
Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại Trung Quốc (giá bán buôn) được trung tâm thông tin thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (MOA) cập nhật lúc 14h hàng ngày. Trong tuần 49/2016 vừa qua giá cả thị trường bán buôn ở Trung Quốc có mức biến động khá lớn, giá heo có mức tăng nhẹ, giá thịt bò giảm nhẹ.

So với cùng kỳ năm ngoái giá heo thịt đã tăng lên 25% (cũng theo thống kê của MOA). Giá gà thịt mổ sẵn cũng tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm chăn nuôi khác đều có mức giảm nhẹ.
Sau đây là tổng hợp giá cả thị trường Trung Quốc trong tuần 49/2016
Biểu đồ chi tiết giá cả thị trường từng mặt hàng biến động trong tuần



VietDVM team tổng hợp

Giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 48/2016
Giá heo trên cả nước nói chung và tại các tỉnh phía Nam nói riêng trong tuần 48 vừa qua có mức giảm nạnh. Nguyên nhân được nhiều thương lái và người chăn nuôi đưa ra là đồng nhân dân tệ giảm giá trị và cơ quan thú y tại Trung Quốc tiến hành kiểm dịch gắt gao tại một số cửa khẩu nên thị trường trong nước bị ảnh hưởng lớn.
Hiện tại giá heo tại các tỉnh ở DB SCL có giá 40.000đ/kg còn heo có biểu >110kg chỉ có giá 36.000đ/kg. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều thương lái mức giá này sẽ không giữ lâu do Trung Quốc vẫn đang thiếu rất nhiều thịt đặc biệt trong dịp cuối năm.
Trong tuần 48 vừa qua, giá gà thịt có xu hướng tăng nhẹ. Hiện tại giá gà lông màu thịt có giá 40.000 - 41.000đ/kg
Giá con giống vẫn khá ổn định và duy trì ở mức cao.
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 48/2016 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 95.000 - 100.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 9.000 - 11.500 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 10.000 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 20.000 - 23.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 17.000 - 18.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 20.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Công ty TNHH Thương mại Màu Xanh là Trung tâm phân phối sản phẩm Bayer khu vực phía Bắc, chuyên cung cấp các sản phẩm Thuốc thú y, thuốc thủy sản, Premix khoáng- vitamin và chất phụ gia dùng trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản do Công ty TNHH Bayer Việt nam sản xuất và nhập khẩu.

Do nhu cầu mở rộng thị trường cần tuyển dụng vị trí như sau:
1. Nhân viên kinh doanh Premix, Chất dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi
Số lượng cẩn tuyển: 2
Mô tả công việc:
+ Bán hàng Premix, các mặt hàng dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi vào các Nhà máy sản xuất thức ăn.
+ Phát triển chăm sóc khách hàng
+ Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho Nhà máy
+ Quản lý và thu hồi công nợ khách hàng mình phụ trách.
2. Nhân viên tư vấn kỹ thuật chăn nuôi.
Số lượng cẩn tuyển: 3
Mô tả công việc:
Phát triển bán hàng, chăm sóc khách hàng là các đại lý Cấp 1, trại chăn nuôi.
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.
Quản lý và thu hồi công nợ khách hàng mình phụ trách.
Quyền lợi được hưởng
+ Mức thu nhập theo thỏa thuận. bao gồm: Lương cơ bản, Phụ cấp + Lương kinh doanh + Thưởng quý, năm
+ Được tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định.
Yêu cầu công việc
+ Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành chăn nuôi , thú y .
+ Năng động, giao tiếp tốt.
+ Nhiệt tình, chịu khó
+ Ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm.
Yêu cầu hồ sơ
Gửi bản mềm CV qua mail, Hồ sơ bản cứng photo đầy đủ khi đi phỏng vấn
Liên hệ:
Mr. Thành, Di động: 097 5354 395. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ
Mr. Thành

Trong khi Việt Nam chi hàng tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mỗi năm, vẫn có những công ty xuất khẩu được thức ăn chăn nuôi công nghiệp ra thế giới.
Các chuyên gia trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết trình độ sản xuất mặt hàng này của Việt Nam đã đạt mức cao trong khu vực, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm chế biến để xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực.

