Sản xuất thịt gia cầm ở châu Á những bước tiến không tưởng !!!

| Ngày13/09/2014

Sản lượng thịt trên toàn thế giới dự kiến tăng 1,6% vào năm nay, theo chuyên gia trong lĩnh vực này ông Terry Evans. Từ đầu năm 2014 tới nay ngành công nghiệp thịt gia cần đang phát triển mạnh mẽ và sẽ vượt qua ngành công nghiệp thịt heo vào năm 2020. Thị trường Châu Á chiếm 1/3 lượng thịt già trên toàn thế giới.


Trong ngắn hạn và lâu dài, triển vọng phát triển của ngành công nghiệp thịt gia cầm và đặc biệt là thịt gà đang dần được hoàn thiện. Sau những khó khăn vào năm 2012 khi chi phí thức ăn tăng cao và bệnh dịch hoành hành, năm 2013 ngành công nghiệp này đã mở rộng với một tốc độ chóng mặt, tăng trưởng đang có xu thế đi lên. Sau khi đạt mức tăng trưởng 2,7% vào năm 2012, tốc độ tăng trưởng thịt gia cầm giảm xuống còn 1,5% năm 2013. Ước tính năm 2014 tốc độ tăng trưởng thịt gia cầm sẽ là 1,6%.


Về lâu dài, theo các báo cáo đầy triển vọng của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), sản lượng thịt gia cầm trong 10 năm tới đến năm 2023 sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% mỗi năm. Như vậy vào năm 2023 sản lượng thịt gia cầm đạt 134,5 triệu tấn và đứng đầu trong ngành sản xuất thịt.


Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của thịt bò là 1,2%, thịt heo là 1,2%, thịt cừu là 2,3% và trung bình cho ngành công nghiệp thịt là 1,6%. Do đó thịt gia cầm sẽ chiếm khoảng 27 triệu tấn hoặc chiếm hơn một nửa của sự gia tăng tổng sản lượng thịt của 53 triệu tấn từ năm 2013 – 2023.

 

1-T-H

Biểu đồ: thịt gia cầm sẽ trở thành ngành hàng thịt lớn nhất thế giới vào năm 2020

 

Thịt gà đang chiếm khoảng 88% sản lượng thịt gia cầm toàn cầu. FAO ước tính sản lượng thịt gia cầm trên toàn thế giới sẽ lên tới 108,7 triệu tấn trong năm 2014, chỉ riêng thịt gà đã tăng từ 95,5 triệu tấn lên 96 triệu tấn.


Từ năm 2000 đến năm 2012, số lượng gà giết mổ trên toàn thế giới đã tăng từ 40,635 triệu con lên 59,861 triệu con.Trong khi mức trung bình của thịt móc hàm chỉ tăng từ 1,44kg lên 1,55kg.


Số lượng gia cầm tại châu Á đã tăng từ 14,687 triệu con lên tới 24,723 triệu con. Trọng lượng thịt móc hàm đã tăng từ 1,3kg lên 1,93kg khác hoàn toàn so với châu Mỹ chỉ tăng lên mức 1,67kg.


Phân tích khu vực sản xuất thịt gà toàn cầu cho thấy. trong năm 2012 (năm gần nhất FAO có dữ liệu chi tiết) Mỹ chiếm 43% trong tổng số 93 triệu tấn, trong khi châu Á chiếm 34%, Châu Âu chỉ chiếm 17%, châu phi 5%, châu Đại dương chiếm ít hơn 1%.
Trở lại năm 2000 tỷ lệ tương ứng là 46 – 32 – 16 – 5 – 1 %. Vì vậy thị phần của châu Á đang dần tăng lên chiếm thị phần của Mỹ. Sản lượng thịt tại khu vực được tính trên sản lượng thịt xuất khẩu cộng với lượng thịt tiêu thụ trong nước.

