Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Theo thông tin chính thức từ cục thú y, ngày 02/01/2015 tỉnh Sơn La báo cáo có thêm gia súc mắc bệnh lở mồm long móng.

 

Theo thông báo lần này, Sơn La có thêm 11 con gia súc mắc bệnh lở mồm long móng tại các xã Xuân Nha và Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ và 01 con bò mắc mới tại xã Phiêng Ban của huyện Bắc Yên.

 

 

  Dịch LMLM đang xảy tại Sơn La

 

 

Gần đây ngày 15/12/2014 tại tỉnh Đắck Nông và Hà Tĩnh cũng phát hiện dịch lmlm


Như vậy hiện nay, cả nước có dịch LMLM xảy ra tại 06 xã thuộc 04 huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La, 08 xã thuộc huyện Lang Chánh của tỉnh Thanh Hoá, 02 xã thuộc huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai, 04 xã thuộc huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái, xã Xuân Lĩnh thuộc huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh và 10 xã thuộc 02 huyện Tuy Đức, Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông.

 

Dịch Cúm gia cầm H5N6 cũng đang xảy ra tại xã Tịnh Hà thuộc huyện Sơn Tịnh của tỉnh Quảng Ngãi.

 

Ngày 30/12/2014 thông tư số 27/2009/TT-BNN ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam nhằm kiểm soát dịch bệnh trong nước.

 

 

 

Ga_8xx

 

Trong báo cáo gửi tổ chức thú y thế giới ngày 02/1/2015 cơ quan thú y Hông Kông - Trung Quốc thông báo nước này xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm chủng H5N9.

 

Đây là ổ dịch cúm đầu tiên trên thế giới được OIE công bố trong năm 2015.

 

 

Báo cáo nêu rõ, ổ dịch được phát hiện tại Cheung Sha Wan - Hông Kông - Trung Quốc làm chết và tiêu hủy 18.962 con gia cầm (trong đó 11.800 con gà thịt, 3.140 con gà ác, còn lại là chim bồ câu) được nhập khẩu tươi sống qua cửa khẩu vào nước này.

 

Các xét nghiệm được phòng thí nghiệm quốc gia Tai Lung và trường đại học Hồng Kông thực hiện các phản ứng RT-PCR, test HIT, phân lập virus và giải trình tự gen, kết quả dương tính với virus cúm gia cầm chủng H5N9.

 

Hiện các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh đã được thực hiện. Tại các của khẩu tạm cấp nhập khẩu thịt gia cầm tươi sống trong 21 ngày.

 

 

 

Ga_8xx

 

Trong báo cáo theo dõi số 08 gửi tổ chức thú y thế giới OIE ngày 30/12/2014, Nhật Bản thông báo nước này tiếp tục xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm chủng H5N8.

 

 Nagato - Yamaguchi Nhật Bản nơi đang diễn ra dịch bệnh ( ảnh wikipedia)

 

Trong báo cáo lần này co quan thú y Nhật Bản thông báo về ổ dịch cúm gia cầm chủng H5N8 xuất hiện tại một trang trại gà giống ở Nagato - Yamaguchi.

 

Ổ dịch lần này có 17 con gà có các biểu hiện triệu trứng và đã bị tử vong, tất cả các số gia cầm ảnh hưởng 37.000 cũng bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

 

Các mẫu xét nghiệm được gửi tới 2 phòng thí nghiệm là Trung tâm vệ sinh chăn nuôi thú y Chubu và Viện thú y Nhật Bản, tại đây các phản ứng RT-PCr và giải trình tự gen được thực hiện, kết quả virus cúm H5N8 đã được xác định là nguyên nhân gây ra ổ dịch.

 

Ổ dịch H5N8 đầu tiên được phát hiện năm 2014 tại Yasugi - Shimane ngày 03/11/2014 sau đó lây lan rộng ra cả nước, đã có 83.031 con gia cầm đã bị chết và tiêu hủy.

 

Hiện các cơ quan thú y Nhật Bản đang tiến hành các biện pháp cần thiết để khống chế và kiểm soát dịch bệnh.

 

 

 

Ga_8xx

 

Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan. Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Tập đoàn C.P bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại diện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. 

 

Hiện nay chúng tôi cần tuyển nhân viên phòng thí nghiệm khu vực miền nam.

 

 t-d

 

 

 Tuyển kỹ thuật trại khu vực miền nam

Vị trí tuyển dụng Tuyển nữ tốt nghiệp chăn nuôi thú y - bác sỹ thú y
 Số lượng tuyển  1
 Lĩnh vực ngành nghề  Kỹ sư chăn nuôi thú y, Bác sỹ thú y
Địa điểm làm việc

Đồng Nai

Tính chất công việc Làm giờ hành chính
Mô tả công việc

- Phụ trách công việc phân lập tế bào, nuôi cấy tế bào tại phòng thí nghiệm.

