
Giá cả thị trường tại miền Bắc nước ta
Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi trong tuần 31 vừa qua co xu hướng giảm nhẹ. Giá Heo hơi chỉ còn 52.000đ/kg tại các thị trường lớn như Hưng Yên giá heo cũng đang có chiều hướng giảm nhẹ.
Giá heo mặc dù đang có xu hướng giảm nhưng người nuôi vẫn đang có lãi khá khi nuôi, giá các sản phẩm gia cần khác cũng có dấu hiệu đi xuống nhưng tóc độ giảm rất thấp
Giá giống heo vẫn duy trì ở mức cao, heo siêu sách tai có giá 1tr5 - 1tr6/con, ở các tỉnh phí Bắc giá heo lai giống cũng ở mức 700.000 - 900.000đ/con
Giá Vịt thịt tiếp tục giảm nhẹ chỉ còn 30.000 - 32.000 đ/kg
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 31/2016 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Theo trung tâm thông tin thương mại - Bộ công thương cập nhật giá cả một số mặt hàng nguyên liệu TACN tại sàn giao dịch New York - Mỹ.
Một số dự báo cảu các chuyên gia, giá các sản phẩn thức ăn chăn nuôi có chiều hướng tăng, dó nguyên liệu khan hiếm cũng nhưng tình hình sản lượng các vùng sản xuất nguyên liệu thúc e aen
VietDVM Team

Hoà Phát nhập thêm 923 con heo giống
Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục nhập thêm 923 con heo cùng giống so với đợt heo nhập đầu tiên (cuối tháng 5.2016), chỉ khác nhau về tuần tuổi. Dự kiến, vào tháng 10 tới, Hoà Phát sẽ nhập tiếp đợt heo giống nữa.
Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phước (thuộc Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp Hòa Phát) đã đón đợt heo giống thuần chủng nhập khẩu từ Công ty DanBred International của Đan Mạch. Đây là lô heo nhập thứ hai của Tập đoàn Hòa Phát trong lĩnh vực chăn nuôi heo, gồm 923 con cùng giống so với đợt heo nhập đầu tiên (cuối tháng 5.2016) của Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Hòa Phát, chỉ khác nhau về tuần tuổi.
Để việc nhập khẩu heo đảm bảo đúng tiến độ, an toàn, khỏe mạnh, Công ty đã lên kế hoạch từ tháng 04.2016. Công tác chọn giống do chuyên gia chăn nuôi người Anh Ray Prood, giám đốc kỹ thuật trực tiếp đi chọn lựa tại 9 trại giống của Đan Mạch, đảm bảo 100% con giống khỏe mạnh, có các chỉ số về gien và giống (index) tốt. Trước đó, đội ngũ kỹ thuật viên của Công ty đã được cử đi đào tạo tại Đan Mạch từ tháng 3.2016.

Trên quy mô 86 ha đặt tại huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, khu vực nuôi tân đáo của trại heo Minh Đức thuộc Công ty Hòa Phước đã hoàn thành đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị (hệ thống thông gió và cho ăn tư động), chạy thử và đưa vào hoạt động ổn định trước khi heo giống được nhập khẩu. Công ty tiếp tục triển khai hoàn thiện các khu nhà nuôi các loại heo theo giai đoạn sinh trưởng, từ nhà heo phối giống, nhà heo mang thai, nhà heo nái đẻ, nhà heo cai sữa, nhà heo nuôi thịt cùng các nhà phát triển hậu bị và nhà heo cách ly.
Theo định hướng của Tập đoàn, việc nuôi heo ở phía Nam được tập trung tại tỉnh Bình Phước. Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phước sẽ đầu tư tổng số 04 trại nái bố mẹ và một trại thuần với 2.000 con nái cụ kỵ và ông bà. Trại nái đầu tiên Minh Đức có quy mô thiết kế 6.000 nái và 54.000 lợn thịt thương phẩm. Các trại còn lại sẽ được tiếp tục đầu tư xây dựng từ cuối năm 2016 đến năm 2019, nâng tổng số đàn nái đạt 24.000 con và sản lượng khoảng 500.000 heo thịt xuất bán hàng năm.
Tác giả: Nguyễn Nghi
Nguồn tin: Báo Danviet

Công ty CP (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan. Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Tập đoàn C.P. bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại diện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh.

