Bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) đang đe dọa ngành chăn nuôi toàn cầu

| Ngày26/09/2018

Với 22 ổ bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) được công bố tại Trung Quốc trong tháng 9/2018 này, không có gì là ngạc nhiên khi các đối tác thương mại chính đang bày tỏ mối lo ngại về thị trường thịt heo và thị trường thức ăn chăn nuôi cho heo. Bài viết dưới đây được lược từ buổi nói chuyện của các chuyên gia người Mỹ xoay quanh vấn đề tác động tiềm tàng của dịch tả heo châu Phi trên thị trường toàn cầu.

 

Với các ổ dịch mới nhất được báo cáo vào thứ 6 và thứ 2 vừa rồi (14 và 17 tháng 9), Trung Quốc đã chính thức nâng tổng số ca nhiễm bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) lên 22 ca. Dù đa phần thịt heo Trung Quốc sản xuất ra là để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng khi căn bệnh này bùng phát, nó có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo của toàn cầu – các chuyên gia Hoa Kỳ cho biết.

 

Vấn đề không phải là tổng sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc, theo Steve Meyer, một nhà kinh tế học của Kerns & Associates ở bang Iowa, Hoa Kỳ. Trung Quốc là nước xuất khẩu thịt heo nhỏ nhưng vấn đề là tác động của bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) đến ngành sản xuất chăn nuôi heo của Trung Quốc sẽ làm mất cân bằng cung cầu trong nước.

 

 

Trung bình, lượng tiêu thụ của mỗi người dân Trung Quốc rơi vào khoảng 32-40 kg thịt heo/người/năm.

 

“Nếu sản lượng thịt heo của họ giảm nhiều, họ sẽ buộc phải đi tìm nguồn cung cấp ở những nơi khác trên thế giới”.

 

“Nếu chúng ta cộng tất cả sản lượng thịt heo đang được giao dịch trên toàn cầu hiện nay, nó cũng chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng tiêu thụ của Trung Quốc”.

 

Những điều trên cho thấy tác động của nó đến chăn nuôi heo thế giới lớn như thế nào. Cũng theo các chuyên gia Hoa Kỳ, “nếu Trung Quốc chỉ cầm giảm 10% sản lượng thịt heo trên cả nước thì đã tương đương với hơn 1 nửa sản lượng thịt heo của Hoa Kỳ rồi”.

Trung bình mỗi người dân Trung Quốc tiêu thụ 33-40kg thịt heo/người/năm.
Trung bình mỗi người dân Trung Quốc tiêu thụ 33-40kg thịt heo/người/năm.

Meyer đặc biệt quan tâm đến việc mật độ các trang trại chăn nuôi heo tại Trung Quốc quá dày. “Rất dễ dàng để tạo ra một đợt bùng phát dịch khiến cho sản lượng thịt heo Trung Quốc giảm 10% (vì mật độ các trang trại quá dày)”.

 

Meyer cũng rất lo lắng về các sản phẩm đậu nành hữu cơ mà Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ để làm thức ăn chăn nuôi hữu cơ. Ngoài ra, Mỹ cũng nhập khẩu các loại vitamin, thức ăn cho vật nuôi và các axit amin từ Trung Quốc.

 

Mặc dù vậy, với những thông tin biết được như bây giờ nhưng thị trường Mỹ vẫn không có nhiều phản ứng, Meyer giải thích.

 

"Nhưng nếu chăn nuôi heo Trung Quốc vẫn phát triển tốt với mật độ như hiện nay thì giá heo của chúng tôi sẽ không thể tăng lên vào mùa hè tới," ông nói.

 

Hiện tại, thịt heo tại Hoa Kỳ đang giao dịch ở mức 80 USD/100lb (tương đương 80 USD/45,35 kg). Chi phí sản xuất khoảng 65 USD / 100lb.

 

Theo Meyer "Đây có thể là một tình huống bùng nổ đối với giá thịt heo thế giới."

 

Bên cạnh đó, rủi ro đối với các nước âm tính với bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) như Hoa Kỳ đặc biệt cao, vì khoảng 25% sản lượng thịt heo Hoa Kỳ là để xuất khẩu”.

