Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng muốn thành công, ngoài các yếu tố như giảm giá thành, tăng giá bán…thì kỹ thuật chăn nuôi đạt chuẩn là điều bắt buộc cần phải có. 

 

Trong kỹ thuật chăn nuôi, ngoài các vấn đề như dinh dưỡng, dịch bệnh, chăm sóc thì môi trường sống của gà cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành bại.

 

»› Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi gà bạn cần biết

»› Xem thêm: Bệnh thường gặp trên gia cầm bạn đừng bỏ qua

 

Mục tiêu của bài viết dưới đây là cụ thể hóa những tiêu chuẩn môi trường từ chất độn chuồng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí, cho đến mật độ thả gà, cường độ chiếu sáng nhằm giúp người chăn nuôi gà dễ dàng định lượng và thực hành trong thực tế.

 

1. Chất độn chuồng trong chăn nuôi gà

 

Chất độn chuồng tốt sẽ không dính bết, không dính vào dầy và khi lấy tay nắm lại thì không bị nát vụn.
Chất độn chuồng tốt sẽ không dính bết, không dính vào dầy và khi lấy tay nắm lại thì không bị nát vụn.

 

Vai trò của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà.

- Hút ẩm từ phân gà. 115g phân gà sau khi hút ẩm còn 28,75g (như vậy có nghĩa phân gà có chứa 75% nước).

 

- Trộn và làm giảm mức độ đậm đặc của phân. Điều này không những giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà và phân mà còn làm giảm sự tập trung của vi khuẩn và làm giảm bớt thức ăn của chúng (thức ăn chưa tiêu hóa trong phân gà). Nhờ vậy, nhiều vi sinh vật không sinh sản được, một số con không sống sót được và số lượng vi sinh vật nhờ đó mà giảm đi.

 

- Sự kết hợp giữa lớp độn chuồng dày và phân gà dẫn đến lên men ở mức thấp tạo ra một lượng nhỏ amoniac diệt khuẩn. Quá trình phân hủy lớp hóa học này biến lớp độn chuồng thành nguyên liệu tương đối vô hại đối với gà.

 

-  Chức năng khác của lớp độn chuồng là điều hòa độ ẩm và nhiệt độ của môi trường chăn nuôi gà. Lớp dọn chuồng hút ẩm từ không khí khi không khí quá ẩm và giải phóng hơi nước khi không khí quá khô. Vào những ngày lạnh gà thích thú với sự ấm áp của lớp độn chuồng và vào những ngày nóng chúng thải bớt nhiệt trong cơ thể bằng cách vùi mình trong lớp độn chuồng.

 

 

Chất độn chuồng thường dùng là trấu hoặc phôi bào; trước khi dùng cần phơi khô, sau đó phun thuốc sát trùng foocmol 2% và sunphat đồng 0,5% để diệt nấm rồi mới cho vào chuồng.

 

Chất độn chuồng tốt: không dính bết, không dính vào dầy và khi lấy tay nắm lại thì không bị nát vụn.

 

Nói tóm lại, nếu chăm sóc tốt cho lớp độn chuồng với nguyên liệu đúng yêu cầu thì chăn nuôi gà trên nền chất độn chuồng hoàn toàn hay 2/3 sàn là chất độn chuồng thì vấn đề phân gà được giải quyết gần như là tuyệt vời.

 

Mặt khác, nếu quản lý lớp độn chuồng không tốt nó có thể thành nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gà.

 

2. Nhiệt độ trong quá trình chăn nuôi gà

Gia cầm từ khi nở đến 8 tuần tuổi khả năng điều tiết nhiệt kém nên cần cung cấp mức nhiệt lượng lớn.

 

- Tuần 1: 33-35oC.

 

- Tuần 2: 31-33oC.

 

- Từ tuần 3-8 mỗi tuần giảm 2-3oC (tùy thuộc thời tiết bên ngoài) sao cho đến tuần 8 nhiệt độ chuồng nuôi rơi vào khoảng 15-20oC là tốt nhất.

 

 

Lưu ý: đặt nhiệt kế ngang lưng gà khi đo nhiệt độ chuồng nuôi.

 

- Nhiệt độ lý tưởng: 20oC

 

- Nhiệt độ tốt:10-15oC.

 

- Nhiệt độ đề phòng: 5-10oC và 25-30oC.

 

- Nhiệt độ nguy hiểm: >30oC và <5oC đối với gà trưởng thành.

 

Một số biện pháp chống nóng thông dụng trong chăn nuôi gà: quét vôi trắng, dùng vật liệu cách nhiệt ở mái, dùng mái phụ. Dùng vòi phun nước trên trần, quạt gió, trồng cây bóng mát (tán lá cao để không cản trở sự lưu thông không khí, thường chọn cây có nhựa đắng tránh sâu bệnh côn trùng).

 

»› Xem thêm: Nuôi gia cầm trong mùa nóng - nghiên cứu mới

»› Xem thêm: Những lưu ý khi chăn nuôi gà mùa nóng

 

3. Ẩm độ

Trong chăn nuôi gà ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên đường hô hấp của gà nhưng lại là yếu tố mà ta có thể chủ động điều chỉnh được trong phạm vi chuồng nuôi.

 

- Nếu ẩm độ quá cao → bài tiết nhiệt khó khăn.

 

- Ẩm độ quá thấp → hanh khô, chuồng dễ bụi, gà dễ mắc bệnh đường hô hấp.

 

- Ẩm độ thích hợp: 60-70%.

Lưu ý: khi điều chỉnh ẩm độ nên lợi dụng hết độ thông thoáng tự nhiên, hạn chế lượng nước uống rơi vãi. Sử dụng đệm lót xốp, khô, hút ẩm cao để tránh ẩm độ tăng cao cục bộ. Chăn nuôi gà đúng mật độ.

 

Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới gà.
Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới gà.

 

4. Độ sạch không khí trong quá trình chăn nuôi gà

 

Độ sạch của không khí chuồng chăn nuôi gà được đánh giá thông qua nồng độ của các khí chính như sau:

 

- Nồng độ O2 tiêu chuẩn: 21%.

 

- Nồng độ NH3 cho phép: ≤ 0,01%. Khi chuồng nuôi xuất hiện khí độc – NH3 (trong phân gà) tăng lên → nồng độ O2 giảm.

 

- Nồng độ CO cho phép: ≤ 0,05%. CO sinh ra khi dùng trục sưởi bằng than củi, bếp dầu, đèn dầu.

 

- Nồng độ CO2 (sinh ra trong quá trình trao đổi chất) cho phép: ≤ 0,03%.

 

Ngoài ra, khí độc còn sinh ra khi ta dùng các chất khử trùng.

 

Để duy trì độ sạch cho không khí trong chăn nuôi gà, ta có thể dùng các phương pháp lưu thông không khí tự nhiên như: gió tự nhiên, quạt gió, giảm mật độ, vận tốc gió: 3m/s.

 

»› Xem thêm: Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp

 

5. Ánh sáng, chương trình chiếu sáng.

Gà rất nhạy cảm với ánh sáng nên ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng độ tuổi, loại gà, giống gà và độ thông thoáng chuồng nuôi khác nhau mà người chăn nuôi gà có chương trình chiếu sáng khác nhau cho phù hợp.

 

Lưu ý: 

- Gà hậu bị sau 14 ngày tuổi không được tăng quá 10h chiếu sáng/ngày. Còn gà đẻ hàng tuần phải tăng giờ chiếu sáng đạt tiêu chuẩn tối đa 16h/ngày, có như vậy mới kích thích thành thục nhanh và đẻ trứng tốt.

 

- Nếu chăn nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên, vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làm khô chất độn và đảm bảo thông khí.

 

- Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu cùng loại công suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn.

 

- Các thiết bị chiếu sáng trong chuồng chăn nuôi gà phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50-60%.

