
Từ ổ dịch tại một gia đình, cơ quan chuyên môn đã phải tiêu hủy 1.023 con gia cầm của 15 hộ nhằm khống chế lây lan của ô dịch.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, hiện đã tiêu hủy 1.023 con gia cầm (gà, vịt) của 15 hộ xung quanh nơi phát hiện ổ dịch tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia.
Ông Lê Văn Luận – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm tại hộ gia đình ông Lê Đăng Nhất (ở thôn 2, xã Hải Lĩnh) vào ngày 12/3, Chi cục Thú y đã lấy mẫu đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng 3. Theo đó, mẫu bệnh phẩm trên dương tính với virus cúm A/H5N6.
Ảnh minh họa
Để khẩn trương triển khai các công tác phòng, chống dịch, Chi cục Thú y đã cấp 300 lít hóa chất cho xã Hải Lĩnh tiêu độc khử trùng và cử người xuống địa bàn túc trực để chỉ đạo xử lý.
Hiện đã cho tiêm phòng 23.000 con gia cầm tại tại xã Hải Lĩnh trong tổng số 300.000 con gia cầm trên toàn huyện.
Trước đó, VOV.VN đã thông tin về ô dịch cúm A/H5N6 xuất hiện tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia khiến 293 con gia cầm mắc bệnh.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn triển khai ngay các công tác phòng, chống dịch.
Nếu để xảy ra dịch lây lan trên diện rộng do nguyên nhân chủ quan, Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm.
Trước Thanh Hóa, chủng virus cúm A/H5N6 đã ghi nhận trên một số đàn gia cầm, thủy cầm ở Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tháng 8/2014 lần đầu tiên virus cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam.
Nguyễn Hải
Theo VOV.VN
Đổi mới công tác quản lý thực phẩm ở nước ta
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về các thách thức trong thể chế quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan tâm của xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân và tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội.
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ ( ảnh internet)
Những năm qua, ngành nông nghiệp luôn quan tâm và đưa vấn đề này là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Năm nay, ngành nông nghiệp định hướng là năm an toàn thực phẩm và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để triển khai chương trình an toàn hiệu quả, việc nghiên cứu hệ thống thể chế quản lý là vấn đề quan trọng nhằm hướng tới đổi mới toàn diện công tác an toàn thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Việt Nam đã xây dựng khung pháp luật và chính sách được quản lý và kiểm soát dựa trên nguy cơ, hài hòa với thỏa thuận WTO/SPS và các tiêu chuẩn, quy phạm, hướng dẫn của Codex.
Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đã được phân công và cơ chế điều phối, phối hợp rõ ràng giữa ba bộ gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, theo ông Tiệp, các văn bản dưới luật chậm ban hành, chưa hoàn toàn đồng bộ và hài hòa; chưa gắn kết quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản (đầu ra) với quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý, kiểm soát vẫn còn dàn trải, phân tán giữa các cấp; vẫn hạn chế về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và kinh phí hoạt động hay sự điều phối phối hợp trong thực tiễn.
Bà Lucia Frick, Tư vấn Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada, cho rằng ba bộ trên cần tăng cường phối hợp, tối đa hóa hiệu quả của các nguồn lực; xây dựng hệ thống thực thi sát với thực tiễn; đặc biệt tăng cường xử lý các gian lận liên quan đến an toàn thực phẩm.
Để làm được điều này cần phải tăng tính chuyên nghiệp của thanh tra trong lĩnh vực này. Đối với địa phương, cần có hệ thống giám sát an toàn thực phẩm ở các tỉnh, xác định các biện pháp thực thi và thực hiện chúng, chú ý tối đa hóa tính minh bạch trong việc thực thi, hành động.
Cùng chung quan điểm đó, bà Shashi Sareen, chuyên gia cao cấp về An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của FAO, cho rằng cần tăng cường sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Công Thương và chính quyền cấp tỉnh.