Tuyển dụng nam nhân viên phòng thu mua và kinh doanh nguyên liệu
Làm việc tại: nhà máy CP Hải Dương
1. Mô tả công việc tại công ty CP
- Tìm hiểu các đối tác kinh doanh
- Nhận yêu cầu mua nguyên liệu từ công ty.
- Thực hiện các công việc của nhân viên Kinh doanh.
- Chi tiết công việc sẽ trao đổi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn
2. Yêu cầu công việc:
- Nam, độ tuổi từ 22 – 30.
- Tốt nghiệp ĐẠI HỌC, chuyên ngành: Kinh tế, QTKD, Ngoại Thương, Thương mại.
- Kỹ năng tin học văn phòng tốt.
- Có thể đi công tác
- Sử dụng tốt 1 trong 3 ngoại ngữ : Tiếng Anh, Tiếng Thái, Tiếng Trung.
- Ưu tiên người có bằng lái xe từ B2.
- Có sự tìm hiểu về nguyên liệu trong thức ăn chăn nuôi là một lợi thế
3. Lương và chế độ
- Là nhân viên chính thức của công ty.
- Mức thu nhập: cao
- Phụ cấp theo từng bộ phận (nếu có).
- Các quyền lợi khác được áp dụng theo Bộ luật lao động Việt Nam.
- Tham gia đầy đủ các chế độ BH và nghỉ lễ tết theo quy đinh.
- Lương tháng 13 (nếu đủ 12th) theo quy định của công ty.
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và có sự thăng tiến.
- Được tăng lương thường niên mỗi năm.
3. Hồ sơ xin việc
Tự làm CV + Đơn xin việc: giới thiệu đầy đủ về bản thân, quá trình học tập, công tác
Lưu ý: chỉ nhận CV có gắn ảnh rõ mặt
CV Viết thành 2 bản: 1 bản bằng tiếng Việt, 1 bản bằng ngôn ngữ khác.
- Chỉ gửi Hồ sơ về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Điện thoại liên hệ: Mr Hùng - 0961 675 618. Trong giờ hành chính.
- Hạn nộp: 15/08/2016
Mr. Hùng

Đây là tin vui của người chăn nuôi nhưng lại là nỗi lo của người tiêu dùng
Theo Thông tư 25 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ ngày 15-8 thì trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ trứng sẽ miễn thủ tục kiểm dịch như hiện tại. Đối với trứng xuất khẩu, nếu có yêu cầu thì vẫn thực hiện kiểm dịch.

Ông Lâm Thanh Đức (chủ trại gà đẻ trứng ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cho biết trước giờ, quả trứng được quản lý qua việc cấp giấy kiểm dịch nhưng phần lớn làm thủ tục theo đăng ký của chủ hàng. Chủ hàng khai không đúng vẫn được cấp giấy kiểm dịch khiến thủ tục này không còn ý nghĩa.
Còn người kinh doanh thường mua hàng từ nơi có giấy kiểm dịch mà không tự kiểm soát nguồn gốc, chất lượng vì cho đó là trách nhiệm của ngành thú y. Vì vậy, khi bỏ kiểm dịch, người kinh doanh buộc phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của mình, cơ quan nhà nước chỉ hậu kiểm và phạt nặng khi phát hiện sai phạm. Như vậy, người kinh doanh trứng sẽ phải tìm nguồn hàng đạt chuẩn.
Ông Trịnh Đức Khoa - một người nuôi gà lấy trứng ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - cho rằng có những thời điểm trứng tại trại ế nhưng giá bán lẻ ở TP HCM vẫn cao ngất ngưởng. Người nuôi gà muốn đưa trứng về TP HCM tiêu thụ cũng không được vì bị ràng buộc bởi các thủ tục kiểm dịch mà chỉ “đầu nậu” mới làm được. Sắp tới, nếu bỏ kiểm dịch, ông có thể tự chở trứng lên TP HCM bán cho các tiểu thương, với giá giảm từ 300-400 đồng/quả do không qua trung gian.
Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh trứng lâu năm ở TP HCM, lâu nay trứng gia cầm bị kiểm soát quá chặt dù không có nhiều mối nguy gây mất an toàn thực phẩm hoặc lan truyền dịch bệnh, nhất là khi dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát tốt.
“Việc kinh doanh trứng gia cầm bị cản trở nhiều vì thủ tục cấp giấy kiểm dịch. Phí cấp giấy kiểm dịch không đáng kể, gần đây đã bỏ nhưng để được cấp nhanh, kịp tiến độ giao hàng, doanh nghiệp phải “biết điều” với cán bộ thú y. Có những khi xe giao hàng hư giữa đường, nếu là hàng thường thì chỉ cần đổi xe là đi tiếp nhưng với trứng, doanh nghiệp phải liên hệ cán bộ thú y để xác nhận sự việc, đổi biển số xe trên giấy chứng nhận, mất nhiều thời gian” - vị đại diện này nói.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp lớn trong ngành trứng tại TP HCM lại cho rằng quy định mới sẽ tạo điều kiện cho trứng trôi nổi tràn lan và rất khó kiểm soát nếu xảy ra dịch bệnh, khi đó người tiêu dùng sẽ quay lưng với trứng, cả ngành sẽ bị thiệt hại như đã từng xảy ra.
Tác giả: Ngọc Ánh
Nguồn tin: Báo NLĐ