 

- Công việc cụ thể sẽ được trao đổi thêm khi phỏng vấn.

 

Trình độ Đại học
Kỹ năng công việc

- Nữ, tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTY, BSTY hoặc công nghệ sinh học.

 

- Có sức khỏe tốt, có thể làm việc lâu dài tại phòng thí nghiệm.

 

- Nhanh nhẹn, cẩn thận.

 

- Ưu tiên các ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và có hộ khẩu ở đồng nai.

Mức lương

Thỏa thuận

Thời gian thử việc

2 Tháng

Hình thức làm việc

Nhân viên chính thức

Các chế độ khác

- Áp dụng theo luật lao động việt nam.

 

- Các chế độ lương, BHXH đầy đủ.


- Công ty có xe đưa rước nhân viên từ TPHCM về cty để làm việc.

 

 Yêu cầu hồ sơ  Download "Mẫu đơn tuyển dụng" của Công ty tại website: www.hr.cpvina. com, điền đầy đủ thông tin và nộp hồ sơ vào email: tuyendungcp @gmail.com hoặc tuyendungcp@ cp.com.vn


- Lưu ý: chỉ nhận những "Mẫu đơn xin việc" có đính kèm ảnh, tiêu đề thư vui lòng ghi rõ vị trí ứng tuyển


- Ưu tiên những ứng viên gửi mail về sớm nhất và đạt yêu cầu.

 

- Hoặc có thể Nộp hồ sơ trực tiếp về địa chỉ: số 2, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa, Đồng Nai gặp Ms Nhung hoặc Mr Thọ

Thông tin liên hệ 
Người liên hệ  Ms Nhung 
 Địa chỉ

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - Số 2 đường 2A, KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, T. Đồng Nai.

 Điện thoại  0613836251

 

 

 

 Theo hr.cpvina

 

Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan. Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Tập đoàn C.P bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại diện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. 

 

Hiện nay chúng tôi cần tuyển kỹ thuật trại khu vực miền nam.

 

 tuyen-dung-3

 

 

 Tuyển kỹ thuật trại khu vực miền nam

Vị trí tuyển dụng Tuyển nam kỹ thuật chăn nuôi thú y - bác sỹ thú y
 Số lượng tuyển  100
 Lĩnh vực ngành nghề  Kỹ sư chăn nuôi thú y Nông/Lâm/Ngư nghiệp, Bác sỹ thú y
Địa điểm làm việc

Bình Phước-Bà Rịa-Vũng Tàu-Bình Dương-Đồng Nai-Bình Thuận

Tính chất công việc Làm giờ hành chính
Mô tả công việc

- Làm kỹ thuật heo, gà tại các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn của Cty.


- Các vị trí công việc: Kỹ thuật thương mại, kỹ thuật gia công, kỹ thuật tại trang trại, BS phòng dịch, trại thực nghiệm, chuẩn đoán thú y, thuốc thú y,...


- Chi tiết công việc cho từng vị trí cụ thể sẽ trao đổi rõ khi tham gia phỏng vấn.

 

Trình độ Trung cấp trở lên
Kỹ năng công việc

- Nam,Tuổi từ 20-30,Tốt nghiệp TC,CĐ,ĐH chuyên nghành chăn nuôi thú y, bác sĩ thú y


- Trung thực, nhanh nhẹn, chịu được môi trường công việc ở trại.


- Sức khỏe tốt, có thể làm việc và ở lại sinh hoạt ở trong các trang trại chăn nuôi theo sự phân công khu vực mà công ty sắp xếp.

Mức lương

Thỏa thuận

Thời gian thử việc

2 Tháng

Hình thức làm việc

Nhân viên chính thức

Các chế độ khác

- Chế độ lương + thưởng (tùy bộ phận) theo quy định của Cty.


- Tham gia đầy đủ các chế độ BH và nghỉ lễ tết theo quy đinh của Bộ luật lao động Việt Nam.


- Lương tháng 13 (nếu đủ 12th) theo quy định Cty.


- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và có sự thăng tiến

 

 Yêu cầu hồ sơ  Download "Mẫu đơn tuyển dụng" của Công ty tại website: www.hr.cpvina. com, điền đầy đủ thông tin và nộp hồ sơ vào email: tuyendungcp @gmail.com hoặc tuyendungcp@ cp.com.vn


- Lưu ý: chỉ nhận những "Mẫu đơn xin việc" có đính kèm ảnh, tiêu đề thư vui lòng ghi rõ vị trí ứng tuyển


- Ưu tiên những ứng viên gửi mail về sớm nhất và đạt yêu cầu.

