Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Đôi khi, các nhà khoa học, những người làm nghiên cứu, các công ty, tổ chức…chạy theo những thứ thực sự là là điên rồ nhưng vì nó là nhu cầu, là mối quan tâm rất lớn của toàn thể cộng đồng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng nên người ta vẫn lao đầu vào nghiên cứu mặc dù có lúc nó gần như là không tưởng.

 

Công nghệ xác định giới tính phôi gà từ khi chúng vẫn đang trong trứng bằng cách sử dụng ánh sáng hoặc một giọt chất lỏng trứng là một nghiên cứu điên rồ như thế. Nghe như khoa học viễn tưởng nhưng các nhà khoa học đã làm được và có thể giúp hạn chế việc loại thải những con gà trống sơ sinh từ các trại chăn nuôi gà giống.

 

Ảnh 1: một quả trứng được đặt trên một quang phổ kế tại một phòng thí nghiệm tại Carl Gustav Carus, Khoa Y học của Viện Công nghệ Dresden như một phần của một dự án xác định giới tính của gà con trong trứng bằng quang phổ trước khi chúng nở. Ảnh: John MacDougall / ANP
Một quả trứng được đặt trên một quang phổ kế tại một phòng thí nghiệm tại Carl Gustav Carus, Khoa Y học của Viện Công nghệ Dresden như một phần của một dự án xác định giới tính của gà con trong trứng bằng quang phổ trước khi chúng nở. (Ảnh: John MacDougall / ANP)

 

Phía trên là hình ảnh của một phòng thí nghiệm được thiết lập để xác định giới tính của phôi thai trong trứng chỉ sau một vài ngày trong lồng ấp. Thực tế là nó có thể xác định một chú gà là trống hay mái ở giai đoạn sớm như vậy chỉ với sự hỗ trợ của ánh sáng hoặc một giọt chất lỏng trứng (một kỹ thuật khác) – đây thực sự là một tiến bộ khoa học công nghệ đáng kinh ngạc của ngành chăn nuôi gà trên toàn thế giới, nó gần như là khoa học viễn tưởng.

 

Nó giống như ví dụ hãng xe ô tô điện Tesla có thể sản xuất ra một chiếc xe điện hoàn toàn tự động, không cần người lái vậy! Và…họ thực sự đã làm được!

 

Vâng, vì theo heo các nhà khoa học trong ngành gia cầm, năm 2017 sẽ là năm mà những chiếc máy xác định giới tính phôi gà đầu tiên được tung ra thị trường ở một số trang trại ấp giống nào đó trên thế giới. Áp lực của các nhà khoa học hiện tại chỉ là làm sao để nâng cao năng suất 100.000 trứng/máy/ngày với tỷ lệ chính xác lên tới 95%. Cũng giống như xe điện tự lái Tesla, các chức năng tự lái sẽ không thể có độ chính xác là 100% được và các kỹ thuật mới sẽ rất tốn kém.

 

 

Tuy nhiên, cũng giống với Tesla khi cố gắng chuyển đổi từ động cơ xăng sang động cơ điện – một việc rất khó nhưng giúp khách hàng tiết kiệm được đáng kể. Các nhà khoa học của chúng ta cũng thế, họ phải nghiên cứu làm sao để tiết kiệm nhất cho các trại chăn nuôi gà giống mặc dù việc không phải loại thải gà trống 1 ngày tuổi cũng đã mang lại nhiều lợi ích.

 

Về mặt tài chính, việc chỉ phải ấp 50% số trứng từ ngày 9-21 là một tác động giúp giảm chi phí đáng kể. Trong khi số tiền bỏ ra cho việc loại thải gà trống là chi phí phát sinh trước khi có nguồn thu từ việc bán giống (nghĩa là chi phí phát sinh trước thu) – trong ngắn hạn thì đó cũng là một vấn đề của các trại chăn nuôi gà giống, đặc biệt các trại có nguồn vốn eo hẹp.

 

VietDVM team biên dịch             
(theo Fabian Brockotter – tạp chí gia cầm thế giới)

Vận hành, bảo trì và thiết kế máng ăn phù hợp cho heo.

 Theo J.Carr ước tính, 10% thức ăn cho heo sử dụng trong trang trại bị lãng phí (theo tạp chí heo, 2008). Trong đó chủ yếu là do thức ăn bị tồn đọng lại trong đường ống và trong máng. Vì vậy nếu chúng ta kiểm tra, điều chỉnh máng ăn đều đặn hằng ngày thì sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí thức ăn và cải thiện đáng kể chỉ số ADG (tăng trọng/con/ngày).

 

Bảng 1: Ảnh hưởng của độ mở máng lên năng suất heo vỗ béo
   Độ mở máng
1 2 3
ADG (kg) 0,945 0,932 0,882
FCR 2,4 2,34 2,37
Cân nặng lúc xuất bán (kg) 101,4 100,5 96,8
Giá thức ăn (usd) 63,23 61,78 62,57
(theo Goodband và cộng sự, 2009; 1 là độ mở tối thiểu và 5 là tối đa)

  

Có rất nhiều kiểu máng khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau (ví dụ như heo con, heo vỗ béo, heo nái). Một số nghiên cứu còn cho thấy thức ăn chăn nuôi ướt giúp heo tăng trọng tốt hơn thức ăn khô nhưng đa phần các điều kiện trong trại không thể phù hợp với thức ăn ướt (bảo quản, kiểm soát nấm mốc, lên men…).

