Ngành sản xuất thịt heo ở Canada cơ hội và thách thức (P2)

| Ngày20/12/2014

Những ưu tiên thương mại cho ngành thịt heo Canada


Tăng trưởng xuất khẩu sẽ đòi hỏi một chiến lược với nhiều hướng đi để có thể giữ được thị trường hiện có từ đối thủ cạnh tranh, xác định cơ hội xuất khẩu mới, và chống lại các rào cản tiếp cận thị trường.


Ngành công nghiệp thịt heo của Canada đã xác định 5 vấn đề ưu tiên thương mại quan trọng sẽ giúp ngành công nghiệp để đạt được mục tiêu này.

 

thit-heo-canada

Ảnh minh họa (Nguồn: Intercordiacanada)

 


Liên minh châu Âu


Liên minh Canada - EU (CETA) là một ví dụ về các ngành công nghiệp thịt heo của Canada có thể được hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường mới. Châu Âu là một khu vực tiêu thụ thịt heo quan trọng mà Canada là một trong số ít nước đã tiếp cận hiệu quả thị trường này. Châu Âu vẫn còn khép kín trong quan hệ với các nước mặc dù đây là khu vực đứng thứ 2 trên thế giới về tiêu dùng và xuất khẩu lớn nhất thế giới tuy nhiên nhập khẩu chỉ chiếm 0,2% tổng tiêu dùng trong nước. Với dân số 500 triệu người, EU là một khu vực đáng quan tâm cho ngành xuất khẩu thịt heo của Canada.


Đến nay, mức thuế cao và các quy tắc về vấn đề nhập khẩu làm hạn chế lượng thịt heo xuất khẩu của Canada sang Liên minh châu Âu. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thịt heo của Canada với tất cả 28 nước thành viên của EU chỉ đạt 4.000 tấn so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada là 1,1 triệu tấn. Nhưng điều này đang có sự thay đổi, trong tháng 10 năm 2013 một thỏa thuận thương mại giữa Canada và EU đã được ký kết (hiệp định CETA), thỏa thuận thương mại quan trọng này sẽ làm tăng xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Canada vào EU, dự kiến xuất khẩu sẽ đạt 1,5 tỷ USD một năm. Đáng chú ý hơn, hiệp định CETA cũng sẽ làm cho Canada trở thành nước xuất khẩu thịt heo lớn đầu tiên tiếp cận được thị trường EU.


Ưu tiên đầu tiên hiện nay là hoàn thiện hiệp định CETA. Một khi hiệp định được thực hiện, nó sẽ cung cấp cho Canada được miễn thuế cho các sản phẩm được chế biến từ thịt heo. Hội các nhà sản xuất thịt heo Canada ước tính rằng hiệp định CETA sẽ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thịt heo cho EU tăng lên đến 400 triệu USD mỗi năm.

 


Hàn Quốc


Một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc cũng được ưu tiên hàng đầu cho ngành công nghiệp thịt heo Canada. Mối quan tâm này được Canada thúc đẩy bới như cầu cạnh tranh của họ với các nước Mỹ, EU và Chile (các nước này hiện đang có những giao dịch thương mại với Hàn Quốc).
Thị trường Hàn Quốc mang lại các bằng chứng rõ ràng về những khó khăn nếu Canada mất vị thế cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu. Trong nhiều năm, Hàn Quốc là một thị trường ổn định và giá trị cao đối với ngành xuất khẩu thịt Canada. Mặc dù, Hàn Quốc áp đặt thuế cao cho các sản phẩm thịt heo: 25% thịt đông lạnh và 22,5% sản phẩm tươi ướp lạnh (Hàn Quốc áp dụng cho tất cả các nước để tạo ra một sân chơi bình đẳng). Bây giờ, các loại thuế này đang dần được loại bỏ đối với các nước như Hoa Kỳ, EU, Chile trong các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) của họ. Ví dụ, trong các FTA Hàn - Mỹ (KORUS) có hiệu lực từ năm 2012, hầu hết các mức thuế sẽ được loại bỏ vào năm 2016 đối với sản phẩm thịt heo đông lạnh, các sản phẩm được chế biến từ thịt heo và thịt heo tươi, heo ướp lạnh sẽ được miễn thuế vào năm 2022.


