
Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tuyển dụng nhân viên văn phòng xét nghiệm

1. Mô tả công việc
- Nhập Form nhận mẫu từ các trang trại gửi về
- Theo dõi công nợ các khách hàng xét nghiệm mẫu
- Làm báo cáo tổng kết hàng tháng về tình hình xét nghiệm mẫu
- Chi tiết công việc sẽ trao đổi thêm trong quá trình phỏng vấn.
2. Yêu cầu
- NAM, độ tuổi từ 20 – 30.
- Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng ngành Chăn nuôi, thú y.
- Kỹ năng tin học văn phòng tốt
- Biết tiếng anh là một lợi thế
- Năng động, nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc.
- Ham học hỏi, đổi mới, có đạo đức tốt, gắn bó lâu dài với công ty.
- Làm việc tại: Trung tâm chẩn đoán và Cố vấn Thú y Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt nam - Chi nhánh Xuân mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
3. Quyền lợi và chế độ.
- Áp dụng theo Bộ luật lao động Việt Nam.
- Tham gia đầy đủ các chế độ BH và nghỉ lễ tết theo quy đinh.
- Lương tháng 13 (nếu đủ 12th) theo quy định Cty.
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và có sự thăng tiến.
- Được tăng lương thường niên mỗi năm.
- Phụ cấp theo từng bộ phận (nếu có).
- Mức lương tháng: 4.500.000 – 5.000.000 vnd.
4. Hồ sơ
- CV xin việc theo mẫu của công ty ( tải theo đường link: https://www.facebook.com/hoanghungcpvn/?fref=ts ) hoặc mẫu thông dụng kèm theo ảnh thẻ rõ mặt.
- Scan bằng tốt nghiệp TC, CĐ, Bảng điểm, chứng chỉ liên quan khác (nếu có)
Chỉ gửi về địa chỉ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Hoặc nộp hồ sơ công chứng trực tiếp tại địa chỉ: Nhà máy C.P Xuân Mai, Km38, QL6, TT. Xuân Mai, H. Chương Mỹ, Tp. Hà Nội.
Người liên hệ: Mr. Hùng – SĐT: 0961 675 618 vào giờ hành chính.
Hạn nộp: trước ngày 30/7/2016.
Thông tin được chia sẻ
Mr. Hoàng Hùng

Mô hình nuôi lợn thịt thành tỷ phú
Mỗi năm chủ trại xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, 2.000 con lợn giống và hàng chục tấn cá, trừ chi phí lãi hơn 2 tỷ đồng. Song ít ai biết rằng, ông xuất thân từ một anh đóng gạch thủ công, ở nhà đất…
Ông chủ lò gạch vẫn ở nhà đất
Người đàn ông đặc biệt mà chúng tôi đang nhắc đến, đó chính là người đàn ông có thân hình vạm vỡ, giọng nói truyền cảm Nguyễn Văn Thu 51 tuổi, ở khu chăn nuôi tập trung xã Hoàng Lâu (Tam Dương, Vĩnh Phúc). Gặp chúng tôi, ông mừng lắm, vì ơn trời năm nay thời tiết, khí hậu thuận lợn, nên đàn lợn lớn nhanh như thổi, không chỉ vậy giá cả cũng ổn định hơn. Vừa rót nước mời khách, ông Thu kể cho chúng tôi nghe về hành trình đầy gian nan lập nghiệp của mình.
Ông Thu kể, ông là con út trong một gia đình có 5 anh em trai, một chị gái, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên ông chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ. Năm 1983, ông lên đường nhập ngũ, đóng quân ở Trường Sỹ quan Tăng thiết giáp. Năm 1985, trong một lần nghỉ phép, ông lập gia đình và năm 1986 ông xuất ngủ trở về địa phương sinh sống. Cũng vừa lúc đó, đứa con trai đầu lòng ra đời, ông được bố mẹ cho ở riêng, cả gia đình chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng, khó khăn chồng chất khó khăn. Khi màn đêm buông xuống, ông nằm vắt tay lên trán trăn trở rằng mình phải làm gì đề nuôi sống gia đình và thoát nghèo.
Năm 1993, xã có chủ trương chia lại ruộng đất, khu đất ông làm trang trại bây giờ là khu đất bạc màu, năng suất bấp bênh, nên nhiều hộ đã bỏ ruộng hoang. Tiếc đất, ông xin thầu lại, rồi mua hẳn luôn, nhờ đó ông đã gom được tới 8ha đất. Lúc đầu ông cấy lúa, mà vụ nào cũng mất mùa, do chất đất xấu, chuột bọ phá hoại, ông đành xin xã cho chuyển một phần đất để làm gạch.
“Hồi đó làm gạch từ khâu đúc viên, cho đến nung đều làm thủ công nên rất vất vả và độc hại. Làm gạch bao nhiêu năm, nhưng vẫn phải ở nhà đất, năm 2008, sau nhiều đêm trăn trở tôi quyết định bỏ nghề để nuôi lợn gia công cho Công ty Babaco” – ông Thu cho hay.
Mặc dù nuôi gia công, ông được hỗ trợ 100% con giống, cám, thuốc men phòng dịch bệnh, song chuồng trại ông phải xây dựng theo đúng tiêu chuẩn và chịu 100% chi phí, nên rất khó khăn. Ông Thu tâm sự: “Hơn chục năm làm gạch tích lũy được ít vốn, quay sang nuôi lợn cũng chỉ đủ xây 2 dãy chuồng, nên vợ con lo lắm. Mà lo là phải, bởi bấy lâu nay, tôi chỉ biết đóng gạch, chứ có biết gì về kỹ thuật chăn nuôi lợn đâu. Nhưng cũng may lứa lợn đầu tiên tôi đã thành công, với 600 con lợn thịt, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng”.

Thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi lợn thịt
Chăn nuôi có lãi, khiến vợ chồng ông càng thêm có động lực, nên quyết tâm dùng hết tiền lãi và vay thêm ngân hàng, gia đình, bạn bè để làm ăn lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn, khu ruộng bỏ hoang đã biến thành một trang trại hiện đại. Từ chỗ chỉ nuôi 600 con lợn thịt/lứa, dần ông nuôi tăng lên 2.000, rồi 4.000…
Ông Thu chia sẻ: “Trong chăn nuôi khó nói hay được. Nhưng có lẽ tôi là người may mắn, bởi trải qua nhiều đợt dịch, song trang trại tôi vẫn an toàn. Tôi chưa bao giờ bị thua lỗ vì dịch bệnh, có chăng chỉ thua lỗ vì giá đầu vào cao, đầu ra thấp do giá cả bấp bênh mà thôi”.
Năm 2010, số lượng lợn mỗi ngày một tăng, trang trại 8ha của ông không còn đủ sức chứa nữa, ông lại mua thêm 12ha ruộng bỏ hoang của bà con ở gần đó, nâng tổng diện tích trang trại lên 20ha, trong đó 1/3 là khu chuồng trại, còn lại là hồ cá.
Ông Thu cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 14.000 con lợn thịt gia công cho Dabaco, trung bình mỗi năm xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra ông còn nuôi riêng 110 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 con giống, doanh thu khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng và hàng chục tấn cá các loại mỗi năm, trừ chi phí lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng.
Trang trại được phân thành 3 khu, khu nuôi lợn thịt, khu nuôi lợn nái với 13 dãy chuồng và khu hồ cá. Dẫn chúng tôi đi thăm quan, cuốc bộ rời cả chân mà vẫn chưa đi khắp được trang trại. Mệt, song chúng tôi ai nấy đều hứng khởi, bởi mỗi một điểm, dãy chuồng ông Thu dẫn đến đều có sự thu hút riêng. Cả một “khu công nghiệp nuôi lợn” như vậy, mà tiệt nhiên không ngửi thấy mùi hôi thối, thậm chí tiếng lợn kêu. Bởi tất cả đều được tự động hóa, sạch sẽ.
Chỉ tay vào hệ thống máng ăn, uống tự động, ông Thu khoe: “Tôi đầu tư đồng bộ, tự động hết, nên một người có thể nuôi được cả nghìn con lợn mà vẫn nhàn. Hàng ngày công nhân chỉ việc đổ thức ăn lên máng tự động, rửa qua chuồng trại, còn đói chúng tự ăn, nóng tự xuống khu nước tắm, nóng nữa thì đã có quạt thông hơi, thông gió, sướng khác nào ở resort, thì cớ gì không khỏe, không nhanh lớn”.
Hiện trang trại của ông Thu đang tạo việc làm cho 40 lao động, với mức lương từ 4 đến 10 triệu đồng/người/tháng, tùy từng vị trí, lao động phổ thông, hay kỹ sư, bác sỹ thú ý… Trao đổi với chúng tôi về bí quyết để đàn lợn nói không với dịch bệnh, ông Thu cho hay: “Chăn nuôi phòng bệnh, hơn chữa bệnh. Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho lợn, ngoài ra phải thường xuyên khử trùng, sát trùng bằng vôi bột, thuốc sát trùng. Xử lý sạch nguồn phân, chất thải lợn, nếu không mầm móng bệnh sẽ rất dễ bùng phát, lây lan”.
Trong nhiều năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thu còn giúp cho nhiều hộ nghèo mua lợn giống không tiền, đến khu xuất chuồng mới phải trả. Nhờ đó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Không chỉ vậy, hầu hết các phong trào của địa phương ông đều tham gia, từ xây dựng nông thôn mới, cho đến quỹ đền ơn đáp nghĩa, khuyến học… ông đều tham gia và đi đầu, với mức hỗ trợ hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, ông Thu cho hay: “Tôi đang dự kiến sẽ xây thêm 2 dãy chuồng nữa để nuôi thêm khoảng 3.000 lợn thịt, để tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Trong 3 đứa con, tôi đang hướng cho một cháu học chuyên ngành chăn nuôi, thú y tại trường Đại học Nông nghiệp 1 để hỗ trợ, kế nghiệp tôi sau này”.
Tác giả: Việt Tùng
Nguồn tin: Nhachannuoi.vn

