
Vi khuẩn E.coli trong chuồng heo nái là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến và cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nặng nề nhất do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của heo con làm giảm tăng trọng và tăng tỷ lệ chết.
Tuy nhiên ở chuồng đẻ không chỉ có E.coli gây ra những tổn thất đó; các yếu tố khác như môi trường, quản lý hay các tác nhân khác cũng gây những tác động tiêu cực tới heo con hoặc gián tiếp thúc đẩy E.coli gây bệnh mạnh mẽ hơn nữa.
VietDVM giới thiệu phần 1 của bệnh E.coli trong trại nái: '10 nguyên nhân gây bùng phát Ecoli trong chuồng nái đẻ"

1. Cơ cấu heo trong trại không hợp lý:
Mất cân bằng cơ cấu độ tuổi của heo nái trong trại cũng thúc đẩy E.coli bùng phát. Điều đó có nghĩa ta cần chú ý tới cơ cấu độ tuổi của heo nái trong trại. Nếu quá nhiều một độ tuổi nào đó đều không phù hợp và có thể gây bùng phát dịch bệnh
VD: Tỷ lệ heo nái đẻ lứa 1 tăng lên >20% sẽ tăng nguy cơ E.coli bùng phát tại trại do heo nái đẻ lứa 1 có khả năng miễn dịch và truyền miễn dịch thấp hơn heo nái dạ
Xem thêm:
Các thông số trại nái
2. Cách chăm sóc trong giai đoạn heo nái mang thai
Những chăm sóc ở giai đoạn heo nái mang thai cũng có ảnh hưởng lớn tới sự duy trì mầm bệnh E.coli và bùng phát E.coli trong trại heo nái
- Ở đầu thai kỳ (giai đoạn 35-40 ngày):
Đây là thời điểm quan trọng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của heo con.
Trong thời gian này nếu chúng ta cho ăn quá nhiều trong khoảng 3 ngày liên tục sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của heo nái và làm tăng bài thải progesterone qua gan (điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của heo con trong bào thai, nặng có thể gây chết thai).
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo vì nếu ngoài giai đoạn này thì mọi thứ vẫn diễn ra bình thường.
Ở giai đoạn này ít có ảnh hưởng của E.coli tới hiện tượng heo nái bị tiêu chảy
- Giai đoạn giữa thai kỳ:
Đây là giai đoạn quạn trọng để đưa thể trạng heo nái về chuẩn để chuẩn bị phục vụ cho thời kỳ nuôi con.
Từ giai đoạn này tới khi sinh heo bắt đầu có sự phát triển tuyến vú
»› Mẹo chăn nuôi heo – giảm stress trên heo nái trước khi sinh bằng giấy vụn
- Giai đoạn cuối của thai kỳ:
Có nhiều tranh cãi về sự phát triển của heo ở giai đoạn này. Đa số đều cho rằng cần cho heo nái ăn nhiều để duy trì bào thai đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Tuy nhiên nếu heo nái ăn quá nhiều cũng ảnh hường tới sức khỏe từ đó cũng ảnh hưởng lớn tới bào thai.
3. Yếu tố môi trường:
Với chuồng đẻ lúc nào cũng cần chú ý duy trì hai ngưỡng nhiệt độ.
Nhiệt độ chuồng nuôi: cần duy trì 22-24oC. Tuy nhiên, tùy vào nhiệt độ của môi trường mà điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với heo nái (đặc biệt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam).
Nhiệt độ ô úm dành cho heo con sơ sinh: là 36-38oC (duy trì trong tuần đầu sau khi sinh). Vì vậy ô úm cần sử dụng thêm thiết bị sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cao và ổn định (có thể dùng bóng điện hồng ngoại, bóng chạy bằng gas hay lò sưởi bằng than..).
»› Mẹo nhỏ chăn nuôi heo: “hộp tăng nhiệt độ” cho heo con sơ sinh.
Những yếu tôi môi trường sẽ giúp Heo con phát triển ổn định và duy trì sức đề kháng với E.coli.
4. Vaccine:
Cần xây dựng 1 lịch vaccine phù hợp với cả heo nái và heo con, tất nhiên phải đưa E.coli vào danh sách các vaccine cần phải tiêm.
»› Lịch vacxin nái dạ hiệu quả
»› Lịch vacxin heo hậu bị phổ biến
5. Số lượng và chất lượng sữa:
Không phải tất cả các núm vú của heo nái đều tiết sữa như nhau vì vậy cần xây dựng một kế hoạch cho heo ăn hợp lý đặc biệt là sữa non điều này không chỉ giúp heo con có một hệ thống miễn dịch ổn định mà còn cung cấp đủ năng lượng cho heo con sơ sinh.