 

Điều quan trọng là các máng ăn cần phải có kích thước vừa đủ với số heo trong mỗi ô chuồng. FCR sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có quá nhiều heo/1 máng ăn. Một cuộc khảo sát của Morrison và các cộng sự năm 2003 cho thấy chỉ số FCR cải thiện đáng kể từ 2,64 xuống chỉ còn 2,46 khi giảm số heo/ô chuồng từ 15 xuống còn 9 con/ô.

 

Xem thêm:
»› Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo - phần 1: thiết kế công thức thức ăn chăn nuôi tiết kiệm, hiệu quả

 

“Mô hình hóa” các chỉ số về nhu cầu của heo trong trại một cách cụ thể, chi tiết bằng các bảng số, biểu đồ.

 Chúng tôi biết tầm quan trọng của việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của heo, nhưng để làm được điều đó chúng ta phải theo dõi và nắm được chính xác nhu cầu của chúng. Mặc dù các dữ liệu về di truyền học có thể cung cấp những thông tin này nhưng cách tốt nhất để có được nó là chúng ta tự theo dõi và biểu diễn ra thành biểu đồ các chỉ số về nhu cầu của đàn heo trong chính trại mình (những con số này sẽ sát thực với trại của chúng ta hơn). Ví dụ như 2 biểu đồ trong hình 1 và 2 – biểu thị cho nhu cầu của heo với lysine và protein. 

Hình 1: Nhu cầu tiêu hóa lysine của heo thí nghiệm trên 2 trang trại PIC và trang trại KSU
Hình 1: Nhu cầu tiêu hóa lysine của heo thí nghiệm trên 2 trang trại PIC và trang trại KSU 

 

Hình 2: Mối quan hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng và lắng đọng protein trên heo đực và heo đực thiến từ 45-90 kg (theo Campbell và các cộng sự, 1988)).
Hình 2: Mối quan hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng và lắng đọng protein trên heo đực và heo đực thiến từ 45-90 kg (theo Campbell và các cộng sự, 1988)) 

Điều chỉnh lượng thức ăn cho heo linh động, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

Nhu cầu dinh dưỡng của heo không cố định trong suốt quãng đời và cũng không phải chỉ thay đổi có 1 vài lần mà là thường xuyên biến đổi (bình thường chúng ta chỉ thay đổi khẩu phần ăn 2-3 lần từ lúc sơ sinh đến khi xuất bán: thức ăn tập ăn, thức ăn cho heo choai, thức ăn heo vỗ béo). Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể điều chỉnh chế độ ăn sát theo nhu cầu của heo tại mỗi thời điểm thì chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và cải thiện đáng kể các chỉ số như ADG và FCR. 

Hình 3: nhu cầu lysine theo từng giai đoạn phát triển của heo so với mức lysine trong một khẩu phần ăn bình thường
Hình 3: nhu cầu lysine theo từng giai đoạn phát triển của heo so với mức lysine trong một khẩu phần ăn bình thường 

 

Khi số gam lysine/ngày không đủ so với nhu cầu cơ thể heo cần, các chỉ số ADG hay FCR cũng giảm đáng kể. Nó giống như việc khi chúng ta ăn quá nhiều nhưng không hiệu quả dẫn tới tăng chi phí thức ăn – một nguyên nhân gây lãng phí cực kỳ nhiều.

 

Điều chỉnh lượng thức ăn chăn nuôi cho heo linh động, phù hợp tùy theo giới tính của heo.

Việc tách riêng heo đực và heo cái cũng cần phải xem xét và cân nhắc vì mỗi loại có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên khi gộp chung chúng lại với nhau thì có thể sẽ xảy ra một số trường hợp như: heo cái thì ăn quá nhiều, heo đực lại bị giảm tăng trưởng.

 

 

Kiểm tra định kỳ, điều chỉnh khẩu phần thức ăn chăn nuôi cho heo thường xuyên.

Các đặc tính dinh dưỡng của thức ăn có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy chúng ta nên định kỳ liên hệ với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi (nhiều trường hợp trại tự trộn thức ăn thì trại tự kiểm tra lại) để xem xét việc cung cấp kịp thời loại thức ăn phù hợp cho heo trong từng giai đoạn phát triển.

 

Chúng ta cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn cho heo con, không nên cho chúng ăn quá mức cần thiết và nên nhớ mục tiêu của giai đoạn cai sữa là chế độ ăn có giá cả “hợp lý, vừa phải, tiết kiệm”. 

Bảng 2: Số kg các loại thức ăn được khuyến cáo bởi KSU lúc cai sữa.
  Khối lượng cai sữa, kg      
Khẩu phần ăn 4,5 5,0 5,5 5,9 6,4 6,8 7,3
Giai đoạn theo mẹ 0,91 0,45 0,45 0,23 0,23 0,23 0,23
Giai đoạn cai sữa 2,27 1,82 1,36 0,91 0,45    
Giai đoạn 2 5,4 đến 6,8 kg
Giai đoạn 3 20,4 đến 22,7 kg

 

 Không nên để heo “ăn quá nhiều”.

