
Mấy ngày qua, ở các cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới Lạng Sơn, phía Trung Quốc bất ngờ ngừng mua heo khiến giá rớt, thương lái trong nước thua lỗ thê thảm.
Khoảng 5 ngày trở lại đây, cánh thương lái gom heo xuất khẩu đi Trung Quốc (TQ) lỡ đưa hàng về Lạng Sơn sống trong tình cảnh đứng ngồi không yên khi phía TQ giảm mua rồi ngừng hẳn ở khắp các cửa khẩu, lối mở Trùng Khánh, Na Hình (H.Văn Lãng); Chi Ma (H.Lộc Bình); Bình Nghi (H.Tràng Định); Bản Chắt (H.Đình Lập)… Ông Nguyễn Văn Tiệp (trú xã Vân Thủy, H.Chi Lăng) cho biết ngày cao điểm mỗi lối mở, cửa khẩu có hàng trăm xe heo từ VN được xuất sang biên giới. Sang đầu tháng 5, tại một vài điểm TQ giảm số lượng giao dịch khiến các thương lái VN cho xe chạy đôn đáo từ điểm này sang điểm nọ để xuất hàng. “Khoảng 5 ngày trở lại đây, TQ ngừng thu mua trên toàn tuyến biên giới khiến hàng trăm xe heo dồn ứ, quay đầu về nội địa”, ông Tiệp nói.

Giá rơi tự do
Cũng theo ông Tiệp, thời điểm phía TQ mua nhiều heo, giá xuất khẩu luôn ở ngưỡng 60.000 - 61.300 đồng/kg. Thương lái đi mua trong dân, từ các trang trại làm hợp đồng với giá 54.000 - 57.000 đồng/kg. Nhưng khi các xe heo bị dồn ứ lại, chủ hàng phải tìm mọi cách bán hàng cắt lỗ. Trong ngày 12.5, giá bán heo vào các lò mổ chỉ còn từ 45.000 - 46.000 đồng/kg, thương lái lỗ trên 10.000 đồng/kg. “Cộng cả chi phí vận tải và thuê nhân công, 3 xe với gần 100 tấn heo đã thu gom, tôi lỗ hơn 300 triệu đồng”, ông Tiệp thở dài.
Một thương lái khác cho biết do lượng heo ùn ứ quá nhiều, các lò mổ ở Lạng Sơn hoạt động hết công suất mỗi ngày chỉ tiêu thụ được vài chục xe nên nhiều thương lái phải đôn đáo đưa heo quay về các lò mổ ở Bắc Giang, Bắc Ninh, thậm chí là Hà Nội bán cắt lỗ. “Tình trạng TQ ngừng mua đột ngột không phải bây giờ mới xảy ra, nhưng năm nay thời gian kéo dài ngày khiến chúng tôi điêu đứng. Giá rớt mạnh mà heo càng để càng hao cân, buộc phải bán tống bán tháo. Nhiều anh em gom hàng với số lượng lớn, bình thường xuất đi TQ mỗi ngày 5 - 7 xe, hàng dồn ứ lại mỗi ngày mất vài trăm triệu”, ông này nói.
Không chỉ các thương lái, người chăn nuôi trong nước cũng lập tức chịu tác động khi giá heo thu mua đã sụt giảm. Tại Lạng Sơn, Bắc Giang… giá heo loại ngon giờ giảm chỉ còn dưới 50.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi con heo người chăn nuôi đã mất tiền triệu nếu so với lúc cao điểm.
Khuyến cáo không đưa heo lên biên giới
Trung tá Nguyễn Xuân Thắng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Chi Ma (H.Văn Lãng), xác nhận thông tin từ đầu tháng 5, số lượng heo từ VN bán qua TQ giảm hẳn, chỉ còn khoảng 3 - 5 xe/ngày và vài ngày trở lại đây thì không bán được xe nào. Cũng theo trung tá Thắng, do VN và TQ chưa có thỏa thuận chính thức về giao thương sản phẩm động vật nên mỗi khi TQ thay đổi chính sách thì thương lái VN rất khó xuất được hàng.
Tương tự, bà Đào Thu Lan, Trưởng phòng Tham mưu xử lý vi phạm thuộc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cho biết từ nhiều năm nay việc xuất khẩu heo do phía TQ điều tiết. Những ngày vừa qua, khi phía TQ ngừng mua heo ở các cửa khẩu lối mở, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã có khuyến cáo thương lái, các chủ hàng ngừng vận chuyển heo lên Lạng Sơn nhằm tránh tình trạng dồn ứ, xe phải quay đầu về nội địa mà tốn kém chi phí, gánh lỗ nặng.
Theo một lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, việc TQ ngừng thu mua heo ở biên giới Lạng Sơn khiến lượng heo nội địa ứ theo. Trong ngày 12.5, Bắc Giang chỉ có khoảng 800 con heo thịt và 600 heo sữa được chứng nhận kiểm dịch nhưng chuyển hàng đi qua các cửa khẩu ở Móng Cái (Quảng Ninh) và Tà Lủng (Cao Bằng). “Giá heo ở địa phương trong ngày đã giảm trên dưới 2.000 đồng/kg và nếu phía TQ vẫn ngừng mua thời gian kéo dài chắc chắn sẽ tác động xấu đến người chăn nuôi”, vị lãnh đạo này lo lắng.
- Ngày 12.5, ông Trần Huy Diệu, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, xác nhận ngày 10.5 lực lượng liên ngành công an, quản lý thị trường đã phát hiện và bắt giữ 11,3 tấn thịt heo trên xe container đang được mua bán tại bãi đỗ xe Trang trại Thanh Nga (xã Mai Pha, TP.Lạng Sơn); trong đó khoảng 2 tấn thịt đang chuyển màu, bốc mùi hôi thối. Cũng tại bãi xe này, cơ quan chức năng phát hiện thêm 8,2 tấn thịt khuỷu đông lạnh đóng gói trong các thùng carton không rõ nguồn gốc. Toàn bộ số thịt này bị tạm giữ chờ điều tra, xử lý.
- Hoàng Phan
Tác giả: Lê Thanh Hiền - Hoàng Phan
Nguồn tin: Báo Thanh Niên