Nhập khẩu bắp, bán thức ăn chăn nuôi
Trong 10 tháng đầu năm nay, theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã chi ra gần 3 tỉ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, trong đó nhập hơn 7 triệu tấn bắp và 1,3 triệu tấn đậu nành để phục vụ nhu cầu của ngành chăn nuôi công nghiệp vốn tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay.
Cũng theo nguồn tin này, hiện có trên 200 doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản...
Không chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng xuất sản phẩm “made in Vietnam” sang các nước.
Vừa trở về sau chuyến công tác tại miền bắc Ấn Độ, ông Lê Thành Ánh - giám đốc điều hành kinh doanh tại Ấn Độ của Công ty TNHH De Heus Việt Nam (đơn vị hiện đang xuất sản phẩm sang các thị trường khu vực như Campuchia, Myanmar, Philippines, Bangladesh và Indonesia) - cho biết dù đánh giá tiềm năng phát triển ngành thức ăn chăn nuôi tại Ấn Độ, nhưng doanh nghiệp này vẫn ưu tiên các thị trường trong khu vực Đông Nam Á.
Theo ông Ánh, dự kiến trong năm 2016 De Heus Việt Nam xuất khẩu được khoảng 85.000 tấn thức ăn chăn nuôi thành phẩm và sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, số liệu của hải quan đã ghi nhận việc xuất khẩu thức ăn chăn nuôi từ Việt Nam trong 4-5 năm qua. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 11 năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu trên 500 triệu USD sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu.
Tuy nhiên, phần lớn là các đơn hàng tạm nhập tái xuất mà các doanh nghiệp chỉ mượn Việt Nam làm điểm quá cảnh để xuất khẩu đi tiếp, nhất là sang thị trường Trung Quốc.
Một số đơn hàng thức ăn chăn nuôi đặc biệt cũng được một số doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng với số lượng không nhiều.
Giám đốc một đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai cho biết đơn vị này đã xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Campuchia hai năm trở lại đây.
Do lợi thế về khoảng cách và ngành chăn nuôi công nghiệp cũng bắt đầu phát triển trong khi năng lực chế biến hạn chế, Campuchia đang trở thành thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi quan trọng từ Việt Nam.
Tuy nhiên, theo vị này, việc xuất khẩu sang các thị trường ở xa hơn như Myanmar hay Ấn Độ là không dễ vì chi phí vận chuyển quá cao, trong khi Thái Lan cũng là một nước rất mạnh về sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Xuất khẩu chuyên gia
Trao đổi với chúng tôi, ông Gabor Fluit - tổng giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn De Heus (Hà Lan) - cho biết trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chế biến tại Việt Nam sang các nước trong khu vực.
Với những quốc gia có khoảng cách quá xa như Ấn Độ hoặc hàng rào thương mại lớn như Indonesia, doanh nghiệp này sẽ “xuất khẩu chuyên gia từ Việt Nam sang thay vì xuất khẩu sản phẩm”.
Cũng theo ông Gabor Fluit, chỉ sau tám năm có mặt tại Việt Nam, đến nay De Heus Việt Nam đã có 7 nhà máy sản xuất ở cả ba miền trên cả nước với 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm, hiện được tập đoàn giao nhiệm vụ trở thành trung tâm phát triển của tập đoàn ra khu vực châu Á.
Theo kế hoạch, De Heus Việt Nam sẽ xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường mới để đánh giá nhu cầu tiêu thụ, sau đó sẽ quyết định tiếp tục xuất khẩu hay đầu tư vào xây dựng nhà máy.
“Nếu sản phẩm làm ra không tốt, người chăn nuôi sẽ nhận ra ngay và họ không dùng sản phẩm của mình nữa. Nhưng nếu không có những con người xuất sắc cũng không thể đưa sản phẩm tốt đến với nhiều người tiêu dùng” - ông Gabor nói.
Theo ông Gabor, không chỉ năng lực sản xuất sản phẩm của ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã đạt tầm cỡ khu vực, mà ngay cả chất lượng nhân sự của ngành này tại Việt Nam cũng ở mức cao so với mặt bằng chung.
Thực tế cho thấy với môi trường cạnh tranh gay gắt của Việt Nam thời gian qua, đội ngũ chuyên gia và nhân sự cao cấp ngành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cả nhân sự nước ngoài.
“Thay vì đưa chuyên gia sang Việt Nam, đa số chức vụ cao cấp nhất tại các doanh nghiệp đều do người Việt Nam đảm nhiệm” - ông Gabor cho biết.
Trong khi đó, ông Lê Thành Ánh cho rằng làm ở thị trường nào cũng phải hiểu được hệ thống phân phối và người dân địa phương mới bán được sản phẩm.
“Việt Nam không chỉ là nơi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nữa, mà còn có tiềm năng trở thành quốc gia xuất khẩu thức ăn chăn nuôi công nghiệp” - ông Ánh khẳng định.
- Trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi lớn nhất từ Việt Nam với trị giá 168,7 triệu USD.
- Tiếp theo là Campuchia 80 triệu USD, Thái Lan 46 triệu USD, Ấn Độ 35,8 triệu USD, Malaysia 33,5 triệu USD, Nhật Bản 23 triệu USD, Đài Loan 19,7 triệu USD, Mỹ 16,6 triệu USD, Indonesia 16,5 triệu USD, Philippines 16,2 triệu USD, Hàn Quốc 13,1 triệu USD, Bangladesh 6,1 triệu USD...
Tác giả: Trần Mạnh
Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

Nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, trứng được dự báo dồi dào, giá không tăng mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn thực phẩm đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tăng cường để đảm bảo nguồn cung thịt hợp vệ sinh cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Đây là những thông tin mà ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã chia sẻ.
Xin ông cho biết công tác chuẩn bị nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, trứng… để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán đã được thực hiện như thế nào?
Nguồn cung thịt năm nay được dự báo khá dồi dào, khoảng vài triệu tấn các loại, hơn 2 tỷ quả trứng cho dịp Tết. Thậm chí, nếu có điều kiện có thể xuất khẩu. Nguồn cung dồi dào là do tăng trưởng chăn nuôi năm nay là cao nhất trong 10 năm trở lại đây với mức tăng hơn 5%. Thứ hai, công tác giống đã có bước đột phá. Chúng ta đã nhập khoảng 7.400 con lợn giống của các nước phát triển nhất trên thế giới như: Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, một số lợn giống nhập đầu năm đã cho sản phẩm. Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam phải bổ sung khoảng 1 triệu con lợn nái thì chúng ta đã có thừa và hoàn toàn có thể thay thế thêm số lượng lợn nái hiện có, để có đàn nái sản xuất tốt nhất. Do vậy, Việt Nam có thể đảm bảo 100% giống lợn thuộc loại tốt nhất của thế giới.
Ngoài ra, với các loại đại gia súc, Việt Nam cũng chủ động được nguồn giống bằng công tác thụ tinh nhân tạo (1,2 triệu liều) và nhập khẩu (khoảng 2,5 triệu liều) đủ để thụ tinh cho 100% đàn bò sữa và 45% đàn bò thịt. Ngoài ra, còn giống sản xuất trong dân. Giống gia cầm cũng chủ yếu được sản xuất trong nước, gà màu do các tập đoàn lớn trong nước tự sản xuất giống. Gà trắng được nhập ít hơn so với hàng năm, giảm 21%. Ví dụ, mọi năm nhập 3,1 triệu con thì năm nay chỉ nhập 2,7 triệu con, chứng tỏ số lượng gà trong nước tăng lên vì tổng đàn gia cầm tăng rất mạnh khoảng 8%. Chăn nuôi gia cầm vẫn giữ nhịp độ đứng đầu Đông Nam Á về số lượng, đặc biệt là vịt, trứng vịt, dao động 70-90 triệu con/năm.
Vấn đề an toàn thực phẩm đang được dư luận rất quan tâm, xin ông cho biết công tác kiểm tra của Bộ NN&PTNT trong thời gian tới như thế nào?
Năm nay, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được Bộ NN&PTNT đặc biệt chú trọng. Trong tuần qua, Bộ đã cử hai đoàn công tác đi các tỉnh trọng điểm để kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến. Trong tuần này, các đoàn công tác sẽ đi thêm 2 tỉnh để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, đây cũng là “hồi chuông” đánh tiếng cho người tiêu dùng biết và giám sát chất lượng thực phẩm. Nếu cơ sở nào không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được công bố công khai, ngươi tiêu dùng sẽ không sử dụng sản phẩm của đơn vị đó nữa.
Thực tế, người chăn nuôi đã chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm. Qua làn sóng tẩy chay sử dụng chất cấm, kháng sinh, người chăn nuôi đã “thấm thía”, phải làm đúng và đảm bảo vệ sinh. Những đơn vị “làm bậy” đã bị phát hiện, nhiều nơi người dân cũng có ý thức hơn, vì nếu bị phát hiện sẽ mất nghiệp, mất uy tín.
Bộ NN&PTNT sẽ làm gì để giúp người sản xuất kết nối với thị trường, người tiêu dùng, không để bị tư thương ép giá?
Hiện nay, đã bắt đầu xuất hiện nhiều liên kết mới theo hướng liên kết dọc, là liên kết giữa doanh nghiệp, người sản xuất và thị trường, hình thành được một số chuỗi đã cơ bản, nổi bật tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, trong nông nghiệp đã hình thành nhiều tập đoàn sản xuất lớn được nhiều người biết tới như: Ví dụ TH True Milk áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới của Israel, New Zealand, thậm chí còn sản xuất ở bên Nga, quản lý đến từng cá thể, từng phút. Dabaco áp dụng công nghệ tiên tiến của Đức tự động hoàn toàn, nhà máy sản xuất trứng có 1 triệu gà đẻ nhưng chỉ có vài công nhân. Hòa Phát, Hùng Vương ứng dụng công nghệ Đan Mạch… Bên cạnh đó, viêc phát triển từ gia trại lên trang trại có thương hiệu đang được tiến hành rất mạnh, nhiều trang trại chăn nuôi đã được nhiều người biết tới và trở nên phổ biến trong các tỉnh và cả nước.
Xin cám ơn ông!
Nguồn tin: Báo Tin Tức