Không có mấy khi heo rơi vào trường hợp ăn quá nhiều. Mà heo “ăn quá nhiều” nghĩa là, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn vào cuối giai đoạn vỗ béo thường giảm đáng kể nên mặc dù heo rất thèm ăn ta cũng có thể giảm lượng thức ăn thu nhận cho heo ở giai đoạn này mà không sợ ảnh hưởng quá nhiều tới các chỉ số như tăng trọng/ngày (ADG) hay chỉ số tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng (FCR). Vì giai đoạn này, cho heo ăn nhiều nó cũng không thể hấp thu được hết dẫn đến lãng phí thức ăn.

 

Ngoài ra, theo Myers và các cộng sự năm 2011 cho biết, heo thuộc giai đoạn từ 40-70kg thường có 58% thức ăn thừa bao phủ bên ngoài bề mặt máng ăn, heo trên 70kg thì tỷ lệ đó giảm xuống còn khoảng 28%. Cho nên, chúng ta cần điều chỉnh lượng thức ăn chăn nuôi vừa phải sao cho heo vừa đủ ăn, tiết kiệm, không lãng phí. 

Thức ăn cho heo trong thời kỳ mang thai.

Có một xu hướng đang phổ biến rộng rãi hiện nay là ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Điều này không những làm ảnh hưởng tới năng suất của heo nái (làm heo nái mất sữa, thiếu sữa cho heo con…) mà còn làm tăng chi phí thức ăn một cách lãng phí (hình 4). 

Hình 4: lượng thức ăn chăn nuôi thu nhận trong 6 tháng thời kỳ mang thai và cho con bú của heo nái
Hình 4: lượng thức ăn chăn nuôi thu nhận trong 6 tháng thời kỳ mang thai và cho con bú của heo nái (Nguồn: Swine day, 2005).

Đơn giản hóa chế độ ăn cho heo để giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nếu thiết kế riêng từng khẩu phần thức ăn chăn nuôi cho phù hợp với từng trang trại, từng giai đoạn, đối tượng heo thì chi phí có thể tăng lên rất cao mà hiệu quả chưa chắc đã được như ý muốn. Đôi khi, các chế độ ăn uống phải kết hợp với từng phương pháp quản lý cụ thể mới cho ra hiệu quả tối ưu. Trước khi quyết định chọn chế độ ăn cũng như phương pháp quản lý chúng ta nên đánh giá chi phí, lợi ích dinh dưỡng, hiệu quả tăng trưởng, vân vân... rồi mới nên quyết định chọn phương án nào.

 

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ngoài khẩu phần ăn và công thức thức ăn cũng góp phần trực tiếp vào việc làm tăng hoặc giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo như: thiết bị dụng cụ, cách chăm sóc quản lý, sức khỏe tổng thể, di truyền học…Cho nên, nếu muốn giảm chi phí thức ăn chăn nuôi một cách hiệu quả, chúng ta cần kiểm soát tốt tất cả các yếu tố ảnh hưởng đó.

 

 

VietDVM team biên dịch
(theo pig333)      

Công ty Heo giống Darby Genetics chúng tôi đang có nhu cầu cần tuyển dụng

Vị trí: Chuyên viên kỹ thuật trại heo giống (làm việc tại Bình Dương)

 

Công ty Heo giống Darby Genetics
Công ty Heo giống Darby Genetics

 

Yêu cầu:

- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành Chăn nuôi, Bs Thú Y, Dược Thú Y, trở lên.

- Có ý muốn làm việc lâu dài, ổn định.

 

 

Quyền lợi:

- Không cần kinh nghiệm - Công ty sẽ đào tạo lại từ đầu.

- Được tham gia đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định.

- Hỗ trợ chỗ ở và ăn uống (ký túc xá sạch sẽ tiện nghi, không gian riêng).

- Trợ cấp tăng ca, xăng, chăm chỉ, sinh nhật.

- Lương tháng 13 + phép năm.

- Thưởng các ngày lễ tết.

- Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, tháng nghỉ 4 ngày.

- Sẽ được gửi đào tạo chuyên sâu ở cty mẹ tại Hàn Quốc.

Lương thoả thuận.

 

 

Liên hệ:

CV gửi về địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hạn chót nhận hồ sơ 15/12/2016

Liên hệ phỏng vấn: 098 1132445 (Ms. Nguyên).

Địa chỉ phỏng vấn: Công ty Heo giống Darby Genetics: Tầng 11, toà nhà Becamex, 230 Đại lộ Bình Dương, P. Phú Hoà, Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

 

Thông tin được chia sẻ 
Mr. Trương Hồng Nhật

Siêng năng cần cù, chịu khó học hỏi, mạnh dạn đầu tư, chị Hồ Thị Hồng ở Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu đã thành công khi nuôi lợn nái ngoại cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

 

Trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Hồng, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu).
Trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Hồng, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu).

Năm 2015, nhận thấy nuôi lợn nái ngoại cho hiệu quả kinh tế cao, chị Hồ Thị Hồng đã mạnh dạn nhận thầu 1,5 ha đất ở Nông trường Trịnh Môn, xã Quỳnh Bảng để cải tạo, xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại. Gia đình đã xây dựng 3 chuồng nuôi, mỗi chuồng có diện tích 400m2; sau đó mua 200 con lợn nái ngoại giống Mỹ và Đài Loan về thả nuôi. Ban đầu, để hiểu về kỹ thuật của chăn nuôi lợn nái ngoại, chị Hồng cùng với chồng là anh Vũ Văn Năng đã ra các tỉnh như Yên Bái, Đồng Nai… học hỏi và cách chăm sóc lợn nái ngoại. 