6. Di chuyển Heo con giữa các chuồng:
Heo con cần được nuôi ổn định trong chuồng và hạn chế vận chuyển, điều này là vô cùng cần thiết. Nếu thực sự cần phải chuyển chuồng chúng ta nên lựa chọn chuyển heo mẹ và thay vào đó 1 chú heo mẹ khác, chứ không nên chuyển heo con.
Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào quy mô trại, số con/ổ, số con chết, loại ở mỗi ổ, nếu số heo con còn lại quá ít thì có thể dồn vào để 1 heo nái nuôi (tăng hiệu quả khai thác nái).
7. Kiểm soát khi đưa heo vào chuồng đẻ:
Với những heo nái có chất lượng xấu có thể mang mầm bệnh vào chuồng nái --> cần lưu ý kiểm soát trước khi chuyển heo từ chuồng bầu sang chuồng đẻ.
8. Vệ sinh và khử trùng tại các ô chuồng đẻ:
- Làm sạch cơ học để loại bỏ các chất hữu cơ trên mặt sàn và gầm sàn đẻ.
- Sử dụng các chất tẩy rửa và dùng bơm áp lực cao để vệ sinh chuồng.
- Khử trùng sàn đẻ , máng ăn, ống nước và các dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ.
- Ô đẻ cần được làm khô hoàn toàn trước khi chuyển heo nái từ chuồng bầu sang
→ Đây là nhân tố quan trọng giúp loại bỏ mầm bệnh (E.Coli) ra khỏi trại.
9. Công nhân:
Tất cả công nhân trong trại cần được qua một khóa đào tạo về quy trình chăn nuôi để có được những kiến thức cơ bản giúp họ làm việc một cách khoa học và hiệu quả nhất.
10. Chất lượng nước:
Nước là một chất dinh dưỡng rất quan trọng và đây cũng là nguồn lây nhiễm chủ yếu của E.coli.
Nước cần được làm sạch hóa chất, tạp chất và đặc biệt là vi sinh vật để chất lượng luôn đảm bảo.
Ngoài ra cần đảm bảo heo không bao giờ bị thiếu nước trong tất cả các chuồng nuôi nói chung và chuồng đẻ nói riêng.
VietDVM team biên dịch.
(theo Pig 333)

Ở thị trấn Nông trường Mộc Châu có khoảng 600 hộ nuôi bò thì cả 600 hộ này giờ đều là tỷ phú. Chỉ nhờ nuôi bò sữa mà thu nhập trung bình của các hộ dân ở mức 35-40 triệu đồng/tháng, hộ nuôi nhiều còn thu tới 200 triệu/tháng.
Lãi tới 200 triệu/tháng
Khác hẳn với hình ảnh nghèo đói, khó khăn của những xã miền núi khác, về thị trấn Nông trường Mộc Châu - một huyện của tỉnh miền núi Sơn La - thấy nhà cao tầng mọc lên san sát. Dân thị trấn bây giờ không còn cưỡi ngựa, đi xe đạp mà chuyển sang đi xe máy, sắm xe hơi.
Dẫn chúng tôi vào thăm trang trại bò sữa của gia đình, ông Dương Văn Nội ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, khoe: “Trang trại bò này của nhà tôi rộng khoảng 2,4ha, đang nuôi 76 con bò sữa các loại, giá trị khoảng 8 tỷ đồng”.

Ông Nội chia sẻ, trước kia cuộc sống khổ cực lắm, có thời gian ông còn phải đi làm thuê cho các chủ trại bò khác. Thu nhập cực kỳ bấp bênh, bữa đói, bữa no. Song, từ khi nuôi bò sữa, đến thời điểm này, nhà ông bắt đầu có của ăn của để. Trong khi đó, công việc cũng đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, như cắt, thái cỏ, máy vắt sữa,... chỉ dọn chuồng trại, chở sữa đi bán là dùng sức người.
Vỗ vỗ vào mông những con bò bầu vú căng đầy sữa, ông Nội kể tiếp: “Hiện đàn bò này có 30 con cho sữa, mỗi ngày vắt được 8 tạ công ty thu mua hết. Trừ hết chi phí, tôi lãi vài triệu đồng là chuyện thường”.
Cũng là một trong những hộ đổi đời, thoát ly cảnh nghèo đói và trở thành tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu, ông Phan Doãn Hiệp ở đơn vị 26/7, cho hay trang trại nhà ông đang có 120 con bò, trên 50 con trong số này đang cho sữa. “Trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình tôi đút túi khoảng 200 triệu tiền lãi”, ông Hiệp khoe.
Theo ông Hiệp, đúng là mức thu nhập như vậy hiện khá cao, nhưng quá trình nuôi luôn phải đảm bảo đúng quy trình để lượng sữa đạt tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví như, bò sữa một ngày ăn bao nhiêu cỏ xanh, cỏ alfalfa nhập từ Mỹ, thức ăn ủ lên men, tinh bột. Người nuôi bò phải bền bỉ, chịu khó, nắng cũng như mưa, không có ngày nghỉ lễ tết vì công việc cho ăn, dọn chuồng, vắt sữa,... đảm bảo phải đều đặn.
Nếu bò không được vắt sữa đúng giờ thì chúng cũng bứt rứt khó chịu như người vậy, thậm chí còn cuồng lên phá chuồng. Do đó, đến giờ là phải đem máy ra vắt, không có ngày nào là ngoại lệ, ông Hiệp cho hay.
Đổi đời nhờ bò sữa, nhà nhà sắm xe hơi
Ngồi ngắm cơ ngơi của mình, ông Dương Văn Nội chia sẻ, ở thị trấn Nông trường này, rất nhiều gia đình khác cũng đổi đời nhờ con bò sữa và mô hình liên kết khá bền chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp sữa tại Mộc Châu.