Công Ty TNHH Quốc Tế Sunvet cần tuyển nhân viên phát triển thị trường thuốc thú y – thủy sản khu vực miền Bắc.

Mô tả công việc tại công ty Sunvet:
- Tư vấn và bán các sản phẩm thuốc đến các cửa hàng thuốc thú y/trang trại chăn nuôi
- Khai thác và phát triển thị trường mới
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng
- Chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ khách hàng
- Báo cáo tình hình doanh thu và tình hình thị trường
- Phối hợp tham gia tổ chức các sự kiện khách hàng cùng công ty.
Yêu cầu công việc tại công ty Sunvet:
- Tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành thú y hoặc chăn nuôi
- Nhanh nhẹn, trung thực, chịu khó học hỏi
- Yêu thích công việc kinh doanh và đi lại
Quyền lợi được hưởng khi làm việc tại công ty Sunvet:
- Chấp nhận sinh viên mới ra trường (Sẽ được đào tạo)
- Lương cố định hàng tháng sau thử việc từ 7.000.000 - 10.000.000. Thưởng theo năng lực cá nhân, mức thưởng cao, không hạn chế mức thu nhập.
- Đẩy đủ chính sách của người lao động
- Được phép nhận khu vực làm việc phù hợp
- Được đào tạo các kiến thức chuyên sâu để đáp ứng công việc.
- Được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển các kỹ năng và khả năng của mỗi nhân viên.
Liên hệ:
Phòng kinh doanh - Mr Bùi Văn Ninh
Mobile: 0987 882 812/ 0982 15 33 67
Hoặc gửi Email về cty theo địa chỉ:
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước thời gian qua tương đối ổn định, điều này có lợi cho người chăn nuôi.

Theo hệ thống giá tại địa phương, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tại tỉnh Hưng Yên vẫn giữ ở mức ổn định. Cụ thể, giá cám viên dành cho lợn ổn định ở mức 9.800 đồng/kg; giá cám đậm đặc dành cho lợn có giá là 14.700 đồng/kg.
Theo số liệu của Hải quan, trong tuần từ ngày 11 - 15/7, mặt hàng được nhập khẩu lớn nhất là khô dầu đậu tương với lượng nhập là hơn 100.000 tấn, giá nhập khẩu bình quân là 424 USD/tấn (tăng 5 USD/tấn so với tuần trước).
Tiếp đến là mặt hàng cám mỳ có khối lượng nhập khẩu là hơn 20.000 tấn, với giá nhập khẩu bình quân là 179 USD/tấn (tăng 7 USD/tấn). Mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 3 là DDGS với lượng nhập khẩu là 18.000 tấn, giá nhập khẩu bình quân là 205 USD/tấn (giảm 2 USD/tấn).
Tuy nhiên, trong báo cáo gần đây của Cục Chăn nuôi, công tác thanh tra và kiểm tra của Cục Chăn nuôi và Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện ra một số vi phạm trong chất lượng thức ăn.
Cụ thể, đó là các loại thức ăn chăn nuôi sử dụng các loại nguyên liệu không được phép dùng trong chăn nuôi, nhất là các chất tạo màu và bổ sung khoáng chất như sắt sunfat, đồng sunfat, kẽm sunfat...
Để hạn chế tình trạng trên, Cục Chăn nuôi yêu cầu các đơn vị kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu kiểm tra kỹ hồ sơ và nhãn mác về những quy định sử dụng./.
Tác giả: Khánh Vy
Nguồn tin: BNEWS/TTXVN

