Giá cả thị trường miền Nam ngày 05.08.2014
Thị trường chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc ngay từ những ngày đầu tháng. Đối tượng luôn được quan tâm hàng đầu vẫn là heo thịt hơi, mặc dù không tăng so với đầu tháng trước nhưng vẫn giữ được mức cao từ 51,000-55,000/kg, Với mức gía này sau khi trừ chi phí trung bình người chăn nuôi thu lãi từ 1-1,5 triệu/100kg. Giá heo hơi cao trong thời gian dài làm cho người dân đổ xô đi tìm mua heo giống để tái đàn dẫn đến giá heo giống tăng mạnh từ 800,000 - 900,000đ/con (hồi tháng sáu) lên đến 1,3-1,4 triệu/con.
Ngoài ra, Nhờ kiểm soát tốt nguồn hàng nhập lậu từ Trung Quốc mà giá gà lông màu và vịt thịt cũng tăng mạnh so với đầu tháng 7, gà lông màu tăng 9000/con, vịt thịt tăng 11000/con.
Các mặt hàng còn lại cũng đồng loạt tăng nhẹ, duy nhất chỉ có thịt bò hơi giảm 10,000/kg. Sau đây là chi tiết giá cả từng mặt hàng đã được cập nhật ngày hôm nay 05/08/2014.
Kai_o
Ngành chăn nuôi heo Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 mặc dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn, chủ yếu là do giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao và tình hình dịch bệnh bùng phát như lở mồm long móng, dịch tai xanh, PED virus …nhưng hiệu suất chăn nuôi vẫn phát triển đều đặn, theo Ron Lane, Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Công ty Genesus và ông Meggie Vo, đại diện thương mại, Genesus Việt Nam.
Với tình hình chăn nuôi heo tại thời điểm này - giá cả thị trường thuận lợi hơn và ít ảnh hưởng của PRRS (tai xanh), Tổng cục Thống kê đã mở một cuộc khảo sát cho thấy số đầu heo có tăng lên 26.390.000 con, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường heo giết mổ trong sáu tháng đầu năm ước đạt 1.963.300 tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu tiên của năm 2014, tổng đàn gia súc đạt 27.250.000 con, tăng 1%, so với cùng kỳ năm 2013.
Giá thành sản phẩm tại các tỉnh miền nam luôn cao hơn từ 5.000 đ/kg đến 8.000 đ/kg (0,24-0,38 USD/kg) so với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Mức độ chênh lệch về giá giữa các miền vẫn chưa có dấu hiệu cân bằng lại. Một trong những lý do chính là do mức giá rất thấp ở miền Nam vào thời gian trước khiến nhiều người chăn nuôi bỏ hoặc giảm đàn heo nái điều này làm giảm số đầu heo ra thị trường. Với tình hình số lượng đầu heo giảm, giá heo trên thị trường đã tăng khá mạnh. Ngược lại, tại khu vực phía Bắc, giá thịt heo được giữ ở mức cao trong một thời gian dài kết hợp với việc duy trì và tăng đàn heo nái, dẫn đến nguồn cung lớn hơn nhu cầu.
Trong những tháng cuối năm 2013, các thương lái Trung Quốc đã hoạt động rất tích cực tại miền bắc, do đó mức độ tăng trưởng vẫn được duy trì. Tuy nhiên hiện nay giá heo ở Trung Quốc đã xuống thấp hơn Việt Nam nên các thương lái cũng tạm dừng việc thu mua heo. Điều này một lần nữa làm cho nguồn cung tăng cao hơn so với lượng cầu và đẩy giá heo giảm xuống ở miền bắc.
Theo Tổng cục Hải quan trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng cộng có 1.431 con heo giống đã được nhập khẩu (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2013). Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ chiếm 66,4%, Canada chiếm 31, 9% và Đài Loan là 1,7%. Tất cả lợn được thông quan tại cảng thành phố Hồ Chí Minh.