 

- Hoặc có thể Nộp hồ sơ trực tiếp về địa chỉ: số 2, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa, Đồng Nai gặp Ms Nhung hoặc Mr Thọ

thông tin liên hệ 
Người liên hệ  Ms Nhung 
 Địa chỉ

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - Số 2 đường 2A, KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, T. Đồng Nai.

 Điện thoại  0613836251

 

 

 

 Theo hr.cpvina

 

Theo thông báo gửi tổ chức thú y thế giới (OIE) cơ quan thú y nước này thông báo xuất hiện trở lại của bệnh Dại. Báo cáo được gửi ngày 30/12/2014, thông báo một trường hợp nhiễm virus gây bệnh Dại được phát hiện tại huyện Bình Đông của Đài Loan.

 

Trước đó tại Đài Loan ngày 22/6/2014 cũng xuất hiện bệnh Dại do virus Lyssavirus gây ra.

 

 

Cầy hương (Paguma Larvata Taivana) mang mầm bệnh dại (ảnh: internet)

 

Ổ dịch được báo cáo lần này xảy ra ngày 23/12/2014, bệnh được phát hiện trên một con Cầy hương (Paguma Larvata Taivana) là một động vật thuộc họ Cầy đang sống tại Đài Loan. Ổ dịch làm 1 con Cầy hương bị chết do nhiễm Lyssavirus có type huyết thanh RABV.

 

Các xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm quốc gia thuộc Viện nghiên cứu Thú y, với xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (FAT) đã cho kết quả dương tính với virus gây bệnh Dại.

 

dai-loan-trung-quoc

Huyện Pingtung - Đài Bắc là nơi phát hiện ra ổ dịch (ảnh: googlemap)

 

 

Tại Đài Bắc - Đài Loan hiện đang có chương trình giám sát quốc gia về bệnh Dại trên động vật hoang dã, do năm 2013 nước này phát hiện ổ dịch đầu tiên trên chồn lửng. Chương trình này được giám sát bởi tổ chức thú y thế giới OIE và được báo cáo 6 tháng một lần.

 

Hiện các biện pháp kiểm soát dịch đang được cơ quan thú y nước này thực hiện.

 

 

 

Ga_8xx

 

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza) là một bệnh hô hấp cấp tính của với biểu hiện đặc trưng bởi hiện tượng chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt . . . . Bệnh được tìm thấy trên toàn thế giới, với mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum, một vi khuẩn Gr – là nguyên nhân gây ra căn bệnh này

 

»› Phương pháp chăn nuôi gia cầm hiệu quả

 

Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới mức độ nguy hiểm, cũng như những thiệt hại to lớn do bệnh gây ra và cách sử lý khi trại nhiễm bệnh.


Ngoài coryza gây các biểu hiện trên đường hô hấp còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện trên như Newcastle, Gumboro, CRD …

 


ga-mac-benh-coryzaGà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza)

 


Về vi khuẩn gây bệnh

 

Vi khuẩn gây bệnh là Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum, là một vi khuẩn hiếu khí, Gr -, khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu sau 24h cho ra những khuẩn lạc nhỏ tách rời như hạt sương.


Vi khuẩn được chia làm 3 serotype A, B và C có tương quan về các receptor.


Gà là động vật cảm thụ chủ yếu, đôi khi vi khuẩn vẫn gây bệnh cấp tính trên chim trĩ và gà lôi.


Vi khuẩn có thể tồn tại 2 - 3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất khử trùng thông thường.


Chim hoang dã được cho là nơi lưu trữ mầm bệnh và là nguyên nhân xảy ra các ổ dịch tại các trại chăn nuôi.

 

 

 

Con đường truyền lây và dịch tễ học

 

Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác.


Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 - 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh thường 2 - 3 tuần. Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện.


Bệnh được lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, do gà tiếp súc với mầm bệnh ngoài môi trường. Các trang trại có nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.

 

Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể sau 1 - 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu sau 2 - 3 ngày chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh, kết quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỉ lệ hao hụt đầu con.

 

»› Cách chẩn đoán bệnh trên gà thông qua phân tích các vấn đề của trứng

 

Tiến trình có các biểu hiện lâm sàng

 

- Gà giảm ăn, ủ rũ.


- Sản lượng trứng giảm.


- Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).


- Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.


- Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.


- Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.


- Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.


- Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho(do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát.

