Đừng để nông dân “đấu tay đôi” với “đại gia”

| Ngày23/08/2017

Xác định được đặc điểm của chăn nuôi nông hộ, từ đó đưa ra những chỉ dẫn, khuyến cáo và hỗ trợ nhà nước trong tạo dựng chính sách là một trong những mục tiêu của hội thảo “Phân kiểu đặc trưng của các hộ chăn nuôi”, diễn ra sáng ngày 30/6/2017, tại Hà Nội, do Viện Chính sách và Chiến lược NN&PTNT phối hợp với Cục Chăn nuôi, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tổ chức.

 

»› Xem thêm: Cách nào "cứu" ngành Chăn nuôi?

»› Xem thêm: Cập nhật tình hình giá heo hơi

 

Chăn nuôi nông hộ chịu thiệt nhiều nhất trong chuỗi giá trị
Chăn nuôi nông hộ chịu thiệt nhiều nhất trong chuỗi giá trị

 

Chuỗi giá trị: Nông hộ chỉ hưởng 0,3% lợi nhuận

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định: Lực lượng nông dân tham gia vào chăn nuôi ở nước ta rất nhiều nhưng đang giảm. Năm 2016, nước ta có khoảng 3 triệu hộ chăn nuôi lợn và 6 – 6,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm.

 

Các nước phát triển chỉ có 3% dân số làm nông nghiệp thì hơn 1% là chăn nuôi. Còn chúng ta thì chúng ta vẫn còn 50 – 60% số dân sản xuất nông nghiệp. Cái khó của chúng ta cần phải thống kê được sản xuất, đánh giá được sản xuất và đưa ra những chính sách phù hợp để ngành chăn nuôi phát triển, và những người nông dân đang tham gia chăn nuôi họ không bị bỏ rơi trong cuộc chơi này. Chúng ta hoàn toàn có thể đủ trứng, thịt, sữa nếu mời doanh nghiệp vào chăn nuôi. Một doanh nghiệp làm chăn nuôi công nghiệp bằng cả một huyện. Nhưng cả huyện đó, người chăn nuôi đi đâu, làm gì? Rõ ràng, chăn nuôi không chỉ đủ trứng thịt sữa mà còn phải tạo ra công ăn việc làm cho nông dân.

 

“Chính sách phát triển chăn nuôi nhưng không bỏ rơi nông dân, nhưng nông dân phải tham gia thế nào thì mới được. Nông dân nuôi theo kinh nghiệm, tận dụng, không đảm bảo được an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh thì rõ ràng sẽ bị đào thải”, ông Dương nói thêm.

 

»› Chăn nuôi lợn vỡ trận vì tái cơ cấu nửa vời và yếu khâu thị trường

 

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đặc trưng của các kiểu hộ chăn nuôi đó là:

 

Chủ yếu vẫn sử dụng lao động gia đình. Trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi có quy mô đất tương đối nhỏ, trang trại tổng hợp có quy mô đất lớn hơn khá nhiều các kiểu hộ khác. Tỷ lệ hộ chăn nuôi bò sữa có đi thuê đất cao nhất và thấp nhất là hộ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, diện tích đất thuê của các kiểu hộ vẫn còn rất nhỏ. Trang trại và hộ chăn nuôi lợn, bò sữa hiện này sử dụng giống lai và giống ngoại là chủ yếu. Đối với chăn nuôi gà thịt chủ yếu sử dụng giống gà nội và lai cho chất lượng thịt tốt hơn. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi vẫn được bán tự do mà ít có liên kết với doanh nghiệp ngoại trừ chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôi quy mô trang trại có hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi quy mô nhỏ. Trong các kiểu hộ chăn nuôi, hộ chăn nuôi bò sữa đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

 

Điểm mạnh của chăn nuôi nông hộ nhỏ đó là: Khép kín với trồng trọt, phù hợp với điều kiện và trình độ kỹ thuật tại địa phương. Đầu tư, rủi ro thấp, tính linh hoạt nên chuyển đổi dễ dàng. Lực lượng lao động rẻ, sẵn có, có thể kết hợp với các hoạt động khác. Sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng địa phương (thịt tươi tại các chợ cóc, chợ truyền thống).

 

Song, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ lẻ, phân tán, điều kiện sản xuất kém phát triển. Trình độ kỹ thuật và công nghệ thấp. Tiếp cận với nguồn lực hạn chế (vốn, đất đai). Kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm yếu, xây dựng thương hiệu yếu, chưa truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tiếp cận thị trường yếu, phụ thuộc các tác nhân khi tham gia thị trường (thương lái). Năng lực đàm phán, quyết định giá yếu.

 

»› Xem thêm: 'Kêu gọi dân làm vườn ao chuồng, giờ bảo không nuôi heo sao được'

 

Chi phí cao, lợi nhuận thấp. Kiểm soát dịch bệnh và môi trường yếu.

 

Mặt khác, theo nghiên cứu của CAP/IPSARD (2016) cho thấy, lợi nhuận của chuỗi giá trị lại tập trung chủ yếu vào lò giết mổ với 95,2% tổng lợi nhuận của chuỗi. Đối với hộ chăn nuôi, cơ cấu chi phí chiếm 33,4% tổng chi phí nhưng cơ cấu lợi nhuận lại rất thấp với 0,3% tổng lợi nhuận.