 

Khi các dịch bệnh động vật ngoại lai này xâm nhập vào các nước, chi phí thiệt hại có thể lên tới hàng tỷ đô la, theo Scott Dee, Giám đốc nghiên cứu tại Pipestone Veterinary Services ở Minnesota. "Xuất khẩu thịt heo sẽ có nguy cơ bị đóng cửa ngay lập tức", ông nói.

 

Dee cũng lo lắng về việc nhập khẩu đậu tương hữu cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy virus gây bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) tồn tại tốt trong thức ăn. Megan Niederwerder, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Chẩn đoán / Sinh lý học tại Đại học Bang Kansas (Trường Đại học Thú y) đang tiến hành nghiên cứu.

 

"Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng virus gây bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) có thể ổn định trong một loạt các thành phần thức ăn chịu điều kiện môi trường mô phỏng một chuyến đi xuyên đại dương", bà nói. "Bởi vì mỗi năm có hàng triệu kg thức ăn được nhập khẩu vào Mỹ từ khắp nơi trên thế giới, nên có 1 nguy cơ tiềm ẩn rất cao khi các mầm bệnh có trong thành phần thức ăn và nguyên liệu xâm nhập vào theo”.

Nghiên cứu gần đây cho thấy virus ASF có thể sống sót rất tốt trong thức ăn và các nguyên liệu, thậm chí cả trong các container vận chuyển (ngay cả sau khi thức ăn đã được chuyển đi rồi).
Nghiên cứu gần đây cho thấy virus gây bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) có thể sống sót rất tốt trong thức ăn và các nguyên liệu, thậm chí cả trong các container vận chuyển (ngay cả sau khi thức ăn đã được chuyển đi rồi).


Trong quá trình nghiên cứu, Niederwerder phát hiện ra rằng virus gây bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) tồn tại trong hầu hết các thành phần đã được thử nghiệm, bao gồm bột đậu nành, bánh dầu đậu nành, vỏ xúc xích heo, choline và thức ăn thành phẩm. Tính ổn định của virus đã được chứng minh trong 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường khác nhau trong một mô hình lô hàng xuyên Đại Tây Dương từ Đông Âu.

 

Ấy vậy nhưng trong khi tất cả heo nhập khẩu đều được kiểm tra virus, thì các thành phần thức ăn, nguyên liệu hoặc thức ăn hoàn thiện lại không được phê duyệt mẫu để xét nghiệm bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF) tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán ở Hoa Kỳ.

 

Để giải quyết vấn đề này, Pipestone Veterinary Services đã phát triển một chương trình có tên Import Responsible. "Đó là một chương trình mà chúng tôi đang chia sẻ với mọi người để trở thành một công dân toàn cầu tốt," Dee nói.

 

Chương trình này sử dụng các biên bản có căn cứ khoa học để quyết định có hay không cho nhập khẩu các thành phần thức ăn quan trọng từ các nước có nguy cơ cao. Trong khi các vitamin và axit amin được xem là thành phần quan trọng thì bột đậu nành lại không.

 

"Chúng ta không cần đậu nành," Dee nói. "Vì vậy, có thể bỏ qua."

 

Dee đang làm việc chặt chẽ với các nhà nghiên cứu, bao gồm Niederwerder, từ Đại học bang Kansas và Đại học bang Nam Dakota để xem liệu có một số sản phẩm có thể được đưa vào thức ăn để diệt ASFv hay không.
Niederwerder cho biết: “Thức ăn chăn nuôi và an toàn sinh học của nhà máy thức ăn là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc để giảm nguy cơ lây lan virus trên các trang trại thông qua thức ăn”.

 

“Nghiên cứu của chúng tôi hiện đang tập trung vào việc điều tra liều lây nhiễm bệnh dịch  tả heo châu Phi (ASF)thông qua thức ăn và các chiến lược giảm nhẹ tác động của chúng, chẳng hạn như tối ưu thời gian lưu trữ và dùng các chất hóa học để giảm nhẹ nồng độ virus trong thức ăn.”

 

VietDVM team biên dịch.
(Theo thepigsite)     

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status