Cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi

| Ngày20/10/2017

Theo một nhóm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp thì công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng sẽ là những yếu tố giúp định hình nên nền chăn nuôi của thế giới trong tương lai.

 

Những công nghệ mới sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành chăn nuôi một cách đáng kể.
Những công nghệ mới sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành chăn nuôi một cách đáng kể.

 

Nội dung cụ thể được trình bày bởi công ty Alltech, mà cụ thể là bởi:

- Aidan Connolly, giám đốc sáng tạo và phó chủ tịch mảng kinh doanh của công ty tại Alltech;

- Mary Shelman, cựu giám đốc chương trình kinh doanh nông nghiệp của Trường Kinh doanh Harvard;

- Michael Boehlje, giáo sư danh dự thuộc Vụ Kinh tế Nông nghiệp và Trung tâm Kinh doanh Nông sản và Thực phẩm thuộc Đại học Purdue;

- Karl Dawson, giám đốc khoa học của Alltech.

 

Toàn bộ nội dung trình bày cũng đã được kiểm duyệt lại một lần nữa bởi nhà báo Tom Martin.

 

Các công nghệ mới trong sản xuất chăn nuôi.

 

Theo các chuyên gia, “Big data”, nutrigenomics, hóa sinh và blockchain là những công nghệ mới đã, đang và sẽ được sử dụng ngày một nhiều trong chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giúp hạ chi phí thấp hơn và cung cấp cho người tiêu dùng các loại sản phẩm đúng với nhu cầu của họ trên thị trường.

 

“Mô hình trang trại gia đình điển hình đã có rất nhiều sự thay đổi và nó đang trải qua một cuộc cách mạng hoặc có thể gọi là một sự tiến hóa…với nhiều công nghệ hơn đang được sử dụng trong trang trại mọi lúc, mọi nơi”, Dawson cho biết. “Chúng tôi đã có rất nhiều những bước tiến bộ trong công nghệ giúp chúng tôi có thể cải tiến đáng kể nhiều khâu trong sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt là ở các nước kém phát triển, chúng tôi sử dụng rất nhiều những công nghệ mới vào trong thực tiễn. Chúng tôi hiện cũng có khá nhiều những công nghệ mới sắp ra mắt và một số thành quả đó đến từ khả năng thu thập dữ liệu lớn (big data) và xử lý dữ liệu đó thành một mô hình chính xác, điều mà chúng tôi chưa bao giờ có khả năng thực hiện trước đó”.

 

Connolly cho biết thêm, công nghệ xử lý “big data” hiện nay cho phép người nông dân, người chăn nuôi thu thập được nhiều dữ liệu hơn và sử dụng chúng theo nhiều cách mới khác nhau.

 

“Big data – cho dù nó được sử dụng trong điều kiện bệnh tật, đặc trưng cho từng đối tượng vật nuôi khác nhau, công nghệ cảm biến và công nghệ kỹ thuật số mới có thể nắm bắt được rất nhiều thông tin mà chúng ta không thể nắm bắt được trước đây – bây giờ, chúng tôi có thể hiểu và sử dụng được những thuật toán lớn hơn, hệ thống lớn hơn và có thể hiểu chính xác những vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu”, ông nói.

 

Dawson cũng nói rằng: “nếu bạn có một công cụ có thể giúp bạn “giải mã” hàng triệu, hàng tỷ dữ liệu thì cho dù đó là vấn đề về năng suất chăn nuôi, mức tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, cách chúng ta trồng cây hay số hạt bạn sẽ nhận được…tất cả đều có thể được tích hợp vào các mô hình có độ chính xác cao và đó sẽ là một sự thay đổi cực kỳ lớn trong ngành chăn nuôi”.

 

Nhưng từng đó là chưa nói lên được điều gì cả, ngoài các thuật toán giúp xử lý các dữ liệu khổng lồ ra thì còn có rất nhiều công nghệ khác cũng đang được áp dụng vào trong chăn nuôi và sản xuất lương thực.

 

“Có 8 công nghệ kỹ thuật số đang từng bước chuyển đổi ngành chăn nuôi”, Connolly cho biết. “bao gồm: robot, máy bay do thám, blockchain, internet kết nối vạn vật, công nghệ thực tế ảo, công nghệ tương tác thực tế. Đây chính là những công nghệ dưới góc độ phần cứng hoặc phần mềm có thể giúp chúng tôi hiểu rõ điều gì đang xảy ra với con vật của mình”.

 

 

Connolly cũng nói thêm rằng, cùng với công nghệ kỹ thuật số, công nghệ nutrigenomics (chuyên nghiên cứu về tác động của thực phẩm và các thành phần có trong thực phẩm lên biểu hiện của gen) và công nghệ chỉnh sửa gen sẽ làm thay đổi quan điểm của chúng ta trong chăn nuôi, sản xuất lương thực, thực phẩm.

 

“Công nghệ nutrigenomic giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của các chất dinh dưỡng lên biểu hiện gen ở động vật và các sinh vật liên quan, từ đó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối đa hóa năng suất chăn nuôi, trồng trọt”.