1 đồng đầu tư vào công ty sản xuất Cám Con Cò đã tăng lên thành 50 đồng, chưa kể cổ tức đã nhận được trong quá khứ.
CTCP Nông súc sản Đồng Nai (Dolico) vốn là một công ty nhỏ trong lĩnh vực nuôi heo giống và heo thịt do Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai – Dofico nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ sở hữu 84%.
Trong khi hoạt động kinh doanh chính không có gì nổi bật thì Dolico lại sở hữu một tài sản vô cùng giá trị đó là 14,16% cổ phần của Proconco, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn thứ 2 Việt Nam với thương hiệu chủ lực là Cám Con Cò.
Câu chuyện sẽ không có gì đáng nói ngoài việc giá vốn của khoản đầu tư này thấp đến mức “không thể tin nổi”: chỉ vỏn vẹn 15,8 tỷ đồng cho hơn 28,2 triệu cổ phiếu - tức giá vốn bình quân chỉ có 559 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng).
Proconco được thành lập từ năm 1991, trong đó Dolico cùng công ty mẹ Dofico là những cổ đông sáng lập nên mới có giá vốn đầu tư thấp đến như vậy.
Trong năm 2015, sau khi Masan đã nắm quyền kiểm soát Proconco, Proconco đã mua lại toàn bộ số cổ phiếu thuộc sở hữu của Dolico làm cổ phiếu quỹ với mức giá 28.000 đồng/cp.

Việc chốt lời với mức giá gấp 50 lần so với vốn đầu tư ban đầu (không kể cổ tức đã nhận được từ trước đến nay) đã giúp Dolico thu về khoản tiền mặt xấp xỉ 800 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi trước thuế 778 tỷ đồng.
Cộng với các nguồn thu khác, Dolico đạt tổng cộng 829 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau thuế đạt 724 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với vốn điều lệ 68,4 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt xấp xỉ 104.000 đồng.
Sau khi tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ cùng với việc Masan mua lại cổ phần từ các cổ đông khác, Proconco hiện chỉ còn 2 cổ đông là Masan Nutri-Science, sở hữu 78% và Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Seaprodex, sở hữu 22%.
Seaprodex cũng có dự định thoái vốn khỏi Proconco nhưng Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu tạm ngừng chủ trương này.
Tác giả: Kiến Khang
Nguồn tin: Trí Thức Trẻ

Giá heo hơi của Nga đã có sự tăng trưởng trở lại sau nhiều tuần duy trì ở mức thấp, cùng với đó giá dầu cũng tăng lên 10rup (tương đương 3.367vnđ).

