Trung Quốc giảm mua, heo mất giá ngay mùa cao điểm

| Ngày10/12/2016

Điều bất thường hiện nay là đang vào cao điểm thu mua heo chuẩn bị cho dịp tết cả ở VN và Trung Quốc, nhưng giá heo vẫn sụt giảm nghiêm trọng.

 

Heo nuôi ở VN nhưng giá cả đầu ra lại phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; giá heo hơi bán nội địa cao hơn giá bán cho thương lái nước láng giềng... nghịch lý người tiêu dùng trong nước phải ăn thịt heo đắt hơn mức giá thật vẫn đang tiếp diễn.

 

Heo mất giá ngay mùa cao điểm của năm
Heo mất giá ngay mùa cao điểm của năm

 

Giá heo hơi trong nước đang giảm sâu làm người chăn nuôi lỗ nặng. Điều bất thường hiện nay là đang vào cao điểm thu mua heo chuẩn bị cho dịp tết cả ở VN và Trung Quốc, nhưng giá heo vẫn sụt giảm nghiêm trọng. Mức giá hiện nay thấp hơn mức giá đỉnh giữa tháng 5 từ 20.000 - 21.000 đồng/kg.

 

Giá heo luôn biến động

Chị Nguyễn Thị Liên, chủ trại chăn nuôi heo ở xã Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai), thở dài cho biết: mấy hôm trước chị buộc lòng phải cho xuất chuồng gần 100 con heo thịt, chịu lỗ hơn 40 triệu đồng. Giá heo đang rớt thê thảm nhưng vẫn phải bán vì càng nuôi càng lỗ. Từ đây đến tết còn đến mấy đàn tới lứa cần phải xuất chuồng nhưng giá heo hơi hiện chỉ còn 33.000 đồng/kg. Với giá này, cứ một con heo xuất chuồng người chăn nuôi lỗ ít nhất 400.000 đồng. Đối với các trang trại lớn, tình hình càng khó khăn hơn.

 

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (H.Thống Nhất) đang nuôi khoảng 5.000 con heo, mỗi tháng xuất cho thị trường Trung Quốc và TP.HCM từ 400 - 500 con heo thịt nên mức lỗ đang gia tăng theo cấp số nhân. Theo ông Chiểu, giá heo giảm là do cung vượt cầu từ việc tăng đàn ở rất nhiều các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vào một vài thời điểm trong năm, giá heo hơi tại Đồng Nai tăng rất cao, một số hộ chăn nuôi trúng giá thế là người chăn nuôi nhỏ lẻ tự phát tăng đàn. Một yếu tố quan trọng hơn là do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. “Hiện nay mình chỉ xuất qua đường tiểu ngạch nên bên đó “nóng lạnh” một cái là ở đây mình đã “hắt hơi sổ mũi” rồi. Thời gian tới, nếu thị trường Trung Quốc không mua nữa thì không biết bán ở đâu cho hết đàn heo”, ông Chiểu lo lắng.

 

Không chỉ có người chăn nuôi mà ngay cả cánh thương lái địa phương cũng lắc đầu với kiểu làm ăn của thương lái Trung Quốc. Một thương lái xuất hàng đi Trung Quốc chia sẻ: Mấy đợt lấy hàng ở đây xong mang đến cửa khẩu thì heo rớt giá, khách không chịu nhận hàng đành phải bán lỗ. "Nhiều bà con gọi bắt heo mà chúng tôi không dám vì thị trường hiện nay bán rất chậm, chỉ nhỏ giọt. Mấy tuần gần đây phải tắt điện thoại vì bà con gọi nhiều quá" - người này than thở.

 

Chiều 8.12, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho hay heo hơi chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và Trung Quốc. Thông thường vào thời điểm quý 3 dương lịch các đơn vị phải chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán nên heo hút hàng tăng giá. Nhưng năm nay so với thời điểm này năm ngoái giá đã giảm tới hơn 15.000 đồng/kg. Đây là điểm bất thường. “Có nhiều yếu tố khách quan như tình hình thời tiết bất thường gây nên tình trạng lũ lụt ở miền Trung, ảnh hưởng đến việc vận chuyển. Bây giờ Trung Quốc mua trở lại thì giá heo sẽ tăng lên ngay, còn không có thể giảm nữa. Hy vọng đến trước thời điểm Tết Nguyên đán thì nhu cầu tiêu thụ tăng cao, khả năng giá heo sẽ tăng lên”, ông Đoán nói.

