
Số heo giống được vận chuyển bằng đường hàng không từ Đan Mạch về Việt Nam.
Kể từ khi công bố thành lập công ty nông nghiệp đầu năm nay, đây là lô lợn giống đầu tiên được Hoà Phát tiến hành nhập khẩu. Theo đó, doanh nghiệp đã nhập gần 500 con giống thuộc dòng cụ kỵ (GGP) với trọng lượng trung bình 40-60kg (10-18 tuần tuổi).

Con giống được chọn lựa theo nguồn gen và được nuôi trong chuồng trại phù hợp, với quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn sinh học của các nước châu Âu. Số heo giống nêu trên được mua từ đối tác DanBred của Đan Mạch, quốc gia đứng đầu thế giới về nguồn gen heo giống chất lương cao.
Dự kiến, sau khoảng 10 tuần nữa, Hòa Phát sẽ tiếp tục nhập đợt heo giống thuần chủng thứ hai về để nhân đàn, sinh sản. Theo tính toán, công ty sẽ bắt đầu cung cấp lợn thịt, lợn giống từ đầu năm 2018 và đặt mục tiêu 650.000 đầu lợn vào năm 2021.
Không chỉ kinh doanh thép, bất động sản, nội thất... thời gian gần đây, Hòa Phát đã đa dạng hóa hoạt động bằng việc đầu tư vào chăn nuôi. Đầu năm 2016, tập đoàn này đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát. Công ty này có vốn điều lệ dự kiến 2.500 tỷ đồng, trong đó Hòa Phát góp 99,99%, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và các hoạt động phụ trợ liên quan.
Mới đây, Tổng giám đốc Hoà Phát - ông Trần Tuấn Dương cho biết, mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi với kỳ vọng sẽ góp 30% vào lợi nhuận của tập đoàn. Năm 2016, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 28.000 tỷ đồng, lợi nhuận 3.200 tỷ.
Tác giả: Bạch Dương
Nguồn tin: Vnexpress

Thân mời các bạn sinh vên khoa Chăn Nuôi, khoa Thú Y quan tâm tới cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng Masan Nutri Science đến tham dự buổi giao lưu "Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và Masan Nutri Science"
Địa điểm: Hội trường Khoa Thú Y - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam (Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội)
Thời Gian:
- 18h30 tối Chủ Nhật ngày 29/5/2016 (giao lưu)
- 9h00 sáng Thứ 2 ngày 30/5/2016 (phỏng vấn)
Trong thời gian tới Masan Nutri Science tuyển dụng các vị trí

Vị trí: Nhân viên kỹ thuật thương mại
Khu vực làm việc: Nam Sông Hồng, Bắc Sông Hồng
Phạm vi công việc
• Hỗ trợ đội ngũ thương mại tư vấn kỹ thuật cho khách hàng (đại lý, trại chăn nuôi…)
• Đảm bảo các dịch vụ và giao dịch trong khu vực phân công được quản lý đúng cách
• Hỗ trợ, duy trì mối quan hệ với các trang trại thông qua tư vấn kỹ thuật
• Phối hợp đội ngũ thương mại tổ chức hội thảo cho đại lý cấp 2 và trang trại
Yêu cầu công việc
• Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp khoa Chăn Nuôi, khoa Thú Y, hoặc các ngành có liên quan
• Kỹ năng giao tiếp, trình bày và gây ảnh hưởng tốt
• Đam mê tư vấn kỹ thuật, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu suất chăn nuôi
Phúc lợi
• Được trang bị các chương trình đào tạo bởi các chuyên gia đầu ngành
• Lương cố định hằng tháng: từ 15 – 18 triệu/ tháng
• Thu nhập hằng tháng (bao gồm lương căn bản, phụ cấp cố định, thưởng khuyến khích, thưởng hiệu quả…): 18 – 28 triệu/ tháng
• Bảo hiểm tai nạn và sức khỏe quốc tế AON
Thông tin liên hệ
Bộ phận Tuyển dụng & Đào tạo – Masan Nutri – Science
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
SDT: 0931 53 36 49 Ms. Trân - Phụ trách tuyển dụng & Đào tạo
Thông tin được chia sẻ
Ms. Trân
Phụ trách Tuyển dụng & Đào tạo Masan Nutri-Science

Công ty TĂCN Thành Lợi chuyên sản xuất các loại thức ăn côngnghiệp chuyên dụng cho gia súc, gia cầm, đại gia súc và thủy sản.