Giải quyết an toàn thực phẩm cần giải quyết một cách tập trung, triệt để, làm rõ các lĩnh vực còn tranh cãi, tiếp cận thông tin, nghiên cứu, bà Shashi Sareen nhấn mạnh.
Bích Hồng
Teo TTXVN/ Vietnam+
Là Công ty vốn 100% nước ngoài, chuyên sản xuất các loại thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường ngày càng rộng và tạo cơ hội cho những ứng viên làm việc.
Nay Công ty chúng tôi có nhu cầu tuyển nhân viên như sau:
Nhân viên kỹ thuật thủy sản.
- Mức lương : từ 10.000.000đ trở lên
- Yêu cầu: tốt nghiệp trung cấp và đại học các ngành: kinh tế, nông học, chăn nuôi, thú y, thủy sản...
- Các chế độ khác: theo quy định của Luật lao động
- Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và sáng tạo, tuân thủ kỷ luật, siêng năng, có trách nhiệm, tích cực trong công việc, chịu đi công tác xa.
Hồ sơ gồm: 01 Đơn xin việc, 02 Sơ yếu lý lịch , 01Giấy khám sức khỏe, 01 giấy xác nhận hạnh kiểm cá nhân, 02 giấy CMND, 01 sổ Hộ khẩu , 04 ảnh 3x4 gần nhất, bằng tốt nghiệp (tất cả đều có công chứng và hồ sơ không quá 6 tháng).
Nhận hồ sơ và phỏng vấn: Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Thiên Bang Đặc Khu Việt Nam.
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Long Định-Long Cang, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An
Điện thọai: 0723 726 778 , fax: 0723 726 777
Điện thoại liên hệ: 0982.803.914
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được cung cấp
SaoBangTran
Phát hiện 2,5 tấn thịt heo nhập lậu
Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô - Cục Hải quan Quảng Ninh vừa phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển 2,5 tấn thịt lợn thương phẩm.
Vào hồi 12 giờ 30 phút ngày 15-3, nhận được tin báo có một số đối tượng đang nhập lậu lợn từ Trung Quốc vào Việt Nam qua khu vực bãi Nà Sa (Mốc 1313 thuộc xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh), Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng vây bắt.
Công anh tỉnh Quảng Ninh thu giữ heo tại cửa khẩu (ảnh minh họa)
Tại đây, khi thấy lực lượng chức năng các đối tượng đã vứt hàng bỏ chạy về phía Trung Quốc.
Kiểm tra tại chỗ, Tổ công tác thu giữ số tang vật vi phạm là 10 con lợn thương phẩm, có tổng trọng lượng 2,5 tấn.
Cùng ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô đã ra thông báo niêm yết công khai tại trụ sở để tìm chủ sở hữu lô hàng.
Q. Hùng
Theo Báo Hải Quan
Tập đoàn Roullier của Pháp tuyển dụng
Tập đoàn Roullier của Pháp trong ngành nguyên liệu hóa chất dùng trong thức ăn chăn nuôi.
Công ty hiện đang cần tìm nhân viên nghiên cứu thị trường (tuyển cả SV mới ra trường và người có ít kinh nghiệm).
Vị trí tuyển dụng: Nhân viên nghiên cứu thị trường các nhà máy thức ăn Việt nam (Bắc + Trung + Nam).
Yêu cầu: Nam, tốt nghiệp Nông Lâm, có kiến thức chăn nuôi, thú y, thực phẩm.
Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, có thể đi công tác xa.
Lương: Lương và chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo qui định, tiền công tác phí, được đào tạo bài bản theo qui trình của công ty nước ngoài, nếu làm tốt sẽ được cân nhắc làm nhân viên kinh doanh lâu dài.