Cụ thể, DN đã bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm vật nuôi và giá sữa, hỗ trợ giá thức ăn tinh bột và cỏ Mỹ, cho vay 50-70% số vốn đầu tư mở rộng sản xuất, hỗ trợ khuyến nông. Công ty còn thưởng “nóng” 500-800 đồng/kg sữa nếu trang trại đạt sản lượng sữa cao và chất lượng tốt. Trong khi đó, phí bảo hiểm vật nuôi ở mức khá cao, 400.000-600.000 đồng/con/năm, nhưng khi bò chết và bị thải loại sẽ được quỹ “đền” số tiền cao gấp cả chục lần.
Ngoài ra, ông Nội và những người nuôi bò sữa ở thị trấn Nông trường Mộc Châu cũng mua bảo hiểm giá sữa bằng cách trích nộp vào quỹ 50 đồng/kg sữa mỗi khi bán cho công ty. Nếu giá sữa sụt giảm 30%, quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ nông dân 60% số tiền sữa bị giảm.
“Nhờ đó các hộ dân nuôi bò sữa ở Nông trường Mộc Châu không bao giờ thua lỗ khi giá sữa xuống thấp”, ông Nội nói.
Hiện thị trấn Nông trường Mộc Châu có khoảng 600 hộ nuôi bò sữa, hộ nuôi ít khoảng 20-30 con, hộ nuôi nhiều khoảng 200 con. Tính trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 35 con.
“Hầu hết các hộ nuôi bò ở đây đều là tỷ phú, bởi số bò nếu quy đổi ra tiền cũng lên đến tiền tỷ”, ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu (Mocchaumilk), thừa nhận.
Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, ông Phạm Đức Chính, cũng cho rằng, nhiều hộ dân tại đây thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng, thậm chí số hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng hoặc hơn cũng không ít.
“Năm 1991, tôi sang Thái Lan thấy mỗi nhà đều có xe máy chở sữa đi bán, tôi chỉ ao ước người nuôi bò ở Mộc Châu có được cái xe máy. Đến năm 2007, tất cả hộ ở đây đã có xe máy. Sau đó, tôi mong ước họ có được cái ô tô, giờ thì có cả trăm cái ô tô”, ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Mocchaumilk, nói về câu chuyện thành công của mô hình nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu.
Tác giả: Bảo Phương
Nguồn tin: Báo Vietnamnet

Cập nhật giá cả thị trường tuần 42/2016 tại miền Bắc nước ta
Trong tuần 42 vừa qua giá heo hơi tai miền bắc nước ta tiếp tục giảm mạnh. Tại nhiều vùng chăn nuôi gái heo hơi chỉ còn 36.000 - 39.000đ/kg (heo lai). Các sản phẩm chăn nuôi khác cũng có dấu hiện giảm nhẹ.

Các thị trường chăn nuôi heo lớn tai miền bắc giá heo hơi bán tại trại tiếp tục giảm mạnh chỉ còn
Tại các thị trường có giống heo kém hơn giá heo hơi hiện tại đã xuống dưới 40.000đ/kg.
Giá trứng gia cầm vẫn duy trì ở mức có lãi cho người nuôi; Trứng gà công nghiệp (gà đỏ) có giá 1700đ/quả, trứng gà Ai Cập có giá 1800 - 1900đ/quả mặc dù có giảm so với tháng 9/2016 nhưng người nuôi gà vẫn đang có lãi... Hiện tại thị trường trứng gia cầm vẫn khá ổn định.
Với thị trường sản phẩm gia cầm thịt vẫn khá ổn định và không có nhiều thay đổi.
Sau đây là chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 42/2016 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Qua 9 tháng của năm 2016, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 3,7 triệu tấn gạo (1,69 tỷ USD) nhưng đã phải nhập tới gần 5,9 triệu tấn ngô, 1,1 triệu tấn đậu tương và nhiều nguyên liệu khác trị giá khoảng 2,46 tỷ USD để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tốn một lượng ngoại tệ gấp rưỡi so với giá trị xuất khẩu gạo.
Chưa coi trọng trồng cây vụ đông
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 9/2016 ước đạt 262 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 9 tháng 2016 đạt 2,46 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2015. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 8 tháng năm 2016 là Argentina, Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm thị phần lần lượt là 46,2%, 10,8% và 8,8%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu chưa được tính đầy đủ. Vì 9 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu lúa mì ước đạt 3,41 triệu tấn với giá trị đạt 728 triệu USD (tăng 81,8% về khối lượng và tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015), trong đó một nửa dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Thực tế, Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng hàng năm vẫn phải bỏ ra hàng tỉ USD để nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, lãng phí lượng ngoại tệ lớn của Nhà nước. Nguyên nhân một phần cũng do nông dân vẫn chưa coi trọng những cây trồng này nên ít đầu tư sản xuất.
Theo nông dân Nguyễn Văn Cát, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm (Hà Nam), sau khi thu hoạch lúa mùa, trong lúc đất nông nhàn nông dân chuyển sang trồng cây vụ đông, trong đó chủ yếu là ngô, đậu tương... Gia đình ông có 1 mẫu ruộng (3.600 m2) dự định trồng 80% diện tích là đậu tương, 10% diện tích trồng ngô, còn lại trồng rau mầu...
Ông Cát cho biết: “Trồng nhiều đậu tương vì không mất nhiều công chăm sóc, trồng ngô dù được hỗ trợ; nhưng tốn nhiều công chăm bón, tưới nước nên người dân không mặn mà. Hơn nữa, đa số nông dân vẫn chỉ coi ngô, đậu tương là những cây trồng phụ trong lúc trống đất nên không đầu tư nhiều. UBND xã đang huy động nông dân trồng 100 ha cây vụ đông. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực nên có lẽ chỉ đạt trên 50% diện tích này”.
Còn theo lý giải của ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Việt Nam không có thế mạnh về phát triển cây họ đậu nói chung và đậu tương nói riêng. Trước đây, Việt Nam có 200.000 ha trồng đậu tương nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 120.000 ha đậu tương, năng suất thấp 1,5 tấn/ha. Nguyên nhân là do đất trồng ở Việt Nam được quay vòng liên tục, đất không có thời gian nghỉ để hấp thụ dinh dưỡng, thời gian trồng đậu tương chỉ có 3 tháng, trong khi các nước khác trồng đậu tương 5 tháng nên có năng suất cao hơn (3 tấn/ha). Ngoài ra, nhiều vùng ở Việt Nam bị sương muối ảnh hưởng tới năng suất đậu tương.
Với ngô, diện tích trồng khoảng 1,1 triệu ha, năng suất 4,5 tấn/ha, bằng một nửa so với Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do hệ thống thủy lợi phục vụ cho lúa mà không chú ý tới ngô, nên ngô chủ yếu được tưới bằng nước mưa. Giá ngô còn cao 5.200 đồng/kg trong khi ngô nhập chỉ 4.800 - 5.000 đồng/kg. Mỗi năm, Việt Nam cũng phải nhập khoảng 100 tấn bột cá từ Peru, Guinea... vì Việt Nam không có tàu đánh bắt xa bờ. Loại bột cá này có độ muối mặn dưới 1% trong khi bột cá của Việt Nam là 7 - 10% không dùng được...
Cần quy hoạch vùng trồng
Để khuyến khích nông dân tập trung trồng ngô, hạn chế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 915/QĐ - TTg ngày 27/5/2016 về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bắt đầu từ vụ hè thu năm 2016 đến hết vụ đông xuân 2018 - 2019 cho phép tất cả các vùng trên được chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô, hỗ trợ với mức là 3 triệu đồng/ha.
Bộ NN&PTNT cũng đã đặt ra quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô vùng miền núi phía Bắc giai đoạn 2016 - 2020. Tổng diện tích lúa quy hoạch chuyển đổi sang trồng ngô là 30.100 ha, tập trung tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình và Thái Nguyên.
Theo GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng, Việt Nam có những giống ngô cho năng suất 8 - 10 tấn/ha, nhưng khi sản xuất thực tế chỉ cho năng suất trung bình 4,5 tấn/ha, do ngô của Việt Nam không có nước tưới. Nếu có hệ thống thủy lợi tốt, tưới nước đầy đủ thì năng suất ngô sẽ tăng 20 - 30%. Hơn nữa, phần lớn ngô Việt Nam được trồng bằng thủ công, không cơ giới hóa. Nếu quy hoạch vùng trồng, cơ giới hóa toàn bộ, tưới nước tập trung thì năng suất sẽ tăng lên, giá thành sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho rằng: “Cần kiểm soát nạn phân bón giả để người dân không phải tốn nhiều chi phí. Cây trồng biến đổi gen là một trong những giải pháp tốt, vì chống được sâu bệnh, đưa năng suất lên cao hơn, để giảm nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cây ngô, đậu tương... chỉ phát huy lợi thế với điều kiện sản xuất lớn, từ đó giảm giá thành. Việt Nam hoàn toàn làm được nhờ cơ giới hóa, giống... nhưng vấn đề quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của nông dân. Nếu tổ chức sản xuất tốt, đến năm 2020 Việt Nam có thể tự túc được 50% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Tác giả: H.V
Nguồn tin: Báo Tin Tức

