Gần đây các thông tin liên quan tới các biến chủng mới của virus IBv đang gây nhiều thiệt hại cho nền chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng.
Nguồn ảnh: sưu tầm
Vậy tại sao lại có sự biến chủng đó?
Các vaccine hiện tại có thể kiểm soát được các chủng mới không?
Tại sao virus lại có sự biến chủng phức tạp như vậy?
Chia sẻ bài viết của Bác sỹ Tuấn trên Vettalk.vn
Tác động của lệnh cấm của Nga đối với việc buôn bán thịt heo toàn cầu có thể ảnh hưởng rõ hơn trong năm tới này, nhiều khả năng sẽ đẩy giá trở lại ở mức 3usd cho mỗi kg, và thậm chí thấp hơn, theo BPEX.
Mặc dù nhìn chung thị trường thịt heo toàn cầu đã vượt qua những khó khăn trong vài tháng qua khá tốt, từ việc ứng phó lại với dịch bệnh, hạn chế các vấn đề liên quan đến phụ gia thức ăn chăn nuôi, cho đến xử lý các biến động chính trị nhằm gia tăng thương mại quốc tế và cải thiện giá cả thị trường toàn cầu. Nhưng theo BPEX, trong tương lai việc dư thừa nguồn cung sẽ là nguyên nhân kéo giá giảm xuống một lần nữa.
Giá heo thịt toàn cầu năm 2013 và năm 2014
Bên cạnh lệnh cấm của EU đối với Nga, sản lượng xuất khẩu của Mỹ cũng sụt giảm do PEDv. Theo như dự kiến thì lượng hàng tồn kho của Mỹ sẽ chỉ đủ dùng trong một thời gian ngắn nữa.
Cũng theo BPEX, nhu cầu thị trường thịt heo châu Á sẽ có xu hướng tăng cao vào nửa cuối năm nay (năm 2014).
Việc phản ứng lại khá nhanh chóng của thị trường toàn cầu để đối phó với lệnh cấm mới nhất của Nga cho thấy những dấu hiệu tích cực ban đầu.
Hai quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ lệnh cấm của Nga là Canada và Brazil. Ngành thịt Canada sẽ phải tìm một thị trường mới và đương nhiên là ngoại trừ Mỹ và Mexico – nơi mà PEDv đang hoành hành nhiều tháng qua. Ngược lại, đây lại là cơ hội cho Brazil đưa ra những điều kiện với phía Nga trong bối cảnh nước này buộc phải tăng lượng thịt nhập khẩu từ Brazil.
"Do đó, Nga đang tích cực tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng khác, đặc biệt là Trung Quốc. Nga có thể thị trường tiềm đầy hứa hẹn cho các nhà xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc. Nhìn chung, vẫn có một số trở ngại ngắn hạn, và thương mại toàn cầu cần điều chỉnh lại một cách nhanh chóng. "
Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy năm 2015 thị trường sẽ khả quan hơn.
"Tác động của lệnh cấm của Nga có thể sẽ được cảm nhận nhiều hơn khi chúng ta bước vào năm tới (2015) khi mà mức độ cung ứng toàn cầu tăng do tác động của PEDv suy yếu," BPEX cho biết. "Trừ khi nhu cầu tăng, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thừa cung trên thị trường toàn cầu, đẩy giá trở lại mức 3usd/kg thịt heo và thậm chí thấp hơn”.
"Nhu cầu từ châu Á có thể vẫn còn tăng, đặc biệt là nếu sản xuất thịt heo của Trung Quốc không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và buộc phải nhập khẩu. Tuy nhiên, chỉ mỗi Trung Quốc là quá ít so với nguồn cung dồi dào vào năm 2015, nếu nhu cầu ở những thị trường khác không được cải thiện. Thậm chí nếu thị trường Nga không mở lại vào mùa hè tới, nhu cầu của Nga có thể vẫn thấp hơn so với trước đây vì sản xuất trong nước được mở rộng nhanh chóng”.