 

Một số chương trình chiếu sáng ví dụ như sau:

 

Chương trình chiếu sáng cho gà con và gà hậu bị (đối với gà đẻ hướng thịt).
Chương trình chiếu sáng cho gà con và gà hậu bị (đối với gà đẻ hướng thịt).

 

Chương trình chiếu sáng cho gà đẻ hướng thịt nuôi chuồng thông thoáng.
Chương trình chiếu sáng cho gà đẻ hướng thịt nuôi chuồng thông thoáng.

 

Đối với chăn nuôi gà thịt công nghiệp broiler: chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày. Khi tắt đèn chú ý đề phòng gà tụm lại ngạt thở và bị chết. Khi nuôi gà trong nhà kín (môi trường nhân tạo), kết quả thí nghiệm với chế độ chiếu sáng: 1-2 giờ chiếu sáng, sau đó 2-4 giờ không chiếu sáng (tắt đèn) cho thấy gà lớn nhanh, chi phí thức ăn và năng lượng điện chiếu sáng giảm.

 

6. Mật độ chuồng nuôi trong chăn nuôi gà.

Khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà phụ thuộc vào mật độ nuôi, tăng mật độ nuôi đồng nghĩa với việc giảm vốn đầu tư cho cơ sở chăn nuôi tuy nhiên nếu mật độ nuôi quá dày thì ngược trở lại sẽ phát sinh các vấn đề như gà mổ cắn nhau, bức bí, thông khí kém…làm giảm hiệu suất chăn nuôi gà đáng kể.

 

Tiêu chuẩn mật độ chuồng nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ giống gà, loại gà, cách nuôi, kỹ thuật được áp dụng, độ thông thoáng chuồng nuôi…vân vân.

 

Tiêu chuẩn mật độ chuồng nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Tiêu chuẩn mật độ chuồng nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

 

Ví dụ: mật độ tiêu chuẩn theo phương pháp chăn nuôi gà (đầu con/m2):

- Nuôi chăn thả (thông khí tự nhiên): 3-4 con/m2

 

- Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí nhân tạo): 3-4

 

- Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí tốt): 5-7

 

- Nuôi trên sàn gỗ: 5-7

 

Nếu muốn nuôi với mật độ dày hơn tiêu chuẩn này còn phải có đủ điều kiện thông khí và trang thiết bị kỹ thuật trong chuồng nuôi.

 

Trong chuồng chăn nuôi gà có mật độ dày, cường độ thông khí và trang thiết bị cho một đầu con phải tương tự như trong chuồng nuôi với mật độ ánh sáng thưa, có thế mới tránh được các hiện tượng kích động.

 

 

VietDVM.com

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 24 năm 2017

Giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc nước ta trong tuần 24/2017 tiếp tục giảm 1.000 đ/kg. Hiện giá heo hơi đẹp giữ trung bình ở mức 22.000 đ/kg, và chưa có dấu hiện cải thiện. Ví dụ: Tại Quốc Oai & Thường Tín Hà Nội, giá heo hơi siêu đẹp 22.000 đ/kg. 

 

Giá heo hơi tại các địa phương có sự chênh lệch nhau khá nhiều, kể cả ngay trong cùng địa phương giá heo hơi cũng khác nhau tương đối nhiều. 

 

»› Cập nhật tin tức biến động thị trường

»› Không xuất khẩu thịt heo bằng mọi giá

»› Cần bao nhiêu thời gian mới xuất khẩu được thịt heo?

 

gia ca thi truong mien bac 1
Giá cả thị trường miền Bắc tuần 24 năm 2017

 

Giá heo hơi hiện chưa có tín hiệu khả quan. Giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc đối với heo lai, áp siêu chỉ đạt 19.000 đ/kg - 21.000 đ/kg.

 

Giá heo giống siêu giữ ở mức 350.000đ/con, và chưa có dấu hiệu phục hồi. Tại Ninh Bình và Hưng Yên, giá heo giống một số nơi giảm còn 100.000 đ/con. 

 

Giá gà thịt công nghiệp (loại >3kg) trong tuần giảm từ 22.000 đ/kg xuống còn 19.000 đ/kg. Giá trứng gà tiếp tục giảm từ 1.300 đ/quả xuống còn 1.000 đ/quả.

 

»› Giá cả thị trường miền Bắc tuần 23-2017 (05/06/2017 - 11/06/2017)

»› Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam

  

Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 24/2017 tại các tỉnh miền Bắc

 

Giá cả thị trường tuần 24 năm 2017

  Heo thịt

 Heo siêu 20.000 - 22.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 18.000 - 19.000 đ/kg
 Heo lai 15.000 - 17.000 đ/kg 

  Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp >3kg 18.000 - 19.000 đ/kg
Gà thịt lông màu 40.000 - 50.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 4,5 tháng) 62.000 - 67.000 đ/kg
Gà lai chọi 75.000 - 80.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 80.000 - 85.000 đ/kg
Gà đẻ loại 28.000 - 32.000 đ/kg

   Trứng gà

Gà ai cập trắng 1.000 - 1.050 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 1.150 - 1.250 đ/quả
Gà công nghiệp (trứng đỏ)  8.00 - 900 đ/quả
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 24.000 - 27.000 đ/kg
Trứng vịt
Trứng thường 1.600 - 1.800 đ/quả
Trứng vịt lộn 2.000 - 2.2000 đ/quả
Trứng cút  Trứng cút thường 210 - 230 đ/quả
Trứng cút lộn 330 - 390 đ/quả

 

  

Giá giống
Vịt Giống vịt thịt 5.000 - 7.000 đ/con
Gà ta lai (gà lông màu) bắt xô 7.000 - 12.000 đ/con
Gà lại trọi 9.000 - 15.000 đ/con
Giống gà Ai Cập 16.000 - 18.000 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 250.000  - 350.000 đ/con
Heo lai (22 - 30kg) 25.000 - 30.000 đ/kg

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên

 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.

 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 VietDVM team tổng hợp

Phải mất nhiều năm để mở cửa thị trường mới cho nông sản nhưng việc xúc tiến lại theo cảm tính nên sản phẩm cạnh tranh yếu khi ra nước ngoài.


Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết để mở một mặt hàng của ta xuất sang nước ngoài thông thường mất 3-7 năm vì những hàng rào kỹ thuật cũng như thủ tục hành chính.

 

»› Cập nhật tình hình giá heo hơi trên cả nước

»› Không xuất khẩu thịt heo bằng mọi giá

 

Đủ rào cản

 

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mở cửa thị trường gồm 2 phần: thương mại - thuế suất nhập khẩu và rào cản kỹ thuật, thủ tục hành chính. Phần thương mại, Việt Nam đã đàm phán tốt, giảm thiểu thuế nhập khẩu của nhiều thị trường, thậm chí về 0% nhờ 12 hiệp định thương mại tự do (FTA).

 

Với sản phẩm thịt heo, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 4 đoàn qua Trung Quốc đàm phán để xuất khẩu chính ngạch sang đây. Tuy nhiên, để thông qua được hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc, việc đầu tiên là phải tuyên bố vùng chăn nuôi của Việt Nam không có dịch bệnh lở mồm long móng.

 

»› Đàm phán xuất lợn hơi chính ngạch đi Trung Quốc

 

Đây là yêu cầu tối thiểu và đầu tiên Việt Nam phải thông qua về mặt kỹ thuật. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Tổ chức Thú y thế giới và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu này nhưng cần có thời gian.

