Hoang mang với chất tạo nạc Cysteamine

| Ngày12/09/2016

"Tôi và nhiều nông dân chăn nuôi đang rất hoang mang, vì có thông tin chất tạo nạc mới được dùng để pha trộn trong các sản phẩm premix, men tiêu hóa… Nguồn nhập khẩu cũng là nguồn không chính thức nên khó kiểm soát!”.

 

Chất mới nên còn mơ hồ

Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, chủ cửa hàng thuốc thú y Kim Đoán (ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên NTNN về sản phẩm chất tăng trọng, tạo nạc Cysteamine vừa được cơ quan chức năng phát hiện.

 

Lô heo bị phát hiện nhiễm chất cấm tại TP.HCM hồi tháng 4 vừa qua. Ảnh: T.H
Lô heo bị phát hiện nhiễm chất cấm tại TP.HCM hồi tháng 4 vừa qua. Ảnh: T.H

 

Theo ông Đoán, các thông tin về việc sử dụng Cysteamine để tạo nạc không phổ biến nhiều tại vùng chăn nuôi phía Nam. Chất này chủ yếu chỉ mới được một số đơn vị sử dụng, trộn vào các sản phẩm premix, sản phẩm men tiêu hóa… để kích thích tăng trưởng cho vật nuôi. Tuy nhiên, do hiểu biết của người chăn nuôi về Cysteamine không nhiều nên các chủ trang trại lo lắng sẽ vô tình sử dụng phải.

 

Theo ông Đoán, do các chất tạo nạc như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine bị Bộ NNPTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng nên một số trang trại có tìm hiểu các chất thay thế. Tuy nhiên, Cysteamine vẫn là chất rất mới với các hộ chăn nuôi, nhiều hộ vẫn còn rất mơ hồ khi được hỏi tới loại chất này.

 

 

Còn theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thì cho rằng, loại chất tạo nạc này hiện chưa phổ biến, chỉ có một số trang trại nhập khẩu về sử dụng thay cho Salbutamol. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của ông Công, nếu tồn dư trong thịt heo, tác hại của Cysteamine đối với sức khỏe người tiêu dùng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, cụ thể. Hiện tại, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang cùng một số chuyên gia ngành chăn nuôi tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tới Cysteamine để cảnh báo tới người chăn nuôi.

 

“Cái khó là Cysteamine hiện vẫn được cho phép sử dụng tại một số nước lân cận như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… nên nguồn nhập khẩu có phần dễ dàng” - ông Công nhận định.

 

Còn theo ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Chánh thanh tra Bộ NNPTNT, văn phòng tại TP.HCM, những ngày qua, thông tin phát hiện chất tạo nạc mới Cysteamine có tác dụng tương tự chất tạo nạc Salbutamol khiến dư luận lo lắng. Tuy nhiên, tại TP.HCM, Thanh tra Bộ NNPTNT vẫn chưa phát hiện việc sử dụng Cysteamine tại các trại chăn nuôi. Chất này cũng đã bị Bộ NNPTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng trong chăn nuôi.

 

“Ngành nông nghiệp đang rất quyết liệt với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nếu phát hiện việc sử dụng Cysteamine, chủ trại chăn nuôi cũng sẽ bị xử lý tương tự như sử dụng Salbutamol” - ông Tiến nhấn mạnh.

 

 

Cysteamine là chất hạn chế sử dụng

 

Theo thông báo tuần trước, qua thanh tra đột xuất, Thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới (có trụ sở tại TP.HCM) nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa chất Cysteamine với hàm lượng đậm đặc 3% và một số hành vi vi phạm khác. Thanh tra bộ đã xử phạt vi phạm hành chính công ty này 197 triệu đồng, buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định.

 

Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) cho biết: “Một số cơ sở nhập khẩu và buôn bán thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cysteamine nhưng không ghi thành phần trên nhãn mác. Ở Việt Nam, chất này thuộc chất ngoài danh mục, hạn chế nhập khẩu và cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”.

 

Theo ông Dũng, chất Cysteamine đã bị Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhiều tổ chức về thú y cũng khuyến cáo chỉ dùng Cysteamine để xử lý cho những trường hợp vật nuôi riêng lẻ, cụ thể, không dùng trong chăn nuôi đại trà thương mại.

 

Tác giả: Thuận Hải  
Nguồn tin: Báo Dân Việt

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status