Liên hệ apply CV qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
Sdt: 0935488892. (gặp Trang)
Thông tin được cung cấp
Ms Trang

Bất chấp suy thoái kinh tế, trong năm 2011, người Mỹ đã chi gần 51 tỷ USD cho thú cưng của mình. Đây được coi là mức chi tiêu cao nhất từ trước tới nay. Bởi vậy, ngành công nghiệp chăm sóc thú cưng đang được coi là ngành hốt bạc tại Mỹ
Thú cưng tham gia một cuộc thi Dog Show (ảnh internet)
Theo báo cáo mới được công bố của Hiệp hội Sản phẩm dành cho thú nuôi ở Mỹ (APPA), năm 2011 là lần đầu tiên trong lịch sử chi tiêu dành cho thú nuôi của người Mỹ vượt mức 50 tỷ USD. Trong đó, 65% là chi phí thức ăn và chăm sóc thú y.
Cụ thể, trong năm 2011, người Mỹ chi 19,85 tỷ USD cho thức ăn cho thú nuôi, 13,41 tỷ USD cho dịch vụ chăm sóc thú y, 11,77 tỷ USD cho thuốc thú y, 3,79 tỷ USD cho các dịch vụ khác và 2,14 tỷ USD để mua thú nuôi.
So với 48,35 tỷ USD của năm 2010, chi tiêu cho vật nuôi của người Mỹ đã tăng 5,3% trong năm 2011. Chủ tịch APPA Bob Vetere cũng dự báo con số này của năm tới sẽ vào khoảng 53 tỷ USD.
Do vậy, những dịch vụ như chải lông, du lịch, khách sạn, người trông nom và chăm sóc hàng ngày dành cho những chú chó, mèo, chim, hay cá cảnh sẽ tha hồ “hốt bạc” trong thời gian tới.
Được biết, chi tiêu cho những dịch vụ “quý tộc” này đã tăng 7,9%, từ 3,51 tỷ USD năm 2010 lên 3,79 tỷ USD trong năm 2011. Ông Vetere dự đoán, chi phí này sẽ tăng khoảng 8,4% lên 4,11 tỷ USD trong năm 2012.
Bà Jessica Vogelsang, một bác sĩ thú y tại San Diego cho biết: “Khi đi du lịch, mọi người thường muốn đảm bảo rằng thú cưng của mình được chăm sóc tốt nhất.
APPA cho biết doanh số bán và nhận nuôi thú cưng không thay đổi nhiều so với những năm trước đó nhưng số người chủ chuyển sang sử dụng thức ăn cao cấp cho thú nuôi của mình lại tăng lên.
Bà Vogelsang cũng nhận định phí bảo hiểm thú nuôi cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Phí bảo hiểm bao gồm cả dịch vụ chăm sóc thú y trong năm 2011 là khoảng 450 triệu USD, và được dự báo sẽ tăng lên 500 triệu USD trong năm 2012.
“Bảo hiểm là dịch vụ rất hữu ích cho sức khỏe của thú nuôi. Đa số chủ của những con thú nuôi này chỉ có thể chi trả cho các dịch vụ thú y nhờ họ có bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm thực sự sẽ tiết kiệm cho họ rất nhiều.
Ông David Frei, Giám đốc thông tin của câu lạc bộ Westminster Kenel dành cho thú nuôi cho biết: “Nếu bạn sẵn lòng bỏ hàng trăm ngàn USD cho sở thích này, bạn hoàn toàn có thể tham gia câu lạc bộ. Đây là thú chơi sang trọng, tương tự như mua du thuyền bởi ai cũng muốn mua cho mình thứ tốt nhất và làm bất cứ điều gì mình thích”.
Ngọc Trang
Theo Dân Trí
Gần 1 tháng nay, trứng gia cầm liên tục rớt giá, thu không đủ chi, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng, nhiều hộ đã chọn cách giảm, thải đàn.