Công ty TNHH In Vet Co tuyển dụng nhân viên
Công ty TNHH In Vet Co có địa chỉ tại: Đường số 7, KCN Sông Mây, Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai có nhu cầu tuyển dụng

Công ty TNHH In Vet Co tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Số lượng tuyển dụng: 20
Giới tính: Tất cả
Tính chất công việc: Giờ hành chính
Tỉnh/Thành phố: Miền Bắc, Toàn quốc,
Mô tả công việc:
- Đặt và nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng, báo cho bộ phận bán hàng lên kế hoạch xuất hàng.
- Lên kế hoạch thu tiền, kiểm soát công nợ đại lý trên địa bàn quản lý.
- Lên kế hoạch và báo cáo tình hình công việc, doanh số bán ra, thu về theo ngày, tuần, tháng, quý, năm.
- Khảo sát các đại lý, vùng chăn nuôi mới trên địa bàn quản lý. Đánh giá, lựa chọn và vào hàng (mở) đại lý tiềm năng.
- Khảo sát và lên phương án cạnh tranh với đối thủ hàng tuần, tháng, quý, năm (Sản phẩm, chương trình, hướng triển khai, con người, dịch vụ).
- Thực hiện các công việc do Công ty giao phó.
Yêu cầu khi làm việc tại công ty TNHH In Vet Co:
- Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thủy sản.
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thủy sản.
- Ưu tiên người đã có kinh nghiệm bán hàng thuốc thú y, có mối quan hệ tốt với các đại lý thuốc thú y.
- Có kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt.
- Trung thực có ý chí găn bó lâu dài với công ty
- Chấp hành phân công lao động của công ty
Quyền lợi được hưởng:
- Mức lương: gồm lương cơ bản và hoa hồng, từ 12 triệu – 20 triệu đồng tùy theo năng lực và kết quả công việc.
- Được hưởng mọi chế độ bảo hiểm lao động theo quy định của nhà nước.
- Được tham gia sinh hoạt tại các tổ chức, đoàn thể của công ty (du lịch hè,8/3,…)
- Được tham gia đào tạo nâng cao trình độ theo công việc được giao của công ty.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin việc ( vui lòng ghi rõ quá trình công tác)
- Sơ yếu lí lịch ( bản photo)- Giấy khám sức khỏe ( bản photo)
- Bằng cấp, chứng chỉ có liên quan ( bản Photo)
- CMND , sổ hộ khẩu...
Hạn nộp hồ sơ: 11/11/2016
Thông tin liên hệ
Người liên hệ: Phan Nguyễn Huy Tâm
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Địa chỉ: Đường số 7, KCN Sông Mây, Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai
Điện thoại: 0985.534.088

