Những đột phá mới trong việc tìm hiều bệnh cầu trùng cho heo con mới sinh

| Ngày19/09/2014


Bộ môn ký sinh trùng của trường đại học thú y Vienna - Áo đã có những phát hiện quan trọng trong quá trình phát triển của bệnh cầu trùng ở heo sơ sinh, bệnh có các các triệu chứng tiêu chảy và gây tử vong cho heo trong những ngày đầu sau khi sinh.


Bệnh cầu trùng ở heo là bệnh do ký sinh trùng gây ra, bệnh xảy ra rất nghiêm trọng ở heo con do nó tấn công vào niêm mạc ruột gây tiêu chảy, mất nước, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nặng nề do giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở giai đoạn trưởng thành.

 

Sau khi nghiên cứu về quá trình xâm nhập của cầu trùng và những ảnh hưởng của bệnh đối với heo trong thời gian tiêu chảy, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bệnh làm giảm tăng trưởng và có thể dẫn đến chết nếu nhiễm trùng kế phát không được quản lý. Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các trang trại chăn nuôi heo.

 

Heo con theo mẹ ở nước ta


"Hệ thống miễn dịch đang phát triển của heo con sơ sinh chưa đủ hoàn thiện để đối phó với các tác nhân là ký sinh trùng. Do vậy bệnh xâm nhập và gây các tổn thương ở niêm mạc ruột gây hậu quả nghiêm trọng. Cystoisospora suis không thể tấn công với heo trưởng thành do hệ thống miễn dịch đã hoàn chỉnh", tác giả của nghiên cứu Simone Gabner cho biết.


Tế bào miễn dịch phát triển nhanh hơn trong ruột heo con bị nhiễm bệnh so với những heo khỏe khác.
Các nhà khoa học từ Viện ký sinh trùng ở Vetmeduni Vienna đã theo dõi quá trình phát triển của hệ thống miễn dịch, các phản ứng của tế bào miễn dịch khi nhiễm Cystoisospora suis.


Nghiên cứu này sử dụng 25 con heo ba ngày tuổi đã bị nhiễm bệnh cầu trùng với 26 heo khỏe mạnh cùng độ tuổi. Các nhà khoa học đã phân tích các tế bào miễn dịch trong cả 2 lô thí nghiệm.


Sự phát triển của tế bào T còn gọi là tế bào cảm nhiễm, một loại tế bào cảm nhận các tổn thương mô và kích hoạt hệ thống miễn dịch, đã tìm tìm thấy các tế bào miễn dịch rất sớm ở heo con bị nhiễm bệnh sau 4 ngày bị nhiễm bệnh. Khi các “tế bào T nhớ” chết chúng lưu lại thông tin và xuất hiện các kháng thể đặc hiệu đối với bệnh cầu trùng.
Cả 2 loại tế bào T đều được tìm thấy từ rất sớm ở heo nhiễm bệnh. Ở heo không nhiễm bệnh các tế bào này được tìm thấy ở tuần thứ 3 sau khi sinh.


Bà Gabner cho biết. "Trước đó chúng tôi không thấy các tế bào T có vai trò quan trọng trong bệnh cầu trùng ở heo con. Bây giờ chúng ta đã biết các tế bào này xuất hiện trong quá trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên hiện vai trò của các tế bào này trong quá trình phát triển của bệnh cầu trùng vẫn chưa rõ ràng"

"Cystoisospora suis ảnh hưởng tới các tế bào biểu mô ruột và phá hủy các rào cản tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập. Điều này làm cho các vi khuẩn gây nhiễm trùng thứ phát có khả năng phát triển và tăng cao. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu các tế bào T có làm giảm các tổn thương ở niêm mạc ruột hay không, nếu có thì mức độ ảnh hưởng này như thế nào.


Hệ thống miễn dịch bẩm sinh.

Bà Gabner và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các thụ thể khác nhau của hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở heo con cũng như các chất truyền tín hiệu đó là một phần trong phản ứng viêm. Chỉ bốn ngày sau khi nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các thụ thể của một số tác nhân gây bệnh tăng như (TLF-2 và NOD2) và các phân tử tín hiệu liên quan đến các phản ứng viêm (TNF-anpha) trong ruột của heo bị nhiễm bệnh
.
Các ký sinh trùng đã kích hoạt hệ thống miễn dịch. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con đường truyền tín hiệu của quá trình đáp ứng miễn dịch. Các đáp ứng miễn dịch có thể bắt đầu từ rất sớm . Đây là một phát hiện quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai. Chúng tôi đã đi được thêm một bước để tiến tới hiểu rõ căn bệnh này" bà Gabner nói.

 

Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể ban đầu.
Nghiên cứu trước đây của nhóm nghiên cứu cho thấy kháng thể bảo vệ heo con chống lại bệnh cầu trùng, heo sơ sinh được truyền kháng thể trực tiếp qua sữa đầu.
Heo nái đã được tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và chúng sản xuất các kháng thể tương ứng sau đó truyền sang cho heo con. Các nghiên cứu sau đó đã có những bước tiến xa hơn. Sử dụng vaccine cho heo mẹ, để heo mẹ hình thành kháng thể truyền lại cho heo con với nồng độ cao.


Mục đích là để cung cấp cho heo con có nhiều kháng thể từ sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh để chống lại ký sinh trùng gây bệnh. Việc đưa vaccine cho mẹ trong giai đoạn mang thai là một thành công lớn trong kiểm soát bệnh cầu trùng cho heo. Heo con của những heo mẹ bị nhiếm ký sinh trùng trong giai đoạn mang thai ít nhiễm cầu trùng hơn so với những đàn heo mà mẹ chúng không bị nhiễm. Số lượng các kháng thể heo mẹ truyền cho heo con của nó là yếu tố quyết định các triệu chứng của heo con nhiễm cầu trùng.

 

Ga_8xx tổng hợp

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status