Hiện nay chúng tôi cần tuyển: Nhân viên kinh doanh số lượng 2 người làm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Yêu cầu:
- Nam
- Tốt nghiệp THPT trở lên và ưu tiên những người tốt nghiệp thú y và đã làm thị trường tại các mặt hàng như tiêu dùng và đi bộ đội về.
- Nhanh nhẹn chịu khó có sáng tạo và phương pháp làm trong làm việc.
Lương từ 10-20 tr/tháng + thưởng doanh số.
Ai có nhu cầu việc làm ổn định và lâu dài vui lòng liên hệ
Trưởng vùng Mr hùng
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Sđt: 096.72.74.123
Thông tin được chia sẻ
Mr Hùng

Lợn ùn ứ ở cửa khẩu, thương lái kêu trời
Gần nửa tháng qua, cửa khẩu bên phía Trung Quốc siết chặt nhiều thủ tục nên thương lái nước này không thể thu mua lợn từ cửa khẩu của Việt Nam. Nhiều xe chở lợn bị dồn ứ lại, khiến những “lái lợn” kêu trời.
Thương lái không dám thu mua lợn
Ông Lê Đình Nhương (56 tuổi), ở thôn Làng Chung, xã Hoằng Đạo (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), là một “lái lợn” đi biên giới đã có thâm niên gần 20 năm qua, cho biết: “Những ngày qua, giá lợn hơi đang thay đổi theo ngày, thậm chí theo giờ, khiến cho nhiều người làm nghề như tôi vô cùng lo lắng. Nếu không tính toán cẩn thận, thì người buôn lợn sẽ mất tiền trăm, thậm chí tiền tỷ. Đợt vừa rồi, 2 xe lợn của tôi cũng bị nằm chờ ở cửa khẩu Cao Bằng mấy ngày ròng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.