Kể từ khi các FTA có hiệu lực, xuất khẩu thịt heo của Canada sang Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng (Bảng 4). Nhiều yếu tố tác động thương mại làm cho trong năm 2012 tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm do trong nước cung vượt cầu. Tuy nhiên, nếu so sánh nhập khẩu thịt heo của Hàn Quốc từ năm 2011 và 2012 đã cho thấy rằng Canada là nước xuất khẩu một lượng không đáng kể vào Hàn Quốc. Những quốc gia đã có FTA với Hàn Quốc như EU, Mỹ, Chile là ít bị ảnh hưởng.


Thực tế xuất khẩu với Hàn Quốc đã thể hiện được Canada rất dễ bị ảnh hưởng đến vị thế, ngay cả trong thị trường an toàn nhất. Ngay sau khi bị mất thăng bằng trong cạnh tranh, các ngành công nghiệp thịt heo Canada đã phải đưa ra giải pháp là phải hoàn thành FTA riêng của mình với Hàn Quốc để hạn chế tối đa những thiệt hại trên.

  

Bảng 4: Nhập khẩu thịt heo tại Hàn Quốc
 

Giá trị (000 USD)

Khối lượng (tấn)
  2011 2012

 Chênh lệch (%)

2011

2012

Chênh lệch (%)

European Union 638,983

487,649

-24

195,228  149,524  -23
United States

472,812

364,944 -23

152,152

 122,567  -19
Canada 208,867 132,222 -37 80,237 58,551 -27
Chile 116,363 124,600 +7 40,496 37,054 -8
Mexico 33,522 27,661 -17 10,180 8,992 -12
Other 30,729 19,864 -35 13,669 9,062 -34
Tổng 1,501,276 1,156,940 -23 491,962 385,750 -22

 

 

 

Nhật Bản


Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất về tiêu dùng, đứng thứ 5 trên thế giới về nhập khẩu thịt heo. Nó cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất và ổn định của Canada sau Mỹ, với các lô hàng 193.000 tấn, trị giá lên đến 813 triệu trong năm 2013. Trong năm 2013, Canada là nhà cung cấp thịt heo lớn thứ hai của Nhật Bản sau Mỹ với 17% trong tổng nhập khẩu thịt heo của Nhật Bản và chiếm 10% của tiêu dùng trong nước. Thịt heo ướp lạnh của Canada chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.


Ngày nay, Nhật Bản đã áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nhà cung cấp thịt heo lớn cho họ. Điều này bao gồm mức thuế nhập khẩu là 4,3% trên các sản phẩm thịt heo. Nhật Bản cũng duy trì một hệ thống phức tạp giá nhập khẩu (giá nhập khẩu tối thiểu) cho các sản phẩm thịt heo và đối với những trường hợp khẩn cấp "snapback", họ sẽ có những biện pháp trả về nhà xuất khẩu nếu giá bán tại cửa khẩu cao hơn 19% so với trung bình 3 năm tài chính của Nhật Bản trước đó tính từ quý kết thúc của năm trước Điều này có thể làm tăng giá nhập khẩu tối thiểu bằng khoảng 25%. trong khi "snapback" chưa được kích hoạt từ năm 2005, sự tồn tại của nó tạo ra sự bất ổn trên thị trường.


Cho đến nay, các rào cản nhập khẩu của Nhật Bản đã dẫn đến một dân chơi bình đẳng cho các nhà nhập khẩu thịt heo lớn của họ, nhưng họ cũng có thể thay đổi. Nhật Bản hiện đang đàm phán thỏa thuận thương mại với tất cả các nhà cung cấp thịt heo lớn của họ bao gồm cả EU và Canada thông qua các cuộc đàm phán thương mại song phương với Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Chile thông qua các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Mục tiêu của bất kỳ thỏa thuận tự do thương mại nào nhằm loại bỏ tất cả các hạn chế thương mại nhưng ở mức tối thiểu, một thỏa thuận thương mại để đảm bảo Canada có một lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của họ đặc biệt là Mỹ và EU.