 

sung-dau-phu-mat-trong-benh-coryza

Đầu, mặt gà sưng do nhiễm bệnh coryza

 

 

 

sung-dau-trong-benh-coryza

Gà mắc bệnh coryza

 

Mao-tich-sung-trong-benh-coryza

Mào tích gà sưng do nhiễm bệnh coryza

 

 


Các biểu hiện khi mổ khám

 

- Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.

 

ba-dau-trong-benh-coryza

Bã đậu tìm thấy trên gà nhiễm bênh coryza

 


- Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.


- Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.


- Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh khác, Coryza ít có các bệnh tích đặc trương trong các cơ quan nội tạng.

 

khi-quan-xuat-huyet-trong-benh-coryza

Khí quản xuất huyết và chứa nhiều dịch nhầy

 

 

mui-ga-mac-benh-coryza

Mổ khám xoang mũi gà mắc bệnh coryza

 

 

buong-trung-xuat-huyet-trong-benh-coryza

Buồng trứng gà nhiễm bệnh coryza trên gà đẻ

 

 

 

Thiệt hại kinh tế

 

Hiện nay bệnh chủ yếu xảy ra trên gà đẻ và có thiệt hại to lợn cho chăn nuôi gà đẻ trứng. Bệnh lây nhiễm nhanh trên đàn gà đẻ, đặc biệt là gà đẻ nuôi nền như ở nước ta hiện nay. Thiệt hại chủ yếu là hiện tượng giảm đẻ nhanh chóng, ban đầu là 5 - 10% sau tăng dần lên 40% nếu để lâu gà sẽ dừng đẻ (100%).


Tuy nhiên sau khi điều trị thành công tỷ lệ đẻ tăng lên rất chậm, cần phải mất 3 - 4 tuần để đàn gà lấy lại tỷ lệ đẻ như ban đầu.
Trên gà thịt thiệt hại chủ yếu tới tốc độ tăng trọng, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa ghi nhận những con số thống kê cụ thể những thiệt hại do bệnh này gây ra.

 

»› Giá gà tại Tiền Giang giảm sâu, người nuôi gặp khó

 

Kiểm soát và điều trị

 

Đối với bệnh Coryza việc kiểm soát bệnh cần chú ý 2 vấn đề chính.


- Kiểm soát bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn sinh học.


Trong kiểm soát sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý, ngoài các biện pháp an toàn sinh học như những bệnh truyền nhiễm khác ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng vào cùng ra”.


Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 - 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại.

 

Việc tiến hành “cùng vào cùng ra” hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều trang trại để kiểm soát bệnh Coryza. Ngoài ra việc phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại cũng là phương pháp cần được chú y tới.

 

- Kiểm soát bằng vaccine

 

»› Lịch vacxin cho gà đẻ

»› Lịch vacxin cho gà thịt hiệu quả


Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6 tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị, chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.


Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C, tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả, bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.


Trên thế giới hiện nay vaccine chủng A và C không đạt được khả năng bảo hộ được ghi nhận duy nhất tại Nam Phi, đang có nhưng nghi ngờ về sự hình thành chủng vi khuẩn mói của bệnh này. một số nghiên cứu tại Nam Phi cũng cho thấy vaccine chủng A và C không có khả năng bảo hộ được vi khuẩn chủng B. Do vậy việc có thêm các nghiên cứu về chủng mới và khả năng bảo hộ chéo giữa các chủng của vi khuẩn gây bệnh Coryza.


Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng vaccine các chủng quốc tế có hiệu quả không tốt bằng sử dụng các chủng được phân lập tại địa phương, tuy nhiên thông tin trên vẫn đang có nhiều tranh cãi chưa thống nhất.

 

 

Xử lý đàn gà khi nhiễm bệnh


Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang điều trị rất có hiệu quả. Ngoài ra các loại khánh sinh sau đây cũng đang được khuyến cáo sử dụng Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Flouroquinolones và Gentamycin (khi sử dụng Gentamycin thường làm cho đàn gà có dấu hiệu mệt hơn nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh). Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra ta cần chú ý

 

»› Tổng hợp các trường hợp kháng kháng sinh bạn nên biết


- Cần luôn quan sát và quản lý đàn gà để kíp thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào triệu trứng lâm sàng).


- Bổ sung các chất nâng cao sức đề kháng cho gà. Sử dụng các chất điện giải, vitamin C nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe để chống chịu lại bệnh.


- Bắt từng con và tiến hành cho uống kháng sinh. Trong trường hợp số lượng ít và mang tính nguy cấp. (với những đàn dưới 3.000 con nên sử dụng phương pháp này để nâng cao khả năng điều trị và giảm chi phí điều trị).


- Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm cho không thể hô hấp bình thường được. Vì vậy việc giúp gà có thẻ thở được sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ đó dề dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt hại kinh tế


Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần

 

 

 Bài viết có sử dụng tài liệu của đồng nghiệp

VietDVM team

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ MOA về giá cả thị trường bán buôn ở Trung Quốc trong tuần 03 tháng 12 vừa qua, giá thịt cừu có mức tăng đáng kể. trong khi đó trứng gà có mức giảm nhẹ so với tuần trước.

 

Sau đây là tổng hợp giá cả thị trường Trung Quốc trong tuần.

 
 
Bảng giá bán buôn các sản phẩm nông nghiệp tại Trung Quốc
Sản phẩm chăn nuôi

Trung bình

(CNY/kg)

Trung bình

(vnđ/kg)

Giá heo   19,1  65.374
Giá thịt bò  54,4 186.622
Giá thịt cừu 54,3 186.313
Giá thịt gà  15 51.448
Giá trứng gà 9,99 34.265 (2.284vnđ/quả)
1CNY = 3.429,93 vnđ

 

 

Giá cả thị trường Trung Quốc so với tuần trước

 

Bảng so sánh giá thị trường Trung Quốc so với tuần trước
Sản phẩm chăn nuôi

Trung bình tuần 03 tháng 12

(CNY/kg)

Trung bình tuần 02 tháng 12

(CNY/kg)

Giá heo  19,1  19,236
Giá thịt bò  54,4 54,306
Giá thịt cừu 54,3 53,7
Giá thịt gà  15 15,028
Giá trứng gà 9,99 10,038
1CNY = 3.429,93 vnđ

 

 

Giá cả thị trường Trung Quốc so với tháng trước

 

Bảng so sánh giá cả thị trường Trung Quốc tuần 03/12/2014 với trung bình giá tháng 11/2014
Sản phẩm chăn nuôi

Trung bình tuần 03 tháng 12

(CNY/kg)

Trung bình tháng 11

(CNY/kg)

Giá heo   19,1 19,31
Giá thịt bò  54,4 54,27
Giá thịt cừu 54,3 54,16
Giá thịt gà  15 15,13
Giá trứng gà 9,99 10,33
1CNY = 3.429,93 vnđ

 

Biểu đồ chi tiết giá từng mặt hàng biến động trong tuần 

 

 

gia-thit-heo-tq--03-12

Giá thịt Heo biến động trong tuần 03/12/2014

 

 

 gia-thit-bo-tq-03-12-14

Giá thịt bò biến động trong tuần 03/12/2014

 

 

gia-thit-ga-tq-03-12-2014

Giá thịt gà biến động trong tuần 03/12/2014

 

 

gia-trung-ga-tq-03-12-14 

Giá trứng gà biến động trong tuần 03/12/2014

 

 

gia-thit-cuu-tq-03-12-2014

Giá thịt cừu biến động trong tuần 03/12/2014

 

 

 

 

 Ga_8xx

Trong tuần hàng loạt các sản phẩm chăn nuôi giảm giá, cùg với đó dịch Lở Mồm Long Móng tiếp tục xuất hiện tại Yên Bái, Lào Cai và Thanh Hóa cùng với đó dịch cúm gia cầm bùng phát tại Vĩnh Long làm ảnh hưởng lớn tới giá các sản phẩm chăn nuôi khác.

 

 

gia-ga-giong-xuong-thap 

Giá gà giống giảm mạnh trong tuần

 

Giá heo siêu tại các thị trường lớn vẫn giữ khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ vào cuối tuần, tại Hưng Yên giá heo siêu nuôi công nghiệp xuất bán tại trại với giá 52.000đ/kg, tại thị trường Vĩnh Phúc giá heo lai đẹp được thu mua với giá 45.000đ/kg.

 

Giá gia cầm thịt tại thị trường giảm từ 1.000 - 2.000đ/kg so với tuần trước, đặc biệt giá gà lông màu tại thị trường giảm mạnh chỉ còn 58.000đ/kg với gà đẹp, tụt gảm  7.000đ/kg so với tháng trước.

 


Giá con giống ở tất cả các thị trường trong tuần vừa qua đều có xu hướng giảm nhẹ,  chỉ có giá heo giống tăng nhẹ do tác động của giá heo thịt trong tuần trước.

 

Giá gà giống giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng chở lại đây, chỉ cón 5 - 10.000đ/con

Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.