Hùng Vương sẽ cung cấp ra thị trường heo thịt, heo giống bố mẹ từ tháng 3/2017 và kế hoạch đến đầu năm 2019 sẽ có 100.000-120.000 con bố mẹ
Đây là lô heo giống đầu tiên do tập đoàn Danbred của Đan Mạch, quốc gia đứng đầu thế giới về nguồn gen heo giống chất lương cao cung cấp cho công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) theo hợp đồng mua trọn gói 4.200 con (trong đó có 1.500 GGP, còn lại là ông bà và bố mẹ) ký hồi cuối năm ngoái. Dự kiến trong tháng 10 và 11 tới đây, tập đoàn Danbred sẽ giao cho HVG hết số heo còn lại làm bốn đợt để công ty này nhân đàn.

Trước mắt, chuyến heo giống đầu tiên sẽ được công ty đưa về nuôi tại trại giống An Giang, còn lại được nuôi tại tỉnh Long An, Bình Định và các tỉnh thành khác. Theo tính toán, Hùng Vương sẽ cung cấp ra thị trường heo thịt, heo giống bố mẹ từ tháng 3/2017 và kế hoạch đến đầu năm 2019 sẽ có 100.000-120.000 con bố mẹ.

Theo ông Brian Vinther, chuyên gia kỹ thuật từ tập đoàn Danbred, lô heo giống GGP cung cấp cho Hùng Vương theo hợp đồng chuyển giao trọn gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất cho sản phẩm. Hợp đồng mua heo giống hai bên ký hồi cuối năm 2015 còn được hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.
Song song với việc nhập heo giống và xây dựng hệ thống trang trại, hồi tháng 3 năm nay, công ty Hùng Vương cũng khởi công nhà máy sản xuất thức ăn gia súc công suất 500.000 tấn/năm, vốn đầu tư 35 triệu USD tại Long An. Dự kiến đấn quý 1.2017, nhà máy đi vào hoạt động, cung cấp cho thị trường sản phẩm thức ăn đạt chất lượng, không sử dụng kháng sinh, các chất cấm.
Cuối năm 2015, Hùng Vương công bố chuyển hướng kinh doanh thêm mảng thức ăn chăn nuôi kết hợp phát triển hệ thống nuôi heo khép kín từ con giống đến sản xuất thức ăn, hệ thống trang trại ở nhiều tỉnh thành. Dự án này có tổng vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng.
Tác giả: Phương Thảo
Nguồn tin: Trí Thức Trẻ/CafeF

Trong quý II, tỷ suất sinh lời mảng Thép của Hoà Phát tăng vọt lên tới 19%, trong khi mặt bằng các quý trước chỉ trên dưới 10%. Trong khi đó, nông nghiệp của Hoà Phát đã có lãi trở lại nhưng doanh thu giảm mạnh.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2016 với doanh thu 8.143 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.030 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu Hoà Phát tăng 5% còn lợi nhuận tăng tới 62%. Kết quả này khiến lợi nhuận 6 tháng tăng trưởng tới 60% so với cùng kỳ 2015, đạt trên 3.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận Hoà Phát tăng mạnh tất nhiên xuất phát từ mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn, là Thép.
Theo công bố của Hoà Phát, doanh thu từ Thép trong quý II đã vượt 10.000 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ Thép cao hơn tổng doanh thu cả quý II, do Hoà Phát có khoản loại trừ 4.785 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ Thép đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Như vậy, tỷ suất sinh lời từ thép của Hoà Phát lên tới 19%, cao kỷ lục và vượt rất xa mặt bằng tỷ suất sinh lời của các quý trước, chỉ khoảng trên dưới 10%.