 

“Xác định chăn nuôi là phải đầu tư và kiên trì nên trong quá trình nuôi, tôi đã đi học hỏi ở các trang trại lớn và chủ yếu mình tự tìm hiểu, mày mò để làm. Quan trọng nhất khi chăn nuôi là phải phòng trừ dịch bệnh, tiêm vắc xin theo định kỳ, quy trình nuôi phải đảm bảo, khoa học thì vật nuôi mới phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh”. Chị Hồng chia sẻ.

 

Mỗi con lợn nái đều gắn số hiệu ở tai để tiện theo dõi và chăm sóc.
Mỗi con lợn nái đều gắn số hiệu ở tai để tiện theo dõi và chăm sóc.Mỗi con lợn nái đều gắn số hiệu ở tai để tiện theo dõi và chăm sóc.

 

Mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồng có quy mô, hiện đại. Hiện nay, tất cả 3 chuồng nuôi được tách hẳn riêng biệt gồm chuồng lợn nái mang bầu, chuồng lợn nái con và chuồng lợn nái đẻ. Ở mỗi chuồng, các ô được làm bằng khung sắt với đầy đủ hệ thống quạt hút khí, dàn lạnh với tổng chi phí hết 3 tỷ đồng. Từ khâu làm chuồng, xây dựng hầm bioga, hệ thống nước uống tự động cho đàn lợn, dàn làm mát, điện sưởi ấm cho lợn con gia đình chị Hồng đều tuân thủ theo quy trình khoa học do trung tâm hướng dẫn.

 

Hơn 1 năm làm quen với việc nuôi lợn nái ngoại, chị Hồng nhận thấy nhiều ưu điểm vượt trội của giống, trung bình mỗi con đẻ được 2,5 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 – 11 con. Trong năm đầu tiên đã có 50 con lợn nái đẻ với trên 1000 con. Số lợn con đến ngày xuất bán được các các trang trại và hộ gia đình trong và ngoài huyện đến mua toàn bộ.

 

Bên cạnh nuôi lợn nái ngoại, chị còn nuôi khoảng 200 con gà, ngan và đào ao thả cá với diện tích 6.000 m2. Trang trại đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương từ 4 – 8 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập mỗi năm đạt gần 1 tỷ đồng/năm.

 

 

Chị Hồng cho biết, để việc chăn nuôi phát triển bền vững thì phòng, chống dịch từ xa, người vào trại phải phun thuốc sát trùng; xe chở lợn xuất chuồng được sát trùng và đi theo đường riêng; chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng vắc-xin cho lợn đúng và đủ liều… Điều đặc biệt đối với con lợn ngoại là phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo thoáng mát nên chị phải cử công nhân thay phiên nhau trực 24/24 giờ.

 

Mong muốn của chị Hồ Thị Hồng là được thuê đất lâu dài để đầu tư nâng cấp chuồng trại và tăng thêm tổng đàn. Do lợn con giống không đủ cung cấp cho cho người chăn nuôi nên thời gian tới chị đang có kế hoạch mở rộng thêm 3 ha đất nữa để phát triển chăn nuôi nuôi lợn nái ngoại, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

 

Tác giả: Bích Thuận – Việt Hùng
Nguồn tin: Báo Nghệ An       

Lượng heo nhập khẩu của Hồng Kông từ các thị trường tăng trưởng đáng kể trong năm nay. Với khối lượng thịt heo động lạnh và thịt heo tươi từ tháng 1-tháng 9 tăng 47% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 250.000 tấn.

 

Năm 2016, Hồng Kông tái xuất một lượng lớn thịt heo sang Trung Quốc
Năm 2016, Hồng Kông tái xuất một lượng lớn thịt heo sang Trung Quốc

 

Điều này có thể liên quan trực tiếp tới thị trường Trung Quốc, thực tế Hồng Kông tái xuất một lượng thịt heo lớn sang thị trường Trung Quốc tính đến thời điểm này – tổng khối lượng thịt heo xuất cho Trung Quốc tăng gấp 4 lần so với 2015 trong 9 tháng đầu năm, đạt 43.700 tấn. Lý do chính là do nền chăn nuôi Trung Quốc năm 2016 bất ổn, năng suất chăn nuôi giảm, giá heo trong nước tăng vọt đẩy lượng thịt heo nhập khẩu cũng tăng theo.

 

Bảng 1: tình hình nhập khẩu thịt heo tươi, heo đông lạnh của Hồng Kông  9 tháng đầu năm 2016
Nhập khẩu từ quốc gia 2014 2015 2016
(Tấn)
Mỹ 53,1 46,3 67,8
Đức 25,2 17,7 18,3
Hà Lan 12,9 10,8 13,3
Tây Ban Nha 4,2 4,5 12,4
Tổng các nước châu Âu 176 170,5 250
Brazil 52,9 49,2 96,8
Mỹ 11,7 12 38,3
Trung Quốc 45,8 48,3 32
Tổng các nước ngoài Châu Âu 122,9 124,2 182,2

 

 

Brazil vẫn là nguồn cung chủ yếu của thịt heo nhập khẩu tại Hồng Kông, với khối lượng gần như tăng gấp đôi từ đầu năm 2016 đến cuối tháng Chín.

 

Tuy nhiên, Mỹ cũng tăng đáng kể thị phần của mình lên 7 phần trăm so với năm 2015 sau lô hàng có khối lượng gấp ba lần bình thường với 38.300 tấn.