Lượng thịt heo được nhập khẩu là 909,6 tấn, tăng 7,14% so với cùng kỳ năm 2013. Chủ yếu là từ các quốc gia như: Australia (43%), Canada (4,9%), Đan Mạch (8,9%), Pháp (2,6%) Đức (19,4%), Tây Ban Nha (5,6%) và Hoa Kỳ (10,5%). Nhập khẩu thịt heo được thông quan tại cảng Hồ Chí Minh (22,1%) hoặc cảng Hải Phòng ở miền Bắc (chiếm 77,9%).
Hiện tại có 201 nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, sản phẩm chủ yếu là thức ăn gia súc và thức ăn đậm đặc, tăng 2 nhà máy mới so với năm 2013, ở miền Bắc và miền Trung. Cả hai nhà máy mới đều có công suất 250.000 tấn/năm. Tổng sản lượng cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 7,0 triệu tấn, tăng 4,5 phần trăm so với cùng kỳ năm 2013.
Nếu nhìn vào sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi theo vùng: lớn nhất là đồng bằng sông Hồng chiếm 44%, tiếp đến là Đông Nam bộ 35%, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 16% và khu vực còn lại chỉ có khoảng 5%.
Giá một số nguyên liệu thô và các sản phẩm thức ăn so với sáu tháng đầu năm 2013, hầu hết giá các loại nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu cung cấp nhiều năng lượng và protein được giảm, ví dụ:
Bảng biến động giá nguyên liệu thô
và sản phẩm thức ăn so với 6 tháng đầu năm 2013
Về việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn theo số liệu gần đây, trong 5 tháng đầu năm 2014, số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2013, với tổng lượng nhập khẩu đạt 5,1 triệu tấn so với 3,0 triệu tấn (tăng 70%) tương đương 2.020.000.000 USD so với 1.480.000.000 USD của năm ngoái vào thời điểm này, (tăng 36%).
Bảng số liệu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn trong 5 tháng đầu năm 2014
Như đã đề cập ở trên, trong nửa cuối của năm 2013, thương nhân Trung Quốc đã rất tích cực trong việc tìm nguồn cung ứng heo ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với sự sụt giảm lớn trong giá cả thị trường ở Trung Quốc, các thương nhân Trung Quốc về cơ bản giảm thu mua. Nhưng sự kiện gần đây đã mở ra một hy vọng mới cho người chăn nuôi lợn Việt Nam. Thị trường Campuchia đã trở thành một thị trường thay thế mạnh mẽ cho Trung Quốc. Một số nhà đầu tư đã có thể xuất heo sang Campichia với giá khá cao 55.000 đ/kg (2.59 USD/kg, 1.18 USD/pound). Thủ tục xuất khẩu cũng rất đơn giản. Mỗi ngày có khoảng 700-800 đầu heo được xuất ra khỏi biên giới Việt Nam.
Một phần lý do là trước đây, Campuchia phụ thuộc vào nhập khẩu heo từ thị trường Thái Lan. Tuy nhiên, Thái Lan đã ký thỏa thuận để xuất khẩu sang Nhật Bản và châu Âu. Từ đó lượng thịt lợn cho Campuchia đã giảm nghiêm trọng.
Campuchia có khoảng 15 triệu dân, nhưng cho đến nay, ngành chăn nuôi vẫn còn khá lạc hậu nên chính phủ Campuchia luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nhập khẩu thực phẩm.
Bảng giá thịt heo một số vùng tiêu biểu
CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng Sáu tăng 0,3% so với tháng 5-2014. Kể từ đầu năm 2014, CPI đã tăng 4,77%. Các nhóm thực phẩm giảm 0,47%.
Thủ đô Hà Nội đang rất quan tâm đến hoạt động của các cơ sở giết mổ nhỏ quanh khu vực thành phố. Trong năm 2012, một diện tích khoảng 67 ha đã được phê duyệt để xây dựng một lò mổ công cộng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Sở Công Thương Hà Nội khẳng định 70% hộ gia đình đang tiêu thụ thịt từ các lò mổ địa phương không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giá heo tại 1 số nước trên thế giới (cập nhật ngày 21/07/2014)
Hoa Đá tổng hợp.