Giá cả các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường tại miền Bắc 48/2016 tiếp tục giảm!
Diễn biến thị trường miền Bắc nước ta trong tuần 48/2016 gây nhiều bất lợi cho người chăn nuôi. Giá heo sau khi có mức tăng khá trong tuần trước đã quay đầu giảm mạnh, ngay sau khi thông tin cơ quan chức năng Trung Quốc tăng cường kiểm soát việc nhập lậu heo sống từ Việt Nam được công bố, và đồng nhân dân tệ giảm giá trị.
Giá gà thịt lông màu cũng giảm mạnh chỉ còn 40.000 - 45.000 đ/kg.

Tại các thị trường chăn nuôi heo siêu tập chung, giá heo hơi chỉ còn 40.000 - 41.000 đ/kg (heo hơi bán tại trại), một số trại đã đặt cọc mua heo với giá 43.000 đ/kg trong tuần trước nhưng cũng không bắt được mức giá đó.
Với các vùng chăn nuôi heo với chất lượng con giống chưa được tốt (nuôi heo lai là chủ yếu) giá heo chỉ còn 35.000 - 37.000đ/kg và rất khó bán.
Trong tuần 48 vừa qua còn ghi nhận giá gà thịt lông màu giảm mạnh. Hiện tại Vĩnh Phúc, Bắc Giang chỉ còn 42.000 - 45.000đ/kg (gà thịt lông màu nuôi 90 - 100 ngày), cùng giống gà như vậy tại thị trường Hà Tây cũng cũng chỉ có giá 44.000 - 46.000đ/kg.
Hiện trên thị trường chỉ có giá trứng gia cầm vẫn duy trì mức giá có lợi cho người chăn nuôi; hiện tại giá trứng gà Ại Cập có giá 2.000 - 2.450đ/quả, gà công nghiệp có giá 1.650 - 1.750đ/quả
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 48/2016 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Ngày 21/11, Trung tâm Kiểm soát dịch tỉnh Hồ Nam (CDC), miền Trung Trung Quốc, thông báo một trường hợp tử vong do nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 tại tỉnh này.
Theo phóng viên tại Trung Quốc, bệnh nhân là một phụ nữ 47 tuổi này là một nông dân ở thành phố Thiệu Dương đã được chuyển tới bệnh viện vào ngày 18/11 để điều trị, song do bệnh tình diễn biến quá trầm trọng nên người này đã tử vong sau đó 2 ngày.

Theo CDC, người phụ nữ này đã tiếp xúc với gia cầm chết trước khi phát bệnh.
CDC cảnh báo mùa Đông là thời gian virus H5N6 bùng phát, chính vì vậy những người tiếp xúc trực tiếp với các loại gia cầm sống - chẳng hạn như chăn nuôi, tiêu thụ, giết mổ hoặc gia công các sản phẩm từ gia cầm - phải đặc biệt đề cao cảnh giác.
Những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em hoặc những người mắc bệnh mãn tính sẽ rất dễ gặp nguy hiểm nếu nhiễm cúm H5N6, do đó cần phải tuyệt đối tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như gia cầm sống (hoặc gia cầm chết do bệnh) và chất thải của chúng.
Khi chế biến các loại thực phẩm từ gia cầm, người dùng cần phải nấu chín thịt và trứng, tuyệt đối không sử dụng các loại gia cầm chết như gà, vịt, ngỗng làm thức ăn, tách riêng thịt gia cầm sống và chín để chế biến; những người có vết thương hở ở tay khi chế biến thịt gia cầm phải đeo găng tay.
Hiện CDC vẫn chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm nào từ người sang người.
Nguồn tin: TTXVN