Hi vọng lớn nhất của Canada là một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, hoặc thông qua các cuộc đàm phán song phương, các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để giữ ngành công nghiệp thịt heo Canada được chơi trên một sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác. Nếu Canada có những nguy cơ tương tự như ở Hàn Quốc thì việc mất mát một thì trường xuất khẩu thịt heo lớn là rất có khả năng xảy ra.

 


Quốc gia chuyên sản xuất nhãn mác (COOL)


COOL là một ví dụ về một cách phi thuế quan, một rào cản, một áp đặt đơn phương, nó có thể tác động tàn phá đối với thương mại và các ngành sản xuất trong nước. Trong năm 2008, Mỹ đã đưa COOL bắt buộc đối với thịt bò tươi và thịt heo bán tại các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ. Dưới ảnh hưởng của COOL, thịt có thể được dán nhãn như một sản phẩm của Mỹ nếu đó là động vật được sinh ra, lớn lên và được giết thịt tại Mỹ. Đối với thịt từ động vật được sinh ra, lớn lên ở các nước khác nhưng được giết mổ tại Mỹ thì phải được tách biệt và dán nhãn khác nhau để hiển thị các quốc gia hoặc hoặc hiển thị các quốc gia trong mỗi giai đoạn sinh ra, nuôi dưỡng và giết mổ.


Do tính chất tích hợp cao của ngành chăn nuôi tại Bắc Mỹ, COOL đã có tác động gây ra một mối lo ngại đáng kể về thương mại. Bới vì COOL sẽ cộng thêm các chi phí cho trại chăn nuôi,chế biến và những người đóng gói phải được cách ly với động vật hoặc quy trình xử lý thịt. Vì vậy Mỹ đã ngừng mua heo gốc Canada nhưng một số ít vẫn được đưa vào Mỹ vào những ngày nhất định hoặc Mỹ nhập khẩu với giá chiết khấu cao. Các ngành công nghiệp sản xuất thịt heo Canada ước tính rằng COOL đã dẫn đến thiệt hại hơn 400 triệu USD một năm cho ngành sản xuất thịt nước này thông qua doanh số bán hàng bị mất thêm vào một số chi phí và giá thịt heo giảm.


Canada dưa ra WTO để khiếu nại chống lại những chính sách của Mỹ và trong năm 2012, WTO đã đưa ra kết luận rằng COOL đã không phân biệt đối sử với các vật nuôi có nguồn gốc nước khác và vi phạm các nghĩa vụ thương mại của Mỹ. Để thực hiện quyết định của WTO, Mỹ đã sửa đổi COOL nhưng thêm một số quy định mới đó là nhãn phải ghi rõ nơi sinh, nuôi và giết mổ. Canada và Mexico đã thách thức lại phản ứng của Mỹ đối với quyết định của WTO nhưng phải mất thêm từ 12 - 18 tháng để có thể được giải quyết ổn thỏa.


Mục tiêu cuối cùng của Canada là giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập khẩu tại Mỹ. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sửa đổi COOL, việc cung cấp thịt từ tất cả các loài động vật được chế biến ở Mỹ sẽ được dán nhãn theo cùng một cách mà không phân biệt nơi con vật được sinh ra hay lớn lên. Nếu Mỹ không tuân thủ theo quyết định của WTO thì lựa chọn duy nhất của Canada là sẽ áp dụng thuế đối với sản phẩm của Mỹ. Canada đã đưa ra danh sách các sản phẩm của Mỹ mà những sản phẩm đó có thể là mục tiêu để thu thuế cao.


COOL đã chứng tỏ nó tạo một rào cản thương mại tác dộng đáng kể và có tầm quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất. Vì vậy, Canada phải cảnh giác, theo dõi để ứng phó với tình hình chính trị tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.