Hoa Đá tổng hợp

Mô hình trại chăn nuôi heo thịt công nghiệp
Dự án Monkey Media
- Nội dung: VietDVM team
- Thiết kế: KTS. Ngô Thiên

Bùng phát dịch cúm H5N8 tại Hàn Quốc
Cơ quan thú ý Hàn Quốc đã có báo cáo khẩn cấp gửi OIE về việc bùng nổ dịch cúm gia cầm tại nước này. Theo báo cáo gửi OIE đã có 21.000 con gia cầm đã bị nhiễm bệnh tại tỉnh Jeollanam - Hàn Quốc.
Tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc nơi đang diễn ra dịch cúm. Ảnh: Googlemap
Ngày 24 tháng 9 năm 2014 đã phát hiện ổ dịch tại Dopo, Yeongam, tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc. Đã có 1.200 con gia cầm chết và 19.800 con gia cầm bị tiêu hủy.
Cơ quan thú y nước này đã tiến hành kiểm tra RT-PCR, PCR, phân lập virus để kiểm tra và khẳng định nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm có độc lực cao H5N8 gây ra.
Nguyên nhân của ổ dịch vẫn chưa được xác định.
Các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh đã được cơ quan thú y nước này thực hiện.
OIE đã yêu cầu nước này gửi các báo cáo theo dõi sự phát triển và diễn biến của dịch.
Ga_8xx tổng hợp
Việt Nam chi 3,6 tỷ USD cho nhập khẩu sữa
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho biết, mục tiêu chung của ngành sữa Việt Nam sẽ là đáp ứng được 60% nhu cầu trong nước đối với sữa tươi nguyên chất cho một dân số dự kiến khoảng 113 triệu dân vào năm 2045.
Theo như thực tế ngành sữa hiện nay, để đạt được mục tiêu trên, cả nước phải phát triển một đàn bò sữa với tổng năng suất là 5.650.000 tấn sữa mỗi năm. Tính đến năm 2013, tổng lượng sữa của cả nước đạt 456.400 tấn tương đương với 5,1 lít bình quân đầu người mỗi năm, con số trên chỉ đủ đáp ứng 28% nhu cầu trong nước.
Tổng số đàn bò tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái
Lượng sữa tươi tiêu thụ bình quân đầu người trung bình hàng năm của Việt Nam là 18 lít / người trong năm 2013. Chỉ tính riêng trong năm 2013, tổng trị giá sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu lên tới 1.089.000.000 USD. Theo dự kiến, đến năm 2045, Việt Nam vẫn sẽ phải nhập khẩu 2,25 triệu tấn sữa trị giá 3,6 tỷ USD mỗi năm.
Mặc dù ta có thể nhìn thấy rõ tiềm năng to lớn của ngành sữa Việt Nam qua những con số trên nhưng để đi đến quyết định đầu tư hay không thì chúng ta còn phải nhìn vào những thách thức trước mắt như không chủ động được con giống, nguồn thức ăn chất lượng cho bò đa phần vẫn đang phải nhập khẩu, nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn…
Tuy vậy, bất kể những thách thức trên, tổng số lượng đàn bò của nước ta vẫn không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Hiệp hội sữa Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 01 tháng 4, cả nước có 200.400 con bò, tăng 14% so với năm 2013.
Như vậy, việc nhập khẩu sữa của Việt Nam chắc chắn vẫn còn tiếp diễn trong tương lai gần nhưng số lượng sẽ ngày càng giảm xuống khi chúng ta chủ động được con giống, kỹ thuật chăn nuôi, nguồn thức ăn cho bò…và trên hết là sản lượng sữa toàn đàn.
Hoa Đá
Bùng phát bệnh dịch tả Heo châu Phi
Cơ quan thú y Latvia đã thông báo xuất hiện thêm một ca bệnh mới của bệnh dịch tả Heo châu Phi. Bệnh được tìm thấy ở một con heo rừng bị chết sau đó được kiểm tra và phát hiện nó bị bệnh dịch tả heo châu Phi. Một báo cáo khẩn cấp đã được nước này gửi cho cơ quan thú y thế giới (OIE).