Sự lây lan rộng rãi và nhanh chóng chưa từng có của dịch cúm gia cầm H5N1 trên khắp châu Á vào năm 2004 và nguy cơ về một đại dịch cúm mới ở người làm cho các tổ chức y tế về sức khỏe con người và động vật bắt đầu ngồi lại làm việc với nhau một cách nghiêm túc về nguy cơ cũng như các biện pháp khắc phục.
Phương pháp “One health” là một phương pháp kiểm soát mầm bệnh tổng thể từ trên cơ thể người, trên cơ thể động vật và mầm bệnh trong môi trường.
Bài viết được trích dẫn từ cuốn sách sắp xuất bản: “một trường hợp nghiên cứu y tế: cách giải quyết một vấn đề phức tạp trong một thế giới nhiều thay đổi” (One Health Case Studies: Addressing Complex Problems in a Changing World) chỉnh sửa bởi Susan Cork, David Hall và Karen Liljebjelke, nói về việc Newzealand đã kiểm soát cúm gia cầm một cách rất hiệu quả bằng phương pháp này như thế nào – đây cũng chính là một ví dụ điển hình, một bài học cho các quốc gia khác trên thế giới nếu muốn kiểm soát các bệnh truyền lây.

Do sự di chuyển thường xuyên của con người và động vật trong nội tại mỗi nước và giữa các nước với nhau nên virus hiện nay không còn đặc thù cho từng quốc gia, tùng vùng nữa. Điều đó gây ra một nguy cơ nhiễm bệnh tiềm ẩn cho các nước như Newzealand, mặc dù vị trí của Newzealand mang lại cho nó những điều kiện an toàn sinh học rất tuyệt vời.
Kiểm soát mầm bệnh bằng phương pháp “One health” là cực kỳ quan trọng đối với bệnh cúm gia cầm vì virus cúm trong cơ thể động vật hoang dã, trong nước và trong cơ thể con người có mối liên hệ rất mật thiết, gần gũi với nhau. Bằng chứng là việc virus truyền lây rất nhanh trong quần thể vật nuôi (đặc biệt là thủy cầm), thậm chí sang người và gây bùng phát đại dịch trên người nhanh đến nỗi rất khó có thể kiểm soát tốc độ lây lan của nó.
Phương pháp “One health” cần có sự tham gia của hàng loạt các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như y tế, thú y, môi trường mới có thể ngăn chặn và kiểm soát một cách hiệu quả, đặc biệt là các bệnh truyền lây từ động vật sang người. Trên tinh thần đó, chính phủ Newzealand đã bắt tay ngay vào hoạch định các chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy công tác phòng và kiểm soát bệnh truyền lây một cách hiệu quả.
Một phần trong các chính sách đó là chính phủ Newzealand đã thành lập trung tâm quốc gia liên ngành về an toàn sinh học và bệnh truyền nhiễm (NCBID) vào năm 2004. Mục tiêu của trung tâm là tạo điều kiện tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chính phủ như Bộ Công nghiệp Cơ bản (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Bộ Y tế cũng như các tổ chức khác như AgResearch.
Việc thành lập trung tâm này cho phép các tổ chức liên quan chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, phối hợp làm việc đội nhóm nhịp nhàng và giải quyết hiệu quả công việc chung. Từ đó giúp phát triển các kỹ năng “làm việc chéo” giữa các bộ với nhau, đồng thời giúp phát huy tối đa hết năng lực khoa học và kỹ thuật của quốc gia một cách bền vững, hỗ trợ trực tiếp cho những khu vực hẻo lánh, xa trung tâm trên đất nước Newzealand.
Xem thêm:
- Các bệnh thường gặp trên gia cầm
- Biện pháp phòng và kiểm soát bệnh cúm gia cầm
Newzealand đã kiểm soát virus cúm gia cầm như thế nào?
Trong lịch sử, dịch cúm gia cầm chưa bao giờ là vấn đề đối với Newzealand. Các nghiên cứu về cúm gia cầm đầu tiên ở Newzealand là trên loài chim hoang dã được tiến hành từ năm 1975 đến năm 1978, cũng phân lập được một số con virus nhưng chỉ từ vịt trời (dựa theo tài liệu nghiên cứu về vịt trời (platyrhynchos Anas), giới thiệu về Newzealand bởi những người thực dân đến từ châu Âu và Bắc Mỹ từ những năm 1860.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã tập trung vào con vịt trời nhưng kể từ năm 2004, người ta bắt đầu giám sát một số loài chim di cư được lựa chọn, cũng như theo dõi các quần thể chim hoang dã đang cư trú tại Newzealand mà có phản ứng mạnh với các chủng cúm gia cầm độc lực cao trên thế giới.