 

 

Giá cả thị trường tuần 03 tháng 12-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 50.000 - 52.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 43.500 - 46.000 đ/kg
 Heo lai 38.000 - 39.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 30.000 đ/kg
Gà lông màu 53.000- 58.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 5 tháng) 90.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 90.000đ/kg
Gà lai chọi 100.000 đ/kg
Gà đẻ thải loại  57.000 - 60.000 đkg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 1.800 - 1.900 đ/quả
Gà ai cập trắng 2.500 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 2.700 2.750 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 34.000 - 35.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 3.200 đ/quả
Trứng thường 2.300 - 2.600 đ/quả

 

 

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 5.000đ - 10.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 11.500 đ/kg
Già hậu bị 93.000 đ/con
Gà đẻ công nghiệp 12.000 đ/con
 Gà ai cập 12.500 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1,1 triệu - 1,4 triệu/con
Heo lai 55.000 - 60.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 5.000 - 8.000 đ/con

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 

 Ga_8xx

 

Số heo con sinh ra và số heo con lúc cai sữa của heo nái "siêu năng xuất"  (hyper-prolific) chênh lệch nhau rất nhiều. Do vậy, việc giảm tỷ lệ chết ở heo con theo mẹ đòi hỏi heo nái phải có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, chế độ cho ăn hợp lý vào thời điểm trước và sau khi đẻ.


Theo Nathalie Quiniou thuộc bộ Nông nghiệp và thực phẩm (ING), Viện thịt heo (IFTP) của Pháp. Sự ra đời của dòng heo nái có năng suất sinh sản cao (hyper - prolific), số lượng heo con sơ sinh sống rất cao nhưng số lượng heo lúc cai sữa giảm đáng kể điều đó cho thấy tỷ lệ chết ở heo con của dòng nái này khá cao. Trong 115 ngày kể từ ngày mang thai, sự tăng trưởng heo con trong tử cung là rất thấp. Điều này chứng tỏ, phải rất khó khăn để tác động đến khối lượng trung bình của heo sơ sinh. Tuy nhiên, những nhu cầu hằng ngày của heo nái là không thể thay đổi, điiều này đã chỉ ra rằng chúng ta đang phải đối mặt với những thách thước mới đối với heo nái hyper-prolific. Vậy liệu chúng ta có thể cải thiện tỷ lệ sống của heo con sau cai sữa bằng các nguồn cung cấp chất dinh dưỡng; sự vận động của heo nái trong thời gian mang thai; loại chất dinh dưỡng khác nhau và tỷ lệ khác nhau giữa các chất dinh dưỡng.

 

 heo-nai-sieu-sinh-san

Ảnh minh họa


Chăm sóc và nuôi dưỡng Heo nái đẻ


Trong thời gian cho con bú, heo nái thường không thể ăn đủ thức ăn để đáp ứng nhu cầu của nó. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng được bù đắp bằng việc sử dụng năng lượng dự trữ của cơ thể. Sự sản xuất sữa trong thời gian nuôi con là không thay đổi nếu như heo nái được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Bổ sung chất dinh dưỡng cho heo nái không có tác dụng đến khả năng tăng trưởng của heo con trong giai đoạn mang thai. Mặt khác, chúng ta không nên cho heo nái ăn quá nhiều chất dinh dưỡng làm cho heo nái quá béo. Theo một số nghiên cứu, những loài động vật khi mang thai mà trải qua những khó khăn thì tỷ lệ heo sơ sinh sống sẽ tăng. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn trong quá trình nuôi con giảm thì sẽ làm suy giảm số lượng heo con ở lứa sau.


Độ dày mỡ lưng của heo nái không những phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng của người chăn nuôi. Việc cho heo nái ăn nhiều trong thời gian mang thai là rất quan trọng. Đặc biệt để nái ăn đầy đủ trong thời kỳ nuôi con thì độ dày mỡ lưng sẽ ít hơn so với những nái có điều kiện thức ăn thấp. Điều này cho thấy, heo nái có kiểu gene khác nhau cũng có thể có độ dày mỡ lưng tối ưu ở cuối thời gian mang thai là 21mm hoặc 16mm. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng thấp ở cuối thời kỳ mang thai sẽ làm cho độ dày mỡ lưng thấp hơn mức cần thiết. Nhưng nếu, lượng thức ăn có giá trị dinh dưỡng quá cao sẽ làm cho heo nái quá béo. Việc giảm lượng thức ăn ở heo nái có thể dẫn đến giảm độ dày mỡ lưng làm con nái quá gầy và gây khó khăn cho sản xuất sữa của heo nái.


Để hạn chế các vấn đề xảy ra do heo nái quá gầy hoặc quá béo, người chăn nuôi phải có những biện pháp cần thiết cho từng heo nái nuôi con . Dựa vào độ dày mỡ lưng của heo nái mà người chăn nuôi có những chế độ cho ăn hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều chỉnh thức ăn hợp lý trong thời gian nái mang thai để heo nái có được trọng lượng cơ thể hợp lý trước khi đẻ.