Mục tiêu:
Nhằm cung cấp đủ lượng nhiệt cho heo con 1 cách dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm nhất.
Mẹo:
Rất nhiều trường hợp trong thực tế khi chúng ta bắt heo con ra khỏi ô úm để cho chúng bú mẹ thì chúng bị lạnh. Những lúc như vậy, nếu không được cung cấp đủ nhiệt kịp thời rất có thể chúng sẽ chết. Nhiều trang trại đã xử lý bằng cách cho heo con vào chậu nước nóng, cách làm này thi thoảng cũng có hiệu quả nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề.
Các nông dân trong bài viết này đã sử dụng một chiếc hộp gọi là “hộp tăng nhiệt độ” và đã thu được những kết quả vô cùng tuyệt vời.
Cách làm:
Đối với heo con sơ sinh, nhiệt độ chuồng nuôi là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe, thậm chí sự sống còn của chúng. Tuy nhiên, chúng ta không thể để ý đến heo con sơ sinh trong suốt 24h mỗi ngày nên nhiều khi có thể heo con sẽ không đủ nhiệt và bị lạnh.
Thậm chí có trường hợp heo con sơ sinh chết do giảm thân nhiệt sau sinh. Đặc biệt khi ra khỏi ô úm để bú mẹ, gần như chúng đều bị thiếu nhiệt, bị lạnh.
Trong một trang trại ở Figuerola d'Orcau, thuộc tỉnh Lleida, Tây Ban Nha, người ta sử dụng một chiếc hộp cách nhiệt thường được dùng trong việc bảo quản tinh dịch. Họ đặt vào đó 1 ít giấy vụn để chúng được khô ráo hơn. Bên trên hộp, người ta thắp một bóng đèn hồng ngoại tạo thành một chiếc “hộp tăng nhiệt độ” giúp heo con luôn đủ nhiệt, ấm áp. Ở trang trại này, mọi người vẫn thường vui vẻ gọi những chiếc hộp trên là những “chiếc lò vi sóng”.


Heo con trong hình 2 được sinh ra trong một ô úm không đảm bảo đủ nhiệt độ, con yếu nhất lúc đó có thân nhiệt <30°C và gần như rất khó có cơ hội sống sót. Sau đó, chúng được cho vào trong chiếc hộp tăng nhiệt độ như trong hình 3, điều chỉnh độ cao thấp của đèn hồng ngoại rồi đậy nắp lại trong khoảng 1,5-2h cho đến khi heo con đủ nhiệt độ và ấm hơn, linh hoạt hơn.

Sau 2h, các công nhân và bác sỹ trong trại nhận thấy heo con có dấu hiệu linh hoạt, tỉnh táo hơn và bắt đầu tìm kiếm núm vú heo nái để bú. Mặc dù trông chúng vẫn đang gầy và ốm yếu nhưng đó là điều bình thường vì chúng chưa được bú mẹ từ lúc mới sinh. Lúc này là thời điểm thích hợp để bổ sung sữa đầu cho chúng nếu như trước đó chúng ta đã vắt sữa đầu từ heo mẹ và bảo quản tốt.
“Sau khi đặt chúng vào các núm vú trên cùng nhiều sữa của heo mẹ, sau bữa trưa chúng tôi trở lại thì chúng đã phục hồi hoàn toàn và không thể phân biệt với các heo con khác trong đàn đó”.
Nếu trong thực tế bạn gặp trường hợp heo con bị lạnh và cầm sưởi ấm nhanh, đừng lo ngại mà hãy áp dụng cách làm này vì kết quả chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng khi heo khỏe mạnh trở lại.
Tiến Dũng biên dịch
(theo pig333)

Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Thanh Niên Xung Phong có địa chỉ tại: 636 Võ Văn Kiệt - P.1 - Q.5 - TP.HCM đang có nhu cầu tuyển dụng

Hiện nay công ty CP Thanh Niên Xung Phong đang cần tuyển các vị trí
Vị trí 1: Kỹ thuật trại
Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật chăn nuôi, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với trại phụ trách.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của công ty tại trại: con giống, thức ăn, thuốc thú y...
- Tư vấn, phổ biến kỹ thuật cho công nhân.
- Làm việc tại tỉnh Bình Dương
- Công việc cụ thể sẽ trao đổi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn
Vị trí 2: Nhân viên văn phòng
Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm theo dõi, thống kê các chỉ tiêu kỹ thuật của đàn vật nuôi
- Thực hiện các biểu mẫu báo cáo theo quy định của Công ty.
- Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Công việc cụ thể sẽ trao đổi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn
Quyền lợi được hưởng khi làm việc tại công ty CP Thanh Niên Xung Phong
- Lương, thưởng hàng tháng.
- Các chế độ bảo hiểm theo luật.
- Du lịch nghỉ mát.
- Hỗ trợ tiền ăn, tiền xăng.
- Các chế độ đãi ngộ theo quy định công ty.
Yêu cầu công việc tại công ty CP Thanh Niên Xung Phong
- Tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y (Vị trí 1)
- Tốt nghiệp ngành kinh tế (Vị trí 2)
- Ưu tiên ứng viên nam
Yêu cầu hồ sơ
- Đơn xin việc.
- Sơ yếu lý lịch.
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy khám sức khỏe.
- Các bằng cấp có liên quan.
Nộp hồ sơ: Scan hoặc chụp hình CMND, số hộ khẩu, bằng cấp gửi theo địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., khi gọi phỏng vấn sẽ nộp bản chính hồ sơ.
- Liên hệ: 0986952983 (Mr. Triết). Website:adeco.com.vn
Thông tin được chia sẻ
Mr. Triết