 

 

 

Bảng sản xuất thịt gà toàn cầu
Khu vực 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

2014

ước tính

Sản xuất thịt gà tại các khu vực (triệu tấn)
Châu Phi 2,8 3,3 3,4 3,7 4 4,2 4,5 4,6 4,6 4,7 4,7
Châu Mỹ 27,1 32,7 33,7 35 37,5 36,9 38,6 39,8 40,1 40,6 41,3
Châu Á 18,6 22,4 23,5 25 26,2 28 29,2 29,9 31,4 31,8 32,1
Châu Âu 9,3 10,9 10,8 11,6 12,1 13,3 13,9 14,6 15,4 15,9 16,5
Châu đại dương 0,7 0,9 1 1 1 1 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2
Toàn thế giới 58,5 70,3 72,3 76,2 80,7 83,4 87,3 90,1 92,7 94,2 95,8
Sản xuất thịt gà trắng công nghiệp (triệu tấn)
Toàn cầu 50.1 3.16 64.3 68.3 72.8 73.6 78.2 81.2 83.2 84.1 85.3

Nguồn:  - FAO sản xuất gà thịt

            - USDA sản xuất gà trắng công nghiệp

 

 

 

Theo ước tính năm 2013 và năm 2014 thịt gia cầm tăng 1,6 và 1,7% tương ứng. trong khi năm 2015 sản lượng sẽ tăng hơn 2% nữa và tổng sản lượng thịt gia cầm sẽ đạt 98 triệu tấn.
Từ năm 2000 đến năm 2012, sản xuất thịt gà châu Á tăng trưởng 4,5% mỗi năm nhanh hơn so với trung bình toàn cầu là 3,9%. Tuy nhiên con số này đang dần chậm lại cụ thể năm 2013 là 1,6% và năm 2014 là 1.7% /năm.

 

2-t-h

 Biểu đồ: Sản xuất thịt gia cầm (triệu tấn)

 

 

 

Bảng sản lượng thịt gia cầm ở các nước châu Á
Khối lượng thịt gia cầm móc hàm tại các nước ở châu Á ( nghìn tấn)
Quốc gia 2000 2005 2008 2009 2010 2011 2012
Afghanistan 13.2 30.4 20.7 20 24.9 21.8 9.2
Armenia 0.4 3.9 3.9 2.9 4.9 4.3 5.9
Azerbaijan 16.2 31.8 49.3 65.6 62.8 69.1 86.8
Bahrain 0.6 0.6 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8
Bangladesh 92.9 129.9 149.4 156 160.1 162.4 163.6
Bhutan 0.2 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3
Brunei Darussalam 10.5 9.1 13 13.1 14.1 18.5 18.9
Cambodia 19.5 17.2 19 22.9 19.5 18.9 18.9
China, Hong Kong - - - - - - -
China, Macao 1.2 1.3 1 1.3 1.3 1.1 1.1
China, mainland 8,426.90 9,399.30 10,748.60 11,145.70 11,566.80 11,556.10 12,667.20
China, Taiwan 630.6 554.7 521.6 541.5 557.7 588.9 543.7
Cyprus 31.6 32.8 28 27 26.9 26.5 24.7
Georgia 13.9 16.2 10.8 11.2 10.2 10.7 10.4
India 865.4 1,403.10 1,883.80 2,086.80 2,193.10 2,206.20 2,219.00
Indonesia 806.6 1,125.10 1,349.50 1,404.40 1,539.50 1,664.80 1,751.70
Iran Isl. Rep. 804 1,245.90 1,578.50 1,997.50 1,875.40 1,913.50 1,956.30
Iraq 73.7 84.1 48.3 33.1 48.2 81.6 84.8
Israel 270.1 369.8 439.5 435.6 449.4 479.4 479.4
Japan 1,193.00 1,271.10 1,368.00 1,412.40 1,415.60 1,376.50 1,443.20
Jordan 118.1 132.2 141.4 154.8 188.5 192 191.8
Kazakhstan 32.9 43.7 60.9 73.1 98.5 96.7 96.2
Korea Dem. Peo. Rep. 26.8 35.8 31.9 31.9 31.9 31.9 33
Korea Rep. 373.3 483.6 508.5 550.4 587.6 616.2 624.1
Kuwait 31.1 31.4 35.2 40.9 40.3 38.6 39.6
Kyrgyzstan 4.6 5.4 5.8 4 4 6 6
Lao Peo. Dem. Rep. 9.6 15.4 16.5 17.4 19.3 19.9 20.3
Lebanon 104.2 121.3 134.6 128.6 127.6 129.3 130.3
Malaysia 713.9 916.1 1,001.70 1,083.00 1,213.90 1,249.80 1,279.20
Mongolia 0.1 0.2 0.2 0.2 0.2 0.1 0.1
Myanmar 212.4 560.4 797.3 922.9 1,015.60 1,078.70 1,079.70
Nepal 12.6 15.3 16.5 16.5 16.5 36.1 40.3
Occ. Palestinian Terr. 68.3 65 47 47.3 52 52 52
Oman 4.2 5.8 5.3 5.4 5.6 5.6 5.7
Pakistan 327.3 385.4 599.1 650.3 706 768 776
Philippines 531.8 648.6 812 826 868.2 905.6 947.3
Qatar 4.2 5.3 6.9 7.3 7.3 9.2 9.8
Saudi Arabia 482.1 536.5 562.4 566.6 576.8 576.3 572.3
Singapore - - - - - - -
Sri Lanka 62.7 96.7 102.2 99 102 102.1 104.1
Syrian Arab Rep. 106 160.4 178.3 182.2 188.9 177.2 136.4
Tajikstan 0.1 0.1 0.9 4.2 0.1 1.7 0.5
Thailand 1,051.00 1,006.60 1,156.10 1,152.00 1,218.90 1,256.00 1,263.40
Timor-Leste 1 0.7 0.8 0.8 0.7 0.7 0.8
Turkey 634.9 943.2 1,086.00 1,317.90 1,449.20 1,613.40 1,723.90
Turkmenistan 6 14 19 19.5 19.5 20 21
United Arab Emirates 25 34.3 33.4 37.8 39.6 40.6 41.1
Uzbekistan 15.7 20.9 23.4 24.1 25.9 30 30.8
Viet Nam 294.5 320.9 445.8 526.9 454.8 492.1 523.7
Yemen 65.2 112.3 134.7 137.7 143.7 149.1 151.4
ASIA 18,590.00 22,443.90 26,197.60 28,006.50 29,174.60 29,895.80 31,386.10
Nguồn: FAO