Giá giảm - khó tiêu thụ
Theo nhiều hộ chăn nuôi, từ Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay giá trứng vịt trên thị trường liên tục giảm, hiện chỉ còn 18.000 đồng/chục (10 trứng), giảm 6.000 đồng so với trước tết. Bà Trần Thị Nhị ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) cho hay: Với giá trứng như hiện nay thì người nuôi vịt đẻ lỗ vốn. Theo bà Nhị, bình quân mỗi ngày 1.000 con vịt đẻ ăn hết 4 bao cám với giá hơn 1,6 triệu đồng, nhưng chỉ đẻ từ 750 đến 800 trứng, bán khoảng 1,4 triệu đồng, lỗ 200.000 đồng. Đó là chưa kể ngày công lao động và các chi phí thuốc phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại…
Tương tự ông Trần Văn Tuân ở cùng xã với bà Nhị cho biết: Để gầy được đàn vịt đẻ 2.000 con vào kỳ sản xuất thì gia đình tôi phải đầu tư gần 200 triệu đồng (bình quân 100.000 đồng/con). Nhưng gần tháng nay, sau mỗi đêm tôi phải chịu lỗ thêm 450.000 đồng để nuôi đàn vịt này. Nếu giá trứng tiếp tục giảm, có lẽ tôi vỡ nợ.
Chưa dừng lại ở đó, nhiều người còn khốn đốn khi vốn đầu tư cho đàn vịt đã cạn, phải lấy cám từ các lò trứng để tiếp tục nuôi đàn vịt, sau đó bán trứng lại cho các chủ lò với giá thấp hơn giá thị trường. Ông T.V.Đ ở xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa) cho hay: Gần tháng nay, gia đình tôi đã lỗ hơn chục triệu đồng để duy trì đàn vịt đẻ. Hiện tôi phải ứng cám từ lò trứng nên khi bán trứng để trừ nợ chỉ bán được với giá 16.500 đồng/chục, thấp hơn thị trường 1.500 đồng. Mỗi ngày tôi bán cho lò hơn 1.400 trứng, thất thu 210.000 đồng.
Chung tình cảnh với trứng vịt, giá trứng gà cũng “lao dốc” trong suốt tháng qua. Hiện trứng gà được các đầu nậu mua với giá 12.000 đồng/chục. Ông Ba Khang, chủ trang trại gà sạch Đồng Lợi (huyện Phú Hòa) cho hay: Hiện mỗi ngày đàn gà của ông đẻ khoảng 40.000 trứng, cộng các khoản chi phí khác thì mỗi trứng có giá thành sản xuất 1.600 đồng. Thế nhưng giá trứng bán ra chỉ 1.200 đồng. Bình quân mỗi ngày trang trại gà của gia đình lỗ hơn 10 triệu đồng.
Đối với trứng cút, ông Lê Kim Thịnh ở xã Hòa Hiệp Bắc (huyện Đông Hòa) có nhiều năm nuôi cút, cho biết: Hiện trứng cút chỉ còn 26.000 đồng/100 trứng, trong khi giá thành sản xuất lên đến 35.000 đồng. Trước đây, cứ mỗi ngày thương lái tìm đến các hộ nuôi cút để mua trứng, nay phải đến 3, 4 ngày họ mới đến mua, nhưng số lượng cũng rất dè chừng.
Đành phải giảm đàn
Để “cắt” lỗ, nhiều người đang phải giảm hoặc thải đàn gia cầm. Bà Huỳnh Thị Định ở phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa) cho biết: Gia đình tôi nuôi vịt đẻ hơn 20 năm nay, nhưng nay không thể nào cầm cự được nữa, khi mà giá trứng giảm mạnh như hiện nay. Để cắt lỗ, vừa rồi tôi đã bán đàn vịt đẻ và chuyển sang nuôi vịt để lấy thịt. Tương tự, ông Bốn Xuân ở xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa) cũng đã thải một số con vịt ít đẻ và giảm đàn với hy vọng trong thời gian tới giá trứng sẽ tăng. Hiện tại, đàn vịt của ông Xuân có khoảng 3.000 con, trong đó 1.500 con vịt đẻ. “Thay vì cho ăn cám công nghiệp như trước, nay tôi phải trộn cám lúa cho đàn vịt ăn để giảm chi phí”, ông Xuân nói.