 


Các yêu cầu về tiếp cận thị trường thức ăn chăn nuôi


Càng ngày, ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu thịt heo của Canada đang trì trệ do sự đơn phương áp đặt về yêu cầu sản xuất, chế biến, các thách thức của tiêu chuẩn quốc tế, các chính phủ nước ngoài. Những hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch động vật (SPS) đã cản trở sự lưu thông của các sản phẩm thương mại nông nghiệp, thực phẩm. Một số vấn đề đặc biệt của ngành công nghiệp thịt heo là phải quản lý việc sử dụng các sản phẩm thú y (ví dụ như thuốc kháng sinh) và các chất phụ gia (như chất tăng trọng ractopamine) trong thức ăn .
Một ví dụ điển hình của vấn đề này chính là các cách sử dụng khác nhau của các nước khác nhau trên thế giới đối với ractopamine, một chất phụ gia có tác dụng tăng trọng, thúc đẩy tạo nạc ở động vật.Vì vậy cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế (Codex) đã đưa ra mức dư lượng an toàn cho ractopamine trong thịt.


Cũng như nhiều quốc gia, bao gồm Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico đã kiểm tra ractopamine và xác định rằng thịt động vật được nuôi bằng ractopamine là an toàn cho con người. Mặc dù vậy, các nhà nhập khẩu thịt heo lớn như Nga và Trung Quốc đã cấm sử dụng ractopamine trong thức ăn chăn nuôi (Nga chỉ thông báo là hạn chế sử dụng). Trong năm 2012, Canada xuất khẩu 207 triệu USD các sản phẩm thịt heo sang Nga. Trong năm 2013, sau khi lệnh cấm được ban hành, xuất khẩu thịt heo của Canada đã giảm xuống chỉ còn 92 triệu USD. Ngoài việc bán hàng bị mất, Canada bây giờ phải không được sử dụng ractopamine trong chăn nuôi để tuân thủ lệnh cấm của Nga và để lấy lại thị trường đang bị mất.


Những tác động đó ảnh hưởng đáng kể đến ngành thương mại. Với những quy định khác nhau về tiêu chuẩn; phê duyệt và kiểm tra hệ thống khác nhau; quy định không có căn cứ khoa học; phải tuân thủ các chính sách được tạo ra bởi các cơ quan như OIE và Codex ngày càng nhiều gây tốn kém cho các nhà xuất khẩu thực phẩm. Chính vì những lý do này, TBT và SPS đã đưa ra những quy định để hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy trình xây dựng và nó đã trở nên rất quan trọng trong hầu hết tất cả các hiệp định thương mại do Canada đàm phán và Canadda đã đầu tư một nguồn lực đáng kể vào việc giám sát và quản lý các vấn đề của chính mình trên thị trường xuất khẩu.

 


Kết luận


Hai phần ba trong số các sản phẩm thịt heo của Canada đã được xuất khẩu, làm cho ngành công nghiệp thịt heo nước này ngày càng phát triển.
Các ngành công nghiệp thịt heo Canada có những cơ hội quan trọng ở nước ngoài. Nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với thịt heo và các chiến lược thương mại của quốc gia Canada đã hộ trợ ngành nông nghiệp thực phẩm. Kinh nghiệm và thương mại là rất quan trọng của ngành công nghiệp chăn nuôi heo trong nước.


Canada phấn đấu để tăng xuất khẩu thịt heo sang các thị trường mới trong khi đó các nhà xuất khẩu thịt heo lớn như Mỹ, EU, Bzazil, Mexico và Chile đều tập trung vào một mục tiêu.


Để duy trì và phát triển xuất khẩu, ngành công nghiệp sản xuất thịt heo Canada sẽ phải bảo vệ thị trường đang có sự cạnh tranh; xác định, mở rộng thị trường mới trước đối thủ cạnh tranh; có những yêu sách phù hợp để chống lại các rào cản tiếp cận thị trường.


Một chiến lược thương mại với nhiều hướng đi trong tất cả các thị trường thịt heo lớn của Canada sẽ là cần thiết để đảm bảo sự thành công.
Lời cảm ơn: Công trình nghiên cứu và sản xuất này được tài trợ bởi Hội đồng thịt heo Canada (CPC) và hội đồng đã có những ý kiến cho ngành sản xuất thịt heo ở Canada.

 

 

Tài liệu tham khảo


Sullivan K. 2014. International trade: Barriers and opportunities for Canada's pork sector. Proceedings of the London Swine Conference. London, Ontario, Canada. 26 to 27 March 2014. p98-104.

 

 

 

Vịt Bầu

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status