 

Mặt khác, Hồng Kông không giữ lệnh cấm đối với những heo đang điều trị và có chứa chất phụ gia thức ăn là Racotampine như Trung Quốc nên các doanh nghiệp chăn nuôi của Mỹ cũng dễ dàng xâm nhập vào thị trường này hơn.

 

Các lô hàng từ các nước EU cũng đã tăng theo đúng lộ trình của tổng khối lượng thịt heo châu Âu xuất khẩu, trong đó một số nước thành viên đã có những bước tiến đáng chú ý. Mặc dù từ một cơ sở nhỏ, nhập khẩu Ý tăng gấp ba trong chín tháng đầu năm, lên gần 3.000 tấn. Các lô hàng của Tây Ban Nha cũng tăng gấp đôi, giúp họ chiếm 5% trong tổng số các thị trường nhập khẩu vào Hồng Kông. Khối lượng của Anh cũng tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn này, lên 2.800 tấn.

 

VietDVM team biên dịch.
(theo thepigsite). 

Giá cả thị trường tại miền Bắc 46/2016 như thế nào?

Diễn biến giá heo hơi tại miền Bắc nước ta trong tuần 46 đang có nhiều tiến triển có lợi cho người chăn nuôi. Nhiều vùng chăn nuôi lớn tại miền Bắc có dấu hiệu tăng giá. Tại Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Hải Dương... giá heo hơi  đã lên mức 43.500 - 44.500đ/kg.

Giá cả thị trường miền Bắc tuần 46 năm 2016
Giá cả thị trường miền Bắc tuần 46 năm 2016

Khi giá heo siêu tại các vùng chăn nuôi tập trung đang "chậm chạp" tăng, thì giá heo lai tại các thị trường khác vẫn duy trì ở mức thấp. Tại Sông Lô - Vĩnh Phúc giá heo hơi chỉ còn 34.000đ/kg (heo lai 80-90kg). Các thị trường như Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình giá heo vẫn chưa có nhiều khởi sắc.

 

Theo nhận định của một số chủ trang trại; giá heo hơi trong thời gian tới sẽ tăng trở lại nhưng mức tăng không lớn.

 

Giá trứng Ai Cập đã tăng thêm 100đ/quả so với tuần trước do thời tiết tại miền Bắc chuyển dần sang mùa đông, hiện trứng gà Ai Cập có giá 2000đ/quả, với mức giá này người chăn nuôi gà Ai Cập lấy trứng tiếp tục có lãi khá.

 

Giá gà thịt tăng nhẹ lên mức 51.000đ/kg (gà ta lai nuôi >90 ngày), một số loại nuôi dài ngày hơn cũng tăng (gà mía sơn tây nuôi 4 tháng có giá khoảng 75.000đ/kg), các giống gà truyền thống và đặc sản vẫn duy trì mức giá ổn định.

  

Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 46/2016 tại các tỉnh miền Bắc

 

Giá cả thị trường tuần 46 năm 2016

  Heo thịt

 Heo siêu 42.000 - 44.500 đ/kg 
 Heo lai đẹp 37.000 - 39.00 đ/kg
 Heo lai 32.000 - 34.000 đ/kg 

  Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp >3kg 26.000 - 27.500 đ/kg
Gà lông màu 47.000 - 51.000đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 4,5 tháng) 70.000 - 80.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 80.000 - 85.000 đ/kg
Gà lai chọi 80.000 - 82.000 đ/kg
Gà đẻ loại 35.000 - 40.000 đ/kg

   Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 1.550 - 1.650 đ/quả
Gà ai cập trắng 1.850 - 1.900 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 1.700 - 1.800 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 34.000 - 37.000 đ/kg

 Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 2.300  - 2.500đ/quả
Trứng thường 2.000 - 2.200 đ/quả

  

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) bắt xô 9.000-14.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 8.000 - 12.000 đ/kg
Gà đẻ công nghiệp 14.000 - 16.500 đ/con
 Gà ai cập 11.000 - 13.500 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1.400.000  - 1.550.000 đ/con
Heo lai (22 - 30kg) 55.000 - 60.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 9.000 - 10.000 đ/con

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên

 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.

 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 VietDVM team tổng hợp

Trang trại chăn nuôi tự giới thiệu.

Những công nhân trong trại chúng tôi chính là những nhân tố vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà việc giúp họ phát huy hết khả năng của mình là bài toán lớn của hầu hết các chủ trại chăn nuôi và đồng nghĩa với đó là một loạt các yếu tố cần được ghi nhớ kỹ.

 

Chi phí chúng tôi dành riêng để đầu tư cho nhân viên bao giờ cũng rơi vào khoảng 6-7% tổng chi phí sản xuất của toàn trại. Tuy nhiên ngược trở lại, nếu các nhân viên làm việc tốt, họ có thể tác động lên 100% năng suất chăn nuôi vì gần như mọi hoạt động trong trại đều được kiểm soát và thực hiện bởi các nhân viên này.

 

Vì vậy, tạo động lực cho nhân viên, đào tạo nhân viên, cung cấp thông tin và môi trường làm việc thân thiện cho họ chính là mục tiêu của chúng tôi, Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến một số biện pháp chính đang được áp dụng tại trang trại.

 

Chúng tôi đã làm như thế nào?