 

Phân tích báo cáo hằng tháng của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) có thể thấy, giá heo hơi trong nước luôn biến động theo giá thu mua của thương lái Trung Quốc. Đỉnh điểm của sự tăng giá là vào đầu tháng 5.2016, giá tăng đến 53.000 - 54.000 đồng/kg, mức giá kỷ lục trong suốt 19 tháng trước đó. Mức giá này chỉ cầm cự được ít ngày đã đột ngột rớt khi bước vào nửa cuối tháng 5. Bước sang tháng 6, giá heo giảm đến 7.000 - 8.000 đồng/kg. Từ đây bắt đầu xu hướng giảm giá chung của nửa cuối năm 2016 và đến thời điểm hiện tại mức giá thấp nhất là 33.000 đồng/kg. Dù giá cả biến động ra sao thì nguyên nhân chỉ có một, đó là do thị trường Trung Quốc tăng hoặc giảm nhập

 

Người Việt mua thịt giá cao

Nếu như lâu nay chúng ta chỉ biết đến câu chuyện người VN ăn gạo Việt đắt hơn giá gạo xuất khẩu thì hiện nay người Việt cũng mua thịt heo nuôi ở VN đắt hơn giá bán cho Trung Quốc.

 

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, tổng đàn heo của địa phương này khoảng 1,7 triệu con, mỗi ngày xuất bán từ 4.000 - 5.000 con, thị trường Trung Quốc thu khoảng 1.500 - 2.000 con. Theo ông Đoán, giá heo đi Trung Quốc chỉ có 33.000 - 34.000 đồng/kg; heo đi TP.HCM giá 37.000 - 38.000 đồng/kg. Sự chênh lệch 3.000 - 4.000 đồng/kg giữa thị trường trong nước và xuất đi Trung Quốc cho thấy người tiêu dùng VN đang ăn thịt heo được nuôi ngay chính quê hương mình với giá đắt hơn xuất khẩu. Vào thời điểm tăng giá như hồi tháng 5 thì mức chênh lệch càng cao. Lý do, thương lái và doanh nghiệp trong nước phải chạy theo mức giá “bong bóng” mà thương lái Trung Quốc tranh mua nhằm có sản phẩm phục vụ thị trường.

 

Giải thích rõ hơn, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, cho biết: do thương lái Trung Quốc "thổi" giá, tranh mua, muốn có hàng phục vụ thị trường công ty cũng buộc phải tăng giá thu mua. Chính vì vậy mà giá đến tay người tiêu dùng cũng là mức giá cao bất hợp lý. Thời điểm giá cao, thịt nạc đùi bán trên thị trường VN khoảng 80.000 đồng/kg, trong khi thịt ngoại cùng loại nhập khẩu từ các nước phát triển (phải chịu thuế 15%) giá tới tay người tiêu dùng cũng chỉ khoảng 60.000 đồng/kg. Vào thời điểm đó, ông Mười đã lên tiếng cảnh báo: “Đó chỉ là sự phồn vinh giả tạo, là bong bóng giá cả do thương lái Trung Quốc bơm thổi và đến một ngày nó sẽ nổ”.

 

Giá heo cập nhật hàng tháng
Giá heo cập nhật hàng tháng

 

Điều mà ông Mười cảnh báo ai cũng biết nhưng cuối cùng người chăn nuôi vẫn để sập bẫy. Cứ một chiêu mạnh tay gom hàng, tạo cầu ảo kích thích các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tăng đàn; đến ngày xuất chuồng, thương lái Trung Quốc giảm mua, giá giảm. Nếu không xuất chuồng sẽ bị quá lứa, tốn chi phí cho ăn. Càng nuôi càng tăng ký giá bán càng rẻ, lỗ nặng nên giá thấp cũng phải bán.

 

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, giao thông, việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ VN để phục vụ cho dân số đông đúc của Trung Quốc ở những khu vực biên giới sẽ có lợi hơn rất nhiều so với vận chuyển giữa các vùng khác nhau trong nội địa nước này. Vậy nên Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì chính sách biên giới một cách linh hoạt để hưởng lợi từ các nước láng giềng, trong đó có VN. Nếu chúng ta không chủ động thay đổi dần luật chơi thì những bài học kiểu này sẽ còn lặp lại nhiều lần. Ngành nông nghiệp nên hoạch định chiến lược làm ăn bền vững, để người Việt không phải sử dụng sản phẩm mà dân mình làm ra đắt hơn mức giá xuất khẩu.

 

Tác giả:Chí Nhân - Tiểu Thiên
Nguồn tin: Báo Thanh Niên

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status