Cấm Cysteamine: Chần chờ gì nữa?
Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt cho rằng phải thể hiện rõ quan điểm cấm hay cho phép Cysteamine bởi chất gây nguy hại này đang được sử dụng tràn lan
Ngày 13-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã họp bàn về việc quản lý chất Cysteamine trong chăn nuôi - một chất có tác dụng tăng trọng, tỉ lệ tạo nạc cao như chất cấm Salbutamol.

Sử dụng Cysteamine rất phổ biến
Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã cơ bản khống chế được nguồn cung cấp chất tạo nạc Salbutamol nên các cơ sở chăn nuôi chuyển sang dùng chất Cysteamine có nguồn gốc nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc để thay thế. Cysteamine có tác dụng tăng trọng, tỉ lệ nạc cao như Salbutamol.
Chánh Thanh tra Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Việt nhận định việc sử dụng Cysteamine tương đối phổ biến từ Bắc đến Nam. Nếu không cấm cũng không cho phép thì trong thời gian tới, cầu có, cung có sẽ tràn ngập trường hợp sử dụng Cysteamine đưa vào thức ăn chăn nuôi thay thế Salbutamol.
Từ tháng 8-2016 đến nay, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và cả người chăn nuôi sử dụng Cysteamine. Vào ngày 5-8, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Cục An ninh nông nghiệp và nông thôn (A86, Bộ Công an) thanh tra đột xuất, phát hiện 1 công ty trụ sở tại quận Tân Bình, TP HCM đã nhập 2 loại sản phẩm dinh dưỡng bổ sung là Maxsure và Synergrown từ Thái Lan. Công ty này đã bán cho các đại lý, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại heo. Dù bao bì không ghi thành phần Cysteamine nhưng khi kiểm tra đã phát hiện hàm lượng Cysteamine là 29.898 mg/kg (29.898 ppm) và 30.645 mg/kg (30.645 ppm). Thanh tra bộ đã ban hành quyết định sử phạt về hành vi nhập khẩu và kinh doanh chất không được cơ quan thẩm quyền cấp phép với số tiền 180 triệu đồng.
Mới đây, Thanh tra Bộ NN-PTNT cũng đã phát hiện một công ty ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam chỉ trong 3 tháng đã nhập khẩu 7 tấn Maxsure. Giá công ty mua vào là 4,1 triệu đồng/bao 25 kg ở phía Bắc và ở phía Nam là 5,5 triệu đồng/bao 25 kg.
Lực lượng chức năng cũng đã phát hiện việc sử dụng Cysteamine tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Sơn La. Theo ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN-PTNT, một số người dân Hưng Yên mua Cysteamine với giá từ 6,5-10 triệu đồng/bao 25 kg. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thu lợi nhuận rất lớn.
Phải vì lợi ích số đông
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nhiều lần nhấn mạnh quan điểm không thể hy sinh lợi ích số đông để phục vụ lợi ích cho một nhóm người. Theo ông Tám, cần hướng đến một nền chăn nuôi sạch bằng cách chống lại việc nhập lậu như hiện nay để trước hết vì người tiêu dùng, bảo vệ giống nòi và an toàn thực phẩm.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất hiện nay quy định Cysteamine CH1 được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Cysteamine không có trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Cysteamine bị Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhiều tổ chức thú y ở các nước trên thế giới khuyến cáo không dùng Cysteamine trong chăn nuôi đại trà, thương mại.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Việt cho rằng Bộ NN-PTNT phải thể hiện rõ quan điểm cấm hay cho phép sử dụng Cysteamine. Theo ông Việt, những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ, không có nhiều uy tín, sử dụng chất Cysteamine và bán rất chạy, thậm chí không có cám để mà bán.
“Điều đó tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu chúng ta không cấm mà cứ để “lưỡng tính” như vậy, sẽ có rất nhiều những doanh nghiệp sử dụng chất này bởi chế tài xử phạt tương đối nhẹ” - ông Việt nhấn mạnh.
Do đó, việc cấm chất Cysteamine sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất là xây dựng uy tín sản xuất sạch, an toàn để thúc đẩy xuất khẩu thịt heo sang thị trường Trung Quốc.
Đồng tình với việc đưa chất Cysteamine vào danh mục cấm sử dụng, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết Cục Thú y hiện không cho phép nhập Cysteamine.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nếu đưa chất Cysteamine vào danh mục cấm thì nếu sử dụng sẽ bị xử lý rất nặng theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Vì vậy, Cục Chăn nuôi đề xuất chưa đưa chất Cysteamine vào danh mục các chất cấm sử dụng, đồng thời cũng chưa cho phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để chờ thêm bằng chứng khoa học rõ ràng về tác hại của Cysteamine đối với sức khỏe vật nuôi và con người.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám giao Cục Chăn nuôi tổng hợp ý kiến các đại biểu, hoàn chỉnh báo cáo chính thức gửi về bộ; phối hợp với Thanh tra bộ tăng cường xử lý vi phạm trong sử dụng Cysteamine. “Trước hết, phải khuyến cáo người dân không nên sử dụng Cysteamine vì nền chăn nuôi sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chứ không phải vì lợi ích của một nhóm người” - ông Tám chỉ đạo.
- Cysteamine có tác dụng kích thích tăng trọng nhanh, giảm mỡ lưng, tăng tỉ lệ nạc. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho rằng liều cao Cysteamine là nguyên nhân loét tá tràng, hoại tử vỏ thượng thận và di tật thai nhi. Người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền liệt, suy yếu hệ thống miễn dịch.
Tác giả: Văn Duẩn - Khương Lực
Nguồn tin: Báo người lao động