 

Thịt heo trong nước thừa phải chờ “giải cứu” trong khi tìm thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
Thịt heo trong nước thừa phải chờ “giải cứu” trong khi tìm thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

 

»› Cuộc giải cứu heo trong lịch sử chăn nuôi

 

Một cán bộ từng tham gia mở cửa thị trường khó tính cho rằng ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, cả thế giới đều muốn bán hàng cho họ nên đăng ký mặt hàng mới xuất sang đây phải xếp hàng chờ. "Có khi số thứ tự lên đến cả ngàn nên việc chờ đợi lâu dài là không tránh khỏi. Đến khi nộp hồ sơ, nếu không đạt, họ trả lại và thường chỉ nêu lý do chung chung - như số liệu không đáng tin cậy, thí nghiệm thực hiện không đúng - khiến mình phải mướt mồ hôi tìm nguyên nhân, khắc phục và tất nhiên là khá tốn kém, mất nhiều thời gian" - vị này nêu thực tế.

 

»› Cơ hội xuất khẩu hàng nghìn tấn thịt heo sang Hàn Quốc

 

Một tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi Việt Nam là sắp được xuất khẩu chính ngạch thịt gia cầm sang Nhật. Dự kiến, lô đầu tiên sẽ xuất vào tháng 8 năm nay.

 

Ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng Ban Đề án xuất khẩu Công ty TNHH Koyu & Unitek, cho biết để xuất khẩu thịt gà sang Nhật, công ty phải mất 2 năm chuẩn bị. So với những doanh nghiệp (DN) khác, công ty này có lợi thế hơn nhờ đã có khách hàng của công ty mẹ tại Nhật nên chỉ lo mở cửa về thủ tục theo những tiêu chí mà 2 nước quy định mà không phải lo vấn đề thương mại.

 

 

Theo ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, ngành chăn nuôi Việt Nam không có nhiều lợi thế khi xuất khẩu, chỉ có thể khai thác một số thị trường ngách. Với mặt hàng trứng, Việt Nam lợi thế về sản phẩm muối và bắc thảo nhưng gần đây lại bị vướng hàng rào kỹ thuật nước nhập khẩu về tiêu chuẩn sudan, chì... Do đó, nhiều DN không xuất khẩu được, phải tìm cách khắc phục như nuôi vịt tại trại (không thả chạy đồng) để kiểm soát thức ăn và thay đổi công thức chế biến để không tồn dư các chất cấm theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

 

"Về thương mại và kỹ thuật, DN có thể tự lo nhưng các thủ tục pháp lý thì cần có cơ quan đầu mối hướng dẫn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu" - ông Thiện đề nghị.

 

»› Thách thức trong xuất khẩu heo chính ngạch

 

Không thể để nông dân "đấu tay đôi" với đại gia FDI

 

Chủ một trang trại nuôi gà công nghiệp đẻ trứng quy mô lớn tại Đồng Nai cho rằng đã đến lúc nhà nước nên xem xét việc mở cửa gần như toàn bộ ngành chăn nuôi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

 

"Những năm qua, sản phẩm chăn nuôi thường xuyên khủng hoảng thừa là do hàng loạt tập đoàn nước ngoài vào đầu tư, đẩy sản lượng tăng nóng. Họ có vốn lớn và bề dày kinh nghiệm từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhưng sản phẩm lại không xuất khẩu mà chỉ bán nội địa, cạnh tranh trực tiếp với nông dân là không công bằng. Những năm qua, hàng loạt nông dân vốn ít, nuôi gà đẻ trứng đã phá sản. Những người có vốn khá hơn đang cầm cự nhưng cũng không thể trụ được lâu dài trong tình trạng sản phẩm bán quá rẻ. Ở nhiều nước, nông dân luôn được nhà nước bảo hộ. Nhà nước không thể để nông dân đấu tay đôi với đại gia nước ngoài trên sân nhà" - một nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm chua chát.

 

 Theo: Ngọc Ánh     

Nguồn: Người lao động

Để đáp ứng mục tiêu nhân giống hàng loạt, đòi hỏi cần phải có đủ số heo nái khỏe mạnh, bình thường.


Lợi nhuận của trang trại phụ thuộc vào số heo con cai sữa từ tổng số heo nái giống được nuôi trong trại; Yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới nó lại chính là hiệu quả của việc nhân giống hàng loạt. Khi công tác nhân giống hàng loạt của trại không tốt, tạo ra các ô chuồng trống, số heo con cai sữa và heo thịt vỗ béo giảm, làm năng suất trại giảm đáng kể.

 

»› Xem thêm:Lịch vaccine cho heo nái dạ hiệu quả

»› Xem thêm: Lịch vaccine cho heo nái hậu bị

 

Động dục hàng loạt muốn hiệu quả đòi hỏi phải có đủ số heo nái và số heo nái hậu bị đã chuẩn bị sẵn sàng (heo nái khỏe mạnh và đã thành thục về tính). Số heo nái sẵn sàng cho động dục hàng loạt phụ thuộc vào công tác quản lý và dự đoán thời gian động dục trở lại của heo nái.

 

Việc quản lý heo nái hậu bị thay thế đàn có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ sinh sản của chúng về sau.

 

 

Quản lý heo nái hậu bị.

 

Một vấn đề thường gặp trong thực tế là một số heo nái hậu bị (5-15%) không động dục trong khoảng thời gian hợp lý sau khi nhập trại (ví dụ 28 ngày). Lúc đó, những heo nái hậu bị thay thế đàn này được chia làm 3 nhóm như sau:

 

1. Những heo nái hậu bị có chu kỳ động dục trong vòng 10 ngày sau khi nhập trại.

 

2. Những heo nái hậu bị động dục vào 10-28 ngày sau khi nhập trại.

 

3. Những heo nái hậu bị động dục từ 28 ngày sau khi nhập trại.

 

Luôn đảm bảo đủ số lượng heo nái hậu bị thay thế đàn nhập trại sẽ giúp trại nâng cao năng suất tốt hơn so với việc bỏ lỡ chu kỳ động dục hàng loạt.

 

 

Nhập heo nái hậu bị thay thế đàn
Nhập heo nái hậu bị thay thế đàn

 

Ảnh hưởng của thời gian động dục sau khi nhập trại của heo nái hậu bị tới khả năng sinh sản của chúng về sau.
Loại heo nái hậu bị  Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trong thời gian khai thác  Ảnh hưởng tới kích thước lứa đẻ trong thời gian khai thác   Số lứa khai thác
 Động dục sau 10 ngày  ++++ ++++ 
 Động dục sau 10 - 28 ngày  ++ ++ 
 Động dục sau 28 ngày  -

 

Điều này càng nhấn mạnh việc chọn mua và quản lý heo nái hậu bị thay thế đàn trước khi nhập chúng vào trại là vô cùng quan trọng. Một heo nái hậu bị đạt chuẩn ít nhất phải từ 10 tháng tuổi trở lên, có ham muốn tình dục tốt (chảy nướng miếng và đứng im khi bị heo đực kích thích).

 

»› Xem thêm: 3 bước đơn giản chọn mua heo nái giống hậu bị ưng ý nhất

 

Đối với những heo hậu bị thuộc nhóm 2 và 3 chúng ta nên bỏ qua, tiêu hủy, không chọn vì khả năng sinh sản của chúng rất thấp. Tuy nhiên, nếu muốn giảm áp lực tiêu hủy, có thể tiêm cho mỗi con một liều eCG / hCG để kích thích heo hậu bị động dục. Để tránh lãng phí, toàn bộ heo nái có vấn đề bao gồm cả heo hậu bị và heo nái dạ (nái đã đẻ nhiều lứa) nên được phát hiện sớm, điều trị và loại bỏ kịp thời.

 

Một heo nái có vấn đề, nó quá non tuổi nên khi đứng trước heo đực thí tình nó vẫn ngủ.
Một heo nái có vấn đề, nó quá non tuổi nên khi đứng trước heo đực thí tình nó vẫn ngủ.