Cơ quan thú y thế giới (OIE) đã ra thông báo gửi cơ quan thú y nước này, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để phòng dịch bệnh lây lan.
Ca bệnh mới lần này được tìm thấy ở Jerceni - Streenci - Latvia. Một con heo rừng chết và được kiểm tra và kết luận dương tính với bệnh. Như vậy ở nước này đã có 15 ổ dịch được phát hiện ở nước này, nâng số heo rừng bị nhiễm bệnh tại nước này lên con số 58 heo, Bệnh đã xuất hiện tại 6 quận trên cả nước và tiếp tục lây lan rộng rãi ra các quận lân cận.
Bản đồ khu vực đang có dịch của Latvia - googlemap
Cũng trong ngày tổ chức thú y thế giới cũng đã nhận được thông báo từ quốc gia láng riềng của Latvia là Estonia cũng đã xuất hiện một con heo rừng dương tính với virus dịch tả heo châu Phi đây là cả bệnh đầu tiên được tìm thấy bên ngoài lãnh thổ nước này.
Con heo rừng ở huyện Valga tỉnh Oru - Estonia được bắn chết sau khi nó có những biểu hiện bất thường, sau khi kiểm tra và đã phát hiện nó mắc bệnh dịch tả heo châu Phi.
Cả hai quốc gia đều đang triển khai các biện pháp xử lí để ngăn dịch bệnh bùng phát, và lan rộng.
Bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện và được báo cáo lần đầu ở Latvia vào ngày 12 tháng 9 năm 2014 và đang diễn biến hết sức phức tạp.
Ga_8xx tổng hợp

Khi nói về y học trên động vật, đa phần chúng ta thường chỉ tập trung vào các động vật nuôi phục vụ trực tiếp cho lợi ích con người (như gà, lợn, trâu, bò…) mà quên đi một phần rất quan trọng trong đó; đó chính là các vấn đề liên quan đến động vật hoang dã như bệnh tật, bảo tồn… Bởi lẽ, đa phần các mầm bệnh trên vật nuôi và con người đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
Hiểu được tầm quan trọng đó, nhiều cơ quan, tổ chức trên thế giới được thành lập nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ cũng như kiểm soát các mầm bệnh từ động vật hoang dã.
Nằm trong khuôn khổ đó, hiệp hội y học và bảo tồn động vật hoang dã châu Á (ASZWM) kết hợp với khoa thú y Học Viện nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị lần thứ 7 với chủ đề “Hội nghị châu Á về y học cho động vật hoang dã và bảo tồn”, nhằm hướng tới chương trình One Health ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tam Đảo - nơi diễn ra hội nghị - ảnh: vinhphuc.tourism
Hội nghị sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về thực trạng tại châu Á hiện nay trong vấn đề bảo vệ cũng như kiểm soát dịch bệnh trên động vật hoang dã với các chủ đề chính như sau:
1 Giám sát dịch bệnh ở động vật hoang dã.
2 Sinh sản và bệnh của voi.
3 Gấu nuôi ở khu vực châu Á.
4 Bệnh ở động vật hoang dã và ký sinh trùng học.
5 Bảo tồn loài linh trưởng.
6 Thú y thủy sản.
7 Bò sát và loài lưỡng cư.
8 Mạng lưới thú y vườn thú.
9 Thú y lâm sàng, v.v…
Hội nghị dự kiến được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 10 năm 2014 tại Vườn Quốc gia Tam Đảo cùng với các chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã châu Á, các trường Đại Học về thú y châu Á và các nhà nghiên cứu trong nước.
- Ngày 14/10/2014: Khoa thú y Học Viện Nông Nghiệp VN, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
- Ngày 15-16/10/2014: Khách sạn Green world, vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam.
- Ngày 17/10/2014: Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Xem chi tiết: http://aszwm.org/
Hoa Đá tổng hợp.

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2014 Hội nghị lần thứ 10 về gia cầm châu Á Thái Bình Dương (APPC) sẽ được tổ chức tại Trung tân Hội nghị Quốc tế, đảo Jeju, Hàn Quốc.