Bệnh do Herpesvirus ở cá chép Koi
BỆNH DO HERPESVIRUS Ở CÁ CHÉP KOI (KOI HERPESVIRUS DISEASE)
(Tài liệu do Đặng Nguyên Bình dịch)
Giới thiệu: Bệnh do herpesvirus ở cá chép koi (KHVD) là bệnh nhiễm herpesvirus (18) có khả năng lây lan và gây nhiễm virus huyết cấp tính trong cá chép thường (carp: Cyprinus carpio) và các biến thể như cá chép koi (koi carp) và cá chép ma (ghost carp) (16).
Đăng nhập để thấy link download
Một ổ dịch Koi herpesvirus (KHV) đã xảy ra tại hồ Wickwater, nam Cerney, Cirencester, Gloucestershire, Vương Quốc Anh. Tất cả các ngả đường đã bị kiểm soát theo luật định để ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của bệnh. Cơ quan kiểm tra thủy sản (FHI) tại trung tâm Môi Trường, Thủy Sản và Nuôi Chồng Thủy Sản (CEFAS) đã ban hành một chỉ thị nghiêm cấm giao thương thủy sản trong và ngoài khu vực có dịch. Đồng thời tiến hành khử trùng phương tiện vận chuyển và kiểm soát chặt chẽ vận chuyển thủy sản tại khu vực có dịch, cần đảm bảo tất cả mọi người tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học trong khu vực được chỉ định.
ảnh: thepetsite
Hồ câu Angling Club đã tự nguyện đóng của để tiến hành kiểm tra, đánh giá sức khỏe đàn cá tại hồ. KHV không tác động đến sức khỏe con người, nhưng nó là một căn bệnh nghiêm trọng do virus ở cá và gây ra là bệnh bắt buộc phải khai báo ở Anh. KHV ảnh hưởng đến tất cả các giống cá chép, cá chép cảnh, cá chép lai và có thể dẫn đến tỉ lệ chết cao.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh KHV bao gồm các vết loét, nhạt màu, hoại tử trên mang, khô trên da, bị tróc vảy, mắt trũng, những đốm màu đỏ trên cá nhạt dần và chuyển sang màu trắng. Những dấu hiệu này thường xảy ra khi nhiệt độ nước từ 16 – 28oC. Ở Vương Quốc Anh tất cả những con cá có những triệu chứng như trên cần khai báo với cơ quan kiểm tra thủy sản (FHI).
Tất cả các cá nhân tổ chức nhập khẩu, tích trữ, mua bán cá chép, chép cảnh, chép lai nên có các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của KHV.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại link sau : Bệnh do Hervesvirus ở cá chép koi.
Ga_8xx tổng hợp
nguồn: thepetsite
Giáo trình sinh hóa học động vật
Sinh hoá học động vật là một môn học cơ sở của nhiều chuyên ngành trong các trường Đại học như chuyên ngành Sinh học, Chăn nuôi Thú y, Nuôi trồng thủy sinh Công nghệ sinh học . . . Đây là môn học có tính chất bắc cầu giữa khoa học cơ bản như sinh học, hoá học với khoa học chuyên ngành như dinh dưỡng học, di truyền học, công nghệ protein, công nghệ gen, giống vật nuôi, sinh lý học, bệnh lý học...
Cho nên thông qua môn học này sinh viên sẽ nắm được cơ sở hoá sinh về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh ở động vật.
Giáo trình sinh hoá học động vật do tập thể tác giả biên soạn:
1. TS. Trần Tô (Chủ biên): Chương 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
2. ThS. Cù Thị Thuý Nga: Chương 1
Nội dung của giáo trình có 15 chương bao gồm 2 phần chính: sinh hoá học tĩnh và anh hoá học động . Sinh hoá học tĩnh sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về thành phần và cấu tạo hoá học của các chất có trong cơ thể động vật. Sinh hóa học động sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình trao đồi chất, sự chuyển hoa của các chất và mỗi liên quan giữa các quá trình chuyển hóa đó trong cơ thể động vật.
Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình sinh hóa học động vật này sẽ là tài liệu học tập bổ ích sinh viên ngành Chăn nuôi, Thú y của các trường Đại học Nông nghiệp, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn và các độc giả quan tâm đến lĩnh vực sinh hóa học.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã rất cố gắng tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước nhằm đảm bảo tính chính xác, tính cơ bản, tính hiện đại và tính thực tiễn. Tuy nhiên, giáo trình sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng tiếp thu các ý hến đóng góp từ mọi tầng lớp độc giả khi tiếp cận với giấo trình này để chúng tôi kịp thời bổ sung, sửa chữa nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn .
Đăng nhập để thấy link download

Sự bùng phát của dịch tiêu chảy cấp trên heo do virus PED (Porcine Epidemic Diarrhea virus-PEDV) có thể leo thang trong mùa thu năm 2014, với tỷ lệ tử vong dự báo là 2,5 triệu con lợn trong 12 tháng tiếp theo, điều đó làm dấy lên sự lo ngại về sự tăng giá thịt heo, báo cáo của hội bác sỹ thú y Mỹ cho biết.
Virus đã giết chết khoảng tám triệu con heo chiếm khoảng 10% tổng đàn của Mỹ, và làm gia tăng giá thịt heo bán lẻ lên mức cao nhất từ trước tới nay, khoảng 4.10 usd/pound( tương đương 191.500đ/kg) kể từ lần đầu tiên phát hiện PEDV ở Mỹ vào tháng 4 năm 2013. Và dự kiến giá có thể đạt 4,64usd(tương đương 216.800đ/kg) vào tháng Mười Hai - theo Ricky Volpe - một nhà kinh tế của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ( USDA).
Ngoài ra, các dữ liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy có 7.250 trường hợp PEDV được xác nhận. Theo hệ thống giám sát tự nguyện, số lượng các trường hợp mới đã giảm xuống còn 138 trường hợp tính đến ngày 07/06/2014 , so với 142 trường hợp (25/05/2014) và 158 trường hợp trong tuần trước đó.
heo con mắc bệnh PED
Vào tháng Sáu năm 2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã yêu cầu cho nông dân báo cáo các trường hợp mới và cam kết sẽ chi 26 triệu USD để chống dịch. Tuy nhiên, bất chấp sự bảo đảm từ Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack, các tiểu bang vẫn có khả năng bị nhiễm mầm bệnh từ chính một loại vắc xin được cung cấp cho nông dân, vẫn còn nhiều lo lắng xung quanh việc bùng nổ sự lây lan của PEDV.
Trong khi Harrisvaccines, một công ty có trụ sở ở Iowa, đã phát triển vắc-xin và được phê duyệt bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ trong tháng này - Joel Harris - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị cho biết vẫn chưa chắc chắn là cần bao nhiêu lần tiêm chủng thì sẽ kiểm soát được PEDV trong thời tiết lạnh. "Có thể có những trường hợp mà đàn gia súc có khả năng tự miễn dịch với virus” ông nói.
Do PEDV phát triển mạnh trong điều kiện lạnh và ẩm ướt, nên hiện nay khi nhiệt độ ấm hơn sự lây lan đã chậm lại sau khi đạt đỉnh điểm vào tháng Hai. Mặc dù Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng virus không đe dọa đến con người hay an toàn thực phẩm, tuy nhiên một ổ dịch mới có nghĩa là thiệt hại hàng triệu đô la cho người chăn nuôi lợn địa phương và hơn nữa là sự gián đoạn về thương mại quốc tế. Thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản đã hạn chế nhập khẩu lợn sống Mỹ do PEDV. "Chúng tôi (Mỹ) đang mất thị phần còn EU và Úc thì ngược lại”.
Từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015, 2,5 triệu con lợn có thể chết vì PEDV - theo Dale Polson, một bác sĩ thú y cao cấp của công ty dược phẩm Boehringer Ingelheim – Miễn dịch chủ động do tự con vật sinh ra có khả năng kiểm soát tỷ lệ chết tốt hơn việc sử dụng các vaccine mới, ông giải thích. "Vaccine có thể phục vụ một mục đích là thúc đẩy khả năng miễn dịch hiện có," Polson nói thêm. "Và mức độ thúc đẩy mà chúng ta có thể làm được vẫn đang là 1 ẩn số”
Trong khi đó, Hội đồng Thịt heo quốc gia đang kêu gọi các nhà nghiên cứu để nhanh chóng tập trung vào việc ngăn chặn sự hồi sinh mạnh mẽ của PEDV trong mùa thu.
Và một thông tin không được mong đợi nữa là đàn lợn có thể bị tái nhiễm lại virus thông qua phân hay có thể là thức ăn gia súc, điều này sẽ làm cho việc ngăn chặn PEDV trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Hoa đá biên dịch.
Ảnh minh họa
Một trường hợp mới của dịch cúm gia cầm đã được tìm thấy tại Daegu (là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ tư ở Hàn Quốc) hôm thứ tư vừa rồi(ngày 18/06/2014), các quan chức bày tỏ mối lo ngại về việc dịch sẽ lây lan trên toàn quốc.
Theo chính quyền thành phố Daegu, virus H5N8 đã được tìm thấy trong 3 con gà đã chết gần đây tại 1 trang trại ở Olcheon. “Đã phát hiện virus có độc lực cao” – 1 quan chức của chính quyền thành phố cho biết. Kể từ cuối tháng trước, 100 con gà và 94 con ngỗng đã chết ở trang trại này. Trước đó, đã có hai trường hợp xảy ra tại Hoengseong, thuộc tỉnh Gangwon vào thứ bảy tuần trước và tại Muan, thuộc phía nam tỉnh Jeolla vào đầu tuần này.
Dịch cúm gia cầm năm nay xảy ra sớm hơn, tuy nhiên trước đó chưa có trường hợp cúm gia cầm nào được ghi nhận cho đến cuối tuần trước.
Virus cúm là nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của nhiều loài gia cầm. Chủng virus H5N1 có thể lây truyền cho con người, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được chủng H5N8 có thể lây cho người.
Các nhà chức trách ở Daegu đang đẩy mạnh nỗ lực để khống chế dịch bệnh, họ thiết lập các trạm kiểm soát để khử trùng xe và cấm gia cầm được vận chuyển quá bán kính 3 cây số từ nơi bùng phát dịch đã được công bố.
Tất cả gia cầm còn sống sót - gồm 13 ngỗng và 388 con gà - ở trang trại nêu trên đã được tiêu hủy. Được biết là trang trại đã mua 107 con ngỗng con từ 1 trang trại ở Hongseong vào ngày 14/06. Đây là ổ dịch đầu tiên kể từ năm 2008 trong thành phố.
Dịch cúm gia cầm bùng phát trong năm nay đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của Hàn Quốc. Chỉ tính riêng trong tháng Hai, hơn 13,8 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành theo dõi các con đường truyền lây của virus, đa số cho rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ loài chim di cư.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi về khả năng lây nhiễm sang cho người khi chính quyền tìm thấy virus đã xâm nhập vào 1 con chó trong các ổ dịch trước đó.
Hoa đá dịch.

Vừa qua, Giáo sư Vander Poel từ Đại học Wageningen (Vương quốc Anh) đã trình bày những tiến bộ mới nhất trong nghiên cứu chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) tại Hiệp hội vi sinh vật học ứng dụng. Việc chẩn đoán nhanh chóng giúp việc kiểm soát các bệnh trên heo được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Năm 2014 cả thế giới đã chứng kiến sự tàn phá của dịch tiêu chảy cấp trên heo tại Mỹ làm ảnh hưởng đến 30 tiểu bang và đẩy giá thịt heo ở nước này lên cao.
