
Mục tiêu của Hòa Phát trong 5 năm tới là bán 300 triệu quả trứng gà mỗi năm, 75.000 con bò thịt, 650.000 lợn thương phẩm và 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, mảng nông nghiệp mới chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát. Tỷ trọng doanh thu từ nông nghiệp khoảng 4,4% còn tỷ trọng lợi nhuận chỉ 0,4%.
Mặc dù vậy, với tiềm năng to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Phát đang phát triển rất mạnh sang lĩnh vực này, nhằm hướng tới mô hình 3F: Feed - Farm - Food.
Ở mảng thức ăn chăn nuôi (FEED), đây là mảng quan trọng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp khép kín của Hòa Phát. Tháng 6/2016, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 1 đặt tại tỉnh Hưng Yên đã chính thức vận hành với công suất 300.000 tấn/năm mang thương hiệu Big Boss và HP Feed, đánh dấu sự hiện diện của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Hòa Phát.
»› Hoà Phát nhập gần 500 con lợn khởi động dự án chăn nuôi
Mở rộng mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi vào khu vực phía Nam, Hòa Phát đã triển khai xây dựng nhà máy thứ 2 tại tỉnh Đồng Nai, dự kiến vận hành vào đầu năm 2017 và nhà máy số 3 ở Phú Thọ khởi công trong năm 2017. Sau khi đi vào hoạt động, tổng công suất 3 nhà máy sẽ đạt xấp xỉ 1 triệu tấn sản phẩm/năm.
Dự kiến đến năm 2020, Hòa Phát sẽ có 5 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phân bổ đều trên toàn quốc, đặt mục tiêu vào top 10 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 5% thị phần thức ăn chăn nuôi.
Ở mảng chăn nuôi (FARM), Hòa Phát tập trung cung cấp lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm, lợn thịt chất lượng cao, đặt trang trại tại các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Bình Phước.
Đến năm 2017, Hòa Phát sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng tại Thái Bình, Lạng Sơn và Hưng Yên. Theo kế hoạch, năm 2018 Hòa Phát sẽ bắt đầu cũng cấp ra thị trường lợn thịt, lợn giống.
»› Hùng Vương nhập 750 con heo giống cụ kỵ từ Đan Mạch
»› Hoà Phát nhập thêm 923 con heo giống
Đáng chú ý, Hòa Phát sẽ mở rộng sang chăn nuôi bò thịt và gà đẻ trứng. Hiện nay, Hòa Phát đang vận hành trại chăn nuôi bò tại tỉnh Thái Bình, Đồng Nai và triển khai trại tại Quảng Bình. Mục tiêu trong 5 năm tới sẽ có 75.000 con bò thịt.
Hòa Phát cũng đang xây dựng trại gà bố mẹ đầu tiên tại Phú Thọ, quy mô 22.000-25.000 con gà bố mẹ và ngay trong năm nay sẽ nhập đàn bố mẹ đầu tiên.
2 trại gà đẻ thương phẩm với quy mô 600.000 mái đẻ/năm/trại đã bắt đầu được triển khai tại các tỉnh Phú Thọ và Đồng Nai. Dự kiến đầu năm 2018 2 trại này sẽ cung cấp các sản phẩm trứng gà tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao ra thị trường. Khi đạt công suất, mỗi năm Hòa Phát sẽ cung cấp ra thị trường trung bình 300 triệu trứng.
Nếu đạt công suất này, Hòa Phát sẽ bỏ xa Dabaco về sản lượng tiêu thụ trứng gà. Năm 2015, Dabaco tiêu thụ khoảng 95 triệu quả trứng gà và năm 2016 khoảng 113 triệu quả.
Sau thức ăn chăn nuôi và con giống, Hòa Phát sẽ đầu tư vào mảng chế biến và phân phối thực phẩm (FOOD), khép kín chuỗi 3F - thức ăn chăn nuôi - trang trại - bàn ăn
Hà My
Theo Trí Thức Trẻ

Ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm có thể tạo ra 50.000 việc làm cả trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả việc trồng ngũ cốc, nếu Nam Phi không nhập khẩu gà.
Theo báo cáo của thời báo BusinessDay cho biết, những con số trên là do chính Hiệp hội gia cầm Nam Phi (Sapa) cung cấp, báo cáo còn cho biết thêm ngành công nghiệp này của Nam Phi đang gặp khó khăn vì nguồn cung quá dồi dào từ châu Âu tràn ngập thị trường địa phương.
»› Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản

Các thành viên trong hiệp hội đã có mặt tại quốc hội vào tuần vừa rồi và đang vận động chính phủ can thiệp, nếu không theo họ, hàng ngàn người sẽ mất công ăn việc làm.
Đợt hạn hán gần đây gián tiếp đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, cũng là một nguyên nhân đóng góp thêm vào khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm nước này.
»› Cập nhật giá cả thị trường các vùng
Giám đốc điều hành hiệp hội Sapa, Kevin Lovell cho biết: “sự tồn tại của ngành công nghiệp này – an ninh lương thực, kinh tế nông thôn và 130.000 người lao động cùng gia đình của họ - phần lớn là trong tay của chính phủ ... Nếu chính phủ giúp chúng tôi tồn tại, chúng tôi có thể phát triển và đóng góp đáng kể vào tương lai của đất nước”.
Lovell cho biết một số công ty đã bắt đầu tiến hành thanh lọc hàng nghìn nhân sự. Vào tháng Hai, công ty Rainbow cắt giảm 1.350 nhân công, bao gồm cả các nhà quản lý. Công ty Country Bird đã lên kế hoạch cho việc đóng cửa lò mổ Mahikeng. Đồng nghĩa với 939 nhân sự trực tiếp và 1.605 nhân sự gián tiếp sẽ bị mất việc trừ khi có sự can thiệp của chính phủ, Lovell nói.
Các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm địa phương và các tổ chức liên quan nước này cho rằng EU đang bán phá giá các mặt hàng chân gà, đùi và cánh dưới giá thành. Nhưng EU đã cho biết nông dân của họ chỉ đơn giản là có giá thành cạnh tranh hơn các đối tác của họ tại SA.
Trong tháng mười hai vừa rồi, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nam Phi, Rob Davies đã phê duyệt mức thuế 13,9% (thuế bảo vệ) đối với thịt gà nhập khẩu từ châu Âu theo thỏa thuận hợp tác kinh tế của SA với EU.
Tuy nhiên, Hiệp hội Sapa nói điều này là không đủ. Vào năm 2015, Hiệp hội đã từng áp dụng mức thuế tự vệ đối với thịt gia cầm nhập khẩu lên tới 37%.
Bà Annette Steyn, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp cho biết, ngành công nghiệp gia cầm cần được bảo vệ, đặc biệt là sau thời kỳ hạn hán khi chi phí thức ăn cho gà tăng lên đáng kể.
VietDVM team dịch.
(theo thepoultrysite).

Cập nhật giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Bắc tuần 10 năm 2017
Giá cả các sản phẩm chăn nuôi ở miền Bắc nước ta trong tuần 10/2017 không có nhiều biến động so với tuần 09/2017. Giá heo hơi giảm nhẹ còn 35.000đ/kg (heo siêu bán tại trại). Giá trứng gia cầm duy trì ở mức ổn định, giá thịt các sản phẩm gia cầm tăng nhẹ do tác động của dịch cúm gia cầm.

Giá heo hơi tại thị trường miền Bắc hiện đang có xu hướng giảm nhẹ, giá giao động trong khoảng 34.000đ - 36.000đ /1kg. Giá heo con xách tai tại một số trại vẫn giữ được giá 1.100.000 đ/con, song vẫn giữ ở mức trung bình 900.000/con
Giá trứng gia cầm hiện giữ giá ở mức 1.500đ/quả (trứng gà đỏ công nghiệp), trứng gà Ai Cập (trắng) 1.900đ/quả, trứng gà Ai Cập (hoa mơ) 2.100đ/quả không có sự thay đổi so với tuần trước.
Giá gà thịt hiện tại đang tăng nhẹ, gà thịt công nghiệp 37.000đ/kg, giá gà đẻ loại 55.000đ/kg, giá gà ta nuôi thả vườn 90.000đ/kg.
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 10/2017 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp
Yếu kém trong tổ chức sản xuất - phân phối khiến giá thành cao, sức cạnh tranh kém; quản lý lỏng lẻo khiến sản phẩm không đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Đó là những cảnh báo của các chuyên gia, nhà quản lý về ngành chăn nuôi tại Hội nghị khoa học toàn quốc Chăn nuôi- Thú y năm 2017 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/3 tại Cần Thơ.
»› Giá gà từ chuồng ra siêu thị tăng 2-3 lần: Người nuôi khóc ròng, người mua chịu thiệt
»› Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản

80% thịt trong khách sạn không đạt tiêu chuẩn
PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân (ĐH Nông Lâm TPHCM) cho biết, năm 2016 có một khảo sát về chất lượng thịt ngay sau khi vận chuyển từ cơ sở giết mổ đến các bếp ăn. Kết quả cho thấy, 80% trong số 217 mẫu thịt thu thập tại khách sạn không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, kế đến là mẫu thịt trong trường học (60%), tiệm cơm đường phố (42,9%) và nhà hàng (23,4%)… không đạt tiêu chuẩn. Kết quả khảo sát này cùng với nhiều số liệu nghiên cứu khác đã cảnh báo nghiêm trọng tình hình an toàn thực phẩm trong chuỗi hàng thịt.
»› Đã đến lúc hãm phanh chăn nuôi heo và ngừng mở rộng nhà máy thức ăn gia súc?
Theo GS.TS Tuân, nước ta còn thiếu những quy định cụ thể cho việc vận chuyển thịt đến nơi tiêu dùng/phân phối. Quy định thịt tươi được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng, tại các điểm bán lẻ thịt phải được để trong tủ chuyên dùng, có vách che tránh bụi bặm… Tuy nhiên, các quy định đưa ra lại không đề cập chi tiết cụ thể ra sao.
Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trở thành vấn đề báo động từ nhiều năm qua. Từ năm 2015, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã thực hiện dự án điều tra sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại 5 tỉnh, kết quả cho thấy: 32/51 (63%) cơ sở kinh doanh thuốc thú y tại cả 5 tỉnh thừa nhận có bán các loại hóa chất, kháng sinh thuộc danh mục cấm và hạn chế sử dụng. Các khảo sát về tồn dư kháng sinh trong thịt và thức ăn chăn nuôi cũng cho thấy có sự vượt ngưỡng cho phép…
»› Danh sách các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh mới nhất
Giá thành chăn nuôi cao ngất
TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN cho biết, cả nước hiện có 207 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất hơn 22,2 triệu tấn/năm, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2016 ước đạt 17 triệu tấn. Tuy nhiên, chúng ta lại phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi không hề nhỏ. Tính trong 11 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu hơn 17 triệu tấn nguyên liệu, kim ngạch trên 5,2 tỷ USD. Trong khi đó, trị giá xuất khẩu lại giảm so với năm 2015, nhất là thời gian gần đây, do phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát và cấm nhập tiểu ngạch nên cuối năm 2016 đến quý I/2017 số lượng heo thịt bán sang Trung Quốc giảm, người chăn nuôi bị lỗ rất lớn.
»› Chi phí thức ăn chăn nuôi – giá trị của một đồng đô la
Theo GS.TS Từ Quang Hiển-Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS liên ngành CN - Thú y - Thủy sản, nước ta chưa tự sản xuất được con giống tốt, việc nhập khẩu thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như giá thành cao, bị động, khó phòng trừ dịch bệnh. Cùng với đó, hàng năm nước ta xuất khẩu 6 - 9 triệu tấn gạo thì cũng nhập khoảng 8 - 9 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi heo và gia cầm chiếm 65 - 70% số đầu con và 40 - 45% sản lượng thịt, còn chăn nuôi bò thịt nhỏ lẻ chiếm tới 90% số đầu con và trên 80% sản lượng thịt… Những điểm yếu trên làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi cao, 1kg heo hơi cao hơn các nước đang phát triển 5 - 10% và hơn các nước phát triển 30 - 35%...
Liên kết lỏng
Ông Nguyễn Thanh Phi Long - Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình cho biết, một trong những yếu kém nhất của ngành chăn nuôi hiện nay là khâu bảo quản sau giết mổ và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Một sản phẩm thịt tươi được sử dụng trong 3 ngày với điều kiện được bảo quản trong môi trường nhiệt độ 0 - 4oC, nếu không thì chỉ sử dụng trong ngày. Để có được điều này cần có phương tiện chuyên dùng và được vận chuyển thuận lợi, trong khi đó vấn đề giao thông (kẹt xe…) hay việc thiếu kiểm soát lại gây trở ngại cho tiêu chí trên.
Cũng theo ông Long, để đảm bảo được chất lượng và giá thành tốt, cần kiểm soát tất cả các khâu trong chuỗi từ sản xuất - giết mổ - lưu thông - người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc liên kết theo chuỗi hiện còn quá yếu, phải phụ thuộc nhiều khâu trung gian nhưng thiếu kiểm soát. Dẫn chứng cho điều này, ông Long cho biết, sản phẩm của công ty khi đưa vào siêu thị bị đội giá lên đến 30%, do vậy công ty đã tự mở hệ thống cửa hàng, làm hết tất cả các khâu.
Cùng nhận định trên, ông Lê Thanh Phương (Công ty TNHH Emivest Feedmill VN) cho rằng, hiện nay quy định của ta không rõ ràng, có những khâu không áp dụng được, thực tế có những công ty làm theo chuỗi nhưng khi giá cao thì cả người nuôi và người bán đều “kiếm chuyện”. Với giá 31- 33.000 đồng/kg gà, người chăn nuôi tốt mới hòa vốn hoặc lời chút ít, nếu không là lỗ, nhưng hiện giá gà (như gà lông màu…) chỉ 17 - 18.000 đồng/kg, trong khi đó gà Mỹ có chi phí giá thành rất thấp nhưng giá bán đến 30.000 đồng/kg.
- Năm 2016 có một khảo sát về chất lượng thịt ngay sau khi vận chuyển từ cơ sở giết mổ đến các bếp ăn. Kết quả cho thấy, 80% trong số 217 mẫu thịt thu thập tại khách sạn không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, kế đến là mẫu thịt trong trường học (60%), tiệm cơm đường phố (42,9%) và nhà hàng (23,4%)… không đạt tiêu chuẩn.
Tác giả: Cảnh Kỳ
Nguồn tin: Tiền Phong

Viêm loét dạ dày trên heo nái từ lâu đã là vấn nạn của ngành chăn nuôi heo Đan Mạch. Theo thống kê từ giữa năm 2016 đã cho kết quả có tới khoảng 50% số heo nái của nước này bị bệnh. Heo bị loét dạ dày có tỷ lệ tử vong tăng và heo con sinh ra giảm tăng trưởng, đồng thời giảm lợi nhuận trong chăn nuôi khá nhiều. Điều này buộc ngành chăn nuôi Đan Mạch phải đầu tư giải quyết vấn đề trên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
»› 4 thách thức ngắn hạn của ngành công nghiệp thịt heo châu Âu
»› 7 công ty chăn nuôi heo có số heo nái lớn nhất thế giới

