Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Càng ít chăn nuôi heo càng tốt

| Ngày15/06/2018

Phát biểu giải trình tại diễn đàn Quốc hội chiều 14-6 về những vấn đề liên quan tới dự án Luật Chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vì mục tiêu bảo vệ môi trường, càng ít chăn nuôi heo càng tốt.

Ông Nguyễn Xuân Cường được Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khen “đúng là 1 nhà hùng biện”
Ông Nguyễn Xuân Cường được Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khen “đúng là 1 nhà hùng biện”

Giải trình tại nghị trường về những điều khoản mà các đại biểu Quốc hội băn khoăn, nêu ra ý kiến và tranh luận về dự thảo Luật Chăn nuôi chiều 14-6, đặc biệt là về yêu cầu kiểm soát hệ lụy môi trường đang bị ô nhiễm do chăn nuôi gây ra, vấn nạn kháng sinh – chất cấm tràn lan, chất lượng thức ăn chăn nuôi bị thả nổi, nông sản – thực phẩm dư thừa, không tiêu thụ được…, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Bộ NN-PTNT và Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ những bất cập về chăn nuôi thông qua dự thảo luật này. Bộ sẽ cùng cơ quan thẩm định nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa, hoàn thiện luật cho phù hợp hơn.

 

Đề cập tình trạng chất thải chăn nuôi đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định dự thảo luật được xây dựng với yêu cầu hoàn chỉnh các chế tài để xử lý. Về việc dự thảo đưa ra quy định tại khu vực nội thành không được chăn nuôi, người đứng đầu Bộ NN-PTNT lý giải: “Chúng ta phải hình dung, môi trường rồi đây sẽ là tiêu chuẩn số 1”.

 

 

Và ông Cường nêu dẫn chứng, cách đây 20 năm, chúng ta có 15 triệu hộ chăn nuôi, nay chỉ còn hơn 3 triệu hộ và 5 năm nữa thì Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 1 triệu hộ chăn nuôi.

 

Người đứng đầu Bộ NN-PTNT cho rằng: “Với những nội dung đề xuất trong dự thảo luật, trước mắt có thể chỗ này chỗ kia chưa phù hợp, nhưng vì mục tiêu môi trường mà hiện nay Chính phủ đang rất đề cao thì phải cố gắng thiết kế luật làm sao về lộ trình phải đảm bảo cho mục tiêu môi trường”.

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Chúng ta mong muốn rằng càng ít người, càng nhanh không nuôi lợn nữa càng tốt, đấy là chủ đích của việc bảo vệ môi trường”. Và quy định này cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu kinh tế hiện nay.

 

Còn về tình trạng nông sản, sản phẩm chăn nuôi làm ra không tiêu thụ được, thị trường khó khăn…, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt về việc đẩy mạnh chế biến trong chăn nuôi. Tin vui là trong năm nay chúng ta có 3 nhà máy chế biến thực phẩm, trong đó nhà máy hiện đại nhất ở tỉnh Hà Nam có công suất tiêu thụ mỗi năm 1,4 triệu con heo. Để khắc phục bất cập về việc chế biến thực phẩm yếu kém dẫn đến nông sản dư thừa, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cam kết: kỳ này sẽ đề nghị các doanh nghiệp tập trung đầu tư, khắc phục cho được khâu chế biến yếu kém để vừa hạn chế tình trạng dư thừa sản phẩm chăn nuôi và quan trọng nhất, phải đẩy mạnh chế biến mới xuất khẩu được.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT mong muốn rằng càng ít người, càng nhanh không nuôi heo nữa càng tốt
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT mong muốn rằng càng ít người, càng nhanh không nuôi heo nữa càng tốt

Giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nêu ra là bên cạnh thị trường trong nước thì sẽ tăng cường xuất khẩu. Đưa ra dẫn chứng trong năm nay sẽ có 3 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất được thịt gà chín sang Nhật Bản, và cũng trong năm nay sẽ có doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thịt heo sang Myanmar, ông Nguyễn Xuân Cường lạc quan cho rằng, nếu cứ theo lộ trình chế biến sâu như hiện nay thì sẽ đưa thực phẩm, sản phẩm thịt của chúng ta đi nước ngoài.

 

Nhận xét về phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường “đúng là 1 nhà hùng biện”.

 

Tác giả: Văn Phúc       
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status