Ngành SX vacxin thú y trong nước đang khẳng định chỗ đứng khi một số doanh nghiệp đã mạnh dạn rót vốn vào xây dựng các nhà máy SX vacxin. Thế nhưng, cơ chế chính sách chậm đổi mới, bó buộc, không theo kịp đòi hỏi SX

Xây nhà máy trăm tỷ, rồi ngồi chờ giấy phép
Hơn bốn năm qua, Cty CP Thuốc thú y Marphavet đã chi gần 400 tỷ đồng để xây dựng nhà máy SX vacxin quy mô lớn tại Phổ Yên (Thái Nguyên). Thế nhưng, nhiều thiết bị máy móc vẫn trong tình trạng “ngủ gà ngủ gật” vì chưa có việc để làm
Hàng chục đề tài nghiên cứu SX vacxin cấp nhà nước, cấp cơ sở đã hoàn thành; hơn 10 loại vacxin đã “ra lò” từ lâu. Vậy mà, chưa có sản phẩm nào của Marphavet được cấp giấy chứng nhận lưu hành. Các lô vacxin bán thành phẩm vẫn nằm trong kho để chờ lấy số đăng ký.
Trước bối cảnh ấy, TS. Trần Đức Hạnh - TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT Cty Maphavet, như ngồi trên đống lửa. Bởi vậy, khi được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám quan tâm, trực tiếp đến thăm nhà máy SX vacxin vào đầu năm 2016 để tìm cách gỡ, ông Hạnh rất cảm kích.
Ông Hạnh "tố" khổ: Đầu tư một nhà máy SX vacxin bằng 10 nhà máy SX thức ăn gia súc, 50 khách sạn “5 sao”. Thế nhưng, so với các doanh nghiệp SX thức ăn, doanh nghiệp SX thuốc thú y, vacxin đang bị hệ thống văn bản, quy định đè nặng trên đầu với áp lực lớn. Thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm kéo dài lê thê khiến nội lực của các nhà đầu tư suy yếu dần.
Marphavet bắt đầu xây dựng nhà máy từ tháng 2/2012. Đến tháng 5/2015, cả 3 dây chuyền SX vacxin theo công nghệ phôi trứng, SX vacxin trên tế bào và SX vacxin vi trùng theo công nghệ lên men sục khí (được nhập khẩu từ Đức, Italia theo tiêu chuẩn GMP, WHO, GLP, GSP) đã được công nhận chính thức.
Đồng thời, hệ thống kiểm soát điều kiển SX tổng thể tự động hóa với các cấp độ sạch E, D, C, B chuyên biệt, áp suất chênh lệch đảm bảo điều kiện vô trùng theo từng công đoạn.
Các nguồn giống vi sinh vật để tạo kháng nguyên SX vacxin được kế thừa, nghiên cứu, nhận chuyển giao từ các đơn vị uy tín, đảm bảo các chủng virus phổ biến nhất đang gây bệnh cho gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Đến nay, Cty đã SX được trên 10 loại vacxin. Trong đó 12 sản phẩm đang chờ Cục Thú y thành lập hội đồng đưa ra số đăng ký và 4 sản phẩm đang chờ hội đồng cho phép khảo nghiệm
Trước đây, khi đăng ký lưu hành sản phẩm, đầu tiên nhà SX phải tự tiến hành kiểm nghiệm các tiêu chuẩn vacxin, sau đó thử nghiệm trên động vật sống để đánh giá sự ổn định, an toàn và hiệu lực của kháng nguyên. Rồi sản phẩm tiếp tục được kiểm nghiệm tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Thuốc thú y TƯ 1, nếu đạt yêu cầu, Cục Thú y sẽ lập hội đồng xét đề cương và cấp phép lưu hành.
Tuy nhiên hiện nay, sau khi hội đồng của Cục Thú y có kết quả, phải báo cáo lên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Sau đó, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo một hội đồng gọi là “Tổ 20” (chủ yếu là các nhà quản lý, khó có thể tường tận những lĩnh vực chuyên sâu) để thẩm định, rà soát lại hồ sơ.
Hạn chế của quy trình này là thời gian cấp phép bị kéo dài thêm khoảng 4 - 6 tháng, trong khi đó, các bước thẩm định không khác gì hội đồng trước đó đã làm. Theo TS. Trần Đức Hạnh, lộ trình đăng ký lưu hành một sản phẩm vacxin phải mất ít nhất 2 năm mới đến đích là quá dài. Vô hình chung, những quy định đó tạo thêm một gánh nặng cho doanh nghiệp.
- “Điều quan trọng nhất, phải sớm có cơ chế để các công ty nhập được các chủng giống SX vacxin và cho ra sản phẩm trong thời gian nhanh nhất. Song song với đó, phải rút ngắn quy trình thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành vacxin để thương mại hóa sản phẩm”
Cần “cầu ô thước”
Ngoài SX các loại vacxin đơn giá và đa giá phòng các loại bệnh thông thường, Marphavet cũng đang hợp tác với một số cơ quan nghiên cứu để SX các loại vacxin “bom tấn”, đặc biệt là cúm gia cầm và lở mồm long móng (LMLM).
Riêng về vacxin LMLM, sau nhiều năm điều tra dịch tễ và phân lập, giải trình tự gen virus từ các ổ dịch trên cả nước, Cơ quan Thú y vùng VI đã lựa chọn được chủng virus đạt tiêu chuẩn để SX giống, phù hợp với dịch bệnh tại Việt Nam. Hiện tại, đơn vị này đang phối hợp với một số nhà máy SX vacxin như Marphavet, RTD, Navetco để nghiên cứu SX.
Tuy nhiên, ông Ngô Thanh Long, PGĐ Cơ quan Thú y vùng VI, chia sẻ vướng mắc nằm ở chỗ Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của giống vacxin LMLM. Vì vậy, không có căn cứ kỹ thuật cho nghiên cứu và thẩm định giống.
Mặt khác, vì chưa có quy định cơ chế quản lý và chuyển giao giống vacxin, thành thử thú y vùng VI mới chỉ cung cấp cho các nhà máy kháng nguyên để SX thử nghiệm vacxin vô hoạt (hay còn gọi là vacxin chết).