Theo ông Nhương và nhiều thương lái, cho biết, những ngày gần đây, giá lợn tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã bắt đầu giảm mạnh sau khi Trung Quốc “đóng biên” ngừng nhập lợn từ Việt Nam. Hàng trăm hộ nuôi lợn đang “om” hàng chờ giá. Còn những thương lái như ngồi trên đống lửa, bởi các xe lợn đã và đang bị ùn ứ ở cửa khẩu chờ thương lái Trung Quốc mua. “Giá lợn hơi bắt đầu rục rịch tăng khoảng 2 tháng trước và tăng cao từ 1 tháng trở lại đây. Có thời điểm, giá lợn hơi lên tới 62.000 đồng/kg. Từ ngày 3- 5.5, mỗi ngày tôi có 5- 6 chuyến xe, mỗi xe 18 tấn lợn (hơn 170 con) bán qua cửa khẩu Cao Bằng cho các thương lái Trung Quốc”- một “lái lợn” cho hay.
Bà Phạm Thị Hào, một thương lái ở xã Định Liên (huyện Yên Định- Thanh Hóa), chuyên gom lợn cho những thương lái đưa đi Trung Quốc cho biết: “Giá lợn hiện tại đã giảm xuống 50.000 đồng/kg nhưng tôi vẫn không dám mua. Bây giờ, mỗi ngày tôi chỉ mua khoảng 30-50 con lợn với giá từ 49.000-50.000 đồng/kg để bán giết mổ trong tỉnh thôi”.
Theo tìm hiểu của NTNN, từ ngày 15.5 trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giá lợn hơi đã giảm xuống 55.000 đồng/kg, rồi xuống 50.000 đồng/kg, nhưng những người như ông Nhương, bà Hào… vẫn không dám mua hàng, vì theo họ, nếu hàng bị kẹt ở cửa khẩu khoảng 3 ngày là người buôn lỗ nặng.
Người nuôi lợn “găm” hàng
Là người nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại, ông Đào Duy Hòa (51 tuổi), ở thôn Phong Lượng, xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), cho biết: Hiện nay quy mô trang trại lợn của ông rộng 6.000m2, với 30 lợn nái ngoại. Bình quân, mỗi năm ông xuất chuồng từ 500 - 600 con lợn thịt. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, dù lứa lợn của gia đình ông đã đến kỳ xuất bán, nhưng giá lại tụt xuống chỉ còn 50.000 đồng/kg lợn hơi, nên ông quyết định không bán lợn.
Ông Hòa cho hay, cách đây khoảng gần nửa tháng, giá lợn hơi xuất tại chuồng đang được thương lái thu mua với giá 55.000 - 56.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày trở lại đây, thương lái thông báo giá lợn hơi giảm xuống chỉ còn 50.000 - 51.000 đồng/kg. “Thương lái thu mua lợn đưa ra lý do là phía Trung Quốc “đóng biên” nên giá lợn tụt xuống. Vì vậy, gia đình tôi quyết định chưa bán lợn, mà cứ nuôi bình thường để chờ giá lên mới xuất chuồng” - ông Hòa nói.
Cũng theo ông Hòa, dù chủ trang trại “găm” lợn lại để chờ giá tăng, nhưng cũng không thua lỗ là bao, vì giá thức ăn của lợn không tăng, mà ngược lại càng nuôi lâu ngày, lợn càng tăng cân, sau đó bán với giá từ trên 50.000 đồng/kg trở lên cũng không đáng ngại.
Trao đổi với NTNN, ông Lê Khắc Trung- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa cho biết: Trong những ngày qua, giá lợn giảm nhiều, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến người chăn nuôi. Bởi lẽ, nếu giá lợn ở mức 50.000 đồng/kg, người nuôi vẫn có lãi. Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện Hoằng Hóa có 30% gia trại không nuôi theo quy trình khép kín, phải mua con giống, phòng đã chỉ đạo UBND các xã phải kiểm soát số lượng đàn, tránh tình trạng bà con tăng đàn ồ ạt.
Tác giả: Hồng Đức - Bùi Oanh
Nguồn tin: Báo Dân Việt

Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai có tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum mới đây đã có văn bản về việc dừng thực hiện dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao tại huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG).
Theo đó, tỉnh sẽ thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư ngày 15/5/2015 và chấm dứt hoạt động dự án này theo quyết định chấm dứt hoạt động dự án từ phía Hoàng Anh Gia Lai.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai được công bố tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội Tây Nguyên lần thứ 3 năm 2015 với tổng vốn 1.600 tỷ đồng.
Dự án có quy mô đàn bò ban đầu là 35.700 con bò sinh sản (gồm bò cái sinh sản và bò đực để lai tạo giống), sau đó sẽ nâng lên 111.880 con, gồm bò sinh sản và bò vỗ béo.
Quý I năm nay, hoạt động bán bò đem lại cho Hoàng Anh Gia Lai hơn 1.233 tỷ đồng, chiếm hơn 62,5% tổng doanh thu.
Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa từ năm 2014. Sản phẩm bò Úc mang thương hiệu HAGL đã bắt đầu đưa ra thị trường từ tháng 2/2015.
Theo công bố từ tập đoàn này vào năm 2015, HAGL sẽ đầu tư các dự án chăn nuôi bò với tổng vốn khoảng 6.300 tỷ đồng. Dự kiến tổng số lượng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa, 116.000 con bò thịt. Tại thời điểm đầu năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai đã nhập hơn 43.500 con bò về nuôi tại các trang trại ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tác giả: Trường Văn
Nguồn tin: Báo Nhịp Cầu Đầu Tư