 

Đôi khi việc dùng heo đực thí tình đề phát hiện heo nái động dục là không hiệu quả, ví dụ trong trường hợp heo nái bị vô sinh theo mùa. Trong trường hợp đó, can thiệp bằng hormone gonadotrophic ECG hoặc sự kết hợp của ECG và hCG sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

 

»› Xem thêm: Ứng dụng hormone sinh sản trong quản lý và tăng năng suất đàn heo nái

 

Đối với heo nái hậu bị và heo nái đẻ lứa đầu, việc kết hợp cả ECG và hCG sẽ cho hiệu quả tốt hơn so với việc chỉ dùng 1 mình ECG, mặc dù 2 đối tượng này phải dùng ECG ở liều cao hơn (1000 và 600 IU tương đương cho heo nái hậu bị và nái tơ). Đây có thể là phương pháp điều trị lâm sàng khá hiệu quả và có thể dùng để chủ động chẩn đoán heo nái vô sinh.

 

Khi ECG / hCG được dùng cho heo nái hậu bị trước tuổi dậy thì sẽ có đến 30% heo nái có thể không biểu hiện động dục và trong số heo nái động dục, cũng có khoảng 30% heo nái có thể không có chu kỳ động dục thường xuyên, đều đặn.

 

Khả năng những heo hậu bị sau khi dùng thuốc có chu kỳ động dục đều đặn (>90%) là không cao, những heo này có xu hướng giống với những heo hậu bị lên giống tự nhiên và khả năng sinh sản thường khá cao.

 

»› Xem thêm: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo nái


Nếu một nhóm heo nái hậu bị đáp ứng kém sau khi điều trị (ví dụ chỉ có <50% động dục) thì nguyên nhân có thể là do heo nái hậu bị đã bước vào chu kỳ động dục và như vậy sẽ không đáp ứng với gonadotrophin. Trong trường hợp đó những nghiên cứu tổng thể nhằm quản lý và phát hiện động dục là cần thiết.

 

 

Quản lý heo nái.

 

Có 4 nhóm heo nái như sau:

1. Heo nái trên 2 lứa đẻ và heo nái già ăn uống tốt trong thời gian cho con bú.

 

2. Heo nái mới đẻ 1 lứa và những con ăn uống không tốt trong thời gian cho con bú.

 

3. Heo nái không động dục sau cai sữa 7 ngày.

 

4. Heo nái lên giống lại bình thường.

 

Nếu thời gian động dục trở lại của heo nái quá dài (> 5 ngày sau khi cai sữa) thì việc động dục hàng loạt sẽ trở nên khó khăn hơn và hiệu suất khai thác của heo nái cũng giảm theo. Heo nái tơ thường chậm động dục trở lại hơn so với heo nái dạ đặc biệt là vào những tháng nắng nóng.

 

 

Trong trường hợp dữ liệu quản lý đàn cho thấy có sự xuất hiện của heo nái chậm động dục lại hoặc tỷ lệ heo nái tơ trong đàn cao, ta tiến hành xử lý như sau:

 

- Đối với heo nái tơ đẻ lứa đầu: tiêm mỗi con 1 mũi ECG/hCG vào ngày cai sữa hoặc sau khi cai sữa 1 ngày.

 

- Đối với heo nái dạ chậm động dục lại: tiêm cho mỗi con 1 mũi gonadotrophin sẽ hiệu quả và tiết kiệm hơn.

 

Đối với heo nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa, việc điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc chẩn đoán chính xác tới mức nào và nguyên nhân dẫn đến việc heo nái chậm động dục là gì. Ví dụ như khả năng đáp ứng của buồng trứng với các kích thích của nội tiết tố.

 

Để kích thích động dục hàng loạt: cung cấp cho mỗi heo nái 1 liều GnRH vào thời điểm 96h (4 ngày) sau khi cai sữa, sau khi tiêm 5 ngày, heo nái sẽ rụng trứng và ta tiến hành thụ tinh nhân tạo đồng loạt cho toàn bộ heo nái vào 1 thời điểm cố định.

 

 

Những heo nái cai sữa trong tuần đang được chuẩn bị cho thụ tinh nhân tạo.
Những heo nái cai sữa trong tuần đang được chuẩn bị cho thụ tinh nhân tạo.

 

Điều này mang lại nhiều lợi ích hơn cho các hệ thống chăn nuôi mở - nơi mà heo nái được di chuyển tự do qua các gian khác nhau trong chuồng nuôi trong tuần cai sữa. Việc thụ tinh cùng thời điểm còn tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi chọn lựa và sử dụng những heo đực giống tốt nhất, từ đó ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả của quá trình thụ tinh.

 

Phạm Nga    
(theo pig333).  

Mavin tự hào là một trong những tập đoàn được tin cậy nhất về chuỗi giá trị “từ nông trại tới bàn ăn”. Chúng tôi là một trong doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm từ Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, heo giống và thực phẩm. Công ty luôn xác định con người là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển để mang lại những sản phẩm và chất lượng phục vụ tốt nhất và an toàn cho người tiêu dùng.

 

 

Tập đoàn Mavin tuyển dụng nhân sự
Tập đoàn Mavin tuyển dụng nhân sự

 

 

Hiện tại chúng tôi đang tuyển dụng nhân sự cho cả tập đoàn năm 2017 chi tiết như sau:

1. Giám Đốc Nhà máy TACN tại Hưng Yên: ưu tiên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương ít nhất 5năm trong lĩnh vực Nông Nghiệp, Tự động hóa, Công nghệ thực phẩm

 

2. Trưởng phòng Thu mua tại Hà Nội: ưu tiên học Ngoại Thương, giao tiếp tiếng Anh tốt, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương

 

3. Trưởng phòng Kỹ thuật heo tại Hà Nội: ưu tiên ít nhất 5 năm tại vị trí tương đương trong ngành chăn nuôi heo

 

4. Phó Trưởng trại heo tại Bình Định: ưu tiên kinh nghiệm ít nhất 5 năm tại vị trí kỹ thuật trại heo và vị trí quản lý trên 2 năm.

 

5. Kỹ thuật trưởng trại heo: ưu tiên học chuyên ngành chăn nuôi thú y, có kinh nghiệm kiểm soát hệ thống trên 3 năm

 

6. Trưởng phòng Pháp chế tại Hà Nội: ưu tiên kinh nghiệm tại vị trí tương đương ít nhất 5 năm, tốt nghiệp chuyên ngành luật, luật sư…

 

7. Giám đốc kinh doanh khu vực mảng TACN tại Cao Bằng, Bắc Kan, Yên Bái, Thái Nguyên: ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực TACN ít nhất 5 năm trở lên

 

8. Giám sát kinh doanh TACN khu vực phía Nam: 5 người ( theo khu vực sau Quảng Nam, Phú Yên, Đăk Lak; Gia Lai, Bình Định, Kon Tum)

 

9. Nhân viên kinh doanh TACN phía Nam; 30 người ( có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại lĩnh vực TACN theo khu vực)

 

10 Lái xe văn phòng: ưu tiên có kinh nghiệm lái xe văn phòng trên 5 năm, thông thạo luật và đường Hà Nội. Hộ khẩu Hà Nội.Ưu tiên kinh nghiệm lái xe cho người nước ngoài

 

Hồ sơ gửi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hạn nộp hồ sơ: Trước 31/07/2017.

 

 

Thông tin được chia sẻ bởi 

Ms.Hoạt          

Thời gian gần đây, tiếp tục có các cuộc giải cứu tại các tỉnh Trà Vinh, Cần thơ tuy nhiên không thể vực dậy giá heo hơi cán mốc 30.000 đ/kg mà trái lại, giá một số vùng đang có xu hướng giảm.

 

»› Cuộc giải cứu heo trong lịch sử chăn nuôi

 

Sau nhiều cuộc giải cứu, giá heo hơi vẫn khó cán mốc 30.000 đ/kg
Sau nhiều cuộc giải cứu, giá heo hơi vẫn khó cán mốc 30.000 đ/kg

 

Theo tình hình gửi về của các cộng tác viên tại các địa phương, giá heo hơi siêu đẹp chỉ khoảng 22.000 đ/kg.