 

 

 

Sản xuất thịt gia cầm tại châu Á sắp xếp từ cao đến thấp (nghìn tấn)
Quốc gia Khối lượng (nghìn tấn)
China, mainland 12,667.20
India 2,219.00
Iran Isl. Rep. 1,956.30
Indonesia 1,751.70
Turkey 1,723.90
Japan 1,443.20
Malaysia 1,279.20
Thailand 1,263.40
Myanmar 1,079.70
Philippines 947.3
Pakistan 776
Korea Rep. 624.1
Saudi Arabia 572.3
China, Taiwan 543.7
Viet Nam 523.7
Israel 479.4
Jordan 191.8
Bangladesh 163.6
Yemen 151.4
Syrian Arab Rep. 136.4
Lebanon 130.3
Sri Lanka 104.1
Kazakhstan 96.2
Azerbaijan 86.8
Iraq 84.8
Occ. Palestinian Terr. 52
United Arab Emirates 41.1
Nepal 40.3
Kuwait 39.6
Korea Dem. Peo. Rep. 33
Uzbekistan 30.8
Cyprus 24.7
Turkmenistan 21
Lao Peo. Dem. Rep. 20.3
Cambodia 18.9
Brunei Darussalam 18.9
Georgia 10.4
Qatar 9.8
Afghanistan 9.2
Kyrgyzstan 6
Armenia 5.9
Oman 5.7
China, Macao 1.1
Timor-Leste 0.8
Bahrain 0.8
Tajikstan 0.5
Bhutan 0.3
Mongolia 0.1
Singapore -
China, Hong Kong -
 
Nguồn: FAO

 

 

 

Theo  Bộ  Nông  nghiệp Mỹ  ước tính sản lượng thịt gia cầm ở Trung Quốc sụt giảm khoảng 1 triệu tấn trong 2 năm do tác động của dịch cúm gia cầm vào sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.