Động lực của tất cả các công nhân ở đây thường xuất phát từ bên trong con người họ. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là khơi dậy và tạo điều kiện cho những tiềm năng trong họ phát triển mà thôi. Chúng tôi luôn nói với các công nhân rằng: “hãy tìm những gì bạn thích hoặc thưởng thức những gì bạn đang làm”.

 

Dưới đây là một số cách mà chúng tôi đã áp dụng với trang trại chăn nuôi của mình:

 

1. Gắn kết các thành viên trong trại chăn nuôi.

- Hằng ngày: vào giờ ăn trưa, chúng tôi ngồi lại với nhau và mỗi người sẽ kể về những gì đã diễn ra trong khu vực của mình phụ trách ngày hôm đó.

 

Gắn kết các thành viên trong trại chăn nuôi
Một cuộc họp hàng ngày vào giờ ăn trưa để nói về những gì đang xảy ra trên các trang trại hiện nay

 

- Hàng tuần: mỗi tuần 1 lần vào thứ 6 hoặc thứ 2 chúng tôi có một cuộc họp ngắn với toàn bộ công nhân trong trại. Qua đó chúng tôi có thể nắm bắt được tình hình của từng khu vực trong tuần trước đó thông qua biểu đồ theo dõi các chỉ số chăn nuôi nhất định.

 

Ví dụ như trong hình 2: là biểu đồ chi tiết số heo nái được thụ tinh/tuần, số heo nái đẻ/tuần, số heo cai sữa/tuần, số heo chết/tuần, số heo con sinh ra/tuần (tổng cộng, số heo sơ sinh còn sống, số heo chết non).

 

Biểu đồ kết quả hàng tuần các chỉ số trong trại
Biểu đồ kết quả hàng tuần các chỉ số trong trại

 

- Hàng tháng: mỗi tháng chúng tôi tổ chức một cuộc họp dài hơn. Nó có thể diễn ra cùng với một bữa ăn trưa hoặc bữa tiệc do các chủ trang trại tổ chức. Tại đó, chúng tôi để cho các công nhân lần lượt trình bày về:

  Kết quả chăn nuôi khu vực mình phụ trách.

  Những lý do dẫn đến kết quả đó.

  Chiến lược tiếp theo để cải thiện tình hình.

 

Các nhà quản lý và chủ trang trại sẽ nói cuối cùng để tóm tắt và tổng kết các ý kiến của mọi người, cho điểm từng người và quyết định chiến lược hành động tiếp theo cho toàn trại.

 

2. Thúc đẩy công nhân chăn nuôi làm việc có trách nhiệm.

Điều quan trọng hơn nữa là làm sao để mỗi nhân viên, công nhân trong trại có tinh thần trách nhiệm cao với công việc (điều mà hầu hết các chủ trang trại đều mong muốn nhưng lại ít trại có được).

 

Giải pháp hiện tại của chúng tôi là có một vị trí tổng giám đốc và quản lý phụ trách từng khu vực một để sát sao công việc cũng như đánh giá năng lực của công nhân một cách công bằng, từ đó đề ra các chương trình kích thích công nhân làm việc hăng say hơn, có trách nhiệm hơn.

 

Ví dụ như: trại quy định số heo con sống sót trung bình/nái là 11 con, nếu những nái nào vượt chỉ tiêu trên (12 con trở lên) thì toàn bộ những công nhân phụ trách chăn nuôi nái đó sẽ được thưởng (gồm người phối giống cho heo nái đó, người phụ trách ở chuồng nái đẻ mà trực tiếp đỡ và chăm sóc heo nái đó và người quản lý). Tùy thuộc vào số heo con vượt chỉ tiêu và hiệu quả lao động của mỗi người mà có mức thưởng khác nhau.

 

Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong thực tế về quản lý nhân sự tại trang trại nhưng lại góp phần rất lớn trong việc nâng cao và ổn định năng suất trong chăn nuôi. VietDVM.com hy vọng bài viết này có thể góp phần giúp các chủ trang trại, các quý độc giả tháo gỡ được phần nào khó khăn trong việc tạo động lực cho nhân viên, công nhân của trại mình.

 

VietDVM team biên dịch.
(theo pig333)      

Nói cơ sở nào để không cần đưa Cysteamine vào danh mục cấm, hay cơ sở nào để đưa nó vào danh mục cấm, đều khó. Vì Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về chất này để có quyết định trên cơ sở thực tế.

Trước hiện trạng Cysteamine đang được một số hộ sử dụng lén lút trong chăn nuôi, phóng viên NNVN có buổi trao đổi với TS Lã Văn Kính về việc có nên đưa chất này vào danh mục cấm hay không.

 

Cơ sở chăn nuôi heo được công nhận an toàn dịch bệnh động vật của bà Phùng Khánh Ngân tại xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: Mạnh Linh
Cơ sở chăn nuôi heo được công nhận an toàn dịch bệnh động vật của bà Phùng Khánh Ngân tại xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: Mạnh Linh

 

 

TS Lã Văn Kính (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam bộ, là một chuyên gia về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

 

Thưa ông, Cysteamine được sử dụng trong chăn nuôi ở nước ta từ bao giờ? Vì sao người ta thích sử dụng chất này?