Tiềm năng còn vô cùng lớn, nhưng nói như Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, để trở thành rường cột cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi Việt Nam không chỉ quẩn quanh ở thị trường trong nước, mà phải hướng ra thị trường 7 tỉ dân của thế giới.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, 9 tháng đầu năm 2016, chăn nuôi Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu tốt về tất cả các mặt.
Giá cả các sản phẩm chăn nuôi trên tất cả các đối tượng gia súc, gia cầm đều có lãi khá. Quy mô chăn nuôi cả nước tiếp tục mở rộng, thể hiện ở mức tăng trưởng mạnh về sản lượng của các đối tượng vật nuôi chủ lực như lợn (4,5%), gia cầm thịt (5,7%), gia cầm trứng (7,5%), bò sữa (15%).
Bên cạnh đó, quy mô SX thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp tiếp tục tăng mạnh với mức tăng 8,5%, trở thành nước có sản lượng TĂCN lớn nhất Đông Nam Á và thứ 12 thế giới.
Dự báo tới năm 2017, sản lượng TĂCN có thể đạt 17 triệu tấn, tới năm 2020 có thể vượt so với kế hoạch, cán mốc 20 triệu tấn. Sự phát triển của chăn nuôi trong nước đang dần đánh bật các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu khi 9 tháng đầu năm, lượng thịt gà NK giảm 19% so với năm 2015, số lượng trâu, bò sống NK nguyên con giảm tới gần 27%...
Trong khi sản lượng chăn nuôi trong nước tiếp tục tăng chóng mặt thì tình hình XK lại đang rất khiêm tốn. Theo ông Vân, hiện việc thống kê sản phẩm chăn nuôi XK vẫn chưa chính xác, nhưng mới chỉ có thịt lợn XK tiểu ngạch có sản lượng đáng kể với khoảng 350 nghìn tấn, một số ít trứng vịt muối, hơn 27 nghìn tấn thịt lợn đông lạnh… Đây là những con số vô cùng nhỏ bé so với quy mô của chăn nuôi hiện nay và bất cập là việc XK chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, giá trị thấp và thiếu ổn định, nhất là thị trường Trung Quốc.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam đánh giá: Mặc dù số lượng không đáng kể nhưng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam hiện cũng đã hình thành được mầm mống XK. Theo ông Lịch, cản trở lớn nhất khiến XK chăn nuôi chưa bung ra được thị trường thế giới nằm ở chỗ rào cản về thú y.
“Cũng như XK rau quả phải có đàm phán về kiểm dịch thực vật, muốn XK được sản phẩm chăn nuôi, các hiệp định thú y phải đi trước một bước, tuy nhiên chúng ta lại chưa làm được điều này nên các nước không thể mở cửa cho chúng ta XK”, ông Lịch nói.