Quá trình thụ tinh nhân tạo làm sao để cho năng suất tốt nhất luôn là mong ước của rất nhiều trang trại. Một trong những yếu tố giúp heo nái đậu thai nhiều là hưng phấn của heo nái trong quá trình thụ tinh.
Chỉ với 1 sợi dây cộng thêm sự “động viên” của heo đực trong suốt quá trình thụ tinh, heo nái đã “hoàn thành nhiệm vụ” một cách suất sắc trong “sự sung sướng, hạnh phúc” chứ không hề khó chịu như nhiều phương pháp thụ tinh nhân tạo đang được dùng hiện nay.
»› Tầm quan trọng và kỹ thuật huấn luyện heo đực giống nhảy giá
Với sự sáng tạo của mình, các bác sỹ và những nông dân trong bài viết này đã sử dụng một mẹo nhỏ vô cùng đơn giản nhưng lại cho hiệu quả vô cùng tốt.
Mục tiêu của phương pháp thụ tinh nhân tạo này là:
Giúp thụ tinh cho heo nái một cách nhanh chóng hơn sau khi phát hiện heo nái động dục bằng cách giúp heo nái duy trì được trạng thái hưng phấn trong cả quá trình thụ tinh.
Giải thích về phương pháp thụ tinh nhân tạo nêu trên:
Sau khi xác định được heo nái động dục bằng cách dẫn heo đực giống đi dọc theo hành lang từ đầu đến cuối chuồng và xem nó dừng lại và “phản ứng” (ngửi, hít phía sau mông của heo nái) với heo nái nào. Chúng ta sẽ dùng một sợi dây cao su thắt phần sau của heo nái lại (như trong hình) để phần mông phình to ra rồi cho ống dẫn tinh vào theo âm đạo rồi đưa tinh dịch vào trong cơ thể heo nái.
Áp lực cơ học được tạo ra từ sợi dây chun cùng với sự có mặt liên tục của heo đực trong suốt quá trình thụ tinh sẽ giúp heo nái giữ được hưng phấn liên tục.
»› Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]
Tiến hành:
Như các phương pháp thụ tinh nhân tạo bình thường khác, chúng tôi cũng chuẩn bị toàn bộ vật dụng cần thiết, sau đó tiến hành vệ sinh sạch sẽ âm hộ heo nái trước khi dẫn heo đực vào chuồng.
Chúng tôi bố trí cứ 3 heo đực cho 6-8 heo nái.




Đối với những heo nái chưa có biểu hiện động dục trong lần đầu tiếp xúc với heo đực, chúng tôi tiếp tục đuổi heo đực di chuyển lại 1 lần nữa trong những khu vực đã đi qua trước đó.
Một điểm khác biệt nữa trong phương pháp thụ tinh nhân tạo này là chúng tôi sẽ chỉ dừng quá trình thụ tinh và tháo các dụng cụ (sợi dây, que phối, túi tinh) ra khỏi cơ thể heo nái khi thấy heo nái không còn hứng thú với heo đực nữa chứ không phải tháo ra luôn ngay khi thụ tinh xong như nhiều trang trại ở nước ta vẫn làm hiện nay. Điều này góp phần giúp nâng cao năng suất đậu thai.
»› Kỹ thuật chăn nuôi heo bạn cần biết
Có thể bạn chưa biết:
Thậm chí trên thế giới, đã có những sản phẩm thương mại ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên.


Với những kinh nghiệm nhỏ từ các bạn bè quốc tế, Vietdvm.com hy vọng sẽ là cầu nối giúp các bạn chăn nuôi năng suất hơn!
VietDVM team biên dịch và tổng hợp
Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo

EH Việt Nam tuyển NVKD và Kỹ thuật thú y
Công Ty TNHH Nông Nghiệp EH Việt Nam là công ty sản xuất TACN. Là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Để việc chăm sóc phục vụ khách hàng được tốt hơn. Chúng tôi cần tuyển dụng các vị trí