Việc giá heo hơi ở Nga giảm trong một vài tuần gần đây có nguyên nhân chính là do mùa ăn chay ở Nga thì đa phần mọi người đều không ăn thịt. Điều này rõ ràng làm giảm nhu cầu trong một thị trường đang dần tự túc.
Đến thời điểm này, khi mùa ăn chay sắp kết thúc, mọi người lại bắt đầu mua thịt heo nên giá sẽ dần tăng trở lại.
Nhiều giả thuyết cho rằng ở Nga, các công ty lớn thường liên kết với nhau để điều khiển, định giá thị trường sao cho có lợi nhất cho họ cũng như nhằm ép những người chăn nuôi nhỏ lẻ và các thương lái buôn bán heo bất hợp pháp qua biên giới.
Dù vậy, các kế hoạch mở rộng chăn nuôi ở Nga dường như không hề chậm lại. Không chỉ là các doanh nghiệp chăn nuôi heo thịt lớn trong ngành mà cả những doanh nghiệp ở các ngành khác cũng đang bắt đầu xây dựng các trang trại mới hay mua lại các trang trại đã ngừng sản xuất.
Sự thật là ở Nga cũng như nhiều thị trường khác trên thế giới, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn dù sao vẫn chỉ chiếm một lượng thị phần nhất định nào đó và họ chắc chắn không thể độc quyền để có đủ khả năng quyết định giá thị trường. Hơn nữa hầu như nước nào cũng có luật chống độc quyền để cân bằng kinh tế cũng như phát triển bền vững.
Thông thường các công ty lớn họ ngày càng phát triển là vì họ không chỉ quản lý tốt mà còn kiểm soát chi phí rất tốt.
Ở Nga, 2 vấn đề đầu tiên cần được quan tâm hiện nay là chất lượng thịt và chi phí sản xuất. Đối với phần lớn người dân Nga, thịt heo đạt chất lượng phải là thịt heo ngon. Có nghĩa là các bắp thịt phải không được khô quá mà phải có lượng mỡ dắt nhất định để miếng thịt mềm, ngậy, thơm ngon – điều này đồng nghĩa với việc heo đực giống Duroc phải được chọn là heo “bố” trong quá trình lai tạo.
Kiểm soát chi phí thực sự là một điều gì đó rất mới đối với các trang trại chăn nuôi ở Nga vì văn hóa chăn nuôi ở Nga là rất khác biệt và họ sẽ phải cân nhắc một cách cẩn thận về điều này nếu thực sự muốn kiểm soát tốt chi phí. Có 3 lý do chính ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí ở Nga như sau:
01 Các trang trại, công ty chăn nuôi heo ở Nga rất coi trọng việc quản lý và điều hành. Bởi vậy, nhiều trang trại có số lượng nhân viên hỗ trợ, lái xe, nhân viên lưu giữ sổ sách, kế toán, quản lý, luật sư…nhiều hơn số công nhân sản xuất trực tiếp chăm sóc heo.
Đây là văn hóa và nó rất khó thay đổi – nhưng Nga cần phải thay đổi điều này.
Hầu hết các công ty chăn nuôi ở Nga mà chúng tôi nói chuyện đều chỉ quan tâm tới việc cắt giảm số lượng nhân viên chăm sóc heo tại các trang trại chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc cắt giảm các vị trí “phi sản xuất” khác như kế toán, quản lý, các nhà kinh tế học…
02 Nga áp dụng hoàn toàn mô hình chăn nuôi heo ở châu Âu trong khi đó, các trang trại heo ở Châu Âu thường khá nhỏ và có nhiều hạn chế từ pháp luật trong việc đảm bảo quyền lợi động vật và môi trường. Hơn nữa, ngoài việc có liên kết với Châu Âu ra thì Nga không có điểm chung gì khác với thị trường này. Thay vào đó, Nga có nhiều đặc điểm giống với Bắc Mỹ - nơi có nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn đầu não - và khá giống Canada về điều kiện khí hậu.
Không có gì ngạc nhiên khi chi phí sản xuất thịt heo (giá heo hơi) ở Mỹ và Canada đang thấp nhất thế giới (trừ Brazil, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hệ thống sản xuất Bắc Mỹ).
Năm 2014, chi phí sản xuất trung bình của mỗi kg thịt heo tại Mỹ và Canada là 1,552 usd/kg (khoảng hơn 34.000 vnđ/kg) và châu Âu là 2,144 usd/kg (tương đương 47.000 vnđ/kg). Trong đó, Tây Ban Nha là nước có chi phí sản xuất thịt heo thấp nhất châu Âu với 1,904 usd/kg (tương đương 24.000 vnđ/kg)- điều này không có gì ngạc nhiên vì Tây Ban Nha là nước gần nhất với khu vực Bắc Mỹ cả về địa lý lẫn trong cách quản lý.
Như vậy, nền công nghiệp chăn nuôi heo Nga cần phải học hỏi các nước phía bên kia Đại Tây Dương chứ không phải là Châu Âu nếu muốn cạnh tranh toàn cầu.
03 Các trang trại ở Nga thường có thói quen chăn nuôi khép kín. Nghĩa là họ tự sản xuất heo nái, heo đực để phối chứ không nhập heo hậu bị hay heo đực giống từ những cơ sở sản xuất giống đạt chất lượng tốt như ở Bắc Mỹ.
Nếu chỉ chăn nuôi khép kín trong trang trại của mình thì không có cạnh tranh, không có cạnh tranh nghĩa là không phát triển vì cạnh tranh giúp giảm chi phí và tạo ra sự cải thiện bằng cách sáng tạo không ngừng.
Mặc dù hiệu quả kinh tế thấp hơn rõ rệt nhưng văn hóa chăn nuôi khép kín ở Nga vẫn tồn tại và phải rất khó khăn mới có thể thay đổi nếu như Nga không cân nhắc kỹ càng.
Hiện vẫn còn rất nhiều trang trại ở Nga được quản lý một cách vô cùng lạc hậu giống như thời xô viết (chăn nuôi khép kín tự cung tự cấp). Bởi vậy nên không có gì ngạc nhiên khi các trang trại ở Nga luôn có năng suất thấp nhất và chi phí sản xuất cao nhất.
VietDVM team biên dịch
theo thepigsite

Công ty TNHH B.H.N thông báo tuyển dụng
Công ty TNHH B.H.N chúng tôi chuyên nhập khẩu, phân phối phụ gia thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trang thiết bị chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại và các công trình dân dụng ……
Địa chỉ: 71 đường C, khu Mỹ Thái 1-S14&S20, khu phố 6, phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