Các nỗ lực trong nghiên cứu phòng ngừa loét dạ dày trên heo nái.
Từ những năm 1998, Đan Mạch đã có những nghiên cứu bước đầu về việc ảnh hưởng của thức ăn đến việc loét dạ dày. Các nhà khoa học thời đó đã chỉ ra rằng thức ăn nghiền và thức ăn đã chế biến sẵn cũng như thành phần thức ăn có ảnh hưởng mật thiết đến hiệu “sức khỏe” của dạ dày và tỷ lệ viêm loét.
Dựa vào các kết quả đó, người ta ngăn chặn viêm loét dạ dày cho heo nái bằng cách cho heo ăn thức ăn thô thay vì ăn thức ăn đã được nghiền sẵn hoặc thức ăn viên. Tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc giảm lượng thức ăn thu nhận và tăng chi phí thức ăn.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy việc thường xuyên lót rơm trong chuồng heo nái cũng có thể giúp làm giảm tỷ lệ loét dạ dày. Tuy vậy, người chăn nuôi heo khó có thể kiểm soát được lượng rơm trong chuồng nuôi.
Có thời gian, người ta còn bổ sung thêm vỏ cây gai dầu (hemp) vào trong thức ăn chăn nuôi với kỳ vọng sẽ giúp heo nái giảm tỷ lệ và mức độ viêm loét dạ dày nhưng hiệu quả mang lại thực sự không như kỳ vọng.
Từ đó đến nay dù Đan Mạch đã đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc nhưng vẫn chưa có một giải pháp nào thực sự hiệu quả. Các nỗ lực nghiên cứu cho đến hiện tại chỉ mới dừng lại ở mức: “việc điều chỉnh khẩu phần ăn và chế độ cho ăn dường như là cách tốt nhất để ngăn chặn viêm loét dạ dày cho heo nái”.
Báo động cấp quốc gia và chiến dịch 2017-2018.
Đầu năm 2017 đến nay, tỷ lệ các ca bệnh ngày càng tăng buộc Đan Mạch phải đặt mức báo động cấp quốc gia đối với bệnh loét dạ dày trên heo nái. Đồng thời một chiến dịch toàn quốc được phát động nhằm mục đích tìm kiếm nguyên nhân, biện pháp chẩn đoán cũng như hướng khắc phục.
Theo đó, trong 2 năm tới, toàn bộ dạ dày heo tại các lò mổ ở Đan Mạch sẽ được kiểm tra nhằm xác định mức độ phổ biến của bệnh để có các biện pháp giảm thiểu tương ứng.
Cũng trong năm 2017 và 2018, các lò mổ sẽ thu thập một cách ngẫu nhiên dạ dày của 20 heo nái trên cùng 1 trại từ các trang trại có quy mô 200 nái trở lên, sau đó người ta sẽ kiểm tra từng con một trong phòng thí nghiệm và tìm ra bất kỳ mầm bệnh nào có trong cơ thể chúng.
Sau mỗi 3 tháng, kết quả sẽ được công bố (danh tính của trại được dấu kín) trên trang web của SEGES (trung tâm nghiên cứu heo quốc gia), và mỗi trại sẽ được thông báo về kết quả của các cuộc thử nghiệm được thực hiện trên vật nuôi của họ. Nếu trại có hơn 50% số heo nái bị loét dạ dày cấp độ 7 trở lên, chủ trại và các bác sỹ thú y hoặc chuyên gia tư vấn sẽ chuẩn bị một kế hoạch hành động để cải thiện “sức khỏe” dạ dày cho đàn heo nái đó.
Mặt khác, các trang trại được chọn sẽ phải hoàn thành một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn nhằm tìm kiếm nguyên nhân cũng như làm căn cứ để đưa ra các giải pháp, khuyến cáo, hướng dẫn phù hợp, cụ thể cho trại.
Những nỗ lực của Đan Mạch cho đến nay dù chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề nhưng ít nhiều cũng hạn chế được phần nào tổn thất. Tuy vậy, những thiệt hại do heo nái bị loét dạ dày thực sự là con số không hề nhỏ đối với một ngành chăn nuôi của bất kỳ quốc gia nào chứ không riêng gì Đan Mạch. Hy vọng với những biện pháp quyết liệt như trên, Đan Mạch sẽ sớm làm chủ được tình hình.
Phạm Nga tổng hợp.

Giá cả thị trường miền Nam tuần 10 năm 2017
Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 10/2017
Các sản phẩm heo giảm giá đồng loạt. Giá heo hơi giảm nhẹ (34.000đ/kg xuống còn 31.000đ/kg). Giá các sản phẩm gà vẫn giữ nguyên ở mức ổn định, không có nhiều thay đổi trong tuần qua.

Theo nhận định của chúng tôi giá heo hơi tại các tỉnh phía Nam chưa thể tăng trở lại trong 1-2 tuần tới do nguồn cung trên thị trường còn rất nhiều. Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 30.000 - 31.000đ/kg (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 31.000 - 32.000đ/kg.
Giá vịt giống tại các tỉnh phía Nam vẫn giữ ở mức ổn định Vịt supper 1 ngày tuổi 14.000đ/con, vịt Supper bố mẹ 32.000đ/con với con trống và 27.000đ/con với con mái.
Giá gà lông màu nuôi thịt giữ ở mức hiện tại ở mức 24.000 - 26.000đ/kg.
»› Tin tức thị trường có gì mới?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 10/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 75.000 - 80.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 7.000 - 7.500 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 18.000 - 18.500 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 14.000 - 15.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 31.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 17.000 - 17.500 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

TP.Hồ Chí Minh "chặn" heo Đồng Nai?
Ngày 7-3, hàng chục thương lái và chủ trại chăn nuôi của Đồng Nai đã làm việc với Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai và đại diện Sở Công thương. Cả thương lái và người chăn nuôi đều kêu khó trước tình trạng heo bị tồn đọng trong việc nhập hàng về chợ đầu mối tại TP.Hồ Chí Minh do đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo.