Mối quan hệ giữa cơ quan nghiên cứu tạo giống vacxin của nhà nước và các nhà máy SX chẳng khác nào cảnh chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ trong truyền thuyết. Họ muốn đến với nhau, nhưng lại bị ngăn trở bởi một “dòng sông thần” là cơ chế chính sách. Bởi vậy, muốn bắc được chiếc “cầu ô thước”, nhà nước cần có chế chuyển giao giống cho các doanh nghiệp tư nhân.
Lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc. Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh phát triển chăn nuôi hiện nay, điều đáng lo ngại nhất của chúng ta là vấn đề an toàn dịch bệnh..
Việt Nam chưa tự chủ được nguồn cung vacxin nội địa. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về phát triển và SX vacxin phòng bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản. Vậy nhưng mấy năm qua, mỗi năm Ban chỉ họp được vài cuộc và càng họp càng thấy vấn đề nghiên cứu SX vacxin vô cùng khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn con người.
Đáng mừng nhất là khối doanh nghiệp tư nhân đã tích cực vào cuộc, nhưng thủ tục hành chính vẫn chưa đổi mới để khuyến khích, thúc đẩy họ.
Thứ trưởng đề nghị thời gian tới phải kiện toàn lại BCĐ Quốc gia, trong đó có việc nâng cao trách nhiệm các thành viên cũng như có lộ trình đầu tư trong vấn đề nghiên cứu SX vacxin, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm như tai xanh, cúm gia cầm và LMLM.
Để làm được điều đó, Thứ trưởng khuyến khích các công ty góp ý thẳng thắn với Bộ NN-PTNT xem họ muốn giảm thủ tục hành chính nào để sớm có sản phẩm thương mại. Ban chỉ đạo sẽ bám sát doanh nghiệp, giảm thủ tục tối đa và có những đặc cách nếu cần thiết.
- Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Bộ NN-PTNT phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện (trong 5 năm) gần 1.000 tỷ đồng thì phần lớn dùng để nhập vacxin.
- Trong khi đó, các doanh nghiệp SX vacxin trong nước lại gần như không được hỗ trợ gì. Các nhà máy không cần nhà nước hỗ trợ tiền bạc, bởi khi nhà đầu tư thấy lợi nhuận cao thì doanh nghiệp sẽ rót vốn vào.
- Nhà nước chỉ cần trang bị cho họ một “cái phao” là cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư SX và sớm thương mại hóa sản phẩm, hoặc dùng ngân sách để “mồi” bằng việc hỗ trợ về mặt lãi suất vay vốn ban đầu.
Tác giả: Minh Phúc
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp

Giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 29/2016.
Giá các sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh Miền Nam nước ta vẫn chưa có dấu hiệu tốt lên, giá Heo hơi bán tại trại vẫn duy trì ở mức 46.000 - 47.000 đ/kg (heo siêu), còn ở cục bộ một số nơi giá heo chỉ còn 42.000 - 44.000 d/kg.

Tại Đông Nam Bộ giá heo siêu vẫn có giá khá ổn định 47.000 đ/kg, tuy nhiên ở các tỉnh thuộc DBSCL giá heo đang có xu hướng gảm.
Với sản phẩm gia cầm thịt như vịt thịt, gà thịt công nghiệp, gà lông màu thịt nuôi bán công nghiệp vẫn có mức giá khá thấp, các trang trại lưu ý khi quyết định tái đàn trong thời điểm hiện tại.
Giá trứng gia cầm vẫn duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi, hiện giá trứng vịt đã tâng 100đ/quả so với tuần trước, trứng gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức 1.750đ/kg.
Tổng hợp chi tiết giá cả thị trường tuần 29/2016 tại thị trường các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 100.000 - 110.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 6.000 - 7.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 11.000 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 18.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 14.000 - 15.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 33.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud | 16.000 - 17.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Giá cả thị trường tại miền Bắc nước ta
Tuần 29/2016 tiếp tục duy trì mức giá tốt cho người chăn nuôi, hiện tại giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi đều duy trì ở mức khá cao. Giá heo hơi bán tại trại vẫn duy trì khá ổn định (>50.000đ/kg) đây là tháng thứ 5 liên tiếp heo hơi được giá.
Giá heo hơi tại các thị trường chăn nuôi tập trung, với chất lượng con giống tốt giá heo hơi nuôi thịt vẫn có giá 51.000 - 53.000đ/kg, với các thị trường có con giống chưa được tốt giá heo cũng giao động ở mức 47.000 - 49.000 đ/kg
Giá trứng gà Ai Cập trong tuần có mức tăng khá cao, cục bộ một số vùng tại miền Bắc có giá 2.700đ/kg (Hà Tây cũ), hiện giá trứng gà Ai Cập mơ (trứng có phấn hồng) có giá 2.500đ/quả, đây là mức giá cao nhất từ đầu năm tới nay
Giá giống heo vẫn duy trì ở mức cao, heo siêu sách tai có giá 1tr5 - 1tr6/con, ở các tỉnh phí Bắc giá heo lai giống cũng ở mức 700.000 - 900.000đ/con
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 29/2016 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tuần qua (từ 11-15/7), giá thu mua lợn hơi tại một số tỉnh phía Nam tiếp tục giảm khoảng 500-1.000 đồng/kg so với tuần trước.