EH Việt Nam tuyển Nhân viên kinh doanh (NVKD)
- Số lượng: 10 người
Yêu cầu:
Tốt nghiệp Thú y hoặc Quản trị kinh doanh…
Sức khỏe tốt,nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp tốt
Ngoại hình ưa nhìn, giọng nói chuẩn, không nói ngọng, nói lắp
Chấp nhận đi công tác xa nhà .Yêu thích công việc kinh doanh
Có phương tiện đi lại, nhiệt tình, chịu được áp lực và có chí tiến thủ
2.Nhân viên kỹ thuật Thú Y (Nam, nữ ):
- Số lượng: 05 người
- Yêu cầu:
Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành: Chăn nuôi thú y, Thú y .
Sức khỏe tốt,nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp tốt,Nắm chắc kiến thức chuyên môn, đam mê kỹ thuật,
Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc
Có phương tiện đi lại, nhiệt tình, chịu được áp lực và có chí tiến thủ
Lương thỏa thuận + thưởng doanh số bán hàng
Liên hệ:
Công Ty TNHH Nông Nghiệp EH Việt Nam
Địa chỉ: KCN Bàu Xéo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
ĐT: 061.3921917 ( Ms Hiền 0933120334)
Mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Để đáp ứng nhu cầu về thịt, trứng, gia cầm…, trong 5 năm qua, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn trên toàn cầu đã phải tăng tốc, tăng cường xây dựng thêm nhà máy, nâng cao năng suất và chất lượng.
Duy trì đà tăng trưởng
Theo báo cáo của Alltech, tổng sản lượng của ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trên toàn cầu trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng, đạt 995,5 triệu tấn năm 2015, tăng 2% so năm 2014 và tăng 14% so năm 2011; tổng doanh thu đạt 450 tỷ USD tính theo giá trung bình của nguyên liệu.

Sản lượng thức ăn gia cầm giữ vị trí dẫn đầu với hơn 463 triệu tấn, chiếm 46% thị phần; tiếp đến là thức ăn cho heo với 253 triệu tấn, giảm 2% so năm 2014; thức ăn thủy sản là 35,4 triệu tấn, giảm 5%. Trái lại, sản xuất thức ăn thú nuôi lại tăng 4%, đạt 22,59 triệu tấn; thức ăn gia súc nhai lại cũng tăng 3%, đạt 201,30 triệu tấn.
Danh sách 10 nhà sản xuất TĂCN hàng đầu trên thế giới vẫn không có nhiều thay đổi so những năm trước. Trung Quốc tiếp tục là nhà sản xuất hàng đầu, theo sau là Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Nhật Bản và Pháp. Một số quốc gia nhỏ hơn như: Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Argentina, Việt Nam và Italy… đã có bước tiến đáng kể trong năng lực sản suất.
Aidan Connolly, Giám đốc phát triển sáng tạo, người chỉ đạo dự án thu thập số liệu TĂCN toàn cầu của Alltech cho biết: “Ngành công nghiệp TĂCN là một “phong vũ biểu” tuyệt vời của nền kinh tế. Dù vậy ngành này vẫn phải trải qua nhiều thăng trầm, ảnh hưởng bởi những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực như: Thị trường trầm lắng, chi phí nguyên liệu thức ăn thô tăng cao, những biến động trong tiêu chuẩn xuất nhập khẩu được ban hành ở các nước, dịch bệnh bùng phát ở vật nuôi như PED ở heo và cúm gia cầm…”.
Trung Quốc soán ngôi “vương”
Báo cáo của Alltech cũng cho thấy, trong tổng sản lượng 995 triệu TĂCN được sản xuất trên toàn cầu năm 2015, khu vực châu Á chiếm hơn 1/3 sản lượng. Trung Quốc một lần nữa lại duy trì ngôi vị “quán quân” với sản lượng 179,93 triệu tấn từ 8.550 nhà máy TĂCN trong nước. Tuy nhiên, đây là năm thứ ba liên tiếp nước này báo cáo về sự suy giảm sản lượng và số lượng nhà máy.
Trung Quốc là quốc gia có nhiều tập đoàn sản xuất TĂCN lớn thuộc nhóm 20 tập đoàn lớn nhất thế giới (9/20 tập đoàn) như: New Hope Liuhe, CPP China, Wen's Food Group, East Hope Group, Twins Group... Ngành TĂCN của nước này chủ yếu tập trung vào thức ăn cho lợn, gia cầm và thủy sản.