 

 

Những nước sản xuất thịt gia cầm hàng đầu châu Á
Quốc gia 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ước tính
China 9,269 10,200 10,350 11,291 11,840 12,100 12,550 13,200 13,700 13,350 12,700
India 1,080 1,900 2,000 2,240 2,490 2,550 2,650 2,900 3,160 3,450 3,725
Turkey 662 978 946 1,012 1,170 1,250 1,420 1,619 1,707 1,760 1,810
Thailand 1,070 950 1,100 1,050 1,170 1,200 1,280 1,350 1,550 1,500 1,600
Indonesia 804 1,126 1,260 1,295 1,350 1,409 1,465 1,515 1,540 1,550 1,565
Japan 1,091 1,166 1,258 1,250 1,255 1,283 1,295 1,251 1,325 1,329 1,335
Malaysia 650 860 922 931 930 1,014 1,140 1,174 1,210 1,245 1,265
Iran 586 673 691 710 722 745 765 785 805 820 840

Nguồn: USDA

khối lượng trên đã bỏ chân và nội tạng

 

 

Theo bảng trên ta thấy Trung Quốc trong năm 2012 chiếm 13,7 triệu tấn hoặc hơn 40% của tổng khu vực châu Á. Bảng 3 cho thấy 8 quốc gia khác mỗi quốc gia có sản lượng hơn 1 triệu tấn một năm đã chiếm 40.5% tương đương 12,7 triệu tấn.


Theo bảng 3 và 4 theo thống kê của USDA và FAO đã có sự sai khác trong năm 2012 về sản lượng thịt của Iran tuy nhiên sự sai khác này do có 1630 triệu con gia cầm với khối lượng trung bình móc hàm 1,2kg đã bị tiêu hủy trong năm 2012.

 

3-t-h

Biểu đồ: Các nước sản xuất thịt gà hàng đầu ở châu Á (nghìn tấn)

 

 

Theo USDA các nước sản xuất hàng đầu thế giới có sự phát triển mạnh mẽ ngay từ những năm 2000 là bởi vì thành quả dài hạn này được bắt đầu từ những năm 1990 . Sản lượng thịt của Trung Quốc bùng nổ hơn 8% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2012. Tuy nhiên một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm vào tháng 3 năm 2013 đã có 1 tác động đáng kể vào nguồn cung cấp, trong đó sản lượng đã tụt dốc từ năm 2012 là 13,7 triệu tấn xuống 13,4 triệu tấn trong năm 2013, ước tính khoảng 12,7 triệu tấn vào năm 2014.

 

4-t-h

Biểu đồ: Sản xuất thịt gà thịt ở Trung Quốc đã tăng gấp năm lần kể từ năm 1990 (triệu tấn)

 

 

Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ 2 châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới, là một cường quốc trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. Ấn Độ còn là nước có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới 13% từ năm 1990.


Ngành công nghiệp thịt gia cầm của nước này đi qua một năm 2012 đầy khó khăn với mức tăng trưởng tụt dốc chỉ còn 9% trong khi đó chi phí thức ăn tăng cao kỷ lục, kết hợp với lượng dư thừa từ năm 2010 và 2011. Đã có những nỗ lực để cải thiện tình hình, cân bằng cung và cầu nên năm 2013 tình hình thị trường đã được cải thiện đáng kể


Theo Cơ quan xếp hạng tín dụng của Ấn Độ (INCRA Ltd) nhu cầu về thịt gà sẽ tiếp tục tăng trưởng từ mức 8 – 10%.

 

5-t-h
Ngành công nghiệp thịt gia cầm của Ấn Độ đã tăng gấp 20 lần kể từ năm 1990 (nghìn tấn)

 


Ở Thái Lan ngành công nghiệp thịt gia cầm của nước này đã bị khủng hoảng vào năm 2004 với sự kiện xuất khẩu thịt đông lạnh chưa qua chế biến làm bùng phát dịch cúm gia cầm có độc lực cao HPAI.

Do đó sản xuất giảm tới 33% trong năm đó (900.000 tấn). Sau đó ngành công nghiệp nước này phục hồi trở lại dự toán trong năm nay sẽ đạt 1,6 triệu tấn.

 

Ở Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất gia cầm đang được mở rộng mạnh mẽ, tăng trưởng gần 9% từ năm 1990 -2011. Những năm sau đó sản lượng tăng chậm hơn đặc biệt vào năm 2012, tuy nhiên vẫn được dự báo đạt mức kỷ lục1,8 triệu tấn vào năm 2014. Tuy nhiên trên thực tế nhu cầu tiêu thụ trong nước đã giảm đáng kể từ năm 2012 do chiến dịch truyền thông nhằm cáo buộc ngành công nghiệp này sử dụng thức ăn biến đổi gen, do đó xuất khẩu gia cầm của nước này sẽ ngày một tăng cao.

 

Ga-8xx dịch    

nguồn the poutrysite

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status