Theo Hoà Phát, trong quý vừa qua, 2 sản phẩm chiến lược của tập đoàn, là thép xây dựng và ống thép đều có mức tăng trưởng khá so với năm trước. Thị phần thép xây dựng của Hoà Phát đạt gần 22% và ống thép là 25%.
Cũng trong lĩnh vực thép, Hoà Phát đã bắt đầu triển khai dự án tôn mạ màu, mạ lạnh công suất 400.000 tấn/năm từ tháng 5/2016 với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Đây là nhà máy tôn mạ màu đồng bộ hiện đại nhất Việt Nam và khu vực, toàn bộ dây chuyền thiết bị cho dự án được nhập từ châu Âu. Dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017.
Trong khi đó, đối với lĩnh vực nông nghiệp, sau 2 quý liên tiếp thua lỗ Hoà Phát đã có lãi trở lại nhưng con số chỉ 1,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu từ nông nghiệp lại giảm mạnh so với các quý trước.

Được biết, Hoà Phát đã chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại Hưng Yên, công suất 300.000 tấn/năm mang thương hiệu Big Boss và HP Feeds. Với công suất tương đương, nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 2 của Hoà Phát tại Đồng Nai cũng đang được triển khai, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay, bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường vào đầu năm 2018.
Hoà Phát đang xây dựng nhà máy thứ 3 tại tỉnh Phú Thọ, nằm trong chương trình 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi vào năm 2020.
Tác giả: Minh Quân
Nguồn tin: Trí Thức Trẻ

Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đ/kg, giảm 5.000-6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000-13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng 7/2016 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Cụ thể, tại một số địa phương như Vĩnh Long, An Giang, giá đã giảm 500-1.000 đ/kg so với hồi đầu tháng và hiện có mức giá lần lượt là 42.500 đồng/kg và 44.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đồng/kg, giảm 5.000-6.000 đ/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000- 13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Nguyên nhân là do lượng lợn tồn ở Trung Quốc còn nhiều nên nước này hạn chế nhập. Trong khi đó, Đồng Nai cung cấp hơn 50% sản lượng lợn hơi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nên giá lợn bị ảnh hưởng ngay.

Tương tự, tại thị trường phía Bắc, giá thịt lợn hơi những ngày này dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg, giảm 6.000-7.000 đồng/kg so với mức giá trung bình từ nhiều tháng trước. Nhiều chủ trang trại nuôi lợn lớn ở Hoài Đức (Hà Nội), Bình Lục (Hà Nam) cho biết, từ cuối tháng 6 các thương lái Trung Quốc đã rút dần, cho đến giữa tháng 7 này thì vắng bóng hẳn. Điều đó đẩy giá lợn rớt giá theo ngày.
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn và thị trường tiềm năng đối với ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Tuy nhiên, từ trước tới nay, lợn hơi xuất khẩu sang Trung Quốc hoàn toàn bằng đường tiểu ngạch, mà xuất khẩu bằng con đường này thì hoàn toàn bị động, gặp nhiều rủi ro khi kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Thế nên, không chỉ riêng với thịt lợn mà hầu hết các loại nông sản khác của Việt Nam cũng gặp vấn đề ách tắc dẫn đến giá giảm khi Trung Quốc ngừng mua hoặc hạn chế mua, ông Trọng cho hay.
Ông cho biết, thị trường Trung Quốc rất chuộng loại lợn có trọng lượng hơn 1 tạ, nhiều mỡ. Theo đó, khi thị trường họ thiếu, họ nhập ồ ạt lợn Việt Nam với giá cao ngất ngưởng thì người dân mình lúc đó ồ ạt nuôi nhiều. Đến khoảng thời gian 4-5 tháng sau, khi thị trường Trung Quốc đủ rồi thì họ hạn chế nhập, lợn dư nhiều, còn thị trường trong nước lại không chuộng loại lợn có trọng lượng lớn, nhiều mỡ nên giá lợn giảm là chuyện tất yếu.
Theo ông Trọng, Trung Quốc không có kế hoạch, họ không chủ động mua, chỉ khi thiếu mới thu mua qua các thương lái Việt Nam. Thế nên, người dân cần lưu ý khi thu mua nhiều mà ồ ạt thì sẽ có hệ lụy, sau đó khoảng 5-6 tháng sẽ dư sản phẩm, giá sẽ giảm.
Đơn cử, sản lượng lợn mỡ xuất khẩu sang Trung Quốc không thống kê được. Có thời điểm ở cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn có ngày lên tới 50-60 xe chở lợn xuất sang Trung Quốc, cửa khẩu Móng Cái có ngày cũng lên 30 xe nhưng không thường xuyên, có ngày chỉ vài xe rất không ổn định.
"Người dân cần hết sức cảnh giác khi thay thế đàn đừng thay ồ ạt ở thời điểm giá cao cũng như không bỏ đàn ở thời điểm giá xuống thấp. Xác định đó là nghề chăn nuôi thì phải chăn nuôi ổn định, đều đặn sẽ đem lại lợi nhuận và hiệu quả", ông Trọng khuyến cáo.
Tác giả: B.Hân
Nguồn tin: Vietnamnet

Sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước hiện không đủ đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu thịt lợn tăng nhanh kéo theo nhu cầu nhập khẩu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.
Nhiều công ty nước ngoài bao gồm Cargill và một số doanh nghiệp lớn trong nước như Hoà Phát đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với hy vọng lợi nhuận tăng trưởng tỷ lệ thuận với lượng tiêu dùng thịt.
Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước tăng gấp đôi kể từ năm 2000. Trong 7 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nhu cầu thịt lợn lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, nhập khẩu đậu tương của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2012. Do sản lượng thế giới trong những năm qua không biến động giúp ổn định giá cả, cùng với thu nhập bình quân tăng lên khiến người tiêu dùng trong nước chi nhiều tiền hơn vào các sản phẩm thịt và protein.
Theo ông Trần Tuấn Dương, tổng giám đốc Hoà Phát “mặc dù ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi không mang lại lợi nhuận cao và cạnh tranh khốc liệt, nhưng thị trường lớn và nhiều tiềm năng.” Hoà Phát dự định sẽ mở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ hai trong năm tới.
Hiện Trung Quốc đang đứng đầu về tiêu thụ thịt lợn nhưng vị trị này có thể sớm bị thay thế bởi Việt Nam. OECD ước tính đến năm 2023, lương tiêu thụ trên đầu người ở Việt Nam sẽ ở mức 33,9 kg so với mức 22,9 kg hiện tại trong khi dự báo của Trung Quốc chỉ ở mức 33,2 kg. Thu nhập bình quân của người Việt đã tăng 42% trong 5 năm qua lên 2.173,65 USD và được dự báo sẽ tăng 43% lên 3.105,41 USD vào năm 2021 sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng lên cao.
Tính đến tháng 6 năm nay, sản lượng chăn nuôi trong nước đạt 28,3 triệu con lợn tăng 3,9% so với một năm trước và vẫn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sản lượng ngô và đầu tương không đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi, phần nào do chi phí sản xuất cũng như đất trồng không phù hợp.
Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70% thành phần sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhập khẩu ngô năm ngoái chạm mức kỷ lục 7,55 triệu tấn trong khi sản lượng trong nước chỉ tăng 2,8% lên 5,28 triệu tấn. Nhập khẩu đậu tương cũng sẽ có khả năng chạm đỉnh 5,2 triệu tấn vào năm 2017 so với 2,28 triệu tấn vào năm 2012.
Với nhiều nhà máy đang được xây dựng, có khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm nhiều đậu tương chế biến trong năm tới với 1,75 triệu tấn. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi sẽ tăng hơn 10% mỗi năm đồng nghĩa với việc cần có hơn 20 triệu tấn thức ăn gia súc vào năm 2018, ông Dương nói thêm.
Đến năm 2022, giá trị thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ đạt 10,55 tỷ USD, theo nghiên cứu của Grand View. Như vậy con số này cao hơn 50% so với mức 7 tỷ USD hiện tại, theo ước tính của Masan.
Do tiềm năng lớn nên đây là ngành sản xuất hấp dẫn trong những năm vừa qua. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư trong đó Cargill mở cửa nhà máy thứ 11 tại Việt Nam và sẽ hoàn thành xây dựng một nhà máy khác vào cuối năm 2017. Masan mua lại hai thương hiệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp là Pronco và Anco. Dabaco cũng bắt đầu xây dựng nhà máy có công suất 200 nghìn tấn/năm và có kế hoạch xây hai nhà máy khác với công suất 150 nghìn tấn/năm với mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn/năm vào năm 2019.
Nguồn tin: Người Đồng Hành