 

Tại Trà Vinh, trong 1 tuần qua giá heo hơi giảm 1.000 đ/kg hiện chỉ còn 22.000 đ/kg. Người chăn nuôi tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

 

Tại các tỉnh Đông Nam Bộ, giá heo hơi cũng đang có xu hướng giảm, chỉ đạt khoảng 24.00 đ/kg - 26.000 đ/kg với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên lượng mua không đều. Đặc biệt, giá heo hơi loại trên 130 kg chỉ còn 16.000 - 19.000 đ/kg

 

Khu vực phía Bắc giá heo hơi cũng đang có xu hướng giảm và ở mức 23.000 đ/kg, thậm chí có nơi giá heo hơi chỉ đạt 19.000 - 21.000 đ/kg trong thời gian dài.

 

Với mức giá này, người chăn nuôi đang chịu lỗ từ 1 triệu đồng đến gần 2 triệu đồng cho 1 tạ heo hơi.

 

 

Bên cạnh đó, tại một số tỉnh khu vực phía Bắc: Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên.... giá heo giống giảm còn 100.000 đồng đầu con, có vùng còn không có người thu mua, càng để nuôi, càng lỗ nặng.

 

Cùng xu hướng giá thấp, giá các sản phẩm thịt gia cầm trong thời gian qua vẫn giữ ở mức thấp và không có quá nhiều biến động.

 

Theo cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) trong những tháng mùa hè, thời tiết nắng nóng, người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các sản phẩm thịt và chuyển sang sử dụng rau, củ quả và các đồ mát khác.

 

VietDVMTeam tổng hợp 

Chăn nuôi chỉ thành công khi ta có con giống tốt, khỏe mạnh và vận chuyển chúng an toàn về đến trang trại. Thông thường hiện nay, đa phần người chăn nuôi đều không mấy quan tâm tới vấn đề này, thay vào đó họ chọn các nhà cung cấp giống gà con uy tín trên thị trường làm giúp họ khâu chọn giống gà con và vận chuyển.

 

»› Xem thêm: Kỹ thuật úm gà trong giai đoạn 1-28 ngày tuổi

»› Xem thêm: Những lưu ý trước khi vào gà


Vậy tại sao VietDVM.com lại khuyến cáo ít nhất bạn nên biết cách làm thế nào để chọn được những con gà con khỏe, đẹp, đúng ý và biết khi vận chuyển gà con cần lưu ý những gì?

 

Bởi vì đây là công việc kinh doanh của bạn. Có thể bạn không trực tiếp làm tất cả các khâu nhưng khi bạn có kiến thức càng đầy đủ, chi tiết, bạn sẽ càng chủ động trong quá trình chăn nuôi hơn. Bạn sẽ biết cách làm thế nào để việc kinh doanh của bạn tốt lên hay làm gì khi trang trại của bạn có vấn đề xảy ra.

 

Gà con đẹp, khỏe mạnh là nền tảng đầu tiên cho quá trình chăn nuôi thành công.
Gà con đẹp, khỏe mạnh là nền tảng đầu tiên cho quá trình chăn nuôi thành công.

 

Gà con sau khi nở sẽ được tiến hành chọn lọc và phân loại thành gà loại 1 và loại 2. Mặc dù đây là công việc của các trại giống nhưng bản thân là người đi mua gà và là các chủ trang trại chăn nuôi gà, chúng ta cũng nên nắm được những thông tin này để biết gà giống mình mua là gà loại nào.


Thế nào là gà con loại một, loại hai?


Gà con loại một là những gà con đạt các tiêu chuẩn như sau:

- Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng, không cong vẹo.

 

- Gà con có mắt tròn, sáng.

 

- Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống, dòng (điều này chỉ là tương đối vì đôi khi trong thực tế màu lông gà con khác hoàn toàn với khi chúng trửng thành).

 

- Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình.

 

- Rốn gà con khô và khép kín, không bị viêm.

 

- Bụng thon, mềm.

 

- Khối lượng gà phải đạt:

  * ≥ 32g đối với gà con thương phẩm.

  * ≥ 34g đối với gà thay thế đàn bố mẹ.

  * ≥ 36g đối với gà con thay thế đàn ông bà và đàn thuần chủng.

 

Toàn bộ những gà không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là gà con loại hai.

 

Phân biệt gà loại 1 và loại 2 theo tiêu chuẩn.
Phân biệt gà loại 1 và loại 2 theo tiêu chuẩn.

 

Hướng dẫn cách chọn và phân loại gà con loại một và loại hai.

 

Trước khi chọn gà phải rửa tay bằng dung dịch Desinfectol 4cc/lit và lau khô.

 

Trên bàn chọn gà con ở giữa trải 1 tấm khăn, xung quanh có khung gỗ để gà khỏi chạy ra ngoài khi chọn. Một bên khung đặt hộp gà con chưa chọn, bên kia đặt hộp đựng gà con loại 1. Dưới gầm bàn đặt hộp đựng gà con loại 2.

 

- Chọn gà phải làm cẩn thận, nhẹ nhàng. Mỗi tay chỉ bắt một con để chọn. Bắt gà con sao cho đầu gà hướng về cổ tay, lưng áp vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên.

 

- Dùng ngón tay cái và ngón giữa bóp nhẹ vào bụng gà con xem cứng hay mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của gà con có bị dị tật không, rốn có hở không…Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào rốn để kiểm tra.

 

- Thả gà con vào trong khung gỗ kiểm tra xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không đồng thời xem lại gà con có bị dị tật nữa không.

 

- Gà đủ tiêu chuẩn giống thì bỏ vào hộp đựng gà con loại 1, mỗi ngăn hộp chứa 25 con. Khi hộp đủ 100 con thì đậy nắp và điền mọi số liệu vào mác hộp gà. Sau đó xếp hộp lên xe chở hộp gà con.

 

banner gia cam

 

Vận chuyển gà con.

Vận chuyển gà con là khâu vô cùng quan trọng. Nếu khâu vận chuyển chúng ta làm không tốt, gần như toàn bộ các việc khác bao gồm cả việc chọn giống như trên cũng đều vô nghĩa. Nó quyết định cả tốc độ tăng trọng cũng như tình trạng sức khỏe của cả đàn gà về sau.

 

Vận chuyển gà là khâu vô cùng quan trọng.
Vận chuyển gà là khâu vô cùng quan trọng.

 

Dưới đây là 10 khuyến cáo giành riêng cho những người vận chuyển gà con, những công ty cung cấp giống và những người chăn nuôi mua con giống:

 

1. Thời gian di chuyển của gà con từ khi nở đến trang trại chăn nuôi không nên quá 48 giờ. Tốt nhất nên vận chuyển gà con vào thời gian mát nhất trong ngày, vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

 

2. Đánh giá hiệu quả của quá trình vận chuyển chỉ với số lượng gà con chết khi đến nơi là cách đánh giá không đầy đủ, không chính xác.

 

3. Chỉ chọn những chiếc xe vận chuyển đáng tin cậy. Tức là những chiếc xe đã được thử nghiệm và chứng minh trong thực tế rằng chúng có thể vận chuyển và cung cấp gà con có chất lượng tốt.

 

4. Đảm bảo 100% xe vận chuyển được khử trùng đúng cách trước khi đưa gà con lên xe.

 

5. Duy trì nhiệt độ 32-35°C trong hộp gà bằng cách tối ưu hóa cả nhiệt độ không khí tuần hoàn và vận tốc của nó trong thùng xe (có thể tìm các giải pháp làm mát nhiệt độ trong thùng xe).

 

 

6. Nên cung cấp một chút dinh dưỡng ngoài (nước, điện giải, vitamin…) hỗ trợ cho gà con trong quá trình vận chuyển để đảm bảo sức khỏe cho gà.