Do nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường, chúng tôi cần tuyển các vị trí sau:
Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh
Số lượng tuyển dụng : 20
Trình độ : Trung cấp trở lên
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y, bác sĩ thú y
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Nơi làm việc : TP.HCM
Mô tả công việc của vị trí Nhân viên kinh doanh:
Giới thiệu sản phẩm của Công ty vào các nhà thuốc trong địa bàn phụ trách. Cùng tham gia tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm của Công ty
Giới thiệu sản phẩm thuốc thú y, phụ gia thức ăn chăn nuôi… duy trì quan hệ với các đại lý, bán hàng và thu hồi công nợ
Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ các khách hàng là đại lý, trang trại chăn nuôi, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm thức ăn gia súc
Mở rộng, tìm kiếm khách hàng, đại lý để xây dựng kênh phân phối sản phẩm mới
Quyền lợi được hưởng:
Các quyền lợi theo quy định của Pháp luật: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, thất nghiệp.
Lương tháng 13, các chế độ phúc lợi khác vào Lễ - Tết
Có cơ hội thăng tiến,nâng lương theo hiệu quả trong công việc.
Hỗ trợ tiền ăn trưa, hỗ trợ phí tham dự hội thảo.
Các chế độ khác: Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng theo doanh số, các khoản phúc lợi khác vào dịp Lễ - Tết
Có cơ hội tận hưởng chuyến du lịch cuối năm tại Hàn Quốc
Yêu cầu:
Kinh nghiệm ít nhất 1 năm trở lên
Có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh
Nhanh nhẹn, tận tụy và nhiệt tình với công việc Sẵn sàng đi công tác tỉnh theo nhu cầu công việc
Ưu tiên hồ sơ nộp sớm
Mức lương: Thỏa thuận
Hồ sơ bao gồm: CMND Đơn xin việc, Sơ yếu lý lịch. Bằng cấp liên quan. Bảng tóm tắt quá trình làm việc
Địa chỉ nhận hồ sơ : CÔNG TY TNHH B.H.N Địa chỉ: 71 đường C, khu Mỹ Thái 1-S14&S20, khu phố 6, phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
Email : Liên hệ phỏng vấn gặp Ms Wendy (08 6276 4851 hoặc 093 778 3408 )
Thời gian tuyển dụng: Từ ngày 11/05/2016 – 11/06/2016

Công ty TNHH Môi trường và dịch vụ TMH có địa chỉ tại: Khu Ba Toa – Núi Đèo – Thủy Nguyên – Hải Phòng cần tuyển nhân viên

1. Tuyển nhân viên kinh doanh
- Nam/nữ tuổi từ 25 trở lên
- Bằng cấp: Trung cấp/CĐ/ĐH
- Kinh nghiệm: Từ 1 năm trởlên, ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc thú y, chăn nuôi, trồng trọt, các lĩnh vực khác liên quan đến nông nghiệp, môi trường
- Mô tả công việc:
Chăm sóc khách hàng cũ
Tìm kiếm khách hàng mới
Mở rộng kênh phân phối
Các công việc khác trao đổi cụ thể trong buổi phỏng vấn
- Lương: Tự đề xuất mức lương - Công ty trả lương theo yêu cầu của bạn
- Địa điểm làm việc: Thủy Nguyên – Hải Phòng hoặc đi tỉnh có hỗ trợ phí công tác
2. Tuyển nhân viên marketing online
- Nữ tuổi từ 25 trở lên- Bằng cấp: Trung cấp/CĐ/ĐH
- Kỹ năng tin học văn phòng: thành thạo word, excel, power point có hiểu biết về làm video trình chiếu
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, thích giao tiếp
- Mô tả công việc
Gọi điện thoại chăm sóc khách hàng (không áp doanh số)
Cập nhật thông tin về sản phẩm lên các trang mạng xã hội, trang web về thú y, trồng trọt, chăn nuôi
Giải đáp thắc mắc của khách hàng
Các công việc khác được giao – trao đổi cụ thể trong buổi phỏng vấn
- Lương khởi điểm: 4 triệu làm hành chính từ thứ 2- thứ 7
Liên hệ : Công ty TNHH Môi trường và dịch vụ TMH
Gửi CV qua mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., tiêu đề mail ghi rõ: Vị trí ứng tuyển_Họ tên
- Hoặc nộp hồ sơ photo trực tiếp tại công ty: Công ty TNHH Môi trường và dịch vụ TMH
ĐC: Khu Ba Toa – Núi Đèo – Thủy Nguyên – Hải Phòng
ĐT: Mrs. Minh – 0982.736.438 hoặc 0936.58.58.52
- FB: https://www.facebook.com/che.pham.sinh.hoc.atytb

Giá heo nhích lên từng ngày, cuối tháng 4 bình quân có 48 ngàn đồng/kg heo hơi, nhưng đến ngày 10/5 đã tăng lên 54 ngàn khiến không ít hộ chăn nuôi lao vào lập đàn, tái đàn, tăng đàn. Điều này lại dẫn đến câu chuyện “sốt” heo giống.