Theo đề án, từ ngày 1-3 tất cả các lô heo chưa “đeo vòng” (vòng xác nhận có thể truy xuất nguồn gốc) đều bị chặn không cho nhập vào các chợ đầu mối. Hiện cả thương lái và người chăn nuôi đều rất lúng túng về việc thực hiện quy định mới này
>>> Thương lái mua heo cầm chừng, giá heo giảm
Lo tồn đọng heo
Theo các thương lái của Đồng Nai chuyên cung cấp heo thịt về chợ đầu mối Tân Xuân (TP.Hồ Chí Minh), từ ngày 1-3 đến nay, các xe chở heo về chợ đầu mối nếu chưa được “đeo vòng” truy xuất nguồn gốc đều bị ngành chức năng thành phố chặn lại không cho vào chợ.
Để không phải chở hàng ngàn con heo về lại Đồng Nai, các thương lái đã phải bỏ chi phí 6 ngàn đồng mua 1 cặp vòng chân cho heo trước khi đưa vào chợ tiêu thụ.
>>> Đã đến lúc hãm phanh chăn nuôi heo và ngừng mở rộng nhà máy thức ăn gia súc?
Cả tuần qua, khu chợ đầu mối Tân Xuân nhốn nháo cả lên trước cảnh thương lái chen nhau mua vòng, đeo vòng cho heo.
Bà Đỗ Thị Tâm, thương lái chuyên cung cấp heo về chợ Tân Xuân, bức xúc: “Cả tuần nay, ngày nào thương lái chúng tôi cũng nơm nớp lo lắng vì không biết đàn heo mình đưa về TP.Hồ Chí Minh có vào lò được hay không".
Bà Tâm còn cho biết thêm rằng, với quy định mới này, bà phải mất thêm 6 ngàn đồng để mua cặp vòng đeo chân cho heo và mỗi ngày phải tốn thêm một nhân công chuyên làm công việc đeo vòng vào chân heo.
Ngoài tốn kém chi phí, còn rất nhiều khó khăn, rắc rối khác vì bản thân thương lái và người chăn nuôi bỏ công mày mò, tìm hiểu về chương trình truy xuất nguồn gốc cho heo mà đến nay vẫn chưa hiểu sẽ làm như thế nào.
Theo bà Tâm, từ khi có quy định phải đeo vòng chân cho heo, bà đã nhiều lần phải đánh xe không từ trại chăn nuôi về dù trước đó bà có yêu cầu các trại nuôi phải thực hiện việc đeo vòng cho heo. Nhưng khi đến bắt heo, đa số các trại nuôi đều bối rối vì không biết tìm ai để hướng dẫn thực hiện.
>>> Các nhà đầu tư nói gì về thị trường thú y Châu Á
- người chăn nuôi Đồng Nai ủng hộ việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho heo để đảm bảo an toàn thực phẩm. Khó khăn lớn nhất hiện nay là do thiếu sự đồng bộ trong triển khai thực hiện. Ngay sau buổi gặp gỡ với các thương lái và người chăn nuôi, hiệp hội sẽ gửi văn bản kiến nghị lên Sở Công thương và Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn để sớm tổ chức buổi làm việc giữa các ngành chức năng của Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh. Nội dung chính là để bàn giải pháp tháo gỡ ngay những vướng mắc trong việc triển khai đề án truy xuất nguồn gốc cho heo, tránh để xảy ra tình trạng heo bị tồn đọng vì thương lái và người chăn nuôi không thực hiện đúng theo quy định mới