Chủ đề chính của APPC lần thứ 10 này là "Khoa học về gia cầm và ngành công nghiệp này trong thời gian tới (Poultry Science & Industry for Next Generation)".
Trung tâm hội nghị quốc tế - đảo jeju nơi diễn ra hội nghị - ảnh: tong.visitkorea.or.kr
Hội nghị là cơ hội để giao lưu, trao đổi với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về khoa học gia cầm và ngành công nghiệp gia cầm thông qua các phiên họp toàn thể và những hội nghị chuyên đề.
Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư, kinh doanh, buôn bán các sản phẩm vè gia cầm.
Hội nghị sẽ bàn về 5 nội dung quan trọng
- Di truyền học.
- Chăn nuôi gia cầm lấy trứng.
- Dinh dưỡng và phụ gia thức ăn chăn nuôi.
- Quyền lợi gia cầm.
- Sản xuất - chế biến gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thời gian:
Bắt đầu khai mạc vào lúc 8h sáng ngày 19 tháng 10 năm 2014 và kết thúc vào lúc 12h ngày 23 tháng 10 năm 2014
Địa điểm:
Trung tân Hội nghị Quốc tế, đảo Jeju, Hàn Quốc
Xem chi tiết:www.appc2014.org/main/pr_program.htm
Đăng ký tham gia: www.appc2014.org/main/re_registration.htm
Ga_8xx

Hội nghị Leman về heo ở Trung Quốc
Hội nghị Leman là sự kiện giáo dục hàng năm lớn nhất trên thế giới cho ngành chăn nuôi heo toàn cầu, hội nghị có lịch sử 27 năm. Nó được cộng đồng quốc tế hoan nghênh vì đã đưa ra các giải pháp khoa học giải quyết những thách thức phức tạp mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt. Hội nghị do tiến sĩ Allen D. Leman tổ chức đầu tiên vào năm1974, Tiến sĩ Leman và tiến sĩ Jim Hanson là những người bắt đầu xây dựng hội nghị này để chia sẻ thông tin mới và thảo luận về các vấn đề quan trọng của ngành chăn nuôi heo.
Tiến sĩ Allen D. Leman, ảnh: rufflemedia.com
Ở Trung Quốc hội nghị này lần đầu được tổ chức vào năm 2012, trường Đại học Thú y Minnesota tổ chức Hội nghị Leman ở Tây An, Trung Quốc.
Hội nghị năm nay sẽ trình bày những phát triển mới nhất về nghiên cứu trên heo, sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, và sức khỏe cộng đồng, những tác động của nền kinh tế toàn cầu với Trung Quốc.
Nội dung
Hội nghị bao gồm các nội dung chính của ngành chăn nuôi heo, giám sát và kiểm soát dịch bệnh, những nghiên cứu và phát triển mới nhất trong lĩnh vực này và những quan điểm quốc tế của ngành chăn nuôi heo. Sự kiện này sẽ là nơi giao lưu, trao đổi, học hỏi và là một diễn đàn để thảo luận, gặp gỡ với những nhà nghiên cứu đầu ngành trong nước và trên thế giới.
Những người tham gia bao gồm
- Những người quản lý và kỹ thuật trại chăn nuôi heo.
- Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành sản xuất heo.
- Sinh viên thú y.
- Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
- Các nhà quản lý và hoạch định chính sách.
- Các chuyên gia tư vấn và các nhà đầu tư
Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 10 năm 2014
Địa điểm:
Trung tâm Hội nghị quốc tế Qujiang. Tây An, Trung Quốc
Địa chỉ: 15 Huixin, Quận Qujiang mới, Tây An, Trung Quốc
Nội dung chương trình: www.cvm.umn.edu/lemanchina/prod/groups/cvm/ @pub/@cvm/documents/asset/cvm_asset_484759.pdf
Đăng ký tham gia: www.cvm.umn.edu/lemanchina/Registration/index.htm
Ga_8xx tổng hợp