Không chỉ ở Trung Quốc mà số lượng các nhà máy TĂCN tại Mỹ, Brazil cũng giảm đi đáng kể. Mỹ sản xuất 172,730 triệu tấn thức ăn từ 6.012 nhà máy TĂCN (giảm so 6.718 nhà máy vào năm 2014) và Brazil sản xuất 68,7 triệu tấn từ 1.556 nhà máy TĂCN (giảm so 1.698 nhà máy trong năm 2014).
Ấn Độ đã có một bước tiến ngoạn mục khi vượt qua Mexico để giành lấy vị trí thứ 4 với sản lượng 31,54 triệu tấn, tăng hơn so 29,43 triệu tấn năm 2014. Nhật Bản, một nước có sản lượng TĂCN lớn vẫn duy trì ở vị trí thứ 8 với 24,31 triệu tấn. Indonesia với sản lượng 19,98 triệu tấn năm 2015 đã soán vị trí của Hàn Quốc (18,58 triệu tấn) để trở thành nước sản xuất TĂCN lớn thứ 12 trên thế giới. Với sản lượng 14,10 triệu tấn, Việt Nam tiếp tục ở vị trí thứ 17 trong số 131 quốc gia sản xuất thức ăn mà Alltech đã thu thập số liệu thống kê.
Xu hướng năm 2016
Ngành sản xuất TĂCN trên toàn cầu được dự báo tăng trưởng về sản lượng trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Nhiều khả năng, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nhà sản xuất TĂCN hàng đầu. Sản xuất thức ăn gia cầm vẫn sẽ chiếm thị phần lớn nhất 45%, thậm chí có thể lên đến gần 50%.
Ngoài ra, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ có bước đột phá để vươn lên vị trí thứ 2 trong số các quốc gia sản xuất TĂCN. Việc đầu tư, cải tiến, nâng cao khoa học công nghệ nhằm gia tăng năng suất, sản lượng cũng sẽ là xu hướng chung mà tất cả các nước sản xuất TĂCN trên thế giới quan tâm.
Đối với người tiêu dùng, theo Aidan Connolly, họ ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi: “Việc cho vật nuôi ăn có tác động như thế nào đến môi trường và các tài nguyên khác? Làm thế nào để cho vật nuôi ăn lại tạo ra thức ăn bổ dưỡng hơn cho con người? Hay làm thế nào để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng? Những câu hỏi này cũng như nhiều câu hỏi khác tương tự hoàn toàn có thể tìm được “lời giải” thông qua việc tiến hành tìm hiểu về thức ăn vật nuôi được tiêu thụ trên toàn thế giới. Điều này cũng đòi hỏi các nhà sản xuất TĂCN không ngừng nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng đối với từng vật nuôi; cải tiến, đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- 2%: Mức tăng trưởng về sản lượng so năm 2014.
- 995,5 triệu tấn: Tổng sản lượng TĂCN toàn cầu sản xuất.
- 450 tỷ USD: Tổng doanh thu toàn cầu dựa trên giá thức ăn trung bình.
- 7% Mức tăng trưởng về sản lượng của Ấn Độ.
- 463,69 triệu tấn: Tổng sản lượng thức ăn gia cầm.
- 179,93 triệu tấn: Tổng sản lượng TĂCN của Trung Quốc, nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
- 32.341: Tổng số nhà máy TĂCN mà Alltech khảo sát trên toàn thế giới.
- 14.349: Tổng số nhà máy TĂCN mà Alltech khảo sát ở châu Á.
- 131: Số lượng quốc gia mà Alltech thu thập dữ liệu.
- 4,5%: Lượng tăng trưởng chung ở châu Âu.
Tác giả: Phương Ngọc
Theo Alltech, Wattagnet
Nguồn tin: Báo Nguoichannuoi