Bà Hoàng Thị Kiều Oanh, chủ trại chăn nuôi tại xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) lo lắng: “Tôi đã nhiều lần gọi điện đến Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh để tìm hiểu về quy định mới này. Nhưng mỗi lần gọi là một người hướng dẫn khác nên dù bỏ công rất nhiều, đến nay tôi vẫn chưa biết cách thực hiện, chúng tôi cũng không biết kêu ai hướng dẫn. Chưa kể, những chi phí phát sinh trong việc đeo vòng chân cho heo đều do nông dân chịu. Đây là gánh nặng không nhỏ cho người chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ phá sản như hiện nay”.
Bà Oanh cũng tỏ ra bức xúc vì theo quy định của chương trình, người chăn nuôi phải kê khai rõ số lượng đầu heo, trọng lượng và số tiền bán heo.
>>> Thông tin thị trường chăn nuôi
Cần xử lý gấp
Phản ánh về những quy trình, thủ tục quá rườm rà trong việc kiểm soát con heo từ người chăn nuôi ra chợ, ông Phạm Đức Thu, chủ trại heo tại huyện Thống Nhất, cho rằng: “Người chăn nuôi chúng tôi sẵn sàng ủng hộ việc thực hiện chương trình truy xuất nguồn gốc với mục tiêu đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm. Nhưng khi áp dụng quy trình kiểm soát mới thì nên rút gọn những quy định kiểm tra, kiểm soát cũ hoặc thống nhất thành một quy trình quản lý duy nhất. Vì hiện nay, thủ tục quy định kiểm tra con heo quá rườm rà, phức tạp gây khó cho cả người chăn nuôi và thương lái”.
>>> 6 nghiên cứu mới có giá trị của ngành chăn nuôi heo
Cho ý kiến về những khó khăn người chăn nuôi gặp phải, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhận xét: “Những chương trình hội thảo triển khai đề án truy xuất nguồn gốc cho heo do Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh tổ chức chủ yếu mới mời một số trang trại lớn do các công ty, doanh nghiệp đầu tư. Theo tôi được biết, các công ty chăn nuôi lớn có phối hợp với Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh để đưa chuyên gia về tận nơi triển khai việc thực hiện phần mềm truy xuất này. Còn những trại chăn nuôi tư nhân hoặc hộ gia đình trên địa bàn tỉnh hầu như chưa được hướng dẫn cụ thể về chương trình này”.
Theo ông Đoán, Sở Công thương và các ngành chức năng của Đồng Nai nên tổ chức ngay các lớp tập huấn về từng địa phương, cầm tay chỉ việc cho người chăn nuôi.
- đeo vòng chân cho heo là quy định của đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo do TP.Hồ Chí Minh thực hiện. Người chăn nuôi muốn bán sản phẩm vào thị trường này thì phải tuân theo những quy định của chương trình trên. An toàn vệ sinh thực phẩm là chủ trương lớn của Chính phủ nên tổ chức truy xuất nguồn gốc thực phẩm không chỉ là chương trình riêng của TP.Hồ Chí Minh, mà sau này Đồng Nai cũng sẽ làm. Đối với những ý kiến phản ánh của thương lái và người chăn nuôi về vướng mắc, khó khăn trong thực hiện, các ngành chức năng của Đồng Nai sẽ tổ chức buổi làm việc ngay với TP.Hồ Chí Minh để tháo gỡ. Các cơ quan chức năng của Đồng Nai sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho người chăn nuôi và thương lái trong thực hiện chương trình.
Nguồn: Báo Đồng Nai

Hiện giá gà thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh khiến người nuôi gặp khó khăn vì chịu lỗ từ 10 - 15 triệu đồng trên 1.000 con gà.
Ông Lê Hữu Dụng, Phó Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết: Hiện tổng đàn gà trên địa bàn xã là trên 1,3 triệu con, đa số người dân nuôi gà nòi Bình Định và gà nòi Bến Tre. Sau khi một số tỉnh công bố dịch cúm gia cầm, giá gà giảm mạnh.
>>> kiểm soát cúm gia cầm hiệu quả bằng phương pháp "One health"
Cụ thể, gà nòi Bến Tre, trước đây có giá dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg nay giảm xuống còn 58.000 đồng/kg, gà nòi Bình Định trước đây giữ giá khoảng 60.000 đồng/kg thì nay cũng giảm xuống 40.000 đồng/kg.
Ngoài ra, các loại gà khác như gà tam hoàng có giá khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg, gà thả vườn khoảng 42.000 đồng/kg. Với mức giá như hiện nay, mỗi loại giảm từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với tuần trước và giảm từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết.

Do đang trong đợt cao điểm của dịch cúm gia cầm, nên gà thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gặp khó khăn lớn trong vấn đề đầu ra.
Chị Triệu Thị Kim Trang, ấp Bình Khương 1, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo cho biết, hiện gia đình chị có trên 12.000 con gà nòi Bến Tre, sau khi một số tỉnh công bố dịch cúm gia cầm, số gà này bị giảm giá mạnh và rất khó bán. Do số gà đã đạt trọng lượng xuất chuồng nhưng hiện rất khó tiêu thụ, nên mỗi ngày gia đình chị thiệt hại trên 2 triệu đồng tiền thức ăn cho 1.000 con gà.
Bên cạnh thông tin dịch cúm gia cầm làm cho giá gà giảm mạnh, việc người dân nuôi ồ ạt trong thời gian qua cũng khiến lượng cung vượt cầu. Bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết: "Hiện số lượng gà trên địa bàn tỉnh tăng quá nhanh, tổng đàn gà là trên 10,5 triệu con; trong đó, gà thịt là hơn 6,4 triệu con nên dẫn đến tình trạng cung vượt cầu khiến tình trạng giá gà giảm sâu".
Nguồn: TTXVN

Theo ghi nhận, giá gia cầm bán tại chuồng đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên vẫn tồn tại một nghịch lý không dễ lý giải là khi người nuôi khóc ròng vì giá gà rẻ thì người mua tại các siêu thị vẫn phải chịu mức giá cao gấp 2-3 lần. Phải chăng khâu trung gian đang “ăn quá nhiều” hay con gà Việt từ chuồng ra siêu thị đã phải cõng hàng chục loại thuế, phí để rồi bị tăng giá nhiều lần…