Newzealand không nằm trên cung đường di cư phổ biến của một số loài chim và thủy cầm hoang dã chính nên có hạn chế được sự lây lan cúm gia cầm một chút, dù vậy thi thoảng vẫn có một số thủy cầm hoang dã di cư từ Úc sang.
Hoạt động giám sát của Newzealand với cúm gia cầm là một phần quan trọng trong phương pháp tiếp cận “One health” của một quốc gia đối với bệnh truyền nhiễm. Những hoạt động quan trọng này liên quan tới nhiệm vụ của chính phủ trong việc bảo vệ “lợi ích chung” của đất nước vì cúm gia cầm là bệnh truyền lây giữa người và động vật nên đây là trách nhiệm chung của chính phủ Newzealand và tất cả các bộ ngành liên quan.
Ngoài theo dõi, giám sát chim hoang dã, vịt trời, chương trình giám sát của Newzealand còn tập trung vào đàn gia cầm thương mại:
- Tham vấn cho những cá nhân, tổ chức liên quan trong ngành về mọi vấn đề liên quan: cách phát hiện, phòng, kiểm soát cục bộ...
- Truyền thông mạnh mẽ giúp người dân giảm bớt những lo lắng, căng thẳng với dịch cúm gia cầm.
- Theo dõi chặt chẽ dịch tễ từng khu vực nhỏ một theo chiều ngang (tương đương với các cấp thôn, xóm, xã, huyện, tỉnh, khu vực như ở Việt Nam). Đặc biệt là hoạt động của các lĩnh vực then chốt trong ngành công nghiệp gia cầm.
- Một cuộc khảo sát kiểm tra huyết thanh học trên diện rộng được tiến hành nhưng không tìm thấy dấu hiệu nào của virus cúm gia cầm chủng H5 hay H7 trên đàn gà thương mại ở Newzealand. Điều đó cho thấy ngành công nghiệp gia cầm nước này đã tuân thủ rất tốt các biện pháp an toàn sinh học.
Tuy nhiên cuộc điều tra lại tìm thấy bằng chứng về việc đã từng có sự tiếp xúc của chủng cúm gia cầm độc lực thấp với những gia cầm trong một trang trại nuôi theo kiểu “lồng tự do”.
Hoạt động giám sát khác bao gồm một dự án hợp tác nghiên cứu của NCBID để lấy mẫu trên các loài gia cầm, nhất là “gà đi bộ” (hay gà thả vườn, được nuôi thả tự do trên diện tích rộng) – những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và truyền lây cao bằng các con đường như tiếp xúc trực tiếp với chim hoang dã hoặc sử dụng nước uống bị nhiễm virus cúm gia cầm.
Từ những trăn trở này, một chương trình giám sát thụ động tăng cường đã được đưa ra để theo dõi tất cả các ca bệnh gia cầm và ca tử vong trên tất cả các loài gia cầm ở Newzealand, mọi thông tin dịch bệnh kỳ lạ đều có thể báo cáo qua đường dây nóng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).
Kế hoạch chuẩn bị của Newzealand nếu có dịch cúm gia cầm xảy ra.
Dựa trên phương pháp tiếp cận “one health”, Newzealand cũng đã chuẩn bị một kế hoạch ứng phó nếu đất nước nhiễm cúm gia cầm nên họ luôn sẵn sàng, chủ động ở bất kỳ thời điểm nào.
Do dịch tễ bệnh khá phức tạp của cúm gia cầm - nhiều loài động vật cảm nhiễm (kể cả con người) - nên kế hoạch ứng phó với cúm của họ là một ma trận các hành động. Một “hành động của toàn bộ chính phủ” sẽ được áp dụng đối với các chủng virus cúm gia cầm có tính chất truyền lây sang người như H5N1.
Nêu Newzealand xuất hiện những chủng virus cúm nguy hiểm, mỗi cơ quan, bộ ngành đều phải nắm rõ vai trò của mình, các kiến thức cần biết, luật pháp liên quan và danh sách các hành động của tổ chức mình trong cuộc đại dịch đó. Ngoài ra, nếu các chủng cúm gia cầm không truyền lây sang người mà tấn công thì mọi hành động sẽ được chỉ thị bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhận thấy sự nguy hiểm của bệnh:
- Sự truyền lây cúm gia cầm là do những nhân tố có nguồn gốc động vật tác động → khó kiểm soát, đặc biệt là với những nông dân trong ngành chăn nuôi gia cầm và người lao động trên các trang trại thương mại cũng như trang trại chăn nuôi “gà đi bộ”.
- Có khả năng gây bệnh trên diện rộng.
- Nếu nổ dịch sẽ ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế của ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm.
Nên một số dự án hợp tác đã được chính phủ Newzealand quan tâm và phát triển rộng rãi.