 

7. Quá trình bốc dỡ gà con nên được tiến hành nhanh nhất có thể.

 

8. Sử dụng cấu trúc xếp chồng và khoảng cách thích hợp giữa các hộp gà con để đảm bảo thông gió phù hợp trong quá trình vận chuyển.

 

9. Điều chỉnh số lượng gà con trong mỗi hộp nếu nhiệt độ tối ưu bên trong hộp gà không thể đạt được do hạn chế về thiết bị vận chuyển.

 

10. Đảm bảo rằng lái xe được đào tạo và tinh thần tốt. Tính chuyên nghiệp của họ đóng góp đáng kể cho việc vận chuyển gà con tốt nhất.

 

Khử trùng xe vận chuyển trước khi chuyển gà lên.
Khử trùng xe vận chuyển trước khi chuyển gà lên.

 

Tóm lại, chăn nuôi muốn thành công nhất định không được bỏ qua những chi tiết nhỏ. Có thể ta không phải trực tiếp làm những công việc như chọn giống gà con hay vận chuyển gà nhưng ta nên hiểu biết về những việc đó để quản trị rủi ro tốt hơn trong quá trình chăn nuôi.

 

VietDVM.com hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho quý độc giả trong quá trình chăn nuôi, quản lý trang trại.

 

VietDVM team.

Hầu như không có ngành công nghiệp nào chịu nhiều tác động từ người tiêu dùng, các quy định pháp luật mới và ý kiến phê bình của công chúng nhiều như ngành chăn nuôi heo ở Đức và châu Âu.

 

Đó là lý do tại sao việc xác định xu hướng của ngành công nghiệp chăn nuôi heo trong tương lai lại quan trọng như vậy. Và dưới đây là ý tưởng của công ty thiết bị chuồng trại Big Dutchman về một mô hình chăn nuôi heo hiện đại trong tương lai.

 

Góc nhìn trại từ trên xuống
Góc nhìn trại từ trên xuống

 

Góc nhìn trại từ trên xuống
Góc nhìn trại từ trên xuống

 

Điểm đặc sắc của ý tưởng này chính là heo ở mọi lứa tuổi đều được tự do di chuyển qua tất cả các vị trí trong dãy chuồng nuôi. Ngoài ra, công ty còn có tham vọng là tạo nên một mô hình chuồng nuôi chuyên nghiệp; “cá thể hóa” (nghĩa là mỗi con heo sẽ được chăm sóc tùy vào cân nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu…); tăng cường tối đa số heo con được sinh ra; tối đa hóa lợi nhuận mang lại trong chăn nuôi heo.

 

Hiện ý tưởng đang được công ty thử nghiệm trên một trang trại gồm 60 heo nái. Dưới đây là những mô tả chi tiết về mô hình chăn nuôi heo mới này từ thiết kế cho đến những điểm cải tiến nổi bật của nó.

 

Khu vực trung chuyển heo

Có 3 cánh cửa vào và 2-3 cánh cửa đi ra các trạm ăn, trước lúc đó sẽ có một hệ thống tự động đo đạc các chỉ số như nhiệt độ cơ thể heo, trọng lượng heo…tùy thuộc vào các chỉ số cơ thể đó mà heo được hướng dẫn vào các trạm ăn tương ứng.

 

Trong các trạm ăn, heo nái được phân tích và lựa chọn dựa vào các biện pháp kỹ thuật tự động phát hiện → nếu có hiện tượng động dục → được tách ra và di chuyển tới khu vực thụ tinh.

 

Khu vực trung chuyển.
Khu vực trung chuyển 

 

Heo nái có biểu hiện lên giống được tách ra ngay sau đó.
Heo nái có biểu hiện lên giống được tách ra ngay sau đó

 

Những heo nái mang thai ngày thứ 25 được kiểm tra tự động và nếu đậu thai sẽ được thông báo cho người vận hành sau đó heo được di chuyển đến khu vực chuồng bầu.

 

Cấu trúc trang trại chăn nuôi heo được bố trí và thiết kế sao cho toàn bộ các công việc trên đều hoàn toàn tự động.

 

Khu vực thụ tinh

Heo sau khi phát hiện động dục sẽ được chuyển đến khu vực thụ tinh và tách biệt trong khoảng 2 ngày. Heo không nên ở trong khu vực thụ tinh quá lâu.


Chúng được sắp xếp thụ tinh theo nhóm sau khi khu vực tiếp xúc với heo đực được mở ra.

 

Cần chuẩn bị sẵn sàng vài ô chuồng dành riêng cho việc bảo vệ heo nái sau khi thụ tinh (tránh chúng va chạm với những con khác làm sẩy thai).

 

Khu vực heo đực được đặt cạnh chuồng heo nái để tiện cho việc kích thích và phát hiện heo nái trong thời kỳ động dục.

 

Chuồng heo đực được bố trí gần khu vực heo nái.
Chuồng heo đực được bố trí gần khu vực heo nái.

 

Khu vực chờ trong chăn nuôi heo hiện đại

Chuồng chăn nuôi heo thông thường tại châu Âu hiện nay, heo nái được xếp thành từng nhóm tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ. Mỗi heo nái có diện tích khoảng 2,5m2.

 

Một số ý tưởng đột phá của nghiên cứu:

- Khu vực nghỉ ngơi của heo nái được tích hợp sàn sưởi ấm.

- Khu vực sàn kín được làm sạch tự động bằng robot. Bộ lót sàn mới sẽ được robot cung cấp ngay lập tức.

- Robot được ngụy trang bằng rơm, mùn cưa hoặc thức ăn gia súc để thân thiện và heo có thể chơi đùa cùng.

- Bài chải massage thân thiện với động vật được lắp đặt ở đầu vào để làm sạch không khí dưới sàn nhà.

 

Bàn chải massage.
Bàn chải massage.

 

Khu vực đẻ trong chăn nuôi heo

Điểm nhấn tiếp theo của nghiên cứu này là hệ thống chuồng chăn nuôi heo đẻ tự do – heo tự do di chuyển trong khu vực đẻ. Khu vực này được chia làm 3 phần:

- Ô chuồng đẻ.

- Khu vực đẻ.

- Khu vực tập thể dục.

 

Ô chuồng đẻ

 

Heo mẹ và heo con được phân cách nhau bằng một hàng rào bảo vệ mở.
Heo mẹ và heo con được phân cách nhau bằng một hàng rào bảo vệ mở.

 

 Trong mỗi ô chuồng đẻ có bố trí máng ăn tự động giúp cho người chăn nuôi có thể kiểm soát được lượng thức ăn ăn vào của heo nái.
Trong mỗi ô chuồng đẻ có bố trí máng ăn tự động giúp cho người chăn nuôi có thể kiểm soát được lượng thức ăn ăn vào của heo nái.

 

Khu vực đẻ

 Khu vực đẻ với hệ thống chuồng tự do di chuyển được thiết kế với hai kích thước ô chuồng khác nhau. Sáu ô chuồng có kích thước bình thường, hai ô chuồng lớn hơn giành riêng cho nái lớn và già hơn.

 

Mỗi ô chuồng chăn nuôi heo đẻ được trang bị rãnh uống, hệ thống cho ăn, sàn di chuyển, bộ phận bảo vệ đột ngột và một cửa ra vào được thiết kế đặc biệt. Chúng tôi gọi đây là cánh cửa của Hà Lan vì nó có thể giữ phần dưới của cửa đóng lại. Điều này đảm bảo việc heo con không thể thoát ra ngoài ô chuồng.

 

Khu vực đẻ với 2 loại ô chuồng có kích thước khác nhau.
Khu vực đẻ với 2 loại ô chuồng có kích thước khác nhau.

 

Một số thiết kế nổi trội của khu vực đẻ:

- Hệ thống cấp nước có theo dõi lại lượng nước heo uống.

- Có sàn di động giúp loại bỏ phân → giữ cho ô chuồng chăn nuôi heo đẻ luôn sạch sẽ, vệ sinh.