 

Khi có biến động về giá, các hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, thương lái lúc nào cũng nắm phần lãi cao. Cụ thể, thời điểm tháng 4/2016, khi giá cổng trại từ 46.000 – 50.000 đồng/kg hơi, giá thịt lợn tại chợ 80.000 – 110.000 đồng/kg, các hộ chăn nuôi lãi từ 1 – 1,5 triệu đồng/con, trong khi đó, trung gian lãi tới 2,5 – 3 triệu đồng/con. Ngược lại, thời điểm tháng 4/2017 giá lợn hơi bán tại cổng trại 23.000 – 30.000 đồng/kg hơi thì, hộ chăn nuôi lỗ nặng từ 1 – 1,5 triệu đồng/con thì với mức bán thịt lợn tại chợ từ 75.000 – 90.000 đồng/kg, trung gian lãi khủng tới mức 3 – 3,5 triệu đồng/con.

»› Xem thêm: Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp

 

Hội nhập, chăn nuôi gặp nhiều trở ngại hơn nữa!



Cũng theo IPSARD, trong quá trình hội nhập, cơ hội dành cho chăn nuôi nhỏ lẻ đó là: Tiếp cận được với nguồn giống, TĂCN rẻ hơn vì thế, đa dạng thị trường, chi phí rẻ hơn do thuận lợi hóa thương mại, giảm chi phí. Tiếp cận với công nghệ mới, hệ thống quản lý, quy trình sản xuất mới. Sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực….

 

Song, các thách thức đặt ra khi Việt Nam hội nhập và kỷ nguyên khoa học công nghệ 4.0, cũng như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, đô thị hóa đối với khu vực chăn nuôi nông hộ cũng không hề nhỏ đó là: Khi thuế giảm, tăng nhập khẩu thì cạnh tranh về chất lượng, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Thị hiếu tiêu dùng chuyển sang dùng thịt mát, thịt cấp đông. Cạnh tranh trong tiếp cận nguồn lực với phương thức khác/lĩnh vực khác. Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ngày càng cao. Chính vì vậy, áp lực tăng chi phí cho sản xuất cũng không ngừng. Chính phủ không bảo hộ, giảm chính sách hỗ trợ vì thế diễn ra sự mất bình đẳng.

 

Thời gian gần đây, giá lợn thấp kỷ lục 20.000 – 25.000 đ/kg hơi. Giá gà công nghiệp giảm sâu vì cạnh tranh với cánh gà, đùi gà ngoại mà đầu 2017 giá bán xuống dưới 19.000đ/kg. Vì thế, 30% số hộ tại Đồng Nai phải giảm đàn, phần lớn các hộ nuôi dưới 1000 con phải bỏ chuồng. Chăn nuôi bò thịt lép vế hoàn toàn trước bò sống nhập khẩu từ Úc, New Zealand, hơn 70% thịt bò tiêu thụ tại thị trường các thành phố lớn là bò nhập khẩu. Ước tính 2 triệu hộ bỏ chuồng do thu nhập thấp, Thái Bình có xã 50% hộ nhỏ bỏ chăn nuôi.

 

 

Để phát triển bền vững, bà Bùi Thị Việt Anh (IPSARD) đưa ra lời khuyên đối với các hộ chăn nuôi nhỏ: Nên sản xuất các vật nuôi nhỏ khác (dê, thỏ, vịt…); Sản xuất sản phẩm đặc sản; Sản xuất theo phương thức chất lượng cao (lợn giun quế, lợn trà xanh); Tiếp tục duy trì hộ tận dụng, kết hợp. Các hộ kém hiệu quả thì nên chuyển đổi sang các lĩnh vực khác…

 

Cùng với đó, “Nhà nước và các tổ chức phát triển cũng cần hỗ trợ chăn nuôi nông hộ bằng cách nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường. Các hộ cũng nên tổ chức lại sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng bằng cách kết nối với doanh nghiệp, hình thành tổ nhóm HTX liên kết với doanh nghiệp; Áp dụng công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất; Kiểm soát chất lượng, thương hiệu…”, bà Việt Anh nhấn mạnh.

 

Đừng để nông dân đấu tay đôi với “đại gia”

 

Chủ một trang trại nuôi gà công nghiệp đẻ trứng quy mô lớn tại Đồng Nai cho rằng đã đến lúc nhà nước nên xem xét việc mở cửa gần như toàn bộ ngành chăn nuôi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

 

“Những năm qua, sản phẩm chăn nuôi thường xuyên khủng hoảng thừa là do hàng loạt tập đoàn nước ngoài vào đầu tư, đẩy sản lượng tăng nóng. Họ có vốn lớn và bề dày kinh nghiệm từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhưng sản phẩm lại không xuất khẩu mà chỉ bán nội địa, cạnh tranh trực tiếp với nông dân là không công bằng. Những năm qua, hàng loạt nông dân vốn ít, nuôi gà đẻ trứng đã phá sản. Những người có vốn khá hơn đang cầm cự nhưng cũng không thể trụ được lâu dài trong tình trạng sản phẩm bán quá rẻ. Ở nhiều nước, nông dân luôn được nhà nước bảo hộ. Nhà nước không thể để nông dân “đấu tay đôi” với đại gia nước ngoài trên sân nhà”.

 

Theo: Ngân Hà            

Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam

Ý kiến bạn đọc (2) | Viết bình luận
  • Văn Hùng

    Tại sao DN FDI lại chỉ bán trong nước.
    Theo mình thì là họ có xuất khẩu nước ngoài, tuy nhiên số lượng ít
    Cùng với lợi thế kinh doanh và dịch vụ, họ có chi phí thấp hơn, nên đầu ra tốt hơn, xét về lợi nhuận thì họ được nhiều hơn hộ chăn nuôi do đó, họ vẫn có đủ khả năng cạnh tranh vì vậy không cần thiết xuất khẩu để tăng chi phí (vận chuyển, giấy tờ...) trong khi thị trường trong nước vẫn cạnh tranh được.

  • Nguyễn Minh Hạo

    Tại sao DN FDI chăn nuôi sạch lại chỉ bán trong nước ?

Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status