Cách nào "cứu" ngành Chăn nuôi?

| Ngày13/07/2017

Giá thành sản xuất cao, phụ thuộc nhiều vào những vật tư đầu vào…đã khiến ngành chăn nuôi Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn. Để phát triển ngành chăn nuôi bền vững, nhất thiết phải ứng dụng công nghệ cao mới nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi và có giá thành cạnh tranh với thế giới

 

»› Xem thêm: Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp

»› Xem thêm: Cập nhật tình hình giá cả thị trường

 

Giá đắt đỏ, phụ thuộc nhập khẩu

 

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt.

 

Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), điểm yếu nhất của ngành chăn nuôi là giá thành sản xuất cao, do đó phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá cao hơn các nước trong khu vực và thế giới.

 

Đơn cử, giá 1kg sữa tươi ở Việt Nam là 12.000 đồng, gấp đôi New Zealand; giá thịt heo hơi ở Việt Nam là 45.000 – 55.000 đồng/kg, gấp hơn 2 lần giá thịt heo hơi tại Mỹ (chỉ khoảng 25.000 -30.000 đồng/kg)...

 

Không những vậy, hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu khoảng 2,5% sản lượng thịt, tự túc 97,5%. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu 2 nhóm sản phẩm: Phụ phẩm của gà (chân, cánh, đùi) do giá rất rẻ so với sản xuất trong nước, chỉ 0,85 USD/kg và thịt bò do sản lượng trong nước chưa đáp ứng nhu cầu.

 

Những năm trở lại đây, Việt Nam liên tục nhập khẩu thịt bò từ các nước, chủ yếu của Australia. Giá thịt bò hơi nhập khẩu về Việt Nam chỉ từ 2,4-3 USD/kg, trong khi giá sản xuất trong nước là 65.000 – 75.000 đồng/kg.

 

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Ước tính mỗi năm, chúng ta phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá khoảng 3 tỷ USD. So với các nước trong khu vực, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 10-15%.

 

 

Ngoài ra, giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%/tổng lượng thịt, chủ yếu là giết mổ thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch trong lĩnh vực chăn nuôi còn rất yếu kém. Tổng thể cả nước hiện chưa có DN nhà máy chế biến các sản phẩm thịt, trứng, sữa quy mô lớn. Do đó, chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường kém đa dạng.

 

Mặc dù đang còn một số tồn tại nhưng theo các chuyên gia, ngành chăn nuôi nước ta có tiềm năng và triển vọng để phát triển sản xuất theo hướng chất lượng cao. Cũng theo tổ chức FAO (2016), về nhu cầu thực phẩm thế giới, dự báo tới năm 2050 nhu cầu thế giới về các sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ tăng 70%. Đây là một cơ hội để phát triển kinh tế và giảm nghèo đói tại Việt Nam một khi Chính phủ đưa ra được các chính sách phù hợp và thúc đẩy một hệ thống chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường.

 

Dây chuyền công nghệ cao sản xuất trứng sạch của Công ty Ba Huân Ảnh: NNK.
Dây chuyền công nghệ cao sản xuất trứng sạch của Công ty Ba Huân Ảnh: NNK.

 

Cách nào thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC?

 

Theo đánh giá của TS. Phạm Sỹ Tiệp, Viện Chăn nuôi, hội nhập quốc tế, ngành chăn nuôi nước ta sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư mới, nhất là chăn nuôi công nghệ cao (CNC), như vậy, triển vọng về sự phát triển chăn nuôi chất lượng cao, bền vững là rất lớn.

 

Thực tế hiện nay một số DN và trang trại chăn nuôi heo đang ứng dụng quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

 

Trong 5 năm gần đây một số DN và tập đoàn trong nước đã và đang đầu tư vào một số lĩnh vực chăn nuôi như: Tập đoàn TH true Milk, Hòa Phát, Công ty Ba Huân (sản xuất trứng sạch)… với quy mô chăn nuôi lớn, công nghệ hiện đại với chất lượng sản phẩm cao. Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi chất lượng cao nước ta

 

Qua thực tế đó, ông Tiệp khẳng định, một trong những giải phát triển chăn nuôi bền vững là ứng dụng CNC trong sản xuất, đây là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao. Theo đó, Nhà nước cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp với việc ứng dụng CNC.

 

 

Cụ thể, đối mới trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong khối các cơ quan nghiên cứu khoa học công lập, thực hiện xã hội hóa những lĩnh vực có tiềm năng, đổi mới thủ tục hành chính trong triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng gọn nhẹ, gắn với sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện về thời gian cho các nhà khoa học…

 

Bên cạnh đó, việc lựa chọn, quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng CNC phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (điều kiện tự nhiên, thị trường, khả năng tài chính, công nghệ…). Theo đó, nên phân kỳ đầu tư để có bước đi thích hợp, tạo tiền đề tích lũy kinh nghiệm, tài chính và công nghệ để nhân rộng mô hình. Khi phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm sạch, chất lượng cao, có giá thành tốt.

 

»› Xem thêm: Đan Mạch sẵn sàng hợp tác phát triển chuỗi sản phẩm heo an toàn

 

 Theo: Khánh Linh      

Nguồn: Thời báo Tài Chính

Ý kiến bạn đọc (2) | Viết bình luận
  • Khách

    Có lẽ là các doanh nghiệp cần thêm chính sách hỗ trợ và ủng hộ nhiều hơn để có thể kết nối với người chăn nuôi

  • Quốc Vương

    Truyền thống ngành chăn nuôi nước ta từ xưa đã như thế rồi nên để thay đổi ngành chăn nuôi trước tiên cần thay đổi tư duy, cách suy nghĩ của người chăn nuôi trước tiên đã. Việc này chỉ còn chờ vào thế hế trẻ tiếp theo với suy nghĩ chăn nuôi mới thôi. Thế hệ trước có lé là không được.
    Sau đó thì nhà nước, cục chăn nuôi cần định hướng sao cho phù hợp đồng thời cũng có TẦM NHÌN để quy hoạch. Chúng ta đã bị gà, heo và các nông sản khác... lần lượt điệp khúc "được mùa mất giá" đúng ra, chúng ta phải thay đổi từ lâu rồi chứ không phải là chờ tới lượt để giá heo thời gian qua giảm tới chạm đáy....

Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status