Tùy theo trọng lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng đo được lúc heo nái cai sữa hoặc vào đầu của thời kỳ mang thai và dựa vào trọng lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng kỳ vọng mà chúng ta có những chế độ hợp lý về nhu cầu năng lượng và axit amin trong thời kỳ heo nái mang thai. Trong khoảng thời gian mang thai, chúng ta không thể quan sát được hiệu suất thức ăn của đàn gia súc (tổng thức ăn trong thời gian mang thai/ thời gian mang thai) cho dù đàn gia súc được nuôi bằng phương pháp cho ăn tự do hay được cho ăn theo một kế hoạch nhất định. Với heo nái hyper - prolific, kể từ khi thai trong tử cung tăng trưởng rõ rệt thì việc cho ăn lượng thức ăn không thay đổi so với thời kỳ đầu sẽ dẫn đến độ dầy mỡ lưng giảm, và điều này thường được thấy ở cuối thai kỳ. Trong điều kiện nuôi như vậy thì heo con sinh ra sẽ giảm sức sống, tỷ lệ chết cao. Ngược lại, một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nếu chúng ta tăng thức ăn chăn nuoi trong 2 – 3 tuần cuối của thai kỳ sẽ có thể góp phần cải thiện sức sống của heo con. 

 

 heo-Hyperprolific1

 

 

Cho dù vẫn chưa giải thích được rằng thức ăn tác động trực tiếp hay gián tiếp đến heo con nhưng thực tế đã chứng minh được rằng nếu cho heo nái ăn nhiều vào cuối thai kỳ sẽ làm tăng sức sống của heo con. Tuy nhiên, trong 115 ngày của thai kỳ, không phải lúc nào chúng ta cũng tăng lượng thức ăn cho heo nái mà chúng ta phải có một kế hoạch cụ thể cho vấn đề này. Ở giai đoạn cuối của kỳ thai, lượng thức ăn phải cao hơn giữa thời gian mang thai. Lượng thức ăn được tăng lên mỗi ngày trong 2-3 tuần cuối của thai kỳ là 800-1000g để tránh những vấn đề xảy ra trên heo (xoắn ruột...). Một số chất dinh dưỡng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đẻ và cải thiện sức sống của heo con nên được bổ sng thêm vào thức ăn.

 


Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đến tử cung Heo


Trong thời gian mang thai, lipid được cho là không vận chuyển đến thai nhưng trong thực tế, việc vận chuyển này vẫn xảy ra tuy là với một lượng rất nhỏ. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng thành phần axit béo của heo con sơ sinh liên quan đến các axit béo trong thức ăn trong khoảng thời gian mang thai.


Lợi ích của việc thêm axit béo vào khẩu phần ăn của heo nái trong giai đoạn mang thai đến sức sống của heo con đang còn là một vấn đề gây tranh cãi vì nó sẽ phụ thuộc vào số con sơ sinh sống, thời điểm và lượng axit béo cung cấp cho heo trước khi đẻ. Tỷ lệ sống thấp thì hai cơ chế khác nhau có thể tham gia vào việc cải thiện sức sống của heo con. Khi lipid được cung cấp cho heo nái vào thời kỳ đầu của kỳ thai thì thai có một thời gian dài để hấp thu chất béo, nó sẽ thay đổi heo hướng của lipid đã cung cấp cho cơ thể mẹ và sau khi sinh, sự trao đổi chất của cơ thể heo con sẽ thay đổi. Trong trường hợp cung cấp lipid sớm thì sẽ cải thiện được tỷ lệ sơ sinh sống và trọng lượng của heo con (hình 2). Khi nguồn cung cấp lipid bắt đầu một vài ngày trước khi đẻ thì nó chỉ ảnh hưởng đến hàm lượng lipid trong sữa non. Nếu cung cấp lipid cho heo mẹ sau khi sinh, nó có thể giúp giải quyết một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón (thông qua một hiệu ứng xà phòng hóa của axit béo không tiêu hóa trong đường tiêu hóa). Tuy nhiên, chế độ ăn thường tập trung nhiều vào năng lượng, nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày nên được điều chỉnh sao cho tổng năng lượng không quá cao để heo không quá béo.