Cysteamine đã được sử dụng trong chăn nuôi heo ở nước ta từ lâu rồi. Năm 2007, Cysteamine đã được đưa vào danh mục thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam. Năm 2012 chúng tôi đã báo cáo Bộ NN-PTNT và đề nghị loại bỏ chất này khỏi danh mục cho phép lưu hành. Bộ đã giao Cục Chăn nuôi xem xét vấn đề này. Sau đó, Cục Chăn nuôi đã tổ chức một số cuộc họp đánh giá về Cysteamine. Đến năm 2014, Cysteamine đã bị rút khỏi danh mục được phép lưu hành, sử dụng.

Tuy nhiên, hiện nay, một số hộ chăn nuôi vẫn đang lén lút sử dụng Cysteamine, nhất là sau khi Salbutamol bị đưa vào danh mục cấm. Cysteamine có thể mang lại siêu lợi nhuận cho người chăn nuôi, do có tác dụng kích thích tăng trọng, tăng tỷ lệ thịt nạc, giảm tiêu tốn thức ăn. Tác dụng làm vật nuôi tăng nạc của nó cũng không bất hợp pháp như Salbutamol.

 

Ở Việt Nam đã có nghiên cứu về những tác hại của Cysteamine hay chưa?

Đến giờ này, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về Cysteamine. Còn trên thế giới, hầu hết chỉ có Trung Quốc nghiên cứu về tác dụng của Cysteamine trong chăn nuôi. EU và Mỹ đã nghiên cứu nhiều về sử dụng Cysteamine trong điều trị bệnh ở người. Kết quả cho thấy nếu dùng Cysteamine liều cao, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người như có thể gây loét tá tràng, hoại tử vỏ thượng thận, dị tật thai nhi.

 

 TS Lã Văn Kính (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam bộ.
TS Lã Văn Kính (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam bộ.


Những nước nào đã cấm sử dụng Cysteamine trong chăn nuôi, thưa ông?

 

Hiện đang có thông tin cho hay Trung Quốc cho phép sử dụng Cysteamine trong chăn nuôi, nhưng thực tế thì không biết thế nào. EU và Mỹ không cấm chất này bởi vì người chăn nuôi của họ không có tư duy sử dụng những chất kiểu như melamin, Cysteamine… trong chăn nuôi.

 

Ở nước ta đang tồn tại 2 quan điểm về Cysteamine trong chăn nuôi. Quan điểm thứ nhất là không đưa vào danh mục được phép sử dụng nhưng cũng không cần đưa vào danh mục cấm. Quan điểm thứ hai là đã không cho sử dụng thì nên đưa vào danh mục cấm. Ông ủng hộ quan điểm nào?

Đúng là đang tồn tại 2 quan điểm như vậy. Quan điểm không cần đưa vào danh mục cấm (dù cũng ủng hộ không cho sử dụng), dựa trên cơ sở rằng Trung Quốc đang cho sử dụng chất này trong chăn nuôi. Còn một quan điểm là nên đưa chất này vào danh mục cấm.

Quan điểm nào cũng có lý cả. Thực ra, nói cơ sở nào để không cần đưa Cysteamine vào danh mục cấm, hay cơ sở nào để đưa nó vào danh mục cấm, đều khó. Vì Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về chất này để có quyết định trên cơ sở thực tế.

Tôi thì ủng hộ quan điểm nên cấm Cysteamine. Tuy Việt Nam chưa nghiên cứu về Cysteamine nhưng có thể tin tưởng vào các nghiên cứu đã công bố của EU, Mỹ về tác hại của nó đối với sức khỏe con người.

Tôi cho rằng nếu đã không cho sử dụng Cysteamine thì cũng nên đưa nó vào danh mục chất bị cấm. Vì với đặc tính xã hội ở nước ta hiện nay, việc bảo đảm ATVSTP trong chăn nuôi, trồng trọt còn chưa chặt chẽ, luật pháp lại chưa nghiêm...

Nếu không đưa Cysteamine vào danh mục cấm sử dụng, người ta vẫn sẽ cho vào thức ăn chăn nuôi. Bởi nếu bị phát hiện, họ chỉ bị phạt hành chính 10-20 triệu đồng. Mức phạt này không là gì so với siêu lợi nhuận mà Cystreamine mang lại.

Một thực tế cũng cần nhắc tới là việc phân tích Cysteamine. Hiện nay rất ít phòng thí nghiệm ở nước ta có thể phân tích chính xác được và ngay tại Trung Quốc cũng chưa có phương pháp phân tích nhanh Cysteamine.

Việc phân tích Cysteamine phải dùng máy sắc ký vừa tốn thời gian và tốn chi phí. Do đó, nếu không cấm sử dụng chất này, sẽ khó cho chính các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Khi đã bị đưa vào danh mục cấm, người ta sẽ không dám sử dụng nó nữa.

 

Có quan điểm cho rằng nếu không cho sử dụng Cysteamine thì ngành chăn nuôi Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh với nước ngoài, có phải vậy không?

Hoàn toàn ngược lại. Tôi có thể khẳng định rằng các tiến bộ kỹ thuật về giống, dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi khác ở Việt Nam đã được áp dụng trong thực tế sản xuất khá tốt, vẫn tạo được con heo nhiều nạc và vẫn đang có lợi nhuận tốt. Việc sử dụng những chất kích thích có nguy cơ gây mất ATTP là mối đe dọa cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Nếu người tiêu dùng Việt Nam quay lưng lại với sản phẩm của chính chúng ta thì ngành chăn nuôi sẽ đi về đâu trong khi hiện tại gần 100% sản phẩm là tiêu thụ trong nước. Hơn nữa, chúng ta đang phấn đấu XK sản phẩm chăn nuôi, nếu vấn đề ATTP không tốt thì tự chúng ta đóng cửa thị trường XK của mình.