“Vua hột vịt” Phạm Thị Huân, GĐ Cty TNHH Ba Huân cho biết, vịt chạy đồng hiện không chỉ là con “xóa đói giảm nghèo” rất dễ, nhất là cho bà con các tỉnh ĐBSCL, mà đang có tiềm năng XK vô cùng lớn do không có nhiều nước có sản phẩm này, chất lượng lại rất thơm ngon. Hiện DN nhiều nước như Australia, Mỹ… rất thích và muốn NK mặt hàng này với đơn hàng rất lớn. Tuy nhiên khi bắt tay vào để XK thì cơ quan thú y các nước ngăn lại bởi hai nước chưa có hiệp định về thú y...
“Sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng XK rất lớn, nhưng trong các cuộc làm việc với nước ngoài, mới chỉ thấy chúng ta đề nghị mở cửa cho trái cây, mà chưa thấy đề cập tới mở cửa cho thịt, trứng”, bà Ba Huân băn khoăn.
Về những khó khăn này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ đưa một số mặt hàng chăn nuôi, trước mắt là thịt lợn và trứng vào các chương trình đàm phán cấp cao với một số nước để sớm mở cửa XK, nhất là các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Australia…
- Khoa học phục vụ cho chăn nuôi trong nước hiện nay rất yếu, nhiều DN có nhu cầu đặt hàng nhưng khoa học trong nước không làm được. Đơn cử như tại Cty chúng tôi, thời gian qua, chúng tôi đưa ra “đề bài” phải tăng năng suất sữa từ bình quân 7,4 tấn/chu kỳ hiện nay lên 8 tấn/chu kỳ, vậy nhưng gõ cửa các nhà khoa học trong nước thì không ai dám nhận, nên buộc Cty phải đặt hàng cho một tập đoàn nước ngoài. Các DN chăn nuôi hiện nay sẵn sàng trả tiền đích đáng cho các nhà khoa học, nhưng khoa học lại quá yếu, không đáp ứng được.
- Muốn chăn nuôi trong nước trụ được, Chính phủ cần phải quyết liệt chấn chỉnh việc NK các sản phẩm chăn nuôi. Thời gian qua, bản thân TP.HCM rất muốn và tạo điều kiện cho Cty chúng tôi đưa sản phẩm thịt gia cầm, trứng vào thị trường các bếp ăn tập thể tại các KCN lớn.
- Thế nhưng Cty không tài nào đưa được sản phẩm vào kênh này, bởi như gà lông trắng, giá thành SX hiện nay khéo mấy cũng phải 22 nghìn đồng/kg rồi, nên chí ít thì giá bán cũng phải ở mức trên 20 nghìn đồng/kg mới có lãi. Trong khi đó, đùi gà, cánh gà NK về chỉ có giá dưới 20 nghìn đồng/kg.
- Tôi đã đi tìm hiểu các DN cung cấp suất ăn tập thể khắp các quận ngoại thành TP. HCM như Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức…, chỗ nào cũng đầy ắp đùi gà cánh gà đông lạnh NK, giá chỉ mười mấy nghìn đồng/ký.
- Tôi đi Mỹ, thấy giá thịt gà của họ quy ra tiền Việt, nếu NK về nước thì ít cũng phải 45-50 nghìn đồng/kg mới có lãi, chẳng hiểu sao đùi gà, cánh gà NK về tận Việt Nam lại chỉ có mười mấy nghìn đồng, có chăng chỉ là hàng cận date? Bởi hàng cận date các nước thà họ bán tống bán tháo đi còn thu được vốn, chứ không giữ lại, chính phủ họ còn bắt tiêu hủy, rất tốn kém, ai dại gì?
- Chúng ta XK gì sang các nước, họ đều kiểm tra quá ư ngặt nghèo, nên chúng ta cũng phải kiểm tra hàng NK cho ngặt, xem đùi gà, cánh gà, nội tạng… NK về xuất xứ ở đâu, đóng bao bì lúc nào, đưa về Việt Nam bao giờ, làm sao chỉ có 20 nghìn/kg…
- Thủ tục của ngành thú y hiện nay nhiều nơi vẫn còn rườm rà, phiền nhiễu. Cty chúng tôi mỗi năm xuất ra thị trường cả nước hơn 10 triệu con gà giống thả vườn, rất nhiều lô hàng phải chuyển ra các tỉnh phía Bắc.
- Cứ mỗi lần chuyển hàng ra Bắc thì trên đường gặp hàng chục trạm kiểm tra thú y. Trại chúng tôi là trại đã được công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch rồi, thế nhưng qua trạm thú y nào cũng kiểm tra. Có khi trời nắng nóng, xe chở 40-50 nghìn con gà giống, xuất trình giấy tờ đầy đủ rồi, cán bộ các trạm thú y vẫn cứ khề khà, kéo dài thời gian lưu giữ.
- Đó là chưa nói tới công an giao thông, xe chở gà giống có kẹp chì, gà đóng trong hộp giấy sạch tinh, một chút mùi hôi cũng chẳng có, thế nhưng có khi vẫn bị xử phạt hàng triệu đồng vì lỗi… vận chuyển gây ô nhiễm môi trường! Tôi không rõ cảnh sát giao thông thì có được xử phạt như thế không, họ căn cứ thế nào mà lại nói là xe chở gà giống gây ô nhiễm!?
Tác giả: Lê Bền
Nguồn tin: CafeF

Công ty cổ phần ABC Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Hưng Phát được thành lập trong tháng 06 năm 2006, với 10 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp ...

Hiện nay công ty CP ABC đang cần các vị trí:
Trưởng nhóm KCS sản xuất
Địa điểm làm việc: Phù Cừ, Hưng Yên
Mô tả công việc:
Thực hiện kế hoạch tổ chức sản xuất, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của Công ty.
Phối kết hợp với phòng Điều hành sản xuất xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất.
Kiểm soát quá trình sản xuất tại nhà máy.
Kiểm soát nguyên liệu trong quá trình sản xuất, thành phẩm sản xuất.
- Đo kiểm và đánh giá chất lượng sản phẩm, kiểm tra các mẫu nguyên vật liệu – thành phẩm trong quá trình sản xuất
• Tính toán đơn trọng của sản phẩm so sánh với ba rem chuẩn ngay khi bắt đầu kéo.
• Lưu mẫu sản phẩm khi tiến hành thử nghiệm.
• Phân loại sản phẩm và xử lý sản phẩm trong ca.
- Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ giao ca của nhân viên đi theo ca sản xuất. Tổng hợp báo cáo chất lượng sản phẩm từng ca.
- Quản lý các loại hồ sơ , hàng tháng thống kê số liệu, phân tích các nguyên nhân, lập biểu đồ nhân quả - thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa, cải tiến nộp cho trưởng bộ phận.
Quyền lợi được hưởng:
-Mức lương hấp dẫn, ăn ca ăn trưa + thưởng chuyên cần
-Tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy đinh hiện hành
- Được trang bị bảo hộ lao động.
-Có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn.
-Hàng năm được khám sức khoẻ định kỳ.
-Phúc lợi khác: Có quà sinh nhật, quà vào các dịp lễ tết, thưởng cuối năm, được thăm hỏi những lúc ốm đau, hiếu hỉ, tử tuất.
-Được tổ chức đi thăm quan du lịch hàng năm.
Yêu cầu khác
Có kinh nghiệm làm việc trong nhà máy Thức ăn chăn nuôi ít nhất 3 năm.
Có kinh nghiệm quản lý ít nhất 1 năm.
Bằng cấp phù hợp với ngành thức ăn chăn nuôi.
Liên hệ
Công ty CP ABC Việt Nam
Địa chỉ: Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
ĐT: 0946579493
Thông tin được chia sẻ
Ms. Thanh Hảo