 

 heo-Hyperprolific2

 

 

Vai trò quan trọng của chất béo chưa bão hòa (PUFA)


Một số nghiên cứu dã chỉ ra rằng các nguồn lipid khác nhau liên quan đến hàm lượng chất béo không bão hòa. Trong một số tài liệu, omega 3 (chất béo chưa bão hòa) đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý, đóng góp cho sự phát triển của hệ thần kinh, tính lưu động của màng tế bào, tổng hợp prostaglandin và có thể góp phần tăng sức sống của heo con sơ sinh. Omega 3 được cung cấp bởi dầu cá sẽ có tác dụng kéo dài thời gian mang thai, tránh hiện tượng đẻ non và tăng tỷ lệ sống cho heo con. Omega 3 kết hợp với hạt lanh ngoài tác dụng tăng sức sống cho heo sơ sinh nó còn có tác dụng tăng tỷ lệ heo con cai sữa.


Tuy nhiên, những lợi ích đó không chỉ do các loại năng lượng (lipid và tinh bột) mà nó còn có những chất khác như axit béo bão hòa (dầu), chất xơ (hạt lanh) cũng góp phần cho những lợi ích của chất béo chưa bão hòa đa thể (axit béo không no).

 


Tăng năng lượng trong sữa non


Khi so sánh với một chế độ ăn tiêu chuẩn thì việc tăng hàm lượng năng lượng của chế độ ăn của heo nái đang nuôi con ngay cả khi lượng thức ăn giảm thì năng lượng của chất béo chủ yếu được chuyển đến tuyến vú. Chính vì vậy, heo nái khi được cho ăn với thức ăn được bổ sung chất béo trong thời gian nuôi con thì trong sữa sẽ có hàm lượng chất béo cao. Điều này có thể giải thích lý do tại sao trong rất nhiều trường hợp khi bổ sung chất béo vào thức ăn mà heo nái vẫn không tăng trọng và độ dầy mỡ lưng giảm và năng suất sinh sản không được cải thiện ở lứa sau. Với một chế độ ăn giàu lipid và thức ăn giàu protein, heo con sẽ được cung cấp một lượng lớn sữa giàu năng lượng, góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể heo con sau cai sữa, giảm tỷ lệ hao hụt.


Trong mùa hè, khi điều kiện nóng làm ảnh hưởng đến sản xuất sữa thì lượng thức ăn tăng kết hợp với sữa ít béo sẽ giúp heo con tăng trọng một cách đáng kể so với khẩu phần ăn tiêu chuẩn.

 


Thức ăn của heo nái trong thời gian cho con bú


Trong ba thập kỷ qua, quá trình chọn giống và lai tạo đã tạo được những dòng nái có năng suất sinh sản cao. Số con sơ sinh sống đã tăng lên đồng nghĩa với việc phải làm thế nào để sản lượng sữa cũng phải tăng cao do đó chúng ta phải tăng nhu cầu dinh dưỡng của heo mẹ. Đồng thời, việc tăng lượng thức ăn trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến heo nái sẽ giảm tính ngon miệng ở thời kì nuôi con và nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Mặt khác, do năng lượng không được cung cấp, năng lượng dự trữ trong cơ thể heo mẹ sẽ được huy động và nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của những lứa đẻ sau. Gần đây, đã có những bằng chứng về những ảnh hưởng của việc giảm năng lượng, nó không chỉ tác động trong khoảng thời gian nuôi con đến khi cai sữa mà nó còn tác động cả vào thời gian động dục trở lại, tỷ lệ thụ thai, đặc tính của nang trứng, cân nặng của heo con sơ sinh lứa sau.... Chính vì vậy, người chăn nuôi phải tăng lượng thức ăn của nái nuôi con, giảm vận động tránh tiêu hao năng lượng.


Ở Brittany, việc tăng lượng thức ăn hàng ngày cho heo nái sau khi đẻ đã được thực hiện nhiều hơn ở các nông trại so sới 15 năm trước đây. Ngoài ra, chế độ ăn của heo nái có bổ sung thêm axit amin đã được điều chỉnh để làm tăng sản lượng sữa. Số lượng các chất dinh dưỡng có trong sữa đã tăng lên và sản lượng sữa cũng tăng lên hàng ngày. Nhờ đó, các nhà chăn nuôi đã đưa ra được khẩu phần ăn trung bình đối với từng nái.


Việc kiểm soát tốt nhiệt độ môi trường trong và ngoài chuống nuôi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu thức ăn của heo. Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Với nhiệt độ dưới 250C sẽ duy trì được sản xuất sữa, nếu trên ngưỡng nhiệt độ này thì nên sử dụng giải pháp là cung cấp lipid trong chế độ ăn của heo nái. Các biện pháp này cần phải được thực biện để ngăn chặn việc giảm ADG (Tăng trọng bình quân/ ngày) của heo con trước và sau khi cai sữa.

 

 

 

 

Vịt Bầu dịch

theo thepoultrysie

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status