 

“Bên cạnh đó, công nghệ chỉnh sửa gen cũng góp một phần không nhỏ trong công cuộc phòng chống bệnh tật, nâng cao năng suất chăn nuôi, cải thiện chất lượng thực phẩm”.

 

 

Ngoài ra, công nghệ hóa sinh và các nghiên cứu về các chuỗi phản ứng hóa học trong cơ thể sinh vật hay liên quan đến sinh vật cũng đang góp phần thay đổi ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi gia súc.

 

“Có một số phát hiện mới trong lĩnh vực hóa sinh thực sự đang làm thay đổi quan điểm của chúng ta về chế biến, xử lý thức ăn cho đến cách sử dụng các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi. Tất cả những sự thay đổi trên đều xuất phát từ các đánh giá hóa sinh cơ bản về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể con vật và cách thức chúng thu nhận thức ăn. Theo đó, chúng tôi đang cố gắng điều chỉnh các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng sao cho có lợi nhất cho con vật”.

 

Thảo luận

 

Công nghệ blokchain và truy xuất nguồn gốc.

 

Các chuyên gia đã thảo luận về blokchain và nhu cầu về một lượng lớn danh sách ngày càng tăng các hồ sơ được liên kết và đảm bảo sử dụng mật mã.

 

“Truy xuất nguồn gốc là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi thế giới nói riêng”, Conolly cho biết. “lấy lại sự tin tưởng của người tiêu dùng là việc làm vô cùng quan trọng, và tôi nghĩ blockchain là công nghệ cho phép chúng ta có thể hoàn toàn làm được điều đó mà không phải lo lắng về việc thông tin bị rò rỉ ra ngoài”.

 

Boehlje đồng ý rằng blockchain sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống thực phẩm trong tương lai.

 

“Với công nghệ này, việc truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm sẽ không còn là vấn đề gây khó khăn nữa và hứa hẹn một sự thay đổi không hề nhỏ trong diện mạo ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung”.

 

 

Những thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng.

 

Theo các chuyên gia, sự thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố làm thay đổi nền chăn nuôi thế giới trong những thập kỷ tới.

 

Theo Shelman thì sự thay đổi này là một việc tốt cho ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.

 

Theo Millennial, “người tiêu dùng hiểu biết rõ ràng và cặn kẽ hơn nhiều về mối liên hệ giữa những gì họ ăn với sức khỏe của họ, và đó là một sự thay đổi tích cực”. Bà nói thêm: “những gì họ ăn vào thực sự là một phần bản sắc phản ánh họ là ai”.

 

“Thực phẩm thực sự phản ánh giá trị của họ, và đây có lẽ là thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp thực phẩm truyền thống không chỉ bởi vì người tiêu dùng muốn những thực phẩm với giá cả phải chăng mà họ còn muốn những thực phẩm của mình có một giá trị, mục đích nhất định khi ăn vào và họ cũng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm thực sự giá trị”, bà nói thêm.

 

Theo Connolly, chính những thay đổi trong hành vi tiêu dùng sẽ mang đến một cơ hội lớn cho những nông dân biết nắm bắt cơ hội.

 

“Thay vì thông qua các công ty chế biến và các công ty phân phối thực phẩm, người nông dân chăn nuôi bây giờ có thể tiếp thị trực tiếp các sản phẩm của trang trại mình đến thẳng người tiêu dùng và giá trị sản phẩm của họ đương nhiên sẽ được tăng cao”.

 

Đối với người nông dân, để theo kịp với những thay đổi nhanh chóng trong ngành cũng như thị hiếu thị trường, họ cần phải được định hướng một cách đúng đắn đồng thời được đào tạo thêm.

 

“Chúng tôi có đủ người để kiểm soát đến “từng mẫu đất một” – đó chính là cách để chúng tôi hiểu được thị trường. Hiểu được cách làm thế nào để cung cấp những sản phẩm đúng với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng”. Vì vậy mà giá cả của sản phẩm của bạn chỉ là một khía cạnh mà thôi, làm thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu của phân khúc thị trường mà mình nhắm đến mới là điều quan trọng. Nghĩa là bạn cần hiểu và có định hướng thị trường rõ ràng, đúng đắn.

 

 

Thích nghi và học hỏi để tồn tại.

 

Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng bộ mặt ngành chăn nuôi sẽ rất khác trong tương lai và chắc chắn sẽ khác xa so với hiện tại và quá khứ. Bởi vậy nên nếu muốn thành công thì những người nông dân và các nhà sản xuất cần phải thích nghi và không ngừng học hỏi.

 

“Trong tương lai, lời khuyên của tôi giành cho những người “nông dân hiện đại” đó là: làm cho mình một tấm hộ chiếu, đi du lịch thế giới, đọc càng nhiều càng tốt và tìm hiểu ngay nếu bạn thấy xuất hiện những đổi mới trong ngành”, Connolly nói.

 

»› Bạn có biết sản xuất tinh trùng heo đực đã được phân loại giới tính chính xác tới 99%

 

VietDVM team dịch.
(Theo:  wattagnet).

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status