Công nghệ biến đổi gen và cuộc cách mạng vaccine gia cầm

| Ngày21/02/2017

Theo các nhà khoa học hàng đầu của Anh, nhiều khả năng kỹ thuật di truyền chính là mấu chốt mở ra một thế hệ vaccine mới cho ngành gia cầm.

 

Các nhà khoa học tại viện Pirbright đã sử dụng công nghệ biến đổi gen để phát triển một loại vaccine phòng bệnh marek có hiệu quả tốt hơn những loại vaccine hiện tại và nhiều dấu hiệu cho thấy kỹ thuật mới này có thể mở đường cho nhiều loại vaccine gia cầm khác nữa.

 

Hiện có hơn 20 tỷ liều vaccine marek được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm để kiểm soát căn bệnh này, tương đương một khoản chi phí lên tới 1 tỷ bảng anh (hơn 27838 tỷ vnđ) mỗi năm. Trong khi đó các loại vaccine sống hiện tại lại cần phải giữ lạnh liên tục mà hiệu quả bảo vệ cũng chưa được như ý muốn.

 

Ảnh 1: Marek hiện đang gây rất nhiều thiệt hại cho các nông dân của một số nước ở Đông Phi).
Ảnh 1: Marek hiện đang gây rất nhiều thiệt hại cho các nông dân của một số nước ở Đông Phi

 

Ngoài ra, các vaccine Marek hiện nay chỉ có thể bảo vệ con vật khỏi một số chủng virus Marek, điều đó có nghĩa vật vẫn có thể bị tổn thương bởi những chủng khác.

 

Cũng đã từng có những bằng chứng cho thấy rằng việc tiêm chủng góp phần làm lây lan những chủng virus marek độc lực cao hơn trong môi trường hoang giã.

 

Vaccine vector kiểu tái tổ hợp trong chăn nuôi gia cầm.

Nói đến vaccine tái tổ hợp thì hiện nay, người ta vẫn đang dùng Turkey herpes virus (HVT) như một yếu tố kích thích cơ thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm gia cầm. Tuy nhiên, các công nghệ hiện có sẵn để tạo vaccine tái tổ hợp HVT là khá khó khăn và mất nhiều thời gian.

 

Để khắc phục những vấn đề trên, các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Pirbright đã nghiên cứu ra một công nghệ cắt ghép, chỉnh sửa gen mới được gọi là “liên kết Cas9” cho phép việc cắt ghép các đoạn gen đạt tốc độ cao hơn cũng như độ chính xác tốt hơn trước.

 

Từ đó, các nhà khoa học dễ dàng cắt đoạn gen mã hóa của Marek rồi ghép vào với HVT để tạo thành một loại vaccine tái tổ hợp mới chống lại bệnh Marek, gọi là vaccine Ad5-gB.

 

Hiệu quả bảo vệ gia cầm của vaccine mới Ad5-gB?

Susan Baigent, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, các chủng kháng nguyên mới có khả năng bảo vệ đàn gia cầm khá hiệu quả. “Mặc dù vẫn còn một chút thất vọng về việc khả năng phát tán và lây nhiễm sang những gia cầm chưa được chủng vaccine của loại vaccine mới này không giảm được như ý muốn nhưng hiệu quả bảo vệ của nó không hề thua kém những loại vaccine sống hiện tại”.

 

“Những gì chúng ta không biết là liệu chỉ tiêm một liều duy nhất tại lò ấp có hiệu quả hơn trong việc làm giảm khả năng lây nhiễm mầm bệnh sang các gia cầm khác so với việc tiêm nhắc lại hay việc sử dụng liều cao hơn hay không ”, Susan cho biết thêm.

 

Cuộc cách mạng vaccine gia cầm.

Yongxiu Yao, một nhà khoa học cấp cao tại nhóm nghiên cứu ở Pirbright – người đã sử dụng công nghệ để biến đổi cấu trúc di truyền của HVT cho biết: cô đã cắt một đoạn gen của virus Marek để tạo ra một vaccine biến đổi gen hoàn toàn mới có khả năng bảo vệ đàn gia cầm chống lại các chủng virus nguy hiểm nhất.

 

Tiến sĩ Yao cho biết: “đây là một cơ hội tuyệt vời để tạo ra một thế hệ vaccine biến đổi gen mới. HVT được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất hàng loạt vaccine cúm gia cầm, và bây giờ với kỹ thuật mới này các nhà khoa học không chỉ có thể tạo ra hàng loạt vaccine chống lại tất cả các chủng virus bệnh Marek mà còn mở đường cho hàng loạt loại vaccine phòng các bệnh khác trên gia cầm”.

 

Có thể nói, dù nghiên cứu chưa hoàn thiện nhưng công nghệ mới này có thể là bước ngoặt lớn cho việc sản xuất vaccine thế hệ mới nói riêng và cho toàn ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm hiện nay nói chung.

 

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm đồng thời liên kết với các công ty sản xuất vaccine để sớm sản xuất hàng loạt vaccine Marek tái tổ hợp mới nhằm phục vụ các trang trại chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới.

 

VietDVM team biên dịch

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.
Xem thêm:

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status