Mấy hôm nay, ông Lê Thanh ở ấp 2, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, vất vả tìm mua heo giống để tăng đàn từ 50 lên 80 con, tuy nhiên đi hỏi nhiều trại heo giống vẫn chưa thể mua được. Theo ông Thanh, nhu cầu của gia đình ông là muốn nuôi thêm 10 nái hậu bị 80 kg/con và 20 con heo con cai sữa.
“Giá 1 kg heo giống trước đây chỉ khoảng 90 ngàn đồng nhưng nay tăng lên 100 ngàn mà không có hàng, tui đến các trại heo lớn như CP, Japfa, Greenfeed… họ đều bảo phải đăng ký trước và chờ 2-3 tháng nữa mới có hàng. Còn heo con cai sữa ở các trại tư nhân cũng có, nhưng vin vào giá heo thịt tăng cao nên họ cũng “chảnh”, hôm nay kêu giá 2,1 triệu/con nặng 20 kg thì hôm sau lại hét lên 2,2 triệu đồng. Không bán cho mình thì họ bán người khác thôi” – ông Thanh than thở.
Giá heo giống trên thị trường được chia làm 2 loại chính, thứ nhất là heo hậu bị (heo nái chưa sinh sản, người chăn nuôi mua về để sản xuất heo con); thứ hai là heo con cai sữa.
Theo tìm hiểu chúng tôi, giá các loại heo giống này căn cứ vào tình hình giá heo thịt. Với nhóm heo hậu bị thì với các công ty cung cấp giống chất lượng cao như Japfa, CP, Anco, Greenfeed… tính theo giá thành heo hơi và chi phí công tác giống từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng mỗi con, cho nên với nhóm sản phẩm này giá ít biến động.
Với nhóm heo con cai sữa thì thường gấp đôi giá heo thịt, hiện đang dao động từ 95 ngàn đồng đến 103 ngàn đồng/kg đối với heo con có trọng lượng khoảng 20 kg. Chỉ riêng công ty Japfa, trung bình mỗi tháng công ty này bán ra thị trường khoảng 1.000 con đến 1.200 con heo hậu bị và trên 10 ngàn heo con nuôi thịt nhãn hiệu “Expor M3”.
Một chủ trại giống heo tư nhân là ông Huỳnh Thành Công, nuôi 300 nái, ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, cho biết, trong 1 tháng ông có khoảng 60 nái đẻ với bình quân 8-9 con/nái.
Như vậy tổng số heo nái hậu bị và heo con cai sữa xuất chuồng gần 500 con/tháng, với giá bán hiện nay ông thu gần tỷ đồng/tháng. Trong tháng 4, ông bán giá 1,9 triệu đồng/heo con cai sữa nặng 20 kg/con, nhưng vào thời điểm này giá đã là 2,1-2,2 triệu đồng/con mà không có hàng để bán.
“Bà con chăn nuôi trong khu vực đang cấp tập lập đàn cũng như tăng đàn, điện thoại đặt hàng trước cả tháng, nhưng do số lượng có hạn nên tôi chỉ có thể giao phân bổ chừng 10 con/hộ. Họ có mắng cũng đành chịu!”.

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Hội Nông dân xã Phước Hòa, cho biết, 2 năm gần đây giá cao su đi xuống nên nhiều nhà vườn đã xây dựng các trại nuôi heo trong vườn cao su với qui mô tổng đàn thấp nhất là 50 con, cao nhất là 300 con. Thuận lợi của mô hình này là xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến môi trường, chất thải từ trại heo còn được xử lý làm phân bón cho cây cao su. Thực tế cho thấy nhiều nhà vườn chăn nuôi heo hầu hết đều “tay ngang” nhưng lại nuôi hiệu quả, thu lợi nhuận cao hơn nhiều so với lấy mủ cao su.
“Trong lúc giá thức ăn đang giảm, giá heo lại lên nên địa phương đang có khoảng 30 nhà vườn lăm le đầu tư chuồng trại mà chủ yếu là nuôi heo lấy thịt. Họ mua giống từ các trại lớn ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
Tuy nhiên, việc đổ xô nuôi heo trong lúc này đáng lo ngại ở chỗ là giá cả liệu có ổn định, nhất là dịch bệnh nếu bột phát thì có kiểm soát được không?” – ông Dũng đặt vấn đề.
Theo ông Nguyễn Thanh Thảo (Giám đốc Marketing, Cty Japfa Comfeed Long An), hiện tại giá heo thịt tại Việt Nam đang ở mức cao trong vòng hơn 1 năm qua, tương đương với thời điểm tháng 5-6/2014 tức ở mức 52-53 ngàn đồng/kg. Nhưng khác với năm 2014 là giá tăng do nguồn cung thấp, còn giá heo năm nay biến động là do nhu cầu tăng cao từ phía Trung Quốc.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, những năm gần đây đàn heo Việt Nam trung bình ở mức 26-27 triệu con, tuy nhiên theo số liệu mới nhất có thể đã trên 28 triệu con, như vậy mức cung ứng của Việt Nam đang cao hơn từ 1-2 triệu con so với nhu cầu bình thường.
Mặt khác, thương lái Trung Quốc cũng thường xuyên mua heo có trọng lượng lớn, dao động 120 kg/con, lớn hơn mức 100-110kg/con theo thói quen tiêu thụ của người Việt Nam. Nên nếu phía Trung Quốc ngưng thu mua thì sẽ dẫn đến việc khó xuất bán do heo lớn, dư đàn và kéo theo đó là mất giá, gây thiệt hại cho người chăn nuôi Việt Nam nếu như đầu tư không thận trọng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hay trang trại chăn nuôi sản xuất heo con cực kỳ khó khăn trong việc tăng sản phẩm bán ra thị trường trong ngắn hạn. Trong khi đó, các công ty lớn lại có lộ trình rõ ràng trong việc tăng đàn heo nái các cấp độ giống, nên nhu cầu trong ngắn hạn chắc chắn sẽ bị thiếu hụt.
Tác giả: Đỗ Quyên
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Khoảng 3 ngày qua, lợn tại Đồng Nai được thương lái mua với giá 52.000 đồng/kg-53.000 đồng/kg, đã giảm từ 1.000 đồng/kg-2.000 đồng/kg so với những ngày trước đó. Giá lợn giảm do lượng lợn xuất đi Trung Quốc không còn nhiều như trước.