- Có hệ thống sưởi ấm ổ cho heo con.

 

Cửa của chuồng đẻ sẽ đóng hoàn toàn, đóng một phần hoặc mở tùy thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình đẻ như sau:

1. Cửa mở hoàn toàn khi:

 

 

 

- Heo nái mới được di chuyển từ khu chờ đẻ đến khu vực đẻ. Heo sẽ chọn ô chuồng mà chúng thích.

- Chín ngày sau khi đẻ, cửa được mở ra lần thứ hai. Heo nái và heo con có thể di chuyển tự do trong khu vực tập thể dục.

 

2. Cửa ô chuồng đẻ đóng hoàn toàn (như hình bên dưới) khi heo đẻ.

 

 

Điều này đảm bảo cho heo nái không bị kích thích bởi các heo khác trong khi đẻ. Cửa đóng trong ba ngày đầu tiên để heo nái và heo con có thể tạo thành một liên kết. Các heo con học cách nhận ra tiếng mẹ đẻ và âm thanh của heo mẹ. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn sau.

 

3. Cửa ô chuồng đẻ mở một phần khi (chế độ cửa Hà Lan).

 

 

Thời kỳ bú mẹ, cửa có thể được mở theo chế độ cửa Hà Lan. Nghĩa là heo nái có thể rời khỏi ô đẻ và di chuyển quanh khu vực tập thể dục với những heo nái khác. Thời điểm này - giữa ngày thứ 3 và ngày thứ 9 sau khi đẻ

 

- Không có heo con ở khu vực thể dục.

 

Heo nái tỏ ra rất thích thú khi rời khỏi ô chuồng đẻ để đi vệ sinh, đi tiểu hay chỉ đơn giản là đi dạo một mình trong một khoảng thời gian. Không có vấn đề gì quá khó khi chúng tìm lại ô chuồng của mình cùng với heo con của chúng một lần nữa.

 

Khu vực tập thể dục:

“Hỗn loạn có tổ chức” – là từ ngữ có thể dùng để mô tả một cách chính xác khu vực tập thể dục trong chuồng chăn nuôi heo mới này. 

 

 

Với mô hình này, heo con được tự do khám phá môi trường xung quanh sớm hơn so với mô hình chăn nuôi heo hiện tại. Khuôn viên mỗi khu thể dục có sức chứa khoảng 10 heo nái và có các vách ngăn bảo vệ tránh việc heo con đi quá xa.

 

Khu vực tích hợp chăn nuôi heo hậu bị

Đây là khu vực để trại tự gây giống heo hậu bị, phòng trường hợp trại thiếu heo nái sẽ cần sử dụng đến.

 

Khu tích hợp heo hậu bị.
Khu tích hợp heo hậu bị.

 

Khu vực này được thiết kế gần chuồng heo đực nhằm dễ phát hiện ra những con có biểu hiện động dục dễ dàng hơn.

 

Hệ thống lọc khí ở trại chăn nuôi heo

Chăn nuôi heo ngày nay hầu như ai cũng biết vai trò của không khí sạch, trong lành quan trọng như thế nào đối với sức khỏe vật nuôi. Trong ý tưởng này, với mong muốn vật nuôi có được một cuộc sống “trong lành” nhất, các nhà nghiên cứu thiết kế các đường ống dẫn khí với các tấm lọc tại đầu mỗi ống.

 

Hệ thống lọc khí.
Hệ thống lọc khí.

 

Ngoài ra Big Dutchman còn hứa hẹn sẽ cung cấp máy lọc không khí 3 giai đoạn gọn nhẹ, tiện lợi.

 

Khu vực chăn nuôi heo thịt 

Heo con được đưa trực tiếp vào khu nuôi thịt sau khi cai sữa và được nuôi nhốt riêng theo giới tính của chúng. Heo cùng nhóm tuổi được nhốt chung với nhau và có một khoảng diện tích riêng.

 

Toàn bộ diện tích chăn nuôi heo thịt được thiết kế như một ngôi nhà chung rất lớn. Heo được di chuyển đến đó sau khi cai sữa và chỉ rời khỏi khu vực này khi xuất bán. Điều này giúp hạn chế tối đa việc heo bị stress do di chuyển giữa các chuồng nuôi.

 

Nhờ hệ thống quản lý thông minh này mà hiệu quả và lợi nhuận chăn nuôi được nâng cao thấy rõ.

 

Chuồng heo thịt.
Chuồng heo thịt.

 

Chuồng heo thịt.
Chuồng heo thịt.

 

Chuồng chăn nuôi heo sau cai sữa.

Giai đoạn này heo con được nuôi nhốt chung trong một khu vực khép kín (không mở cửa giao lưu với bên ngoài) để dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với độ tuổi.

 

Khi heo dần lớn lên, thức ăn và nhiệt độ trong chuồng nuôi cũng tự động điều chỉnh theo nhu cầu của chúng.

 

 

Chuồng chăn nuôi heo vỗ béo.

Giành riêng cho những heo thịt từ 30kg trở lên.

 

Máng ăn tự động.

 

Máng ăn tự động.
Máng ăn tự động.

 

Cũng là một trong những điểm nổi bật trong thiết kế mới này. Máng có thể tự động điều chỉnh chiều cao thấp cũng như lượng thức ăn tùy theo độ tuổi của heo.

 

Dưới đây là một số hình ảnh trang trại chăn nuôi heo 60 nái thí nghiệm mô hình trên trong thực tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể một số phần trong ý tưởng trên đây sẽ không thể áp dụng được trong thực tế chăn nuôi heo vì nó không phù hợp nhưng điều này là hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ một nghiên cứu mới nào. Các ý tưởng được chọn lọc, thử nghiệm trong thực tế, sau đó sẽ loại bỏ hoặc tiếp tục phát triển.

 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý độc giả của VietDVM.com có thêm những góc nhìn trực quan, sinh động hơn về tình hình chăn nuôi heo trên thế giới. Từ đó trở nên chủ động hơn và thậm chí có thể bắt kịp xu thế chăn nuôi của tương lai.

 

 

VietDVM team biên dịch.
(theo Big Dutchman).

Chuyện thịt heo rớt giá thê thảm nhiều tháng qua thì ai cũng biết. Nguyên nhân tại sao thì cũng không còn lạ nữa, đó là do sản xuất “cung vượt cầu” và còn vì xuất khẩu bấp bênh theo hình thức tiểu ngạch.

 

»› Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam

»› Cuộc giải cứu heo trong lịch sử chăn nuôi

»› Cập nhật tình hình giá heo hơi

 

Tình trạng sản xuất thịt heo chẳng khác gì chuyện dưa hấu trước đây, chỉ có điều là với heo thì tệ hại hơn bởi giá trị cao hơn, nên thiệt hại cũng lớn hơn nhiều.

 

Người dân mua thịt heo tại cửa hàng bình ổn giá, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Lê Xuân
Người dân mua thịt heo tại cửa hàng bình ổn giá, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Lê Xuân

 

Vấn đề muốn nói ở đây là chuyện xuất khẩu thịt heo với hy vọng lập các vùng an toàn dịch bệnh để thuyết phục nước bạn mua cho. Không phải Việt Nam mình đã không cố thuyết phục các nước bạn mở thị trường heo cho mình. Nhưng như thông tin đã đưa thì khi mời họ ăn họ khen ngon nhưng bảo mua thì họ lắc đầu. Chắc cái họ lo nhất đó là vấn đề an toàn thực phẩm và cái lớn hơn có lẽ là “không sạch bệnh”. Ai cũng biết một trong các loại bệnh đáng sợ nhất là dịch lở mồm long móng (LMLM), một dịch bệnh tai ác lây lan đối với loài có móng như trâu bò, heo ở các nước trong vùng.