Các dự án này được tiến hành nhằm mục đích: bổ sung kiến thức, thông tin, con số thực tế cho các trang trại gia cầm, những người liên quan trực tiếp trong ngành chăn nuôi gia cầm (từ chăn nuôi gà, vịt, chim cảnh…). Và quan trọng nhất là các kiến thức về:
- Phương pháp quản lý chăn nuôi phù hợp với từng đối tượng trại.
- Các biện pháp an toàn sinh học.
- Các biện pháp thực hành bảo vệ sức khỏe con người trước virus cúm gia cầm.
Những bản kế hoạch này được thiết kế nhằm giúp Newzealand sẵn sàng ứng phó với bất kỳ biến chủng mới nào của virus cúm gia cầm, dù vậy nâng cao năng suất đầu ra vẫn là mục tiêu số 1. Đồng thời với đó Newzealand còn chuẩn bị cả kế hoạch phục hồi nền chăn nuôi sau đại dịch như thế nào. Nhiều kế hoạch nhỏ trong tổng thể kế hoạch lớn này yêu cầu cần có sự hợp tác liên ngành trên cả 2 lĩnh vực sức khỏe con người và động vật.
Bài học về kế hoạch chuẩn bị của ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm Newzealand không chỉ là bài học cho các ngành chăn nuôi khác mà còn là bài học cho ngành chăn nuôi toàn thế giới noi theo.
Kết luận.
Cách phản ứng của chính phủ Newzealand đối với cúm gia cầm thực sự là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng hiệu quả phương pháp tiếp cận “One health” trong công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm nói chung.
Bài viết cũng cho thấy giá trị to lớn của việc liên kết, hợp tác, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, tổ chức liên quan đã tạo ra nhiều cơ hội quý báu như thế nào trong việc giám sát mầm bệnh và công tác chuẩn bị kế hoạch đối phó khi dịch nổ ra.
Không có bất kỳ một công thức thành công cụ thể nào cho chúng ta nếu muốn kiểm soát bệnh truyền nhiễm theo phương pháp “One health”. Muốn thành công đòi hỏi mỗi chính phủ cần có các biện pháp quản trị mạnh mẽ, mục tiêu thống nhất, thông tin liên lạc rõ ràng và một ngôn ngữ chung cụ thể. Quan trọng hơn nữa chính là các đơn vị, các tổ chức liên quan không thể thiếu để chuyển giao toàn bộ kế hoạch trong khuôn khổ hợp tác và liên kết với nhau.
VietDVM team dịch
(theo thepoultrysite)

Ngày 20/11 vừa qua, kênh CCTV13, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa phóng sự về tình hình buôn bán lợn sống từ Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, hiện nay, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương Trung Quốc đã vào cuộc điều tra.
»› Tháo gỡ khó khăn nhờ bài học chăn nuôi heo thành công của Đan Mạch
»› Thông tin thị trường có gì mới?

Cụ thể, theo nguồn tin của Dân trí, các Bộ, ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu vừa nhận được thông tin về tình hình buôn bán lợn qua biên giới Trung Quốc.
Nguồn tin này cho biết, ngày 20/11/2016 vừa qua, kênh CCTV13, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin phóng sự về tình hình buôn bán lợn sống từ Việt Nam vào Trung Quốc với tựa đề: “Buôn lậu lợn sống từ Việt Nam nghiêm trọng: Một ngày hơn chục ngàn con lợn nhập lậu vào Trung Quốc”.
»› Đàm phán xuất lợn hơi chính ngạch đi Trung Quốc
»› Người chăn nuôi lại kỳ vọng xuất khẩu heo sang Trung Quốc
Phóng sự này tường thuật lại điều tra của phóng viên về tình hình buôn lậu lợn sống ở cửa khẩu Ái Điểm (phía bên Việt Nam là cửa khẩu Chí Ma thuộc huyện Lộc Bình, Lạng Sơn). Đường dây buôn lậu gồm có người thu mua phía Việt Nam, thông qua người môi giới phía Trung Quốc bán cho đầu mối thu mua phía Trung Quốc.
Theo phóng sự này, hàng ngày đi qua huyện Ái Điểm có khoảng 100 xe với hơn 15.000 con lợn. Phóng sự cũng phản ánh hiện tượng nhân viên kiểm soát phía Trung Quốc làm ngơ cho các xe này đi qua và thu bảo kê.
Hiện các mạng tin tức Trung Quốc, tin tức Tứ Xuyên đều có phản ứng trước tình hình trên, Văn phòng chống buôn lậu Quảng Tây, ngày 22/11 cho biết đối với những nhân viên bị phản ánh trong phóng sự, các cơ quan liên quan sẽ vừa tiến hành điều tra kỹ lượng vụ việc buôn lậu, vừa tiến hành xử lý việc liệu có nhân viên cơ quan liên quan đến buôn lậu hay không.
Cụ thể, Liên hiệp Uỷ ban Chính pháp, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật sẽ tiến hành giám sát, đốc thúc tại những khu vực trọng điểm trong phòng chống buôn lậu lợn sống và lương thực, đồng thời tiến hành điều tra những vấn đề mà phóng sự phản ánh, sẽ nhất loạt theo quy định của pháp luật, tiến hành truy cứu trách nhiệm để có phản hồi xác đáng của dư luận.
Bước tiếp theo, phía Quảng Tây sẽ tăng cường trao đổi với cơ quan ngoại sứ của phía Việt Nam, thiết lập sự phối hợp chấp pháp chặt chẽ giữa các cơ quan như hải quan, công thương, biên phòng, công an, chia sẻ thông tin, tiếp tục làm tốt công tác ngăn chặt tại các tuyến đường, tăng cường kiểm soát tại các cơ sở giết mổ.
Liên quan đến vụ việc nêu trong phóng sự, chính quyền thành phố Cung Lai, tỉnh Tứ Xuyên cho biết thành phố rất coi trọng thông tin trong phóng sự. Thành phố này đã tổ chức đội chấp pháp gồm đại diện cục giám sát và quản lý thị trường, cục nông lâm tiến hành kiểm tra đột xuất trong đêm đồng thời bày tỏ sẽ điều tra triệt để nếu công ty bị phản ánh trong phóng sự là Kim Trung Tứ Xuyên có hành vi vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.
Cơ quan ngoại giao của Việt Nam đề nghị các cơ quan, UBND các tỉnh phối hợp nắm thông tin, lưu ý các tổ chức, cá nhân trong nước tuân thủ các quy định pháp luật của hai nước và chủ động kế hoạch trong hoạt động buôn bán qua biên giới, tránh việc các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Trung Quốc xử lý gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam.
Tác giả: Phương Dung
Nguồn tin: Báo Dân trí