Bà Vũ Thị Thu Thủy (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), một người chuyên thu gom lợn xuất đi Trung Quốc cho biết, từ cuối tháng 3/2016 đến nay, vì phía Trung Quốc tăng thu mua nên giá lợn ở Đồng Nai chỉ tăng mà chưa một lần giảm. Mỗi ngày, bà thu gom từ 200-300 con lợn để xuất đi Trung Quốc. Nhưng 3 ngày qua, phía Trung Quốc đột ngột giảm mua, bà phải giữ lại mấy trăm con lợn.
Bà Thủy cho rằng, nếu Trung Quốc cứ tiếp tục giảm hoặc ngừng nhập, giá lợn tại Đồng Nai sẽ còn giảm mạnh trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn ở Đồng Nai đạt từ 54.000 đồng/kg-55.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, Đồng Nai bán khoảng 3.000-4.000 con lợn thịt cho thương lái vận chuyển sang Trung Quốc. Tuy nhiên, từ 8/5 đến nay, lượng lợn của Đồng Nai xuất đi Trung Quốc chỉ còn khoảng 1.000 con/ngày.
Nhiều thương lái cho rằng, giá lợn giảm là do phía Trung Quốc có dấu hiệu “đóng biên”, giảm nhập lợn của Việt Nam , song đây là thông tin cần được kiểm chứng.
Ông Đoán cho biết, lợn của Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, Trung Quốc có thể giảm, ngừng mua lợn bất cứ lúc nào. Vì Trung Quốc ồ ạt mua nên từ tháng 3/2016, giá lợn ở Đồng Nai bắt đầu tăng, thấy lợi nhuận, nhiều hộ dân tăng đàn mà không lường trước được rủi ro. Giá lợn của Việt Nam rất bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào việc Trung Quốc tăng hoặc giảm lượng thu mua. Thời gian tới, lợn có thể tiếp tục giảm giá, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai khuyến cáo người chăn nuôi cần cẩn trọng, không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà tăng đàn.
Tác giả: Công Phong
Nguồn tin: TTXVN/Vietnam+

Sau khi tiêu hủy một lượng lớn heo nái vào năm 2015 do dịch bệnh cũng như chính sách của nhà nước - giải thể các trang trại nhỏ, không đạt yêu cầu vệ sinh môi trường, an toàn sinh học – hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng chênh lệch khá lớn giữa cung và cầu. Nguồn cung thiếu là hệ quả tất yếu nhưng cũng chỉ là một bước “lùi” mà Trung Quốc chủ động để cho nó xảy ra trong tiến trình cải cách ngành công nghiệp chăn nuôi nước nhà.