Giá gà xuống thấp - người nuôi phá chuồng
Theo Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, đến ngày 8.3, giá gia cầm nuôi công nghiệp đã giảm xuống dưới 20 nghìn đồng/kg (giá cân tại trại), có nơi giá xuống dưới 19 nghìn đồng/kg. Với mức giá này, người nông dân thua lỗ thê thảm. Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Đông Nam Bộ - cho biết: Người nuôi gà công nghiệp thường lỗ nên những hộ nuôi gà trắng nhỏ lẻ đã “teo tóp” dần, hiện chỉ còn những trại nuôi lớn với quy mô trên chục ngàn con trở lên mới đủ sức cầm cự. Tuy nhiên, do tình trạng giá bấp bênh nên những trại chăn nuôi lớn này cũng giảm số lượng nuôi khoảng 30% hoặc giảm số đợt nuôi trong năm.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: “Một trong những lý do là đợt cúm gia cầm vừa qua, nhiều thông tin khuyến nghị người tiêu dùng không nên ăn gia cầm tươi sống mà nên ăn hàng đông lạnh, khiến người tiêu dùng không ăn gà “nóng”. Nếu giá thành dưới 20 nghìn đồng/kg, người nuôi gà đang thua lỗ”.
>>> Giá lợn hơi tăng, người dân vẫn không dám mừng
Không riêng gì gà công nghiệp, các con gia cầm khác như: Ngan, vịt, chim cút, bồ câu… và các sản phẩm khác từ gia cầm, đặc biệt là trứng, đang bị giảm giá mạnh. Đặc biệt là từ khi Bộ NNPTNT và Bộ Y tế công bố dịch cúm gia cầm, giá lại càng giảm mạnh. “Giá gà công nghiệp đã giảm từ 33 nghìn đồng/kg xuống còn 23 nghìn đồng/kg và đến thời điểm này chưa đến nổi 20 nghìn đồng/kg. Gà lông trắng cũng mất giá từ 10-12 nghìn đồng/kg, giá vịt cũng chỉ còn 26 nghìn đồng/kg; trứng gà từ 1 nghìn 600 đồng/quả đã giảm xuống chỉ còn 800 đồng đến 1 nghìn 100 đồng/quả” - ông Nguyễn Kim Đoán- Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ.
Con gà ra siêu thị phải cõng quá nhiều thuế - phí
Mặc dù giá bán tại trại chỉ 19-20 nghìn đồng/kg (khu vực phía Nam), 37 - 40 nghìn đồng/kg (phía Bắc) nhưng khi bán đến tay người tiêu dùng, giá gà cao gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần. Tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch - Cầu Giấy), giá gà công nghiệp từ 75 - 90 nghìn đồng/kg tuy loại. Thanh minh về việc giá gà công nghiệp quá cao, chị Vương Thị Minh (Vạn Phúc - Mê Linh - Hà Nội) cho biết: 10 ngày nay chị phải bắt gà công nghiệp với giá 40 nghìn đồng/kg do giá gà tăng. Theo chị Minh, trước tết nhiều hộ nuôi gà công nghiệp đã “treo máng” vì giá gà xuống thấp, thua lỗ.
>>> Bắt hàng vạn gia cầm giống nhập lậu từ Trung Quốc
Ghi nhận tại siêu thị Lotte Mart Đống Đa (Hà Nội) cho thấy, khu vực thực phẩm thịt gia cầm tươi sống gà nguyên con CP HN có giá 62.000 đồng/kg, gà ta nguyên con CP HN: 88.900 đồng/kg. Các sản phẩm như đùi gà tháo khớp Thanh Đạt: 90.900 đồng/kg, cánh gà nguyên CP: 89.900 đồng/kg, cánh gà Thanh Đạt: 106.900 đồng, đùi tỏi gà Thanh Đạt: 101.900 đồng... Tại nhiều siêu thị khác, sản phẩm gà đông lạnh vẫn ở mức 95.000 đồng/kg (gà nguyên con), cánh gà Việt Nam: 76.900 đồng/kg, đùi tỏi già CP: 80.000 đồng/kg, đùi gà dai đông lạnh: 39.900 đồng/kg, philê gà Việt Nam: 77.900 đồng/kg.
Tại sao giá gia cầm đang ở mức đáy, nhưng thực tế người tiêu dùng vẫn phải ăn gà với giá cao? Bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc CP Nhất Nam, cho biết: Giá gà giết mổ sẵn bán tại các siêu thị không mang lại lợi nhuận “khủng” như mọi người lầm tưởng, bởi sản phẩm khi đến siêu thị để phân phối cho người tiêu dùng, đã qua bao khâu: Đầu mối thu gom, lò giết mổ… “Tại các lò giết mổ, chủ lò phải chịu thuế GTGT, đến siêu thị lại thêm 1 lần nữa 10% thuế GTGT, như vậy chỉ riêng thuế chính thức cũng đã phải chịu 2 lần, chưa kể trong quá trình vận chuyển, chế biến, số lượng hàng hóa hư hỏng, hao hụt rất nhiều, rồi chi phí bao bì, bảo quản, tem nhãn... Mặt khác, gia súc gia cầm có đặc điểm là giết mổ, vận chuyển ban đêm, thì tiền công ban đêm trả cho người lao động cũng gấp đôi lương ban ngày”.
>>> Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản
Bà Lê Thị Hải Yến (Mê Linh - Hà Nội) - một đầu mối chuyên cung cấp gà chế biến sẵn cho các bếp ăn công nghiệp hoặc các đầu mối gom hàng bán lẻ, khẳng định: “Giá gà công nghiệp bắt tại chuồng hiện nay là 37 nghìn đồng/kg, sau khi giết mổ, bán cho các bếp ăn hoặc các đầu mối buôn là 50 nghìn đồng/kg. Cũng là nguồn gà công nghiệp, nhưng chúng tôi thu mua trực tiếp rồi bán thẳng cho người tiêu dùng thì giá rất rẻ.
Nhưng nếu người tiêu dùng mua trong siêu thị, hoặc mua qua các sạp buôn lại, thì con gà đó phải “cõng” thêm biết bao chi phí khác, gồm cả thuế GTGT, tiền bảo quản đông lạnh, kho bãi, nhân công bán hàng, phí “chỗ ngồi”… Như vậy, một con gà phải cõng 2 lần thuế chính thức, kèm thêm bao nhiêu chi phí không tiện gọi tên, chưa kể cả chi phí “mãi lộ” - như lời một chuyên gia trong ngành hàng bán lẻ bật mí, thì giá thành phải đội lên 3-4 lần là điều đương nhiên.