Xin cảm ơn ông!

 

 

Nguồn tin: PV Báo Nông nghiệp Việt Nam

Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P.Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công ,nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

 

tuyen dung 4

 

Để đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao đội ngũ nhân viên, nay Công Ty chúng tôi cần tuyển ứng viên cho các vị trí sau:

 

Vị trí 1: Công nhân chăn nuôi heo

Yêu cầu:

 Tuổi từ 18 – 50 tuổi

 Có sức khỏe tốt

 Trung thực, thật thà

 Yêu thích và gắn bó lâu dài với công việc

 Ăn ở ngủ nghỉ tại nơi làm việc

 

 Chế độ lương:

 Lương cơ bản khu vực 1 (Hà Nội, Hải Phòng) là: 3.750.000 đồng

 Lương cơ bản khu vực 2 (các tỉnh còn lại phía bắc) là: 3.320.000 đồng

 Phụ cấp 800.000 đồng tiền ăn

 Phụ cấp 300.000 đồng tiền sinh hoạt

 Ngoài ra còn chế độ làm thêm giờ + tiền thưởng nếu làm việc tốt

 Tiêu chuẩn nghỉ 4 chủ nhật/1 tháng nhưng chỉ nghỉ 2 ngày, 2 ngày còn lại đi làm bình thường và tính 200% lương

 

Hồ sơ xin việc gồm có:

-  Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương ( không quá 6 tháng)

- 04 ảnh mới nhất ( 3x4 cm), phía sau ghi rõ tên, ngày sinh

- 01 bản photo chứng minh nhân dân có công chứng (không quá 6 tháng)

- Giấy khám sức khỏe

- Bản sao giấy khai sinh

- Đơn xin việc

- Bản sao sổ hộ khẩu công chứng (không quá 6 tháng)

 

Vị trí 2: Cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề

Yêu cầu:

 Tuổi từ 18 – 50 tuổi

 Tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp hay các trường dạy nghề về điện, cơ khí, hàn

 Có sức khỏe tốt

 Trung thực, thật thà

 Yêu thích và gắn bó lâu dài với công việc

 Ăn ở ngủ nghỉ tại nơi làm việc

 

Chế độ lương:

 Lương cơ bản tính theo bằng cấp

- Cao đẳng 5.000.000 đồng

- Trung cấp 4.500.000 đồng

 Phụ cấp 800.000 đồng tiền ăn

 Phụ cấp 300.000 đồng tiền sinh hoạt

 Ngoài ra còn chế độ làm thêm giờ + tiền thưởng nếu làm việc tốt

 Tiêu chuẩn nghỉ 4 chủ nhật/1 tháng nhưng chỉ nghỉ 2 ngày, 2 ngày còn lại đi làm bình thường và tính 200% lương

 

Hồ sơ gồm có:

- Bản sao công chứng bằng cấp chuyên môn và các văn bằng khác ( nếu có)

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương ( không quá 6 tháng)

- 04 ảnh mới nhất ( 3x4 cm), phía sau ghi rõ tên, ngày sinh

- 01 bản photo chứng minh nhân dân có công chứng (không quá 6 tháng)

- Giấy khám sức khỏe

- Bản sao giấy khai sinh

- Đơn xin việc

- Bản sao sổ hộ khẩu công chứng (không quá 6 tháng)

 


Chú ý:
1. Tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm và nghỉ lễ tết theo quy định
2. Lương tháng 13 ( nếu đủ 12 tháng) theo quy định của công ty
3. Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp có sự thăng tiến

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Mr: Mạnh

SĐT: 0977634460

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

Thông tin được chi sẻ         

Mr Mạnh                 

VietDVM trích đăng một số quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi)

 

Thời gian qua VietDVM nhận được nhiều câu hỏi về những quy định và hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi.

 

Nghị định 119/2013/NĐ/-CP đã được chính phủ ký và có hiệu lực thi hành từ ngày 25-11-2013. Tuy nhiên cho tới nay vẫn còn nhiều người hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y chưa hiểu rõ về nó

 

Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ

 

Các vi phạm về phòng bệnh, chữa bệnh động vật trên cạn sẽ bị xử phạt trong Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi) như sau:

 

01 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;

 

b) Không chấp hành việc lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, phát hiện bệnh;

 

c) Không chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác trong vùng ổ dịch cũ, vùng đã và đang bị dịch uy hiếp.

 

02 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm không báo cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y ở địa phương khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc khi phát hiện động vật bị mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân.

 

03 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;

 

b) Vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm không đúng nơi quy định.

 

04 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.

 

05 Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, gia cầm có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;

 

b) Không thực hiện cách ly động vật trước khi nhập đàn đưa vào nuôi tại cơ sở chăn nuôi động vật tập trung;

 

c) Nuôi mới động vật trong thời gian có quy định tạm ngừng chăn nuôi của cơ quan có thẩm quyền;

 

d) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

 

06 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.

 

07 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, trị bệnh cho động vật.

 

08. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy xác động vật; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

 

b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;

 

c) Buộc di chuyển cơ sở chăn nuôi đến địa điểm theo quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này;

 

d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, con giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7 Điều này.

 

 VietDVM team tổng hợp

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status