Theo tech-food.com của Trung Quốc, giá thịt heo trong tuần cuối cùng của tháng 3/2016 vẫn ở mức 3,09 usd/kg (tương đương 68.000 vnđ/kg), mức cao kỷ lục từ trước tới giờ. Như vậy, với định mức hiện nay, giá heo hơi ở phía Tây Nam Trung Quốc đang là cao nhất. Theo nhận định, tình hình dân số đông, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm sẽ là nguyên nhân làm cho giá heo tiếp tục tăng cao, đặc biệt là khu vực Tứ Xuyên và các vùng lân cận.
Vào đầu tháng 3 năm 2016, nông dân Trung Quốc tự hào khi đạt mức lợi nhuận 124usd/1 con heo (tương đương gần 2.500.000 vnđ). Mức lợi nhuận này thậm chí đã phá vỡ những kỷ lục trước đó ở Trung Quốc.
Lý do chính của việc giá heo hơi tăng cao như vừa rồi là do nguồn cung giảm. Theo ước tính, phải mất một khoảng thời gian nữa thị trường Trung Quốc mới có thể cân bằng được mức cung-cầu trở lại như cũ.
Với giá gạo cũng như một số nông sản khác khá ổn định, chăn nuôi không xuất hiện dịch bệnh và nhu cầu của thị trường đối với thịt heo khá nhất quán thì đây là thời điểm rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân chăn nuôi heo ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù giá heo hơi hiện nay đang ở mức cao và giá các nguyên liệu đầu vào cũng như giá thức ăn chăn nuôi đang ổn định nhưng nếu như các chủ trang trại cũng như các công ty chăn nuôi heo Trung Quốc không có một chiến lược lâu dài ổn định từ việc cải tiến di truyền, nâng cấp chuồng trại, cải tạo môi trường, nâng cao tay nghề kỹ thuật chăn nuôi…thì sớm muộn sẽ bị thịt trường đào thải khi thế cân bằng cung-cầu được thiết lập lại.
Trước đây, để hỗ trợ người chăn nuôi đối phó với dịch bệnh hay khủng hoảng tăng giá nguyên liệu, giá thức ăn chăn nuôi, chính phủ Trung Quốc đã có các biện pháp như hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo xử lý các vấn đề cấp thiết.
Tuy nhiên để phát triển bền vững, chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp vô cùng hiệu quả như:
- Hỗ trợ kinnh phí để các trang trại cải tạo môi trường chăn nuôi.
- Giải thể các trang trại nhỏ, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường để giúp kiểm soát bệnh cũng như kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được tốt hơn.
- Hỗ trợ, định hướng phát triển cho các trang trại quy mô lớn, các cơ sở sản xuất công nghệ cao.
Các chính sách hỗ trợ mới nhất cho ngành công nghiệp chăn nuôi heo là việc thiết lập kế hoạch và kinh phí ban đầu cho các trại heo rừng, heo đực giống sạch bệnh để chúng cung cấp tinh dịch cho các trang trại xung quanh bán kính 100km. Như vậy, với một nguồn tinh dịch sạch bệnh, an toàn, các chủ trang trại sẽ không còn phải tự nuôi heo đực giống và tự khai thác tinh để dùng như hiện nay nữa nên sẽ giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh qua tinh dịch không sạch bệnh. Đồng thời góp phần cải tiến di truyền một cách thuận lợi.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng với các chính sách đúng đắn như trên, Trung Quốc sẽ dần cải thiện được di truyền cũng như kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
VietDVM team biên dịch
theo thepigsite

Chiều 6/5, trao đổi với Tiền Phong, trước tình trạng xuất lợn ồ ạt đi Trung Quốc đẩy giá thịt lợn lên cao, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khuyến cáo: “Bà con chăn nuôi, trang trại nên bình tĩnh, xem lại thị trường, các mối hàng, cứ thấy thế nháo nhào vào đàn, Trung Quốc họ dừng mua là chết”!

Theo ông Vân, năm nay, nguồn cung lợn hơi của Trung Quốc bị thiếu hụt. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp nước này, Trung Quốc đang thiếu khoảng 2 triệu tấn. Do ô nhiễm môi trường, nên họ đóng cửa nhiều trang trại, họ tìm nguồn cung từ Việt Nam sang.
Hiện nguồn lợn bán cho Trung Quốc chủ yếu từ Đồng Nai, Bình Dương, một số tỉnh ở miền Bắc là Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên…. Các lô lợn xuất bằng đường tiểu ngạch qua các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng mỗi ngày khoảng 50-100 xe trở lên.
Việc Trung Quốc hút hàng liên tục mấy tháng qua, khiến giá thịt lợn hơi trong nước đẩy lên cao. “Hiện giá lợn hơi ở miền Bắc đang lên 56.000 đồng/kg, ở miền Nam cũng đã lên 52.000-53.000 đồng/kg, là mức giá rất cao, hiếm lắm mới có đợt giá cao thế này.
Bà con đang có lãi lớn. Chưa kể, có một số thương lái Trung Quốc vào tận nội địa để lùng mua lợn béo (loại 120 kg/con trở lên), nên càng gây sốt giá thêm”- ông Vân nói.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Trung Quốc hút hàng, đẩy giá, đó chỉ là cái lợi trước mắt. Bà con chăn nuôi phải hết sức cẩn trọng, bình tĩnh, đừng coi đây là một cơn sốt kéo dài mãi, mà chỉ là đột biến.
“Mặt khác, các thương lái cứ phao tin là giá lợn cao, mà bà con bán giá đắt, mà nháo nhào vào đàn thì đứt. Giá thịt nội địa cũng bị đẩy lên cao. Thậm chí, được cớ các ông bán giống trong nước cũng đội giá lên thì nguy hiểm”- ông Vân nói.
Ông Vân cũng cho biết, hiện phía Trung Quốc đã mở kho lạnh dự trữ, mỗi ngày xuất ra mấy chục nghìn tấn để hạ nhiệt giá thịt lợn ở nước này. Như vậy, tới đây, nguồn cung của nước này sẽ tăng lên, nên có thể nhu cầu của họ có thể giảm đi.
“Chúng ta cần phải hết sức lưu ý cái này. Bà con, các địa phương phải vừa bán, vừa theo dõi, cảnh báo, sắp xếp số lượng xe lên các cửa khẩu thông tuyến cho nhanh. Các cam kết mua bán với phía Trung Quốc cũng phải làm kỹ với nhau, không để đổ đồn lên biên giới nhiều quá, lại bị dội như dưa hấu…”- ông Vân nói.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng cho biết, Cục đã có văn bản khuyến cáo các địa phương chủ động thông báo các trang trại, công ty lớn. “Cái chính là nắm bắt thông tin, xử lý tình hình tốt mới được. Nếu không, chính thị trường trong nước lại đội giá lên, thiệt hại cho người tiêu dùng”- ông Vân nói.
Tác giả: Nam Khánh
Nguồn tin: Báo Tiền Phong