Công ty CP thức ăn chăn nuôi Tân Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại cụm TTCN Kim Bình - TP Phủ Lý - Hà Nam với công xuất thiết kế 250000 tấn/năm.
Nhà máy mới đi vào hoạt động từ tháng 3-2015 và đang trên đà phát triển với những bước phát triển mạnh mẽ
Mục tiêu của Tân Phát mong muốn trở thành một trong những tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi từ quy mô đầu tư tới cơ cấu tổ chức, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập "Kinh doanh là đầu tàu"
Do vậy để đáp ứng cho chiến lược phát triển của công ty, chúng tôi cần sự góp sức của các cán bộ kinh doanh là những người hội tụ đủ các yếu tố cần thiết cho sự thành công: "Chí, dũng, tài đức"

Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh
Số lượng: 07
Làm việc tại: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh
Yêu cầu:
Tốt nghiệp tối thiểu cao đẳng chuyên ngành chăn nuôi, thú y.
Với các chuyên ngành; Kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại ... tối thiểu đại học.
Sử dụng thành thạo máy vi tính văn phòng, các ứng dụng nhắn tin báo cáo qua mạng.
Năng động, nhiệt tình, yêu thích kinh doanh và chấp nhận làm việc theo sự phân công.
Công việc: Được công ty đào tạo hoàn thiện các kỹ năng.
Xây dựng và phát triển hệ thống đại lý tại vùng quản lý.
Làm các thực nghiệm đối chứng sản phẩm.
Tổ chức các hội thảo nhóm, hội thảo lớn, tổ chức khách hàng thăm viếng nhà máy.
Thu thập các thông tin thị trường tại khu vực mình phụ trách.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng.
Xử lý các phản hồi khách hàng
Thực hiện các chế độ báo cáo theo yêu cầu công ty
Quyền lợi:
Tổng thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng và không giới hạn.
Các chế độ theo luật lao động.
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và có cơ hôi thăng tiến.
Hồ sơ xin việc bao gồm:
Sơ yếu lý lịch - giấy khám sức khỏe.
Bản sao giấy khai sinh, CMTND photo.
Xác nhận nhân sự của công an nơi thường trú.
Đơn xin việc (viết tay).
CV giới thiệu chi tiết và quá trình công tác (nếu có).
Bản sao văn bằng chứng chỉ.
2 ảnh 4x6cm.
Hạn nộp hồ sơ:
Trước ngày 15/12/2016
Ưu tiên hồ sơ nộp sớm có thể được phỏng vấn sớm.
Không trat lại hồ sơ không trúng tuyển
Hồ sơ xin gửi về phòng hành chính - nhân sự hoặc liên hệ trực tiếp để có lịch phỏng vấn
SDT: 0914.869.676 hoặc 0979.061.676 (gặp Mr. Thưởng)
Thông tin được chia sẻ:
Mr. Thưởng