Trại gà Đồng Lợi đã giảm đàn còn 40.000 con gà đẻ (giảm gần 20.000 con so với trước tết). Trại cút ông Lê Kim Thịnh giảm còn 6.500 con, thay vì nuôi 10.000 con như trước đây.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, nhận định: Nguyên nhân giá trứng giảm là do nguồn cung trên thị trường dồi dào, nhất là các tỉnh lân cận như Bình Định, Gia Lai, Khánh Hòa... Một khi lượng trứng gia cầm ở các tỉnh lân cận dồi dào thì trứng gia cầm của người nuôi trong tỉnh chỉ có thể tiêu thụ nội tỉnh, nên dẫn đến tình trạng “dội” chợ. “Trong tình hình khó khăn như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi thường lơ là trong công tác phòng dịch, dẫn đến nguy cơ gia cầm bị nhiễm bệnh là rất cao. Ngành Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh để đàn vật nuôi phát triển tốt, tránh thiệt hại nặng hơn nếu xảy ra dịch”, ông Lâm nói.
Thủy Tiên
nguồn báo Phú Yên
Căn cứ Luật tổ chức chính phủ(25/12/2001), căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính(20/06/2012) và căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Ngày 19/07/2013 Chính Phủ đã ban hành Nghị Định số 81/2013 NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
Quy trình kiểm soát giết mổ động vật
Ban hành kèm theo quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nội dung văn bản bao gồm quy định về điều kiện giết mổ động vật,trách nhiệm của các tổ chức cá nhân và quy định một cách chi tiết về quy trình giết mổ động vật.
Công ty Marphavet tuyển dụng nhân viên
Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y Đức Hạnh MARPHAVET hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y, Chế phẩm thú y, Vaccin. Sản phẩm của MARPHAVET được sản xuất trên dây truyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn Y tế thế giới GMP/WHO. Với đội ngũ giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, MARPHAVET không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm đẳng cấp và cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ cũng như lợi ích khách hàng sẽ là cao nhất.
Hiện nay, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty chúng tôi cần tuyển 15 Nhân Viên Kinh Doanh
Nhiệm vụ và trách nhiệm
Marketing, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y, đại diện thương mại và kỹ thuật cho công ty, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho các trang trại có quy mô lớn, xúc tiến thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng triển khai các chương trình hoạt động của phòng kinh doanh, xúc tiến thương mại, phòng kỹ thuật, hội thảo quảng bá, tư vấn sản phẩm.
Yêu cầu:
- Nam, tốt nghiệp Trung Cấp chuyên ngành Thú y hoặc Chăn nuôi Thú y, Kế toán, Kinh tế trở lên.
- Năng động, Nhiệt tình với công việc, yêu nghề, đam mê kinh doanh, nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng làm việc độc lập cũng như hợp tác theo nhóm, ưu tiên sự cộng tác ổn định và lâu dài.
- Khả năng giao tiếp tốt, có phương tiện đi lại.
- Chịu được áp lực công việc cao và có tinh thần cầu tiến.
Quyền lợi
Lương cơ bản+ Phụ cấp+ Lương doanh thu+ Thưởng. Thu nhập bình quân từ 8 -40triệu/ tháng tùy theo năng lực làm việc của mỗi người. Được làm việc trong môi trường năng động, bình đẳng, thân thiện, phát huy tối đa khả năng của mình, chủ động và sáng tạo, cơ hội thăng tiến cao.
Được đào tạo nâng cao năng lực và chuyên môn thường xuyên.
Nơi làm việc
Miền Nam.
Địa điểm và thời gian tuyển dụng
Thới gian: 8h ngày 30 tháng 03 năm 2015
Địa điểm: CNMN Công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
Địa chỉ: 32A6, kp 1, phường An Bình, Tp Biên Hòa, Đồng Nai.
Chi tiết vui lòng liên hệ: Mr Luân- Phó phòng Kinh Doanh – Chi Nhánh Miền Nam.
Điện thoại: 0919.405.819 .Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ
Huỳnh Ngọc Luân