 

»› Thách thức trong xuất khẩu heo chính ngạch


Ở nước ta, dịch LMLM (FMD) đã hoành hành nhiều năm rồi. Do ý thức vệ sinh của người dân kém, quản lý thú y cũng yếu nên việc chống dịch bệnh kém hiệu quả và dịch bệnh thỉnh thoảng lại nổ ra. Cho đến thời buổi này rồi mà ở một số nơi xảy ra dịch bệnh vẫn có hiện tượng người ta vất heo chết ra sông suối, thì thử hỏi làm sao mà trừ diệt dịch bệnh tận gốc được!

 


Dịch LMLM được xem là bệnh nguy hiểm của cả vùng Đông Nam Á, được coi là dịch bệnh của cả “vùng”. Trong buôn bán chính thống, vấn đề dịch bệnh luôn được coi trọng và chịu nhiều ràng buộc khắt khe của pháp luật thú y. Đừng nghĩ giản đơn rằng ở một trại, một tỉnh nào đó không phát bệnh thì hiển nhiên được xem là sạch dịch bệnh LMLM. Điều đó giải thích tại sao chuyện mua bán thịt heo giữa ta và nước bạn thường chỉ xảy ra ở hình thức tiểu ngạch. Có lẽ cũng vì vậy mà mấy nước quanh ta chỉ xuất khẩu được thịt gia cầm, chứ có dám nói chuyện xuất khẩu thịt heo đâu!

 

»› Xuất khẩu heo sữa tăng mạnh


Thêm nữa việc giữ cho sạch dịch bệnh LMLM đối với một nước là phải mất bao nhiêu thời gian, công sức và tiền của. Đó là lý do mà không ai dại gì đi nhập thịt heo từ một nước nằm trong vùng dịch bệnh, nhất là nước đó gần đây vẫn thường xuất hiện dịch LMLM. Để tránh thiệt hại không đáng có cho chăn nuôi heo xin đừng làm cho người sản xuất mang ảo tưởng xuất khẩu được thịt heo chính ngạch trong thời gian ngắn sắp tới (trừ trường hợp heo sữa với số lượng ít ỏi).

 


Trong kinh tế thị trường cái đầu tiên phải suy nghĩ trước khi quyết định kinh doanh đó là khâu thị trường. Đáng buồn là ở nước ta người ta vẫn quen bán cái mình có! Cứ sản xuất ra rồi kêu la thị trường, cầu cứu nhà nước. Lòng tốt của xã hội là đáng quý, nhưng sự giúp đỡ tiêu thụ chỉ có ý nghĩa với địa phương nhỏ hẹp, sản xuất như vậy không hợp với quy luật thị trường!

 


Ngành nông nghiệp đã có chương trình tái cơ cấu, hãy xem xét và có chương trình phát triển vững chắc ngành chăn nuôi heo. Tình hình trước mắt đòi hỏi phải kiên quyết giảm số đầu heo, nhất là đàn heo nái, đặc biệt là ở các vùng nuôi heo tập trung cao. Người chăn nuôi phải sản xuất ra các thực phẩm an toàn không có dư lượng kháng sinh và chất cấm để lấy lại lòng tin của thị trường. Cũng nên chú ý khai thác các nguồn gen heo bản địa phù hợp với thị hiếu ăn uống của người Việt. Ngoài ra chăn nuôi heo đang góp vào vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì thế phải kiểm soát chặt chẽ vệ sinh môi trường ở các cơ sở, địa phương chăn nuôi heo tập trung cao.

 

»› Chăn nuôi lợn vỡ trận vì tái cơ cấu nửa vời và yếu khâu thị trường


Để thiết thực giúp đỡ người nuôi heo, cơ quan quản lý cũng nên cập nhật thường xuyên thông tin thị trường cho các nhà sản xuất.

 

Chúng ta không nên đặt hy vọng gì nhiều vào xuất khẩu thịt heo bởi rào cản nghiêm ngặt của luật pháp thú y. Hơn chục nghìn tấn thịt heo sữa, heo choai xuất khẩu đi Singapore và Hồng Kông chẳng thấm tháp gì đâu! Một đất nước có gần một trăm triệu dân, có thói quen ăn thịt heo như nước ta thì thừa sức chủ động khâu tiêu thụ, tại sao lại cố sản xuất dư thừa để rồi phụ thuộc vào nước ngoài, họ có nhiều rào cản để từ chối hàng của mình bất cứ lúc nào. Mà để sản xuất ra lượng thịt heo dư thừa như hiện nay đâu phải dễ dàng, phải đánh đổi bằng bao nhiêu tỷ đô la nhập nguyên liệu thức ăn và nhiều thứ khác từ nước ngoài vào đấy!

 

 


Thật tình mà nói, thịt heo không phải là một ưu thế xuất khẩu của nước ta cũng như các nước trong vùng có nhiều dịch bệnh. Lại nữa giá thức ăn cao, giá thành luôn đắt hơn các nước chung quanh từ 1,2 đến 1,3 lần làm cho sản xuất thịt ở nước ta kém hiệu quả, khó cạnh tranh. Còn một lý do mà ít người lưu ý nữa đó là ở các nước nhiệt đới, vật nuôi phải tăng cường thải nhiệt, mất năng lượng nhiều nên tăng trọng thấp, lớn chậm hơn so với ở các nước ôn đới.

 

Hãy lo cho thị trường thịt heo rộng lớn trong nước để cho người dân được yên tâm tận hưởng những bữa ăn có thịt sạch, thịt an toàn.

 

 

GS Lê Viết Ly       

Nguồn: Nhà chăn nuôi

Công ty CP Dược Thú Y 5 Sao là công ty chuyên kinh doanh, phân phối các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: thuốc thú y, thuốc bổ trợ dùng trong lĩnh vực chăn nuôi.

 

Công ty CP dược Thú Y 5 sao tuyển dụng
Công ty CP dược Thú Y 5 sao tuyển dụng

 

Hiện nay, Công ty đang có nhu cầu tuyển dụng:

 

1. Vị trí: Nhân viên kinh doanh

 

»› Thông tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh của các công ty khác

 

2. Mô tả công việc:

- Quản lý hệ thống khách hàng cũ, mở rộng và phát triển hệ thống khách hàng mới.

- Tham gia tổ chức các buổi hội thảo tư vấn bệnh và giới thiệu các sản phẩm mới, chương trình mới của công ty.

- Triển khai bán hàng thuốc thú y và thu hồi công nợ.

- Hỗ trợ đại lý phát triển thị trường khách hàng.

- Là cầu nối của công ty với khách hàng, nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo chính sách và chương trình khuyến mãi của Công ty.

 

3. Quyền lợi được hưởng:

- Lương: 5.000.000 – 30.000.000 tùy theo năng lực

- Chế độ đãi ngộ nhân viên tốt

- Được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định của Nhà Nước.

- Được Công ty hỗ trợ tối đa để phát triển vùng thị trường mới

- Được Công ty đào tạo nếu chưa có kinh nghiệm

- Được đi du lịch trong nước và ngoài nước.

 

4. Yêu cầu:

- Tốt nghiệp từ Trung cấp trở lên chuyên ngành Thú y, chăn nuôi Thú y

- Đam mê kinh doanh

- Năng động, nhiệt tình, chịu được áp lực công việc cao

 

5. Hồ sơ gồm có:

- Sơ yếu lý lịch (nêu rõ quá trình học tập và làm việc của ứng viên)

- Đơn xin việc, 02 ảnh 3x4cm.

- Các bằng cấp hoặc chứng chỉ có liên quan.

- Giấy khám sứa khỏe

Lưu ý: Hồ sơ xin việc có thể gửi dưới dạng file đính kèm theo địa chỉ và thông tin bên dưới

 

6. Liên hệ:

- ĐT: 0432 003 779 - Hotline: 01256 866 866

- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 Thông tin được chia sẻ bới:

Mr. Đoàn         

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status