“Để nâng mức lợi nhuận cho nông dân mà hàng hóa đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức hợp lý, không còn cách nào khác phải bỏ bớt khâu trung gian. Muốn như vậy, cần có chuỗi khép kín từ nông trại lên bàn ăn” - ông Vũ Vinh Phú - Nguyên Phó Giám đốc Sở thương mại Hà Nội đã nhiều lần phát biểu thẳng thắn.
Bộ tài chính đã có thông tư 113 có hiệu lực thi hành từ 8.8.2015 được cho là một bước tiến lớn để “cởi trói cho con gà” khi bãi bỏ hàng loạt phí, thuế đối với chăn nuôi gia cầm như phí khủ trùng tiêu độc, phí xử lý các chất phế thải động vật, phí kiểm tra thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản đông lạnh, phí vệ sinh tiêu độc trong công tác kiểm dịch (bao gồm xe ôtô, máy bay, toa tầu xe lửa và các loại xe khác; sân, bến bãi, khu cách ly kiểm dịch, cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất con giống, ấp trứng, cơ sở giết mổ động vật, chế biến, sản phẩm động vật, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, chợ mua bán sản phẩm động vật), phí niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật…
Thế nhưng rõ ràng, Bộ tài chính, Bộ NN&PTNN cần có những nghiên cứu tháo gỡ thêm các chính sách về thuế, phí để người nuôi “dễ thở” khi giảm được chi phí đầu vào còn người mua được hưởng thịt gia cầm giá rẻ. Bởi nếu không, nguy cơ thua ngay trên sân nhà đã hiển thị rất rõ khi gà ngoại nhập giá siêu rẻ đang khuynh đảo các siêu thị và tạo ra áp lực lớn với chăn nuôi Việt hiện tại và tương lai.
Khánh Vũ - Thu Trang (Báo Lao Động)
Nguồn: TTXVN

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, những ngày qua giá thịt lợn hơi tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, tuy nhiên so với giá thành chăn nuôi, giá bán hiện vẫn thấp hơn nên người chăn nuôi chưa có lãi, thậm chí còn lỗ.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số đàn lợn của cả nước tháng 2.2017 đã tăng 4,5 - 5,2% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi mở rộng quy mô đàn trong những tháng cuối năm 2016 để xuất khẩu, nhưng thị trường Trung Quốc đột ngột dừng thu mua khiến sản lượng trong nước bị dư thừa.
Tại Đồng Nai, khoảng 1 tuần trở lại đây, hoạt động xuất khẩu lợn đi Trung Quốc bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Tuy nhiên, bà con cũng chưa dám mừng do thị trường Trung Quốc chưa mở hẳn cửa khẩu để xuất lợn, mà chỉ tạm mở thành từng đợt

Theo đó, giá lợn hơi bán tại một số trang trại ở Đồng Nai đang dao động từ 33.000 – 36.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Còn tại Long An, mức giá hiện nay là 32.000 đồng/kg, tăng khoảng 4.000 – 7.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với các mức giá này, người nuôi vẫn chịu lỗ vì chưa đạt đến mức giá thành sản xuất.
Mặc dù giá lợn hơi đã tăng nhẹ, nhưng ông Nguyễn Quang Thanh, người chăn nuôi tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) vẫn lo lắng: “Gia đình tôi vẫn đang thấp thỏm chờ giá lợn tăng lên để bán 300 con lợn đang tồn trong chuồng. Hiện nay người chăn nuôi vẫn chưa dám tăng đàn vào thời điểm này, vì sợ tiếp tục thua lỗ. Nhiều hộ sau khi giải phóng hết số lượng lợn tồn đã chủ động treo chuồng, chưa dám tái đàn”.

Ông Vũ Văn Tích, một chủ trang trại ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho biết: “Mặc dù giá lợn đã tăng trở lại nhưng nông dân vẫn chưa có lãi. Tôi vừa xuất chuồng 30 con lợn, chịu thua lỗ hơn 30 triệu đồng, nhưng còn hơn là càng nuôi càng lỗ”.
Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Viêt Nam cho biết: “Giá thịt lợn vẫn đang ở mức thấp tại nhiều vùng. Nguyên nhân chính là dư thừa nguồn cung, việc xuất khẩu gặp khó khăn. Tuy nhiên, giá lợn bên Trung Quốc đang là 59.000 đồng/kg, nếu xuất khẩu được với mức giá 38.000 đồng/kg nông dân sẽ hòa vốn. Do vậy, trong thời gian tới, nếu chúng ta không xuất khẩu được thịt lợn thì bà con không nên tăng đàn”.
Nguồn: Dân Việt