Giá thu mua lợn hơi tại Vĩnh Long, An Giang lần lượt là 42.500 đồng/kg và 44.000 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại chỉ còn 42.000-43.000 đồng/kg, giảm 5.000-6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước.
Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng Tư và đầu tháng Năm, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000-13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Giá lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng mạnh khiến nhiều người nuôi chỉ có thể hòa vốn hoặc lỗ với giá bán hiện nay.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn hơi xuống thấp là do lượng lợn tồn ở Trung Quốc còn nhiều nên nước này hạn chế nhập.
Trong khi đó, Đồng Nai cung cấp hơn 50% sản lượng lợn hơi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nên giá lợn bị ảnh hưởng ngay.
Tuy nhiên, nếu giá lợn hơi tiếp tục giảm nữa, người chăn nuôi sẽ gặp khó khăn. Do đó, người dân nên hạn chế thả giống, tăng đàn tại thời điểm hiện nay, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng và giá lợn giống vẫn đứng ở mức cao.
Trong khi giá gà ta đang có xu hướng ổn định thì giá thu mua gà công nghiệp lông màu tại các tỉnh phía Nam tuần này đã giảm nhẹ so với tuần trước do nguồn cung dồi dào, mức giảm trung bình là khoảng 1.000 đồng/kg.
Giá thu mua gà công nghiệp lông màu tại các tỉnh Đông Nam Bộ là 35.000 đồng/kg, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 36.000 đồng/kg. Tại chợ Hà Vĩ (Hà Nội), gà trống ta hơi có mức giá là 90.000 đồng/kg.
Trên thế giới tuần qua, tại thị trường Chicago ( Mỹ), giá lợn hơi giao kỳ hạn tháng 7/2016 (đáo hạn vào ngày 15/7) đạt 80,175 Uscent/lb (1 lb tương đương 454 gram) vào cuối phiên giao dịch ngày 13/7, tăng 0,55 Uscent/lb so với mức giá đạt được hồi đầu tuần (11/7).
Hiện, số lợn đã đủ cho các nhà chế biến sau khi một nhà máy chế biến giảm giờ hoạt động để bù cho nguồn cung tổng số bị thắt chặt.
Tác giả: Khánh Vy
Nguồn tin: TTXVN/Vietnam+

Chăn nuôi mùa mưa nói chung và chăn nuôi gà thịt mùa mưa nói riêng luôn là thách thức đối với nhiều trang trại chăn nuôi đặc biệt là các trang trại miền bắc vì mưa kèm theo độ ẩm cao luôn là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.
Muốn chăn nuôi vượt qua mùa mưa một cách thành công, không gì có thể tốt hơn việc các bạn có thể chủ động tìm hiểu về các nguy cơ, chủ động phòng bệnh trước khi nó kịp thời tấn công trang trại của bạn.

Thông qua bài viết này, VietDVM.com hy vọng có thể giúp các bạn có thêm 1 góc nhìn trong các vấn đề liên quan đến chăn nuôi gà thịt trong mùa mưa. Từ đó giúp các bạn chủ động hơn trong công tác phòng bệnh, cũng như chẩn đoán phát hiện sớm để có hướng xử lý kịp thời, tránh tối đa các tổn thất không cần thiết.
Dưới đây là toàn bộ các vấn đề sức khỏe thường xuyên gặp nhất trên đàn gà vào mùa mưa:
I. Các hội chứng sức khỏe thường thấy trên đàn gà trong mùa mưa:
1. Không đồng đều về thể trạng.
3. Nấm diều.
4. Dạ dày cơ bị ăn mòn.


II. Các bệnh truyền lây trên gà thường gặp trong chăn nuôi gà vào mùa mưa:
1. Newcastle (ND) hay còn gọi là bệnh gà rù.
3. Viêm khí quản truyền nhiễm (IB).
4. Ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoom.
Có 2 dạng vấn đề mà bạn có thể sẽ gặp. Một là các hội chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe của gà, hai là sự bùng phát của các mầm bệnh truyền nhiễm.
Ở phần (II) chúng tôi sẽ dẫn link đến các bài viết trước đó về 4 bệnh truyền nhiễm trên một cách rất tỉ mỉ, tổng quát để các bạn tiện theo dõi và tìm hiểu.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về 4 hội chứng thường gặp trong chăn nuôi gà thịt (phần I) như trên một cách khái quát nhất về nguyên nhân cũng như hướng phòng và khắc phục khi bệnh xảy ra.
Mùa mưa ẩm độ cao là điều kiện lý tưởng cho các loại vi sinh vật gây bệnh cũng như nấm mốc phát triển. Vậy nên chỉ cần một phút lơ là các mầm bệnh đấy đều có thể xâm nhập vào cơ thể gà và gây bệnh một cách
* IBV: viêm phế quản truyền nhiễm
** IBD: bệnh gumboro.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết từng hội chứng, bệnh truyền nhiễm thường gặp trong chăn nuôi gà thịt mùa mưa nói trên trong các bài viết chuyên môn cụ thể.
VietDVM team

