Thị trường thức ăn chăn nuôi: Khi “ngoại” lấn át “nội”

| Ngày20/08/2018

Vòng đời của 1 con lợn sẽ trải qua ít nhất 8 bao cám (thức ăn chăn nuôi - TACN) với rất nhiều chủng loại cũng như mẫu mã khác nhau. Thực tế này phần nào phản ánh sự đa dạng của thị trường TACN, đồng thời còn hé lộ sự cạnh tranh khốc liệt giữa “hàng nội” và “hàng ngoại”, hay nói đúng hơn là “cuộc chiến” giữa các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến TACN.

 

1 con lợn – 10 bao cám

Nuôi lợn đã gần 20 năm nay, trang trại của gia đình ông Trần Văn Nhạ ở thôn Đào Lâm, xã Đoàn Tùng (Thanh Miện, Hải Dương) thường xuyên có khoảng 1.000 con lợn. Ngay cả thời điểm giá lợn nhiều biến động năm 2017, tổng đàn lợn của gia đình ông Nhạ tuy giảm nhưng vẫn duy trì hơn 400 con.

 

“Tôi không nhớ đã sử dụng bao nhiêu loại thức ăn trong một vụ nuôi, từ hỗn hợp đến bổ sung đạm, vỗ béo… nhiều loại lắm. Đại lý giới thiệu và mời dùng thử với giá cạnh tranh thì tôi mua dùng thôi” – ông Nhạ thừa nhận.

Với tiềm lực lớn về tài chính, kinh nghiệm quản lý, điều hành… các DN FDI đang chiếm thị phần lớn trên thị trường TACN cũng là điều dễ hiểu
Với tiềm lực lớn về tài chính, kinh nghiệm quản lý, điều hành… các DN FDI đang chiếm thị phần lớn trên thị trường TACN cũng là điều dễ hiểu

Ông Nhạ thường chọn các loại cám phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn. Ví như giai đoạn lợn con tập ăn (từ 7 ngày đến sau cai sữa 2 tuần), ông chọn cám Cargill. Nhưng đến giai đoạn heo cai sữa, loại cám CP lại được yêu thích hơn. Hoặc giai đoạn nuôi lợn nái đang mang thai thì cám Con Cò, cám Cargill và CP đều sử dụng tốt, nhưng giai đoạn lợn nuôi con thì cám CP lại được nhiều người tin dùng hơn...

 

Hỏi vì sao phải dùng nhiều loại cám của nhiều thương hiệu khác nhau như vậy, ông Nhạ giải thích: “Qua thực tế sử dụng tôi tự đúc rút kinh nghiệm, hoặc người nọ mách người kia thôi. Tôi đã thử kha khá các loại TACN của nhiều hãng khác nhau rồi nên mỗi giai đoạn sẽ dùng một loại thức ăn phù hợp”.

 

Cũng theo lý giải của ông Nhạ, các loại TACN mà ông tin dùng nhất đều đến từ thương hiệu nước ngoài như: CP, Cargill… một phần do đại lý tiếp thị và có chương trình hậu mãi tốt, thứ nữa là do chất lượng ổn định nên ông Nhạ tin dùng.

 

Theo ông Phạm Đức Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam, điều này hết sức bình thường. Ông Bình cho hay: “Một vòng đời của con lợn sử dụng khoảng 8-10 bao cám tùy thuộc vào mục đích và kế hoạch của người nuôi. Có người mong muốn lợn đạt trọng lượng 100kg thì họ sẽ sử dụng các loại cám có hàm lượng đạm cao”.

 

Tuy nhiên, dù thế nào cũng phải cân bằng được lượng axit amin cần thiết, đảm bảo sự phát triển của lợn. “Hiệp hội không khuyến cáo người nuôi sử dụng các loại cám nhiều đạm nhằm mục đích tăng trọng lượng cho lợn, bởi điều này ảnh hưởng đến chất lượng thịt thương phẩm” – ông Bình nhấn mạnh.

 

Thực tế trên cũng phản ánh chính xác những gì đang diễn ra ở thị trường sản xuất, mua bán TACN, nơi mà các DN FDI đang chiếm ưu thế, dù số lượng hoàn toàn khiêm tốn.

 

 

Ai thâu tóm thị trường?

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, nếu như năm 2010 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ khoảng 10,59 triệu tấn thì đến năm 2018 đạt trên 23 triệu tấn.

 

Dựa trên sự phát triển của thị trường TACN trong nước có thể thấy, tiềm năng của thị trường Việt Nam được đánh giá khá màu mỡ, thế nhưng DN nội lại không làm chủ được thị trường, thậm chí đang cắt giảm công suất, thu hẹp thị phần. Ưu thế trên thị trường hiện nay đang nghiêng hẳn về các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Bà Hoàng Hương Giang - Phó trưởng phòng TACN (Cục Chăn nuôi – Bộ NNPTNT) cho hay, cả nước hiện có khoảng 218 DN ngoại - nội sản xuất TACN với công suất khoảng 28.200 tấn/năm; trong đó, có 71 DN FDI và 147 DN Việt.

 

Công suất sản xuất của DN Việt khoảng 12.465 tấn/năm, còn DN FDI có công suất trên 15.700 tấn/năm; chiếm 60 – 65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra.

 

Thời gian qua, rất nhiều DN nước ngoài như CP Group (Thái Lan), De Heus (Hà Lan), Cargill (Mỹ)… đã liên tục xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp cả nước. Điển hình, Cargill Việt Nam đánh dấu việc vận hành dây chuyền sản xuất cám thủy sản thứ 10 tại tỉnh Hà Nam.

 

Có thâm niên hơn trong hoạt động đầu tư sản xuất TACN, Công ty cổ phần CP Việt Nam liên tục lớn mạnh sau nhiều năm liền. Đại diện CP cho biết, sau hơn 20 năm vào Việt Nam, CP đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất TACN (công suất mỗi nhà máy trên 400.000 tấn/năm) đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định.

 

Ông Đoàn Viết Cường - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh niên xung phong (Adeco – TP.HCM) thừa nhận, do ảnh hưởng bởi tình hình chăn nuôi biến động nên việc bán TACN cho các hộ nông dân gặp nhiều rủi ro.

 

Hoạt động chăn nuôi trì trệ, nguy cơ mất vốn dễ dàng xảy ra. Để hạn chế những rủi ro không đáng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2017 Adeco phải giảm công suất sản xuất xuống còn 1.000 tấn. Hiện sản phẩm làm ra chỉ để cung cấp cho hệ thống chăn nuôi của công ty chứ không còn bán rộng rãi ra thị trường như trước đây.

 

Tác giả: Tố Loan     
Nguồn tin: Báo Dân Việt

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status