Việt Nam - Tình hình chăn nuôi và giá heo hơi liên tục tăng cao.
Trong quý đầu tiên của năm 2016, nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt các vụ thiên tai, biến đổi thời tiết bất thường như mưa đá, lạnh ở miền bắc hay hạn hán, nhiễm mặn ở các tỉnh miền nam. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động nông nghiệp từ trồng trọt đến chăn nuôi.
Mặc dù vậy, chăn nuôi heo vẫn phát triển rất tốt, giá heo hơi trên thị trường vẫn khá ổn định và ở mức rất có lợi cho người chăn nuôi. Theo ước tính, tổng số heo cả nước trong tháng 3 năm 2016 tăng 2,3%; sản lượng heo xuất chuồng trong quý 1 đầu năm tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nhu cầu tiêu thụ thịt heo ngày càng tăng, trong tháng 3 vừa qua, giá heo hơi tại các tỉnh đồng bằng Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng 2000-3000 vnđ/kg so với hồi cuối tháng 2. Đẩy giá heo hơi ở miền bắc lên tới 48.000-52.000 vnđ/kg và ở phía nam là từ 47.500-48.500 vnđ/kg.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong 3/2016 đạt 262 triệu usd, tăng 36,63% so với tháng trước và giảm 45,97% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái Lan – giá heo hơi tăng cao do dịch bệnh LMLM.
Hai tháng trước, một đợt bùng phát dịch LMLM (lở mồm long móng) xảy ra ở các trang trại phía tây, phía đông, phía đông bắc Thái Lan gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới nền chăn nuôi nước này. Ước tính sơ bộ có khoảng 70.000 heo nái ở khu vực phía tây Thái Lan bị ảnh hưởng bởi đợt dịch này.
Trước tình hình đó, Thái Lan đang cố gắng giữ cho khu vực phía đông nước này là một vùng sạch bệnh và an toàn với LMLM, tuy nhiên điều này đang được các chuyên gia của tổ chức thú y thế giới (OIE) xác minh lại.
Việc xác nhận khu vực an toàn dịch bệnh ở phía đông có ý nghĩa rất lớn với Thái Lan tại thời điểm này. Nó giúp ngăn chặn heo bệnh di chuyển vào vùng này, từ đó có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe của đàn heo trong khu vực nhiều hơn, đồng thời những heo khỏe mạnh trong khu vực này cũng “tự do” hơn và cơ hội xuất khẩu thịt heo sống sang các nước khác cũng cao hơn.
Tình tình dịch bệnh LMLM đã làm giảm nguồn cung thịt heo đồng thời đẩy giá heo hơi ở Thái Lan tăng lên 78 bạt Thái/kg (tương đương gần 50.000 vnđ/kg). Bên cạnh đó, thời tiết quá nóng trong những tháng vừa qua cũng làm cho trọng lượng heo xuất chuồng giảm đồng loạt từ 100-130kg xuống còn 80-90kg. Các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tin rằng mức giá heo này sẽ còn duy trì đến cuối năm nay.
Đài Loan – mức giá heo hơi cao, ổn định trong nhiều năm.
Tương tự như nhiều nước đang phát triển khác, ở Đài Loan có khoảng 20,2% trang trại có quy mô lớn đang nắm giữ tới 70% số đầu heo. Các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ còn lại sẽ dần rút khỏi thị trường do không đủ sức cạnh tranh.
Nhìn chung, tổng số đầu heo ở nước này không thay đổi hay biến động nhiều trong 10 năm qua. Có khoảng 11.000.000 heo con được sinh ra mỗi năm bởi 600.000 heo nái. Trọng lượng heo xuất chuồng trung bình là 110-120kg và giá heo hơi thì khá ổn định trong nhiều năm qua khoảng 2,2 usd/kg. Mức lợi nhuận ròng của người chăn nuôi hiện đạt khoảng 10-20%.
Đài Loan là một thị trường “trưởng thành”, ổn định. Người chăn nuôi hiện đang khá yên tâm, hài lòng về tình hình hiện tại. Tuy nhiên người ta lo ngại rằng sự xâm nhập của thịt heo Mỹ trong năm nay sẽ có thể làm cho một số công ty chăn nuôi ở Đài Loan phải giải thể trước sức ép về giá heo hơi giảm.
VietDVM team biên biên dịch
theo thepigsite