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 6/8 cơ sở dùng hoá chất công nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là những chất nguy hại nhập khẩu từ Trung Quốc, chứa nhiều kim loại nặng, có thể tồn dư trên thực phẩm, gây ung thư.
Thông tin trên, được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) trao đổi với Tiền Phong, tại hội thảo “Nông nghiệp an toàn: Giải pháp thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” sáng 15/7.
Ông Dũng cho biết, thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6, Thanh tra Bộ phối hợp với Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), kiểm tra, phát hiện 6/8 cơ sở sản xuất TACN ở phía Nam dùng hóa chất công nghiệp trong sản xuất cám. Trong đó, có cả những cơ sở công suất sản xuất cám tới 15 nghìn tấn/tháng tán (hoá chất công nghiệp chỉ sử dụng trên một số mã hàng).

Các sơ sở vi phạm nằm ở TPHCM, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương…Đoàn thanh tra đã phát hiện 43,5 tấn hóa chất công nghiệp trong kho của các cơ sở sản xuất thức ăn và yêu cầu đình chỉ sử dụng các loại nguyên liệu trên.
Đồng thời, Đoàn thanh tra đã xử phạt vi phạm chính các cơ sở vi phạm gần 580 triệu đồng, thông báo với Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các địa phương thanh, kiểm tra về vấn đề trên. Hiện , hồ sơ các vụ việc trên đã chuyển cho cơ quan công an, tiếp tục giám sát, mở rộng điều tra nếu cần thiết.
Theo ông Dũng, trên bao bì chứa các hoá chất này đều ghi chỉ sử dụng sản xuất công nghiệp bằng tiếng Anh, hoặc có nhãn phụ tiếng Việt đều, nói rõ chỉ sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Hầu hết các loại hoá chất công nghiệp trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cơ sở khai báo là dùng các hoá chất công nghiệp trên là “hàng chuẩn” và “giải thích lòng vòng” là để “bổ sung khoáng” cho thức ăn vật nuôi trên cạn và thuỷ sản. Thậm chí trong thủy sản còn sử loại hoá chất trên vãi trực tiếp xuống ao nuôi làm thức ăn bổ sung.
Theo ông Dũng, việc sử dụng các loại hoá chất công nghiệp dùng cho thực phẩm, hoặc thức ăn chăn nuôi là rất nguy hiểm. “Các chất này chứa nhiều kim loại nặng như Asen, Cadimi, chì, thuỷ ngân… là những chất có thể gây tồn dư trên sản phẩm động vật, từ đó, người tiêu dùng ăn vào, tích tụ, là một là trong những nguyên nhân gây ung thư”- ông Dũng nói.
Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, nếu các hoá chất trên, nếu nhập cho sản xuất công nghiệp, phải mất thuế 10%, nhưng nhập cho nông nghiệp là 0%. “Vấn đề là kiểm hóa hải quan. Có chỗ họ lợi dùng lẫn hoá chất vào luồng xanh để trốn tránh kiểm tra”- ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng cho biết, mới đây, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã ký kết một chương trình phối hợp nhằm kiểm soát việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong thực phẩm.
Đại diện Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, do chưa áp dụng Bộ Luật Hình sự sửa đổi, nên cơ sở vi phạm chỉ phạt ở mức 35 triệu đồng, vì các loại hoá chất công nghiệp trên chưa phải là diện chất cấm (chất cấm sẽ bị phạt 140-200 triệu đồng).
“Đáng tiếc Bộ Luật hình sự sửa đổi, có đưa nội dung xử lý hình sự về vấn đề chất cấm và an toàn thực phẩm trong đó đã hoãn thi hành, nên vấn đề xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Do vậy, về lâu dài, cần đưa các hóa chất công nghiệp vào danh sách hoá chất cấm sử dụng trên thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Theo Bộ Luật hình sự sửa đổi (nếu áp dụng), mức phạt với hành vi dùng hóa chất công nghiệp đưa vào thực phẩm giống như chất cấm, bị phạt 50-200 triệu đồng. Tuy mức độ nặng nhẹ, có thể phạt đến hàng tỷ đồng, đồng xử lý có xử phạt tù 1-5 năm, thậm chí 20 năm tù. Cùng đó, sẽ cấm hành nghề trong thời gian nhất định, thậm chí cấm hoàn toàn.
Tác giả: Phạm Anh
Nguồn tin: Báo Tiền Phong