Hơn 2 tháng nay giá heo con trên địa bàn tỉnh Phú Yên bất ngờ tăng mạnh do thương lái thu gom xuất sang Trung Quốc.
“Sốt sùng sục”
Ông Nguyễn Tiến, một người nuôi heo có thâm niên ở xã Hòa Định Đông (Phú Hòa) cho biết, hơn 2 tháng nay giá heo giống trên địa bàn tỉnh Phú Yên bất ngờ tăng mạnh, nhờ vậy người chăn nuôi heo sinh sản có lãi khá.

Cụ thể, giá heo đạt trọng lượng từ 15 – 20 kg/con được thương lái thu mua ở mức từ 70.000 – 75.000 đ/kg; heo từ 21 – 25kg thì giá thấp hơn, dao động từ 62.000 – 68.000 đ/kg.
Theo ông Tiến, với giá heo được thu mua như trên là cao nhất từ trước tới nay. Việc giá heo giống tăng đã khiến nhiều người ồ ạt bán giống chứ ít giữ lại nuôi thịt.
“Gia đình tôi có 3 con heo nái, mỗi năm đẻ 2 lứa, khoảng 60 con. Thời điểm vừa qua, 2 con heo nái đẻ được 18 con đúng thời điểm giá giống đang “sốt sùng sục” nên tôi bán đứt đàn heo trên, giá trung bình 72.000 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí tôi lãi từ 700.000 – 800.000 đ/con, khỏe re”, ông Tiến phấn khởi.
Tương tự, gia đình anh Trần Thiện Thông ở thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, người cùng huyện cũng vừa bán 10 con heo giống đã nuôi gần 2 tháng, đạt trọng lượng từ 15 – 19 kg/con, sau khi trừ chi phí lãi từ 600.000 – 700.000 đ/con.
Đàn heo giống này gia đình anh Thông có ý định giữ lại để nuôi bán thịt, tuy nhiên qua tính toán thấy giá heo giống hấp dẫn quá nên mới bán đi.
Lý giải về việc giá heo giống tăng mạnh thời gian qua, chị Thái Thị Hận, một thương lái thu gom heo giống ở xã An Định Tây (Đồng Xuân) cho hay, do nhu cầu của thị trường Trung Quốc đặt hàng thu mua heo với kích cỡ dưới 25kg nên giá mới sốt như vậy.

“Để có heo nhỡ đáp ứng thị trường Trung Quốc tôi phải lặn lội vào tận huyện Phú Hòa, nơi nuôi nhiều heo sinh sản để lùng sục thu mua. Trung bình mỗi ngày tôi gom từ 20 – 30 con. Sau khi gom đủ số lượng heo yêu cầu hằng ngày vợ chồng tôi sẽ giao cho các đầu nậu chuyển ra Bắc để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ”, chị Hận chia sẻ.
Cần thận trọng
Theo ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, thông thường giá heo giống lên xuống đều phụ thuộc vào thị trường heo thịt, nghĩa là giá thịt tăng thì giá heo giống tăng do người nuôi phát triển đàn.
Thế nhưng hiện nay giá heo thịt trên địa bàn tỉnh đang giảm mạnh chỉ còn khoảng 42.000 đ/kg trong khi giá giống tăng cao khiến người nuôi gặp khó khăn khi tái đàn, vì nếu đầu tư nuôi, giá giống cao là không có lãi.
Ông Nhĩ khuyến cáo người chăn nuôi nên thận trọng trong việc mua bán hay tập trung đầu tư nuôi heo sinh sản vì nhu cầu mua bán theo kiểu này thường sẽ không ổn định và dễ gặp rủi ro.
Theo ông Nhĩ, hiện đàn heo toàn tỉnh Phú Yên có khoảng 133.000 con, trong đó đàn heo nái sinh sản chiếm khoảng 15% tổng đàn. Do số lượng đàn heo sinh sản thấp nên mỗi năm người dân phải nhập heo giống ở nhiều tỉnh khác về nuôi. Sắp tới Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên sẽ tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển heo ra vào tỉnh để đảm bảo không có tình trạng heo chưa qua kiểm dịch được đưa ra lưu thông trên thị trường.
Tác giả: Kim Sơ
Nguồn tin: Chăn nuôi Việt Nam