Heo con mắc bệnh PED
Vào ngày 03 tháng 07, giáo sư Wim vander Poel đã trình bày với các đại biểu tại hội nghị mùa hè hằng năm của hiệp hội vi sinh vật học ứng dụng về việc hợp tác giữa các phòng thí nghiệm thú y ở Châu Âu trong việc nghiên cứu cho ra đời các test chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh PED, một bệnh đang rất được quan tâm ở châu âu.
Giáo sư Vander Poel cho biết: “Đây là một đại dịch vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật cũng như làm cho đời sống của người chăn nuôi trở nên khó khăn hơn và đẩy giá thịt heo tăng cao khiến người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi. Để ngăn chặn những dịch bệnh như thế này, chúng ta cần phải ứng biến rất nhanh với sự bùng phát mới của bệnh và việc chẩn đoán nhanh, chính xác là việc làm cần thiết.”
Một nhóm nghiên cứu tại trung tâm học viện thú y của Đại học Wageningen ở Hà Lan đã kết hợp giữa nhóm vi sinh vật truyền thống với các kỹ thuật mới như Microarray, PCR, giải trình tự gen, và tin học sinh học để phát triển các cách tiếp cận mới nhằm xác định, mô tả một cách chính xác các vi sinh vật đột biến mới – là nguyên nhân gây bùng phát các ổ dịch mới.
Virus gây bệnh PED không phải là một loại virus mới. Virus đã lưu hành ở Châu Âu kể từ đầu những năm 1980 và bây giờ là một biến thể của virus này đang lưu hành tại Mỹ, Canada và Trung Quốc. Về việc nghiên cứu các phản ứng chẩn đoán nhanh PED trong trường hợp chuẩn bị cho nguy cơ virus sẽ xâm nhập vào Châu Âu, năm phòng thí nghiệm về thú y đã hợp nhất thành một nhóm có tên gọi là nhóm CoVetLab và bắt đầu một dự án nhằm phát triển, xác nhận và thực hiện một thí nghiệm chạy PCR để phát hiện virus PED, và dùng phương pháp Elisa để phát hiện kháng thể chống lại virus PED trong máu của heo bị nhiễm bệnh. Ý tưởng trên đang được các phòng thí nghiệm của Châu Âu gấp rút hiện thực hóa để nhanh chóng xác định nguyên nhân của bất kỳ ổ dịch tiêu chảy trên heo nào.
Giáo sư Vander Poel nói. “Có khả năng chẩn đoán nhanh một ổ dịch giúp chúng ta chủ động hơn rất nhiều, và có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, vì vậy đầu tiên chúng ta phải xác nhận rằng đó có thực sự do virus gây bệnh PED hay không, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp bao gồm cả việc thực hiện an toàn sinh học nghiêm ngặt tại những trang trại bị ảnh hưởng. Chúng tôi cũng cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc phát triển một loại vaccine hiệu quả để bảo vệ đàn heo con trong tương lai.”
Dịch bệnh đang lưu hành tại Mỹ hiện nay bắt đầu từ các trường hợp đầu tiên được xác định vào tháng 5 năm 2013, và trong những tháng gần đây, bệnh dịch rất dễ lây lan này đã tàn phá nền công nghiệp chăn nuôi heo của đất nước Mỹ một cách rất nặng nề.
Virus chỉ gây bệnh trên Heo – chưa từng có bất kỳ trường hợp nào virus gây bệnh cho động vật khác, kể cả con người. Heo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh và virus thường gây tử vong cho một số lượng heo con rất lớn trong trang trại do lớp niêm mạc ruột rất nhạy cảm với virus và chế độ dinh dưỡng của heo con (chủ yếu là heo con theo mẹ) làm cho việc ngăn chặn virus trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Virus không gây tử vong trên heo sau cai sữa nhưng nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ đối tượng này là rất cao và năng suất thì giảm rõ rệt.
Hoa đá tổng hợp
Đại học Liverpool của Vương quốc Anh đã tìm thấy một số bệnh tích trên niêm mạc ruột và phát hiện gà bị tiêu chảy sau khi gà được được gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Campylobacter.
