối với những đàn có tiền sử bệnh Gout, lượng protein trong thức ăn không nên vượt quá mức cho phép (tương tụ như người bị gout cũng ăn ít chất đạm, chất béo). Kiểm soát nguyên liệu đầu vào để đảm bảo thức ăn không bị pha trộn ure.
+ Cung cấp nước tự do cả ngày, điều chỉnh chiều cao của núm, bát uống nước phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của đàn gà (điều này còn góp phần giảm thiểu các bệnh trên gà khác)..
+ Cung cấp các chất acid hóa nước tiểu như giấm, KCL, amoni clorua, amoni sunfat qua nước, thức ăn → giúp giảm tỷ lệ mắc bị Gout.
+ Cung cấp các chất tương tự như nethionine hydroxyl có tác dụng “lợi tiểu” tốt cho thận → giúp giảm một phần nguy cơ bị Gout.
Hoàng Nam TY
(tham khảo: thepoultrysite và nhiều nguồn khác)