Mỹ đã chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc tại WTO bởi vì sự thất bại trong quá trình đàm phám song phương với nước này nhằm gỡ bỏ thuế chống bán phá giá và thuế hỗ trợ nhập khẩu của Trung Quốc đang chống lại ngành chăn nuôi gia cầm Mỹ và đi ngược với các quy định của WTO.
Các khoản thuế, trong đó có thuế nhập khẩu gia cầm của Mỹ vào Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cao bất chấp đã có báo cáo của WTO về việc Trung Quốc đã từng vi phạm các quy định trước đây. Hiện tại, Mỹ đang phản đối lại mức thuế vô lý này thay mặt cho hàng trăm, hàng nghìn nông dân làm việc trong ngành chăn nuôi gia cầm Mỹ.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho các trang trại chăn nuôi gia cầm Mỹ.
Hành động thực thi thương mại này đánh dấu sự khiếu nại lần thứ 12 được đưa ra từ chính quyền của ông Obama nhằm chống lại Trung Quốc tại WTO. Phía Mỹ cam kết chắc chắn đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ phải thực thi bổn phận của một nước thuộc WTO và họ cho rằng những nông dân, người lao động Mỹ hoàn toàn có thể cạnh tranh và giành chiến thắng trong cuộc đua trên sân chơi kinh tế toàn cầu này.
“Hành động hôm nay buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm với những khoản thuế bất công mà họ đã áp đặt lên các sản phẩm gia cầm nhập khẩu từ Mỹ”, đại diện thương mại phía Mỹ - ông Michael Froman – cho biết.
“Những khoản thuế bất công, vô lý này là sự cố tình vi phạm giao ước quốc tế của Trung Quốc nên cuộc chiến càng nghiêng về phía các trang trại chăn nuôi gia cầm Mỹ.
Những người nông dân Mỹ xứng đáng nhận được một khoản đền bù công bằng và chiến thắng trên sân chơi kinh tế toàn cầu này. Bởi vậy, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm khi họ xâm phạm đến quyền lợi của nông dân, những người kinh doanh và các công nhân Mỹ”.
Tổ chức chăn nuôi gia cầm Mỹ hưởng ứng động thái của chính phủ Mỹ.
“Ngành công nghiệp gia cầm Mỹ rất hưởng ứng lời tuyên bố của đại diện thương mại Mỹ (USTR) – ông Michael Froman - rằng USTR sẽ đề nghị tổ chức thương mại thế giới hành động chống lại Trung Quốc buộc nước này phải gỡ bỏ thuế chống bán phá giá và thuế hỗ trợ đối với xuất khẩu gia cầm Mỹ”, tổ chức gia cầm Mỹ (USAPEEC and NCC) cho biết trong một bài phát biểu được chia sẻ.
Trung Quốc là một thị trường vô cùng quan trọng đối với Mỹ vì đây là nơi xuất khẩu chính các sản phẩm chân, cổ cách gia cầm của nước này. So với ngành chăn nuôi gia cầm thịt công nghiệp Mỹ, tổng giá trị các sản phẩm trên thị trường này là khá lớn và các khoản thuế bất công mà nông dân phải gánh từ chính phủ Trung Quốc sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường này.
Trong năm 2013, một ủy ban giải quyết tranh chấp toàn diện của WTO đã nhận thấy thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Trung Quốc là vi phạm các quy định của WTO. Nhưng bất chấp điều đó, Trung Quốc vẫn kiên quyết không chịu tháo bỏ 2 khoản thuế trên. Chính phủ Mỹ đã cố gắng làm việc với phía Trung Quốc từ trước đó để giải quyết vấn đề này cho phù hợp với quy định của WTO nhưng liên tục bị thất bại và Trung Quốc vẫn quyết không gỡ bỏ các hàng rào thuế quan vô lý đó.
VietDVM team biên dịch
theo worldpoultry

Công ty Matavet chuyên kinh doanh Thuốc Thú Y, thức ăn bổ sung và các sản phẩm, chế phẩm sinh học phục vụ cho chăn nuôi…với đội ngũ cán bộ, nhân viên cùng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Để mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh, Công ty Matavet chúng tôi cần tuyển nhân viên Phòng kinh doanh khu vực phía Bắc
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến cao, thu nhập tốt, thường xuyên được tập huấn kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ.
Yêu cầu của công ty Matavet với các ứng viên:
- Ưu tiên các bạn Nam chuyên ngành Chăn Nuôi, Thú Y
- Có sức khỏe tốt, trung thực, nhiệt tình, năng động
- Chủ động phương tiện đi lại.
- Ham học hỏi, tham vọng thăng tiến.
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm
Mức lương: 10 – 20 triệu
Mọi thông tin liên hệ qua địa chỉ:
Công ty TNHH Matavet.
Địa chỉ: Khu Đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Điện thoại: 043.695.1895 hoặc 0966.974.516