Điều này hoàn toàn trái ngược những ghi nhận trước đây về vi khuẩn này, vi khuẩn Campylobacter jejuni là tác nhân gây bệnh ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn không phải là một tác nhân gây bệnh trên gà nhưng nó có thể gây bệnh ở một số giống gia cầm khác theo nghiên cứu được công bố ở tạp chí mở online của hội vi sinh vật học mBio ®.
ảnh: .wikipedia
Tiến sĩ Paul Wigley của viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và sức khỏe toàn cầu của đại học Liverpool tác giả của nghiên cứu cho biết ” Vi khuẩnCampylobacterkhông phải lúc nào cũng vô hại với gà. Điều này cho chúng ta cái nhìn hoàn thiện hơn về đặc tính vi sinh vật học của vi khuẩn này”.
Vi khuẩnCampylobacter jejunilà nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm dạ dày ruột do vi khuẩn tồn tại thực phẩm trên thế giới. Theo thông tin của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ước tính mỗi năm tại Hoa Kỳ có 1,3 triệu người bị ngộ độc do vi khuẩn này. Gà được cho là nguồn mang mầm bệnh phổ biến nhất. Gà mang mầm bệnh trước đây không được coi là bị nhiễm bệnh và vi khuẩn được cho là một phần của hệ vi sinh vật bình thường của các loài gia cầm.
Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Wigley và các đồng nghiệp của mình thực hiện gây nhiễm bốn giống thương phẩm của gà thịt. Họ phát hiện ra rằng trong khi số lượng của vi khuẩn trong ruột là như nhau ở tất cả các giống, việc đáp ứng miễn dịch và viêm được hình thành, sau đó hình thành các đám viêm niêm mạc ruột và phát triển thành triệu chứng tiêu chảy.
Tiến sĩ Wigley nói: "Điều thú vị là các giống gà khác nhau ở các cấp độ gây nhiễm khác nhau, chúng tôi đều tìm thấy vi khuẩn trong ruột của chúng sau khi bị nhiễm, ngay cả khi gà ở độ tuổi giết mổ bình thường. Điều này cho thấy giống gà ít có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vi khuẩnCampylobacterlây nhiễm vào chuỗi thức ăn nhưng có một ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các loài ga cầm vì chúng bài thải mầm bệnh ra môi trường."
Phát hiện quan trọng nhất, đó là vi khuẩnCampylobactertác động trực tiếp lên chất lượng thịt, tiến sĩ Wigley tiếp tục. Mỹ sản xuất hơn tám tỷ gà thịt mỗi năm và Vương quốc Anh cũng cung cấp gần một tỷ con. Vi khuẩn Campylobacter rất phổ biến, hoặc thậm chí chúng là loài đặc hữu tồn tại trong các ngành công nghiệp sản xuất gà thịt; do đó việc can thiệp bằng các biện pháp thú y trên quy mô rộng là cần thiết được xem xét đến.
"Về mặt tích cực, chúng ta biết được rằng gà tạo một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn, đó là tiền đề cho chúng ta có thể phát triển vắc-xin cho bệnh này", tiến sĩ Wigley nói.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Công nghệ sinh học và khoa học sinh học (BBSRC) cũng như một tổ hợp các nhà sản xuất thịt gia cầm, các nhà lai tạo và các nhà bán lẻ.
Ga_8xx tổng hợp
Thị trường cuối tháng 6 so với đầu tháng nhìn chung là ổn định, giá cả các mặt hàng vẫn giữ được ở mức cao như thịt heo, thịt vịt, gà trắng công nghiệp, thịt bò và sữa bò. Tuy nhiên gà lông màu đang có xu hướng giảm, cụ thể, gà lông màu giống giảm từ 8,500/con xuống còn 6,500/con, gà thịt lông màu giảm trung bình 12,500/kg. Sau đây là giá của từng mặt hàng mà phóng viên chúng tôi tổng hợp được.
Hoa đá tổng hợp.